Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Chương 2
Dòng vốn quốc tế
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Nội dung
1. Cán cân thanh toán

2. Tăng trưởng thương mại quốc tế

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế

4. Dòng vốn quốc tế

5. Các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn quốc tế

KHOA TCNH - UEL 2

2
1. Cán cân thanh toán
Định nghĩa

Tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú trong nước và người cư trú nước ngoài
ở một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể.

Thể hiện việc hạch toán các giao dịch quốc tế của một quốc gia trong khoảng thời
gian đó (một quý hoặc một năm).

Bao gồm các giao dịch của các doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ.

KHOA TCNH - UEL 3

1. Cán cân thanh toán


Các thành phần của cán cân thanh toán

1. Tài khoản vãng lai

2. Tài khoản tài chính

3. Tài khoản vốn

KHOA TCNH - UEL 4

4
1. Cán cân thanh toán
1. Tài khoản vãng lai: đo lường dòng vốn giữa 1 quốc gia với tất cả các quốc gia
khác do mua hàng hóa, dịch vụ hoặc thu nhập từ tài sản.
Các thành phần chính của tài khoản vãng lai là các khoản thanh toán giữa hai
quốc gia cho:
▪ hàng hóa và dịch vụ
▪ thu nhập chính
▪ thu nhập phụ

KHOA TCNH - UEL 5

1. Cán cân thanh toán


1. Tài khoản vãng lai

▪ Thanh toán hàng hóa và dịch vụ: Hàng hóa xuất và nhập khẩu bao gồm các sản
phẩm hữu hình (điện thoại, quần áo…) được vận chuyển giữa các quốc gia.

Xuất và nhập khẩu dịch vụ bao gồm du lịch và các dịch vụ khác (pháp lý, bảo
hiểm, tư vấn…).

Sự khác biệt giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu được
gọi là cán cân thương mại.

KHOA TCNH - UEL 6

6
1. Cán cân thanh toán
1. Tài khoản vãng lai

▪ Thanh toán thu nhập chính (Thanh toán thu nhập nhân tố): Chủ yếu bao gồm
thu nhập mà các MNC kiếm được từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (đầu
tư vào tài sản cố định) cũng như thu nhập mà các nhà đầu tư kiếm được từ các
khoản đầu tư danh mục (đầu tư vào chứng khoán nước ngoài).

▪ Thanh toán thu nhập phụ (Thanh toán chuyển giao): Đại diện cho các khoản
viện trợ, trợ cấp và quà tặng từ quốc gia này sang quốc gia khác

KHOA TCNH - UEL 7

1. Cán cân thanh toán

KHOA TCNH - UEL 8

8
1. Cán cân thanh toán

KHOA TCNH - UEL 9

1. Cán cân thanh toán

KHOA TCNH - UEL 10

10
1. Cán cân thanh toán
2. Tài khoản tài chính: đo lường dòng vốn giữa các quốc gia do:
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư vào tài sản cố định ở nước ngoài.
2. Đầu tư danh mục (Đầu tư gián tiếp): Các giao dịch liên quan đến tài sản tài
chính dài hạn (cổ phiếu và trái phiếu) giữa các quốc gia mà không ảnh hưởng
đến việc chuyển giao quyền kiểm soát.
3. Đầu tư vốn khác: Các khoản đầu tư còn lại.

KHOA TCNH - UEL 11

11

1. Cán cân thanh toán


3. Tài khoản vốn:

Đo lường dòng tiền giữa một quốc gia và tất cả các quốc gia khác do:

▪ Tài sản tài chính được chuyển qua biên giới quốc gia bởi những người chuyển
đến một quốc gia khác

▪ Bán bằng sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa

Ban đầu được bao gồm trong tài khoản tài chính và tương đối nhỏ so với tài khoản
tài chính.
KHOA TCNH - UEL 12

12
2. Tăng trưởng thương mại quốc tế
Lợi ích từ thương mại quốc tế
Tạo công ăn việc làm, đặc biệt trong những ngành mà các công ty trong nước có
lợi thế về công nghệ.
Tăng tính cạnh tranh toàn cầu giữa các nhà sản xuất → các công ty phải giữ giá
thấp → người tiêu dùng có nhiều lựa chọn sản phẩm hơn với giá thấp hơn.
Hạn chế của thương mại quốc tế
Chuyển dịch sản xuất sang các nước có chi phí lao động thấp hơn → mất việc
làm.
KHOA TCNH - UEL 13

13

2. Tăng trưởng thương mại quốc tế


Thuê ngoài là quá trình ký hợp đồng phụ với một bên thứ ba ở một quốc gia khác
để có nguồn cung ứng hoặc dịch vụ mà trước đó đã được sản xuất trong nước.
Tác động của thuê ngoài:
▪ Hoạt động thương mại quốc tế gia tăng do các MNC hiện mua sản phẩm hoặc
dịch vụ từ một quốc gia khác.
▪ Giảm chi phí hoạt động và tạo việc làm ở các nước có mức lương thấp.
▪ Có thể làm giảm việc làm trong nước.

KHOA TCNH - UEL 14

14
2. Tăng trưởng thương mại quốc tế
Khối lượng thương mại giữa các quốc gia

Tỉ lệ khối lượng thương mại quốc tế hàng năm trên GDP:

▪ Mỹ, Nhật: 10 – 20%

▪ Các nước châu Âu: 30 – 40%

▪ Canada: >50%

KHOA TCNH - UEL 15

15

2. Tăng trưởng thương mại quốc tế

KHOA TCNH - UEL 16

16
2. Tăng trưởng thương mại quốc tế

KHOA TCNH - UEL 17

17

2. Tăng trưởng thương mại quốc tế


Xu hướng của cán cân thương mại Mỹ
▪ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Âu được xây dựng lại và phụ thuộc vào
xuất khẩu của Mỹ → Mỹ có thặng dư cán cân thương mại lớn.
▪ Trong giai đoạn gần đây, nhu cầu lớn của Mỹ đối với các sản phẩm nhập khẩu
với chi phí thấp hơn → Mỹ có thâm hụt cán cân thương mại lớn.
▪ Phần lớn thâm hụt thương mại của Mỹ là do mất cân bằng thương mại với chỉ
hai quốc gia: Trung Quốc và Nhật Bản.

KHOA TCNH - UEL 18

18
2. Tăng trưởng thương mại quốc tế

KHOA TCNH - UEL 19

19

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế


1. Chi phí lao động

2. Lạm phát

3. Thu nhập quốc dân

4. Điều kiện tín dụng

5. Các chính sách của chính phủ

6. Tỷ giá hối đoái

KHOA TCNH - UEL 20

20
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế
1. Chi phí lao động: Các công ty ở các quốc gia có chi phí lao động thấp thường
có lợi thế hơn khi cạnh tranh trên toàn cầu, đặc biệt là trong các ngành thâm
dụng lao động.

2. Lạm phát: Tài khoản vãng lai giảm nếu lạm phát tăng so với các đối tác
thương mại.

KHOA TCNH - UEL 21

21

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế


3. Thu nhập quốc dân: Tài khoản vãng lai giảm nếu thu nhập quốc dân tăng so
với các nước khác.

4. Điều kiện tín dụng: Khi các điều kiện tín dụng trở nên hạn chế hơn, nguồn tài
trợ từ các ngân hàng giảm → các MNC giảm chi tiêu → giảm nhập khẩu.

KHOA TCNH - UEL 22

22
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế
5. Chính sách của chính phủ: ảnh hưởng đến cán cân thương mại thông qua
▪ Hạn chế nhập khẩu ▪ Giảm thuế
▪ Trợ cấp cho các nhà xuất khẩu ▪ Yêu cầu thương mại quốc gia
▪ Hạn chế vi phạm bản quyền ▪ Quyền sở hữu hoặc trợ cấp của chính phủ
▪ Hạn chế về môi trường ▪ Luật an ninh quốc gia
▪ Luật lao động ▪ Chính sách trừng phạt chính phủ các
▪ Luật kinh doanh nước

KHOA TCNH - UEL 23

23

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế


Hạn chế nhập khẩu:
▪ Thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu làm tăng giá và hạn chế tiêu dùng.
▪ Hạn ngạch hạn chế khối lượng nhập khẩu.
Ví dụ: Cho đến năm 2018, Trung Quốc đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu.
Vào năm 2018, chính phủ Mỹ đã áp đặt thuế quan đối với nhiều sản phẩm của
Trung Quốc, yêu cầu các nhà nhập khẩu Mỹ phải nộp thuế với mức thuế suất từ
10 đến 25% đối với những sản phẩm đó. Vì vậy, người tiêu dùng Mỹ phải trả giá
cao hơn cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
KHOA TCNH - UEL 24

24
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế
Trợ cấp cho các nhà xuất khẩu: Trợ cấp của chính phủ giúp các công ty sản
xuất với chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu của họ.

Ví dụ

Nhiều công ty nhận được các khoản vay hoặc được sử dụng đất miễn phí từ chính
phủ → họ có chi phí hoạt động thấp hơn → sản phẩm của họ có giá thấp hơn →
tạo điều kiện cho các công ty được trợ cấp này chiếm được thị phần lớn hơn trên
thị trường toàn cầu.

KHOA TCNH - UEL 25

25

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế


Hạn chế về vi phạm bản quyền: Chính phủ có thể ảnh hưởng đến các dòng
thương mại quốc tế do thiếu các hạn chế về vi phạm bản quyền.
Các hạn chế về môi trường: Các hạn chế về môi trường đặt ra chi phí cao hơn
cho các công ty địa phương, khiến họ gặp bất lợi trên toàn cầu so với các công ty
ở các quốc gia khác không chịu các hạn chế tương tự.

KHOA TCNH - UEL 26

26
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế
Luật lao động: Các nước có luật hạn chế hơn sẽ phải chịu chi phí lao động cao
hơn (các yếu tố khác như nhau).

Luật kinh doanh: Các công ty ở các quốc gia có luật hạn chế hơn không thể cạnh
tranh trên toàn cầu trong một số tình huống.

KHOA TCNH - UEL 27

27

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế


Giảm thuế: Là một hình thức hỗ trợ tài chính của chính phủ, có thể mang lại lợi
ích cho nhiều công ty xuất khẩu sản phẩm.

Yêu cầu thương mại quốc gia: Yêu cầu nhiều hình thức khác nhau hoặc xin giấy
phép trước khi các quốc gia có thể xuất khẩu sang quốc gia đó, là một rào cản
thương mại đáng kể.

Quyền sở hữu hoặc trợ cấp của chính phủ: Một số chính phủ duy trì quyền sở
hữu đối với các công ty là nhà xuất khẩu lớn.

KHOA TCNH - UEL 28

28
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế
Luật an ninh quốc gia: Chính phủ có thể áp đặt một số hạn chế nhất định khi an
ninh quốc gia là mối quan tâm, có thể ảnh hưởng đến thương mại.
Chính sách trừng phạt chính phủ các nước: Nhiều người mong đợi chính phủ
hạn chế nhập khẩu từ các nước không thực thi luật môi trường, luật lao động trẻ
em hoặc vi phạm nhân quyền.

KHOA TCNH - UEL 29

29

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế


Tóm tắt:

▪ Mỗi chính phủ đều thực hiện một số chính sách.

▪ Không có công thức nào đảm bảo một cuộc cạnh tranh hoàn toàn công bằng
để giành thị phần.

KHOA TCNH - UEL 30

30
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế
6. Tỷ giá hối đoái: tài khoản vãng lai giảm nếu đồng nội tệ tăng giá so với các
đồng tiền khác.
Ví dụ: Công ty Malibu (Mỹ) sản xuất vợt tennis và bán với giá $140. Công ty
Accel (Hà Lan) cũng sản xuất vợt tennis và bán với giá €100.
Tỷ giá hối đoái là €1 = $1,60:
→ giá vợt Accel bán ở Mỹ là $160, giá vợt Malibu bán ở Hà Lan là €87,5
Tỷ giá hối đoái là €1 = $1,20:
→ giá vợt Accel bán ở Mỹ là $120, giá vợt Malibu bán ở Hà Lan là €116,7
KHOA TCNH - UEL 31

31

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế


▪ Tỷ giá hối đoái có thể điều chỉnh thâm hụt cán cân thương mại như thế nào

Khi đồng nội tệ được đổi lấy ngoại tệ để mua hàng hóa nước ngoài → đồng nội
tệ phải đối mặt với áp lực giảm giá → nhu cầu nước ngoài đối với sản phẩm của
quốc gia đó tăng lên.

▪ Tại sao tỷ giá hối đoái không thể điều chỉnh thâm hụt cán cân thương mại

Tỷ giá hối đoái sẽ không tự động điều chỉnh bất kỳ cán cân thương mại quốc tế
nào khi các lực khác hoạt động.

KHOA TCNH - UEL 32

32
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế
▪ Hạn chế của giải pháp đồng nội tệ yếu
Cạnh tranh: các công ty nước ngoài có thể hạ giá để duy trì tính cạnh tranh.
Tác động của các đồng tiền khác: một quốc gia thâm hụt cán cân thương mại với
nhiều quốc gia không có khả năng giải quyết đồng thời tất cả các khoản thâm hụt.
Thương mại nội bộ: Nhiều công ty mua các sản phẩm do các công ty con của họ sản
xuất. Các giao dịch này không nhất thiết bị ảnh hưởng bởi biến động tiền tệ.
Giao dịch thương mại quốc tế được sắp xếp trước: các giao dịch quốc tế không
thể được điều chỉnh ngay lập tức. Độ trễ được ước tính là 18 tháng hoặc hơn → hiệu
ứng đường cong J.
KHOA TCNH - UEL 33

33

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế

KHOA TCNH - UEL 34

34
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng thương mại quốc tế
▪ Tỷ giá hối đoái và tranh chấp quốc tế

Tất cả các chính phủ không thể làm suy yếu đồng nội tệ của họ cùng một lúc.

Các hành động của một chính phủ nhằm làm suy yếu đồng tiền của mình sẽ
khiến đồng tiền của quốc gia khác mạnh lên.

Những nỗ lực của chính phủ nhằm tác động đến tỷ giá hối đoái có thể dẫn đến
các tranh chấp quốc tế.

KHOA TCNH - UEL 35

35

4. Dòng vốn quốc tế


Một trong những dòng vốn quan trọng nhất là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
(DFI).
Các công ty thường theo đuổi DFI để họ có thể:
▪ tiếp cận thêm người tiêu dùng
▪ sử dụng lao động chi phí thấp
Các quốc gia tham gia nhiều nhất vào việc theo đuổi các khoản đầu tư bên ngoài
như vậy cũng thu hút được DFI đáng kể.

KHOA TCNH - UEL 36

36
4. Dòng vốn quốc tế
Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
▪ Những thay đổi trong các hạn chế
▪ Tư nhân hóa
▪ Tăng trưởng kinh tế tiềm năng
▪ Thuế suất
▪ Tỷ giá hối đoái

KHOA TCNH - UEL 37

37

4. Dòng vốn quốc tế


1. Thay đổi các hạn chế: Các cơ hội mới đã nảy sinh từ việc dỡ bỏ các rào cản
của chính phủ.
2. Tư nhân hóa
▪ DFI được kích thích bởi các cơ hội kinh doanh mới liên quan đến tư nhân hóa.
▪ Các nhà quản lý của các doanh nghiệp tư nhân được thúc đẩy để đảm bảo khả
năng sinh lợi, thúc đẩy DFI hơn nữa.

KHOA TCNH - UEL 38

38
4. Dòng vốn quốc tế
3. Tăng trưởng kinh tế tiềm năng: Các quốc gia có tiềm năng tăng trưởng kinh
tế lớn hơn có nhiều khả năng thu hút DFI hơn.
4. Thuế suất: Các quốc gia áp dụng thuế suất tương đối thấp đối với lợi nhuận
của công ty có nhiều khả năng thu hút DFI hơn.
5. Tỷ giá hối đoái: Các công ty thường thích theo đuổi DFI ở các quốc gia có
đồng tiền được kỳ vọng sẽ tăng giá so với đồng nội tệ của họ.

KHOA TCNH - UEL 39

39

4. Dòng vốn quốc tế


Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư danh mục quốc tế
1. Thuế suất trên tiền lãi hoặc cổ tức
Các nhà đầu tư thường thích đầu tư vào một quốc gia có thuế tương đối thấp.
2. Lãi suất
Tiền có xu hướng chảy sang các quốc gia có lãi suất cao, miễn là đồng tiền ở
các quốc gia đó không bị suy yếu.
3. Tỷ giá hối đoái
Các nhà đầu tư bị thu hút bởi một đồng tiền được kỳ vọng sẽ mạnh lên.
KHOA TCNH - UEL 40

40
4. Dòng vốn quốc tế
Tác động của dòng vốn quốc tế

Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư nước ngoài:

1. Các nhà máy sản xuất, văn phòng và các tòa nhà khác của Mỹ.

2. Chứng khoán nợ do các công ty Mỹ phát hành.

3. Chứng khoán nợ của Kho bạc Mỹ.

KHOA TCNH - UEL 41

41

4. Dòng vốn quốc tế


Tác động của dòng vốn quốc tế

Các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt bị thu hút bởi thị trường tài chính Mỹ khi lãi
suất ở nước họ thấp hơn đáng kể so với ở Mỹ.

Sự phụ thuộc của Mỹ vào các quỹ nước ngoài: việc tiếp cận các nguồn tài trợ quốc
tế đã cho phép nền kinh tế Mỹ tăng trưởng hơn theo thời gian nhưng cũng khiến
Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà đầu tư nước ngoài.

KHOA TCNH - UEL 42

42
4. Dòng vốn quốc tế

KHOA TCNH - UEL 43

43

5. Các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn quốc tế
▪ Quỹ tiền tệ quốc tế
▪ Ngân hàng thế giới
▪ Tổ chức thương mại thế giới
▪ Công ty tài chính quốc tế
▪ Hiệp hội phát triển quốc tế
▪ Ngân hàng thanh toán quốc tế
▪ Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
▪ Cơ quan phát triển khu vực
KHOA TCNH - UEL 44

44
5. Các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn quốc tế
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF – International Monetary Fund)
Các mục tiêu chính
1. thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia về các vấn đề tiền tệ quốc tế
2. thúc đẩy ổn định tỷ giá hối đoái
3. cung cấp vốn tạm thời cho các nước thành viên nhằm cải thiện sự mất cân đối
trong thanh toán quốc tế
4. thúc đẩy sự di chuyển tự do của các nguồn vốn giữa các quốc gia
5. thúc đẩy thương mại tự do
KHOA TCNH - UEL 45

45

5. Các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn quốc tế
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF – International Monetary Fund)

Cơ sở tài trợ bù đắp (CFF – Compensatory Financing Facility) nhằm làm giảm tác
động của bất ổn xuất khẩu lên các nước.

Tài trợ được đo lường bằng các quyền rút vốn đặc biệt (SDRs - Special Drawing
Rights )

KHOA TCNH - UEL 46

46
5. Các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn quốc tế
Ngân hàng thế giới (WB – World Bank)
Mục tiêu chính: Cho các nước vay để tăng cường phát triển kinh tế.
Các khoản cho vay Điều chỉnh cấu trúc (SALs – Structural Adjustment Loans)
nhằm mục đích nâng cao tăng trưởng kinh tế dài hạn của một quốc gia.
Nguồn vốn được phân phối thông qua các thỏa thuận đồng tài trợ:
Cơ quan viện trợ chính thức
Cơ quan tín dụng xuất khẩu
Ngân hàng thương mại
KHOA TCNH - UEL 47

47

5. Các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn quốc tế
Tổ chức thương mại thế giới (WTO – World Trade Organization )

Mục tiêu chính: Cung cấp một diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa
phương và giải quyết các tranh chấp thương mại liên quan đến hiệp định GATT.

Các nước thành viên được trao quyền biểu quyết để đưa ra phán quyết về các
tranh chấp thương mại và các vấn đề khác.

KHOA TCNH - UEL 48

48
5. Các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn quốc tế
Công ty tài chính quốc tế (IFC – International Finance Corporation)

Mục tiêu chính: Thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Cung cấp các khoản vay cho các công ty và mua cổ phiếu.

Nhận tài trợ từ Ngân hàng thế giới nhưng có thể vay trên các thị trường tài chính
quốc tế.

KHOA TCNH - UEL 49

49

5. Các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn quốc tế
Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA – International Development Association)

Các mục tiêu chính: Mở rộng các khoản vay với lãi suất thấp cho các quốc gia
nghèo không đủ điều kiện nhận các khoản vay từ Ngân hàng thế giới.

KHOA TCNH - UEL 50

50
5. Các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn quốc tế
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS – Bank for International Settlements)

Các mục tiêu chính: Tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh
vực giao dịch quốc tế.

Cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính.

Đôi khi được gọi là "ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương" hoặc
"người cho vay cuối cùng."

KHOA TCNH - UEL 51

51

5. Các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn quốc tế
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD - Organization for Economic
Cooperation and Development)

Mục tiêu chính: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý trong các chính phủ và
tập đoàn của các quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Có 30 quốc gia thành viên và có quan hệ với nhiều quốc gia.

Thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế dẫn đến toàn cầu hóa.

KHOA TCNH - UEL 52

52
5. Các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn quốc tế
Cơ quan phát triển khu vực
1. Ngân hàng phát triển liên châu Mỹ: tập trung vào nhu cầu của châu Mỹ Latinh
2. Ngân hàng phát triển châu Á: được thành lập để tăng cường phát triển kinh tế
và xã hội ở châu Á
3. Ngân hàng phát triển châu Phi: tập trung vào phát triển ở các nước châu Phi
4. Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu: được thành lập vào năm 1990 để
giúp các nước Đông Âu điều chỉnh từ nền kinh tế cộng sản sang nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa.
KHOA TCNH - UEL 53

53

KẾT THÚC CHƯƠNG 2


KHOA TCNH - UEL 54

54

You might also like