Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU

TP.HCM

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN NHẬP MÔN NGÀNH

ĐỀ TÀI : BÁO CÁO NHẬP MÔN NGÀNH

GVHD : NGUYỄN PHƯỚC MINH


Tên SV: ĐẶNG QUỐC LÂM
Mã SV: 6251010035
Lớp: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 1 – K62

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10, tháng 01, 2022


MỤC LỤC
Trang
Yêu cầu 1..............................................................................................................2
1. LĨNH VỰC VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÀNH GTVT...................2
2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.........3
2.1. Thực trạng:.............................................................................................3
2.2. Giải pháp:...............................................................................................3
Yêu cầu 2..............................................................................................................5
CHỦ ĐỀ: KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN KỸ THUẬT
NGÀNH XÂY DỰNG VÀ KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN
TRONG CÙNG MỘT LỚP HỌC.....................................................................5
1. KĨ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN TRONG CÙNG MỘT LỚP
HỌC...................................................................................................................5
1.1. Kĩ năng giao tiếp....................................................................................5
1.2. Kỹ năng tự nhận thức............................................................................5
1.3. Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề................................................5
1.4. Kĩ năng làm việc nhóm..........................................................................5
1.5. Kĩ năng thuyết trình tự tin, năng động và thuyết phục.....................6
1.6. Biết lắng nghe và học hỏi những phê bình từ người khác..................6
2. KĨ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN KĨ THUẬT XÂY DỰNG....6
2.1. Kỹ năng sáng tạo....................................................................................6
2.2. Kỹ năng tư duy phản biện.....................................................................6
2.3. Kỹ năng quản lý thời gian.....................................................................7
2.4. Kỹ năng quản lý dự án..........................................................................7
2.5. CV xin việc ấn tượng.............................................................................7
2.6. Ngữ pháp................................................................................................7
2.7. Kỹ năng giao tiếp...................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................9

1
Yêu cầu 1
1. LĨNH VỰC VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÀNH GTVT
Giao thông vận tải (GTVT) là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, cũng
trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của
mình. GTVT thuộc nhóm lĩnh vực tự nhiên: đối tượng của các ngành nghề thuộc
nhóm lĩnh vực này là các kĩ thuật hoặc thiên nhiên . Lĩnh vực này cần có những
người lao động có thể chất tốt, tập trung chú ý cao; tính cách cẩn trọng, tỉ mỉ,
nguyên tắc,…; kĩ năng tính toán, quan sát, tưởng tượng tốt. Hoạt động chính của
ngành GTVT là tham gia vào việc cung ứng vật tư, nguyên liệu, kỹ thuật và
năng lượng cho các cơ sở sản xuất trong nước và đưa các sản phẩm của các cơ
sở sản xuất đó ra thị trường để tiêu thụ. Thông qua GTVT giúp cho quá trình
sản xuất của xã hội được diễn ra suôn sẻ và liên tục với nhau. Ngoài ra, GTVT
phục vụ chuyên chở người, phục vụ nhu cầu đi lại của con người đi lại thuận
tiện hơn. Hơn thế nữa mạng lưới GTVT giữa các địa phương, các tỉnh và vùng
miền giúp cho việc liên hệ và liên kết kinh tế của các địa phương được thực hiện
thống nhất và dễ dàng hơn. Hầu hết, các ngành sản xuất, dịch vụ và khu dân cư
đều nằm dọc trên các tuyến đường giao thông để thuận tiện cho việc phát triển
kinh tế cũng như việc vận chuyển thuận tiện nhất. Thông qua hoạt động GTVT
giúp cho nền kinh tế của các vùng miền có sự thống nhất và đặc biệt là tăng
cường sức mạng về an ninh quốc phòng.
- Một số nghề nghiệp trong ngành GTVT:
+ Kỹ sư Kinh tế giao thông vận tải: Nghiên cứu, lập chiến lược phát triển
kinh tế, tham vấn cho lãnh đạo về sản xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư, tham
gia vào các công việc kinh doanh cụ thể.
+Nhà Quản trị kinh doanh giao thông vận tải: Hoạch định chính sách, chiến
lược, kế hoạch kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh v.v…
+ Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, giám sát sản
xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng v.v… các loại máy móc khác
nhau được dùng trong ngành GTVT như máy xây dựng, xếp dỡ, đầu máy toa
xe, các phương tiện giao thông.
+ Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám
sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình giao thông.
+ Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, khai thác, sửa
chữa các hệ thống máy móc điều khiển tự động trong lĩnh vực GTVT như hệ
thống tín hiệu giao thông (đèn giao thông, biển báo tự động v.v…)
+ Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải: Nghiên cứu quy hoạch, lập
dự án, tổ chức các hoạt động điều hành, quản lý GTVT trong đô thị trên cơ sở
phối hợp với quy hoạch vùng, quốc gia.
2
+ Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải: Điều khiển, chỉ huy, điều hành các
quá trình vận tải trên các phương tiện vận tải (cụ thể như: điều độ đường sắt,
điều độ bay, điều độ taxi, chỉ huy ra vào cảng biển v.v…).
+ Kỹ sư kỹ thuật môi trường: Điều tra, khảo sát, đánh giá các tác động đến
môi trường do hoạt động GTVT gây nên, từ đó có những tư vấn cụ thể với
người có thẩm quyền (các nhà lãnh đạo, ban quản lý dự án…). Ngoài ra còn
tham gia nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành, giám sát thi công các công
trình về lĩnh vực môi trường.
2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.1. Thực trạng:
Hiện nay tai nạn giao thông đang diễn ra hằng ngày gây thiệt hại rất lớn về
tài sản và tính mạng. Theo báo cáo tổng kết của Ủy ban An toàn giao thông
Quốc gia 6 tháng đầu năm 2019 toàn quốc xảy ra 8.385 vụ tai nạn giao thông,
làm chết 3.810 người, bị thương 6.358 người. So với 6 tháng đầu năm 2018, số
vụ tai nạn giao thông giảm 641 vụ (giảm 7,1%), số người chết giảm 311 người
(giảm 7,55%), số người bị thương giảm 679 người (giảm 9,65%).
Về ùn tắc giao thông, cả nước xảy ra 46 vụ; so với cùng kỳ năm 2018, tăng
8 vụ (tăng 17,4%). Nguyên nhân do tai nạn giao thông là 33 vụ (71,7%), lưu
lượng phương tiện đông: 7 vụ (15,2%), nguyên nhân khác (sự cố phương tiện,
cháy nổ, sạt lở…) 6 vụ (13,04%).
Người tham gia giao thông ý thức còn kém, ít hiểu biết về phá luật, sử
dụng chất ma túy, rượu bia khi tham gia giao thông, chạy xe quá tốc độ cho
phép, phóng nhanh vượt ẩu...là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Ngoài ra đường xá nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường xuống cấp trầm trọng.
Lượng xe lưu thông thì qua nhiều cũng là những yếu tố dẫn đến nhiều vụ tai nạn
nghiêm trọng xảy ra.
2.2. Giải pháp:
Một là, cần tăng cường hơn sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, cơ
quan chức năng trong công tác bảo đảm an toàn giao thông. Đẩy mạnh thực hiện
hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 4-9-2012, của Ban Bí thư Trung ương
Đảng khóa XI, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo
trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc
phục ùn tắc giao thông”; Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP, ngày 24-8-2011, của
Chính phủ về “Tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông”; "Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và các chỉ thị, chính sách, quy định
về bảo đảm an toàn giao thông. Trong giải pháp này, cần nhấn mạnh vai trò của
người đứng đầu đơn vị, địa phương.

3
Chính quyền địa phương, lực lượng chức năng các cấp cần nâng cao hiệu
quả, trách nhiệm trong công tác quản lý an toàn giao thông, lãnh đạo, quản lý
việc quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giao thông hiệu quả, cần
xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định
về an toàn giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác
quản lý phương tiện giao thông
Hai là, đẩy mạnh công tác quản lý, thực thi pháp luật bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông. Việt Nam đang đề cao việc xây dựng một xã hội thượng tôn
pháp luận trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đối với lĩnh
vực giao thông càng cần thực hiện quyết liệt bởi ở đây đang diễn ra “thảm họa”
về tai nạn giao thông. Có thể thấy rằng, khi nào và ở đâu, việc quản lý, thực thi
pháp luật về giao thông được tiến hành thường xuyên, đúng quy định thì tình
hình trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm, tai nạn giao thông được giảm
thiểu và ngược lại. Thực thi pháp luật mạnh mẽ không chỉ có tác dụng phát hiện
và ngăn chặn kịp thời mà còn có tác dụng to lớn trong việc răn đe, làm gương,
tạo ý thức, thói quen, hành vi đúng đắn của người dân khi tham gia giao thông.
Đặc biệt, trong công tác này cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý
nghiêm đối với chính các hành vi vi phạm của người thực thi công vụ, như bao
che, không xử lý nghiêm đối với các sai phạm, nhận hối lộ, cố tình làm sai lệch
các vi phạm…
Ba là, tập trung huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật giao thông hiện đại, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia
giao thông. Các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng cần tiếp tục triển khai và
thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các công trình hạ tầng
kỹ thuật giao thông. Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư trọng điểm vào các công
trình hạ tầng kỹ thuật giao thông ở những tuyến đường có lưu lượng phương
tiện tham gia đông, các tuyến huyết mạch, những nơi thường xuyên xảy ra ùn
tắc, tai nạn giao thông
Bốn là, chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận
thức rõ để có hành vi đúng đắn trong tham gia giao thông, ngăn ngừa hiểm họa
tai nạn giao thông. Công tác tuyên truyền phải bảo đảm đồng bộ, khoa học, tiến
hành toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phương châm là phải bảo đảm tính
“dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo”, tạo được niềm tin, sự đồng thuận trong nhân
dân. Bảo đảm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tạo ra phong trào toàn
dân thực hiện an toàn giao thông, văn hóa tham gia giao thông.
Năm là, đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng các chủ thể tham
gia giao thông. Đối với người tham gia giao thông, đó là quá trình từ đào tạo
điều kiện tham gia giao thông đúng thực chất, bảo đảm chất lượng; đồng thời

4
luôn cập nhật các thông tin mới trong tham gia giao thông. Đối với các lực
lượng chức năng và các ngành liên quan lĩnh vực giao thông là yêu cầu về đào
tạo, bồi dưỡng đạo đức công vụ lẫn trình độ, kỹ năng phục vụ công việc với yêu
cầu ngày một cao hơn về chất lượng, thể hiện qua chất lượng công trình, khả
năng làm chủ tình hình, tình huống giao thông theo đúng nguyên tắc thượng tôn
pháp luật, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Yêu cầu 2

CHỦ ĐỀ: KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN KỸ THUẬT


NGÀNH XÂY DỰNG VÀ KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN
TRONG CÙNG MỘT LỚP HỌC
1. KĨ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN TRONG CÙNG MỘT LỚP
HỌC.
1.1. Kĩ năng giao tiếp
Giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng, góp phần tạo dựng nên thành công
trong bất kỳ lĩnh vực gì.Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành
công trong công việc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải
giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự
tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới
một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.
1.2. Kỹ năng tự nhận thức
Tự nhận thức được bản thân cũng chính là sự tự trọng mà mỗi người cần
phải có, tự nhận thức là ta luôn biết mình là ai, cần làm gì và phải sống thế nào,
hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình ở chỗ nào để từng ngày phát huy
hoặc khắc phục chúng cho hoàn thiện. Biết mình là ai và có vị trí như thế nào
trong xã hội sẽ giúp ta nhận ra giá trị của bản thân, tự định hướng được mình
nên làm gì, cư xử ra sao, thể hiện sự kiên định và tự tin,giúp ta giải quyết vấn đề
hiệu quả hơn. Tự ý thức là một kỹ năng sống quan trọng giúp mỗi sinh viên
nhận thức rõ hơn về bản thân: Biết mình là ai, mình có những điểm chung và
những điểm riêng nào so với những người khác.
1.3. Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề
Vấn đề hay nói cách khác là những yêu cầu hay trở ngại của cuộc sống và
công việc mà vẫn thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra quyết định phù
hợp để giải quyết vấn đề đó một cách tốt nhất. Ra quyết định là việc làm quan
trọng nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Việc ra quyết định đòi hỏi
suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. Điều đó sẽ giúp sinh viên luôn có sự lựa
chọn đúng đắn trong các mối quan hệ giữa tình bạn - tình yêu, việc học tập cũng
như đi thực tập của bản thân.
1.4. Kĩ năng làm việc nhóm

5
Sự thành công của mỗi người chẳng bao giờ có được nếu như chỉ có một
mình ta, mà bên cạnh chúng ta phải có sự giúp đỡ của những người khác, những
người cộng sự, đối tác hay các thành viên trong một nhóm. Vì vậy mà các nhà
tuyển dụng luôn đặc biệt quan tâm đến kĩ năng làm việc nhóm của nhân viên, đó
là sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý, là sự phối hợp nhịp nhàng trong công
việc của các thành viên. Đây là một điểm yếu của người Việt Nam, rất nhiều
bạn sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi nhưng khi phỏng vấn tìm việc làm
vẫn rớt hoặc được đánh giá thấp về mặt này.
1.5. Kĩ năng thuyết trình tự tin, năng động và thuyết phục
Môi trường đại học là môi trường mở cho các bạn sinh viên tự do thể hiện
và khẳng định bản thân, qua đó cũng trau dồi và học hỏi thêm thường ngày. Với
hàng loạt những bài báo cáo, tiểu luận mà các giảng viên giao cho, sau khi hoàn
thành phần nội dung thì phần quan trọng nhất là trình bày những vấn đề đã tìm
hiểu đến người khác. Đó chính là kĩ năng thuyết trình, một trong những kĩ năng
vô cùng quan trọng và cần thiết trong công việc và học tập.
Làm thế nào để thuyết trình trôi chảy, tự tin, và thuyết phục thực sự là câu
hỏi khó đối vớ nhiều bạn sinh viên hiện nay. Vì áp lực đứng trước đám đông
khiến chúng ta không đủ tự tin, không thể nắm bắt và nhờ lòng lòng những nội
dung đã thảo luận, làm thế nào để phần trình bày của mình thuyết phục và ấn
tượng, khiến người nghe cảm thấy hứng thú. Điều đó đòi hỏi cả một quá trình
rèn luyện, học hỏi, thực hành và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
1.6. Biết lắng nghe và học hỏi những phê bình từ người khác
Trong cuộc sống hàng ngày, nhu cầu được lắng nghe của con người là rất
lớn, vì vậy biết lắng nghe người khác chính là một trong những điều quyết định
đến sự thành công của mỗi người chúng ta. Lắng nghe những ý kiến của những
người xung quanh, dù là lời khen hay chê cũng đều có những lợi ích nhất định
giúp ta nhìn nhận và tự đánh giá bản thân mình.
Điều đó cũng là một cách kiểm soát bản thân, giúp ra khắc phục những hạn
chế của bản thân, phát huy những điểm tốt, ngày một trau dồi và hoàn thiện
mình hơn. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ
được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Vì thế để tăng chỉ số này
sinh viên cần phải học cách lắng nghe và học hỏi từ những lời nói của những
người đối diện.
2. KĨ NĂNG MỀM CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN KĨ THUẬT XÂY DỰNG
2.1. Kỹ năng sáng tạo
Cũng giống như sự tự tin, sáng tạo là kết quả của một quá trình rèn luyện,
học hỏi, phát triển kỹ năng. Có khả năng sáng tạo, chúng ta sẽ bẻ gãy tư duy
đóng khung, luôn tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề, chủ
động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Bởi vậy, trong thời đại 4.0 hiện nay việc
rèn luyện kỹ năng sáng tạo là vô cùng cần thiết. Đó chính là cách phát triển bản
thân theo hướng toàn diện hơn.
6
2.2. Kỹ năng tư duy phản biện
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng gần đây tư duy phản biện mới thật sự
được quan tâm tại Việt Nam hiện nay nói chung. Hơn nữa nó thực sự cần thiết
với qua trình học tập và trau dồi bản thân của sinh viên nói riêng. Tư day phản
biện là gì? tại sao cần có tư duy phản biện? Và ta đã có tư duy phản biện hay
chưa? Là điều mà các bạn sinh viên cần quan tâm và tìm hiểu
2.3. Kỹ năng quản lý thời gian
Không chỉ riêng ngành kỹ thuật, ngành nào cũng đòi hỏi các ứng viên phải
có kỹ năng quản lý thời gian một cách hợp lý, biết sắp xếp, ưu tiên các công
việc quan trọng hàng đầu và hoàn thành các công việc nhanh chóng.
Với sinh viên kỹ thuật mới ra trường, kỹ năng quản lý thời gian không phải
là kỹ năng quan trọng nhất, nhưng lại là kỹ năng mà nhà tuyển dụng muốn nhìn
vào trên CV xin việc để đánh giá mức độ phù hợp với công việc mà họ tuyển
dụng nhân viên kỹ thuật vào doanh nghiệp của mình làm việc. Đây là một trong
số những kỹ năng mềm quan trọng, các ứng viên hãy chú ý hoàn thiện bản thân
để luôn có được một hệ thống kỹ năng mềm tốt nhất.
2.4. Kỹ năng quản lý dự án
Mức độ và phạm vi công việc của một nhân viên kỹ thuật khá rộng, có thể
liên quan đến sửa chữa các sự cố, bảo trì, theo dõi hệ thống, dự án... Công việc
đòi hỏi người làm kỹ thuật phải có kỹ năng quản lý dự án. Chỉ với một sai lầm
nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây tổn thất về mặt kinh
phí cho các công ty, thậm chí là cả danh tiếng và uy tín. Với kỹ năng này, ta có
thể vạch ra mục tiêu của dự án là gì và chia nhỏ dự án thành các mục nhỏ để dễ
dàng và tiện cho việc quản lý công việc.
2.5. CV xin việc ấn tượng
Nghe thì có vẻ vấn đề khá đơn giản, ai cũng có thể làm được xong quan
trọng là ai mới là người làm tốt nhất. Thử nghĩ nếu ta là nhà tuyển dụng, khi đọc
và nhìn vào một đống CV xin việc, cái nào cũng giống cái nào, không có sự
khác biệt, họ có thể ngầm hiểu các CV này được tải trên mạng về và chỉ chỉnh
sửa qua.
Cái mà nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên là có thực sự quan tâm
đến công việc mà họ tuyển dụng hay không. Chỉ nhìn vào CV xin việc, các nhà
tuyển dụng cũng có thể đánh giá mức độ quan tâm của chúng ta. Vì vậy nhiệm
vụ của ta là phải tự tạo cho mình một CV xin việc ấn tượng, khác biệt với số còn
lại. CV không cần quá dài, nhưng phải đầy đủ các phần, giới thiệu bản thân,
kinh nghiệm làm việc, môi trường mong muốn làm việc... sao cho người đọc
không bỏ sót các thông tin liên quan đến ta.
2.6. Ngữ pháp
Ngoài các công việc liên quan đến sửa chữa các sự cố, bảo trì hệ thống...
một công việc khác của nhân viên kỹ thuật là viết báo cáo phân tích các sự cố,
đề ra các giải pháp tối ưu, giảm thiểu các thiệt hại do sự cố gây ra, báo các các
7
công việc đã làm cho cấp trên. Vì vậy đòi hỏi người làm phải có kỹ năng lập
báo cáo cũng như ngữ pháp, câu cú phải thật rõ ràng và đặc biệt là không được
sai chính tả.
2.7. Kỹ năng giao tiếp
Cách nói chuyện với khách hàng, đồng nghiệp và quản lý cũng rất quan
trọng, từ ngôn ngữ cơ thể đến ngôn ngữ nói có thể chung quy đó là khả năng
giao tiếp. Bên cạnh các kiến thức, kỹ năng chuyên môn được đào tạo, một nhân
viên kỹ thuật cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt.
Cố gắng rèn luyện cho mình khả năng giao tiếp rõ ràng, tập trung vào một
chủ đề rõ ràng cũng như khả năng thuyết trình trước đám đông để không bị lúng
túng và không bị quên những gì mà mình đang định trình bày. Ngoài hệ thống
kỹ năng mềm mà một nhân viên kỹ thuật cần phải nắm được, phẩm chất cũng là
một yếu tố quyết định. Do vậy tìm hiểu về việc nhà tuyển dụng tìm kiếm những
phẩm chất nào của nhân viên kỹ thuật là hết sức cần thiết đặc biệt là với các bạn
sinh viên mới ra trường để trau dồi, rèn luyện bản thân đáp ứng yêu cầu công
việc.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Websites:
- https://toplist.vn/top-list/ki-nang-mem-can-thiet-cho-sinh-vien-1786.htm
- https://vn.joboko.com/blog/5-ky-nang-can-thiet-cho-sinh-vien-ky-thuat-moi-
ra-truong-nsi22
- https://sites.google.com/site/huongdannn/home/nhom-kinh-te---tai-chanh---
thuong-mai/8-giao-thong-van-tai
- https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/an-toan-giao-thong-hanh-phuc-
cua-moi-nha/-/2018/815673/mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-an-toan-giao-
thong-o-viet-nam-hien-nay.aspx

You might also like