Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 53

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÀI TẬP LỚN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA
VIỆT NAM – VINAMILK

Lớp L01-- Nhóm 03 -- HK232


GVHD: ThS. Hàng Lê Cẩm Phương

STT Họ và tên MSSV Email


1 Nguyễn Thị Bích Duyên 2210555 duyen.nguyen290704@hcmut.edu.vn
2 Trần Quỳnh Giang 2210833
3 Nguyễn Ngọc Hân 2210942
4 Lê Thị Diễm Hằng 2210924
5 Nguyễn Thị Hậu 2210967
6 Bùi Quang Dũng 2210561

TP. HỒ CHÍ MINH, 2024


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM –
VINAMILK ......................................................................................................................... 2

1.1 Tóm tắt về hoạt động của công ty .............................................................................. 2


1.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty............................................................................. 2

1.1.2 Lịch sử hình thành .................................................................................................. 4


1.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban................................................... 5

1.2 Tóm tắt thị trường hoạt động của Vinamilk............................................................. 8


1.2.1 Vị thế của Vinamilk ............................................................................................... 8
1.2.2 Quy mô của Vinamilk............................................................................................ 9
1.2.3 Các lĩnh vực hoạt động của Vinamilk.................................................................. 10
1.2.4 Địa bàn hoạt động của Vinamilk ......................................................................... 11

1.3 Phân tích đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ và tiềm năng tăng
trưởng của công ty trong tương lai. .............................................................................. 13
1.3.1 Phân tích đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ .................................... 13
1.3.2 Phân tích đánh giá tiềm năng tăng trưởng của Vinamilk trong tương lai ............ 17
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ .................................. 19
BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH .................................................. 19

2.1 Phân tích các báo cáo tài chính ............................................................................... 19

2.2 Bình luận đánh giá tình hình tài chính ................................................................... 23
2.2.1 Phân tích xu hướng.............................................................................................. 23
2.2.2. Phân tích so sánh ................................................................................................ 30

2.3 Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC ................................................. 34
2.3.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 34
2.3.2. Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC .............................................. 35

2.4 Định giá công ty và định giá cổ phiếu ..................................................................... 38


2.4.1 Các phương pháp định giá công ty...................................................................... 38
2.4.2 Phương pháp định giá cổ phiếu ........................................................................... 42

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................... 46

Kết luận chung ................................................................................................................ 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 48


LỜI MỞ ĐẦU

Với nền kinh tế thị trường ngày nay và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các
doanh nghiệp thì thị trường chứng khoán và đầu tư cổ phiếu đã trở thành những khái
niệm phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và thị trường tài
chính nói riêng. Với các công ty đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán,
biến động giá cổ phiếu có thể ảnh hưởng nhanh chóng và trực tiếp đến hoạt động và tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì thế các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ về tình
hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có thể đưa ra các quyết định chính xác
và linh hoạt. Do đó, việc nghiên cứu thông tin về doanh nghiệp và các vấn đề liên quan
là vô cùng quan trọng. Với Môn học Tài chính doanh nghiệp, chúng em có thể phần nào
tìm được câu trả lời cho các vấn đề trên. Bởi qua môn học này chúng em được học rất
nhiều kiến thức và công cụ tài chính trong các doanh nghiệp bao gồm cả việc làm quen
với các quyết định tài chính như quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn hay những
khái niệm về cổ phiếu, trái phiếu,… Bên cạnh đó, chúng em còn nhận ra được vai trò
quan trọng của chức năng tài chính trong doanh nghiệp và có thêm cái nhìn mới cho
hướng đi sự nghiệp sau này.
Đặc biệt, qua bài tập lớn ”Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần Sữa
Việt Nam - Vinamilk” , chúng em đã thực hành việc phân tích báo cáo tài chính thực tế
của một công ty. Nhờ thế, chúng em học được cách đánh giá doanh nghiệp bằng cách
dự đoán xu hướng phát triển, phân tích tiềm năng và định giá cổ phiếu. Bài tập này giúp
chúng em hiểu rõ hơn về công ty, tình hình kinh doanh và diễn biến của cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán. Kết quả cuối cùng của bài tập sẽ giúp chúng em đưa ra những
kết luận và dự đoán về tình hình của doanh nghiệp. Ngoài ra, qua việc hoàn thành báo
cáo này, chúng em cũng có cơ hội rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu, kỹ năng
làm việc nhóm và trình bày báo cáo.
Cuối cùng, nhóm 03 xin gửi lời cảm ơn đến cô Hàng Lê Cẩm Phương đã giảng
dạy cho chúng em những kiến thức quý giá cũng như những ý kiến đóng góp để nhóm
có thể hoàn thành bài tập một cách tốt nhất. Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét
và những ý kiến của thầy để có thể rút được kinh nghiệm cho các bài báo cáo tương tự
sau này. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.

1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA
VIỆT NAM – VINAMILK
1.1 Tóm tắt về hoạt động của công ty
1.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
* Giới thiệu sơ lược
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company)
tên viết tắt là Vinamilk, có tiền thân là Công ty Sữa - Cà phê - Bánh kẹo miền Nam,
được thành lập vào năm 197, được biết đến là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh sữa
và các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đặc,... Ngoài ra, Vinamilk
được Brand Finance công bố là thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới đồng thời là doanh
nghiệp hàng đầu về sữa. Đến cuối năm 2023 Vinamilk chiếm khoảng 40% thị phần sữa
Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán
hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc
gia khác trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Trung Đông, Đông Nam
Á,…

Trải qua 46 năm hoạt động , Vinamilk vẫn luôn theo đuổi theo tầm nhìn của mình
chính là “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và
sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”, cùng với đó là sứ mệnh “ Vinamilk cam kết
mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính
sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội

*Logo và sự hưởng ứng :

Ngày 6/7/2023, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức công bố
nhận diện thương hiệu mới. Sau 47 năm không ngừng nỗ lực, Vinamilk đang từng bước
trở thành công ty thực phẩm hàng đầu, tiếp tục mở rộng sứ mệnh "chăm sóc cốt lõi" để
phù hợp hơn cho giai đoạn phát triển mới.

2
Hình ảnh thương hiệu trước đây của Vinamilk (1976-2023)

Hình ảnh thương hiệu mới của Vinamilk ( 2023 – nay)

Bộ nhận diện được thực hiện một cách bài bản và có đầu tư kỹ lưỡng, là thành
quả sau một năm dài chuẩn bị. Ngôn ngữ thiết kế mới của Vinamilk là sự cân bằng tinh
tế các khía cạnh cốt lõi của thương hiệu: Giá trị truyền thống với bước tiến mới, và di
sản Việt với khát vọng vươn tới toàn cầu. Logo mới của Vinamilk được cập nhật từ dạng
phù hiệu sang dạng biểu tượng chữ. Chữ “Vinamilk” được viết nét tay mạnh mẽ, phóng
3
khoáng. Tổng thể logo đơn giản mà táo bạo, ấn tượng và mang bản sắc “luôn là chính
mình” như tinh thần mới của thương hiệu.Không những thế bộ nhận diện thương hiệu
mới ra mắt của Vinamilk còn tạo xu hướng mới bùng nổ khắp mạng xã hội, đưa thương
hiệu sữa hàng đầu Việt Nam tiếp cận với nhiều người hơn.
1.1.2 Lịch sử hình thành
Nói đến sữa ở Việt Nam, không thể nào không nhắc đến Công ty Cổ phần
Sữa Việt Nam Vinamilk. Trải qua gần 47 năm hình thành và phát triển để trở thành
thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
• Năm 1976, Vinamilk được thành lập có tên là Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam,
trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam dựa trên cơ sở tiếp quản
3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm :
o Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost).
o Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina).
o Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestlé, Thụy Sỹ)
• Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công
nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo
• Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức
đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp
nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
• Năm 1994, Vinamilk đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển
thị trường tại Bắc Bộ, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy.
• Năm 1996: Vinamilk liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để
thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện
cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Trung Bộ.
• Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công nghiệp Trà Nóc,
Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng
bằng sông Cửu Long.
• Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11).
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.
• Năm 2004: Mua lại Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty
lên 1,590 tỷ đồng.

4
• Năm 2007: Vinamilk bắt đầu sử dụng khẩu hiệu "Cuộc sống tươi đẹp" cho công
ty.
• Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang
trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, và Tuyên Quang. Đồng thời thay khẩu hiệu từ "Cuộc
sống tươi đẹp" sang "Niềm tin Việt Nam".
• Năm 2010: Thay khẩu hiệu từ "Niềm tin Việt Nam" sang "Vươn cao Việt Nam".
• Năm 2016: Khánh thành nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia.
• Năm 2017: Khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, trang trại bò sữa
hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
• Năm 2018: Khởi công dự án tổ hợp trang trại bò sữa Organic Vinamilk Lao-Jagro
tại Lào. Là công ty đầu tiên sản xuất sữa A2 tại Việt Nam.
• Tháng 7/2023: Thay đổi logo và khẩu hiệu thành "Vui Khỏe Mỗi Ngày".
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

a. Cơ cấu tổ chức
Theo cấu trúc tổ chức của Vinamilk, các cấp quản lý được phân tầng theo thứ tự
sau: cấp quản lý tối cao, cấp quản lý trung gian, cấp quản lý cơ sở và nhân viên. Mô
hình quản trị của Vinamilk là mô hình cấp 1, mô hình bao gồm đại hội đồng cổ đông và
hội đồng quản trị, ban giám đốc, ngoài ra còn có ủy ban kiểm toán thuộc hội đồng quản
trị. Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thiết kế một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng
ban một cách khoa học và hợp lý, đồng thời phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành
viên và phòng ban trong công ty.

5
Ảnh: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần sữa Việt Nam

Ảnh: Chủ tịch HĐQT của Vinamilk

6
Ảnh: Tổng Giám Đốc của Vinamilk

b. Chức năng các phòng ban


Dựa vào sơ đồ tổ chức trên, Vinamilk hiện tại có các phòng ban chức năng sau
đây:
Đại hội đồng cổ đông của Vinamilk: bao gồm tất cả cổ đông, từ cổ đông thông
thường đến cổ đông ưu đãi biểu quyết, và được coi là cơ quan quyết định cao nhất của
công ty cổ phần. Đại hội cổ đông có quyền quyết định về phương án kinh doanh và
nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty. Ngoài ra,
đại hội đồng cổ đông còn có thể quyết định sửa đổi hoặc bổ sung vào vốn điều lệ của
công ty, cũng như bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban
kiểm soát hoặc quyết định giải thể, tổ chức lại công ty.
Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý cao nhất trong cấu trúc tổ chức của Vinamilk.
Vị trí này có toàn quyền quyết định về mục tiêu và quyền lợi của công ty, trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị của Vinamilk được bầu ra
bởi đại hội cổ đông, bao gồm một chủ tịch và 10 thành viên.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của Vinamilk: người chịu trách nhiệm phân công
và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Họ được bổ nhiệm bởi hội đồng
quản trị và có vai trò quan trọng trong việc phát triển và đưa thương hiệu Vinamilk trở
nên nổi tiếng trên thị trường quốc tế.

7
Ban kiểm soát: trong cơ cấu tổ chức có 4 thành viên, được bầu ra bởi đại hội đồng
cổ đông. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát là 5 năm và có thể được bầu lại vô số lần. Chức
năng của ban kiểm soát là kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, trung thực và cẩn trọng trong
quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Công việc kiểm tra và giám sát bao gồm kế
toán, thống kê và báo cáo tài chính để bảo vệ lợi ích của cổ đông một cách hợp pháp.
Đặc biệt, ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.
1.2 Tóm tắt thị trường hoạt động của Vinamilk
1.2.1 Vị thế của Vinamilk
Trải qua gần 50 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã
trở thành công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam, thiết lập được vị thế đáng tự hào trên bản
đồ ngành công nghiệp sữa thế giới. Doanh nghiệp này hiện đang nằm trong Top 40 nhà
sản xuất sữa lớn nhất thế giới về doanh thu (theo Plimsoll, Anh Quốc) và được báo cáo
thường niên ngành “ Thực phẩm và đồ uống” của Brand Finance 2023 đánh giá là
thương hiệu sữa tiềm năng và có khả năng phát triển nhất trên thế giới, với giá trị thương
hiệu đạt cán mốc 3 tỷ USD.

Sự đầu tư và nỗ lực không ngừng của Vinamilk luôn được các tổ chức cả trong
và ngoài nước đánh giá tích cực. Báo cáo “Dấu chân thương hiệu 2023” – Brand
Footprint do Worldpanel, Kantar mới công bố cũng là cột mốc đánh dấu hơn 1 thập kỉ
Vinamilk xuất hiện ở các vị trí dẫn đầu trong Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua
nhiều nhất gần đây với tỷ lệ mua gần 90% của các hộ được khảo sát. Không những thế,
Vinamilk còn tiếp tục được vinh danh lần thứ 11 liên tiếp vào danh sách 50 công ty niêm
yết tốt nhất của Forbes Việt Nam và là đại diện duy nhất của ngành sữa được xướng tên
trong bảng xếp hạng “Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2023” theo
báo Nhịp cầu Đầu tư.

8
Bảng xếp hạng thương hiệu Sữa và sản phẩm thay thế Sữa theo Brand Footprint 2023

1.2.2 Quy mô của Vinamilk

Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, tử 3 nhà máy tiếp quản ban đầu,
đến nay Vinamilk đã mở rộng quy mô, phát triển khi đang điều hành và quản lý hệ thống
4 công ty về bò sữa và hoạt động sản xuất sữa tươi nguyên liệu, bao gồm Công ty TNHH
MTV Bò sữa Việt Nam, Công ty TNHH MTV Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa, Công ty
TNHH Lao - Jargo Development XiengKhouang và Công ty Cổ phần Giống Bò sữa
Mộc Châu. Vinamilk hiện đang có tổng cộng 3 chi nhánh văn phòng bán hàng tại Việt
Nam, và 1 văn phòng đại diện tại Thái Lan, 15 nhà máy trong nước và 1 nhà máy sữa
tại Campuchia (Angkormilk), 15 trang trại bò sữa với tổng khai thác hơn 146.000 con
cả trong và ngoài nước.

9
Với mục tiêu tích cực triển khai các khía cạnh phát triển bền vững, đẩy mạnh
nâng cao sức khỏe cộng đồng, Vinamilk đã quản lý khí thải nhà kính, góp phần giảm
dấu chấn cacbon là một trong những trọng tâm được Vinamilk tích cực triển khai. Hiện
nay, 13 trang trại, 10 nhà máy của Vinamilk đã được lắp đặt hoàn thiện năng lượng mặt
trời, đẩy mạnh lắp đặt hoàn thiện năng lượng xanh như Biomass (tại nhà máy), Biogas
(tại trang trại). Ngoài ra, Vinamilk cũng đầu tư mạnh để xây dựng mô hình trang trại bò
sữa như Green Farm, nhằm định hướng theo nông nghiệp bền vững. Các nhà máy của
Vinamilk cũng đều được chuyển đổi mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ cao, vận dụng kinh
tế tuần hoàn từ rất sớm để giảm phát thải. Hệ thống nhà máy trong nước này đã giúp
Vinamilk có thể phát triển hơn 250 loại sản phẩm sữa thuộc 13 nhóm ngành hàng từ sữa
đặc, sữa nước, sữa bột, sữa chua, kem, nước giải khát,..

Hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt

trên mái nhà sản xuất của trang trại của Vinamilk

1.2.3 Các lĩnh vực hoạt động của Vinamilk


Vinamilk, “ông lớn” ngành sữa Việt Nam, không chỉ là một doanh nghiệp mà
còn mang sứ mệnh quan trọng đóng góp những giá trị quan trọng cho ngành công nghiệp
sữa cũng, thúc đẩy sức khỏe và sự phát triển bền vững của cộng đồng, xã hội. Với chuỗi
lĩnh vực hoạt động đa dạng, Vinamilk đã và đang từng bước hoàn thành sứ mệnh của
mình. Các lĩnh vực hoạt động của Vinamilk bao gồm:

• Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa hộp, sữa đặc, sữa bột,sữa tươi, sữa
đậu nành, và các sản phẩm từ sữa khác,..
• Sản xuất và kinh doanh đồ uống như nước giải khác, bia, rượu, cà phê,..

10
• Sản xuất và kinh doanh thực phẩm như bánh, bột dinh dưỡng, kem,..
• Vận tải và kho bãi
• Sản xuất bao bì và sản phẩm nhựa
• Chăn nuôi và trồng trọt
• Bán lẻ
• Phòng khám đa khoa
1.2.4 Địa bàn hoạt động của Vinamilk
Vinamilk là công ty dẫn đầu về thị trường công nghiệp sữa ở Việt Nam nên địa
bàn hoạt động hầu như có mặt ở các tỉnh thành phố lớn trong nước, ngoài ra, công ty
còn mở rộng thị trường ra nước ngoài. Vinamilk hiện đang là doanh nghiệp hàng đầu
của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam với hơn 40% thị phần sữa cụ thể là
54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5%
thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.

Bảng xếp hạng thị phần ngành sữa Việt Nam năm 2022

11
Sự tiện lợi trong mua sắm chiếm một tỷ trọng cao trong quyết định mua hàng của
người tiêu dùng nhanh và các sản phẩm đồ uống, dinh dưỡng vì thế Vinamilk đã xây
dựng mạng lưới rộng rãi khắp nơi, đảm bảo cung cấp sản phẩm trực tiếp đến tay người
tiêu dùng mình nhanh nhất. Sản phẩm Vinamilk đã trở nên phổ biến và dễ tìm trên khắp
Việt Nam khi Vinamilk đang vận hành 657 cửa hàng "Giấc mơ sữa Việt" và 67 cửa hàng
sữa Mộc Châu trải đều trên khắp 63 tỉnh, thành phố; hệ thống phân phối ở các siêu thị
lớn như Coopmart, Big C đến các cửa hàng tiện lợi như Vinmart, Family Mart, ... và các
điểm bán lẻ trên toàn quốc với hơn 240.000 kênh.

Vinamilk tập trung hiệu quả kinh doanh chủ yếu tại thị trường Việt Nam, nơi
chiếm khoảng 80% doanh thu trong vòng 3 năm tài chính vừa qua. Tuy nhiên, công ty
cũng xuất khẩu sản phẩm ra ngoài từ khi chỉ xuất khẩu 1 sản phẩm duy nhất là sữa bột,
bột ăn dặm vào Trung Đông, đến nay Vinamilk đã xuất khẩu hàng loạt sản phẩm đa
dạng đến gần 60 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới, bao gồm các cường quốc như Úc,
Campuchia, Singapore, Nhật Bản,..Mỗi sản phẩm của Vinamilk khi "xuất ngoại" đều
mang theo những câu chuyện nhiều ý nghĩa, đầy tâm huyết của người tiên phong mở lối
cho ngành sữa Việt Nam, trên hành trình đưa một thương hiệu quốc gia vươn ra toàn
cầu. Điển hình như sữa đặc Ông Thọ của Vinamilk đã xuất khẩu với hơn 21 quốc gia,
mở cửa thành công nhiều thị trường bao gồm cả những thị trường khó tính như Hàn
Quốc, Nhật,.. Không những thế, sự nhạy bén nắm bắt thị hiếu và dốc lực tìm hiểu thị
trường tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc, sữa chua trái cây của Vinamilk đã được
đối tác đặc biệt khen ngợi và trở thành sản phẩm được người dân yêu thích. Hay câu
chuyện của Vinamilk tại Trung Đông là một điển hình sống động, với thương hiệu sữa
bột Dielac, bột ăn dặm RiDielac đã trở thành bạn đồng hành của nhiều thế hệ trẻ em
trong suốt 25 năm qua. Câu chuyện về hộp sữa tươi hữu cơ đạt chuẩn Organic châu Âu
của Vinamilk hiện đã chinh phục được người tiêu dùng tại thị trường Singapore ở phân
khúc organic cao cấp, vốn rất cạnh tranh và nhiều thách thức. Hay tại Nhật Bản, đất
nước nổi tiếng về yêu cầu chất lượng, nhiều sản phẩm Vinamilk đã thâm nhập thành
công nhờ vào chất lượng sản phẩm và cả dịch vụ.

12
1.3 Phân tích đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ và tiềm năng tăng
trưởng của công ty trong tương lai.
1.3.1 Phân tích đánh giá hoạt động của công ty trong quá khứ

Bảng 1: So sánh các khoản mục trong bảng Báo cáo hoạt động kinh doanh (BCHĐKD) giai
đoạn 2019 - 2022 (Nguồn: https://www.vinamilk.com.vn/vi/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-
chinh)

Tình hình doanh thu

13
Trong giai đoạn 2019 - 2021, doanh thu của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam tăng
hơn 4,6 nghìn tỷ đồng. Để đạt được thành tích trên, Vinamilk đã không ngừng đa dạng
và đổi mới các sản phẩm với gần 250 sản phẩm các loại, riêng ngành hàng sữa nước đã
sở hữu gần 50 loại sản phẩm, đáp ứng gần như mọi nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu
dùng đang ngày càng trở nên phong phú hơn. Ngoài ra Vinamilk cũng rất chú trọng
trong chiến dịch Marketing của mình khi quảng cáo sản phẩm với điệu nhạc bắt tai, hình
ảnh sống động. Từ đó độ nhận diện thương hiệu của Vinamilk càng được củng cố.
Hai năm liên tiếp (2019 - 2020), Vinamilk tiếp tục duy trì vị trí thương hiệu sữa
được người Việt Nam chọn mua nhiều nhất và cúng là năm thứ 4 liên tiếp là thương
hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chịn mua nhiều nhất trong ngành hàng tiêu dùng
nhanh FMCG (do báo cáo “Dấu chân thương hiệu” được công bố bởi Kantar
WorldPanel). Đó là minh chứng cho sự tin cậy của Vinamilk ở thị trường nội địa, tạo
tiền đề cho sản phẩm của Vinamilk vươn xa thế giới.
Bên cạnh kinh doanh các sản phẩm từ sữa, Tập đoàn còn kinh doanh các thực
phẩm công nghệ, kho, bến bãi, vận tải, sản xuất, chăn nuôi, chế biến và kinh doanh các
sản phẩm chăn nuôi và hỗn hợp bột phục vụ hoạt động chăn nuôi,... Chính vì vậy, doanh
thu của Vinamilk luôn cao và tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, năm 2022 chứng kiến sự
suy giảm về doanh thu của Tập đoàn - hơn 59,96 nghìn tỷ đồng, giảm 0.98% so với năm
2021. Theo ban lãnh đạo Vinamilk, nguyên nhân của tình trạng này là do nguyên vật
liệu đầu vào tiếp tục duy trì ở mức cao do thiếu hụt nguồn cung và ảnh hưởng từ khủng
hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu. Thêm vào đó, việc giá dầu thô tăng cao đã làm đội thêm
chi phí vận chuyển, đẩy giá vốn bán hàng và nhiều chi phí đầu vào tăng theo, trong khi
đó, những sản phẩm của Vinamilk thường là những thực phẩm giá cả khó thay đổi. Công
ty khắc phục phần nào bằng cách chủ động nguồn cung trong nước như sữa tươi nguyên
liệu thu mua từ trang trại, đường…Doanh thu từ hoạt động tài chính giai đoạn 2019 -
2022 nhìn chung tăng 1,7 lần, tuy nhiên 2021 có giảm 336,6 tỷ đồng so với năm 2020
do lãi tiền gửi và tiền cổ tức giảm. Nhìn chung, tổng doanh thu của Công ty Cổ phần
sữa Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 có nhiều biến động, tăng trong giai đoạn 2019 -
2021, giảm trong giai đoạn 2021 - 2022.

14
Tình hình chi phí

Chi phí tài chính của Vinamilk tăng liên tục và nhanh - khoảng 430,57 tỷ đồng,
gấp 3,3 lần trong suốt giai đoạn 2019 - 2022. Số liệu trên cho thấy được Vinamilk đang
huy động vốn và tài trợ các dự án mở rộng.
• Ngày 12/09/2019: Công ty nhận được Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư
ra nước ngoài, đăng ký hiệu chỉnh lần 2 về việc tăng vốn đầu tư của Công
ty tại công ty con do Công ty sở hữu 100% là Driftwood Dairy Holding
Corporation, bang California, từ 10 triệu USD lên 20 triệu USD.
• Ngày 27/09/2021: Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam - Công ty Cổ phần
đã góp vốn là 23.460 triệu VND vào Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật
để thành lập công ty con này
• Ngày 09/03/2022: Công ty đã góp thêm vốn là 8.220.273 USD (tương
đương 188.902 triệu VND) vào Lao-Jagro Developement Xiengkhouang
Co., Ltd

Chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp nhìn chung đều giảm, lần lượt giảm là
445,2 và 119,5 tỷ đồng trong giai đoạn 2019 - 2022 (tuy nhiên chỉ có năm 2020 chi phí

15
hai khoản mục này đều tăng). Nguyên nhân cho sự suy giảm về chi phí này là do tình
hình dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế khó khăn, dẫn đến sức mua giảm, chính vì thế
Công ty cắt giảm về số lượng sản phẩm cũng như các chi phí khác để hạn chế bị giảm
lợi nhuận.
Tình hình lợi nhuận

Sau khi trừ các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại của Công ty Cổ
phần sữa Vinamilk tương đối biến động. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế tăng gần 1,1 lần
so với năm 2019. Tuy nhiên đến từ giai đoạn 2020 - 2022, lợi nhuận sau thuế giảm rõ
rệt từ khoảng hơn 11,2 nghìn tỷ đồng giảm xuống còn khoảng 8,6 nghìn tỷ đồng - do
dịch bệnh Covid-19, khủng khoảng kinh tế toàn cầu, xung đột giữa Nga - Ucraina là cho
chi phí xăng dầu leo thang,... dẫn đến nhiều chi phí tăng, cắt giảm nhiều sản lượng, từ
đó lợi nhuận giảm
Thế nhưng, mặc dù lợi nhuận của Vinamilk có giảm nhưng nhìn chung vẫn là
một con số khá ấn tượng trong khoảng thời gian 2019 - 2022. Đó là sự nỗ lực của cả
Tập đoàn trong việc siết chặt chi tiêu, mở rộng đầu tư có chọn lọc, phát triển sản phẩm
mới chất lượng cao, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá,...

16
1.3.2 Phân tích đánh giá tiềm năng tăng trưởng của Vinamilk trong tương lai

Báo cáo Brand Finance năm 2022 đã đánh giá Vinamilk là thương hiệu sữa triển
vọng nhất toàn cầu. Trong lĩnh vực F&B, báo cáo thường niên của Brand Finance chỉ ra
rằng thương hiệu Vinamilk hiện có giá trị ước tính là 2,8 tỷ USD, tăng 18% so với năm
2021 và đã leo lên hạng cao hơn trong nhiều bảng xếp hạng về giá trị và sức mạnh
thương hiệu. Trong ngành sữa, Vinamilk đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các
bảng xếp hạng quan trọng. Cụ thể, thương hiệu này đã leo lên vị trí thứ 6 trong danh
sách Top 10 thương hiệu sữa có giá trị nhất trên toàn cầu và tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong
danh sách Top 5 thương hiệu sữa mạnh nhất toàn cầu. Đáng chú ý, Vinamilk là đại diện
duy nhất từ khu vực Đông Nam Á và chỉ xếp sau một thương hiệu đến từ thị trường sữa
lớn nhất thế giới là Ấn Độ về sức mạnh thương hiệu. Từ đây, ta thấy được những thành
tựu to lớn mà Vinamilk đã đạt được trong vài năm trở lại đây, kết quả này đặc biệt có ý
nghĩa hơn khi năm 2021 là một năm chứng kiến hàng loạt thách thức của đại dịch tác
động lên mọi doanh nghiệp. Điều này cũng chứng tỏ sức mạnh của nền tảng mà thương
hiệu này đã xây dựng, không chỉ giúp Vinamilk vượt qua biến động của thị trường mà
còn tăng về giá trị và sức mạnh nhờ vào chiến lược đúng đắn và bền vững mà họ kiên
định theo đuổi

Ảnh: Một số giải thưởng và danh hiệu của Vinamilk năm 2022
Lũy kế cả năm 2023, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của Vinamilk lần lượt
đạt 60.368.915.511.505 tỷ đồng và 9.019.354.165.051 tỷ đồng, lần lượt tăng 0,7% và
17
5,2% so với năm 2022 (doanh thu thuần và lãi ròng Vinamilk năm 2022 đạt
59.956.247.197.418 và 8.577.575.319.708). Hãng sữa này đã vượt qua 95% mục tiêu
doanh thu và đạt được 105% mục tiêu lợi nhuận cả năm so với kế hoạch kinh doanh
trong năm 2023 và Vinamilk dự kiến mục tiêu tăng trưởng cho cả doanh thu và lợi nhuận
trong năm 2024 nhằm hướng tới việc phục hồi kinh tế. Trong quý 1/2024, Vinamilk đã
chốt giá sữa bột không béo (WMP) ở mức thấp, dao động khoảng 2.700 - 2.800 USD/tấn
là mức giá thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại. Tác động tích cực từ giá nguyên liệu
thuận lợi được kỳ vọng sẽ đưa lãi ròng của Vinamilk tăng trưởng cao hơn trong thời
gian tới. Hiện ACBS dự đoán rằng lợi nhuận ròng của Vinamilk (mã cổ phiếu VNM)
năm 2024 có thể tăng 11% so với năm 2023, với điều kiện giá nguyên liệu duy trì ở mức
thấp nhất trong 5 năm qua.
Ngoài việc giá nguyên vật liệu thuận lợi dẫn đến sự kỳ vọng doanh thu sẽ tăng
cao, thì trong quý 3/2023 Vinamilk đã thông báo ra mắt bao bì mới cho sản phẩm sữa
nước. Bao bì mới của Vinamilk sẽ thu hút sự chú ý và nổi bật hơn so với bao bì của các
đối thủ trong ngành (với màu xanh và trắng truyền thống), tạo ra ấn tượng mạnh mẽ đầu
tiên với khách hàng. Hãng sữa này đã tiến hành loạt chiến dịch marketing vào quý 4
nhằm tạo sự lan tỏa hình ảnh bộ nhận diện thương hiệu mới cũng như tăng cường nhận
diện cho dòng sản phẩm sữa tươi cao cấp Green Farm để lan tỏa hình ảnh trẻ trung, năng
động của thương hiệu mới. Vinamilk đã thể hiện dấu hiệu tích cực trong việc tái định vị
thương hiệu, cho thấy sự linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với môi trường kinh doanh
mới. Hơn thế nữa, Vinamilk đã điều chỉnh hương vị sản phẩm để để phù hợp với khẩu
vị hiện đại của người tiêu dùng và đã thu hút nhiều khách hàng trở lại với sản phẩm sữa
nước của họ nhờ hương vị thanh khiết hơn. Từ đó mở ra thêm tiềm năng phát triển mạnh
mẽ hơn của hãng sữa này trong tương lai.

18
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ
BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

2.1 Phân tích các báo cáo tài chính


Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng so sánh Kết quả hoạt động kinh doanh 2021, 2022 và 2023
(Nguồn: vinamilk.com.vn
19
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Vinamilk có nhiều biến động trong khoảng thời
gian này. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2021 đến năm 2022
giảm nhẹ (1,54%) dẫn đến sự sụt giảm của lợi nhuận gộp (9,06%) gây ảnh hưởng đến
doanh thu của Vinamilk nhưng không đáng kể. Mặc dù vậy, hoạt động tài chính trong
năm 2021 đến năm 2022 đã mang về doanh thu cao hơn bất chấp việc lợi nhuận gộp và
doanh thu bán hàng giảm (13,60%). Nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn
có dấu hiệu giảm so với năm trước đó (17,57%). Lợi nhuận sau thuế TNDN cũng theo đó
mà giảm khoảng 19,33% cho thấy giai đoạn này là khoảng thời gian khó khăn trong việc
kinh doanh của công ty, tuy vậy Vinamilk vẫn duy trì cho doanh thu và lợi nhuận không
bị giảm xuống mức báo động.
Trong khoảng từ năm 2022 đến 2023, cụ thể là doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty đã được cải thiện hơn so với năm trước đó (0,67%). Doanh
thu từ hoạt động tài chính tiếp tục tăng thậm chí có phần tăng mạnh hơn (24,38%), dẫn
đến sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế (5,15%). Qua đó cho thấy Vinamilk đã luôn duy trì
và cải thiện của hoạt động kinh doanh của mình để đạt được nhiều doanh thu hơn khoảng
thời gian khó khăn trước đó.
Tóm lại, mức tăng doanh thu của Vinamilk theo từng năm vẫn được duy trì tốt.
Mặc dù trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022 công ty gặp khó khăn trong
việc kinh doanh khiến mức tăng trưởng có phần chậm lại và doanh thu cùng với đó là lợi
nhuận giảm sút nhưng nhìn chung mức độ giảm không đáng kể, đó là nỗ lực tối ưu và
đồng thời có những chiến lược giảm thiểu chi phí đến từ ban lãnh đạo công ty Vinamilk.

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ


20
Năm Chênh lệch
2021 2022 2023 2021-2022 2022-2023
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
(VND) (VND) (VND) (VND) (%) (VND) (%)
Lợi nhuận trước -
12,922,235,4 10,495,534,6 10,967,899,3 472,364,
thuế điều chỉnh 2,426,700,81 (18.78) 4.50
86,919 76,745 91,486 714,741
cho các khoản 0,174
Khấu hao và phân - -
2,121,337,73 2,095,449,85 2,054,586,86
bổ 25,887,876,1 (1.22) 40,862,9 (1.95)
4,780 8,677 4,472
03 94,205
Phân bổ lợi thế 245,540,115, 245,540,115, 245,540,115,
0 0.00 0 0.00
thương mại 225 225 225
Các khoản dự -
33,465,629,1 (4,572,925,07 26,862,358,1 31,435,2 (687.4
phòng 38,038,554,2 (113.66)
86 8) 83 83,261 2)
64
Lỗ chênh lệch tỷ
giá do đánh giá lại (1,658,368,62 3,222,766,87 7,448,121,73 4,881,135,50 4,225,35
(294.33) 131.11
các khoản mục có 8) 3 5 1 4,862
gốc ngoại tệ
Lỗ từ thanh lý và
-
xóa sổ tài sản cố 73,844,049,5 88,472,438,5 65,791,983,8 14,628,389,0 (25.64
19.81 22,680,4
định và xây dựng 08 79 17 71 )
54,762
cơ bản dở dang
Thu nhập từ cổ
- -
tức, lãi tiền gửi và (1,106,041,40 (1,210,689,71 (1,543,397,43
104,648,310, 9.46 332,707, 27.48
hoạt động đầu tư 7,749) 8,561) 9,960)
812 721,399
khác
Lỗ chia từ công ty -
45,044,429,8 24,475,976,4 80,631,298,6 56,155,3
liên kết 20,568,453,4 (45.66) 229.43
89 03 46 22,243
86
Chi phí lãi vay 88,799,090,6 166,039,091, 354,094,837, 77,240,001,0 188,055,
86.98 113.26
63 744 255 81 745,511
Thu nhập từ khoản
(70,747,452,4
vay được miễn - - - - - -
70)
giảm
Lợi nhuận từ
hoạt động kinh -
14,351,819,3 11,903,472,2 12,259,457,5 355,985,
doanh trước 2,448,347,02 (17.06) 2.99
07,323 80,607 30,859 250,252
những thay đổi 6,716
vốn lưu động
Biến động các (516,850,818, (288,077,307, (244,987,138, 228,773,510, 43,090,1 (14.96
(44.26)
khoản phải thu 361) 677) 316) 684 69,361 )
Biến động hàng -
tồn kho (2,260,680,84 851,263,069, (1,021,313,38 3,111,943,91 1,872,57 (219.9
(137.66)
2,222) 739 9,573) 1,961 6,459,31 8)
2
Biến động các - -
1,484,048,32 (386,032,574, (443,378,131,
khoản phải trả và 1,870,080,89 (126.01) 57,345,5 14.86
1,527 554) 758)
nợ phải trả khác 6,081 57,204
Biến động chi phí -
(73,120,062,1 7,868,182,21 (63267.3 80,988,2 (110.7
trả trước 115,756,136 73,235,818,2
14) 2 3) 44,326 6)
50
Tiền lãi vay đã trả - -
(98,339,684,9 (141,304,083, (302,707,839,
42,964,398,9 43.69 161,403, 114.22
32) 849) 570)
17 755,721
Thuế thu nhập
(2,356,597,91 (1,975,289,76 (1,564,073,94 381,308,148, 411,215, (20.82
doanh nghiệp đã (16.18)
2,369) 3,439) 9,237) 930 814,202 )
nộp

21
Tiền chi khác cho -
(1,171,540,56 (1,063,638,38 (1803,441,70 107,902,181,
hoạt động kinh (9.21) 739,803, 69.55
3,209) 2,197) 2,254) 012
doanh 320,057
Lưu chuyển tiền - -
9,431,973,56 8,827,273,17 7,887,423,56 (10.65
thuần từ hoạt 604,700,387, (6.41) 939,849,
3,893 6,561 2,263 )
động kinh doanh 332 614,298
Lưu chuyển tiền -
thuần từ hoạt (3,933,248,08 3,472,771,51 (2,988,548,51 7,406,019,60 6,461,32 (186.0
(188.29)
động đầu tư 7,209) 5,098 0,501) 2,307 0,025,59 6)
9
Lưu chuyển tiền - 8,067,51
(5,257,397,63 (12,360,289,3 (4,292,773,66 (65.27
từ hoạt động tài 7,102,891,72 135.10 5,704,65
7,789) 65,923) 1,270) )
chính 8,134 3
Lưu chuyển tiền -
241,327,838, (60,244,674,3 606,101,390, 666,346, (1106.
thuần trong năm 301,572,513, (124.96)
895 09) 592 064,901 07)
204

Bảng so sánh lưu chuyển tiền tệ của Vinamilk các năm 2021, 2022 và 2023
(Nguồn : vinamilk.com.vn)
Trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022, lợi nhuận trước thuế bị giảm
đi đáng kể (18,78%) dẫn đến sự giảm đi của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh, đây là chỉ số quan trọng cho thấy khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh của
Vinamilk chưa được cải thiện so với năm trước, qua đó thấy được công ty vẫn đang tiếp
tục duy trì và nâng cao hiệu suất hoạt động để không bị thua lỗ từ năm 2021 đến năm
2022. Hoạt động lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và tài chính được duy trì
nhưng có phần giảm đi tuy nhiên vẫn đang được cải thiện theo hướng tích cực, điều này
cho thấy được chiến lược đầu tư và quản lý nợ của Vinamilk ngày càng tiến bộ và tối ưu
hơn trong khoảng thời gian này.
Tuy nhiên vượt qua những khó khăn trong năm 2022 mà trong khoảng từ năm
2022 đến 2023, hoạt động lưu chuyển tiền tệ của công ty có nhiều điều được cải thiện.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinamilk vẫn có xu hướng giảm
(10,65%), tuy vậy lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư vẫn được duy trì ở mức tốt và đang
dần được cải thiện hơn nhờ sự nỗ lực tối ưu của công ty. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài
chính cũng đang dần được cải thiện theo hướng tích cực.
Nhìn chung từ năm 2022 đến năm 2023, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh,
đầu tư và tài chính của công ty bị ảnh hưởng, hạn chế bởi những khó khăn gây nên sự sụt
giảm đến hoạt động lưu chuyển tiền tệ của Vinamilk. Nhưng nhờ sự phản ứng kịp thời với
các chiến lược phù hợp được Vinamilk đề ra đã giảm thiểu tối đa sự suy giảm của lưu

22
chuyển tiền tệ trong năm. Đó là tiền đề để công ty có thể vượt qua được thời điểm khó
khăn và duy trì là công ty sữa hàng đầu Việt Nam cho đến hiện tại.
2.2 Bình luận đánh giá tình hình tài chính
2.2.1 Phân tích xu hướng

Chọn năm 2021 là năm gốc, xem xét giữa các năm tiếp theo, bảng phân tích xu
hướng sẽ được lập như sau:

2021 2022 2023


(%) (%) (%)
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 87,4 99,5
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 100 97,9 124

II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 100 82,8 95,7

III.Các khoản phải thu ngắn hạn 100 104,8 112,2

IV. Hàng tồn kho 100 81,8 90,4

V. Tài sản ngắn hạn khác 100 148,3 162,8

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 100 98,3 97,2


I.Các khoản phải thu dài hạn 100 230,1 96,6
II.Tài sản cố định 100 93,7 99,9
III. Bất động sản đầu tư 100 95,9 92,6
IV. Tài sản dở dang dài hạn 100 159,7 82,9
V. Đầu tư tài chính dài hạn 100 99,8 111,7
VI. Tài sản dài hạn khác 100 92,6 86,1
TỔNG TÀI SẢN 100 90,9 98,7

NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 100 89,6 100,9
I. Nợ ngắn hạn 100 89,7 100,4
II. Nợ dài hạn 100 86,4 123
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 100 91,5 97,7
Vốn chủ sở hữu 100 91,5 97,7
TỔNG NGUỒN VỐN 100 90,9 98,7
Bảng phân tích xu hướng Bảng cân đối kế toán CTCP Vinamilk

23
Qua bảng phân tích trên, nhìn chung có thể thấy cả tài sản và nguồn vốn của công
ty đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên, có thể thấy năm 2022 giảm nhiều so với năm 2021
nhưng năm 2023 lại giảm ít hơn. Điều này cho thấy năm 2023 công ty đã và đang vượt
qua thời kì biến động do covid gây nên ở những năm trước đó. Cụ thể:
Giai đoạn 2021- 2023:
Về tài sản: Khoản mục tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm, giảm mạnh ở năm 2022
(chỉ bằng 87,4% so với 2021) và sau đó tăng lên trong năm 2023. Tuy nhiên, ta có thể dễ
dàng nhận thấy hàng tồn kho giảm qua các năm cho thấy tập đoàn đã có biện pháp quản lý
tốt hơn về hàng tồn kho. Các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác tăng
nhưng đầu tư tài sản ngắn hạn lại giảm, qua đây ta thấy được công ty cho khách hàng nợ
nhiều hơn để thu hút khách hàng hoặc tăng doanh số bán hàng và giảm đầu tư vào tài sản
ngắn hạn để tránh rủi ro nếu giá trị tài sản giảm. Ở khoản mục tài sản dài hạn, cả 2 năm
2022 và 2023 đều có xu hướng giảm ít. Quan sát bảng phân tích số liệu đã tính toán, ta
thấy được các khoản phải thu dài hạn và tài sản dở dang dài hạn trong năm 2022 là rất cao
so với năm 2021 (lần lượt là 230,1% và 159,7%) nhưng năm 2023 lại giảm mạnh, từ đó có
thể thấy Vinamilk đã thu hồi nợ hiệu quả trong năm 2023 và hoàn thành được các dự án
đầu tư, từ đó làm tăng dòng tiền và giảm rủi ro cho công ty.
Về nguồn vốn: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong cả 2 năm 2022 và 2023 đều
giảm so với 2021 vì Vinamilk đã tăng nợ vay do đầu tư vào dự án mới, tuy nhiên hoạt
động kinh doanh vẫn tốt và doanh thu dự kiến sẽ tăng. Công ty giảm vốn chủ sở hữu
nhưng vẫn có cơ cấu vốn, tình hình tài chính mạnh mẽ và dự kiến sẽ tăng trưởng trong
tương lai.
*Nếu chọn năm 2021 là năm gốc để xem xét hoạt động kinh doanh của 2 năm tiếp theo,
bảng phân tích xu hướng sẽ được lập như sau:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2021 2022 2023
(%) (%) (%)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 98 9,1
Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 100 104 03,4
Lợi nhuận gộp 100 91 3,4
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 100 82 5,6
Kết quả từ các hoạt động khác 100 68 3,6

24
Lợi nhuận kế toán trước thuế 100 81 4,8
Chi phí thuế TNTD hiện hành 100 84 3,9
Lợi nhuận sau thuế TNDN 100 81 4,3
Bảng phân tích xu hướng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh so sánh của Vinamilk

Qua bảng phân tích trên, nhìn chung có thể thấy các khoản mục đều có xu hướng
giảm sau đó lại tăng nhưng không vượt qua được năm gốc. Điều này thể hiện tập đoàn có
kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2022, 2023 đã và đang dần hồi phục sau cuộc
khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh kéo dài. Hầu hết các khoản mục đều giảm nhẹ, nhưng
giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp lại tăng, khi giá vốn tăng thì doanh thu, lợi nhuận sẽ
giảm và ngược lại. Qua đây, Vinamilk nên thực hiện các biện pháp để kiểm soát giá vốn
hàng bán và dịch vụ cung cấp, đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để duy trì lợi
nhuận ở mức cao.
Tỷ số khả năng sinh lời
Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu: Biên lợi nhuận (PM) = Lãi ròng sau thuế ÷
Doanh thu
2021 2022 2023
Lãi ròng sau thuế 10.632.535.972.478 8.577.575.319.708 9.019.354.165.051
Doanh thu 61.012.074.147.764 60.074.730.223.299 60.478.912.566.740

PM 0,174269374 0,142781753 0,149132215

Kết quả này cho thấy hiệu quả hoạt động 2021-2023 cũng không khác biệt lắm và
luôn dương, tỷ số này có chiều hướng giảm sau đó tăng. Tuy rằng biên lợi nhuận chỉ đánh
giá mức lợi nhuận ròng thu được từ một đồng doanh thu chứ không đánh giá được lợi
nhuận chung của doanh nghiệp. Việc tỷ lệ này tăng lại trong năm 2023 cho thấy rằng sản
phẩm có tính hiệu quả trong kinh doanh và có xu hướng phát triển tốt trong tương lai.
Khả năng sinh lời cơ bản: BEP = EBIT ÷ Doanh thu
2021 2022 2023
EBIT 12.922.235.486.919 10.495.534.676.745 10.967.899.391.486
Doanh thu 61.012.074.147.764 60.074.730.223.299 60.478.912.566.740
BEP 0,211798003 0,174707979 0,181350804

25
BEP có xu hướng giảm từ năm 2021 đến năm 2022, sau đó tăng nhẹ vào năm 2023.
BEP của năm 2021 cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đến năm 2022 BEP
giảm nhẹ cho thấy công ty có thể gặp một số khó khăn trong hoạt động kinh doanh và đến
năm 2023 BEP tăng nhẹ cho thấy doanh nghiệp đã khắc phục, cải thiện được tình trang đó
và phát triển hơn trong hoạt động kinh doanh.
Suất sinh lợi trên tổng tài sản : ROA = Lãi ròng sau thuế ÷ Tổng tài sản
2021 2022 2023
Lãi ròng sau thuế 10.632.535.972.478 8.577.575.319.708 9.019.354.165.051
Tổng tài sản 53.332.403.438.219 48.482.664.236.220 52.673.371.104.460
ROA 0,199363525 0,176920461 0,171231762

ROA có giảm qua các năm từ 2021 – 2023. Năm 2021, ROA của doanh nghiệp cao
cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. ROA tiếp tục giảm
trong năm 2022 và 2023 cho thấy doanh nghiệp có thể gặp một số khó khăn trong việc sử
dụng tài sản hiệu quả.
Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường: ROE = Lãi ròng sau thuế ÷ Vốn cổ đông
2021 2022 2023
Lãi ròng sau thuế 10.632.535.972.478 8.577.575.319.708 9.019.354.165.051
Vốn cổ đông 35.850.114.249.384 32.816.518.355.085 35.025.743.765.470
ROE 0,296583043 0,26137981 0,257506428

ROE có xu hướng giảm qua các năm nhưng luôn trên mức 20%. ROE năm 2021
cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Năm
2022, 2023 ROE giảm cho thấy doanh nghiệp có thể gặp một số khó khăn trong việc sử
dụng vốn chủ sở hữu và vì thế cần cải thiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận của 1 cổ phiếu: EPS = Lãi ròng sau thuế ÷ Số cổ phiếu thường đang
lưu hành
2021 2022 2023
Lãi ròng sau thuế 10.632.535.972.478 8.577.575.319.708 9.019.354.165.051

Số cổ phiếu thường
2.089.955.445 2.089.955.445 2.089.955.445
đang lưu hành

26
EPS 4.517 3.632 3.796
Lợi nhuận ròng sau thuế của năm 2022 giảm rồi sau đó lại tăng, chính vì vậy mà
EPS có xu hướng tăng nhẹ sau năm 2023 sau khi giảm từ năm 2022. Năm 2021, EPS cao
cho thấy doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao cho mỗi cổ phiếu. Năm 2022 EPS giảm cho
thấy doanh nghiệp có thể gặp một số khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận và năm 2023
EPS tăng nhẹ cho thấy doanh nghiệp đang dần cải thiện hiệu quả hoạt động.
Tỷ số giá thị trường
Tỷ số giá thị trường cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu :
P/E = Thị giá cổ phiếu ÷ Lợi nhuận của một cổ phiếu
2021 2022 2023
Thị giá cổ phiếu 90.400 76.100 73.400
EPS 4.517 3.632 3.796
P/E (lần) 20 21 19,3

Chỉ số P/E là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa thị trường của cổ phiếu và thu nhập
trên một cổ phiếu. Nhà đầu tư sẽ lấy kết quả này so sánh với tỷ số chung của ngành hoặc
doanh nghiệp khác để ra quyết định nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp nào. Mức tăng
của chỉ số này cho thấy cổ phiếu của Vinamilk đang được đánh giá cao, đặc biệt khi chỉ số
EPS của công ty cũng ở mức ổn định và không chênh lệch quá nhiều.
Tỷ số thị giá cổ phiếu/ thư giá cổ phiếu (M/B) = Thị giá cổ phiếu ÷ Thư giá cổ phiếu

2021 2022 2023


Thị giá cổ phiếu 90.400 76.100 73.400
Thư giá cổ phiếu 10.000 10.000 10.000
M/B 9,04 7,61 7,34

Tỷ số M/B tính lợi nhuận mà một đồng vốn cổ phần phải sinh ra so với mức kỳ vọng
của thị trường. M/B của VNM năm 2022 và 2023 có giảm nhưng vẫn khá ổn định,
chứng tỏ VNM hoạt động tốt và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây
là điều mà các nhà đầu tư đánh giá cao.
Tỷ số thanh khoản

27
2021 2022 2023
Tỷ số thanh toán hiện thời 1,84 2,06 2,1
Tỷ số thanh toán nhanh 1,49 1,7 1,7
Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản 0,28 0,33 0,36

Biểu đồ so sánh các tỷ số thanh khoản từ năm 2021 đến năm 2023
Tỷ số thanh toán hiện thời của Vinamilk trong 3 năm từ 2021 đến năm 2023 nhìn
chung luôn được giữ ở mức ổn định, điều này cho thấy với tài sản hiện tại, công ty luôn
sẵn sàng đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.
Tỷ số thanh toán nhanh trong năm 2021 đến năm 2023 của công ty luôn được duy trì
trên 1,0 thậm chí từ năm 2021 đến năm 2022 còn đạt được 1,7 điều này cho thấy
Vinamilk có khả năng thanh toán nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản của Vinamilk qua 3 năm đều duy trì ở mức
lớn hơn 0, tức là tài sản ngắn hạn của công ty đáp ứng được khi thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của công ty đang được duy trì tốt.
Tỷ số hoạt động hiệu quả
2021 2022 2023
Vòng quay tồn kho 5,04 6,51 5,84
Vòng quay khoản phải thu 10,66 9,85 9,26
Kỳ thu tiền bình quân 33,77 36,56 38,87
28
Vòng quay tài sản 1,09 1,24 1,15
Vòng quay tài sản cố định 7,86 5,05 4,77

Biểu đồ so sánh các tỷ số hoạt động hiệu quả từ năm 2021 đến năm 2023
Vòng quay tồn kho của công ty luôn được duy trì ở mức ổn định, tuy có giảm vào năm
2023 cho thấy công ty quản lý không hiệu quả so với năm 2022 nhưng không đáng kể,
Vinamilk không để hàng hóa ứ đọng quá nhiều.
Ngoài ra, vòng quay tổng tài sản và vòng quay tài sản cố định của Vinamilk có xu
hướng giảm qua từng năm, không được duy trì ổn định, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản
của công ty đang giảm, Vinamilk cần dùng nhiều tài sản hơn để tạo ra nhiều doanh thu
hơn.
Tỷ số đòn cân nợ
2021 2022 2023
Tỷ số nợ 0,33 0,32 0,34
Tỷ số nợ dài hạn 0,019 0,017 0,02
Tỷ số nợ / vốn cổ đông 0,83 0,75 0,84
Tỷ số tổng tài sản trên vốn 2,55 2,32 2,52

29
Biểu đồ so sánh các tỷ số đòn cân nợ từ năm 2021 đến năm 2023
Tỷ số nợ của Vinamilk luôn được giữ dưới 1,0 cho thấy công ty có nhiều tài sản
hơn các khoản nợ. Qua đó cho thấy Vinamilk hoạt động khá an toàn và ít rủi ro với các
khoản nợ mà vẫn hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Tỷ số nợ / vốn cổ đông luôn được giữ nhỏ hơn 1,0 thể hiện Vinamilk đang quản lý
rủi ro từ những khoản nợ tốt, tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư của công ty.
2.2.2. Phân tích so sánh
2.2.2.1. Nhóm chỉ số thanh khoản
Phân tích dưới đây so sánh các chỉ số giữa Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam và một
trong những đối thủ cạnh tranh với họ - công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (mã chứng khoán:
HNM), đồng thời cũng so sánh với trung bình ngành sữa năm 2023. Lý do nhóm chọn
công ty này để so sánh với Vinamilk là vì đây là doanh nghiệp sữa có thể nói là một trong
những doanh nghiệp đời đầu trong Ngành Sữa của Việt Nam (2001), trong khi đó Công ty
Sữa Quốc tế (2004), còn Mộc Châu và GTN Food hiện tại là công ty con của Vinamilk
(kể từ 11/2019) nên không được so sánh. Và doanh nghiệp này có nhiều điểm mà nhóm
muốn tìm hiểu.

VNM HNM Trung bình ngành

Tỷ số thanh toán hiện thời 2.1 1.62 1.58

Tỷ số thanh toán nhanh 1.74 0.57 0.95

30
Tỷ số thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh của Vinamilk và Hanoimilk năm 2023
(Nguồn: Investing.com; finance.vietstock.vn)

Trước tiên nói về tỷ số thanh toán hiện thời, cả Vinamilk và Hanoimilk đều cao
hơn mức trung bình ngành. Điều đó có nghĩa là điều đó chứng tỏ về mặt lý thuyết mà nói
thì cả hai doanh nghiệp đều đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và
cao hơn so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành khác. Tuy nhiên, tỷ số thanh toán hiện
thời của Vinamilk cao hơn Hanoimilk, qua đó thấy được Vinamilk đã đầu tư nhiều vào tài
sản ngắn hạn.
Tiếp theo là tỷ số thanh toán nhanh, Vinamilk cao hơn hẳn so với trung bình ngành
và lớn hơn 1 - điều đó khẳng định khả năng thanh toán của công ty vẫn đang tốt, công ty
không cần phải lo lắng phải thanh lý hàng tồn kho, để kịp thời thanh toán kịp các khoản
nợ đến hạn. Trong khi đó, Hanoimilk lại thấp hơn trung bình ngành và dưới 1, cho thấy
khả năng Công ty với các tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho, không đủ để
thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Ngoài ra, giữa tỷ số thanh toán hiện thời và thanh
toán nhanh của Hanoimilk có sự chênh lệch rõ rệt, điều này cho thấy doanh nghiệp đang
tập trung quá nhiều nguồn lực vào hàng tồn kho, mà không nắm giữ các tài sản dễ dàng
chuyển đổi hơn thành tiền để linh hoạt trong việc thanh toán cho các nhà cấp.
2.2.2.2. Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

VNM HNM

Vòng quay tồn kho 1.55 0.65

Vòng quay khoản phải thu 3.38 2.21

Kỳ thu tiền bình quân 107.97 165.14

Vòng quay tài sản 1.19 1.14

Bảng thể hiện chỉ số hoạt động hiệu quả của Vinamilk và Hanoimilk
(Nguồn: finance.vietstock.vn)
Về vòng quay hàng tồn kho, ta thấy rằng Vinamilk cao hơn 2.38 lần so với
Hanoimilk, điều đó có nghĩa là Vinamilk bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ

31
đọng quá nhiều trong doanh nghiệp. Thế nhưng Vinamilk luôn có một bài toán chính là
làm sao để vòng quay này không quá cao vì có thể lượng hàng dự trữ không nhiều, nếu thị
trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp này không có khả năng cung cấp.
Về vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải thu của Hanoimilk thấp hơn
của Vinamilk. Tức là kỳ thu tiền bình quân của Hanoimilk là 165.14 ngày (365/2.21).
Điều đó chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của Hanoimilk thấp, chính sách tín dụng chưa hiệu
quả. Khách hàng không có khả năng thanh toán nợ nên khó có thể thực hiện các giao dịch
mua bán, trao đổi sau này. Chính vì vậy, Hanoimilk cần thay đổi chính sách tín dụng để
đảm bảo khả năng thu hồi các khoản thu và các khoản nợ của khách hàng. Trong khi đó,
Vinamilk hơn hẳn Hanoimilk gần 60 ngày. Qua đó ta có thể biết được Vinamilk thu hồi
tiền nhanh hơn. Thế nhưng nguyên nhân của việc này có thể là chính sách của Vinamilk
khá nghiêm ngặt, buộc khách hàng phải trả đúng hạn, như vậy họ có thể tìm kiếm các nhà
cung cấp dịch vụ khác với điều khoản thanh toán dễ dàng hơn.
Về vòng quay tài sản, Vinamilk nhỉnh hơn Hanoimilk 0.05 vòng. Sự chênh lệch này
có thể cho thấy rằng Vinamilk có khả năng tối ưu hóa việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh
thu và lợi nhuận cao hơn so với đối thủ của mình là Hanoimilk.
2.2.2.3. Nhóm các chỉ số sinh lợi

VNM HNM Trung bình ngành

Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu (%) 18.71 4.78 -

Khả năng sinh lời cơ bản (BEP) (%) 22.69 6.27 -

Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) (%) 17.54 6.93 8.49

Suất sinh lợi trên vốn cổ đông (ROE) (%) 26.16 13.47 12.08

Lợi nhuận một cổ phiếu (EPS) 4245.9 1529.9 -

Bảng thể hiện nhóm chỉ số sinh lợi của Vinamilk và Hanoimilk
(Nguồn: finance.vietstock.vn)
Nhìn chung, nhóm chỉ số sinh lợi của Vinamilk cao hơn so với Hanoimilk. Từ đó ta
có thể nhận xét rằng quy mô kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam lớn hơn
nhiều so với Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội.
32
Đầu tiên, về tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu, Vinamilk cao hơn gần 4 lần so với
Hanoimilk, qua đó thấy được hiệu quả kinh doanh của Vinamilk trong việc kiểm soát chi
phí hoạt động với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Tiếp theo là khả
năng sinh lời cơ bản (BEP), Hanoimilk (6.27%) thấp hơn nhiều so với Vinamilk
(22.69%), như vậy khả năng đem lại lợi nhuận (trước thuế) của Hanoimilk cao hơn doanh
thu của doanh nghiệp nhưng không đáng kể, cho thấy được quy mô của doanh nghiệp này
nhỏ hơn so với Vinamilk.

Về phần sinh suất lợi trên tổng tài sản (ROA) ta thấy Vinamilk cao và hơn gấp đôi
Hanoimilk. Chưa dừng lại ở đó, theo tìm hiểu, ROA của Vinamilk còn tăng trưởng khá
đều (giao động trên 16%), cho thấy khả năng sử dụng tài sản của Vinamilk càng có hiệu
quả (tức cứ 100 đồng tài sản thì thu lại lợi nhuận trên 16 đồng lãi). Đây là lý do tại sao
VNM luôn nằm trong top những cố phiếu tốt trên thị trường và có mức tăng trưởng ổn
định

Về phần suất sinh lợi trên vốn cổ đông (ROE), cả Vinamilk và Hanoimilk đều cao
hơn so với trung bình ngành sữa, điều đó cho thấy được rằng sự hiệu quả khi sử dụng vốn
của doanh nghiệp là tốt hơn so với toàn ngành. Thế nhưng Vinamilk vẫn cao hơn nhiều so
với Hanoimilk, minh chứng cho việc lợi nhuận trên mỗi cổ phần sẽ nhiều hơn, phát huy
tốt việc tạo giá trị cho cổ đông, biết cách đầu tư thu nhập, tăng năng suất, lợi nhuận.
Cuối cùng là lợi nhuận một cổ phiếu (EPS), đây là chỉ số quan trọng trong việc xác định
giá cổ phiếu, cũng như trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Ở đây, EPS của Vinamilk là
4245.9, tức là mỗi cổ phiếu của VNM mang lại lợi nhuận là 4245.9 đồng, cao hơn nhiều
so với của HNM (1529.9). Đương nhiên con số này cũng cao hơn rất nhiều mức EPS >
1500 đồng, mức đánh giá doanh nghiệp có phải là một doanh nghiệp tốt hay không. Nhìn
chung, mặc dù chỉ số EPS của HNM dù thấp hơn VNM nhưng nó vẫn được coi là một
doanh nghiệp có triển vọng và đang phát triển.
2.2.2.4. Nhóm các chỉ số thị trường

33
NM NM Trung bình ngành

Tỷ số giá thị trường cổ phiếu trên thu nhập của một cổ 5.92 0.47 -
phiếu (P/E)

Tỉ số thị giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu (M/B) 4.03 0.97 3.11

Bảng thể hiện các nhóm các chỉ số thị trường của Vinamilk, Hanoimilk và trung bình
ngành (Nguồn: finance.vietstock.vn, investing.com)
Chỉ số theo P/E được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị
trường và lãi thu được trên một cổ phiếu VNM có chỉ số P/E 15.92, tức là khi chọn cổ
phiếu VNM, nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận chi 15.92 đồng để có lợi nhuận 1 đồng. Như
vậy, theo lý thuyết chúng ta nên cho đầu tư vào doanh nghiệp có chỉ số P/E thấp hơn vì số
tiền đầu tư không cần nhiều. Tuy nhiên, thông thường, chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng
của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu thập từ cố phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Vì
vậy lý giải tại sao Vinamilk có chỉ số P/E cao nhưng vẫn được đầu tư.
Cuối cùng về tỷ số giá cổ phiếu trên thư giá cổ phiếu, Vinamilk có chỉ số M/B cao
hơn trung bình ngành, điều này có thể do thị trường đang kỳ vọng kinh doanh của doanh
nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị
sổ sách doanh nghiệp. Trong khi đó M/B của Hanoimilk lại thấp hơn trung bình ngành và
thấp hơn 1, có thể nhà đầu tư đánh giá thị trường của doanh nghiệp thực tế thấp hơn giá trị
trong sổ hoặc doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp này đang trong giai đoạn hồi phục, kết quả
kinh doanh dần cải thiện,... Lúc này có thể thị trường chưa đánh giá đúng giá trị công ty,
cổ phiếu có tiềm năng tăng giá.
2.2.2.5. Kết luận
Khi so sánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam và Công ty Sữa Hà Nội, ta thấy được
sự khác biệt rõ ràng về các chỉ số. Hầu hết Vinamilk đều vượt trội hơn Hanoimilk. Sự
chênh lệch trên là có thể đoán bởi Vinamilk là công ty sản xuất sữa và các sản phẩm được
làm từ sữa hàng đầu Việt Nam. Với hơn 40 năm hoạt động, Vinamilk đã xây dựng được
một thương hiệu uy tín và là sự tin cậy của người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế.

2.3 Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC
2.3.1. Cơ sở lý thuyết
WACC là viết tắt của Weighted Average Cost of Capital (hay chi phí sử dụng vốn
34
bình quân có trọng số), WACC thể hiện cho chi phí sử dụng vốn được tính toán dựa trên tỉ
trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm vốn vay dài hạn, cổ phần ưu đãi và
cổ phần thường trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Theo đó, WACC được xác định
theo công thức sau:
𝐸 𝐷
𝑊𝐴𝐶𝐶 = × 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 + × 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑛ợ × (1 − 𝑇𝑐 )
𝐸+𝐷 𝐸+𝐷

Trong đó:
𝐸
: tỷ trọng vốn cổ phần trong tổng nguồn vốn
𝐸+𝐷
𝐷
: tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn
𝐸+𝐷

Tc : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp


Từ công thức trên ta có thể thấy được rằng tính WACC sẽ cho doanh nghiệp biết
được họ tốn bao nhiêu chi phí cho mỗi đồng được tài trợ, hay cũng chính là lượng lợi
nhuận tổng thể cần thiết mà doanh nghiệp cần đạt được là bao nhiêu.
2.3.2. Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC
Giá trị (đơn vị: nghìn đồng) Tỉ trọng trong cấu trúc vốn
Chi phí lãi vay 354.094.837 0,67%
Nợ phải trả 17.647.627.339 33,5 %
Nợ ngắn hạn 17.178.689.975 32,61%
Nợ dài hạn 508.937.364 0,97%
Vốn chủ sở hữu 35.025.743.765 66,5%
Vốn cổ phần 20.899.554.350 39.66%
Tổng nguồn vốn 52.673.371.104 100%
Báo cáo tình hình tài chính ngày 31/12/2023
Từ bảng trên ta có :
Tỷ trọng vốn cổ phần trong tổng nguồn vốn = 39.66%
Tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn = 33,5 %
Chi phí lãi vay
Chi phí nợ = = 2%
Nợ phải trả

Ngoài ra ta cũng tính được Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế - kdt của Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là 13% trên tổng tài sản và 18% trên vốn chủ ( Theo
timtailieu.vn )

35
• Chi phí sử dụng vốn vay và chi phí vốn cổ phần thường

Có 3 phương pháp tính chi phí vốn cổ phần thường: - Mô hình tăng trưởng cổ tức
(Phương pháp chiết khấu dòng ngân lưu – mô hình Gordon). - Mô hình SML (Security
Market Line) hay CAMP (Capital asset pricing model). - Phương pháp tính từ chi phí sử
dụng vốn trái phiếu. Mỗi phương pháp nêu trên đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Với
những thông tin, dữ liệu mà nhóm thu thập được cũng như khả năng của nhóm, nhóm
chúng em chọn phương pháp thứ hai (Mô hình SML hay CAMP) để tính toán chi phí sử
dụng vốn trong báo cáo này. Phương pháp CAMP (Capital asset pricing model):
ks = krf + (km – krf) × 𝜷i
Trong đó:
- ks : Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại sau thuế.
- krf : Lãi suất không rủi ro.
- 𝛽i: Hệ số beta của công ty (rủi ro hệ thống của cổ phiếu).
- km: Lãi suất của thị trường.
Phương pháp CAPM (Capital Asset Pricing Model) có những ưu và nhược điểm
sau:
Ưu điểm:
• Đơn giản và dễ áp dụng: CAPM có công thức tính toán cụ thể, giúp người sử
dụng dễ dàng hiểu và áp dụng.1
• Liên quan đến lợi nhuận và rủi ro: Mô hình này giúp đánh giá mối quan hệ giữa
lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro hệ thống của tài sản.
• Không giới hạn danh mục đầu tư: CAPM cho phép các nhà đầu tư có danh mục
đa dạng, phù hợp với mọi loại khẩu vị rủi ro.
Nhược điểm:
• Giả định không hoàn toàn chính xác: Có một số giả định đằng sau CAPM không
phản ánh đúng thực tế, như giả định về thị trường hiệu quả và các nhà đầu tư lý trí.2
• Khó ước tính beta và lợi nhuận thị trường: Việc xác định beta và lợi nhuận thị

1
Mô hình CAPM là gì? Công thức tính, ưu nhược điểm và ứng dụng trong chứng khoán. (04/08/2022). Truy cập từ:

https://www.finhay.com.vn/capm
2
Dương N. V. (02/02/2024). Mô hình CAPM là gì? Cách tính, ưu nhược điểm và ứng dụng? Công ty TNHH Tư vấn
Dương Gia. Truy cập từ: https://bancanbiet.vn/mo-hinh-capm-la-gi-cach-tinh-uu-nhuoc-diem-va-ung-dung/
36
trường có thể gặp khó khăn, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
• Dựa trên lãi suất phi rủi ro không đổi: CAPM giả định rằng lãi suất phi rủi ro sẽ
không thay đổi, điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Nhìn chung, CAPM là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá rủi ro và lợi nhuận
kỳ vọng của tài sản, nhưng cần lưu ý đến những hạn chế của nó khi áp dụng vào thực tế.
Dựa trên thông tin tìm kiếm, dưới đây là số liệu bạn yêu cầu về công ty Vinamilk trong
năm 2023:

Chỉ số tài chính ngày gần nhất, EPS theo BCTC 4 quý gần nhất
( Nguồn : inance.vietstock.vn)
- Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại sau thuế (ks): Vinamilk dự kiến sẽ sử dụng tối
thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất để trả cổ tức1.
- Lãi suất không rủi ro (krf): lãi suất mà gần như không có rủi ro. Điều này đồng
nghĩa với việc người vay hầu như chắc chắn sẽ trả lại số tiền gốc cộng với một
khoản lãi cố định. Một ví dụ thường được sử dụng để tính lãi suất phi rủi ro là lãi
suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm, hiện đang ở mức 4% mỗi năm.3
- Hệ số beta của công ty (𝛽i): Hệ số beta của Vinamilk được ghi nhận là 0.62.
- Lãi suất của thị trường (km): Thông tin cụ thể về lãi suất thị trường cho Vinamilk
hiện tại vẫn còn khá nhiều tranh cãi. Tuy nhiên dựa theo nguồn tìm kiếm hiện tại,
ta sẽ quy nó về giá trị 14.8%
Từ những số liệu trên ta có thể tính được chí phí cổ phần theo phương pháp CAMP:
ks = krf + ( km – krf ) x 𝛽 i = 4% + ( 14.8% - 4%) x 0.62 = 10.696%
• Chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số WACC:
𝐸 𝐷
𝑊𝐴𝐶𝐶 = × 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 + × 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑛ợ × (1 − 𝑇𝑐 )
𝐸+𝐷 𝐸+𝐷

WACC = 39.66% × 66.5% + 33,5 % × 2% × (1- 17.77%) = 26.92%

3
Gov.Vn. Retrieved (19/07/2024), Truy cập từ : https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM255395
37
2.4 Định giá công ty và định giá cổ phiếu
2.4.1 Các phương pháp định giá công ty
2.4.1.1 Phương pháp định giá công ty dựa trên tài sản
• Định nghĩa:

Phương pháp định giá công ty theo giá trị tài sản cho rằng, giá trị của một công ty sẽ
bằng giá trị của tất cả các loại tài sản riêng trên bảng cân đối kế toán trừ các khoản nợ
phải trả. Giá trị của tài sản được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng và khai thác các tài sản
đó, giúp tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai. Khi định giá theo phương pháp này, công ty
cần lưu ý hai nguyên tắc là giá trị thực của tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và khả
năng mang lại thu nhập từ các tài sản hiện có của công ty.
Giá trị doanh nghiệp (giá trị tài sản ròng) = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả
Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo tài sản phù hợp, được áp dụng cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô tài sản hợp lý. Thông thường sẽ là các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh các tài sản như máy móc thiết bị, nhà xưởng, các phương tiện
vận tải, các trang thiết bị,..
• Ưu điểm

Thứ nhất, phương pháp định giá công ty dựa trên tài sản thống kê được các tài sản cụ
thể cấu thành nên doanh nghiệp với các quy trình như tiến hành kiểm kê, phân loại tài sản,
nợ công và xử lý tài chính khi tiến hành định giá. Phản ánh một cách trực quan và tương
đối đầy đủ về giá trị của các tài sản hiện có của doanh nghiệp theo mức giá chung thị
trường theo giá hiện hành ở thời điểm đánh giá. Do đó, phương pháp này được xem là một
căn cứ quan trọng để thương lượng các giao dịch giữa người bán và người mua hoặc tiến
hành thanh lý, giải thể công ty.
Thứ hai, phương pháp định giá công ty theo giá trị tài sản còn có tính pháp lý rõ ràng
với các quy định khi tiến hành định giá theo phương pháp tài sản ròng.
Thứ ba, phương pháp định giá công ty này là phương pháp đơn giản, dễ dàng thực
hiện. Thông thường các thông số, dữ liệu của tài sản và nợ phải trả đã có sẵn trên báo cáo
tài chính. Tạo sự thuận lợi cho quá trình định giá, việc tính toán sẽ tương đối dễ thực hiện
và không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng cũng như nguồn lực phức tạp.
• Nhược điểm

38
Thứ nhất, phương pháp định giá này xuất phát từ quan điểm giá trị tài sản của doanh
nghiệp được phản ánh trên bảng cân đối kế toán tương đương với một số tiền nhất định và
có thể sử dụng ngay được. Tuy nhiên, quan điểm này không tính đến trường hợp phát sinh
các nghĩa vụ thuế, liên quan đến giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do đó, giá trị thực sự có
thể sử dụng thường sẽ thấp hơn giá trị được xác định trên bảng cân đối.
Thứ hai, việc định giá doanh nghiệp dựa trên nguồn tài sản hiện có chỉ căn cứ vào cơ
sở tính toán giá trị ở trạng thái tĩnh trong một thời điểm. Phương pháp này chưa tính đến
khả năng doanh nghiệp có thể kết hợp các tài sản để tạo ra lợi nhuận tiềm năng lớn hơn
trong tương lai cũng như các rủi ro phát sinh nếu có.
Thứ ba, phương pháp định giá công ty theo giá trị tài sản không phù hợp với các
công ty có quy mô lớn, phức tạp trong tính toán với các công ty có đặc thù hoặc thiếu
chính xác với các doanh nghiệp như ngân hàng, tài chính,.. có giá trị tài sản hữu hình là
không nhiều nhưng giá trị tài sản vô hình là rất lớn.
Thứ tư, để xác định giá trị thực tế của các tài sản hiện có là điều không hề dễ dàng.
Khi nói đến tài sản, doanh nghiệp sẽ cần phải cân nhắc đến các yếu tố như chi phí, thuế
phải trả nếu thanh lý tài sản, khả năng có thể thanh lý tài sản trên thị trường, cách xác định
giá trị của các tài sản vô hình như uy tín và thương hiệu,… Những yếu tố này thường
được quyết định một cách chủ quan theo ý muốn của người định giá dẫn đến khó phản
ảnh thực tế giá trị doanh nghiệp.
2.4.1.2 Phương pháp định giá công ty theo chiết khấu dòng tiền
• Định nghĩa:

Phương pháp định giá công ty theo chiết khấu dòng tiền là phương pháp khá hiệu
quả và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận khá phức tạp đòi hỏi nhiều
chuyên môn cũng như dữ liệu đầu vào. Phương pháp trên được thực hiện bằng cách đưa ra
những dự đoán về dòng tiền trong tương lai mà công ty có thể tạo ra sau đó chiết khấu về
thời điểm hiện tại. Giả định giá trị của doanh nghiệp tương đương với tổng giá trị hiện tại
của doanh nghiệp có thể tạo ra trong tương lai
𝑪𝑭𝟏 𝑪𝑭𝟐 𝑪𝑭𝒏
𝑫𝑪𝑭 = + + ⋯ +
(𝟏 + 𝒓)𝟏 (𝟏 + 𝒓)𝟐 (𝟏 + 𝒓)𝒏
Trong đó:

39
- DCF – Discounted cash flow: Giá trị của công ty hay còn gọi là dòng tiền đã
được chiết khấu.
- CF – Cash flow: Dòng tiền mà công ty có thể tạo ra trong các năm tới (năm 1,
năm 2,… năm n).
- r – discount rate: Tỷ lệ chiết khấu của dòng tiền.

Phương pháp xác định giá trị công ty dựa trên chiết khấu dòng tiền thường được áp
dụng đối với các các công ty có tình hình tài chính tương đối tốt, có khả năng thanh toán
nợ cao, tính thanh khoản cao, nguồn vốn lớn và có khả năng kinh doanh để tạo ra lợi
nhuận bù đắp hết các loại chi phí.
• Ưu điểm

Thứ nhất, phương này định giá doanh nghiệp ở trạng thái động, giúp đánh giá cả giá
trị công ty trong hiện tại và giá trị tương lai. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp mà giá trị
tiềm năng được tạo ra trong tương lai, các doanh nghiệp mới như startup hoặc các doanh
nghiệp không có nhiều tài sản cố định như công ty công nghệ.
Thứ hai, giải quyết được những khó khăn khi xác định lợi thế thương mại trong
phương pháp tài sản ròng. Phương pháp này không cần xác định cụ thể lợi ích thương mại
của doanh nghiệp do nó đã được thể hiện trong chính kết quả kinh doanh trong tương lai
của doanh nghiệp đó.
• Nhược điểm

Thứ nhất, hạn chế của phương pháp định giá công ty theo chiết khấu dòng tiền là
tương đối khó, đòi hỏi người định giá cần có kiến thức, kinh nghiệm về kinh doanh và xử
lý các mô hình tài chính phức tạp.
Thứ hai, cần nhiều biến đầu vào và các giả định chủ quan của nhà phân tích. Tuy
nhiên, trong trường hợp các dự án mới hoặc dự án sắp triển khai, thì việc xác định được
các biến đó và đưa ra các giả thiết hợp lý thường rất hạn chế. Điều này có thể dẫn đến sai
sót hoặc bị áp đặt bởi mong muốn chủ quan của người định giá.
Thứ ba, khả năng xảy ra sai số tương đối cao. Có thể thấy giá trị ước tính sau cùng
chiếm đến 70% mô hình, tuy nhiên việc tính toán giá trị lại tương đối sơ sài. Hơn nữa,
việc lên và thực hiện kế hoạch không thể luôn luôn chính xác do những biến động kinh tế
và thị trường, các sự kiện trong tương lai luôn tồn tại rất nhiều rủi ro khó lường. Vì vậy,

40
khó có thể đảm bảo tính chính xác cao, xảy ra nhiều sai sót đối với phương pháp định giá
này.
2.4.1.3 Phương pháp định giá công ty theo giá thị trường
• Định nghĩa:

Phương pháp định giá công ty theo giá trị thị trường dựa trên tỷ số P/E (Price to
Earnings) là tỷ số để xác định giá trị của một doanh nghiệp, dựa vào mối tương quan giữa
giá trị thị trường hiện tại của của một cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế của công ty. Bản
chất phương pháp này là so sánh tỷ số P/E của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành
trên thị trường để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
𝑮𝒊á 𝒎ộ𝒕 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
𝑷⁄𝑬 =
𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒕𝒓ê𝒏 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
Để áp dụng được phương pháp định giá công ty theo giá thị trường cần có cơ sở so
sánh, là các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường đã niêm yết trên sàn chứng khoán.
• Ưu điểm:

Thứ nhất, thông thường các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán, có số
liệu công khai đầy đủ và chuẩn mực về các chỉ số tài chính. Do đó việc lấy số liệu và tính
toán tương đối dễ dàng, dễ xác định
Thứ hai, như thông tin ở trên, đây là phương pháp định giá theo cách tiếp cận từ thị
trường, trên cơ sở so sánh với các đối thủ trực tiếp trong ngành. Do đó, giá trị của doanh
nghiệp sẽ phản ánh thực tế tình hình thị trường ở thời điểm tính toán, xác định giá cổ
phiếu đang ở mức nào và đưa ra chiến thuật đầu tư hợp lý. Trong điều kiện thị trường
chứng khoán ổn định, phương pháp này định giá khá tin cậy và thông dụng
• Nhược điểm:

Thứ nhất, với phương pháp định giá công ty theo giá thị trường, việc so sánh dựa
vào giá thực tế trên thị trường nên nhà đầu tư đã bỏ qua các yếu tố về tiềm năng tăng
trưởng cũng như rủi ro có thể có trong tương tai của doanh nghiệp. Do đó, phương pháp
này có thể không phản ánh đầy đủ giá trị thực sự của một doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp mà tiềm năng lợi nhuận lớn trong tương lai.
Thứ hai, thông thường giá thị trường được quyết định bởi cung và cầu. Trong một số
trường hợp do tác động tâm lý nhà đầu tư, việc giá trị thị trường có thể biến động quá cao
hoặc quá thấp so với giá trị thực tế của doanh nghiệp. Nếu sử dụng giá ở những thời điểm
41
này, việc định giá sẽ không thực sự chính xác. Bên cạnh đó, nếu xuất hiện lỗ, thậm chí chỉ
1 quý hay xuất hiện chi phí bất thường phương pháp này sẽ không còn hiệu quả.
Thứ ba, đối tượng công ty sử dụng phương pháp định giá có giới hạn ở các doanh
nghiệp đã lên sàn chứng khoán, phương pháp này sẽ sử dụng các doanh nghiệp đối thủ đã
lên sàn để làm cơ sở so sánh và định giá. Trong trường hợp các công ty khởi nghiệp hoặc
vì một số lý do chưa thể lên sàn thì rất khó để áp dụng.
2.4.1.4 Định giá Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Ngày 29/03/2024, Công ty Vinamilk có 2.089.955.445 số lượng cổ phiếu phổ thông
với giá 67.600 đồng mỗi cổ phiếu.
Giá trị công ty = Giá cổ phiếu * Tổng số cổ phiếu đang lưu hành
= 67.600 * 2.089.955.445
= 141.280.988.082.000 (đồng)
2.4.2 Phương pháp định giá cổ phiếu
2.4.2.1 Phương pháp định giá cổ phiếu theo P/E
• Định nghĩa

Với cổ phiếu được định giá theo phương pháp P/E, tỷ số P/E thể hiện mối quan hệ tỷ
lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) so với thu nhập của một cổ phần (EPS). Có thể
hiểu, tỷ số này phản ánh để có được 1 đồng thu nhập từ cổ phiếu, nhà đầu tư sẵn sàng trả
bao nhiêu tiền. Như vậy, chỉ số P/E cao tức là cổ phiếu đang được định giá cao và ngược
lại.
𝑻𝒉ị 𝒈𝒊á 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
𝑷⁄𝑬 =
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒎ộ𝒕 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 (𝑬𝑷𝑺)
𝑮𝒊á 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 = 𝑷⁄𝑬 ∗ 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒎ộ𝒕 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 (𝑬𝑷𝑺)
• Ưu điểm

Phương pháp định giá cổ phiếu theo P/E khá đơn giản dễ hiểu, dễ sử dụng, sử dụng
phổ biến.
• Nhược điểm

Thứ nhất, nếu thị trường chứng khoán hoạt động không ổn định, có nhiều bất
thường, tỷ số P/E sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường, dẫn đến
việc tính toán giá cổ phiếu bị sai lệch.
Thứ hai, đối với các công ty có lợi nhuận của một cổ phiếu (EPS) âm sẽ không áp
42
dụng được phương pháp này để định giá cổ phiếu.
2.4.2.2 Phương pháp định giá cổ phiếu theo M/B
• Định nghĩa

Phương pháp định giá cổ phiếu này sẽ dựa vào tỷ số M/B. Tỷ số M/B được
dùng để so sánh giữa giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Tương tự
như chỉ số P/E, chỉ số M/B càng thấp tức là cổ phiếu đó đang được định giá thấp và ngược
lại.
𝑻𝒉ị 𝒈𝒊á 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
𝑴⁄𝑩 =
𝑻𝒉ư 𝒈𝒊á 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
• Ưu điểm

Thứ nhất, phương pháp định giá cổ phiếu theo tỷ số M/B cung cấp thông tin đầy đủ
hơn về giá trị của doanh nghiệp từ đó nhận biết được doanh nghiệp nào đang giao dịch
dưới mức tài sản ròng của công ty hoặc so sánh của các doanh nghiệp trong ngành.
Thứ hai, tỷ số M/B luôn dương nên có thể dùng trong định giá đối với các doanh
nghiệp đang thua lỗ, bên cạnh đó mức ổn định của tỷ số M/B cũng tốt hơn EPS (lợi nhuận
của một cổ phiếu), nên được nhà đầu tư đánh giá ổn định hơn phương pháp định giá cổ
phiếu theo P/E.
Thứ ba, tỷ số P/B được thể hiện tính hiệu quả cao khi sử dụng, đánh giá các doanh
nghiệp có khối tài sản lớn với thanh thoản cao như ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư,..
• Nhược điểm

Thứ nhất, nhược điểm của phương pháp này là chưa tính đến các tài sản khác không
nằm trên bảng cân đối, tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, bằng sáng chế, giá trị trí
tuệ nên sẽ không phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như công nghệ thông
tin, du lịch,…
Thứ hai, giá trị ghi trên sổ của loại cổ phiếu nhất định, không thể phản ánh đúng giá
trị hiện tại của cổ phiếu đó. Thường những thông tin giá trị thư giá cổ phiếu được ghi sổ
với thời điểm nhất định, có thể cách thời gian định giá vài năm. Do đó, nhà đầu tư nên kết
hợp tỷ số P/B với các phương pháp phân tích khác trước khi đưa ra các kết luận để mua
hoặc bán.
Thứ ba, với những công ty đang tăng trưởng nhanh, trên đà phát triển thì phân tích
định giá cổ phiếu bằng tỷ số P/B sẽ không đem lại phán đoán chính xác và hiệu quả.
43
2.4.2.3 Phương pháp định giá cổ phiếu theo P/S
• Định nghĩa

Phương pháp định giá cổ phiếu dựa theo tỷ số P/S, là tỷ số đo lường giá cổ phiếu
trên doanh thu mỗi cổ phần. Tỷ số P/S và cổ phiếu được định giá sẽ tỉ lệ thuận với nhau.
𝑮𝒊á 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
𝑷⁄𝑺 =
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉ầ𝒏
Trong đó:
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 =
𝑺ố 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖 𝒍ư𝒖 𝒉à𝒏𝒉
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒗ố𝒏 𝒉ó𝒂
𝑷⁄𝑺 =
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
• Ưu điểm

Thứ nhất, phương pháp định giá cổ phiếu theo P/S dựa vào doanh thu thực tế, doanh
thu thường sẽ khó bị làm ảo hơn lợi nhuận của doanh nghiệp nên được nhà đầu tư đánh
giá là đáng tin cậy hơn. Dựa vào chỉ số P/S các nhà đầu tư còn có thể định giá cổ phiếu và
so sánh cổ phiếu đó với các doanh nghiệp cùng ngành.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận đang âm, như các doanh nghiệp đang
startup hoặc đang trong giai đoạn đầu tư thì lợi nhuận chưa thể có ngay trong vài năm đầu
tiên. Chỉ số P/S sẽ là lựa chọn thích hợp để các nhà đầu tư đánh giá, định giá cổ phiếu của
công ty hơn là P/E.
Thứ ba, tỷ số P/S có tính ổn định cao hơn do doanh thu biến động thường thấp hơn
so với lợi nhuận, khi đó sử dụng phương pháp P/S để định giá cổ phiếu sẽ hợp lí hơn.
• Nhược điểm

Thứ nhất, mặc dù tính chỉ số P/S dựa vào doanh thu nhưng nếu doanh thu tăng
nhanh là do các khoản phải thu trong bảng cân đối kế toán. Điều đó có nghĩa doanh
nghiệp chỉ đang ghi nhận doanh thu sớm, còn dòng tiền thực tế thì chưa có.
Thứ hai, hệ số P/S là phương pháp định giá quá đơn giản, không đi sâu vào các yếu
tố tiềm năng, tốc độ tăng trưởng, khả năng phát triển và rủi ro của doanh nghiệp nên giá
trị doanh nghiệp nên giá trị doanh nghiệp tính toán không phản ánh sự khác nhau về cấu
trúc chi phí giữa các công ty.
Thứ ba, trường hợp các công ty có chỉ số P/S ghi nhận doanh thu cao, nhưng doanh
44
thu này chưa bù vào chi phí, trong dài hạn doanh nghiệp vẫn có nguy cơ thua lỗ. Bởi vì
bản chất của kinh doanh là dòng tiền cùng lợi nhuận.
2.4.2.4 Định giá cổ phiếu của VNM qua các năm bằng phương pháp định giá P/E

2018 2019 2020 2021


EPS (đồng) 5.300 5.480 4.770 4.520
P/E 22,64 21,26 22,81 19,12

Giá cổ phiếu
119.992 116.504,8 108.803,7 86.422,4
(đồng)
Nguồn: cafef.vn

45
Tiểu kết chương 2
Vinamilk tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường sữa Việt Nam và quốc
tế. Các báo cáo tài chính cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty đã tăng trưởng tốt.
Các chỉ số tài chính quan trọng như tỷ lệ thanh toán nhanh, hiệu quả sử dụng tổng tài sản
và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cho thấy sự gia tăng này. Đồng thời, công ty cũng
duy trì được khả năng thanh toán tốt, đảm bảo sự ổn định về tài chính và khả năng đáp
ứng các nghĩa vụ ngắn hạn.

Vinamilk cũng đã chú trọng vào việc mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.
Cụ thể, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm sang hơn 57 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó
có những thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.Hơn thế nữa, họ
cung cấp đa dạng các sản phẩm sữa, từ sữa tươi, sữa bột, sữa chua đến các sản phẩm dinh
dưỡng cho trẻ em, người lớn tuổi và người bệnh.Vinamilk liên tục ra mắt các sản phẩm
mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, điều này đã góp phần
vào sự tăng trưởng doanh thu trong 5 năm qua. Doanh thu từ thị trường nội địa của
Vinamilk tăng từ 56.042 tỷ đồng năm 2018 lên 77.170 tỷ đồng năm 2023.Doanh thu từ thị
trường xuất khẩu của Vinamilk tăng từ 2.438 tỷ đồng năm 2018 lên 4.218 tỷ đồng năm
2023. Mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm là chiến lược đúng đắn của Vinamilk
giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành sữa
Việt Nam.Tuy nhiên,Vinamilk cũng cần lưu ý đến những thách thức từ môi trường kinh
doanh biến động và cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước và quốc tế. Để Vinamilk
giữ vững vị thế và tạo ra sự tăng trưởng bền vững trong tương lai, họ phải tiếp tục đổi mới
và cải tiến.

Nhìn chung, Vinamilk đã thể hiện được sức mạnh tài chính và khả năng thích ứng
linh hoạt với thị trường, hứa hẹn tiếp tục là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong
ngành sữa tại Việt Nam và khu vực.

46
Kết luận chung
Báo cáo tài chính này đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động và tình hình
tài chính của Vinamilk trong ba năm gần nhất. Qua đó ta chứng kiến được sự tăng trưởng
ổn định trong các hoạt động kinh doanh chính cũng như sự mở rộng ảnh hưởng của
Vinamilk trên thị trường sữa Việt Nam và quốc tế. Bên cạnh đó, qua việc Phân tích xu
hướng cho ta thấy rằng mặc dù có những thách thức từ biến động thị trường, Vinamilk
vẫn duy trì được mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, tất cả là nhờ vào chiến lược đa
dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường một cách thông minh. Ngoài ra, thông qua việc
so sánh ngày, ta thấy được Vinamilk không chỉ giữ vững vị thế dẫn đầu trong nước mà
còn cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ quốc tế. Ước tính chi phí sử dụng vốn trung
bình(WACC) cho thấy công thấy quản lý khá hiệu quả cấu trúc vốn và chi phí tài chính,
từ đó góp phần vào việc tối ưu hóa giá trị cho cổ đông.
Hơn cả thế, việc định giá công ty và cổ phiếu cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong
tương lai, cộng thêm với việc đầu tư vào công nghệ cũng như cải tiến quy trình sản xuất
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động. Dựa trên những phân tích
trên, nhóm 03 nhận định rằng, Vinamilk nên tiếp tục đầu tư và R&D, tập trung vào việc
mở rộng thị trường và cải thiện hiệu suất chi phí để củng cố vị thế dẫn đầu của mình và
tạo ra giá trị bền vững cho cổ đông và khách hàng. Cuối cùng, qua những thông tin và
phân tích tài chính trên, ta mong đời rằng Vinamilk vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu
tăng trưởng bền vững, đồng thời duy trì sự chú trọng vào trách nhiệm xã hội và phát triển
bền vững

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hằng, T. (2022, April 21). Vinamilk - Hành Trình đưa Thương Hiệu Sữa Việt
Vươn Tầm Thế Giới. Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất
2022. Truy cập từ: https://news.timviec.com.vn/vinamilk-qua-trinh-hinh-thanh-
va-phat-trien-thuong-hieu-sua-viet-ty-do-64484.html
2. Công Ty Vinamilk: Vinamilk Việt Nam. Vinamilk. (n.d.). Truy cập từ :
https://www.vinamilk.com.vn/vi/ve-cong-ty
3. Phạm Thị Liên, Ngô Thị Lệ Thanh (2023, March 08). Báo cáo phân tích công ty
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (VNM - HOSE)
4. Kotler, Philip; Kartajaya, Hermawan; Huan, Hooi Den (2018). Giang, Lê Thuỳ;
Quang, Nguyễn Đức (biên tập). Marketing để cạnh tranh - từ châu Á vươn ra thế
giới trong kỉ nguyên tiêu dùng số. Nhà xuất bản Trẻ
5. Wikimedia Foundation. (2024, February 7). Vinamilk. Wikipedia. Truy cập từ :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vinamilk
6. Dương Mỹ Hà. (14/7/2022). Phân tích chi tiết về cơ cấu tổ chức Vinamilk hiện
nay. Truy cập từ: https://amis.misa.vn/57107/co-cau-to-chuc-vinamilk/
7. Hệ thống Quản trị | Vinamilk Việt Nam. (4/2/2022). Truy cập từ
https://www.vinamilk.com.vn/vi/he-thong-quan-tri
8. Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh
nghiệp niêm yết hàng đầu. (2023, September 21). Vinamilk. Truy cập từ:
https://www.vinamilk.com.vn/vi/tin-tuc-su-kien/2565/hon-mot-thap-nien-
vinamilk-giu-vung-ngoi-vi-trong-cac-bang-xep-hang-doanh-nghiep-niem-yet-
hang-dau
9. Lĩnh vực hoạt động của vinamilk: Nhiều Hơn Chỉ Sữa. (n.d.). Luật ACC. Truy
cập từ: https://accgroup.vn/linh-vuc-hoat-dong-cua-vinamilk
10. Vietnam Brand Footprint 2023: Vinh danh Top 10 thương hiệu và chủ sở hữu
thương hiệu FMCG được chọn mua nhiều nhất | bởi Lam Phương. (2023, July
10). Brands Vietnam. Truy cập từ:
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/333305-Vietnam-Brand-

48
Footprint-2023-Vinh-danh-Top-10-thuong-hieu-va-chu-so-huu-thuong-hieu-
FMCG-duoc-chon-mua-nhieu-nhat
11. Vinamilk: Dấu son sữa Việt trên 'đấu trường' quốc tế. (2021, September 27). Báo
Tuổi Trẻ. Truy cập từ: https://tuoitre.vn/vinamilk-dau-son-sua-viet-tren-dau-
truong-quoc-te-20210810152718939.htm
12. Doanh thu quý 2 đạt mức cao kỷ lục nhờ động lực từ thị trường xuất khẩu và
phục hồi từ thị trường nội địa (02/08/2021). Truy cập từ
:https://www.vinamilk.com.vn/vi/tin-tuc-su-kien/2309/doanh-thu-quy-2-dat-
muc-cao-ky-luc-nho-dong-luc-tu-thi-truong-xuat-khau-and-phuc-hoi-tu-thi-
truong-noi-dia
13. Phân tích tài chính là gì? Ý nghĩa chi phí tài chính tăng giả. Truy cập từ :
https://phantichtaichinh.com/chi-phi-tai-chinh-la-
gi/#3_Y_Nghia_Chi_Phi_Tai_Chinh_Tang_Giam
14. Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm
2022.Truy cập từ:
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/documents/bctc/1677574020_BCT
C_SOAT_XET_N2022_-_HOP_NHAT_VN.pdf
15. Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm
2020, Truy cập từ:
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/documents/bctc/1614600464_BCT
C_Hop_Nhat_31.12_.20_-_VN-FN_.pdf
16. Duy Quang. (6/2/2024). Hưởng lợi giá nguyên liệu thấp, lãi ròng năm 2024 của
Vinamilk (VNM) có thể tăng 11%. Tạp chí Công Thương. Truy cập
từ:https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/huong-loi-gia-nguyen-lieu-thap-lai-
rong-nam-2024-cua-vinamilk-vnm-co-the-tang-11-116732.htm
17. Hà My. (26/7/2023). VDSC: Bộ nhận diện thương hiệu mới sẽ giành lại thị phần
cho Vinamilk, có thể thành công như case của Viettel và Biti's. Truy cập từ:
https://cafebiz.vn/vdsc-bo-nhan-dien-thuong-hieu-moi-se-gianh-lai-thi-phan-
cho-vinamilk-co-the-thanh-cong-nhu-case-cua-viettel-va-bitis-
176230726094410905.chn

49
18. Vinamilk được đánh giá là thương hiệu sữa tiềm năng nhất toàn cầu theo báo
cáo Brand Finance. (19/8/2022). Truy cập từ
19. https://www.vinamilk.com.vn/vi/tin-tuc-su-kien/2451/vinamilk-duoc-danh-gia-
la-thuong-hieu-sua-tiem-nang-nhat-toan-cau-theo-bao-cao-brand-fina
20. Lịch sử Phát Triển: Vinamilk Việt Nam. Vinamilk. (n.d.) Truy cập từ :
https://www.vinamilk.com.vn/vi/lich-su-phat-trien
21. Báo cáo tài chính - Vinamilk. (n.d.). Com.vn. Retrieved April 19, 2024, from
https://www.vinamilk.com.vn/vi/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh
22. Vinamilk. Báo cáo Thường niên - Vinamilk. Truy cập từ
https://www.vinamilk.com.vn/vi/bao-cao-thuong-nien
23. Vinamilk. Báo cáo Tài chính. Truy cập từ:
https://www.vinamilk.com.vn/vi/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh
24. Chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa và công thức tính chỉ số P/E, Truy cập từ:
https://timo.vn/blogs/chi-so-pe-la-gi/
25. Tuấn Trần (09/02/2023), Chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa và công thức tính chỉ số
P/E. Truy cập từ: https://govalue.vn/chi-so-pe/
26. ROA, ROE là gì? Ý nghĩa và công thức tính chuẩn xác nhất. Truy cập từ:
https://taichinh24h.com.vn/roa-roe/
27. Vietnam dairy products JSC (VNM). (n.d.). Investing.com.(19/04/2024), Truy
cập từ: https://www.investing.com/equities/vietnam-dairy-products-jsc-ratios
28. Hanoimilk JSC (HNM). (n.d.). Investing.com( 19/04/2024) , Truy cập từ:
https://www.investing.com/equities/hanoimilk-jsc-ratios
29. VietstockFinance. (n.d.). VNM: CTCP Sữa Việt Nam - VINAMILK - Tài
chính. VietstockFinance; finance.vietstock.vn. Retrieved (19/04/2024) , Truy
cập từ: https://finance.vietstock.vn/VNM/tai-chinh.htm?tab=CSTC
30. VietstockFinance. (n.d.-a). HNM: CTCP Sữa Hà Nội - HANOIMILK - Tài
chính. VietstockFinance; finance.vietstock.vn (19/04/2024) , Truy cập từ:
https://finance.vietstock.vn/HNM/tai-chinh.htm?tab=CSTC

50
31. Định giá doanh nghiệp là gì? Các phương pháp định giá doanh nghiệp. (2022,

January 27). Sapo. Truy cập từ: https://www.sapo.vn/blog/dinh-gia-doanh-nghiep-

la-gi

32. Tổng quan về các phương pháp định giá doanh nghiệp. (n.d.). Finhay. Truy cập

từ: https://www.finhay.com.vn/cac-phuong-phap-dinh-gia-doanh-nghiep

33. VNM: CTCP Sữa Việt Nam - VINAMILK - So sánh cổ phiếu cùng ngành. (n.d.).

VietstockFinance. Truy cập từ: https://finance.vietstock.vn/VNM/so-sanh-gia-co-

phieu-cung-nganh.htm

34. Các phương pháp định giá cổ phiếu. (n.d.). CPA VietNam. Truy cập từ:

http://cpavietnam.vn/ContentArticlesDetails/134336-Cac-phuong-phap-dinh-gia-

co-phieu

35. Định giá doanh nghiệp là gì? Các phương pháp định giá doanh nghiệp. (2022,
January 27). Sapo. Truy cập từ: https://www.sapo.vn/blog/dinh-gia-doanh-nghiep-
la-gi
36. Tổng quan về các phương pháp định giá doanh nghiệp. (n.d.). Finhay. Truy cập
từ: https://www.finhay.com.vn/cac-phuong-phap-dinh-gia-doanh-nghiep
37. VNM: CTCP Sữa Việt Nam - VINAMILK - So sánh cổ phiếu cùng ngành. (n.d.).
VietstockFinance. Truy cập từ: https://finance.vietstock.vn/VNM/so-sanh-gia-co-
phieu-cung-nganh.htm
38. Các phương pháp định giá cổ phiếu. (n.d.). CPA VietNam. Truy cập từ:
http://cpavietnam.vn/ContentArticlesDetails/134336-Cac-phuong-phap-dinh-gia-
co-phieu

51

You might also like