Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


BÀI TẬP LỚN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẬP ĐOÀN HÓA PHÁT – NGÀNH THÉP
LỚP L01 --- NHÓM 7 --- HK 232
Giảng viên hướng dẫn: Hàng Lê Cẩm Phương
Họ và tên MSSV Phần trăm đóng góp
Nguyễn Tất Phú 2212591 100%
Hoàng Thị Thu Phương 2212681 100%
Diệp Trương Minh Phượng 2212722 100%
Đỗ Trần Hoàng Quân 2212784 100%
Đinh Thị Diễm Quỳnh 2212881 100%
Phạm Xuân Sang 2212914 100%

Email: phu.nguyentat@hcmut.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1

Phần 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ............................................................. 2

1.1 Tóm tắt các hoạt động của công ty. ................................................................ 2

1.1.1 Giới thiệu công ty.................................................................................. 2

1.1.2 Hoạt động kinh doanh chính ................................................................. 3

1.2 Tóm tắt về thị trường công ty đang hoạt động ............................................... 5

1.2.1 Phân tích quy mô và tiềm năng thị trường ............................................ 5

1.2.2 Cạnh tranh ............................................................................................. 7

1.2.3 Cơ hội và thách thức ........................................................................... 10

1.3 Phân tích và đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ và tiềm năng tăng
trưởng của công ty trong tương lai............................................................... 13

1.3.1 Phân tích hoạt động kinh doanh .......................................................... 13

1.3.2 Kế hoạch phát triển ............................................................................. 15

Phần 2. PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÌNH LUẬN ĐÁNH
GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ............................................................................ 18

2.1 Phân tích xu hướng cho 3 năm gần nhất: 2021 – 2023 ................................ 18

2.1.1 Nhóm tỷ số thanh khoản ..................................................................... 18

2.1.2 Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động .......................................................... 19

2.1.3 Nhóm tỷ số đòn cân nợ ....................................................................... 20

2.1.4 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời ............................................................. 22

2.1.5 Nhóm tỷ số giá thị trường ................................................................... 23

2.2 Phân tích và so sánh công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) với 3 công
ty cùng ngành trong năm 2023 ..................................................................... 24

2.2.1 Nhóm tỷ số thanh khoản ..................................................................... 24


2.2.2 Nhóm tỷ số hoạt động ......................................................................... 26

2.2.3 Nhóm tỷ số đòn cân nợ ....................................................................... 29

2.2.4 Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi ............................................................. 30

2.2.5 Nhóm tỷ số giá thị trường ................................................................... 32

Phần 3. ƯỚC TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TRUNG BÌNH WACC. ... 33

3.1 Cơ sở lý thuyết: ............................................................................................ 33

3.1.1 Định nghĩa: .......................................................................................... 33

3.1.2 Công thức tính: .................................................................................... 33

3.2 Tính toán. ..................................................................................................... 33

3.2.1 Cơ cấu nguồn vốn: .............................................................................. 33

3.2.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường: ................................................. 34

3.2.3 Chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số WACC: .......................... 36

Phần 4. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY, ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU. ............................. 37

4.1 Định giá công ty ........................................................................................... 37

4.2 Định giá cổ phiếu: ........................................................................................ 38

4.2.1 Phương pháp P/E ................................................................................. 38

4.2.2 Phương pháp P/B ................................................................................ 40

4.2.3 Các phương pháp khác ........................................................................ 42

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 45


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành thép Việt Nam đã chứng kiến một làn sóng đầu tư
công mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển nhà ở. Chính
sách phát triển kinh tế của Chính phủ đã kích thích mạnh mẽ tiêu thụ thép trong nước, mở
ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành. Tập đoàn Hòa Phát, với vị thế là một trong
những nhà sản xuất thép hàng đầu cả nước, đã nắm bắt được xu hướng này và gặt hái nhiều
thành công trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng tươi sáng,
Hòa Phát cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản trị tài chính hiệu quả để duy
trì đà tăng trưởng bền vững.
Bài tiểu luận này nhằm áp dụng các kiến thức nền tảng về tài chính doanh nghiệp để
phân tích, đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính của Tập đoàn Hòa Phát trong giai
đoạn 2019-2022. Nội dung chính của bài phân tích được tính toán dựa trên các số liệu từ
các báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát qua các năm
2021, 2022 và 2023.Bằng việc sử dụng hệ thống chỉ số, phương pháp phân tích cơ bản,
nghiên cứu sẽ tập trung vào các khía cạnh quan trọng như hiệu quả hoạt động, khả năng
sinh lời, cấu trúc vốn, quản lý nợ phải trả và rủi ro tài chính tại Hòa Phát trong bối cảnh
hiện nay. Trên cơ sở kết quả thu được, những điểm mạnh và hạn chế của tập đoàn trong
công tác quản trị tài chính sẽ được chỉ ra, đồng thời đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và kiểm soát rủi ro tài chính.
Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ góp phần cung cấp thông tin đầy đủ, đáng tin cậy
cho các nhà đầu tư, nhà quản lý và các bên liên quan khác trong việc ra những quyết định
về tài chính tại Hòa Phát. Bên cạnh đó, đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn
sinh viên chuyên ngành quản lý công nghiệp quan tâm đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

1
Phần 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Tóm tắt các hoạt động của công ty.
1.1.1 Giới thiệu công ty

Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp đa ngành nghề hàng đầu Việt Nam. Tiền
thân của Hòa Phát không gì khác hơn là một công ty nhỏ, chuyên buôn bán các loại máy
móc và vật liệu xây dựng từ những năm 1992. Hòa Phát chính thức được thành lập vào năm
1995, thuộc nhóm công ty tư nhân đầu tiên khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành.
Tên gọi ban đầu khi được thành lập là Công ty cổ phần Nội thất Hòa Phát.
Quá trình hình thành và phát triển của Hòa Phát tiếp tục được viết nên bằng những
dấu ấn đặc biệt. Chỉ một năm sau khi thành lập (1996), công ty TNHH Ống Thép Hòa Phát
ra đời, đánh dấu bước tiến đầu tiên của Hòa Phát trong ngành sản xuất thép - lĩnh vực sau
này trở thành cốt lõi của tập đoàn.
Bước sang đầu những năm 2000, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát được thành lập,
sau này trở thành Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát, cùng với việc mở rộng sang các
lĩnh vực khác như điện lạnh (2001), xây dựng và phát triển đô thị, thương mại (2004), đánh
dấu sự đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của tập đoàn.
Năm 2007 là một cột mốc quan trọng khác khi Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình
Tập đoàn, với công ty mẹ là Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát và các công ty thành viên,
tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Sự kiện cổ phiếu HPG được niêm yết
trên sàn chứng khoán trong cùng năm cũng là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội cho tập
đoàn huy động vốn và mở rộng quy mô hoạt động.
Tiếp tục hành trình của mình, Hòa Phát không ngừng mở rộng và phát triển với việc
thành lập thêm nhiều công ty con, trong đó có Công ty cổ phần Phát triển Nông nghiệp Hòa
Phát được thành lập vào tháng 2/2016, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất thành lập
vào tháng 2/2017 và 4/2018: Công ty TNHH Tôn Hòa Phát chính thức cung cấp ra thị
trường dòng sản phẩm tôn mạ chất lượng cao., chứng minh sự đầu tư mạnh mẽ vào công
nghệ và năng lực sản xuất để cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao.

2
Sứ mệnh và tầm nhìn Hòa Phát là Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp với chất
lượng dẫn đầu, trong đó Thép là lĩnh vực cốt lõi và Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng.
Định vị "Hòa Phát - Thương hiệu Việt Nam, đẳng cấp toàn cầu" không chỉ thể hiện
tham vọng vươn ra thế giới mà còn khẳng định cam kết về chất lượng và giá trị mà Hòa
Phát mang lại.
Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa Hợp cùng Phát triển. Điều này
không chỉ được thể hiện qua mối quan hệ giữa cán bộ công nhân viên mà còn trong mối
quan hệ với đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội. Đây là nền tảng vững chắc cho sự
phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên liên quan, hướng tới một
tương lai tươi sáng cho Hòa Phát nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
1.1.2 Hoạt động kinh doanh chính

Hòa Phát, một tên tuổi hàng đầu trong ngành công nghiệp Việt Nam, đã phát triển
mạnh mẽ và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình qua nhiều lĩnh vực, từ sản xuất
thép đến bất động sản và điện máy gia dụng. Dưới đây là bức tranh tổng thể về hoạt động
kinh doanh chính của Tập đoàn Hòa Phát, phản ánh sự phát triển không ngừng và tầm nhìn
dài hạn của tập đoàn này
Lĩnh vực gang thép:
Với vốn điều lệ 47.500 tỷ đồng, Công ty CP Gang thép Hòa Phát (Tổng Công ty
Gang thép Hòa Phát) là pháp nhân quản lí toàn bộ lĩnh vực sản xuất kinh doanh gang thép
và các hoạt động phụ trợ của Tập đoàn. Các Công ty trực thuộc lĩnh vực này gồm: Công ty
CP Thép Hòa Phát Hải Dương, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, Công ty TNHH
Thép Hòa Phát Hưng Yên, Công ty CP Đầu tư Khoáng sản An Thông, Công ty CP Vận tải
biển Hòa Phát, Công ty CP Khoáng sản Bắc Úc.
Thép xây dựng: Tại Việt Nam, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép có quy mô
lớn nhất và giữ vị trí thị phần số 1 suốt nhiều năm qua. Với công nghệ luyện thép hiện đại
từ quặng sắt, Thép Hòa Phát đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn khắt khe nhất của Việt Nam và
thế giới, chất lượng cao và ổn định, đa dạng chủng loại và mác thép. Ngoài việc dẫn đầu

3
thị phần trong nước, Thép Hòa Phát đã xuất khẩu tới 14 quốc gia trên thế giới như Mỹ,
Trung Quốc, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Malaysia, …
Thép cuộn cán nóng: Từ năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát có thêm dòng sản phẩm
chiến lược mới là thép cuộn cán nóng (HRC), thuộc giai đoạn 2 của Khu liên hợp gang thép
Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi). Với công suất thiết kế khoảng 3 triệu tấn/năm, sản
phẩm sẽ góp phần giúp ngành cơ khí chế tạo trong nước tự chủ được nguyên liệu, hạn chế
phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Toàn bộ thiết bị của nhà máy sản xuất thép cuộn cán nóng
được thiết kế, cung cấp và lắp đặt bởi Tập đoàn Danieli – Italia. Với tên gọi QSP (Quality
Strip Production), đây là dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, bao
gồm nhiều cụm thiết bị liên hoàn từ luyện – đúc phôi dẹt – cán cuộn thép dẹt thành phẩm.
Lĩnh vực sản phẩm thép:
Nằm trong chiến lược kiện toàn bộ máy hoạt động, Công ty Cổ phần Sản phẩm Thép
Hòa Phát (Tổng Công ty Sản phẩm Thép Hòa Phát) đã ra đời cuối năm 2020, với vốn điều
lệ 5.500 tỉ đồng. Đây là Tổng Công ty quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động đầu tư, sản
xuất, kinh doanh ống thép, tôn mạ màu, thép dự ứng lực, rút dây, container Hòa Phát và các
hoạt động phụ trợ. Các công ty trực thuộc gồm Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát, Công
ty TNHH Tôn Hòa Phát, Công ty TNHH Chế tạo kim loại Hòa Phát, Công ty CP Sản xuất
Container Hoà Phát.
Ống thép: Hòa Phát là nhà sản xuất lớn nhất trong lĩnh vực ống thép tại Việt Nam,
sản phẩm chính gồm ống thép mạ kẽm nhúng nóng, ống thép đen hàn, ống thép tôn mạ
kẽm, tôn cuộn mạ kẽm và ống thép cỡ lớn. Với công suất 1 triệu tấn/năm, Ống thép Hòa
Phát giữ thị phần số 1 tại Việt Nam cùng hệ thống nhà máy và nhà phân phối rộng khắp cả
nước. Sản phẩm của Công ty luôn được đánh giá có chất lượng cao nhất tại Việt Nam, đặc
biệt là dòng ống thép mạ kẽm nhúng nóng.
Tôn mạ: Hòa Phát bắt đầu cung cấp sản phẩm tôn mạ các loại ra thị trường từ tháng
4/2018. Với công suất 400.000 tấn/năm, đây là nhà máy hiện đại và đồng bộ bậc nhất tại
Việt Nam hiện nay, toàn bộ dây chuyền thiết bị được nhập khẩu từ châu Âu.

4
Chế tạo kim loại: Hòa Phát đầu tư chế biến sâu sản phẩm trong chuỗi sản xuất thép
từ thượng nguồn, góp phần thay thế hàng nhập khẩu với các dòng hàng chiến lược như thép
dự ứng lực, dây thép rút, mặt bích cọc bê tông.
Lĩnh vực nông nghiệp, bất động sản, điện máy gia dụng:
Hòa Phát đã tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao từ giữa năm 2015,
tập trung vào sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi heo, bò, gia cầm. Công ty Cổ phần
Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát quản lý các hoạt động kinh doanh nông nghiệp của tập
đoàn. Trong lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn quản lý bất động sản công nghiệp và đô thị,
với một đóng góp ổn định vào doanh thu và lợi nhuận. Từ cuối 2020, Tập đoàn đã tăng
cường đầu tư vào bất động sản ở các thành phố lớn và các khu vực kinh tế trọng điểm. Về
mảng điện máy gia dụng, Hòa Phát có 20 năm kinh nghiệm sản xuất trong ngành điện lạnh
và đã nhận được chứng nhận hiệu suất năng lượng cùng danh hiệu Thương hiệu Quốc gia.
Tập đoàn đã thành lập Công ty Điện máy Gia dụng Hòa Phát để quản lý hoạt động đầu tư,
sản xuất, kinh doanh điện máy và điện lạnh. Hòa Phát vận hành ba nhà máy ở các vùng
kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, với mục tiêu cung cấp sản phẩm chất lượng cao và nâng
cao đời sống cho các gia đình Việt.
1.2 Tóm tắt về thị trường công ty đang hoạt động
1.2.1 Phân tích quy mô và tiềm năng thị trường

Ngành công nghiệp thép ở Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp quan
trọng và phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tăng trưởng
ngành thép Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Sản lượng sản xuất thép
thô của doanh nghiệp trong nước đã tăng trưởng vượt bậc. Theo WSA, sản xuất thép thô
của Việt Nam đạt gần 20 triệu tấn, gấp hơn 70 lần so với cách đây 20 năm, đứng vị trí số 1
Đông Nam Á và đứng thứ 13 năm 2022;.. Công suất này toàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu của
thị trường trong nước và xuất khẩu. Với tốc độ phát triển này, ngành thép đã đóng góp đáng
kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

5
Sản lượng thép thành phẩm qua các năm
Việt Nam có nhu cầu lớn về thép để phục vụ cho các dự án xây dựng, cơ sở hạ tầng,
và sản xuất công nghiệp. Theo ước tính của Hiệp hội Thép Việt Nam, dự kiến tiêu
thụ thép trong năm 2024 tăng 6,4%, đạt gần 21,6 triệu tấn1 Trong đó, xuất khẩu thép thành
phẩm và bán thành phẩm vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ở mức tăng 12% lên gần 13 triệu tấn.
Nhu cầu này được thúc đẩy bởi sự phát triển kinh tế, đô thị hóa và xây dựng các dự án cơ
sở hạ tầng lớn.
Sự phát triển kinh tế và đô thị hóa là một trong những yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu
về thép. Theo Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam trong
giai đoạn 2010-2020 là 6,1%. Trong khi đó, tỉ lệ đô thị tăng từ 30,5% năm 2010 lên gần
40% năm 2020, dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về nhà ở, văn phòng và cơ sở hạ tầng đô
thị.
Về thị trường xây dựng, theo thông tin mới nhất từ bộ xây dựng, Trong 9 tháng đầu
năm 2023, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng ước tăng 6,17% so với cùng kỳ. Tỷ lệ
đô thị hóa toàn quốc ước đạt 42,6%2, góp phần thúc đẩy nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở và
hạ tầng đô thị.

1
TRUNG KHÚC (14/01/2024), Tăng trưởng cho ngành thép trong năm 2024. Báo Nhân Dân. Truy cập từ
https://nhandan.vn/nganh-thep-du-bao-tang-truong-10-trong-nam-2024-post792035.html
2
Hữu Mạnh – Yến Mai (18/10/2023), Ngành Xây dựng tăng trưởng 6,17% trong 9 tháng đầu năm 2023. Báo
Xây dựng. Truy cập từ https://baoxaydung.com.vn/nganh-xay-dung-tang-truong-617-trong-9-thang-dau-nam-2023-
362872.html

6
Bên cạnh đó, các dự án cơ sở hạ tầng lớn như đường cao tốc, đường sắt, cảng biển,
nhà máy điện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu về thép. Chính phủ
Việt Nam đã đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng với các dự án trọng điểm như Dự án
đường cao tốc Bắc - Nam, Dự án đường sắt đô thị tại các thành phố lớn, dự án sân bay quốc
tế Long Thành và Dự án xây dựng các nhà máy điện than. Dự án đường cao tốc Bắc - Nam
giai đoạn 20121-2025 có tổng mức đầu tư gần 120 nghìn tỷ đồng Đây là dự án thép "khủng"
với nhu cầu ước tính khoảng 2 triệu tấn thép3. Về dự án sân bay quốc tế Long Thành giai
đoạn 1, chỉ riêng gói thầu 5.10-nhà ga hành khách đã có nhu cầu thép ước tính khoảng 100
ngàn tấn4.Như vậy, các dự án hạ tầng trọng điểm của Chính phủ chắc chắn sẽ tiếp tục thúc
đẩy nhu cầu tiêu thụ thép trong nước trong thời gian tới. Đây là cơ hội lớn cho các doanh
nghiệp sản xuất thép Việt Nam.
Tóm lại, thị trường thép Việt Nam đang trên đà tăng trưởng với nhiều cơ hội và thách
thức. Sự phát triển của ngành xây dựng và cơ sở hạ tầng, cùng với chính sách hỗ trợ từ
chính phủ và lợi ích từ các FTA, đang tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của ngành thép.
Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất thép như HPG mở rộng sản
xuất và nâng cao thị phần.

Tóm lại, thị trường thép Việt Nam đang trên đà tăng trưởng với nhiều cơ hội từ sự

phát triển xây dựng và cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ từ chính phủ, và lợi ích từ các Hiệp

định Thương mại Tự do, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thép như Hòa Phát mở rộng

sản xuất và nâng cao thị phần.

1.2.2 Cạnh tranh

Sản xuất thép được xem là một trong những ngành chủ yếu của nền kinh tế cũng như
cần thiết trong thị trường vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, lượng cầu vật liệu xây dựng giảm

3
Luân Dũng (11/01/2022), Chốt tổng mức đầu tư cao tốc Bắc – Nam gần 147 nghìn tỷ đồng. Tiền Phong.
Truy cập từ https://tienphong.vn/chot-tong-muc-dau-tu-cao-toc-bac-nam-gan-147-nghin-ty-dong-post1408729.tpo
4
Minh An (8/8/2023), Những gói thầu của Sân bay Long Thành và doanh nghiệp hưởng lợi tiềm năng. Truy
cập từ https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/nhung-goi-thau-cua-san-bay-long-thanh-va-doanh-nghiep-huong-loi-
tiem-nang-1886360.html

7
mạnh do tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu không tích cực. Ngoài ra, do rào cản tự vệ ở
nhiều nước và khó khăn trong thương mại hóa đã gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu khiến
tình trạng dư cung ngày càng nghiêm trọng khiến tiêu thụ thép sụt giảm. Theo số liệu báo
cáo mới nhất vừa được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố, trong tháng 6/2023,tiêu
thụ thép các loại đạt 2,161 triệu tấn, giảm 6,41% so với tháng trước và giảm 4% so với cùng
kỳ 20225. Điều này đã dẫn đến sự canh tranh gay gắt trong ngành sản xuất thép không chỉ
giữa các tập đoàn trong thị trường nội địa về giá cả cũng như tranh giành nhau về thị phần.
Ngoài ra áp lực cạnh tranh còn đến từ sự thâm nhập các quốc gia bên ngoài vào thị trường
Việt Nam, đặc biệt từ Trung Quốc.
Hòa Phát là một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.Tập
Đoàn này đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong đa dạng các trường như
thép xây dựng thép, ống thép, thép cán nguội, thép thô,... Các đối thủ này cạnh tranh với
CTCP Tập đoàn Hòa phát về giá cả, chất lượng, quy mô sản xuất, và dịch vụ khách hàng.
Một số đối thủ cạnh tranh của Tập đoàn Hòa Phát tiêu biểu bao gồm: Vina Kyoei, PY Vin,
Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, Thép Pomina, Thép Vicasa (VCA),.. Hòa Phát vẫn tiếp tục
dẫn đầu thị phần 8 tháng đầu năm 2023 trong các thị trường thép xây dựng, thép thô, và
ống thép với thị phần lần lượt là 32.77% trong thị trường thép xây dựng, 34.55% trong tổng
thị phần thép thô và 27.48% với mặt hàng ống thép.

Hình 1: Thị phần thép xây dựng

5
Huyền Vy (18/07/2023), Thị trường thép trong nước vẫn “nguội lạnh”, VSA kiến nghị “lập hàng rào” ngăn
thép nhập khẩu. Truy cập từ https://vneconomy.vn/thi-truong-thep-trong-nuoc-van-nguoi-lanh-vsa-kien-nghi-lap-
hang-rao-ngan-thep-nhap-khau.htm

8
Hình 2: Thị phần thép thô

Hình 3: Thị phần ống thép


Thị trường tôn mạ là thị trường đầy tính thử thách với Hòa Phát khi chỉ đứng vị trí
thứ tư với 8.02% sau các ông lớn Tôn Đông Á, Hoa Sen, Nam Kim.

Hình 4: Thị phần thị trường tôn mạ


Ngoài ra, theo cơ cấu doanh thu vùng miền năm 2018, miền Bắc đóng góp gần
70% doanh thu của Hòa Phát. Miền Trung và miền Nam chỉ chiếm lĩnh lần lượt 11% và

9
10%, thị trường xuất khẩu đóng góp khoảng 10% còn lại. Điều này còn thể hiện sản phẩm
của Hòa Phát chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường phía Bắc hơn các thị trường còn lại
1.2.3 Cơ hội và thách thức

*Cơ hội:
Thứ nhất, cơ hội gia tăng thị phần
Tôn Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất tôn đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tự chủ
được nguồn nguyên liệu thép cuộn cán nóng (HRC) từ Khu liên hợp sản xuất gang thép
Hòa Phát Dung Quất. Điều này giúp Tôn Hòa Phát đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định,
giá thành cạnh tranh cũng như năng lực cung ứng hàng hóa nhanh chóng và trở thành một
lợi thế của doanh nghiệp này. Ngoài ra, sản lượng ống thép Hòa Phát luôn có xu hướng gia
tăng qua mỗi năm đã tạo ra một nguồn cung lớn cho các công trình dự án lớn trong cả nước
như dự án sân bay quốc tế Long Thành,... góp phần mở trong thêm thị phần. Theo thống kê
của hiệp hội thép đến cuối năm 2021 thị phần Ống thép Hòa Phát tăng từ 24,7% lên 29%
(tính đến hết tháng 11 năm 2022). Công ty CP Vận tải biển Hòa Phát đã ký kết đóng 02 tàu
chở hàng tải trọng 24.500 tấn với Nhà máy đóng tàu Hạ Long. Hoạt động này nằm trong
chiến lược phát triển đội tàu để phục vụ nhu cầu vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm
của Tập đoàn.
Thứ hai, cơ hội mở rộng thị trường:
Hiện tại, Hòa phát đã tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều đối tác quốc tế như Đài
Loan, Italia, Mỹ,... thông qua xuất khẩu thép. Trong năm 2022, doanh nghiệp này đã có hai
hợp đồng xuất khẩu thép. Cụ thể, tháng 7/2022, Hòa Phát đã ký kết hợp đồng xuất khẩu lô
hàng 8.000 tấn thép thanh vằn sang Mexico và hợp đồng xuất khẩu lô hàng 10.000 tấn thép
dây cuộn sang Châu Âu đã được ký kết vào cuối năm 2022. Với dây chuyền sản xuất ngày
càng được nâng cấp và chất lượng sản phẩm cao đã mở ra cho tập đoàn nhiều cơ hội xuất
khẩu và mở rộng thị phần trên thị trường thế giới.
Thứ ba, cơ hội gia tăng sức mạnh thương hiệu
Nhờ quá trình cố gắng không ngừng và tập trung phát triển ở các phương diện cải
tiến công nghệ, đội ngũ nhân viên cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, tập đoàn Hòa
10
Phát đã sở hữu được nhiều giải thưởng và thành tựu. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn vinh dự đón
nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cũng đã
được đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ. Ngoài ra, doanh nghiệp này được xem
là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được thép HRC, cáp thép dự ứng lực và nhiều
loại thép chất lượng cao khác đã góp phần gia tăng giá trị thương hiệu và niềm tin của công
chúng với doanh nghiệp.
Thứ tư, phát triển bền vững
Sau 18 năm hình thành và phát triển, Hòa phát đã xác lập chiến lược phát triển theo
chiều dọc, qua đó khẳng định lợi thế về quy mô và quy trình sản xuất khép kín và hướng
tới sự phát triển bền vững. Sở hữu đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong các phương
diện như quản lý dự án, quản lý chi phí và trang thiết bị hiện đại là yếu tố nền tảng giúp
Tập đoàn Hòa Phát phát triển bền vững.
Đối với môi trường trong sản xuất thép, các Khu Liên hợp sản xuất Gang thép của
Hòa Phát tại Hải Dương, Dung Quất đều sử dụng công nghệ lò cao tuần hoàn khép kín.
Toàn bộ chất thải, khí thải, nước thải đều được xử lý bằng các hệ thống máy móc hiện đại
đạt chuẩn, tuân thủ theo các quy chuẩn hiện hành trong sản xuất công nghiệp nặng đồng
thời tuần hoàn tái sử dụng lại nguồn nước và kiểm soát chặt chẽ không xả nước thải, rác
thải ra môi trường.
*Thách thức:
Thứ nhất, rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu
Sản xuất kinh doanh thép được coi là lĩnh vực cốt lõi trong hoạt động kinh doanh
Hoà Phát khi chiếm trên 90% tổng thu nhập của doanh nghiệp. Để sản xuất ra thép, chi phí
nguyên nhiên liệu chiếm tới 70-75% trong giá thành sản xuất. Vì vậy, chỉ cần 1% biến động
giá các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất như quặng sắt, than, phế .v.v.
sẽ tác động rất lớn tới giá thành thành phẩm.
Ví dụ, dưới tác động của dịch Covid, nhiều nước trên thế giới thiếu hụt nguồn cung
sắt thép khiến cho giá sản xuất thép tăng mạnh

11
Thứ hai, rủi ro về chính sách tiền tệ:
Với Hòa Phát, nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá vốn toàn Tập đoàn, lượng
nguyên nhiên vật liệu đầu vào của Tập đoàn như quặng sắt, than.v.v. phụ thuộc khá nhiều
vào nguồn cung cấp hàng từ nước ngoài điều này dẫn tới giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất
khẩu. Vì vậy, biến động tỷ giá có tác động lớn tới chi phí sản xuất, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhập khẩu. Nếu tỷ giá tăng dẫn tới chi phí mua nguyên nhiên vật liệu tăng, chi phí
tài chính tăng làm cho lợi nhuận thu được giảm.
Chẳng hạn, năm 2022 là năm biến động mạnh về tỷ giá, tỉ giá là nguyên nhân chính
dẫn làm chi phí tài chính của Hòa Phát quý 3 tăng ở mức đáng kể 1.341 tỉ đồng, gấp 2,4 lần
so với cùng kỳ năm trước.6
Thứ ba, rủi ro thương mại quốc tế:
Sản phẩm thép xuất khẩu cũng phải đối mặt với hàng loạt rủi ro kiện tụng phòng vệ
thương mại khi bước vào thị trường thế giới, khiến ngành thép Việt Nam gặp nhiều khó
khăn. Nguyên nhân chính của các vụ kiện này là do thị trường nước ngoài có chính sách
phát triển sản xuất trong nước, và thép là ngành công nghiệp cơ bản. Thép còn là yếu tố
đầu vào của nhiều ngành công nghiệp khác nhau nên việc kiện tụng, đánh thuế sản phẩm
thép đồng nghĩa với việc gián tiếp bảo vệ các ngành công nghiệp hạ nguồn.
Điều đáng lo ngại nhất là thép nhập khẩu từ Trung Quốc đang ảnh hưởng lớn đến
tiêu dùng trong nước khi đang trở thành một sự ưu tiên vì giá thành rẻ phù hợp với nhiều
doanh nghiệp. Xu hướng bảo hộ trên thị trường quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại là
thách thức lớn đối với các doanh nghiệp thép.

6
Hữu Việt (22/11/2022), Giá USD tăng cao, doanh nghiệp thép lao ao vì áp lực tỉ giá. Truy cập từ
https://cafeland.vn/tin-tuc/gia-usd-tang-cao-doanh-nghiep-thep-lao-dao-vi-ap-luc-ti-gia-115338.html

12
1.3 Phân tích và đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ và tiềm năng tăng
trưởng của công ty trong tương lai.
1.3.1 Phân tích hoạt động kinh doanh

Bảng tóm tắt Báo cáo kết quả kinh doanh

2021 2022 2023


Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 149,680 141,409 118,953
dịch vụ
Giá vốn hàng bán 108,571 124,646 106,015
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 41,108 16,763 12,938
dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính 3,071 3,744 3,173

Chi phí tài chính 3,732 7,027 5,192

Chi phí bán hàng 2,120 2,666 1,961

Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,324 1,019 1,307

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 37,008 9,794 7,651

Lợi nhuận khác 48 129 142


Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên
doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 37,057 9,923 7,793

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 34,521 8,444 6,800

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, Hòa Phát đã
có một năm “ngược dòng” thành công rực rỡ khi tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều
vượt xa so với kế hoạch đề ra. Lũy kế cả năm 2021, Doanh thu lập kỷ lục với 149,680 tỷ
đồng tăng 65% so với năm 2020 , lợi nhuận vượt 92% kế hoạch khi đạt hơn 34.500 tỷ đồng.
Hòa Phát đặt kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu hợp nhất mục tiêu là
120.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế mục tiêu là 18.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 33,15% và
33,27% so với thực hiện năm 2020. Như vậy, tập đoàn này đã vượt 26% kế hoạch về doanh
thu và 92% kế hoạch về lợi nhuận cả năm 2021.

13
Tuy nhiên, ngành thép đã đối mặt với một năm 2022 đầy thách thức và khó khăn.
Cụ thể, giá nguyên liệu sản xuất thép tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng trong khi nhu
cầu thép sụt giảm mạnh. Tổng sản lượng sản xuất thép thành phẩm đạt 29,3 triệu tấn, giảm
11,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng sản lượng bán hàng thành phẩm đạt 27,3 triệu tấn,
giảm 7,2%, trong đó xuất khẩu các loại thành phẩm thép đạt 6,28 triệu tấn, giảm 19,1% so
với cùng kỳ năm trước.
Dư âm từ một năm thuận lợi của ngành thép 2021 chỉ kéo dài đến cuối quý I/2022
cho đến khi có chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, gây khung hoảng giá nhiên liệu và đứt gãy
chuỗi cung ứng, kết hợp suy thoái hậu Covid-19. Cùng lạm phát tăng vọt và hệ quả chính
sách tiền tệ thắt chặt ở mức độ cao dần đã kéo lùi mức tăng trưởng của toàn ngành thép
trong 3 quý còn lại của năm 2022, đặc biệt là quý III và quý IV.
Tính đến hết 2022, Hòa Phát ghi nhận 141,409 tỷ đồng doanh thu, giảm 8.271 tỷ
đồng, tương ứng giảm 5% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 8.444
tỷ đồng, giảm 26.077 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.
Lũy kế cả năm 2023, doanh thu của Hòa Phát đạt 118,953 tỷ đồng, giảm 16% so với
cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.800 tỷ đồng, hoàn thành 85% kế hoạch năm.
Năm 2023, Hòa Phát đã sản xuất 6,7 triệu tấn thép thô, giảm 10% so với năm 2022.
Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép HRC, thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi
thép đạt 6,72 triệu tấn, giảm 7%. Trong đó, Thép xây dựng, thép chất lượng cao đạt 3,78
triệu tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.
HPG cho biết, trong thời gian tới, thị trường có khởi sắc nhưng chưa rõ nét do kinh
tế trong và ngoài nước còn gặp nhiều khó khăn. Tập đoàn ưu tiên quản trị tốt dòng tiền,
hàng tồn kho, sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường. Đồng thời bám sát tiến
độ đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất 2, đảm bảo
kiểm soát hiệu quả các dự án.
Tính tới thời điểm hiện tại, Dự án Dung Quất 2 đã đạt 45% tiến độ, đúng theo kế
hoạch đã đề ra. Khi hoàn thành, năng lực sản xuất thép của Tập đoàn sẽ đạt hơn 14 triệu

14
tấn thép thô/năm, đưa Hòa Phát vào Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới từ năm
2025.
Qua các năm từ 2021 đến 2023, Hòa Phát cho thấy sự suy giảm đáng kể về khả năng
sinh lời và hiệu quả hoạt động. Sự suy giảm doanh thu, tăng chi phí tài chính, và áp lực từ
giá vốn là những yếu tố chính dẫn đến tình hình tài chính khó khăn hơn. Nguyên nhân chủ
yếu là do tình hình dịch bệnh, xung đột chính trị, lãi suất, lạm phát, tỷ giá đã tạo thành lốc
xoáy cuốn bay thành quả tích lũy của Hòa Phát từ trước tới nay. Mặc dù gặp nhiều khó
khăn, Hòa Phát vẫn duy trì vị thế và đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện tại, Hòa Phát cần cân nhắc các biện pháp để tối ưu hóa chi phí,
cải thiện hiệu quả sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm hoặc thị trường nhằm phục hồi và tăng
trưởng trong tương lai. Đồng thời, việc xem xét lại cấu trúc tài chính để giảm chi phí lãi
vay cũng là một yếu tố quan trọng để cải thiện hiệu quả kinh doanh tổng thể.
1.3.2 Kế hoạch phát triển

HPG là một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thép tại Việt
Nam, khẳng định vị thế số 1 Việt Nam, hướng đến mục tiêu giành 35% thị phần ngành công
nghiệp thép. Trong chiến lược phát triển của mình, HPG không chỉ tập trung vào việc tăng
cường sản xuất mà còn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện hiệu
suất sản xuất và phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến để cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường nội địa và quốc tế.
Trong 10 năm tới tính từ năm 2023, Tập đoàn Hòa Phát sẽ phát triển 10 khu công
nghiệp bao gồm các khu công nghiệp hiện nay. Tập đoàn Hòa Phát đang triển khai siêu dự
án Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất 2 với diện tích 280 ha tại Quảng Ngãi, có
công suất thiết kế 5.6 triệu tấn thép mỗi năm, bao gồm 4.6 triệu tấn thép cuộn cán nóng
(HRC) và 1 triệu tấn thép đặc biệt. Dự án với tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng dự kiến sẽ
sản xuất thép HRC đầu tiên vào quý 1/2025.
HPG định hướng đầu tư phát triển thép xanh, giảm phát thải khí nhà kính và hướng
tới mục tiêu trung hòa các-bon trong tương lai. “Hòa Phát đã và đang thực hiện 8 hành động
nhằm giảm phát thải khí nhà kính bao gồm: Đào tạo và thực hành cho CBCNV Công ty

15
theo NĐ06/2022/NĐ-CP, kiểm toán năng lượng, CBAM; sử dụng nhiệt dư khí nóng lò cốc
sản xuất điện; áp dụng công nghệ dập cốc khô CDQ để sản xuất điện; sử dụng nhiệt dư sản
xuất điện trong thiêu kết; tận dụng cán nóng từ đúc sang cán sử dụng lò nung; sử dụng công
nghệ tuabin thu hồi năng lượng gió lò cao (BPRT). Hòa Phát cũng thay đổi phương thức
vận chuyển nguyên liệu bằng băng tải thay ô tô, trồng cây xanh giúp hấp thụ khí CO2,…
Trong tương lai, Hòa Phát sẽ hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới về luyện kim nhằm
nghiên cứu thực hiện lộ trình công nghệ luyện kim trung hòa các-bon. Một số giải pháp đã
được tính đến như tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ hoàn nguyên trực tiếp
DRI; thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng cách dùng nhiên liệu khí thiên nhiên để hoàn
nguyên quặng sắt, áp dụng công nghệ đúc cán liên tục để giảm tiêu hao năng lượng, tiến
tới không phát thải CO2”7.
Công nghệ sản xuất thép từ quặng chất lượng cao cũng được HPG ưu tiên vì áp dụng
công nghệ lò cao, lò thổi trong sản xuất thép từ quặng với dây chuyền công nghệ được nhập
khẩu từ Đức, Hà Lan sạch tạp chất, có thể sản xuất được các mác thép chất lượng cao
chuyên xây siêu công trình, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe nhất của các nước
châu Âu, Mỹ, Nhật… Ngoài lựa chọn công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất, trong sản xuất thép,
HPG luôn thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt với hệ thống
máy móc, phòng thí nghiệm phân tích tự động chất lượng gang thép và khu thử nghiệm cơ
lý sản phẩm góp phần kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm.
Việc đổi mới công nghệ là một yếu tố quan trọng để duy trì lợi thế cạnh tranh và
nâng cao năng suất lao động của Tập đoàn Hòa Phát trong ngành công nghiệp thép. Tiêu
biểu là công nghệ thu hồi nhiệt, khí thải để phát điện, tái sử dụng được Hòa Phát áp dụng
đã cho thấy hiệu quả rõ rệt – một công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, tiết kiệm
năng lượng. Theo đó, công nghệ này triệt tiêu toàn bộ khí, khói và các chất hóa học độc hại
sinh ra từ quá trình luyện than cốc, chỉ thu hồi lại nhiệt năng để chạy máy phát điện và cố
gắng tối ưu hóa công nghệ để tạo ra những sản phẩm “xanh”, góp phần bảo vệ môi trường.

7
HPG News, (14/09/2023), Định hướng phát triển “Thép xanh” của Tập đoàn Hòa Phát, Truy cập từ:
https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/dinh-huong-phat-trien--thep-xanh--cua-tap-doan-hoa-phatttttttttttttttttttttt.html

16
17
Phần 2. PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÌNH LUẬN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
2.1 Phân tích xu hướng cho 3 năm gần nhất: 2021 – 2023
2.1.1 Nhóm tỷ số thanh khoản

Tỷ số thanh khoản 2021 2022 2023

Tỷ số thanh toán hiện hành (Đơn vị: lần) 1.28 1.29 1.16

Tỷ số thanh toán nhanh (Đơn vị: lần) 0.71 0.74 0.87

Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản 0.12 0.11 0.06
(Đơn vị: lần)

Tỷ số thanh toán hiện hành từ trong giai đoạn từ 2021-2023 đều duy trì trên mức 1
cho thấy tài sản ngắn hạn mà công ty hiện có đủ để thanh toán hết khoản nợ ngắn hạn. Từ
năm 2021 đến 2022 có tăng nhẹ 0.01 cho thấy tài sản ngắn hạn trong giai đoạn này tích lũy
được nhiều hơn để đảm bảo hơn cho doanh nghiệp về việc thanh toán hết các khoản nợ tới
hạn. Tuy nhiên, đến năm 2023, tỷ số thanh toán hiện hành giảm còn 1.16 là dấu hiệu cho
thấy sự cạn kiệt về khả năng tài chính trong ngắn hạn, nguyên nhân là do công ty tăng
cường sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động và xây dựng nhà máy Dung Quốc. Tuy
nhiên, sự sụt giảm này không đáng kể bởi tỷ số còn được duy trì trên mức 1.
Tỷ số thanh toán nhanh trong giai đoạn này có xu hướng tăng khá nhanh và đều đặn.
Đặc biệt là sự nhảy vọt vào năm 2023, có thể cho thấy công ty đã cải thiện khả năng quản
lý tồn kho của mình, từ 42134 tỷ (2021) xuống còn 34,504 tỷ (2023) duy trì hàng tồn kho
ở mức hiệu quả hơn. Bên cạnh đó công ty đã tái cơ cấu tài sản ngắn hạn của mình, chẳng
hạn như tăng cường nắm giữ tiền mặt và đầu tư ngắn hạn, để cải thiện tính thanh khoản mà
không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho. Mặc dù có sự tiến triển về giá trị của tỷ số,
nhưng nhìn chung, tỷ số thanh toán nhanh trong 3 năm này vẫn nhỏ hơn 1 đồng nghĩa với
khả năng thanh toán toàn bộ khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn của doanh nghiệp là

18
không thể. Hay nói chính xác hơn, Hòa Phát sẽ gặp vấn đề trong việc thanh toán nhanh
chóng các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản của công ty Hòa Phát đã giảm rõ rệt từ
năm 2021 đến 2023 từ 0.12 xuống còn 0.06. Sự giảm này là do công ty đang chuyển hướng
vốn đầu tư vào các tài sản dài hạn hơn, như xây dựng nhà máy và mua sắm thiết bị mới,
nhằm mục tiêu mở rộng và cải tiến sản xuất. Dù cho thấy công ty có chiến lược đầu tư mạnh
mẽ và tăng trưởng, nhưng điều này cũng nâng cao mức độ rủi ro tài chính, bởi một tỷ lệ
vốn lưu động ròng thấp hơn có thể làm giảm khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn mà
không cần phải bán các tài sản lâu dài.
Tóm lại, tỷ số thanh toán hiện hành và nhanh của Hòa Phát vẫn ở mức an toàn qua
các năm, phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn tốt. Khả năng trả nợ lãi vay suy giảm
nhưng vẫn ở mức đáng kể. Điều này cho thấy tình hình tài chính ngắn hạn của công ty vẫn
lành mạnh mặc dù có sự suy giảm về khả năng sinh lời.

2.1.2 Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động

Tỷ số hiệu quả hoạt động 2021 2022 2023

Vòng quay tồn kho (Đơn vị: vòng) 3.17 3.25 3.07

Vòng quay khoản phải thu (Đơn vị:


33.55 35.66 26.56
vòng)
Thời gian khách hàng trả tiền bình quân
10.88 10.24 13.74
(Đơn vị: Ngày)

Vòng quay tài sản (Đơn vị: vòng) 0.97 0.81 0.66

Vòng quay tài sản cố định (Đơn vị:


2.22 2.02 1.67
vòng)

Vòng quay tồn kho của doanh nghiệp trong giai đoạn đạt tối ưu nhất vào năm 2022
tuy nhiên lại có dấu hiệu sa sút vào năm 2023 cùng với sự tăng của hàng tồn kho và giá vốn

19
hàng bán khiến cho khiến cho vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh so với năm trước, cho
thấy doanh nghiệp quản lý kém hiệu quả so với năm trước, dẫn đến hàng hóa ứ đọng trong
kho nhiều. Điều này có thể lý giải bằng hiện tượng suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến việc
bán và xuất khẩu tôn thép bị hạn chế hơn.
Vòng quay khoản phải thu tăng qua từng năm 2021 đến 2022 cho thấy khả năng thu
hồi công nợ từ các khách hàng của doanh nghiệp là tốt, và cho thấy công ty có những đối
tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng. Ngược lại, với các dấu hiệu của
việc khủng hoảng kinh tế, vòng quay khoản phải thu giảm mạnh vào năm 2023. Kỳ thu tiền
bình quân của doanh nghiệp tăng dần qua từng năm, cho thấy việc quản lý nợ của công ty
đang dần cải thiện qua từng năm nhưng việc cải thiện chưa mang lại hiệu quả nhất định.
Vòng quay tổng tài sản và vòng quay tài sản cố định cho biết cứ 1 đồng tài sản doanh
nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản của Hòa Phát lại giảm qua từng
năm, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp đang giảm, lý giải cho việc này
là do suy thoái kinh tế kéo dài làm thị trường bất động sản bị đóng băng, giảm nhu cầu sắt
thép và một phần do Hòa Phát đang đầu tư vào máy móc, thiết bị và xây dựng nhà máy
Dung Quất cho tương lai nên làm tăng tài sản cố định.
Tóm lại, hầu hết các tỷ số đều có xu hướng suy giảm, phản ánh những thay đổi tiêu
cực về hiệu quả hoạt động của Hòa Phát trong giai đoạn này. Các nguyên nhân có thể từ
việc công nợ kém hiệu quả hơn, cũng như tình hình kinh doanh sa sút dẫn đến việc sử dụng
tài sản để tạo doanh thu và sinh lời giảm đi. Đây là những vấn đề đáng lưu tâm và cần được
cải thiện trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.3 Nhóm tỷ số đòn cân nợ

Tỷ số đòn cân nợ 2021 2022 2023

Tỷ số Nợ (Đơn vị: %) 49.07 43.57 45.24

Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu (Đơn vị: %) 96.34 77.22 82.6

Tỷ số Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản 50.93 56.43 54.76

20
(Đơn vị: %)

Khả năng thanh toán lãi vay (Đơn vị: lần) 15.67 4.22 3.17
Tỷ số nợ giảm từ 49.07% xuống 43.57% vào năm 2022, sau đó tăng nhẹ lên 45.24%
vào năm 2023. Sự giảm từ 2021 đến 2022 có thể cho thấy doanh nghiệp đã giảm phụ thuộc
vào nợ để tài trợ cho hoạt động của mình hoặc đã thanh toán một phần nợ. Tăng nhẹ vào
năm 2023 có thể phản ánh việc tăng cường sử dụng nợ để tài trợ cho đầu tư và xây dựng
thêm nhà máy
Tỷ Số Nợ Trên Vốn Chủ Sở Hữu giảm từ 96.34% năm 2021 xuống 77.22% vào năm
2022 và sau đó tăng nhẹ lên 82.6% vào năm 2023. Sự giảm mạnh vào năm 2022 có thể là
do công ty đã giảm nợ ngắn hạn và trả bớt một phần nợ dài hạn, làm giảm sự phụ thuộc vào
nợ. Sự tăng nhẹ vào năm 2023 là do việc tăng nợ nhiều hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu.
Tỷ Số Vốn Chủ Sở Hữu Trên Tổng Tài Sản tăng từ 50.93% lên 56.43% vào năm
2022 và sau đó giảm nhẹ xuống 54.76% vào năm 2023. Sự tăng trong năm 2022 cho thấy
vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, là dấu
hiệu của sự ổn định tài chính. Giảm nhẹ vào năm 2023 có thể phản ánh việc doanh nghiệp
lại tăng cường sử dụng nợ.
Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay có sự giảm sút mạnh từ 15.67 lần vào năm 2021
xuống còn 4.22 lần vào năm 2022 và tiếp tục giảm xuống 3.17 lần vào năm 2023. Điều này
cho thấy công ty đang đối mặt với khó khăn tăng lên trong việc thanh toán lãi vay từ lợi
nhuận hoạt động của mình, có thể do tăng chi phí vay và giảm lợi nhuận hoạt động.Điều
này cho thấy khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đang suy giảm mạnh mẽ, phản ánh
áp lực tài chính tăng lên do việc sử dụng nợ hoặc giảm lợi nhuận.
Trong giai đoạn 2021-2023, Hòa Phát đã có những điều chỉnh về cơ cấu nợ và vốn
chủ sở hữu. Việc giảm tỷ lệ phụ thuộc vào nợ vào năm 2022 và tăng cường vốn chủ sở hữu
là dấu hiệu tích cực, cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng tăng cường sự ổn định tài chính.
Tuy nhiên, sự tăng nhẹ trong sử dụng nợ vào năm 2023 cùng với sự giảm đáng kể trong khả
năng thanh toán lãi vay cho thấy doanh nghiệp có thể đang đối mặt với áp lực tài chính tăng
lên. Nhìn chung, tỷ lệ nợ của công ty vẫn ở mức cao, cần được kiểm soát tốt. Khả năng sinh
21
lời và dòng tiền hoạt động cần được cải thiện để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản
nợ vay.
2.1.4 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời

Bảng: So sánh tỷ số khả năng sinh lời của Tập đoàn Hòa Phát từ 2021-2023
Tỷ số khả năng sinh lời 2021 2022 2023
Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu
23.06 5.97 5.72
(Đơn vị: %)
Khả năng sinh lời cơ bản (Đơn vị: %) 26.44 9.2 9.56
Suất sinh lợi trên tổng tài sản (Đơn vị: %) 22.26 4.87 3.82
Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường
46.03 9.04 6.84
(Đơn vị: %)
EPS (Đơn vị: Đồng) 8,630 1,636.39 1,175.46
Tỷ Lệ Lợi Nhuận Ròng Trên Doanh Thu giảm từ 23.06% trong năm 2021 xuống còn
5.97% vào năm 2022 và tiếp tục giảm nhẹ xuống 5.72% vào năm 2023. Sự giảm mạnh
trong tỷ lệ này có thể chỉ ra rằng doanh thu của Hòa Phát không còn hiệu quả trong việc tạo
ra lợi nhuận như trước, có thể do tăng chi phí sản xuất, tăng giá nguyên liệu, hoặc doanh
thu giảm.
Khả Năng Sinh Lời Cơ Bản từ 26.44% giảm mạnh xuống 9.2% vào năm 2022 và
sau đó tăng nhẹ lên 9.56% vào năm 2023. Điều này cho thấy, dù có sự phục hồi nhẹ, khả
năng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị doanh thu vẫn kém hiệu quả so với năm 2021.
Suất Sinh Lợi Trên Tổng Tài Sản giảm từ 22.26% xuống còn 4.87% và sau đó là
3.82% cho thấy khả năng của Hòa Phát trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận đang
giảm. Điều này có thể do tài sản tăng nhanh hơn doanh thu hoặc doanh thu giảm.
Suất Sinh Lợi Trên Vốn Cổ Phần Thường giảm mạnh từ 46.03% xuống còn 9.04%
và tiếp tục giảm xuống 6.84% phản ánh sự giảm lợi nhuận đối với cổ đông. Điều này cho
thấy lợi ích kinh tế mà cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào công ty đang giảm sút.
EPS Giảm từ 8,630 xuống 1,636.39 và sau đó là 1,175.46 cũng cho thấy lợi nhuận
dành cho mỗi cổ phiếu giảm mạnh, ảnh hưởng đến giá trị trả về cho cổ đông.

22
Từ 2021 đến 2023, Hòa Phát đã chứng kiến sự giảm sút đáng kể trong khả năng sinh
lời, điều này phản ánh qua các chỉ số tài chính chính. Để đối phó với tình hình này, Hòa
Phát cần tập trung vào việc kiểm soát chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất, đa dạng hóa
sản phẩm và thị trường, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh để cải thiện doanh thu và
lợi nhuận trong dài hạn. Đồng thời, việc tìm kiếm cơ hội trong thị trường mới và cải thiện
hiệu quả quản lý tài sản sẽ là chìa khóa để phục hồi và tăng trưởng bền vững.
2.1.5 Nhóm tỷ số giá thị trường

Tỷ số giá thị trường 2021 2022 2023

P/E 5.38 11 23.78

P/B 2.29 1.09 1.58

Tỷ số giá thị trường cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu (P/E) tăng đáng kể từ
5.38 trong năm 2021 lên 11 vào năm 2022 và tiếp tục tăng lên 23.78 vào năm 2023. Tỷ số
P/E phản ánh những kỳ vọng của nhà đầu tư vào khả năng sinh lời tương lai của công ty.
Sự tăng liên tục trong tỷ số P/E cho thấy nhà đầu tư có kỳ vọng cao hơn vào tăng trưởng
lợi nhuận của công ty trong tương lai.

Tỷ số thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu giảm từ 2.29 trong năm 2021 xuống 1.09
vào năm 2022, sau đó tăng nhẹ lên 1.58 vào năm 2023. Tỷ số thị giá cổ phiếu trên thư giá
cổ phiếu dùng để so sánh giá thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách của nó. Sự giảm giá
này có thể do giá cổ phiếu giảm hoặc giá trị sổ sách tăng. Tăng trở lại vào năm 2023 cho
thấy giá thị trường của cổ phiếu đã phục hồi hoặc giá trị sổ sách giảm tương đối so với giá
cổ phiếu.

Sự tăng đáng kể trong tỷ số giá thị trường cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu từ
năm 2021 đến 2023 cho thấy nhà đầu tư ngày càng lạc quan về khả năng tăng trưởng lợi
nhuận của Hòa Phát trong tương lai, dù lợi nhuận hiện tại có thể không tăng tương xứng.
Sự biến động của tỷ số thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu phản ánh sự thay đổi trong
đánh giá thị trường về giá trị sổ sách của công ty so với giá cổ phiếu. Cả hai tỷ số đều cung

23
cấp cái nhìn quan trọng về cách thị trường đánh giá về giá trị và tương lai của công ty, cho
thấy sự lạc quan của nhà đầu tư về khả năng sinh

2.2 Phân tích và so sánh công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) với 3 công ty
cùng ngành trong năm 2023

Ba công ty cùng ngành bao gồm:

- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (NKG)


- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG)
- Công ty Cổ phần Thép Pomina (POM)
2.2.1 Nhóm tỷ số thanh khoản

Nhóm tỷ số thanh khoản HPG NKG HSG POM Trung bình

Tỷ số thanh toán hiện thời 1.16 1.39 1.72 0.39 1.167


(Đơn vị: lần)

Tỷ số thanh toán nhanh 0.67 0.55 0.56 0.31 0.473


(Đơn vị: lần)

Tỷ số vốn lưu động ròng 0.06 0.22 0.27 -0.47 0.0067


trên tổng tài sản

(Đơn vị: lần)

Bảng 2.2.1 Các chỉ số thanh khoản của HPG và 3 công ty cùng ngành 2023

24
Biểu đồ nhóm tỷ số thanh khoản

Tỷ số thanh toán hiện thời Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số vốn lưu động ròng
trên tổng tài sản

HPG NKG HSG POM Trung bình

Nhận xét:

Tỷ số thanh khoản là tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp.

Tỷ số thanh toán hiện thời cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bao nhiêu đồng
tài sản lưu động. Từ bảng 2.2.1, ta thấy tỷ số thanh toán hiện thời của HPG là 1.16 sấp xỉ
với mức trung bình ba công ty cùng ngành là 1.167. HSG và NKG có tỷ số thanh khoản lớn
hơn HPG nhưng so với POM thì HPG lớn hơn nhiều. Điều này cho thấy, với cơ cấu tài sản
hiện tại, HPG có khả năng đáp ứng các khoản nợ tới hạn và đảm bảo doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh tốt nhất.

Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng của doanh nghiệp thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn bằng các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền mặt như tiền và tương đương tiền.
Tỷ số thanh toán nhanh của HPG là 0.67 cao hơn so với mức trung bình của ba công ty là
0.473. Tất cả 4 công ty đều có tỷ số dưới 1, điều này cho thấy hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều
và khả năng thanh toán toàn bộ khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn là không khả thi.

Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sử dụng tài sản lưu động
để thanh toán nợ ngắn hạn. Trong trường hợp của HPG, tỷ số này là 0.06, cao hơn so với
mức trung bình của ba công ty cùng ngành là 0.0067. HSG và NKG có tỷ số cao hơn HPG,
nhưng so với POM thì HPG vẫn cao hơn đáng kể. Tỷ số của HPG ở mức vừa phải, đủ để

25
duy trì mức tiền mặt ổn định và thực hiện thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ngược lại,
POM có tỷ số âm là -0.47, cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính và không
thể thanh toán nợ ngắn hạn đúng hạn.
2.2.2 Nhóm tỷ số hoạt động

Tỷ số hoạt động HPG NKG HSG POM Trung bình

Vòng quay tồn kho


3.07 2.75 3.81 3.6 3.39
(Đơn vị: vòng)

Vòng quay khoản phải thu


26.56 13.28 20.83 2.14 12.08
(Đơn vị: vòng)

Kỳ thu tiền bình quân


13.74 27.49 17.52 170.25 71.75
(Đơn vị: ngày)

Vòng quay tổng tài sản


0.66 1.45 1.84 0.31 1.2
(Đơn vị: vòng)

Vòng quay tài sản cố định


1.67 7.52 5.77 2.14 5.14
(Đơn vị: vòng)

Bảng 2.2.2 Các chỉ số hoạt động của HPG và 3 công ty cùng ngành 2023

26
Biểu đồ nhóm tỷ số hoạt động

Vòng quay tồn Vòng quay Kỳ thu tiền bình Vòng quay tổng Vòng quay tài
kho khoản phải thu quân tài sản sản cố định

HPG NKG HSG POM Trung bình

Nhận xét:

Vòng quay hàng tồn kho là chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một
công ty, thể hiện số lần công ty bán hết và tái nhập hàng tồn kho tromg khoảng thời gian
nhất định. HPG có vòng quay hàng tồn kho là 3.07, thấp hơn mức trung bình của ba công
ty cùng ngành là 3.39. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn đang thể hiện khá tốt trong việc quản
lý hàng tồn kho. HSG là doanh nghiệp duy nhất có vòng quay hàng tồn kho tăng mạnh,
trong khi NKG lại giảm mạnh hàng tồn kho ở mức 2.75. Các doanh nghiệp đã chủ động
duy trì mức tồn kho thấp, đặc biệt trong bối cảnh giá thép xây dựng trong nước liên tục sụt
giảm trong nhiều lần. Nguyên nhân giảm là do thị trường bất động sản bị đóng băng, các
doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước
này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

Vòng quay của khoản phải thu của HPG đang ở mức cao nhất, cho thấy khả năng thu
hồi nhanh chóng các khoản nợ phải thu từ khách hàng. Trong khi đó, POM có vòng quay
của các khoản phải thu thấp, tốc độ các khoản nợ phải thu của khách hàng chậm, dòng tiền
chưa được tối ưu và doanh nghiệp cần rà soát lại tình trạng khách hàng nợ lâu, xem xét cơ
cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng. Tuy nhiên, việc vòng quay của các khoản phải thu quá
lớn cũng không phải là điều tốt vì có thể dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh, khách hàng có thể
chuyển sang công ty khác có chính sách ưu đãi hơn, dễ dàng đánh mất khách hàng tiềm
năng.

27
Kỳ thu tiền bình quân của HPG là thấp nhất trong số các doanh nghiệp cùng ngành,
cho thấy việc thu tiền từ khách hàng nhanh chóng hơn và chính sách tín dụng nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, điều này cũng không lý tưởng vì khách hàng có thể tìm kiếm các công ty có
chính sách tín dụng linh hoạt hơn, dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh. Đối với POM, kỳ thu tiền
bình quân quá lớn, gây mất thời gian cho doanh nghiệp, thời gian thu hồi nợ lâu và ảnh
hưởng dòng tiền của doanh nghiệp.

Vòng quay tổng tài sản là chỉ số tài chính được dùng để đánh giá mức độ hiệu quả
mà một doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình để tạo ra doanh thu. Trong bối cảnh khó
khăn của thị trường thép, việc phải đóng cửa 5 lò cao luyện thép và giảm tồn kho đã dẫn
đến tổng tài sản giảm. HPG có vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với mức trung bình của
3 công ty cùng ngành, cho thấy việc sử dụng tài sản chưa hiệu quả. Do đó, Tập đoàn cần
tăng cường cơ cấu lại tài sản để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Quá trình đầu tư vào tài sản cố định của HPG thông qua các dự án lớn như Khu liên
hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, Nhà máy sản xuất container và Nhà máy điện máy
gia dụng đã dẫn đến tăng tài sản cố định và giảm vòng quay tổng tài sản cố định. Mức tỷ lệ
thấp này không có nghĩa là doanh nghiệp không hiệu quả. Trong khi đó, NKG có tỷ số vòng
quay tài sản cố định cao, cho thấy việc quản lý tài sản cố định hiệu quả, và sử dụng các
khoản đầu tư vào tài sản cố định một cách hiệu quả để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

28
2.2.3 Nhóm tỷ số đòn cân nợ

Tỷ số đòn cân nợ HPG NKG HSG POM

Tỷ số Nợ (Đơn vị: %) 45.24 55.68 37.92 84.67

Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu


82.6 125.62 61.09 552.41
(Đơn vị: %)

Tỷ số Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản


54.76 44.32 62.08 15.33
(Đơn vị: %)

Khả năng thanh toán lãi vay


3.17 1.61 1.75 -0.66
(Đơn vị: lần

Nhận xét:
Tỷ số nợ của HPG là 45.24%, thấp hơn đáng kể so với mức 55.68% của NKG và
84.67% của POM. Con số này cho thấy HPG sử dụng nguồn nợ ít hơn trong cơ cấu tài
chính, giảm rủi ro nợ và tăng khả năng thanh toán. Trong khi đó, mức nợ cao của POM sẽ
làm tăng gánh nặng trả nợ và lãi vay lên doanh nghiệp. HSG có tỷ số nợ thấp nhất trong
nhóm là 37.92%, phản ánh cơ cấu tài chính an toàn với ít nợ.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 82.6% của HPG thấp hơn nhiều so với 125.62% của
NKG và 552.41% của POM. Điều này cho thấy HPG sử dụng nguồn nợ ít hơn so với nguồn
vốn tự có, giảm thiểu rủi ro trong trường hợp gặp khó khăn. Trong khi đó, tỷ số cao của
NKG và đặc biệt là POM phản ánh họ đang phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nợ, ảnh hưởng
tiêu cực đến tình hình tài chính. HSG có tỷ lệ này thấp nhất 61.09%, ổn định về mặt cơ cấu
vốn.

Với khả năng thanh toán lãi vay lên tới 3.17 lần, HPG cho thấy lợi nhuận của công ty
có thể đủ để trả lãi vay nhiều hơn 3 lần. Đây là một tín hiệu rất tích cực về khả năng đảm
bảo nghĩa vụ trả nợ và giảm rủi ro lãi vay trong tương lai. Con số này cao hơn đáng kể so
với mức 1.61 lần của NKG và 1.75 lần của HSG. Tuy nhiên, tình hình của POM rất đáng

29
báo động khi có khả năng thanh toán lãi vay âm -0.66 lần. Điều này có nghĩa là lợi nhuận
của POM không chỉ không đủ để trả lãi vay mà còn bị thua lỗ, phản ánh tình trạng khủng
hoảng tài chính mà công ty đang phải đối mặt.
Trong năm 2023, HPG đã thể hiện tình hình nợ và khả năng thanh toán vô cùng tích
cực so với các đối thủ cạnh tranh. Với tỷ lệ nợ thấp, ít phụ thuộc vào nguồn vốn nợ, nhiều
nguồn vốn tự có và khả năng trả lãi vay cao gấp nhiều lần, HPG đã giảm thiểu được rủi ro
về nợ, đảm bảo thanh khoản và hoạt động kinh doanh ổn định. Điều này tạo lợi thế cạnh
tranh lớn so với NKG và đặc biệt là so với POM - doanh nghiệp đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn về nợ nần, thiếu vốn tự có và thua lỗ khiến khả năng trả lãi vay trở nên bấp
bênh. Nếu không có những thay đổi kịp thời, POM có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản
hoặc vỡ nợ trong tương lai gần. HSG cũng có tình hình tài chính tốt nhưng vẫn xếp sau
HPG trong nhóm về chỉ số nợ và khả năng thanh toán.
2.2.4 Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi

Tỷ số khả năng sinh lợi HPG NKG HSG POM

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần 5.72 0.63 0.09 -29.18

Tỷ lệ lãi EBIT 9.56 2.53 1.08 -11.59

Suất sinh lợi trên tổng tài sản 3.82 0.91 0.17 -8.93

Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường 6.87 8.7 0.28 -45.51

EPS 1,175.46 445.95 49.41 -3,435.81

Nhận xét:

HPG có tỷ suất sinh lợi 5.72%, cao nhất trong nhóm, cho thấy khả năng tạo ra lợi
nhuận từ doanh thu thuần tốt nhất. Điều này phản ánh hiệu quả kinh doanh và khả năng
kiểm soát chi phí tốt của HPG, giúp công ty sinh lời nhiều hơn từ hoạt động kinh doanh.

30
NKG và HSG có tỷ suất sinh lợi thấp hơn nhiều, chỉ 0.63% và 0.09% tương ứng, cho
thấy sự kém hiệu quả trong việc chuyển đổi doanh thu thành lợi nhuận, có thể do chi phí
cao hoặc giá bán không đủ mạnh.

POM ghi nhận tỷ suất âm (-29.18%), điều này chỉ ra rằng công ty này đang chịu lỗ từ
hoạt động kinh doanh chính, một dấu hiệu rõ ràng của vấn đề nghiêm trọng về hoạt động
kinh doanh của công ty.

Tỷ lệ lãi EBIT của HPG tiếp tục dẫn đầu với 9.56%. Đây là mức cao hơn nhiều so với
2.53% của NKG, 1.08% của HSG và vượt trội so với mức thua lỗ -11.59% của POM. Điều
này cho thấy HPG có khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh chính rất tốt.

Mặc dù ROEA 6.87% của HPG thấp hơn mức 8.7% của NKG, nhưng vẫn cao hơn
nhiều so với 0.28% của HSG và vượt trội so với mức âm -45.51% của POM. Điều này thể
hiện HPG sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả hơn để sinh lời so với HSG và tránh được tình
trạng thua lỗ nặng nề như POM.

Với EPS đạt 1,175.46 đồng/cổ phần, HPG có mức cao nhất vượt bậc hơn hẳn so với
các công ty cùng ngành cho thấy khả năng vận hành và tình hình kinh doanh của VHC đang
ở mức rất tốt. Đây có thể xem là một yếu tố giúp nhà đầu tư có cơ sở chọn lựa cổ phiếu của
công ty này.so với 445.95 đồng của NKG, 49.41 đồng của HSG và vượt trội so với mức âm
-3,435.81 đồng của POM. Con số cao này phản ánh khả năng sinh lời tốt của HPG, tạo ra
nhiều lợi nhuận hơn cho các cổ đông công ty.

Tóm lại, trong nhóm các công ty được phân tích, Hòa Phát (HPG) vượt trội hầu hết
các chỉ số về khả năng sinh lợi, cho thấy hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời cao.
HPG sử dụng nguồn lực, tài sản và vốn hiệu quả để tạo ra lợi nhuận lớn cho cổ đông. Ngược
lại, POM đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng nề, không tạo ra lợi nhuận, phản
ánh nhiều vấn đề về hiệu quả hoạt động. NKG và HSG vẫn đang có lờ nhưng có khả năng
sinh lợi khiêm tốn hơn so với HPG.

31
2.2.5 Nhóm tỷ số giá thị trường

Tỷ số giá thị
HPG NKG HSG POM
trường

P/E 23.78 55.28 461.4 -1.49

P/B 1.58 1.2 1.3 0.89

Nhận xét:

Xét về chỉ số P/E (tỷ số giá/thu nhập), HPG có mức 23.78 lần, thấp hơn đáng kể so
với 55.28 lần của NKG và 461.4 lần của HSG. Điều này cho thấy cổ phiếu HPG được định
giá hấp dẫn hơn so với thu nhập mà công ty đem lại cho nhà đầu tư. Trong khi đó, P/E âm
-1.49 lần của POM phản ánh tình trạng thua lỗ và thiếu khả năng sinh lời của doanh nghiệp
này trong năm vừa qua.

Về chỉ số P/B (tỷ số giá/giá trị sổ sách), cổ phiếu HPG được giao dịch ở mức 1.58 lần
giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần. Tỷ lệ này cao hơn một chút so với NKG (1.2 lần) và HSG
(1.3 lần) nhưng thấp hơn so với POM (0.89 lần). Mức P/B dưới 1 lần của POM cho thấy
giá cổ phiếu thấp hơn giá trị ghi sổ, có thể do tình hình kinh doanh thua lỗ của công ty.

Đánh giá tổng thể, với chỉ số P/E thấp và P/B ở mức vừa phải, cổ phiếu HPG được
định giá hấp dẫn hơn so với NKG và HSG trên khía cạnh lợi nhuận và giá trị sổ sách. Trong
khi đó, P/E cao của HSG cho thấy cổ phiếu này bị định giá quá cao so với khả năng sinh
lời. Việc POM bị định giá thấp là do tình trạng thua lỗ nặng nề của doanh nghiệp.

32
Phần 3. ƯỚC TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TRUNG BÌNH
WACC.
3.1 Cơ sở lý thuyết:
3.1.1 Định nghĩa:

WACC, hay Weighted Average Cost of Capital, là một chỉ số quan trọng trong tài
chính doanh nghiệp. Nó đo lường chi phí trung bình của việc huy động vốn để hoạt động
kinh doanh. WACC thường được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư mới của công ty. WACC
được thể hiện dưới dạng %.
WACC được sử dụng như một chỉ số để đánh giá tính khả thi của các dự án đầu tư
mới. Nếu tỷ lệ lợi nhuận từ dự án cao hơn so với WACC, thì dự án đó có thể được coi là
hấp dẫn. Ngược lại, nếu lợi nhuận dự kiến thấp hơn WACC, thì dự án có thể không mang
lại giá trị cao cho công ty.
3.1.2 Công thức tính:
𝐸 𝐷
WACC = ( × 𝐾𝑒 ) + ( × 𝐾𝑑 × (1 − 𝑇𝑐 ))
𝑉 𝑉

Trong đó:
E = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của công ty
D = Giá trị thị trường của khoản nợ của công ty
V = E+D
𝐾𝑒 = Chi phí vốn chủ sở hữu, được tính toán bằng mô hình định giá tài sản vốn CAPM
𝐾𝑑 = Chi phí nợ, được tính toán bằng chi phí nợ dài hạn của doanh nghiệp
𝑇𝑐 = Mức thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong công thức tính này, E/V đại diện cho tỷ lệ tài trợ dựa trên vốn chủ sở hữu,
trong khi D/V đại diện cho tỷ lệ tài trợ dựa trên nợ. Do đó, công thức WACC liên quan đến
tổng của hai số hạng: (E/V x Re) và (D/V x Rd x (1 – Tc). Số hạng (E/V x Re) thể hiện giá
trị gia quyền (weighted value) của vốn chủ sở hữu, trong khi (D/V x Rd x (1 – Tc) thể hiện
giá trị gia quyền (weighted value) của vốn nợ.
3.2 Tính toán.
3.2.1 Cơ cấu nguồn vốn:

Theo số liệu vào 29/12/2023, giá đóng cửa là 27950, tổng lượng cổ phiếu là
5814785700. Do đó ta có thể dễ dàng tính được vốn hóa thị trường E là
162,523,260,315,000.

33
Dựa vào Báo cáo tài chính thường niên của Hòa Phát, nợ vay ngắn hạn là
54,981,883,180,636; nợ vay dài hạn là 10,399,119,292,481 => Tổng nợ vay là
65,381,002,473,117.
Tổng nợ vay là 65,381,002,473,117 và Vốn hóa thị trường là 162,523,260,315,000
=> Tổng nguồn vốn V là 227,904,262,788,117.
Kết quả tính có thể được tóm gọn ở bảng sau:

Năm 2023

Vốn hóa thị trường( E ) 162,523,260,315,000

Nợ vay

Nợ vay ngắn hạn (1) 54,981,883,180,636

Nợ vay dài hạn (2) 10,399,119,292,481

Tổng nợ vay (D)= (1) + (2) 65,381,002,473,117

Tổng nguồn vốn (V) = ( E ) + (D) 227,904,262,788,117

3.2.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:

Mô hình định giá tài sản vốn theo phương pháp CAPM cho thấy mối quan hệ giữa
tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi và mức bù rủi ro, do vậy có thể sử dụng phương pháp
CAPM để xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần thường và có thể xác định theo công thức
sau:
𝐾 𝑒 = 𝑅𝑓 + 𝛽𝑖 (𝑅𝑚 − 𝑅𝑓 )

Trong đó:
Ke: Chi phí sử dụng vốn
Rf: Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm
Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng thị trường; Rm - Rf = Adj. Default Spread + Equity risk
premium
βi: Hệ số đo lường rủi ro thực tế của cổ phiếu của công ty so với danh mục thị trường

34
Theo dữ liệu 1/1/2024 và 1/2/2024 cho thấy Adj. Default Spread và Equity risk
premium lần lượt 3,3% và 9,0%, lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm Rf theo dữ liệu năm
2023 là 3,21%. Do đó Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường Rm = 3,3% + 9,0% + 3,21%
= 15,49%.
Dựa vào chỉ số Beta mà Vietstock cung cấp năm 2023 về cổ phiếu của HPG năm
2023 là 1,66 và các số liệu đã tính ở trên thì Chi phí sử dụng vốn là: Ke = 3,21% + 1,66 x
(15,49% - 3,21%) = 23,595%.
Kết quả tính được tóm tắt ở bảng sau:

Equity

Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm (Rf) 3,21%

Chỉ số Beta 1,66

Tỷ suất sinh lợi theo thị trường

Adj. Default Spread 3,3%

Equity risk premium 9,0%

Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng theo thị trường


(Rm) 15,49%

Chi phí sử dụng vốn (Ke) 23,595%


Chi phí nợ vay Kd được tính bằng cách trung bình lãi suất trung và dài hạn cho doanh nghiệp
của 4 ngân hàng lớn ở Việt Nam trong năm 2023, số liệu được thu thập và trình bày trong bảng
sau:

Ngân hàng Lãi suất

VCB 6,3%

Agribank 6,5%

BIDV 6,5%

Vietinbank 6,7%
Do đó Chi phí nợ vay Kd = (6,3% + 6,5% + 6,5% + 6,7%) / 4 = 6,5%.

35
3.2.3 Chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số WACC:

Thuế thu thập doanh nghiệp tc năm 2023 là 20%, sử dụng công thức tính WACC đã
nêu ở phần 3.1.2 và Chi phí nợ vay và Chi phí vốn cổ phần đã được tính ở trên, ta có WACC
của năm 2023 như sau:
WACC = 71,3% x 23.595% + 28,7% x 6,5% x (1-20%) = 18,32%

Năm 2023

Tỷ lệ Equity/Tổng nguồn vốn 71,3%

Chi phí sử dụng vốn (Ke) 23,595%

Tỉ lệ Debt/Tổng nguồn vốn 28,7%


Chi phí nợ vay (Kd) 6,5%

Thuế TNDN (Tc) 20%

WACC 18.32%

36
Phần 4. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY, ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU.
4.1 Định giá công ty
Định giá doanh nghiệp góp phần cung cấp thông tin về giá trị của một doanh nghiệp
từ đó năm bắt được tình hình kinh doanh nhằm phục vụ cho các quyết định như đầu tư hợp
lý, quản lý hiệu quả, tăng giảm quy mô hoạt động,...
Phương pháp định giá dựa theo bảng cân đối kế toán..
Dựa vào bảng cân đối kế toán. Giá trị doanh nghiệp là giá trị của tài sản trên bảng
cân đối kế toán tại thời điểm chúng ta muốn xác định giá trị doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp = Tổng giá trị tài sản hiện có - Các khoản nợ
2021 2022 2023

Tổng tài sản 178,236 170,336 187,783

Các khoản nợ 87,455 74,223 84,946


Giá trị doanh
90,781 96,113 102,837
nghiệp

Đơn vị: tỷ đồng


Bảng 4.1 Giá trị doanh nghiệp 2021-2023
Phương pháp có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu. Có tính pháp lý rõ ràng: Các quy định
về tiến hành định giá theo phương pháp tài sản ròng khá chi tiết và rõ ràng.- Phản ánh đúng
đắn và trực quan giá trị của các tài sản hiện có của doanh nghiệp theo giá hiện hành ở thời
điểm đánh giá. Vì thế nó được coi là một căn cứ quan trọng để thương lượng giao dịch giữa
người bán và người mua hoặc khi tiến hành thanh lý, giải thể doanh nghiệp Tuy nhiên ít
được sử dụng trong thực tế vì mang tính lí thuyết.
Nhược điểm là các giá trị của các báo cáo trên bảng cân đối kế toán đều là giá trị
lịch sử, nên tính hữu ích đối với các đối tượng sử dụng thông tin về giá trị doanh nghiệp sẽ
rất hạn chế.
Ngoài ra còn đa dạng các phương pháp định giá công ty:

37
Phương pháp chiết khấu dòng tiền: giá trị hiện tại của dòng tiền tự do trong tương
lai của doanh nghiệp thông qua xác định dòng tiền tự do trong tương lai của doanh nghiệp
và xác định chi phối vốn bình quân để chiết khấu dòng tiền đó về quy về giá trị hiện tại.
Phương pháp định giá trên cơ sở so sánh giá trị thị trường: phương pháp đánh giá
các triển vọng ngắn hạn và dài hạn về sự phát triển và khả năng sinh lời của các doanh
nghiệp có sự tương đồng.
4.2 Định giá cổ phiếu:
4.2.1 Phương pháp P/E

Định nghĩa: P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị
trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
Công thức : P/E =
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ộ𝑡 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 (𝐸𝑃𝑆)

2021 2022 2023

EPS 8,630.00 1,636.00 1,175.00

P/E 5.38 11.00 23.78

Giá trị Cổ phiếu 46429.4 (đồng) 17,996 (đồng) 27,941.5 (đồng)


= 𝐸𝑃𝑆 × 𝑃/E

Bảng 4.2 Định giá Cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát 2021-2023

38
Nhận xét:
P/E của tập đoàn Hòa phát có sự tăng trưởng qua hằng năm và luôn dương trong ba
năm 2021, 2022 và 2023 đã chứng tỏ có sự tăng trong mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả
để nhận được một đồng lợi nhuận từ một cổ phiếu. P/E tập đoàn Hòa Phát năm 2022 tăng
gấp đôi năm 2021 do thị trường thép có sự khởi sắc trong tình hình kinh doanh cũng như
sản lượng tiêu thụ. Đầu năm 2022, tình hình tiêu thụ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng
vượt trội. Trong tháng 1 và 2 sản lượng tiêu thụ thép xây dựng lần lượt là 381 nghìn tần và
447 nghìn tấn tiêu thụ HRC lần lượt đạt 228 nghìn tấn và 238 nghìn tấn8. Năm 2023 là một
năm gặt hái nhiều thành tựu của Hòa Phát khi ghi nhận kết quả kinh doanh tốt. Cụ thể,
doanh thu của Tập đoàn này ghi nhận 34.925 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023
và lợi nhuận sau thuế đạt 2.969 tỷ đồng, tăng 249% so với cùng kỳ 2022 và 48 % so với
quý trước9. Bên cạnh đó, cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán lại đang trong đà tăng
mạnh mẽ đi liền với sự tăng giá cổ phiếu của Hòa Phát. Tính từ đầu tháng 6 năm 2023, cổ

8
Dương Thiện Chí(04/04/2022), MBSecurities Báo cáo cập nhật CTCP Tập Đoàn Hòa Phát. Truy cập từ:
https://photo-cms-tinnhanhchungkhoan.epicdn.me/Uploaded/2024/cqjwqcqdh/2022_04_04/baocaocapnhathpg-
7464.pdf
9
Hòa Phát (22/01/2024), Hòa Phát đạt 6.800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2023. Truy cập
từ:https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/hoa-phat-dat-6-800-ty-dong-loi-nhuan-sau-thue-trong-nam-2023.html

39
phiếu HPG đã tăng 36% qua đó leo lên mức cao nhất trong vòng gần 16 tháng trở lại đây
so sánh với doanh nghiệp cùng ngành
Ưu điểm và nhược điểm phương pháp P/E:
− Ưu điểm: Đây là phương định giá khá đơn giản, dễ tính toán.
− Nhược điểm: Do trong công thức tính toán có yếu tố P(Price) – giá thị trường của
cổ phiếu, nên nếu thị trường chứng khoán hoạt động không ổn định, giá cả cổ phiếu bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường thì tỷ số P/E sẽ bị sai lệch, từ đó ảnh
hưởng đến kết quả tính toán.
4.2.2 Phương pháp P/B

Định nghĩa: P/B (Price-to-Book Value), là chỉ số được sử dụng để so sánh giá của
một cổ phiếu với giá trị sổ sách của doanh nghiệp đó, có thể xác định được cổ phiếu có
đang bị định giá thấp hơn giá trị thực hay của nó hay không.
Chỉ số P/B phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: tốc độ tăng trưởng, doanh
thu, lợi nhuận, cạnh tranh, độ an toàn về tài chính,…
𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑉ố𝑛 ℎó𝑎 𝑐ô𝑛𝑔 𝑡𝑦
Công thức: P/B = =
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ỡ ℎữ𝑢

2021 2022 2023

P/B 2.29 1.09 1.58

Bảng 4.3 Chỉ số P/B của tập đoàn Hòa Phát 2021-2023
Nhận xét:
Từ năm 2021 đến năm 2023, giá trị P/B của tập đoàn Hòa Phát có xu hướng lớn hơn
1. P/B của tập đoàn Hòa Phát có giá trị cao và đạt đỉnh vào năm 2021. Năm 2022 là một
năm chứng kiến sự giảm mạnh của P/B trong có có tháng giá trị này của Hòa Phát dưới 1.
Nguyên nhân là tình cảnh kinh tế gặp nhiều thử thách, trong đó nhu cầu tiêu thụ thép đang
ở mức thấp dẫn đến giá thép giảm còn chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào và các chi phí

40
khác như vận chuyển lại tăng khiến chi phí lãi vay tăng cao. Ngoài ra cổ phiếu của công ty
đang liên tục bị bán mạnh trên sàn chứng khoán. Giá thị trường cổ phiếu của Hòa Phát năm
2023 tăng góp phần giúp cho chỉ số P/B tăng nhẹ trở lại. Ngoài ra, HPG đề xuất phương án
phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023 (cổ phiếu
thưởng) với số lượng hơn 581,4 triệu cổ phiếu.

Hình 2: Tương quan định giá P/B của cổ phiếu HPG với P/B ngành thép Việt Nam
Nhận xét:
So sánh chỉ số P/B của Hòa Phát với các công ty cùng ngành và P/B của ngành, chỉ
số P/B Hòa Phát tương đối cao có thể xem các nhà đầu tư bỏ ra cho mình một số tiền cao
hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp để sở hữu cổ phiếu của Hòa Phát. Trước năm 2022, P/B
Hòa Phát so với ngành thép có khoảng rõ rệt nhưng trong vòng 2 năm gần đây sự chênh
lệch không lớn và vào những tháng cuối năm 2022, P/B của Hòa Phát có xu hướng thấp
hơn ngành thép tuy nhiên có xu hướng tăng lại và cao nhẹ hơn P/B ngành năm 2023, hứa
hẹn sẽ có một đà tăng trưởng trong thời gian tới.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp P/B
Ưu điểm: Chỉ số P/B luôn dương nên là công cụ hữu hiệu trong việc định giá với
những doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ.Chỉ số P/B mang lại hiệu quả rất tốt khi dùng để
định giá những doanh nghiệp có nhiều tài sản với khả năng thanh khoản cao. (công ty bảo
hiểm, ngân hàng,…)
Nhược điểm: Giá trị ghi sổ của cổ phiếu sẽ không phản ánh đúng giá trị thị trường
hiện tại của tài sản. Vì thế, nếu nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số P/E mà đã đưa ra được kết
41
luận hoàn toàn về cổ phiếu của công ty thì đôi khi cũng không thật sự chính xác.

4.2.3 Các phương pháp khác

Định giá theo phương pháp theo phương pháp FCFF:


Dòng tiền thuần FCFF phản ánh: dòng tiền sau thuế từ hoạt động kinh doanh được
phân phối cho cả chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp

Thành phần

(+) Giá trị hiện tại giai đoạn 2023F-2027F 89,229 tỷ đồng

(+) Giá trị hiện tại của giá trị dài hạn 123,931 tỷ đồng

Giá trị doanh nghiệp 206,160 tỷ đồng

(+) Tiền và tương đương tiền 34,592 tỷ đồng

(-) Nợ 58,210 tỷ đồng

Giá trị vốn chủ sở hữu 182,543 tỷ đồng

Số lượng cổ phiếu 5,814 triệu cp

Giá trị cổ phiếu 31,400 nghìn đồng

Bảng 4.4: Định giá theo phương pháp theo phương pháp FCFF
(Nguồn: MBS Research)
Ưu điểm và nhược điểm FCFF
Ưu điểm: Cho thấy dòng thu nhập của doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản (không tính
đến cơ cấu nguồn vốn). Khi dòng thu nhập tăng lên đáng kể thì giá trị doanh nghiệp cũng
tăng lên. Phù hợp với các doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính cao hoặc đang trong
quá trình thay đổi đòn bẩy tài chính.
Nhược điểm: Doanh nghiệp được định giá dựa trên dòng tiền trước lãi vay, nó có thể làm
che lấp rủi ro về cơ cấu tài chính. Hệ số nợ được sử dụng trong WACC đòi hỏi doanh nghiệp
phải đưa ra giả định không hợp lý: doanh nghiệp phải theo đuổi và duy trì hệ số nợ trong
tương lai, bất chấp điều này có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp.

42
43
KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát từ năm
2021 đến 2023, có thể thấy rằng Hòa Phát đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành
tựu đáng kể. Dù Hòa Phát đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ biến động
thị trường thép toàn cầu, áp lực từ chi phí nguyên liệu và sự cạnh tranh khốc liệt, nhưng với
chiến lược đầu tư bền vững và khả năng thích ứng linh hoạt, tập đoàn vẫn duy trì được vị
thế hàng đầu trong ngành.
Thông qua việc phân tích và đánh giá báo cáo tài chính của Tập đoàn Hòa Phát trong
giai đoạn từ 2021 đến 2023, chúng tôi nhận thấy rằng công ty đã có những bước tiến đáng
kể trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa cấu trúc tài chính. Mặc dù phải đối
mặt với các thách thức từ biến động thị trường và cạnh tranh gay gắt, nhưng nhờ vào chiến
lược đầu tư và phát triển mạnh mẽ, Hòa Phát đã duy trì được mức thanh khoản tốt và khả
năng trả nợ ổn định. Đặc biệt, các phân tích về tỷ số thanh khoản, hiệu quả hoạt động, và
đòn bẩy tài chính cho thấy công ty đã thực hiện tốt các bước điều chỉnh cần thiết để ứng
phó với những biến động của thị trường. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh lời và hiệu quả sử dụng tài
sản cho thấy còn một số hạn chế trong quản lý và vận hành công ty.
Việc định giá công ty và cổ phiếu đã sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn như P/E
và P/B để cung cấp cái nhìn sâu sắc về giá trị của Hòa Phát trên thị trường. Các kết quả cho
thấy, mặc dù có những biến động nhất định, nhưng nhìn chung, giá trị thị trường của Hòa
Phát vẫn được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư, phản ánh niềm tin vào khả năng tăng trưởng
và phát triển của công ty trong tương lai.

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TRUNG KHÚC (14/01/2024), Tăng trưởng cho ngành thép trong năm 2024. Báo Nhân
Dân. Truy cập từ https://nhandan.vn/nganh-thep-du-bao-tang-truong-10-trong-nam-
2024-post792035.html
[2] Hữu Mạnh – Yến Mai (18/10/2023), Ngành Xây dựng tăng trưởng 6,17% trong 9 tháng
đầu năm 2023. Báo Xây dựng. Truy cập từ https://baoxaydung.com.vn/nganh-xay-
dung-tang-truong-617-trong-9-thang-dau-nam-2023-362872.html
[3] Luân Dũng (11/01/2022), Chốt tổng mức đầu tư cao tốc Bắc – Nam gần 147 nghìn tỷ
đồng. Tiền Phong. Truy cập từ https://tienphong.vn/chot-tong-muc-dau-tu-cao-toc-bac-
nam-gan-147-nghin-ty-dong-post1408729.tpo
[4] Minh An (8/8/2023), Những gói thầu của Sân bay Long Thành và doanh nghiệp hưởng
lợi tiềm năng. Truy cập từ https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/nhung-goi-thau-cua-san-
bay-long-thanh-va-doanh-nghiep-huong-loi-tiem-nang-1886360.html
[5] Huyền Vy (18/07/2023), Thị trường thép trong nước vẫn “nguội lạnh”, VSA kiến nghị
“lập hàng rào” ngăn thép nhập khẩu. Truy cập từ https://vneconomy.vn/thi-truong-thep-
trong-nuoc-van-nguoi-lanh-vsa-kien-nghi-lap-hang-rao-ngan-thep-nhap-khau.htm
[6] Hữu Việt (22/11/2022), Giá USD tăng cao, doanh nghiệp thép lao ao vì áp lực tỉ giá.
Truy cập từ https://cafeland.vn/tin-tuc/gia-usd-tang-cao-doanh-nghiep-thep-lao-dao-
vi-ap-luc-ti-gia-115338.html
[7] HPG News, (14/09/2023), Định hướng phát triển “Thép xanh” của Tập đoàn Hòa Phát,
Truy cập từ: https://www.hoaphat.com.vn/tin-tuc/dinh-huong-phat-trien--thep-xanh--
cua-tap-doan-hoa-phatttttttttttttttttttttt.html
[8] Thanh Hương, (30/03/2023), Sau cú sốc 2022, Hoà Phát chỉ đặt kế hoạch lợi nhuận
8.000 tỷ đồng cho năm 2023, Truy cập từ: https://baodautu.vn/sau-cu-soc-2022-hoa-
phat-chi-dat-ke-hoach-loi-nhuan-8000-ty-dong-cho-nam-2023-d186544.html
[9] Hà Anh, (22/01/2024), Năm 2023, Hòa Phát báo lãi đạt 6.800 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn
thành 85% kế hoạch năm, Truy cập từ: https://vneconomy.vn/nam-2023-hoa-phat-bao-
lai-dat-6-800-ty-dong-loi-nhuan-hoan-thanh-85-ke-hoach-nam.htm

45
[9] Hà Anh, (22/01/2024), Năm 2023, Hòa Phát báo lãi đạt 6.800 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn
thành 85% kế hoạch năm, Truy cập từ: https://vneconomy.vn/nam-2023-hoa-phat-bao-
lai-dat-6-800-ty-dong-loi-nhuan-hoan-thanh-85-ke-hoach-nam.htm
[9] HPG: CTCP Tập đoàn Hòa Phát - Hoa Phat Group - Tài chính. VietstockFinance. Truy
cập từ https://finance.vietstock.vn/HPG/tai-chinh.htm?tab=CSTC

46

You might also like