Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài 1 – Tiết 3

TỪ GHÉP

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :


1. Kiến thức :
Giúp học sinh :
- Nhận diện được hai loại từ ghép : từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa
của từ ghép đẳng lập.
2. Kĩ năng :
- Nhận diện được các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.
- Sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
B. CHUẨN BỊ BÀI :
GV : Tham khảo kĩ SGK, SGV.
Dạy học theo phương pháp tích hợp, tích cực.
Chuẩn bị ví dụ ở bảng phụ.
HS : Đọc bài Từ ghép.
Trả lời câu hỏi SGK.
C. TIỂN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3.Bài mới :
a. Giới thiệu bài mới :
Ở lớp 6, các em đã được học thế nào là từ ghép nhưng mà các em chưa được tìm
hiểu về cấu tạo, ngữ nghĩa và phân loại từ ghép. Tiết học ngày hôm nay cô và các em
sẻ cùng nhau làm sáng tỏ những điều đó qua bài Từ ghép.
b. Tổ chức các hoạt động :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng


Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu I. Các loại từ ghép :
tạo của các loại từ ghép.
Em nào có thể nhắc lại khái Đó là những từ phức được
niệm về từ ghép đã học ở lớp tạo ra bằng cách ghép các
6? tiếng có quan hệ với nhau
về nghĩa.
Gọi HS đọc VD1 SGK/13. HS đọc VD1. VD1/13 :
Trong các từ ghép bà ngoại, bà ngoại : bà – chính bà ngoại
thơm phức tiếng nào là tiếng ngoại – phụ

1
chính, tiếng nào là tiếng phụ thơm phức : thơm – chính → Từ ghép chính phụ.
bổ sung ý nghĩa cho tiếng phức – phụ
chính?
Hãy so sánh nghĩa của bà Có một nét chung về
ngoại và bà nội? nghĩa là bà nhưng nghĩa
của bà ngoại và bà nội lại
khác nhau là do tác dụng
bổ sung nghĩa tiếng phụ.
Hãy so sánh nghĩa của thơm Có một nét chung về
phức và thơm ngát? nghĩa là thơm nhưng
nghĩa lại khác nhau là do
tác dụng bổ sung của
tiếng phụ phức, ngát.
Vị trí của tiếng chính và tiếng Tiếng chính đứng trước.
phụ trong từ ghép trên được Tiếng phụ đứng sau.
sắp xếp như thế nào?
Gọi HS đọc VD2/14. HS đọc VD2. VD2/14 :
Các tiếng trong hai từ ghép Các từ ghép quần áo, quần áo
quần áo, trầm bỗng có phân trầm bỗng không phân ra
ra tiếng chính, tiếng phụ tiếng chính, tiếng phụ. → Từ ghép đẳng lập.
không? Chúng bình đẳng với
nhau về mặt ngữ pháp.
Cho HS làm BT 1/15. HS làm BT 1/15 và trả lời
Chính phụ : lâu đời, xanh trực tiếp.
ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười
nụ.
Đẳng lập : suy nghĩ, chài lưới,
cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
Như vậy, dựa vào cấu tạo của Chia thành 2 loai :
từ ghép ta có thể chia từ ghép + Từ ghép chính phụ
thành mấy loại? Đó là những + Từ ghép đẳng lập
loại nào?
Em nào có thể nhắc lại thế HS đọc ghi nhớ SKG/14. GHI NHỚ : SGK/14.
nào là từ ghép chính phụ, thế
nào là từ ghép đẳng lập?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nghĩa II. Nghĩa của từ ghép :
của từ ghép.
Hãy so sánh nghĩa của từ bà - bà : người đàn bà sinh ra VD3/14 :
ngoại với nghĩa của từ bà, cha hoặc mẹ. bà > bà ngoại
nghĩa của từ thơm phức với - bà ngoại : người đàn bà thơm > thơm phức

2
nghĩa của từ thơm? sinh ra mẹ.
- thơm : có mùi như
hương của hoa, dễ chịu,
làm cho ta thích ngửi.
- thơm phức : có mùi
thơm bốc lên mạnh, hấp
dẫn.
Trong các từ trên, từ nào có Từ bà và từ thơm có
nghĩa rộng hơn? nghĩa rộng hơn.
Hãy so sánh nghĩa của từ - quần áo : quần và áo nói VD4/14 :
quần áo với nghĩa của mỗi chung. quần áo > quần, áo
tiếng quần, áo, từ trầm bỗng - quần, áo : chỉ quần trầm bỗng > trầm, bỗng
với tiếng trầm, bỗng? riêng, áo riêng.
- trầm bỗng : âm thanh lúc
trầm lúc bỗng, nghe rất
êm tai.
- trầm, bỗng : âm thanh
riêng biệt.
Vậy trong các từ trên từ nào Từ quần áo và trầm bỗng
mang ý nghĩa khái quát hơn? mang ý nghĩa khái quát
hơn.
GV cho HS rút ra kết luận về HS rút ra kết luận từ ghi GHI NHỚ : SGK/14.
nghĩa của từ ghép. nhớ SGK.
Hoạt động 3 : Tổng kết.
GV cho HS nhắc lại cấu tạo HS nhắc lại ghi nhớ SGK.
và nghĩa của từ ghép chính
phụ và từ ghép đẳng lập.
Hoạt động 4 : Luyện tập. III. Luyện tập :
GV hướng dẫn HS làm BT HS làm BT SGK.
SGK. IV. Hướng dẫn tự học :
Nhận diện từ ghép trong
một văn bản đã học.

 SỬA BÀI TẬP :


BT 2/15 :
bút chì, thước kẻ, mưa rào, làm quen, ăn bám, trắng xóa, vui tai, nhát gan.
BT 3/15 :
núi non ; núi sông
ham muốn ; ham thích
xinh đẹp ; xinh tươi

3
mặt mũi ; mặt mày
học hành ; học hỏi
tươi đẹp ; tươi vui
BT 4/15 :
Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách và vở là những danh từ chỉ sự vật
tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa
tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói một cuốn sách vở.
BT 5 – 6/15 : GV hướng dẫn HS tra từ điển, tìm hiểu nghĩa của các từ.

4. Củng cố :
- Nhaéc laïi caáu taïo cuûa töø gheùp chính phuï vaø töø gheùp ñaúng laäp.
- Caùch hieåu nghóa cuûa töø gheùp.
5. Dặn dò :
Học bài, làm BT/ SGK.
Soạn bài Liên kết trong văn bản.

 RÚT KINH NGHIỆM :

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..

You might also like