Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 18

____________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1_______

PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều:
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê ở làng Tiên Điền,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh trưởng trong một gia đình quí tộc có truyền
thống văn học và nhiều đời làm quan; cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm một người
say mê thích hát xướng. Mẹ là bà Trần Thị Tần xuất thân từ miền quê kinh Bắc với
cái nôi quan họ nổi tiếng. Ông là đại thi hào dân tộc tiêu biểu cho nền văn học Việt
Nam và là một danh nhân văn hóa thế giới cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX (l765 -
1820). Nhắc đến Nguyễn Du chúng ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều một
tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng của ông. Có thể nói chính nhờ vào tập thơ Nôm này
mà tên tuổi ông còn lưu lại mãi với thời gian.
Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tái hiện lại cuộc đời đầy nước mắt và bất
hạnh của Thúy Kiều; tái hiện lại khung cảnh xã hội Việt Nam thời Phong kiến.
Vốn là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung
Quốc, lại từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều nên ông có một vốn sống phong phú và
niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nhờ sự tiếp thu đúng
mức những yếu tố nghệ thuật dân tộc truyền thống và kết hợp với tài năng sáng tạo
của một nghệ sĩ thiên tài khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế
một tác phẩm bất hủ. Truyện Kiều trở thành di sản văn hóa thế giới và được dịch
sang nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Thành công của Truyện Kiều chính là
nhờ vào cách dùng từ, đặt câu, cách ngắt nhịp, cách tạo vần rất tài tình của ông.
Chính vì lí do đó nên chúng tôi chọn đề tài tiểu luận Thực nghiệm khảo sát sự
cảm thụ nhịp điệu thơ Lục Bát trong Truyện Kiều. Để nghiên cứu về vấn đề này,
chúng tôi chỉ xin khảo sát cách ngắt nhịp trong 50 câu Kiều ( từ câu 2551 đến câu
2600).
II. Nhịp điệu là gì?
1. Nhịp điệu thơ là gì ?
Nhịp điệu (rhythm) là một thuật ngữ được sử dụng ở nhiều lĩnh vực chứ không
riêng trong văn học nghệ thuật. Nhịp điệu và thi tứ gắn bó chặt chẽ với nhau. Thơ
muốn trở thành khúc nhạc dạo lòng không thể không có kết cấu nhịp điệu uyển.

1
___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1_______
Nhạc lòng chuyển hóa thành nhạc thơ. Và nhạc thơ biểu hiện cụ thể ở nhạc điệu..
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa nhịp điệu là "sự lặp lại một
cách tuần hoàn các âm mạnh và nhẹ theo những trật tự, cách thức nhất định "
Nhịp thơ là khái niệm chỉ một đơn vị ngôn ngữ nào đó được khu biệt về qui tắc tổ
chức âm thanh, từ loại, ngữ pháp so với các đơn vị ngôn ngữ khác. Có nhịp dòng
thơ và nhịp tiết tấu trong dòng thơ, nhịp thơ trùng với khung đoạn ngừng nghỉ của
lời nói nghệ thuật. Theo nghĩa rộng nhất, nhịp điệu là hình thức phân bố trong thời
gian những chuyển động nào đó. Như vậy, có thể nói về nhịp điệu của bất kì sự
chuyển động, trong đó có âm thanh của bất kì thứ ngôn ngữ nào chúng ta nghe
được mà không cần hiểu nghĩa: Nhịp điệu thể hiện tính chất đều đặn của chuyển
động, sự cân đối của những độ dài về thời gian hay sự luân phiên dưới dạng
chuyển động âm thanh. Nhịp điệu được tạo bởi âm thanh và những khoảng lặng,
những âm thanh và sự im lặng này hợp thành, lặp đi lặp lại phát sinh thành nhịp
điệu. Có thể nói, nhịp thơ là một nét đặc thù cơ bản của thơ, nhằm tăng thêm hàm
nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết. Ở trong thơ ý tứ,
hình ảnh, vần, với mọi biện pháp tu từ mới lạ tạo sự lấp lánh đáng kể, riêng nhịp
điệu thì càng rõ nét hơn. Các nhà thơ trên thế giới đều chú tâm ở sáng tạo nhịp điệu
để tạo nên khác biệt lớn của tác phẩm, mang đậm dấu ấn cá nhân. Theo
Maiakovski: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản của câu thơ. Sự ngắt đoạn và nhịp
điệu của bài thơ còn hệ trọng hơn sự chấm câu…”. Charles Hartman còn quyết liệt
hơn nữa: “nhịp điệu đóng góp toàn bộ ý nghĩa của bài thơ, và phép làm thơ là
chuyển nó thành ý nghĩa”. Theo Nguyễn Đình Thi (Trích trong “Mấy ý nghĩ về
thơ”) “Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng
xuống trầm như tiếng đàn êm tai (…) Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu
bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là tâm hồn”. Ở thơ,
vần có tác dụng nối các dòng thơ, những âm luyến láy tạo ra tính nhạc cho thơ.

Trong văn học nghệ thuật, nhịp điệu là sự lặp lại có quy luật những thành tố, đơn
vị đồng nhất và tương tự nhau sau những khoảng đều nhau trong không gian hoặc
trong thời gian. Nhịp điệu nghệ thuật là sự thống nhất và tác động qua lại giữa
chuẩn mực và sai lệch, trật tự và không trật tự nhằm cảm thụ và tạo dựng hình thức
2
___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1_______
xây dựng nội dung hình tượng. Nói cách khác, "nhịp điệu trong văn học là sự lặp
lại cách quãng đều đặn và có thay đối của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh,
môtíp, . . nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới tạo ra cảm giác vận động
của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật". Qua nhịp
điệu và sự vang ngân, con người cảm giác được mình, thấy được dòng tình cảm
của mình. Nói nhịp điệu chính là sự vận động của tâm hồn là vì lẽ đó.

2. Những yếu tố qui định nhịp điệu thơ:


Nhịp thơ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trước hết bị chế ước bởi thi pháp
thể loại. Ví dụ, thơ Đường luật ngắt nhịp theo “hình thế đối lập nhau”: chẵn trước
lẻ sau: 4/3 hay 2/2/3. Thơ thất ngôn Đường luật thường kết thúc ở nhịp lẻ. Theo
luật âm dương đắp đổi, nhịp thơ của thơ người Tàu biểu hiện tính “cương”, tiết tấu
mạnh mẽ, sang trọng. Thơ lục bát của người Việt ưa nhịp chẵn(2/2/2 hoặc
4/2/2…), nhịp đôi. Ở thơ song thất lục bát, tần số nhịp chẵn cũng rất lớn. Nhịp thơ
của thơ người Việt biểu hiện tính “nhu”, tiết tấu mềm mại, gọn gàng. Thơ ngũ
ngôn của người Việt, ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau ( 3/2), ngũ ngôn Trung Quốc có
cách ngắt nhịp khác: chẵn trước lẻ sau (2/3). Như vậy, luật thơ Việt khác với thi
luật Trung Hoa. Hẹp hơn, cấu trúc nhịp thơ mang tính dân tộc. Điều đó rõ hơn ở
chỗ: cùng một thể thơ (thất ngôn, ngũ ngôn...) nhưng cách thức tổ chức nhịp điệu
của thi nhân Việt và Trung Quốc không giống nhau. Sự khác biệt này là do hệ tư
tưởng và quan niệm triết mĩ của chủ thể sáng tạo qui định. Vì nhịp điệu của thơ
không tách rời hệ hình tư duy và điệu thức xúc cảm. Nhịp thơ luôn phù hợp với
ngữ nghĩa và ngữ điệu.
3. Nhịp Lục Bát như thế nào?

Kế thừa truyện thơ lục bát của thế kỷ XVIII, giữa thế kỷ XIX đã xuất hiện
hàng loạt truyện thơ lục bát, như: truyện Thạch Sanh, truyện Kiều, Lục Vân
Tiên, “Sơ kính tân trang`` (Phạm Thái), ``Cung oán ngâm khúc`` (Nguyễn Gia
Thiều), ``Chinh phụ ngâm`` (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm).... được viết theo
quy mô hàng trăm, hàng ngàn câu với những quy định nghiêm ngặt về niêm luật,
về vần và nhịp điệu. Qua thời gian, lục bát có những bước tiến mới: có sự thay đổi

3
trong cách ngắt nhịp, gieo vần. Điều này được thể hiện rõ nhất qua tác
phẩmTruyện Kiều của
___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1_______
đại thi hào Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. GS nguyễn Văn
Hạnh trong ``Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ`` (NXB Giáo dục,1999) khẳng
định: ``Trải qua bao nhiêu biến thiên, đảo lộn về xã hội, tư tưởng, tâm lý, suốt mấy
trăm năm, người Việt Nam vẫn coi lục bát như một thể thơ đặc trưng nhất của dân
tộc, và có khả năng tuyệt vời để diễn tả những rung động sâu xa, tinh tế nhất của
tâm hồn Việt Nam`` (tr77). Khi tìm hiểu thể thơ thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc
này, các nhà nghiên cứu văn học thường căn cứ vào hai cột mốc quan trọng: lục
bát trong ca dao - điểm đánh dấu bước khởi đầu- và lục bát trong ``Truyện Kiều``
- biểu hiện của sự phát triển đến đỉnh cao rực rỡ. Hai cột mốc quan trọng này sẽ
phần nào giúp ta hiểu rõ về tiến trình dân tộc hóa trong văn học trung đại
Việt Nam.
Khác nhịp thơ của Trung Quốc, nhịp thơ Việt là lẻ trước chẵn sau, cả trong
sáng tác bình dân lẫn bác học. Đây là nhịp điệu chính quy định cả chiều dài truyền
thống thơ tiếng Việt, ít ra là cho mãi đến thời kỳ Thơ Mới. Ở lục bát, thể thơ vốn
được xem là thuần Việt, nó đã thế: Sau chẵn.

Hỡi cô / tát nước / bên đàng

Sao cô / múc ánh / trăng vàng / đổ đi

Đến ``Truyện Kiều``, lục bát đã đạt được sự ổn định về việc phối thanh bằng
trắc cho các tiêng thứ hai, tư, sáu, tám. Trong 3254 câu của tác phẩm, chỉ có 5 lần
Nguyễn Du ``vi phạm`` qui định trên (Tất nhiên là một sự ``vi phạm`` đạt hiệu quả
thẩm mỹ cao). Từ việc khảo sát cách gieo vần, phối điệu trên, ``Truyện Kiều đã trở
thành mô hình lục bát chuẩn mực`` (Phan Diễm Hương - Lục bát và song thất lục
bát - NXB Khoa học xã hội, H 1998, tr 35)
Về ngắt nhịp, lục bát ca dao và thơ lục bát ra đời trước ``Truyện Kiều`` chỉ yếu
ngắt nhịp chẵn:
Mới yêu/ thì cũ/ cũng yêu
Mới có mỹ miều/ cũ có công lênh/

4
Ở ``Truyện Kiều``, Nguyễn Du đã sử dụng cách ngắt nhịp rất linh hoạt.
Ngoài nhịp chẵn mang tính truyền thống, ông còn sử dụng rất nhiều cách ngắt nhịp
khác nhau, mỗi kiểu ngắt nhịp đó không phải là ``phạm luật`` mà thực sự là những
___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1_______
sáng tạo độc đáo, góp phần đắc lực trong việc diễn tả tính cách, diễn biến tâm trạng
của nhân vật. Ơ câu lục, có khi đó là cách ngắt nhịp 2/1/3/:
Hỏi tên/ rằng/ Mã Giám Sinh/
Nhịp 1 trong câu thơ trên đã phá vỡ sự mềm mại uyển chuyển vốn có của thể
thơ lục bát, khiến câu thơ đột ngột bị ngắt vụn ra diễn tả một giọng điệu gay gắt,
cộc lốc, thật phù hợp với tính cách Mã Giám Sinh - một gã vô văn hóa, đểu cáng,
làm cái nghề táng tận lương tâm: buôn thịt bán người. Nhưng có thể nói rằng, trong
câu lục của ``Truyện Kiều``, cách ngắt nhịp ``phá luật`` phổ biến nhất là 3/3. Có
không ít hơn 17 lần Nguyễn Du đã dùng cách ngắt nhịp này, và mỗi lần sử dụng lại
tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ khác nhau:
Để diễn tả tâm trạng của Kim Trọng khi nghe Kiều đàn trong lần đầu gặp gỡ,
Nguyễn Du đã viết như thế này:
Khi tựa gối,/ khi cúi đầu (Câu 487)
Với cách ngắt nhịp 3/3, câu thơ tách bạch thành hai vế, góp phần làm nổi bật các
trạng thái cảm xúc đối lập nhau của chàng Kim, để thấy rằng với tiếng đàn``Trong
như tiếng hạc bay qua/Đục như nước suối mới sa nửa vời`` của Kiều, sự thẩm âm
ấy của chàng đã đạt đến độ tri âm tri kỷ ngay từ lần đầu gặp gỡ.
Cũng với nhịp 3/ 3 , nhưng khi Nguyễn Du miêu tả cảnh Thúc Sinh tạm biệt Kiều:
Người lên ngựa/ kẻ chia bào.
Ta lại cảm nhận cách ngắt nhịp ấy tạo nên một khoảng lặng nghẹn ngào, diễn tả
một màn kịch câm đẫm nước mắt: Thúc Sinh thu hết bản lĩnh nam nhi kiên quyết
lên ngựa, nàng Kiều đau đớn đành buông vạt áo chàng ra.
Hoặc trong câu thơ sau, nhịp ba ấy lại làm vút lên một tiếng kêu than xé lòng:
Đau đớn thay/ phận đàn bà/
Trong câu bát, Nguyễn Du vẫn tiếp tục sử dụng linh hoạt các cách ngắt nhịp trên.
Nếu nhịp lẻ trong câu thơ này là sự góp phần diễn tả cái cộc lốc, vô văn hóa của
anh chàng họ Mã:

5
Hỏi quê/ rằng/ huyện Lâm Truy/ cũng gần
Đôi lúc, bất chấp cấu trúc cú đoạn trong dòng thơ (có thể nhịp lẻ), mà theo áp lực
chung của luật thơ, chúng ta “vẫn cứ ngắt các dòng thành những nhịp hai đều đặn,

___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1______

không hề cảm thấy có gì bất ổn cả” (Phan Diễm Hương, Lục bát và song thất lục
bát, NXB Khoa học xã hội, Hà nội, 1998, tr44)

Nửa chừng/ xuân thoắt/ gẫy cành/ thiên hương

Đáng lẽ phải ngắt nhịp là 3/1/4: Nửa chừng xuân/ thoắt /gẫy cành thiên hương

Diễn tả thật tinh tế cái chết đột ngột của người ca kỹ nổi danh tài sắc: Đạm Tiên.
Hoặc với câu thơ:
Đĩa dầu hao/ nước mắt đầy/ năm canh/
Nhịp 3/3/2 đã khiến âm điệu câu thơ như kéo dài ra, diễn tả thật tinh tế nỗi nghẹn
ngào đau xót của Kiều trước khi quyết định cậy Thúy Vân ``Xót tình máu mủ thay
lời nước non``...
Có thể tìm thấy trong ``Truyện Kiều`` rất nhiều câu thơ có cách ngắt nhịp lạ như
vậy. Ngay cả với một số câu thơ theo nhịp chẵn truyền thống, giá trị biểu đạt của
nó cũng khác xa với cách ngắt nhịp tương tự trong lục bát ca dao. Tiêu biểu nhất
cho hiện tượng độc đáo này là câu:
Râu hùm/ hàm én/ mày ngài
Vai năm tấc rộng/ thân mười thước cao/
Chỉ khi nào dòng thơ xuất hiện tiểu đối, sự ngắt nhịp ba (nhịp lẻ) mới được phân
định rạch ròi. Nhưng lúc đó, nhịp chẵn luôn đóng lại câu thơ ở dòng bát:

Mai cốt cách/ tuyết tinh thần

Mỗi người/ một vẻ/ mười phân/ vẹn mười

Ngay cả khi Nguyễn Du dùng lại những chữ đã trở nên quá quen thuộc trong ca
dao, ta cũng phải ngỡ ngàng vì sức biểu hiện mới mẻ của nó:
Khi tỉnh rươụ/ lúc tàn canh
Giật mình,/ mình lại/ thương mình /xót xa.

6
Trong 3254 câu Kiều, còn có rất nhiều từ ngữ khiến người đọc bao thế hệ phải ngỡ
ngàng như vậy.
Mãi tới Bùi Giáng, lục bát mới thực sự có nhịp mới: nhịp lẻ, nhất là ở dòng bát.
Chúng có mặt đậm đặc, đủ để tạo nên cái phong cách riêng của Bùi thi sỹ!

___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1______

Xin chào nhau/ giữa lúc này

Có ngàn năm/ đứng ngó /cây cối và.

Sau này, Du Tử Lê đã cố ý cắt nát lục bát bằng các dấu chấm, phẩy, gạch chéo…để
tạo nhịp mới cho thể thơ vốn khá mềm mại này - một cố ý thuần kỹ thuật.

Nằm nghe – chăn gối rơi – cùng

Tháng năm bằn bặt - Phật còn ở không

Tôi nhìn - tôi thấy chon von

Núi non âm bản - rừng son vẽ - Buồn

Và đến ngày nay, lục bát vẫn không ngừng được cách tân. Huy Cận, Nguyễn
Bính đã thổi không khí thơ mới vào lục bát, Hoàng Cầm, nguyễn Duy đã đem đến
cho lục bát những dáng vẻ mới lạ, thật truyền thống mà hiện đại vô cùng.
Nhịp điệu đột khởi hay bất thường : Câu thơ thay đổi tùy theo nội dung tình cảm
và tư tưởng khi được phân đôi: 3/3 ở câu 6, 4/4 ở câu 8, miễn sao giữ được cái hay,
cái đẹp, cái độc đáo, mượt mà thắm thiết riêng có của nó:
Nghe càng đắm / ngắm càng say,
hay
Mây thua nước tóc // tuyết nhường màu da
Từ việc khảo sát về sự vận động của vần, phối điệu, ngắt nhịp, ngôn ngữ
trong thơ lục bát từ ca dao đến truyện Kiều, ta nhận thầy rằng thể thơ này đã không
ngừng thay đổi, ngày càng hoàn thiện hơn. Đến ``Truyện Kiều``, về hình thức, thể
thơ này đã đạt đến độ mẫu mực, xứng đáng là ``khuôn vàng thước ngọc`` cho
muôn đời sau, về nội dung, đã đủ khả năng để lột tả cái `` hồn`` của thiên nhiên
Việt Nam và những chiều sâu thẳm của thế giới tâm hồn người Việt.

7
Tính đa dạng về nhịp điệu là một đặc điểm lớn của Truyện Kiều. Câu thơ
của Nguyễn Du uyển chuyển, đầy nhạc tính, nâng nghệ thuật thơ lục bát đến một
giá trị độc đáo, làm nến tảng cho thơ lục bát Việt Nam tiếp tục phát triển đến đỉnh
cao rực rỡ.

___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1______

PHẦN II : KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁCH NGẮT NHỊP


TRONG 50 CÂU KIỀU
I. Kết quả khảo sát :
1. Phạm vi khảo sát:
Như đã trình bày ở trên, nhóm 14 được phân công khảo sát trong tác phẩm Truyện
Kiều của Nguyễn Du từ câu 2551 đến câu 2600.
Nhóm chúng tôi gồm các học viên
1. Trần Thị Minh Châu
2. Nguyễn Thị Tuyết
3. Dương Yên Chính
2. Phương pháp khảo sát :
Từng người một tự cảm thụ cách ngắt nhịp trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Sau đó chúng tôi tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong cách ngắt nhịp
và cảm thụ đó. Kết quả như sau :
Cách ngắt nhịp
STT Đoạn thơ
Châu Tuyết Chính
1 2/2/2 2/2/2 2/2/2
Tin tôi nên quá nghe lời,
2 4/2/2 4/2/2 4/2/2
Đem thân bách chiến làm tôi triều đình.
3 Ngỡ là phu quý phụ vinh, 2/2/2 2/2/2 2/2/2

4 Ai ngờ một phút tan tành thịt xương! 2/2/2/2 2/2/2/2 2/2/2/2

5 Năm năm trời bể ngang tàng, 2/2/2 4/2 4/2

6 Đem mình đi bỏ chiến trường như không. 2/2/2/2 4/2/2 2/2/2/2

7 Khéo khuyên kể lấy làm công, 2/2/2 2/2/2 2/2/2

8 Kể bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu! 3/3/2 3/3/2 3/3/2
8
9 Xét mình công ít tội nhiều, 2/2/2 2/2/2 2/2/2
10 Sống thừa tôi đã nên liều mình tôi! 2/4/2 2/2/2/2 2/4/2

11 Xin cho tiện thổ một doi, 2/2/2 2/2/2 2/2/2

12 Gọi là đắp điếm cho người tử sinh. 2/3/3 2/3/3 2/3/3


13 Hồ công nghe nói thương tình, 2/2/2 2/2/2 2/2/2

14 Truyền cho cảo táng di hình bên sông. 2/2/2/2 2/2/2/2 2/2/2/2

15 Trong quân mở tiệc hạ công, 2/2/2 2/2/2 2/4

16 Xôn xao tơ trúc hội đồng quân quan . 2/2/2/2 2/2/4 2/2/2/2
17 Bắt nàng thị yến dưới màn, 2/2/2 2/2/2 2/2/2

18 Dở say lại ép cung đàn nhặt tâu . 2/2/2/2 2/2/2/2 2/2/2/2


19 Một cung gió thảm mưa sầu, 2/2/2 2/2/2 2/2/2

20 Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay ! 2/2/2/2 2/2/2/2 4/2/2

21 Ve ngâm vượn hót nào tày, 2/2/2 2/2/2 2/2/2


22 Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu . 2/4/2 2/4/2 2/4/2

23 Hỏi rằng: Này khúc ở đâu ? 2/4 2/2/2 2/2/2

24 Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay ! 2/2/2/2 2/2/2/2 2/2/2/2

25 Thưa rằng: Bạc mệnh khúc này, 2/2/2 2/2/2 2/2/2

26 Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ . 2/2/2/2 2/2/2/2 2/2/2/2
27 Cung cầm lựa những ngày xưa, 2/2/2 2/2/2 2/2/2

28 Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây ! 2/2/2/2 2/2/2/2 2/2/2/2

29 Nghe càng đắm ngắm càng say, 3/3 3/3 3/3


30 Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình ! 2/2/2/2 2/2/2/2 2/2/2/2

31 Dạy rằng: Hương lửa ba sinh, 2/2/2 2/2/2 2/2/2


32 Dây loan xin nối cầm lành cho ai . 2/2/2/2 2/2/2/2 2/2/2/2

33 Thưa rằng: Chút phận lạc loài, 2/2/2 2/2/2 2/2/2

34 Trong mình nghĩ đã có người thác oan . 3/3/2 3/3/2 3/3/2

35 3/3 3/3 3/3


Còn chi nữa cánh hoa tàn,
36 2/2/2/2 4/4 4/4/2
Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân .
37 2/2/2 2/2/2 2/2/2
Rộng thương còn mảnh hồng quần,
9
38 2/2/2/2 2/2/4 2/2/2/2
Hơi tàn được thấy gốc phần là may!
39 2/2/2 2/2/2/2 2/2/2
Hạ công chén đã quá say,.
40 2/2/2/2 2/2/2/2 2/2/2/2
Hồ công đến lúc rạng ngày nhớ ra
41 2/2/2 2/2/2 2/2/2
Nghĩ mình phương diện quốc gia,
42 2/2/2/2 2/2/2/2 2/2/2/2
Quan trên nhắm xuống người ta trông vào .
43 2/2/2 2/2/2 2/2/2
Phải tuồng trăng gió hay sao,
44 2/4/2 2/4/2 2/2/2/2
Sự này biết tính thế nào được đây ?
45 2/4 2/4 2/4
Công nha vừa buổi rạng ngày,
46 2/4/2 2/4/2 2/4/2
Quyết tình Hồ mới đoán ngay một bài .
47 Lệnh quan ai dám cãi lời, 2/2/2 2/2/2 2/2/2

48 2/3/3 2/3/3 2/3/3


Ép tình mới gán cho người thổ quan .
49 Ông tơ thực nhẽ đa đoan ! 2/2/2 2/2/2 2/2/2
50 Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên ? 2/2/4 2/2/4 2/2/4

3. Kết quả :
Trong 50 câu Kiều từ câu 2551 đến câu 2600.
* Câu lục là 25 câu có những cách ngắt nhịp cụ thể như sau
- Nhịp chẵn ( 2/2/2 hoặc 2/4) là : 23/25 câu chiếm 92%
- Nhịp lẻ ( 3/3) là : 2/ 25 câu chiếm 8 %
* Câu bát là 25 câu có những cách ngắt nhịp cụ thể như sau
- Nhịp chẵn ( 2/2/2/2, 4/4, 4/4/2 hoặc 4/2/2 ) là : 21/25 câu chiếm 84%
- Nhịp lẻ (2/3/3 hoặc 3/3/2) là : 4/25 câu chiếm 16%
* Với 50 câu và sự khảo sát của các thành viên trong nhóm
- Số câu ngắt nhịp tương đồng là : 40/50 câu chiếm 80%

10
- Số câu ngắt nhịp khác biệt là : 10/50 câu chiếm 20%
II. Thảo luận vì sao có sự khác nhau giữa các học viên:
Theo cảm nhận về nhịp thơ cũng như tác động của nhịp tới nội dung và ý nghĩa
từng câu của các thành viên có cách lí giải như sau với những trường hợp khác biệt
1. Trường hợp 1:
Cách ngắt nhịp
Câu thơ
Châu Tuyết Chính
2/2/2 4/2 4/2
Năm năm trời bể ngang tàng,
Tỉ lệ 1/2

- Cách ngắt nhịp2/2/2: thể hiện thời gian cụ thể xông pha ngoài mặt trận,
chinh chiến khắp trời đất của Từ Hải. Nhấn mạnh Từ Hải là người đàn ông chí khí
ngang dọc trời đất trong đời.
- Cách ngắt nhịp 4/2 : thể hiện sự nhấn mạnh một khoảng thời gian và không
gian chinh chiến của Từ Hải đồng nhất với nhau.

___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1______

2. Trường hợp 2:
Cách ngắt nhịp
Câu thơ
Châu Tuyết Chính
2/2/2/2 4/2/2 2/2/2/2
Đem mình đi bỏ chiến trường như không
Tỉ lệ 1/2

- Cách ngắt nhịp 2/2/2/2: Cách ngắt nhịp này muốn nhấn mạnh chính bản thân
Từ Hải không tiếc thân mình chinh chiến ngoài chiến trường. Thể hiện cái “tôi”
của từ Hải rất mạnh mẽ, dũng cảm xả thân vì đất nước.
- Cách ngắt nhịp 4/2/2: thể hiện Từ Hải không coi trọng bản thân mình, sẵn
sàng bỏ đi vì sự nghiệp của dân tộc.
3. Trường hợp 3:
Câu thơ Cách ngắt nhịp
11
Châu Tuyết Chính
2/4/2 2/2/2/2 2/4/2
Sống thừa tôi đã nên liều mình tôi!
Tỉ lệ 1/2

- Cách ngắt nhịp 2/2/2/2: cách ngắt nhịp truyền thống của thơ lục bát.
- Cách ngắt nhịp 2/4/2: Nhấn mạnh việc Thúy Kiều tuyệt vọng khi thấy Từ Hải
chết và cảm thấy mình là người thừa trong cuộc đời khi không còn Từ hải nữa.
4. Trường hợp 4:
Cách ngắt nhịp
Câu thơ
Châu Tuyết Chính
2/2/2 2/2/2 2/4
Trong quân mở tiệc hạ công,
Tỉ lệ 1/2

- Cách ngắt nhịp 2/2/2 thể hiện mục đích kể chuyện theo cách trình bày. Ngắt
nhịp đều theo giọng kể - phù hợp với kiểu câu theo chức năng – câu trần thuật –
giọng kể.

___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1______

- Cách ngắt nhịp 2/4 nhấn mạnh về địa điểm mở tiệc và muốn biểu đạt ai là người
mở tiệc.
5. Trường hợp 5:
Cách ngắt nhịp
Câu thơ
Châu Tuyết Chính
2/2/2/2 2/2/4 2/2/2/2
Xôn xao tơ trúc hội đồng quân quan .
Tỉ lệ 1/2

- Nhịp 2/2/4 “ Xôn xao” chỉ những âm thanh rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau,
tiếng “ tơ trúc” của kẻ vui mừng chiến thắng “hội đồng quân quan” chỉ tất cả

12
quân , tướng tham dự cuộc liên hoan, tổ chức bởi quan lớn Hồ Tôn Hiến mở tiệc
khao quân để ăn mừng thắng trận.
- Nhịp 2/2/2/2 nhấn mạnh đến sự vui mừng của toàn quân tham dự liên hoan mà do
Hồ Tôn Hiến mở tiệc khao quân ăn mừng thắng trận.
6. Trường hợp 6:
Cách ngắt nhịp
Câu thơ
Châu Tuyết Chính
2/2/2/2 2/2/2/2 4/2/2
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay !
Tỉ lệ 1/2

- Cách ngắt nhịp 2/2/2/2 : Cách ngắt nhịp đều, phù hợp với lới kể chuyện, tạo
giọng điệu chậm buồn và xót xa ai oán trong tiếng đàn của Thúy Kiều. Đau đớn
đến tưởng như rỏ máu ở ngón tay đánh đàn. Ai ngồi trong tiệc cũng phải khóc, kể
cả người anh hùng chiến thắng là Hồ Tôn Hiến. Tâm trạng của Kiều lúc đó là tâm
trạng đau khổ cùng cực.
- Cách ngắt nhịp 4/2/2 Là muốn nhấn mạnh đến tiếng đàn lâm ly ai oán như có
máu chảy trên ngón tay người đánh đàn, bàn tay của Thúy Kiều lướt trên tơ đàn
miễn cưỡng và đau đớn hòa cùng tiếng đàn ai oán, buồn xót xa Một cung đàn mà
làm cho gió phải tủi, mưa phải sầu.. Con ve mùa hè than khóc cũng không buồn
như vậy.

___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1______

7. Trường hợp 7:
Cách ngắt nhịp
Câu thơ
Châu Tuyết Chính
2/4 2/2/2 2/2/2
Hỏi rằng: Này khúc ở đâu ?
Tỉ lệ 1/2

13
- Cách ngắt nhịp 2/4 là cách nhấn mạnh câu hỏi ra sau: “ở đâu?” ý nhấn mạnh câu
hỏi mang giọng điệu ngạc nhiên, bực bội của Hồ Công khi nghe tiếng đàn của
Thúy Kiều muốn hỏi xem khúc nhạc này ở đâu mà buồn vậy.
- Cách ngắt nhịp 2/2/2: Nghệ thuật đảo từ: ý muốn hỏi “ khúc nhạc này được lấy từ
bản nhạc nào mà buồn rầu làm vậy.” đâu = “ ở chỗ nào”.
8. Trường hợp 8:
Cách ngắt nhịp
Câu thơ
Châu Tuyết Chính
2/2/2/2 4/4 4/4/2
Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân .
Tỉ lệ 1/1/1

- Cách ngắt nhịp 4/4 ý muốn nói “ Tơ lòng đã đứt” Kiều đã nhẹ nhàng cho Hồ
Tôn Hiến biết rằng chồng nàng vừa chết oan, nàng đang có tang chồng, và nàng
như cánh hoa tàn, ý Kiều muốn nói từ khi Từ Hải chết là lúc lòng Kiều đã tắt hết
mọi niềm ước ao hạnh phúc trên cõi đời; cũng giống như sợi dây đàn của nàng
Tiểu Lân ngày xưa đã đứt, Kiều không còn mơ tưởng đến việc lấy chồng nữa. “
dây đàn Tiểu Lân” có thể hiểu một cách nôm na cụm từ này là “dây đàn của Tiểu
Lân”
- Cách ngắt nhịp 2/2/2/2 Ý muốn nhấn mạnh Kiều buồn đau cho nỗi lòng mình,
chồng nàng vừa chết oan, thân phận lạc loài đang có tang chồng, và nàng như cánh
hoa tàn, tơ lòng đã đứt như sợi dây đàn của nàng Tiểu Lân ngày xưa đã đứt, thì còn
mơ tưởng đến việc lấy chồng gì nữa. Hồ Tôn Hiến phải chăng là một tên Ðường
Ðại vương? Vua Bắc Tề ngày xưa chết phải chăng là một Từ Hải ngày nay bị thảm
sát? Kiều dùng điển rất sát.

___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1______

9. Trường hợp 9:
Cách ngắt nhịp
Câu thơ
Châu Tuyết Chính
2/2/2/2 2/2/4 2/2/2/2
Hơi tàn được thấy gốc phần là may!
14
Tỉ lệ 1/2

- Cách ngắt nhịp 2/2/2/2 là thể hiện ý Kiều muốn nói đến khi Từ Hải chết, lòng
Kiều đã tắt hết mọi niềm ước ao hạnh phúc trên cõi đời, sức tàn lực kiệt vì đau khổ
quá nhiều nên muốn về lại cội nguồn, nhìn thấy cha mẹ trước khi từ giã cuộc đời.
“Gốc phần” do chữ phần du.
- Cách ngắt nhịp 2/2/4 chỉ Kiều xin được về quê hương thăm cha mẹ nàng.
10. Trường hợp 10:
Cách ngắt nhịp
Câu thơ
Châu Tuyết Chính
2/4/2 2/4/2 2/2/2/2
Sự này biết tính thế nào được đây ?
Tỉ lệ 1/2

- Cách ngắt nhịp 2/4/2 chỉ sự băn khoăn, trăn trở, tính toán tìm đường đi nước
bước, cố tìm ra cách giải quyết để “ chạy làng’ việc Hồ ong bướm, trăng gió yêu
đương cuồng nhiệt tối hôm qua với Kiều vì Hồ không phải là một người dân bình
thường không tên tuổi mà là một đại quan triều đình. “ Biết tính thế nào” chỉ việc
Hồ phải giật mình và phải suy tính kỹ lưỡng vì nếu chuyện trăng gió của Hồ vỡ lở
sẽ ảnh hưởng đến thể thống triều đình, quốc gia.

- Cách ngắt nhịp 2/2/2/2 ý muốn nói đến cái hoảng hốt giật mình của Hồ lúc tỉnh
dậy có lý do là những chuyện ong bướm trăng gió yêu đương tối hôm qua với Kiều
vì Hồ không phải là một người dân bình thường không tên tuổi mà là một đại quan
của triều đình. Hồ nói rõ lý do tại sao Hồ phải giật mình! Hồ không muốn thiên hạ
đánh giá Hồ là thứ trăng gió thường tình . Sự lo sợ đến thể diện của Hồ Tôn Hiến
vì đã làm điều xấu xa trăng gió với Kiều, hắn đang băn khoăn tìm cách tính toán để
thoát tội với triều đình nếu mọi người biết chuyện.

___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1______

PHẦN III - KẾT LUẬN

15
1. Đoạn thơ trên sử dụng chủ yếu là nhịp thơ chẵn – nhịp thơ quen thuộc đặc
trưng của thể thơ lục bát góp phần vào giọng điệu chung của thể thơ này là là đằm
thắm, mượt mà vừa phù hợp với chất tự sự vừa thể hiện rõ tâm tư của nhân vật –
một đặc trưng trong loại thể của tác phẩm. Bên cạnh đó, cách ngắt nhịp lẻ tạo sự
đổi mới, thay đổi của giọng điệu thơ góp phần không nhỏ trong việc thể hiện tâm
trạng nhân vật và làm đa dạng giọng điệu và ngôn ngữ kể chuyện của nhà thơ thiên
tài Nguyễn Du.
2. Nhịp thơ trong đoạn giúp chúng ta có được một góc nhìn đi từ cụ thể đến
tổng quát về nhịp thơ của toàn bộ tác phẩm là sự đa dạng, nhiều màu vẻ và có giá
trị cao trong nghệ thuật kể chuyện, khắc họa nhân vật, phản ánh thế giới nội tâm,
bút pháp tự sự….Nói cách khác, nhịp thơ lục bát trong tác phẩm đóng góp không
nhỏ vào thành công chung của Truyện Kiều.
3. Với Nguyễn Du thể thơ lục bát đã được làm mới. Có thể nói câu thơ Lục
bát đến truyện Kiều mới phát triển thành luật, một thứ luật cũng chặt chẽ nghiêm
nhặt không kém gì luật thơ Đường. Nhưng kỳ lạ thay chính những câu thơ Lục bát
truyện Kiều, những câu thơ luôn luôn phục tùng đúng luật, lại là những câu thơ
mềm mại, uyển chuyển và hay đến hiếm có. Như vậy là luật thơ không hề trói
buộc thơ. Nó chỉ tạo điều kiện cho thơ hay hơn. Bởi vì suy cho cùng thì luật thơ
chính là những khuôn hình mẫu mực nhất, tối ưu nhất mà thơ nên có và cần phải
có. Trong lịch sử phát triển thơ ca, luật thơ chỉ thấy xuất hiện ở những thời kỳ phát
triển đỉnh cao: ở Trung Quốc là trường hợp thơ Đường Luật và ở Việt Nam là Lục
bát truyện Kiều. Sự đa dạng trong cách ngắt nhịp hay chính xác hơn là cách lựa
chọn lối ngắt nhịp của các câu đã khiến Truyện Kiều luôn mới mẻ, lung linh như
một viên kim cương đa diện, có nhiều cách tiếp cận với tác phẩm mà từ khía cạnh
nào cũng có nét đẹp riêng. Điều này góp phần khẳng định việc nghiên cứu Truyện
Kiều còn là một đề tài rộng mở và dường như với rất nhiều công trình của nhiều
học giả vẫn chưa đi hết được những tầng bậc đặc sắc của tác phẩm “xưa nay hiếm”
này.

___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1______

16
4. Với thể thơ lục bát đây là một đóng góp lớn lao. Giá trị của thể thơ lục bát
chưa có nhà văn, nhà thơ nào đưa lên cao hơn được nữa. Nguyễn Du xứng đáng là
“thiên tài” về thể thơ lục bát, một “ông vua lục bát”. Để thể thơ đặc trưng rất Việt
Nam này có sức lan tỏa và trở thành đại diện xứng tầm với bất kì thể thơ nào của
nền văn học nào. Sự phát triển không ngừng của lục bát cũng chứng tỏ rằng: Với
dân tộc ta, bản sắc dân tộc không phải là những giá trị bất biến mà luôn vận động
theo hướng vừa kế thừa tinh hoa của quả khứ vừa đổi mới để phù hợp với yêu
cầucủa thời đại. Hướng phát triến của lục bát cũng chỉ ra rằng, khuynh hướng vận
động của tiến trình dân tộc hóa là càng ngày càng dân tộc hơn, càng phản ánh sâu
sắc hơn cách nhìn, cách cảm của con người Việt Nam.
5. Từ việc khảo sát và phân tích nhịp thơ trong 50 câu Kiều, bản thân những
người thực hiện ( có thể thuyết phục được người đọc ) thêm tin vào một quan điểm
mang tình lí luận : Trong thơ, yếu tố không thể bỏ chính là nhịp điệu, nó là một
phần sức sống của thơ ca. Thơ có thể không vần song bắt buộc phải có nhịp điệu.

___________Viện Đại học mở Hà Nội – Lớp Cao học ngôn ngữ Anh K1______

17
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Du, Truyện Kiều, - Đào Duy Anh khảo chứng, hiệu đính và chú giải
- NXB Văn học, 1984.
2. Phan Diễm Hương, Lục bát và song thất lục bát, NXB Khoa học xã hội, Hà
nội, 1998.
3. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điểu Tiếng Việt, NXB
Giáo dục, 2009.
4. Trần Thiện Khanh, Nguyên lí cấu trúc nhịp thơ, Tạp chí thơ 4 - 2008.
5. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu XIX (2 tập)
NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1999.
6. Sách giáo khoa lớp 12 (tập 1), NXBGD, 2006.
7. GS nguyễn Văn Hạnh , Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ (NXB Giáo
dục,1999)

18

You might also like