Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHUYÊN ĐỀ 10: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

I/ KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
1. Cho 4,6 gam Natri vào 337,5 gam dung dịch CuCl 2 10%. Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch
thu được sau phản ứng .
(HSG huyện Long Thành năm học 2012-2013)
2. Cho 9,2 gam Na vào 400 gam dd CuSO4 4%, kết thúc phản ưng thu được dd A, kết tủa B và khí C.
a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b/ Tính thể tích khí C thoát ra ở ĐKTC.
c/ Tính khối lượng kết tủa B.
d/ Xác định nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch A.
3. Cho 27,4 gam Bari vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2% thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a/ Tính thể tích khí A (ở đktc).
b/ Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
c/ Tính C% của chất tan trong dung dịch C.
4. Cho 0,92 gam Na vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2%, thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a/ Tính thể tích khí A (ở đktc) và khối lượng kết tủa B.
b/ Tính nồng độ % chất tan trong dung dịch C.
(Đề thi HSG Tỉnh Điện Biên năm học 2011-2012)
II/ KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
5. Cho 10,72 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với 250 ml dung dịch AgNO 3 phản ứng hoàn toàn xong thu
được dung dịch A và 35,84 gam chất rắn B.
a/ Chứng minh B không phải hoàn toàn là Ag?
b/ Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lọc kết tủa nung trong không khí đến khối
lượng không đổi thu được 12,8 gam chất rắn. Tính nồng độ % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn
hợp ban đầu và tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3 ban đầu ?
(HSG huyện Nhơn Trạch năm học 2014-2015)
6. Ngâm một miếng đồng có khối lượng 20 gam trong 500 gam dung dịch AgNO 3 4%. Sau một thời gian
lấy miếng đồng ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.
a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.
b/ Xác định khối lượng của miếng đồng sau phản ứng
(HSG TX. Long Khánh năm học 2013-2014)
7. Cho hợp kim gồm Fe và Al vào hỗn hợp dung dịch gồm AgNO 3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch
A và chất rắn B. Viết các phương trình hóa học xảy ra, biện luận và cho biết dung dịch A có thể có
những muối nào và chất rắn B có những kim loại nào?
(HSG TX. Long Khánh năm học 2014-2015)
8. Cho 15 g hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch CuSO 4 dư phản ứng xong thu được chất rắn A có khối
lượng 16,5g.
a/ Tính phần trăm khối lượng của Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Cho chất rắn A phản ứng với dung dịch HNO 3 2M loãng thu được khí NO duy nhất.Tính thể tích
dung dịch HNO3 đã dùng. Biết HNO3 lấy dư 10% so với lý thuyết.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2009-2010)

-1-
9. Ngâm một lá kẽm trong 20 gam dung dịch muối đồng (II) sunfat 10% cho đến khi kẽm không tan được
nữa. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2011-2012)
10. Ngâm một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO 4. Sau một thời gian lấy hai
thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO 4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO 4.
Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Hãy xác định khối lượng đồng bám lên thanh kẽm và
bám lên thanh sắt?
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2011-2012)
11. Trộn dung dịch AgNO3 1,2M và dung dịch Cu(NO 3)2 1,6M với thể tích bằng nhau, được dung dịch A.
Thêm 1,62 gam bột Al vào 100 ml dung dịch A, được chất rắn B và dung dịch C.
a/ Tính khối lượng của B?
b/ Trình bày phương pháp hóa học để lấy từng chất từ B?
c/ Thêm 240 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch C, được kết tủa D. Lọc lấy D, nung nóng đồng thời
cho khí CO đi qua đến khi chất rắn có khối lượng không đổi, thu được chất rắn E. E gồm những chất
gì? Khối lượng của mỗi chất trong E là bao nhiêu?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2006-2007)
12. Cho m1 gam hỗn hợp Mg và Fe ở dạng bột tác dụng với 300 ml dung dịch AgNO 3 0,8M, khuấy kỹ để
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A 1 và kết tủa A2 có khối lượng là 29,8 gam gồm hai kim
loại. Lọc, rửa kết tủa để tách A1 khỏi A2.
a/ Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra?
b/ Thêm vào A1 lượng dư dung dịch NaOH, lọc rửa kết tủa mới tạo thành, nung nó trong không khí ở
nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 6,4 gam chất rắn.
- Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp Mg và Fe ban đầu?
- Hòa tan hoàn toàn kết tủa A 2 trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. Tính thể tích khí SO 2 (đktc) được
giải phóng ra?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2006-2007)
13. Cho 13,44 gam đồng kim loại vào một cốc đựng 500 ml dung dịch AgNO 3 0,3M, khuấy đều hỗn hợp
một thời gian. Sau đó đem lọc, thu được 22,56 gam chất rắn và dung dịch B.
1/ Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch B. Giả thiết thể tích của dung dịch không thay đổi.
2/ Nhúng một thanh kim loại R nặng 15 gam vào dung dịch B, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn
toàn, sau đó lấy thanh R ra khỏi dung dịch, cân được 17,205 gam. Giả sử tất cả các kim loại tách ra đều
bám vào thanh R. Xác định kim loại R?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2006-2007)
14. Cho 5,15g hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi phản ứng kết thúc,
thu được 15,76g hỗn hợp kim loại và dung dịch B. Chia dung dịch B thành hai phần bằng nhau:
- Thêm một lượng dư dung dịch KOH vào phần thứ nhất được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch, đem
nung đến khối lượng không đổi, được m(g) chất rắn. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy
ra và tính giá trị của m.
- Cho bột Zn dư vào phần hai của dung dịch B, khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch D. Cho từ
từ Vml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch D, thu được 2,97gam kết tủa. Tính giá trị của V. Giả thiết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2007-2008)
15. Cho m gam kẽm tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch Fe 2(SO4)3 0,12M, thu được dung dịch X. Sau
phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng lên 4,08 gam. Hãy:
-2-
a/ Tìm m.
b/ Xác định nồng độ các chất có trong dung dịch X. Biết rằng dung dịch X có thể tích không đổi so với
dung dịch đầu.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2011-2012)
16. Từ dung dịch A chứa a mol CuSO4 và b mol FeSO4, thực hiện các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: thêm c mol Mg vào dd A, sau phản ứng thu được dung dịch có 3 muối.
- Thí nghiệm 2: thêm 2c mol Mg vào dd A, sau phản ứng thu được dung dịch có 2 muối.
- Thí nghiệm 3: thêm 3c mol Mg vào dd A, sau phản ứng thu được dung dịch có 1 muối.
Hãy tìm mối quan hệ giữa a, b, c trong từng thí nghiệm trên?
(Đề thi HSG Tỉnh Bình Phước năm học 2011-2012)
17. Cho a (mol) Mg vào dung dịch chứa đồng thời b mol CuCl2 và c mol FeCl2.
a/ Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra theo thứ tự.
b/ Hãy thiết lập mối quan hệ giữa a, b, c để sau khi kết thúc thí nghiệm thu được một dung dịch có
chứa: ba muối, hai muối, một muối.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014)
18. Dung dịch A có chứa CuSO4 và FeSO4
- Thêm Mg vào dung dịch A  dung dịch B có 3 muối tan.
- Thêm Mg vào dung dịch A  dung dịch Ccó 2 muối tan.
- Thêm Mg vào dung dịch A  dung dịch D có 1 muối tan.
Giải thích mỗi trường hợp bằng phương trình phản ứng.
(Đề thi TS 10 chuyên Ninh Thuận 2013-2014)
19. Dung dịch M có chứa CuSO4 và FeSO4
- Thí nghiệm 1: Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch chứa 3 muối tan.
- Thí nghiệm 2: Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch chứa 2 muối tan.
- Thí nghiệm 3: Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch chứa 1 muối tan.
Viết các phương trình hóa học có thể xảy ra của các thí nghiệm trên.
Hãy giải thích các thí nghiệm.
(Đề thi TS 10 chuyên Hòa Bình 2014-2015)
20. Hòa tan 23,2 gam muối RCO3 bằng dung dịch axit H2SO4 loãng vừa đủ, sau phản ứng thu được 30,4
gam muối và V lít CO2 (ở đktc).
1/ Tính V và tìm R.
2/ Nhúng một thanh kim loại Zn nặng 20 gam vào dung dịch muối sunfat thu được ở trên, sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh kim loại Zn ra rửa sạch, sấy khô, cân nặng bao nhiêu gam? Giả sử
kim loại sinh ra bám hết vào thanh Zn.
(Đề thi HSG Tỉnh Điện Biên năm học 2011-2012)
21. Cho 3,07 gam hỗn hợp bột kim loại X gồm Al và Fe vào 150 ml dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO 3)3 1,0 M
và AgNO3 0,5 M, khuấy đều, sau phản ứng thu được m gam kim loại và dung dịch Y (chứa ba muối).
Cho từ từ dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 16,0 gam chất rắn
khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a/ Viết phương trình phản ứng có thể đã xảy ra.
b/ Tính m và phần trăm khối lượng của Al và Fe trong X.
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2011-2012)
22. Cho 5,15 gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi phản ứng xong,
được 15,76 gam hỗn hợp hai kim loại và dung dịch B. Chia dung dịch B thành hai phần bằng nhau.
-3-
Thêm một lượng dư dd KOH vào phần thứ nhất, được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng
không đổi, được m gam chất rắn.
a/ Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.
b/ Cho bột Zn tới dư vào phần thứ hai của dung dịch B, thu được dung dịch D. Cho từ từ V ml dung
dịch NaOH 2M vào dung dịch D, được 2,97 gam kết tủa. Tính giá trị của V. Giả thiết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn.
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2013-2014)
23. Cho b gam hỗn hợp Mg, Fe ở dạng bột tác dụng với 300ml dung dịch AgNO 3 0,8 M, khuấy kĩ để phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A 1 và chất rắn A2 có khối lượng là 29,28 gam gồm hai kim
loại. Lọc hết chất rắn A2 ra khỏi dung dịch A1.
1/ Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra.
2/ Hoà tan hoàn toàn chất rắn A2 trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. Hãy tính thể tích khí SO2
(đktc) được giải phóng ra. Thêm vào A1 lượng dư dung dịch NaOH, lọc rửa toàn bộ kết tủa mới tạo
thành, rồi nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 6,4 gam chất rắn.
Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp Mg, Fe ban đầu.
(Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2013-2014)
24. Dung dịch A chứa đồng thời 2 muối bạc nitrat và đồng (II) nitrat với nồng độ mol của muối đồng gấp
4 lần nồng độ mol của muối bạc.
1/ Ngâm 1 thanh kẽm vào 250 ml dung dịch A. Sau 1 thời gian, lấy thanh kẽm ra và làm khô, thấy khối
lượng thanh kẽm tăng 1,51 gam. Biết rằng dung dịch sau phản ứng chứa 3 muối. Tính nồng độ mol của
muối kẽm trong dung dịch sau phản ứng?
2/ Nếu giữ thanh kẽm trong 250 ml dung dịch A một thời gian đủ lâu thì thấy sau phản ứng dung dịch
A chỉ chứa 1 muối duy nhất với nồng độ 0,54M. Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch A ban đầu?
(Coi tất cả kim loại mới sinh ra đều bám vào thanh kẽm và thể tích dung dịch không thay đổi).
(Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2012-2013)
25. Ngâm một thanh sắt và một thanh kẽm vào cùng một cốc chứa 500ml dung dịch CuSO 4. Sau một thời
gian lấy đồng thời hai thanh kim loại ra khỏi cốc thì mỗi thanh đều có kim loại đồng bám vào, khối
lượng dung dịch giảm đi 0,22 gam so với ban đầu. Trong dung dịch sau phản ứng, nồng độ mol của
ZnSO4 lớn gấp 2,5 lần nồng độ mol của FeSO 4 (thể tích dung dịch coi như không đổi so với trước phản
ứng). Thêm dung dịch NaOH dư vào cốc, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí tới khối lượng
không đổi, thu được 14,5 gam chất rắn.
a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra.
b/ Tính số gam Cu bám lên mỗi thanh kim loại và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.
(Đề thi HSG Tỉnh Lạng Sơn năm học 2011-2012)
26. Cho hỗn hợp A gồm Zn, Fe vào dung dịch (dd) B gồm Cu(NO 3)2, AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xong
thu được hỗn hợp rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối. Trình bày phương pháp tách
từng kim loại ra khỏi hỗn hợp C và tách riêng từng muối ra khỏi dung dịch D. Viết các phương trình
hóa học (PTHH) của các phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Thái Nguyên 2012-2013)
27. Cho hỗn hợp A gồm Mg, Fe vào dung dịch B gồm Cu(NO 3)2, AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xong thu
được hỗn hợp rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối. Trình bày phương pháp tách từng
kim loại ra khỏi hỗn hợp C và tách riêng từng muối ra khỏi dung dịch D.
(Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2008-2009)

-4-
28. Cho Mg vào 200ml dung dịch A chứa CuSO 4 0,5M và FeSO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được 12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2
lấy dư đến khi kết thúc các phản ứng thu được kết tủa E. Nung E trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được b gam chất rắn. Tính b.
(Đề thi TS 10 chuyên Gia Lai năm học 2017-2018)
29. Cho 17,28 gam bột đồng vào 2100 gam dung dịch hỗn hợp AgNO 3 0,20M và Cu(NO3)2 0,10M có khối
lượng riêng bằng 1,05 g/ml, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ C M của dung
dịch thu được sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể trong quá trình
thực hiện thí nghiệm.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2015-2016)
30. Cho 4,15g hỗn hợp X gồm (Al, Fe) vào 0,5 lít dung dịch A chứa AgNO 3 0,1M và Cu(NO3)2. Sau khi
phản ứng kết thúc thu được chất rắn B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl và dung dịch C
không còn màu xanh. Tính khối lượng chất rắn B và % Al trong hỗn hợp X.
(Đề thi TS 10 chuyên Bình Định năm học 2009-2010)
31. Cho 32 gam bột đồng kim loại vào bình chứa 500 ml dung dịch AgNO 3 1M. Khuấy đều hỗn hợp để
phản ứng xảy ra. Sau một thời gian, cho phản ứng ngừng lại, người ta thu được hỗn hợp các chất rắn
X cân nặng 62,4gam và dung dịch Y. Tính nồng độ mol của các chất trong Y.
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Nông 2010-2011)
32. Có hai lá kẽm khối lượng như nhau. Một lá cho vào dung dịch đồng (II) nitrat, lá kia cho vào dung dịch
chì (II) nitrat. Sau cùng một thời gian phản ứng, khối lượng lá kẽm thứ nhất giảm 0,05 gam. Khối lượng
lá kẽm thứ hai tăng hay giảm bao nhiêu gam? Biết rằng trong hai phản ứng trên, khối lượng kẽm bị
hòa tan như nhau.
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Nông 2011-2012)
33. Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,808 lít H 2 (đktc).
Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp A vào 200 ml dung dịch chứa AgNO 3 0,5M và Cu(NO3)2 0,8M,
phản ứng xong, lọc bỏ phần chất rắn thu được dung dịch B chứa ba muối. Khi thêm dung dịch NaOH
dư vào dung dịch B rồi lọc bỏ kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được
10,4 gam chất rắn. Tìm giá trị của m và tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch B.
(Đề thi TS 10 chuyên Hà Nội 2014-2015)
34.Cho một lượng kim loại M phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO 4, sau phản ứng khối lượng chất
rắn thu được gấp 3,555 lần khối lượng M đem dùng. Mặt khác, nếu dùng 0,02 mol kim loại M tác
dụng H2SO4 loãng lấy dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc). Xác định kim loại M.
(Đề thi TS 10 chuyên Quốc học Huế 2008-2009)
35. Lấy một thanh sắt nặng 16,8 gam cho vào 2 lít dung dịch hỗn hợp AgNO 3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M.
Thanh sắt có tan hết không? Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch thu được sau phản
ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
(Đề thi TS 10 chuyên Hưng Yên 2010-2011)
36. Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO 4 (dư) sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dung
dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc), dung dịch Y và a gam
chất rắn.
a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a.

-5-
b/ Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy bắt đầu xuất hiện kết
tủa thì dùng hết V1 lít dung dịch NaOH 2M, tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khi lượng kết tủa
không có sự thay đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600 ml. Tìm các giá trị m và V1.
(Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2010-2011)
37. Hỗn hợp X gồm ba kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO 4 (dư) sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dung
dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc), dung dịch Y và a gam
chất rắn.
a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm giá trị của a.
b/ Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy bắt đầu xuất hiện kết
tủa thì dùng hết V1 lít dung dịch NaOH 2M, tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khi lượng kết tủa
không có sự thay đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600 ml. Tìm các giá trị m và V1.
(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2010-2011)
38. Cho 6,44 gam hỗn hợp Q (gồm Mg và Fe) vào 500 ml dung dịch AgNO 3 pM. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A nặng 24,36 gam và dung dịch B. Cho dung dịch NaOH (dư) tác
dụng với dung dịch B, lọc kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được
7,0 gam chất rắn. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong Q và tính p.
(Đề thi TS 10 chuyên Ninh Bình 2013-2014)
39. Hoà tan 2,4g Mg và 11,2g Fe vào 100 ml dung dịch CuSO 4 2M thì tách ra chất rắn A và nhận được
dung dịch B. Thêm NaOH vào dung dịch B rồi lọc kết tủa tách ra nung đến lượng không đổi trong
không khí thu được a gam chất rắn D.
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tính lượng chất rắn A và D.
(Đề thi TS 10 chuyên Ninh Thuận 2013-2014)
89. Cho 18,6 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe tác dụng vửa đủ với 7,84 lít khí Cl 2 (đktc), thu hỗn hợp muối
Y.
a/ Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X.
b/ Hòa tan hết Y vào nước, rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M. Tính thể tích dung dịch
NaOH cần dùng để thu được lượng kết tủa lớn nhất?
c/ Cho 18,6 gam hỗn hợp X ở trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 dư, thu được m gam
chất rắn không tan. Biết rằng trong dung dịch, muối sắt (II) tác dụng với muối bạc tạo thành muối sắt
(III) và kim loại bạc. Tính m.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2015-2016)
90. [NXL] Cho 17,7 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe tác dụng vửa đủ với 8,96 lít khí Cl 2 (đktc), thu hỗn hợp
muối Y.
a/ Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X.
b/ Hòa tan hết Y vào nước, rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M.
b.1. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng để thu được lượng kết tủa lớn nhất?
b.2. Tính thể tích dung dịch NaOH lớn nhất để bắt đầu thu được lượng kết tủa nhỏ nhất?
c/ Cho 17,7 gam hỗn hợp X ở trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 dư, thu được m gam
chất rắn không tan. Biết rằng trong dung dịch, muối sắt (II) tác dụng với muối bạc tạo thành muối sắt
(III) và kim loại bạc. Tính m.
91. Cho 4,8 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO 4, thu được
dung dịch B và 7,44 gam chất không tan C. Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, lọc kết
-6-
tủa rồi nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 4,8 gam chất rắn D. Biết
rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a/ Viết PTHH của các phản ứng có thể xảy ra? Cho biết C chứa kim loại nào?
b/ Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A? Biết D là hỗn hợp của 2 oxit.
c/ Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng?
d/ Hòa tan hoàn toàn 7,44 gam chất rắn C bằng m gam dung dịch HNO 3 6,3% thu được dung
dịch X và khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị nhỏ nhất của m cần dùng và nồng độ
phần trăm các chất trong dung dịch X?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2016-2017)
92. Cho Mg vào 200 ml dung dịch A chứa CuSO 4 0,5M và FeSO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu dung dịch Y và 12 gam chất rắn X. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư đến
khi kết thúc các phản ứng thu được kết tủa E. Nung E trong không khí tới khối lượng không đổi thu
m gam chất rắn.
a/ Tính khối lượng các chất có trong 12 gam chất rắn X?
b/ Tính giá trị của m?
c/ Hòa tan hoàn toàn 12 gam chất rắn X bằng dung dịch H 2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch G
và V lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch G thu được 34,08 gam muối khan.
Tính giá trị của V?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2017-2018)
93. Hai thanh kim loại giống nhau (đều cùng nguyên tố R, hoá trị II) và có cùng khối lượng. Cho thanh
thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO 3)2. Sau một thời gian khi số
mol hai muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm
0,2%, còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4%. Xác định R.
94. Nhúng thanh kim loại R hóa trị II vào dung dịch CuSO 4. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy
khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại này vào dung dịch Pb(NO 3)2, sau một thời
gian thấy khối lượng thanh tăng 7,1%. Biết rằng số mol R tham gia hai phản ứng là như nhau. R là?
95. Nhúng một thanh graphit được phủ một lớp kim loại hóa trị (II) vào dung dịch CuSO 4 dư. Sau phản
ứng khối lượng của thanh graphit giảm đi 0,24 gam. Cũng thanh graphit này nếu được nhúng vào
dung dịch AgNO3 dư thì khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh graphit tăng lên 0,52 gam. Kim
loại hóa trị (II) là kim loại nào?
96. [ĐH B-07] Cho m gam hh bột Zn và Fe vào lượng dư dd CuSO 4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ
phần dd thu được m gam bột rắn. Tính thành phần % theo khối lượng của Zn trong hh bột ban đầu?
97. [ĐH B-07] TN1: Cho m gam Fe dư vào V 1 lít dd Cu(NO3)2 1 M ; TN2: Cho m gam Fe dư vào V 2 lít dd
AgNO3 0,1 M. Khi 2 thí nghiệm pư xong, lượng chất rắn tạo ra bằng nhau. Tìm mối liên hệ giữa V 1 và
V2 ?
98. [ĐH B-10] Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO 4. Sau một thời
gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H 2SO4 (loãng, dư).
Sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa
một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
99. Một thanh kim loại M hoá trị II được nhúng vào trong 1 lit dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau một thời gian
lấy thanh M ra và cân lại, thấy khối lượng của thanh tăng 1,6g, nồng độ CuSO4 giảm còn bằng 0,3M.
a/ Xác định kim loại M

-7-
b/ Lấy thanh M có khối lượng ban đầu bằng 8,4g nhúng vào hh dung dịch chứa AgNO 3 0,2M và
CuSO4 0,1M. Thanh M có tan hết không? Tính khối lượng chất rắn A thu được sau phản ứng và nồng
độ mol/lit các chất có trong dung dịch B (giả sử thể tích dung dịch không thay đổi)
100. Ngâm một thanh kim loại M hoá trị II vào 0,5 lit dd CuSO 4 0,2M. Sau một thời gian phản ứng, khối
lượng thanh M tăng lên 0,40 g trong khi nồng độ CuSO4 còn lại là 0,1M.
a/ Xác định kim loại M.
b/ Lấy m(g) kim loại M cho vào 1 lit dd chứa AgNO 3 và Cu(NO3)2, nồng độ mỗi muối là 0,1M. Sau
phản ứng ta thu được chất rắn A khối lượng 15,28g và dd B. Tính m(g)?
101. Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO 3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7 gam
hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 3,9 gam bột Zn vào dung dịch Y, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,14 gam chất rắn và dung dịch T. Giá trị của m là?
102. Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO 3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M,
sau một thời gian thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung
dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá trị
của m là ?
103. Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO 3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một
thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X,
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của
m là?
104. Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch gồm Pb(NO 3)2 0,05M, AgNO3 0,10M và Cu(NO3)2 0,1M, sau
một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam Zn vào dung dịch
X, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của
m là ?
105. Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch chứa hai muối AgNO 3 0,2M và Cu(NO3)2 0,15M, sau một
thời gian thu được 2,16 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 4,875 gam bột Zn vào dungdịch X
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5,45 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của
m là?
106. Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,05 mol AgNO 3 và 0,125 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu
được 9,72 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 4,2 gam bột sắt vào
dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là?

-8-

You might also like