Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 48

NỘI DUNG 2: XÂY DỰNG, LỰA CHỌN, THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ TƯ VẤN,

TÂM LÝ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

2.1. Xây dựng, lựa chọn, thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học
trong hoạt động giáo dục và dạy học

2.1.1. Chuyên đề tư vấn tâm lý

- Khái niệm: Là những nội dung, vấn đề về sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu
học được giáo viên lựa chọn, xây dựng để hướng dẫn, tổ chức cho các em trong hoạt
động học tập và giáo dục nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tâm lý của
học sinh và giúp học sinh nâng cao nhận thức về những khó khăn tâm lý đang gặp phải,
đồng thời học sinh sẽ xác định, lựa chọn những biện pháp phù hợp, hiệu quả đề giải quyết
khó khăn tâm lý cho các em.
- Những chuyên đề tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh ở nhà trưởng tiểu thường
được thực hiện lồng ghép theo hai hình thức: lồng ghép trong môn học (qua nội dung các
bài dạy (có liên quan) của các môn học do giáo viên phụ trách) hoặc được lồng ghép
trong các hoạt động giáo dục (qua hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp; lao động công
ích, công tác xã hội, văn hoá - văn nghệ - thể dục thể thao; hội thi – cuộc thi và giáo dục
kỹ năng sống). Trong đó:
+ Với chuyên đề tư vấn tâm lý lồng ghép trong môn học: Được thể hiện trong nội
dung của các vấn đề/chủ đề có liên quan đến các khía cạnh tâm lý của đời sống tâm lý/ sự
phát triển tâm lý của học sinh tiểu học có thể thiết kế thành chuyên đề lồng ghép vào một
số môn học chính khóa như là một nội dung, một phần - một bài học của môn học đó.
Các môn học ở tiểu học có thể lồng ghép các chuyên đề hoặc tích hợp các nội dung về
tâm lý của học sinh tiểu học bao gồm: Tiếng Việt; Ngoại ngữ; Đạo đức; Tự nhiên và Xã
hội; Khoa học; Giáo dục thể chất; Mĩ thuật. Việc chọn chủ đề lồng ghép cần căn cứ vào:
đặc thù về nội dung và phương pháp tổ chức dạy học cho mỗi bài học của môn học đó và
tính tương thích giữa nội dung của bài học/ môn học và nội dung các chuyên đề tâm lý
được lựa chọn. Việc lồng ghép chuyên đề tư vấn tâm lý trong môn học vừa đảm bảo mục
tiêu của môn học đồng thời giúp học sinh tiểu học nâng cao hiểu biết và có kỹ năng giải
quyết các vấn đề liên quan đến khó khăn tâm lý của bản thân. Chẳng hạn, chuyên đề
“Hình thành thói quen tự học”, “Giải quyết xung đột”, “Kiểm soát cảm xúc”… có thể
lồng ghép vào môn Tự nhiên và Xã hội hay chuyên đề “Chia sẻ và trách nhiệm”, “Bắt nạt
học đường”, “Bạo lực học đường”… lồng ghép vào môn Đạo đức, Tiếng Việt...
+ Với chuyên đề tư vấn tâm lý lồng ghép hoạt động giáo dục: Các vấn đề/chủ đề
liên quan đến lĩnh vực tâm lý có thể thiết kế thành các chuyên đề thực hiện lồng ghép
trong Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp hoặc Giáo dục kỹ năng sống, Lao động
công ích, Công tác xã hội… với các hình thức: sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, câu lạc
bộ, hoạt động ngoại khóa, diễn đàn, cuộc thi về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư
vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý cho học sinh tiểu học.
Hoạt động giáo dục trong nhà trường tiểu học khá đa dạng. Theo Chương trình
phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc,
có vị trí như một môn học và được thực hiện với thời lượng 105 tiết/ 1 năm (tức là 3 tiết/
1 tuần học). Hoạt động trải nghiệm triển khai theo 4 mạch nội dung: Hướng vào bản thân,
hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp. Hoạt động này được tổ chức
dưới các phương thức đa dạng như: phương thức có tính khám phá, phương thức có tính
thể nghiệm tương tác, phương thức có tính cống hiến và phương thức có tính nghiên cứu.
Bên cạnh đó, để tổ chức hoạt động trải nghiệm, có thể lựa chọn đa dạng các loại hình
như: chào cờ, sinh hoạt lớp, câu lạc bộ, chủ đề [15].
Thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục
(hoạt động trải nghiệm) khá phù hợp vì một số lí do sau:
- Mạch nội dung của hoạt động trải nghiệm khá bao quát và rộng (từ bản thân, xã
hội, tự nhiên, hướng nghiệp) vì vậy có thể giao thoa với một số chủ đề tư vấn tâm lý
nhằm giải quyết các vấn đề tâm lý của học sinh (học tập, mối quan hệ, phát triển bản
thân);
- Bản chất của hoạt động trải nghiệm và tổ chức các chuyên đề tư vấn tâm lý đều
thực hiện theo phương thức trải nghiệm. Tổ chức khám phá các kinh nghiệm của học sinh
để từ đó kết nối với những kinh nghiệm mới thông qua tham gia các hoạt động đa dạng.
Kinh nghiệm mới được vận dụng linh hoạt trong cuộc sống của học sinh. Hoạt động này
tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác
những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng để thực hiện những
nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống trong nhà
trường, gia đình và ngoài xã hội với phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Bản chất của Giáo dục kỹ năng sống và tổ chức các chuyên đề tư vấn tâm lý
cũng tương tự như hoạt động trải nghiệm. Thông qua việc hình thành các kỹ năng sống
cụ thể để học sinh tiểu học vận dụng, sử dụng chúng vào cuộc sống nhằm phát triển bản
thân và phòng ngừa các khó khăn tâm lý gặp phải. Đồng thời, những kỹ năng sống sẽ
được sử dụng để học sinh giải quyết những khó khăn tâm lý mà bản thân gặp phải trong
học tập, trong các mối quan hệ xã hội và trong việc quản lý, điều hành cảm xúc, hành vi
của bản thân.

2.1.2. Căn cứ để xây dựng, lựa chọn và thực hiện những chuyên đề tư vấn tâm lý cho
học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học

Nội dung của các chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học cần dựa vào
những căn cứ cụ thể để thiết kế, xây dựng và tiến hành tổ chức. Những căn cứ ấy bao
gồm: 1) Cơ sở pháp lý; 2) Cơ sở khoa học và 3) Cơ sở thực tiễn. Mối quan hệ giữa các
căn cứ này được thể hiện trong mô hình sau:

Sơ đồ 2.1: Những cơ sở để xây dựng, lựa chọn, thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho
học sinh tiểu học

1) Cơ sở pháp lý
Các văn bản pháp lý cần nghiên cứu và đảm bảo khi xây dựng chuyên đề tư vấn
tâm lý cho học sinh tiểu học bao gồm:
- Thông tư 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông.
- Công văn 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
Hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học trong Chương trình
giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021.
- Công văn 3866/ BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
Hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020-2021.
- Công văn 3536/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học trong Chương trình Giáo
dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021.
- Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.
- Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Điều lệ Trường tiểu học.
- Công văn 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học.
- Công văn về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm đối với giáo dục
tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các chỉ đạo về nội dung giáo dục văn hoá, chính trị, tư tưởng, kinh tế… của Uỷ
ban nhân dân nơi trường đóng. Các văn bản hướng dẫn về nội dung sinh hoạt Sao nhi
đồng, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh [15].
b. Cơ sở khoa học
- Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học:
+ Học sinh ở đầu lứa tuổi tiểu học sẽ có những đặc điểm tâm lý khác với cuối tiểu
học (đã được thể hiện ở phần Nội dung 1).
+ Giới tính khác nhau thì đặc điểm tâm lý của học sinh cũng khác nhau.
+ Hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình… khác nhau thì tâm lý của học sinh cũng
khác nhau.
+ Học sinh tiểu học ở các cộng đồng xã hội khác nhau, văn hoá khác nhau… sẽ có
tâm lý khác nhau.
+ Mỗi học sinh tiểu học là một cá thể độc lập, các em có đời sống tâm lý riêng,
mức độ phát triển trí tuệ theo xu hướng khác nhau, sở thích khác nhau và đời sống tình
cảm khác nhau.
- Khó khăn của học sinh tiểu học ở những lĩnh vực khác nhau như học tập, giao
tiếp hay phát triển bản thân:
+ Có những vấn đề đối với học sinh này là khó khăn những với những học sinh
khác thì chỉ là những vướng mắc nhỏ.
+ Học sinh tiểu học có những phong cách học tập khác nhau, xu hướng phát triển
trí tuệ khác nhau nên nội dung, phương pháp học tập đối với em này thì phù hợp nhưng
với những em khác thì sẽ gây ra khó khăn cho các em.
+ Những tác nhân khác như: cha – mẹ của học sinh; mối quan hệ gia đình; bạn bè;
giáo viên… có thể tác động tiêu cực đến kết quả học tập, giao tiếp hay sự phát triển tổng
thể của học sinh tiểu học.
+ Những khó khăn trong phát triển sinh lý - cơ thể có thể là những nguyên nhân
làm cho kết quả học tập, giao tiếp hay sự phát triển tổng thể của học sinh tiểu học…
c. Cơ sở thực tiễn
- Nhu cầu, mong đợi của học sinh tiểu học, giáo viên và các lực lượng giáo dục
khác: Việc tạo ra những điều kiện, yếu tố tích cực, thuận lợi để giúp học sinh tiểu học
phát triển tâm lý luôn là sự quan tâm, mong đợi của học sinh, giáo viên và các lực lượng
giáo dục khác. Sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học là cơ sở quan trọng để hoạt
động dạy học và giáo dục được tiến hành đạt chất lượng và hiệu quả cao. Tuy vậy, trong
thời gian gần đây, có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến sự phát triển tâm lý của các em,
gây ra những khó khăn tâm lý với các thể loại và mức độ khác nhau và đã để lại những
hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, trong kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, của các đợt
trưng cầu ý kiến, của các phiếu điều tra xã hội học có liên hệ đến nhu cầu tham vấn, tư
vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng thì luôn thể hiện
mức độ nhu cầu, mong đợi rất cao của học sinh, giáo viên, và các lực lượng giáo dục
khác.
- Đặc điểm riêng về văn hóa, cơ sở vật chất, điều kiện tài chính… của từng trường,
từng địa phương: Nhìn chung, đa số các trường tiểu học đang gặp rất nhiều khó khăn về
việc tiến hành quá trình tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý cho học sinh. Do cơ sở tài chính,
điều kiện cơ sở vật chất… đang rất eo hẹp, thiếu thốn, nhiều trường học không đủ những
điều kiện cần thiết để tổ chức thêm các hoạt động khác cho học sinh ngoài những hoạt
động căn bản trong chương trình dạy học và giáo dục. Tuy vậy, những khó khăn tâm lý
của học sinh tiểu học đang là mối quan tâm của tất cả các trường học ngày nay. Vì vậy,
nhà trường càng tích cực chủ động tiếp cận về quá trình tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý
cho học sinh sớm bao nhiêu, đặc biệt là việc phòng ngừa khó khăn tâm lý cho học sinh,
thì hiệu quả mang lại sẽ cao bấy nhiêu. Chính điều này sẽ góp phần giảm thiểu kinh phí
cho nhà trưởng, gia đình học sinh và cộng đồng xã hội. Bởi một khi những khó khăn tâm
lý của học sinh biểu hiện ở mức độ cao và lan rộng thì kinh phí bỏ ra để hỗ trợ, giúp đỡ,
can thiệp và trị liệu là rất lớn.
- Năng lực thực tế của giáo viên ở từng trường: Hiện nay, theo quyết định của bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành thì mỗi trường học cần có một phòng Tâm lý học đường
và đội ngũ các nhân viên đáp ứng năng lực chuyên trách. Tuy vậy, trong thực tế thì các
phòng Tâm lý học đường hoạt động không hiệu quả. Do cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên
nhiều trường học chưa xây dựng được phòng tâm lý học đường đúng tiêu chuẩn. Mặt
khác, lực lượng tham gia chuyên trách vẫn chủ yếu là những giáo viên làm công tác
chuyên trách và đội ngũ này rất mỏng (mỗi trường một giáo viên). Vì thế, việc tiến hành
đào tạo, bồi dưỡng để nhiều giáo viên được tiếp cận, nâng cao trình độ và năng lực về
công tác tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý cho học sinh tiểu học để cùng tham gia, cùng
đồng hành với học sinh và các lực lượng khác nhằm giúp cho học sinh có được những
điều kiện thuận lợi và môi trường sống, học tập và phát triển tâm lý an toàn, tốt đẹp là sứ
mệnh của mỗi người giáo viên và nhà trượng tiểu học.

2.1.3. Quy trình xây dựng, lựa chọn, thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh
tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học

Để tiến hành các chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học trong hoạt động
dạy học và giáo dục thì yêu cầu giáo viên thực hiện bốn bước theo quy trình sau:
 Bước 1 - xây dựng danh sách chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học;
 Bước2 - lựa chọn chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học;
 Bước 3 - tổ chức thực hiện tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học;
 Bước 4 - đánh giá thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học.
Quy trình xây dựng, lựa chọn, thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh
tiểu học nhằm giúp các em hình thành và nâng cao kiến thức, hiểu biết về những khó
khăn tâm lý có nguy cơ gặp phải được thể hiện trong nội dung của những chủ đề đó; hình
thành và phát triển những kỹ năng để học sinh tiểu học sử dụng giải quyết những khó
khăn tâm lý nảy sinh trong học tập, trong việc thiết lập và vận hành các mối quan hệ xã
hội, trong quá trình phát triển bản thân và trong mọi mặt cuộc sống.
Quy trình xây dựng, lựa chọn, thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu
học được hể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình xây dựng, lựa chọn và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý
cho học sinh tiểu học

a. Bước 1 - Xây dựng các chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học
Giáo viên cần xây dựng một danh sách các chuyên đề tư vấn tâm lý có mối liên hệ tổng
thể và quan hệ với nhau để có thể tiến hành trong suốt hoạt động dạy học và giáo dục theo năm
học. Công việc này cần được thực hiện thông qua việc khảo sát nhu cầu từ phía học sinh và
được tiến hành trước khi năm học mới diễn ra.
 Khảo sát nhu cầu tư vấn tâm lý ở học sinh tiểu học
- Giáo viên tiến hành những biện pháp khác nhau (khảo sát nhu cầu, trưng cầu ý
kiến, trò chuyện…) để thu tập, tổng hợp thông tin về những ý kiến, mong muốn của học
sinh tiểu học với việc tư vấn tâm lý cho các em hoặc những tác động tiêu cực, các nguy
cơ tiềm ẩn dễ gây ra khó khăn tâm lý cho học sinh một cách có hệ thống để định hướng
lựa chọn nội dung cần xây dựng chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học.
- Việc khảo sát nhu cầu trước khi xây dựng chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh
mang lại nhiều lợi ích khác nhau như sau:
+ Thu hút được đông đảo học sinh tham gia triển khai vì thoả mãn được nhu cầu,
mong muốn của các em;
+ Tránh sự áp đặt chủ quan từ phía giáo viên;
+ Giúp giáo viên, nhà trường nhận diện những khó khăn, vướng mắc của học sinh
để hỗ trợ kịp thời, góp phần giảm thiểu nguy cơ tạo ra các khó khăn tâm lý ở mức độ cao,
phức tạp và có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc từ đó;
+ Giúp giáo viên và nhà trường chủ động tìm kiếm những nguồn lực, xây dựng các
kế hoạch giáo dục cụ thể;
+ Góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo
viên.
+ Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tiểu học.
- Có nhiều cách khác nhau để giáo viên tìm ra nhu cầu cũng như những vấn đề
đang tồn tại trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của học sinh mà các em chưa biết cách
giải quyết, gồm:
+ Phương pháp chính thức: khảo sát bằng phiếu hỏi (đối với học sinh lớp: 4-5),
phỏng vấn nhóm nhỏ/cá nhân học sinh, qua kết quả quan sát của giáo viên (đối với học
sinh lớp: 1-3)… [15];
+ Phương pháp không chính thức: qua các kết quả nghiên cứu xã hội học (tỷ lệ
học sinh đi học muộn, bỏ học, nghiện game, bạo lực học đường, bắt nạt học đường, trầm
cảm, lo âu học đường, dậy thì sớm...) hoặc qua thống kê số lượng học sinh vi phạm nội
quy, kỷ luật của nhà trường (trốn tiết, làm việc riêng, không học bài, phá hoại tài sản
chung…)… Mỗi phương pháp xác định về nhu cầu, mong muốn tư vấn khó khăn tâm lý
của học sinh có ưu và nhược điểm riêng nên giáo viên cần cân nhắc điều kiện phối hợp
các phương pháp trên để có kết quả đánh giá nhu cầu khách quan và phù hợp nhất [15].
- Phương pháp khảo sát nhu cầu nên được thực hiện trên chính học sinh tiểu học
(được thể hiện trong nội dung Hình 2.1. Phiếu xác định nhu cầu tư vấn tâm lý dành cho
học sinh tiểu học) và cần kết hợp với việc thu thập thông tin về tư vấn tâm lý cho học
sinh tiểu học từ các nguồn khác như: giáo viên, cha - mẹ của học sinh, Ban giám hiệu/các
nhà quản lí, phương tiện truyền thông và kết quả nghiên cứu thực chứng đã được công bố
của các nhà khoa học uy tín về lĩnh vực này (được thể hiện trong nội dung Hình 2.2.
Phiếu xác định nhu cầu tư vấn tâm lý dành cho cha – mẹ của học sinh tiểu học).

Hình 2.1: Phiếu xác định nhu cầu tư vấn tâm lý dành học sinh tiểu học
Hình 2.2: Phiếu xác định nhu cầu tư vấn tâm lý dành cho cha – mẹ của học sinh tiểu học

 Đề xuất danh sách chuyên đề:


- Giáo viên tiến hành phân tích, xử lý kết quả khảo sát nhu cầu tư vấn tâm lý của
học sinh và các đối tượng khác và tổng hợp thành các nội dung theo mức độ ưu tiên (thứ
tự giảm dần mức độ quan tâm, mong muốn của học sinh hoặc mức độ nghiêm trọng của
vấn đề) để lựa chọn một chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học phù hợp nhất.
- Giáo viên trao đổi với các lực lượng có liên quan: Ban giám hiệu, Tổ bộ môn,
Ban đại diện cha – mẹ của học sinh, Tổ hỗ trợ học sinh… để xem xét các điều kiện về cơ
sở vật chất, kinh phí, thời gian, nguồn lực... sau khi có sự thống nhất ý kiến của các lực
lượng, giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề tư vấn tâm lý một cách chi tiết, cụ
thể.
b. Bước 2 - Lựa chọn chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học
Bản kế hoạch để tổ chức một chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học được
giáo viên thiết kế theo những công việc sau:
 Công việc 1: Xác định mục đích thiết kế chuyên đề tư vấn tâm lý cho học
sinh tiểu học
Giáo viên cần xác định rõ mục đích của chuyên đề tư vấn tâm lý hướng đến để
giúp học sinh tiếp cận, nhận biết về loại khó khăn tâm lý nào, qua đó chuyên đề sẽ hình
thành kiến thức, kỹ năng nào cho học sinh tiểu học có khả năng phòng ngừa các khó khăn
tâm lý ấy.
 Công việc 2: Đánh giá đầu vào để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tư vấn tâm
lý cho học sinh tiểu học
Giáo viên cần xác định thực trạng hiện tại, như: tỷ lệ thể hiện nhu cầu, mong muốn
của học sinh, mức độ quan tâm của học sinh, phạm vi tác động, mức độ về nguy cơ xảy
đến… của vấn đề mà học sinh đang gặp khó khăn hoặc có nhu cầu tư vấn.
Đánh giá đầu vào có thể được thực hiện một cách chính thức (sử dụng trắc
nghiệm, bảng hỏi, bảng kiểm có sẵn) hoặc giáo viên có thể tự xây dựng bảng hỏi ở mức
độ đơn giản về hiểu biết v à kỹ năng hiện có của học sinh về khó khăn tâm lý trong
chuyên đề mà giáo viên sẽ tổ chức (15).
 Công việc 3: Phân tích kết quả và xây dựng kế hoạch tư vấn tâm lý cho học
sinh tiểu học
Giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chuyên đề tư vấn tâm lý cho học
sinh tiểu học cần lưu tâm vào những nội dung sau:
- Mục tiêu: Hình thành kiến thức, hiểu biết về khó khăn tâm lý cho học sinh tiểu
học hay trang bị kỹ năng, biện pháp phòng ngừa khó khăn tâm lý cho các em.
- Nhiệm vụ: Những công việc cần thực hiện của giáo viên, học sinh và các lực
lượng tham gia khác.
- Thời lượng: dài (có thể 2 tiết học, một buổi, một ngày) hay ngắn (20 phút, 1 tiết
học).
- Nội dung: Những nội dung trọng tâm nhất của chuyên đề liên quan đến mục đích
cần đạt được.
- Hình thức tổ chức: Lên lớp; Kết hợp với các hoạt động; Tham quan…
- Người triển khai: giáo viên hay chuyên gia.
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất và nguồn kinh phí cần thiết để tiến hành.
 Công việc 4: Thiết kế chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học
- Chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học được giáo viên thiết tỉ mỉ, chi tiết
và cụ thể càng tốt. Trong đó, giáo viên cần phải lưu tâm đến những thành phần sau:
1) Tên chuyên đề: nên ngắn gọn, dễ nhớ, tạo ấn tượng với học sinh tiểu học;
2) Mục tiêu: xác định và phản ánh được kết quả kì vọng sau khi kết thúc chuyên
đề tư vấn tâm lý dánh cho học sinh tiểu học;
3) Thời lượng: căn cứ vào nội dung để thiết kế thời lượng là 1 buổi hay nhiều
buổi;
4) Hình thức: lồng ghép vào bày dạy trong một môn học hay trong một hoạt động
giáo dục cụ thể;
5) Chủ thể thực hiện: giáo viên hay mời chuyên gia tâm lý ngoài trường;
6) Nội dung: chỉ rõ những nội dung trọng tâm và không trọng tâm để định hướng
cho học sinh tham gia hoạt động;
7) Kế hoạch và nội dung thực hiện: lên kế hoạch chi tiết cho việc triển khai các nội
dung trên với từng hoạt động cụ thể (15).
- Giáo viên có thể nghiên cứu nội dung chi tiết của 7 thành phần trong việc thiết kế
một chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học theo 3 gợi ý sau:
+ Gợi ý 1: Bản thiết kế chuyên đề tư vấn tâm lý “ Sở thích, khả năng, giá trị của
tôi” [15].
1.Tên chuyên đề: SỞ THÍCH, KHẢ NĂNG, GIÁ TRỊ CỦA TÔI
2. Mục tiêu
Qua thực hiện chuyên đề này, học sinh lớp 3 có thể:
- Phát hiện được sở thích, khả năng, giá trị của bản thân
- Tự tin về sở thích, khả năng của bản thân
- Có cơ hội phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống
3. Thời lượng: 02 tiết
4. Hình thức

Chuyên đề có thể thực hiện trong hoạt động giáo dục (hoạt động trải nghiệm) cho
học sinh lớp 3, theo mạch nội dung “Hướng vào bản thân”, với yêu cầu cần đạt “Nhận ra
được những nét riêng của bản thân”; hoặc “Giới thiệu được các sở thích của bản thân và
sản phẩm được làm theo sở thích”.
5. Chủ thể thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm
6. Nội dung trọng tâm: hiểu biết của học sinh về sở thích, khả năng, giá trị của
bản thân; tự tin thể hiện những sở thích và khả năng của bản thân.
7. Kế hoạch và hoạt động cụ thể
TIẾT 1
7.1. Trò chơi: “Gió thổi”
- Thời gian: 5 phút
- Mục đích: Tạo không khí hứng khởi cho học sinh
- Phương tiện: Sắp xếp vị trí chỗ ngồi hợp lí và chuẩn bị ghế ngồi đầy đủ cho học
sinh khi tham gia trò chơi.
- Cách tiến hành:
+ Học sinh ngồi theo vòng tròn, mỗi người ngồi trên 1 ghế. Riêng người điều
khiển (giáo viên hoặc học sinh được giao nhiệm vụ quản trò) đứng giữa vòng tròn,
không có ghế ngồi.
+ Khi người điều khiển trò chơi hô: “Gió thổi! Gió thổi!”, cả lớp đồng thanh hỏi
lại: “Thổi ai? Thổi ai?”.
+ Người điều khiển chọn một đặc điểm nào đó và hô (ví dụ: “Thổi vào những
người đeo kính”/ “Thổi vào những người tóc ngắn”…). Khi ấy, những người chơi có đặc
điểm đó phải đứng dậy và chạy đổi ghế cho nhau. Tranh thủ lúc ấy, người điều khiển sẽ
chiếm lấy một ghế và ngồi vào. Người chơi nào không tìm được ghế để ngồi sẽ phải đứng
vào giữa vòng tròn, tiếp tục hô cho các các bạn đổi chỗ cho nhau.
+ Lưu ý, mỗi lần chơi, người điều khiển cần nêu những đặc điểm khác nhau để đảm
bảo mọi người trong lớp đều có cơ hội chạy đổi chỗ.
7.2. Thảo luận về câu chuyện “Trói voi bằng dây thừng”
- Thời gian: 10 phút
- Mục đích: Nâng cao sự tự tin bằng khả năng của bản thân
- Phương tiện: 1- Câu chuyện “Trói voi bằng dây thừng”; 2- Nhạc và hình ảnh
minh họa cho bức tranh;
- Cách tiến hành:
+ Học sinh lắng nghe câu chuyện: “Trói voi bằng dây thừng”
+ Thảo luận: ♣ Tại sao con voi không thể tự mình thoát ra khỏi dây thừng đó?
♣ Em có liên hệ gì với bản thân trong cuộc sống?
+ Thông điệp của câu chuyện: Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội tốt đến với mình chỉ vì
nghĩ rằng bản thân không thể làm được dù chưa thử bao giờ và luôn sợ thất bại. Thay vì lo
sợ sai lầm, sao không thử cố gắng hết sức một lần?
7.3. Khám phá sở thích, khả năng, giá trị của em
- Thời gian: 15 phút
- Mục đích: Phát hiện sở thích, khả năng, giá trị của bản thân
- Phương tiện: Phiếu bài tập
- Cách tiến hành:
+ Học sinh hoàn phiếu bài tập “Sở thích, khả năng, giá trị của tôi”
+ Học sinh có thể chia sẻ trước lớp về phiếu bài tập đó
+ Thảo luận:
♣ Em có gặp khó khăn khi xác định sở thích, khả năng và các giá trị khác của
mình không?
♣ Em cảm thấy như thế nào khi chia sẻ sở thích, khả năng và các giá trị của mình
với các bạn?
+ Thông điệp: Mỗi người đều có sở thích, khả năng và giá trị riêng.
----------------------------------

TIẾT 2
7.4. Tự tin thể hiện sở thích, khả năng, giá trị của bản thân
- Thời gian: 25 phút
- Mục đích: Tự tin thể hiện sở thích, khả năng của bản thân trước tập thể lớp
- Phương tiện: Giấy A0, nhạc, video…
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành các nhóm để cùng sáng tạo nội dung hoạt động và đóng vai:
Chẳng hạn:
♣ Nhóm 1: Sáng tạo câu chuyện về các loài vật trong khu rừng. Mỗi loài vật có một
khả năng, thế mạnh riêng. Học sinh đóng vai và thể hiện thế mạnh đó của từng loài.
♣ Nhóm 2: Thành lập một ban nhạc. Mỗi học sinh đóng vai một loại nhạc cụ và thể
hiện đặc điểm riêng, nổi bật của nhạc cụ đó trong ban nhạc.
♣ Nhóm 3: Đóng vai các đầu bếp trong một nhà hàng. Mỗi học sinh đóng vai một
đầu bếp, biết nấu các món khác nhau. Học sinh vẽ món ăn mình nấu ra giấy để cùng chia
sẻ với các bạn.

+ Từng nhóm thể hiện sản phẩm đóng vai của nhóm mình.
+ Thông điệp: Nên tự tin thể hiện những sở thích, khả năng, giá trị của mình.
7.5. Tổng kết
- Thời gian: 5 phút
- Mục đích: Tổng kết lại chương trình, củng cố sự hiểu biết về sở thích, khả năng,
giá trị của bản thân
- Phương tiện: Phiếu phản hồi, phần thưởng (nếu có)
- Cách tiến hành:
+ Nhắc lại nội dung đã cùng tìm hiểu trong chuyên đề.
+ Tổng kết, khen thưởng cho nhóm và học sinh có hoạt động tích cực.
+ Sử dụng kỹ thuật phản hồi (như phiếu phản hồi, phỏng vấn nhanh) về những cảm
nhận và suy nghĩ của học sinh sau khi tham gia chuyên đề.
----------------------------------

PHỤ LỤC: Câu chuyện “Trói voi bằng dây thừng”

Tại sở thú, khi đi ngang qua khu voi ở, những vị khách đã vô cùng bất ngờ khi thấy
con voi to lớn như vậy nhưng chỉ bị trói chân bằng một sợi dây thừng mỏng, nhỏ. Đặc biệt
hơn, dường như con voi không hề có ý định cố thoát ra khỏi sợi dây đó. Đem thắc mắc này hỏi
người quản tượng, người quản tượng trả lời: “Khi con voi còn nhỏ, chúng tôi dùng sợi dây đó
để trói chân nó. Khi lớn lên một chút, chúng vẫn nghĩ rằng bản thân không thể dứt khỏi sợi
dây như khi còn nhỏ. Và cứ thế, các anh thấy đấy, nó vẫn “hài lòng” với sợi dây ấy”.
Lúc này, những người khách mới vỡ lẽ. Hóa ra con voi có thể dễ dàng thoát khỏi
sợi dây bất cứ khi nào nó muốn nhưng chúng lại nghĩ rằng bản thân không đủ sức mạnh
nên đã không làm gì cả./.

+ Gợi ý 2: Bản thiết kế chuyên đề tư vấn tâm lý “Cảm xúc của chúng ta”
1.Tên chuyên đề: CẢM XÚC CỦA CHÚNG TA
2. Mục tiêu
Qua thực hiện chuyên đề này, học sinh lớp 4 có thể:
Nhận ra được những cảm xúc của bản thân, hiểu về vai trò của chúng và kiểm soát
cảm xúc tiêu cực của bản thân.
3. Thời lượng: 02 tiết
4. Hình thức

Chuyên đề có thể thực hiện trong hoạt động giáo dục (hoạt động trải nghiệm) cho
học sinh lớp 5, theo mạch nội dung “Chân dung cảm xúc của tôi”, với yêu cầu cần đạt
“Nhận ra được những cảm xúc của bản thân, hiểu về vai trò của chúng và kiểm soát cảm
xúc tiêu cực của bản thân”.
5. Chủ thể thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm
6. Nội dung trọng tâm: Nhận ra được những cảm xúc của bản thân, hiểu về vai trò
của chúng và kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân.
7. Kế hoạch và hoạt động cụ thể
TIẾT 1
7.1. Trò chơi: “Giáo viên tự chọn”
- Thời gian: 5 phút
- Mục đích: Tạo không khí hứng khởi cho học sinh
- Phương tiện: Sắp xếp vị trí chỗ ngồi hợp lí và chuẩn bị ghế ngồi đầy đủ cho học
sinh khi tham gia trò chơi.
- Cách tiến hành: Theo quy tắc của trò chơi.
7.2. Làm việc nhóm
- Thời gian: 5 phút
- Mục đích: Nhận biết được cảm xúc của bản thân.
- Phương tiện: Giấy trắng, viết chì, cọ, màu,…
- Cách tiến hành:
+ Nhóm 1. Kể về một kỷ niệm mà bạn có ấn tượng sâu sắc nhất.
+ Nhóm 2. Vẽ tranh và trưng bày về một chủ đề mà bạn thích thú nhất.
+ Nhóm 3. Biểu hiện gương mặt xúc cảm (Ngạc nhiên, vui vẻ, buồn chán, thất
vọng, giận dữ…).
+ Nhóm 4. Sáng tác một bài thơ hoặc biểu diễn một bài hát thể hiện về một xúc
cảm của bản thân.
- Lấy mỗi nhóm 01 học sinh làm ban giám khảo.
7.3. Thể hiện kết quả làm việc nhóm
- Thời gian: 20 phút
- Mục đích: Nhận ra được những cảm xúc của bản thân, hiểu về vai trò của chúng.
- Phương tiện: Phòng có cấu trúc hợp lý có không gian rộng, móc treo tranh, nhạc
cụ (nếu có).
- Cách tiến hành:
- Nhóm 1 tiến hành nhiệm vụ của mình.
- Nhóm 2 trưng bày tranh và giới thiệu về tranh của mình, trả lời những câu hỏi của
các bạn (nếu có).
- Nhóm 3 đọc bài thơ thể hiện về xúc cảm của bản thân.
- Nhóm 4 biểu diễn những gương mặt cảm xúc.
- Ban giám khảo chấm điểm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Thông điệp: Có nhiều loại cảm xúc khác nhau, mỗi cảm xúc đều có vai trò khác
nhau.
----------------------------------

TIẾT 2
7.4. Kiểm soát các xúc cảm tiêu cực
- Thời gian: 25 phút
- Mục đích: Kiểm soát các xúc cảm tiêu cực.
- Phương tiện: Giấy A0, viết màu.
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành các nhóm để làm việc nhóm.
Chẳng hạn:
♣ Nhóm 1: Thảo luận và ghi ra giấy A0 những hậu quả tạo ra khi bạn buồn chán và
những cách để bạn xua đi cảm xúc buồn chán.
♣ Nhóm 2: Thảo luận và ghi ra giấy A0 những hậu quả tạo ra khi bạn thất vọng và
những cách để bạn xua đi cảm xúc thất vọng.
♣ Nhóm 3: Thảo luận và ghi ra giấy A0 những hậu quả tạo ra khi bạn nóng giận và
những cách để bạn xua đi cảm xúc nóng giận.
♣ Nhóm 4: Thảo luận và ghi ra giấy A0 những hậu quả tạo ra khi sợ hãi và những
cách để bạn xua đi cảm xúc sợ hãi.
+ Giáo viên tổ chức cho cả lớp quan sát sản phẩm của các nhóm theo kỹ thuật
“Phòng tranh”.
+ Tổ chức cho học sinh bổ sung các hậu quả và nhận xét những cách thức để kiểm
soát các xúc cảm tiêu cực.
+ Thông điệp: Cuộc sống cần vui tươi.
7.5. Tổng kết
- Thời gian: 5 phút
- Mục đích: Nhận ra được những cảm xúc của bản thân, hiểu về vai trò của chúng
và kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân.
- Phương tiện: Phiếu phản hồi, phần thưởng (nếu có)
- Cách tiến hành:
+ Nhắc lại nội dung đã cùng tìm hiểu, tiến hành trong chuyên đề.
+ Tổng kết, khen thưởng cho nhóm và học sinh có hoạt động tích cực.
+ Sử dụng kỹ thuật phản hồi (như phiếu phản hồi, phỏng vấn nhanh) về những cảm
nhận và suy nghĩ của học sinh sau khi tham gia chuyên đề.
----------------------------------

+ Gợi ý 3: Bản thiết kế chuyên đề tư vấn tâm lý “Lời từ chối của em”
1.Tên chuyên đề: LỜI TỪ CHỐI CỦA EM
2. Mục tiêu
Qua thực hiện chuyên đề này, học sinh lớp 5 có thể:
- Nhận ra được những đối tượng và tình huống có thể gây nguy hiểm cho bản thân.
- Vượt qua những rào cản tâm lý tiêu cực.
- Kỹ năng sử dụng lời từ chối hiệu quả.
3. Thời lượng: 02 tiết
4. Hình thức
Chuyên đề có thể thực hiện trong hoạt động giáo dục (Giáo dục kỹ năng sống) cho học
sinh lớp 5 – Kỹ năng sử dụng lời từ chối hiệu quả - trong nhóm kỹ năng “Xử lí thông tin và ra
quyết định hiệu quả”. Với yêu cầu cần đạt “Nhận ra được những đối tượng và tính huống có thể
gây nguy hiểm cho bản thân; Vượt qua những rào cản tâm lý tiêu cực và Kỹ năng sử dụng lời từ
chối hiệu quả”.
5. Chủ thể thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm
6. Nội dung trọng tâm: Nhận ra được những đối tượng và tình huống có thể gây
nguy hiểm cho bản thân để vượt qua những rào cản tâm lý tiêu cực và sử dụng kỹ từ chối
hiệu quả.
7. Kế hoạch và hoạt động cụ thể
TIẾT 1
7.1. Trò chơi: “Giáo viên tự chọn”
- Thời gian: 5 phút
- Mục đích: Tạo không khí hứng khởi cho học sinh
- Phương tiện: Sắp xếp vị trí chỗ ngồi hợp lí và chuẩn bị ghế ngồi đầy đủ cho học
sinh khi tham gia trò chơi.
- Cách tiến hành: Theo quy tắc của trò chơi.
7.2. Làm việc nhóm
- Thời gian: 10 phút
- Mục đích: Nhận ra được những đối tượng và tính huống có thể gây nguy hiểm cho
bản thân.
- Phương tiện: Giấy A0, viết màu.
- Cách tiến hành:
Các nhóm nhận nhiệm vụ của mình là một tình huống giả định cụ thể là:
+ Nhóm 1. Em vừa tham gia lớp học bơi tại trường được 1 tuần, em mới bắt đầu
bơi được từng quãng ngắn trong bể bơi. Hôm nay ngày nghỉ, một nhóm bạn trong lớp rủ
em đi tắm ở một khúc sông vắng, xa nhà mình, các bạn nói rằng khúc sông ấy nước trong
vắt, sông sâu và rộng sẽ được bơi thoả thích… Em đang phân vân thì các bạn lại nói: “Sợ
à, thế mà bảo đã biết bơi rồi. Bơi ở trong “cái vũng nước nhỏ xíu” ở trường thì đáng gì.
Nếu không đi bơi với bọn mình thì từ nay đừng nói là đã biết bơi nữa nha. Đồ nhát cáy…”.
Em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên? Vì sao em lại xử sự như vậy? Hãy thảo
luận với nhau sau đó ghi những ý kiến thống nhất của nhóm vào giấy A0.
+ Nhóm 2. Bác Hùng là người quen với ba – mẹ của Lan. Dạo gần đây bác Hùng
thường hay qua nhà Lan chơi. Khi không có ba – mẹ của Lan ở nhà, bác Hùng hay bắt
chuyện với Lan, hỏi han Lan về đủ chuyện… rồi nhiều khi bác Hùng còn tiến gần đễn chỗ
Lan ngồi và đưa tay động chạm vào cơ thể của Lan. Lan rất khó chịu mỗi lần bác Hùng cư
xử như vậy nên đã gạt tay bác ấy ra và né tránh. Hôm nay, ba – mẹ của Lan có việc đi
vắng, bác Hùng lại ghé sang nhà chơi, nhưng do cổng nhà Lan đang khoá, nên bác ấy đứng
ở ngoài yêu cầu Lan mở cổng cho bác ấy vào nhà. Nếu em là Lan em xử sự như thế nào
trong tình huống trên? Vì sao em lại xử sự như vậy? Hãy thảo luận với nhau sau đó ghi
những ý kiến thống nhất của nhóm vào giấy A0.
+ Nhóm 3. Sơn có người anh là học sinh lớp 9. Anh của Sơn rất thích sử dụng điện
thoại thông minh. Sơn thấy lúc nào anh ấy cũng không rời được chiếc điện thoại, lúc thì trò
chuyện với bạn bè, khi thì xem phim… Vào một ngày khi Sơn đang sử dụng máy vi tính
của mẹ để làm bài tập về nhà thì anh của Sơn bước vào phòng và đề nghị rằng sẽ hướng
dẫn cho Sơn chơi “Game liên quân” và nếu Sơn chơi giỏi thì anh ấy sẽ cho gia nhập vào
đội của anh ấy để thi đấu với những đội khác. Nếu em là Sơn em xử sự như thế nào trong
tình huống trên? Vì sao em lại xử sự như vậy? Hãy thảo luận với nhau sau đó ghi những ý
kiến thống nhất của nhóm vào giấy A0.
+ Nhóm 4. Hương rất cảm phục chú Hoà. Chú ấy là hàng xóm của Hương. Chú
Hoà có công việc ổn định, hát hay và còn rất thông minh. Những bài tập khó của Hương
chú Hoà đều làm được hết, chú ấy đã giúp Hương đạt được kết quả cao trong học tập. Dạo
gần đây chú ấy thường cho Hương quà bánh, rồi còn tặng Hương thỏi son, hộp phấn, cái
kẹp tóc xinh xinh… và nói rằng: “Hương lớn rồi, sắp thành thiếu nữ rồi, cũng cần trang
điểm cho xinh đẹp”… khiến cho Hương rất vui và thích thú. Bình thường thì chú Hoà ghé
sang nhà Hương khi có ba – mẹ của Hương ở nhà hoặc Hương sang nhà chú ấy chơi cùng
ba hay mẹ của mình. Sáng nay, chú Hoà có ghé vào nhà Hương (trong lúc ba – mẹ của
Hương vắng nhà). Chú ấy bảo Hương rằng “lát nữa ghé qua nhà chú ấy, chú ấy có món quà
rất tuyệt dành tặng cho Hương và còn dặn thêm nhớ đừng nói cho ai và chỉ đi một mình
thôi nhé!”. Nếu em là Hương em xử sự như thế nào trong tình huống trên? Vì sao em lại
xử sự như vậy? Hãy thảo luận với nhau sau đó ghi những ý kiến thống nhất của nhóm vào
giấy A0.
7.3. Thể hiện kết quả làm việc nhóm
- Thời gian: 15 phút
- Mục đích: Nhận ra được những đối tượng và tình huống có thể gây nguy hiểm cho
bản thân và vượt qua những rào cản tâm lý tiêu cực.
- Phương tiện: Phòng có cấu trúc hợp lý có không gian rộng.
- Cách tiến hành:
- Các nhóm treo kết quả của mình lên tường.
- Học sinh của tất cả các nhóm tham quan và trao đổi về kết quả đã thể hiện trong
giấy A0 của các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh ổn định lại chỗ ngồi theo nhóm và đàm thoại với
từng nhóm về kết quả của nhóm.
- Giáo viên giải đáp những thắc mắc (nếu có) cho học sinh và bổ sung, giải thích
những nội dung của tình huống cho từng nhóm (nếu thiếu).
+ Thông điệp: “Hãy tỉnh táo với những con người và tình huống nguy hiểm không
ngờ trong cuộc sống!”
----------------------------------

TIẾT 2
7.4. Kỹ năng sử dụng lời từ chối
- Thời gian: 25 phút
- Mục đích: Hình thành kỹ năng sử dụng lời từ chối hiệu quả.
- Phương tiện: Giấy A0, viết màu.
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành các nhóm để làm việc nhóm.
Chẳng hạn:
♣ Nhóm 1: Thảo luận và ghi ra giấy A0 những lời từ chối phù hợp nhất trong tình
huống của mình.
♣ Nhóm 2: Thảo luận và ghi ra giấy A0 những lời từ chối phù hợp nhất trong tình
huống của mình.
♣ Nhóm 3: Thảo luận và ghi ra giấy A0 những lời từ chối phù hợp nhất trong tình
huống của mình.
♣ Nhóm 4: Thảo luận và ghi ra giấy A0 những lời từ chối phù hợp nhất trong tình
huống của mình.
+ Giáo viên tổ chức cho cả lớp quan sát kết quả của các nhóm theo kỹ thuật “Phòng
tranh”.
+ Tổ chức cho học sinh bổ sung các câu từ chối khác và nhận xét những cách thức
để sử dụng các câu từ chối phù hợp.
+ Thông điệp: Hãy sử dụng lời từ chối nếu đứng trước những tình huống hoặc
những lời yêu cầu bất thường.
7.5. Tổng kết
- Thời gian: 5 phút
- Mục đích:
- Phương tiện: Phiếu phản hồi, phần thưởng (nếu có)
- Cách tiến hành:
+ Nhắc lại nội dung đã cùng tìm hiểu, tiến hành trong chuyên đề.
+ Tổng kết, khen thưởng cho nhóm và học sinh có hoạt động tích cực.
+ Sử dụng kỹ thuật phản hồi (như phiếu phản hồi, phỏng vấn nhanh) về những cảm
nhận và suy nghĩ của học sinh sau khi tham gia chuyên đề.
----------------------------------

- Nếu nhà trường không có thời gian hay điều kiện để tổ chức chuyên đề tư vấn
tâm lý độc lập thì giáo viên có thể thực hiện chuyên đề đó bằng hình thức lồng ghép
trong các môn học hoặc hoạt động giáo dục (hoạt động trải nghiệm; giáo dục kỹ năng
sống, công tác xã hội, hội thi – cuộc thi…) của nhà trường. Theo đó, chuyên đề tư vấn
tâm lý sẽ được thiết kế và triển khai theo mẫu của hoạt động mà nó lồng ghép vào. Nếu
lồng ghép vào môn học thì giáo viên sẽ thiết kế và thực hiện theo mẫu thiết kế của một
bài dạy – giáo án. Nếu lồng ghép vào hoạt động giáo dục thì sẽ thiết kế và thực hiện theo
mẫu tổ chức hoạt động giáo dục/ hoạt động trải nghiệm.
c. Bước 3 - Tổ chức thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học
- Là toàn bộ kết quả cửa bước 2 sẽ được giáo viên tổ chức thực hiện vào thực tiễn
học đường của học sinh tiểu học.
- Giáo viên cần quan sát, theo dõi và đánh giá mức độ tham gia của học sinh, thái
độ và sự phản hồi của các em để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
- Giáo viên có thể lựa chọn các hình thức tổ chức lồng ghép khác nhau (như lồng
ghép vào giờ sinh hoạt dưới cờ, giờ sinh hoạt lớp hoặc giờ hoạt động trải nghiệm theo
chủ đề).
- Để thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý theo hình thức lồng ghép, giáo viên nên
căn cứ vào những khó khăn học sinh tiểu học thường gặp để lồng ghép vào việc thực hiện
các yêu cầu cần đạt của hoạt động giáo dục (hoạt động trải nghiệm) [15]. Nội dung cụ thể
được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1: Gợi ý thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học theo hình thức
lồng ghép vào hoạt động giáo dục (hoạt động trải nghiệm) [15]

Nhóm Khó Nội dung


khó khăn cụ tư vấn, hỗ Gợi ý thực hiện
khăn thể trợ
Trong Học sinh - Hỗ trợ - Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong môn học mà học
học chưa tự phần kiến sinh chưa hiểu bài, chưa làm được bài tập.
tập giác làm thức mà - Hoạt động trải nghiệm:
bài tập về học sinh + Theo mạch nội dung hướng đến xã hội, với hoạt
nhà do chưa hiểu; động xây dựng nhà trường, có thể lồng ghép vào
chưa hiểu - Rèn luyện yêu cầu cần đạt: “Nhận biết được những việc nên
bài thói quen làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi
tự giác và thực hiện được những việc đó” (với học sinh lớp
trong học 1);
tập. + Theo mạch nội dung hướng đến bản thân: “Khám
Nhóm Khó Nội dung
khó khăn cụ tư vấn, hỗ Gợi ý thực hiện
khăn thể trợ
phá bản thân và Rèn nếp sống” (với học sinh lớp 2);
+ Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, có thể
lồng ghép vào yêu cầu cần đạt: “Sắp xếp được thứ
tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân
và bước đầu thực hiện thời gian biểu đề ra” (với học
sinh lớp 3);
+ Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, có thể
lồng ghép vào yêu cầu cần đạt của: Nhận diện bản
thân; Nếp sống và tư duy khoa học và Tự lực thực
hiện nhiệm vụ” (với học sinh lớp 4);
+ Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, có thể
lồng ghép vào yêu cầu cần đạt của: “Em lớn lên mỗi
ngày” (với học sinh lớp 5);
Trong Học sinh Rèn kỹ - Lồng ghép trong môn “Giáo dục lối sống”, “Đạo
giao chưa có năng giao đức”, “Giáo dục kỹ năng sống”.
tiếp lời nói lễ tiếp lịch sự - Hoạt động trải nghiệm:
phép hay + Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, với
hành hoạt động khám phá bản thân, có thể lồng ghép vào
động yêu cầu cần đạt “Thể hiện được một số biểu hiện
đúng mực cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn
khi giao cảnh giao tiếp thông thường” (với học sinh lớp 1)
tiếp với hoặc các yêu cầu tương tự liên quan đến việc nhận
người lớn biết, điều chỉnh cảm xúc (với học sinh lớp 2, 3, 4, 5)
+ Theo mạch nội dung hướng vào xã hội, với hoạt
động chăm sóc gia đình, có thể lồng ghép vào yêu
cầu cần đạt: “Thực hiện được lời nói, việc làm thể
hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia
Nhóm Khó Nội dung
khó khăn cụ tư vấn, hỗ Gợi ý thực hiện
khăn thể trợ
đình phù hợp với lứa tuổi” (với học sinh lớp 1) hoặc
các yêu cầu tương tự (với học sinh lớp 2, 3, 4, 5).
- Lồng ghép trong môn học “Tự nhiên và xã hội”
- Hoạt động trải nghiệm:
Chưa
+ Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, với
nhận diện
Nhận diện hoạt động khám phá bản thân, có thể lồng ghép vào
được
được nguy yêu cầu cần đạt: “Nêu được những hành động an
những
cơ và có toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được
tình
cách phòng một số hành vi tự bảo vệ” (với học sinh lớp 1) hoặc
huống
tránh các các yêu cầu tương tự liên quan đến việc đảm bảo sự
thiếu
nguy cơ an toàn cho bản thân (với học sinh lớp 2, 3, 4, 5);
(hoặc
mất an toàn + Theo mạch nội dung hướng đến xã hội, với hoạt
không) an
trong động xây dựng nhà trường, có thể lồng ghép vào
toàn trong
trường học yêu cầu cần đạt: “Thực hiện được ý tưởng về việc
trường
trang trí, lao động vệ sinh lớp học, có ý thức giữ an
học
toàn trong khi trang trí lớp học” (với học sinh lớp
3).
Trong Thiếu kỹ - Rèn luyện - Lồng ghép vào nội dung của môn Khó học, Tự
phát năng kỹ năng nhiên xã hội.
triển chăm sóc chăm sóc - Hoạt động trải nghiệm:
bản bản thân; bản thân; + Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, có thể
thân Dậy thì - Hình lồng ghép vào yêu cầu cần đạt của chủ đề: “Một
sớm; Suy thành các ngày của em” (với học sinh lớp 1);
dinh kiến thức + Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, với
dưỡng;… về giới hoạt động khám phá bản thân, có thể lồng ghép vào
tính, hiện yêu cầu cần đạt “Khám phá bản thân; rèn nếp sống;
tượng dậy Tự phục vụ bản thân; Tự chăm sóc và bảo vệ bản
Nhóm Khó Nội dung
khó khăn cụ tư vấn, hỗ Gợi ý thực hiện
khăn thể trợ
thì; thân” (với học sinh lớp 2);
- Rèn luyện + Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, với
kỹ năng hoạt động khám phá bản thân, có thể lồng ghép vào
thích ứng, yêu cầu cần đạt “Khám phá bản thân; rèn nếp sống;
chống xân Tự phục vụ bản thân; Tự chăm sóc và bảo vệ bản
hại tình thân” (với học sinh lớp 2);
dục, tang + Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, có thể
cường dinh lồng ghép vào yêu cầu cần đạt “Chăm sóc và phát
dưỡng triển bản thân” (với học sinh lớp 3);
trong ăn + Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, có thể
uống. lồng ghép vào yêu cầu cần đạt “Nhận diện bản thân;
Nếp sống và tư duy khoa học; Phòng tránh bị xâm
hại” (với học sinh lớp 4);
+ Theo mạch nội dung hướng vào bản thân, với
hoạt động khám phá bản thân, có thể lồng ghép vào
yêu cầu cần đạt “Em lớn lên mỗi ngày; Sống an
toàn và tự chủ” (với học sinh lớp 5).

Trong quá trình thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học theo hình
thức lồng ghép, giáo viên nên quan tâm phát hiện những khó khăn tâm lý mà học sinh
gặp phải: trong quá trình học tập, trong giao tiếp và vận hành các mối quan hệ, trong tiến
trình phát triển bản thân để tiếp tục hỗ trợ học sinh giải quyết các khó khăn thông qua
việc thực hiện được các yêu cầu cần đạt của chuyên đề và hoạt động giáo dục (hoạt động
trải nghiệm) đó.
d. Bước 4 - Đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý
- Việc đánh giá hiệu quả của chuyên đề là cơ sở để xác định được những mặt làm
tốt, những kết quả tích cực của chuyên đề và những mặt hạn chế của chuyên đề tư vấn
tâm lý ho học sinh tiểu học. Từ đó, tiến hành chỉnh sử để tiếp tục sử dụng chuyên đề tư
vấn tâm lý cho học sinh cho những năm học/khối lớp tiếp theo nếu học sinh có nhu cầu
hoặc cho những năm học sau.
- Khi tiến hành đánh giá hiệu quả của chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu
học cần thực hiện những khía cạnh sau:
+ Đối sánh giữa kết quả đầu vào và đầu ra: là việc giáo viên sử dụng những kết
quả đạt được sau khi thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học đem so
sánh đối chiếu với mục tiêu, kết quả mong đợi của chuyên đề. Nếu kết quả đạt được quá
thấp so với kết quả đầu vào thì giáo viên cần xem xét để xác định những hạn chế, thiếu
sót trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề, rút ra những nguyên nhân căn bản tạo ra
những hạn chế thiếu sót ấy và điều chỉnh, sửa chữa những hạn chế, thiếu sót ấy;
+ Tổng hợp kết quả từ phiếu phản hồi từ ý kiến của học sinh tiểu học đã tham gia
chuyên đề tư vấn tâm lý: Giáo viên sẽ thiết kế một phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập ý
kiến đánh giá của học sinh tiểu học đã tham gia chuyên đề tư vấn tâm lý mà giáo viên
vừa tiến hành. Trong đó, giáo viên lưu tâm đến số lượng ý kiến mà học sinh đồng tình,
hài lòng với tiến trình tổ chức của giáo viên; số lượng các kiến thức và kỹ năng mà học
sinh đạt được và những góp ý của học sinh để bổ sung, điều chỉnh nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức chuyên đề tâm lý để phù hợp hơn với nhu cầu, mong muốn của
các em.
- Giáo viên tổng kết và đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường về những phương án
để đầu tư chỉnh sửa những mặt hạn chế, thiếu sót của chuyên đề tư vấn tâm lý; tiếp tục sư
dụng chuyên đề này cho những năm học tiếp theo và điều chỉnh, phát triển cấu trúc, nội
dung của chuyên đề tư vấn tâm lý cho các khối lớp khác.

2.2. Phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý cho học sinh
tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học

Việc phân tích trường hợp bao gồm nhiều công việc đòi hỏi giáo viên phải đầu tư
nhiều về thời gian và công sức và trí tuệ. Trong nhiều trường hợp mà khó khăn tâm lý
của học sinh biểu hiện ở mức độ cao, phức tạp (rối nhiễu, rối loạn…) thì quá trình tư vấn,
hỗ trợ của giáo viên cần có sự giám sát, hỗ trợ và đồng hành của các chuyên gia tâm lý
trong các lĩnh vực chuyên sâu: lâm sàng, can thiệp, trị liệu, giáo dục chuyên biệt.
2.2.1. Mục đích phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý cho
học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học:

- Tổng hợp hoá các nội dung, vấn đề trọng tâm về những khó khăn tâm lý mà học
sinh tiểu học gặp phải;
- Xác định những mối quan hệ giữa các khó khăn của học sinh học sinh tiểu học;
- Xác định các nguyên nhân, các yếu tố tác động gây ra khó khăn học sinh của học
sinh tiểu học;
- Xác định những nguồn lực để kết nối, phối hợp trong quá trình tư vấn, hỗ trợ khó
khăn tâm lý cho học sinh tiểu học;
- Hệ thống hoá các mô hình kế hoạch, quy trình và biện pháp tư vấn, hỗ trợ khó
khăn cho học sinh tiểu học.

2.2.2. Ý nghĩa của phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý
cho học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học:

- Làm sáng tỏ những khó khăn mà học sinh tiểu học đang gặp phải dưới góc độ
tâm lý học và nguyên nhân tạo ra những khó khăn ấy;
- Đề xuất những giả thuyết khoa học để giải quyết những khó khăn tâm lý cho học
sinh tiểu học;
- Xác định mức độ, trình tự của các khó khăn tâm lý để xem xét sự ưu tiên cho
việc tư vấn, hỗ trợ những khó khăn mà học sinh tiểu học gặp phải;
- Huy động nguồn lực và xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý cho
học sinh tiểu học phù hợp và đạt hiệu quả cao;
- Tránh định kiến hay thiên vị vì thông qua việc xây dựng mô hình về vấn đề của
học sinh sẽ giúp giáo viên nhìn ra những vấn đề còn chưa được quan tâm hoặc được quan
tâm quá mức [15].

2.2.3. Quy trình phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý cho
học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học

Quy trình phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ khó khăn cho học sinh
tiểu học bao gồm 6 bước chính và được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Các bước phân tích trường hợp thực tiễn về

tư vấn, hỗ trợ khó khăn cho học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học
a. Bước 1: Thu thập thông tin tổng quan của học sinh
Những thông tin sau về học sinh tiểu học cần giáo viên quan tâm để thu thập:
- Những điểm mạnh, điểm yếu; mối quan hệ với thành viên trong gia đình, bạn bè;
thói quen và lực học; tiền sử bệnh tật; sở thích…
- Những biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi của những khó khăn mà học sinh
tiểu học đang gặp phải, những thông tin này được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau:
bản thân học sinh, cha - mẹ của học sinh/người chăm sóc – bảo trợ của học sinh, bạn bè,
anh/chị em, quan sát của giáo viên…
b. Bước 2: Liệt kê các khó khăn tâm lý của học sinh
Từ những kết quả có được ở Bước 1, giáo viên xây dựng danh sách các vấn đề mà
học sinh đang gặp phải, trong đó cần xác định những nội dung sau:
- Những vấn đề chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý của học
sinh tiểu học;
- Những vấn đề phụ, có ảnh hưởng không nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý
của học sinh tiểu học.
- Những yếu tố tác động khách quan, bên ngoài học sinh: gia đình, mối quan hệ
gia đình, bạn bè, tính phức tạp của nội dung môn học…
- Những yếu tố chủ quan, bên trong học sinh gây ra: tính cách tiêu cực, thói quen
xấu, nhận thức cảm tính…
c. Bước 3: Xác định vấn đề của học sinh
Từ kết quả của bước 2, giáo viên trao đổi, thảo luận với các lực lượng giáo dục có
liên quan hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chuyên sâu để xác định vấn đề
chính trong khó khăn của học sinh:
- Loại khó khăn mà học sinh đang gặp phải: học tập, giao tiếp và duy trì các mối
quan hệ xã hội hay sự phát triển bản thân;
- Mức độ biểu hiện của loại khó khăn mà học sinh đang gặp phải: nhẹ, vừa hay
nặng;
- Nguyên nhân gây ra loại khó khăn mà học sinh đang gặp phải;
- Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động để duy trì khó khăn của học sinh
đang gặp phải.
d. Bước 4: Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý cho học sinh tiểu học
Một kế hoạch tư vấn, hỗ trợ khó khăn cho học sinh tiểu học cần thể hiện rõ những
nội dung căn bản như sau:
1) Mục tiêu
Giáo viên cần thể hiện rõ những mặt sau:
- Hướng vào để hình thành và phát triển những kiến thức, kỹ năng, thói quen tích
cực nào ở học sinh.
- Hạn chế, thay thế những hành vi, thói quen tiêu cực nào ở học sinh.
- Các mức độ hình thành và phát triển những kiến thức, kỹ năng, thói quen tích cực ở
học sinh được kỳ vọng (mọng đợi của giáo viên).
- Tham khảo mong muốn của học sinh (nếu được).
2) Hướng hỗ trợ/tư vấn:
- Giáo viên vạch ra những hướng hỗ trợ/tư vấn khả thi về khó khăn của học sinh tiểu
học với các biện pháp tiến hành cụ thể cho mỗi hướng.
- Giáo viên tiến hành thảo luận với học sinh về những hướng hỗ trợ/ tư vấn khó khăn
cho các em và khuyến khích học sinh lựa chọn hướng hỗ trợ hợp lý nhất với bản thân.
- Giáo viên luôn tuân thủ các nguyên tắc khi đề xuất, xác định hướng hỗ trợ/tư vấn khó
khăn cho học sinh tiểu học: nguyên tắc bảo mật, nguyên tắc tôn trọng học sinh, nguyên tắc
không phán xét, nguyên tắc giành quyền tự quyết cho học sinh, nguyên tắc trung thực và trách
nhiệm;
3) Nguồn lực:
Giáo viên dự kiến và huy động các lực lượng khác tham gia, các nguồn lực để thực
hiện việc hỗ trợ khó khăn cho học sinh tiểu học:
- Ban giám hiệu và đồng nghiệp;
- Cha – mẹ/ Người chăm sóc/ Người bảo trợ của học sinh;
- Nhân viên tư vấn tâm lý học đường;
- Các chuyên gia: lâm sàng, can thiệp, trị liệu…
- Các lực lượng và nguồn lực khác có liên quan.
4) Sử dụng kênh thông tin, phối hợp với gia đình trong hỗ trợ, tư vấn khó khăn
cho học sinh tiểu học:
Giáo viên cần dự kiến và thống nhất với: Cha – mẹ/ Người chăm sóc/ Người bảo
trợ của học sinh những kênh thông tin có thể sử dụng (phù hợp, tiện lợi, nhanh chóng,
hiệu quả cao) để phối hợp trong quá trình hỗ trợ, tư vấn khó khăn cho các em:
- Gặp mặt trực tiếp;
- Điện thoại, tin nhắn, nhóm tương tác trên mạng xã hội…
5) Lưu ý: Mỗi trường hợp thực tiễn khi tư vấn, hỗ trợ, cần được quản lí bằng hồ sơ
với mã số riêng (15).
e. Bước 5: Thực hiện tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý cho học sinh tiểu học:
- Giáo viên trực tiếp tiến hành những công việc của mình theo nội dung của bản kế
hoạch.
- Giáo viên kết nối, điều phối các lực lượng, các nguồn lực tham gia theo nội dung
của bản kế hoạch.
- Giáo viên thường xuyên giám sát tổng quát toàn bộ quá trình hỗ trợ khó khăn cho
học sinh, đặc biệt là mức độ tiến triển trong kết quả đạt được ở học sinh.
- Giáo viên đề xuất, điều chỉnh nội dung công việc, biện pháp hỗ trợ, lực
lượng/nguồn lực tham gia… khi kết quả hỗ trợ không đạt được như mong đợi.

g. Bước 6: Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý cho học sinh tiểu học
- Giáo viên nên tổng kết lại những kết quả đạt được và những nguyên nhân, điều
kiện tạo ra kết quả này.
- Giáo viên chỉ rõ những mặt hạn chế của kết quả và xác định những việc chưa
làm làm tốt, những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong quá trình tiến hành hỗ trợ khó khăn
cho học sinh. Từ đó, giáo viên lí giải nguyên nhân và hướng khắc phục.
- Giáo viên tiến hành chỉnh sửa bản kế hoạch.
- Giáo viên tổ chức cuộc họp với các thành viên có trách nhiệm, giải trình về kết
quả, thảo luận về bản kế hoạch đã chỉnh sửa và tiến hành lưu hồ sơ.
h. Một số lưu ý với giáo viên để sử dụng các bước trong quy trình tư vấn, hỗ trợ khó
khăn tâm lý cho học sinh tiểu học
- Trường hợp khó khăn của học sinh tiểu học biểu hiện ở mức độ thấp, đơn giản
thì quy trình phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ khó khăn cho học sinh tiểu
học được thực hiện theo 4 bước cơ bản như sau:
+ Bước 1: Xác định khó khăn cơ bản mà học sinh đang gặp phải;
+ Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân (hoặc những nguyên nhân) dẫn đến khó khăn đó
và xác định nguyên nhân chính;
+ Bước 3: Dự kiến các biện pháp có thể thực hiện. Lựa chọn biện pháp khả thi và
huy động các lực lượng có liên quan cùng tham gia tư vấn, hỗ trợ học sinh.
+ Bước 4: Theo dõi sự tiến bộ của học sinh sau khi thực hiện biện pháp tư vấn, hỗ trợ
[15].
- Trường hợp khó khăn của học sinh tiểu học biểu hiện ở mức độ cao, nặng, phức
tạp thì quy trình tư vấn, hỗ trợ khó khăn cho học sinh tiểu học được tiến hành đầy đủ 6
bước (trình bày và phân tích ở phần trên).
2.2.4. Minh họa phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý cho
học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học

Tài liệu trình bày 06 minh họa phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học
sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học với 03 nhóm khó khăn (học tập, giao
tiếp, phát triển bản thân). Mỗi nhóm khó khăn được minh họa qua 02 trường hợp.

Bảng 2.2: Minh họa phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ khó khăn tâm lý học
sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học

1) Khó khăn trong 2) Khó khăn trong 3) Khó khăn trong


học tập giao tiếp phát triển bản thân
Trường hợp 1: Học sinh Trường hợp 1’: Học sinh Trường hợp 1”: Học sinh
Hoàng K Diệu H với cha – mẹ Hương L
Trường hợp 2: Học sinh Trường hợp 2’: Học sinh Trường hợp 2”: Học sinh
Minh T Mạnh P với bạn Thái H
(Lưu ý: Tên học sinh ở tất cả các trường hợp minh họa đều đã được thay đổi)
Trong 06 trường hợp này, với những học sinh gặp khó khăn ở mức độ thấp thì việc
tư vấn, hỗ trợ học sinh được trình bày theo quy trình 4 bước rút gọn (trường hợp 1, 2, 3,
6). Với những khó khăn mà học sinh gặp phải có tính chất phức tạp hơn, liên quan đến
những trải nghiệm trong quá khứ hoặc các mối quan hệ phức tạp thì được mô tả theo quy
trình 6 bước (trường hợp 4 và 5).
2.2.6.1. Trường hợp học sinh gặp khó khăn trong học tập
TRƯỜNG HỢP 1- HỌC SINH HOÀNG K
a. Mô tả trường hợp
Gia đình Hoàng K có 2 chị em. Hoàng K là con út nên được mọi người trong gia đình
quan tâm và chiều chuộng. Thời gian trước, Hoàng K thường được các cô giáo mầm non
dành cho nhiều lời khen tặng do em vui vẻ, hoà đồng với các bạn trong nhóm trẻ.
Năm nay, Hoàng K bước vào lớp 1 thì dịch bệnh Covid 19 bùng phát nên Hoàng K phải
tham gia hình thức học tập online. Do vậy Hoàng K gặp nhiều khó khăn như: không nghe kịp lời
giảng của giáo viên, không hiểu bài và vì vậy không làm tốt các bài tập mà giáo viên giao cho…
Những biểu hiện trong quá trình học tập của Hoàng K được giáo viên trao đổi với
cha – mẹ của em. Cha – mẹ của Hoàng K rất hoang mang, vì từ khi Hoàng K vào lớp 1, họ
cho rằng em đã tự chủ được nên không dành nhiều thời gian quan tâm đến em như trước đây
nữa. Khoảng thời gian tiếp sau, cha – mẹ của Hoàng K giám sát sát sao và kèm cặp chặt chẽ
việc học của con, họ ép Hoàng K hoàn thành tất cả bài tập mà em được giao cho, thậm chí
cả những bài tập nâng cao mà họ tự sưu tầm. Từ đó, Hoàng K bắt đầu có những biểu hiện
khác lạ như: không nghe lời, ương bướng… và kết quả học tập ở lớp của em rất kém.

b. Hướng tư vấn, hỗ trợ khó khăn cho Hoàng K


 Bước 1: Xác định khó khăn cơ bản của Hoàng K
- Giáo viên thu thập thông tin từ phía gia đình, thầy cô đang dạy Hoàng K về
những vấn đề như: sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, thói quen học tập và sinh hoạt, khả
năng học tập, mối quan hệ bạn bè.
- Sau khi đã tập hợp và phân tích thông tin, giáo viên xác định những khó khăn
của em Hùng như sau: 1 – Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập mới. 2 - Chưa có kỹ
năng học tập online vì thế em chưa có khả năng tập trung trong thời gian dài 3 - Chưa xác
định được mục tiêu học tập; 3 - Chưa có thói quen hoàn thành nhiệm vụ; 4 - Chưa hình
dung được trách nhiệm và những việc buộc phải thực hiện trong hoạt động học tập, do đó
chưa cố gắng hết sức; 5 - Cha - mẹ của Hoàng K chưa hình dung được hết các khó khăn
mà con mình đang gặp phải; không có sự chuẩn bị để tạo ra sự thay đổi dần dần theo
hướng tiến bộ hơn cho con mà còn gây ra những căng thẳng bất ngờ trong việc ép buộc
con thực hiện các nhiệm vụ.
 Bước 2: Xác định các nguyên nhân dẫn đến khó khăn của Hoàng K
- Về phía bản thân: xuất phát từ việc thay đổi chủ đạo từ vui chơi của lứa tuổi
mầm non chuyển sang hoạt động học tập ở cấp tiểu học. Hoàng K chưa được trang bị kỹ
năng và tâm thế tốt để hoàn thành nhiệm vụ học tập ở trường tiểu học.
- Về phía nhà trường, giáo viên: Học sinh đầu cấp học cần có sự quan tâm sát
sao và hướng dẫn cụ thể của thầy, cô giáo, vì vậy hình thức học tập online sẽ hạn chế
điều này.
- Về phía gia đình: Cha - mẹ của Hoàng K quá bận rộn nên không quan tâm và
đồng hành cùng con để kịp thời hỗ trợ.
 Bước 3: Lựa chọn các biện pháp tư vấn, hỗ trợ Hoàng K
- Mục tiêu: Giúp Hoàng K: 1) Hoàn thành công việc từ đơn giản đến phức tạp phù
hợp với em; 2) Nhận ra việc cần phải thực hiện các nhiệm vụ có kết quả; 3) Tìm thấy
niềm vui khi hoàn thành được nhiệm vụ; 4) Tự tin trong việc hoàn thành nhiệm vụ và xác
lập các mối quan hệ bạn bè để trợ giúp cho nhau; 5) Cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ
và Hùng, giữa cô giáo và Hoàng K.
- Biện pháp: 1) Thường xuyên quan tâm tới Hoàng K bằng việc giao cho em những
nhiệm vụ học tập cụ thể, động viên khuyến khích và trợ giúp để em hoàn thành bài tập
theo đúng thời gian; 2) Gợi ý cho Hoàng K nhận ra những công việc phải làm, kết quả
bài tập phải đạt tới và động viên để em tự giác làm, từ đó, dần dần hiểu ra trách nhiệm
của mình; 3) Phối hợp với cha mẹ trong việc yêu cầu Hoàng K tham gia những hoạt
động ở nhà đạt kết quả, đúng tiến độ; 4) Hướng dẫn Hoàng K sử dụng các thiết bị và
máy tính khi học online, có sự hỗ trợ kịp thời khi con gặp khó khăn, giảm áp lực cho
Hoàng K trong việc cố gắng hoàn thành việc học mà chưa hoàn thành ngay; 5) Tạo các
nhóm bạn học tập trong lớp online và đặt Hoàng K vào trong một nhóm với sự quan
tâm riêng để động viên Hoàng K thực hiện nhiệm vụ trong sự tương tácvới các bạn; 6)
Hướng dẫn cho cha mẹ Hoàng K một số kỹ năng tạo động lực cho con. Trên lớp học,
giáo viên cũng có thể thực hiện một số trò chơi tạo động lực cho học sinh, dần đưa
Hoàng K vào quỹ đạo chung của cả lớp khi thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến học
tập.
- Nguồn lực: Cô giáo, cha mẹ, bạn bè và các tổ nhóm học tập mà Hoàng K là
thành viên.
 Bước 4: Theo dõi sự tiến bộ của Hoàng K
- Giáo viên và cha - mẹ của Hoàng K quan sát thái độ của con khi học tập: thời
gian tập trung chú ý, thái độ, sức khỏe của con.
- Kiểm tra các nhiệm vụ học tập theo từng ngày để kịp thời hỗ trợ hoặc khắc phục
khó khăn.
- Lắng nghe chia sẻ của con về những điều thú vị hay khó khăn khi học online.
- Thông tin về sự tiến bộ của con được thầy, cô giáo và cha - mẹ của Hoàng K
cùng trao đổi để có sự điều chỉnh phù hợp (15).
TRƯỜNG HỢP 2 - HỌC SINH MINH T
a. Mô tả trường hợp
Gia đình của Minh T có hoàn cảnh rất khó khăn (thuộc diện hộ nghèo của xã).
Minh T thường tỏ ra e dè, nhút nhát và sợ hãi khi đến nơi mới hoặc gặp những người
lạ mặt. Bây giờ Minh T đang học lớp 3, ở các năm học trước, kết quả học tập của Minh
T không tốt. Trong khoảng thời gian gần đây, Minh T thường không tập trung và em
ít tham gia hoạt động khác, cũng như ít trao đổi, tiếp xúc với bạn bè trong lớp… Minh
T thường không hoàn thành các bài tập mà giáo viên giao cho, thậm chí bỏ trống. Đã
có lần giáo viên nghe Minh T nói rằng: “Em không thích đi học nữa”.

b. Hướng tư vấn, hỗ trợ khó khăn cho Minh T

 Bước 1: Xác định khó khăn cơ bản của Minh T


- Giáo viên thu thập thông tin từ phía gia đình, từ những giáo viên đang giảng dạy
Minh T về những vấn đề như: sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, thói quen học tập/ sinh hoạt,
khả năng học tập, mối quan hệ bạn bè.
- Sau khi đã tập hợp và phân tích thông tin, giáo viên xác định những khó khăn
của Thanh là:
- Chưa hiểu đúng và thực hiện được một số nội quy cơ bản của lớp học;
- Chưa tập trung chú ý trong các hoạt động;
- Chưa tiếp thu được bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập đề ra.
 Bước 2: Xác định nguyên nhân dẫn đến khó khăn của Minh T
- Về phía bản thân Minh T: Em là cô bé nhút nhát. Do khó khăn khi tiếp thu
bài giảng của giáo viên dẫn đến em gặp khó khăn trong học tập. Hơn nữa, em khó
tập trung trong giờ học, cảm thấy tự ti, không muốn đến trường. Chỉ riêng với những
khó khăn vốn có này, Minh T đã cần được tư vấn và hỗ trợ ở mức khá chuyên sâu.
- Về phía gia đình: Minh Thanh sinh ra trong gia đình khó khăn. Cha - mẹ của
Minh T đi làm xa và ở nhà cùng ông - bà. Thiếu vắng sự quan tâm của cha - mẹ trong
thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến những khó khăn tâm lý
của Minh T và ảnh hưởng đến kết quả học tập của em.
- Về phía nhà trường: nhiều giáo viên chưa thực sự hiểu về hoàn cảnh của em và
lắng nghe những chia sẻ của em.
 Bước 3: Lựa chọn các biện pháp tư vấn, hỗ trợ cho Minh T
- Mục tiêu: Giúp Minh T: 1) Hiểu đúng và thực hiện được một số nội quy cơ bản
của lớp học; 2) Cải thiện khả năng tập trung chú ý trong các hoạt động; 3) Dần cải thiện
hiệu quả học tập, bắt đầu từ những môn học mà em tiếp thu dễ dàng hơn hoặc hứng thú
hơn.
- Biện pháp: 1) Quan tâm, trò chuyện, thể hiện sự thông cảm, yêu thương với Minh
T nhiều hơn để em giảm bớt cảm nhận lạc lõng, tự ti, khép kín; 2) Bằng nhiều cách khác
nhau (trò chuyện, hướng dẫn qua tranh ảnh, video…), để chỉ cho Minh T thấy, những
hành vi nên làm trong lớp học là những hành vi nào, vì sao nên thực hiện hành vi đó…; 3)
Giúp Minh T thực hiện một số bài tập đòi hỏi phải hình thành và duy trì khả năng chú ý lâu
hơn so với khả năng của em. Sau đó, nâng dần yêu cầu của các bài tập này. Kịp thời khen
ngợi, động viên khi em có tiến bộ; 4) Sắp xếp chỗ ngồi trong lớp cho Minh T ở vị trí phù
hợp (dễ quan sát được bảng và cô giáo, nhưng hạn chế quan sát các thứ khác ngoài lớp
học). Đồng thời, bố trí một số học sinh học khá giúp đỡ em trong việc học và làm bài trên
lớp; 5) Giao các nhiệm vụ phù hợp với em trong các hoạt động nhóm và hoạt động chung
của lớp để em tự tin hơn. 6) Giáo viên có thể phụ đạo thêm để củng cố kiến thức của Minh
T 7) Giáo viên sẽ tổ chức nhóm học tập để các bạn học tốt có thể giúp đỡ thêm cho em. 8)
Chủ động liên hệ thường xuyên và tăng cường trao đổi cùng gia đình để nhà trường, giáo
viên chủ nhiệm và gia đình (đặc biệt là cha - mẹ của em) nắm rõ đặc điểm và tình hình học
tập của em và có những biện pháp phối hợp.
- Nguồn lực: Ngoài giáo viên chủ nhiệm, cán bộ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, học sinh trong
lớp, rất cần có sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ từ phía gia đình Minh T.
 Bước 4: Theo dõi sự tiến bộ của Minh T
- Giáo viên và gia đình sẽ quan sát thái độ, hành vi của Minh T trong quá trình học
tập như: mức độ hứng thú với việc học tập.
- Kiểm tra các nhiệm vụ học tập theo từng ngày để hỗ trợ và khắc phục những khó
khăn đặc biệt là hoàn thành các bài tập phù hợp với khả năng nhận thức của Minh T.
- Lắng nghe sự chia sẻ của con về những suy nghĩ, tình cảm của Minh T để em
cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương từ thầy, cô, bạn bè trong lớp. Điều này giúp
em sẽ cởi mở hơn với thầy, cô và bạn bè.
- Cải thiện kết quả học tập của Minh T ngày một tốt hơn (15).
2.2.6.2. Trường hợp học sinh gặp khó khăn trong giao tiếp, duy trì các mối quan hệ xã
hội
TRƯỜNG HỢP 1’ - HỌC SINH DIỆU H
a. Mô tả trường hợp
Diệu H đang là học sinh lớp 5. Ở nhà, Diệu H thường bị mẹ mình so sánh với những
đứa trẻ khác và không ít lần em bị mẹ chê bai trước mặt người khác. Điều này làm cho Diệu
H rất khó chịu, bực bội và mệt mỏi. Vì vậy, kết quả học tập ở trên lớp của Diệu H không tốt.
Diệu H thường tìm cách né tránh những cuộc gặp gỡ với họ hàng, xóm giềng, đặc biệt
những lúc có mẹ mình bên cạnh. Khi có mẹ ở nhà, Diệu H thường kiếm cớ để đi ra ngoài.

b. Hướng tư vấn, hỗ trợ cho Diệu H


 Bước 1: Xác định khó khăn cơ bản của Diệu H
- Giáo viên thu thập thông tin từ phía gia đình Diệu H về sức khỏe, thói quen
học tập/ sinh hoạt khi ở nhà, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình của em .
- Xác định những vấn đề Diệu H gặp phải gồm: 1) Không muốn ở nhà vì thường
xuyên bị mẹ so sánh với bạn khác, chê bai, trách mắng; 2) Kết quả học tập và rèn luyện
đang giảm sút; 3) Thu mình, không muốn giao tiếp với ai, kể cả người thân.
 Bước 2: Xác định nguyên nhân dẫn đến khó khăn của Diệu H
- Về phía Diệu H, em đang gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp và động
lực học tập. Kết quả học tập giảm sút có thể do khối lượng và yêu cầu của hoạt động học
tập tương đối cao, trong khi em chưa theo kịp tiến độ học tập trên lớp, dẫn đến dần bị
hổng kiến thức, không hiểu bài. Bên cạnh đó, sự thất vọng kéo dài và nặng nề mà mẹ em
thường xuyên thể hiện… khiến em càng củng cố suy nghĩ - ám thị rằng: “mình thực sự
kém cỏi và không thể tiến bộ hơn”, dẫn đến tự ti với các bạn và mẹ của mình. Vấn đề này
(khó khăn trong học tập) còn chưa được giải quyết thì việc mẹ em thường xuyên chê bai
em trước mặt mọi người càng làm em thêm tự ti. Ngay cả việc gặp gỡ, giao lưu với người
thân trong gia đình cũng dần trở thành áp lực, khiến em chỉ muốn thoái thác hoặc lảng
tránh.
- Về phía mẹ Diệu H, bà đã đặt kì vọng và áp lực khá lớn lên con mình, song chỉ
đặt ra yêu cầu mà không có đồng hành cùng con để nhận biết và hỗ trợ cho con trước
những khó khăn mà con gặp phải.
 Bước 3: Lựa chọn các biện pháp tư vấn, hỗ trợ cho Diệu H
- Mục tiêu: 1) Giúp Diệu H bày tỏ và tìm cách tháo gỡ khó khăn trong học tập, hạn
chế tình trạng hổng kiến thức; 2) Giảm bớt sự tự ti trước các bạn; 3) Dần cải thiện mối
quan hệ với mẹ mình.
- Biện pháp: Giáo viên và các bạn trong lớp nên: 1) Trò chuyện, gần gũi hơn với
Diệu H để em cảm thấy mình được quan tâm; 2) Đưa ra một vài bài tập cụ thể để đánh
giá mức độ hổng kiến thức, những tri thức hay kỹ năng học tập nào mà em cảm thấy khó
tiếp thu hoặc khó thực hiện. Trên cơ sở đó, giáo viên xây dựng hệ thống bài tập hoặc điều
chỉnh phương pháp dạy học trên lớp, hướng dẫn tự học ở nhà… sao cho vừa sức; 3) Giúp
Diệu H tìm ra thế mạnh thực sự của bản thân trong các lĩnh vực học tập và rèn luyện khác
nhau. Khen ngợi, động viên kịp thời khi em có tiến bộ để em tăng thêm sự tự tin; 4)
Hướng dẫn em cách nói chuyện, thể hiện ý kiến và tình cảm của mình với mẹ.
- Nguồn lực: Ngoài giáo viên chủ nhiệm và các bạn trong lớp, rất cần sự hỗ trợ và
phối hợp chặt chẽ từ phía gia đình Diệu H, nhất là mẹ của em.
 Bước 4: Theo dõi sự tiến bộ của Diệu H
Giáo viên phối hợp với mẹ của Diệu H để theo dõi sự thay đổi của Diệu H trong
học tập, giao tiếp với mọi người khi ở nhà cũng như khi đến lớp và tiếp tục có những
điều chỉnh để ghi nhận, củng cố sự tiến bộ của em (15).

TRƯỜNG HỢP 2’ - HỌC SINH MẠNH P


a. Mô tả trường hợp
Mạnh P vừa chuyển về trường mới và đang học lớp 4. Mạnh P chuyển trường vì trước
đó em đã đánh nhau với K (ở trường cũ), vì K đã lấy truyện tranh của Mạnh P và cất giấu đi.
Nghe tin, cha của K đã tìm gặp Mạnh P và đánh em trước mặt các bạn khác.

Thời gian đầu ở lớp mới, Mạnh P rất vui vẻ, hoà đồng và lễ phép. Thời gian gần đây
Mạnh P bắt đầu biểu hiện một số hành vi khác lạ: Trêu ghẹo bạn bè trong lớp, khi gặp sự phản
kháng của bạn bè, Mạnh P đã quát tháo và đánh lại các bạn. Bạn bè trong lớp đều rất e ngại,
sợ hãi khi tiếp xúc với Mạnh P. Được nước, Mạnh P lại càng tỏ ra hung hăng và bạo ngược
hơn trước, em liên tục quấy phá và đe doạ nhiều bạn trong lớp.

b. Hướng tư vấn/ hỗ trợ


 Bước 1: Thu thập thông tin của Mạnh P
Giáo viên quan tâm, chia sẻ và tìm hiểu thông tin (qua nhiều nguồn khác nhau)
có liên quan đến vấn đề của học sinh Mạnh P về: 1) Hoàn cảnh gia đình, điều kiện
kinh tế, nghề nghiệp của cha - mẹ, các anh/chị em trong gia đình và mối quan hệ của
các thành viên trong gia đình…; 2) Khả năng học tập của P: Từ khi bắt đầu học tiểu
học, em đã học tập như thế nào? Em có thế mạnh hay học môn nào tốt nhất? Môn nào
kém nhất? 3) Tiền sử bệnh tật: P có mắc bệnh gì không? Trong thời thơ ấu, em có trải
qua những trải nghiệm hay biến cố nào đáng lưu tâm? Hiện tại, sức khỏe thể chất của
em như thế nào? 4) Sở thích, điểm mạnh và thói quen của P: Em có sở thích và điểm
mạnh gì không? Em có thói quen gì trên lớp và ở nhà? 5) Bạn bè: P có bạn thân không
(cả ở lớp/ trường cũ và mới)? 6) Cảm xúc của P: Khi đi học trên lớp, em cảm thấy như
thế nào? Khi ở nhà, em cảm thấy như thế nào? Với các bạn/ giáo viên/ cha - mẹ, em
cảm thấy như thế nào?
Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể sử dụng thêm các bài tập hoặc trắc nghiệm
đánh giá khả năng tập trung chú ý, khả năng kiểm soát cảm xúc, khả năng học tập, rối
loạn lo âu, rối loạn hành vi… để xác định những khó khăn, hạn chế về cảm xúc, hành vi
và khả năng học tập của P.
 Bước 2: Liệt kê các vấn đề/ khó khăn của Mạnh P
Qua thông tin thu thập được từ bước 1, giáo viên có thể đưa ra những vấn đề mà P
đang gặp phải, gồm: 1) Khó kiểm soát cảm xúc, dễ tức giận, nổi khùng; 2) Xuất hiện và
lặp lại hành vi gây hấn, hung tính với các bạn; 3) Khó duy trì khả năng tập trung chú ý và
học tập; 4) Không có bạn chơi cùng, bị các bạn xa lánh.
 Bước 3: Xác định vấn đề của Mạnh P
- Mạnh P gặp nhiều khó khăn trong một thời gian ngắn. Sự kiện đánh nhau với bạn
K đã để lại trong em những cảm xúc không tốt, dù K là nguyên nhân trực tiếp (cố tình tạo
ra mâu thuẫn với P). Việc đánh bạn với mục đích “tự bảo vệ mình” tuy được thông cảm
nhưng không được khuyến khích. Sự kiện này ít nhiều cho thấy, P chưa thực hiện được
kỹ năng giao tiếp hiệu quả để giải quyết tình huống xảy ra với mình, khiến em phải sử
dụng đến phương thức bất đắc dĩ - là hành vi bạo lực - mặc dù em không có ý định làm
như vậy ngay từ đầu. Trên thực tế, không phải học sinh nào cũng đánh lại bạn nếu bị tác
động không mong muốn. Nói cách khác, tại thời điểm này, em đã có chút bất ổn về cảm
xúc, thiếu kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân.
- Sự việc trở nên nghiêm trọng khi cha của K đến trường mắng và đánh em trước
mặt các bạn khác. Ngoài chuyện sợ hãi sự đau đớn do đòn roi gây ra cho thân thể mà em
khó chống đỡ được (vì người đánh em là người lớn), P còn cảm thấy xấu hổ với các bạn
xung quanh. Rõ ràng nguyên nhân bắt đầu từ K, nhưng em lại là người bị trừng phạt ghê
gớm. Điều đó khiến em bất an, rối loạn, cảm nhận sự bất công, và sợ bị trả thù những lần
tiếp theo. Sự thờ ơ của giáo viên chủ nhiệm cũ càng khiến em củng cố suy nghĩ là em
không còn an toàn khi ở lớp (bạn K, bạn khác, và nhiều người khác có thể tấn công em
bất kì lúc nào… mà không có ai lên tiếng bênh vực, bảo vệ), khiến nỗi sợ hãi đeo đẳng.
Mặt khác, việc cha của K đánh em còn làm em suy nghĩ rằng, khi mâu thuẫn thì chỉ có
thể dùng bạo lực để giải quyết. Do đó, em có xu hướng sử dụng bạo lực để chống lại
người khác và tự bảo vệ bản thân mình.
- Khi sang trường mới, với bất kì ai cũng sẽ cảm thấy phần nào bỡ ngỡ, cần một
khoảng thời gian nhất định để làm quen, kết bạn và thích ứng. Do đó, Mạnh P cũng sẽ
gặp những bỡ ngỡ này. Nhưng ngoài ra, em còn mang theo một mặc cảm “mình bị
chuyển trường do đánh bạn”. Tâm trạng tiêu cực cũ (sợ hãi, mất an toàn) còn chưa được
giải tỏa, cộng thêm với mặc cảm này khiến em không thiết lập quan hệ với các bạn theo
cách thông thường. Ẩn sau những hành vi mang tính thiếu kiểm soát (đi lại tự do, trêu
chọc bạn có phần thái quá) là mong muốn được kết bạn của P, nhưng em đã không thể
hiện được bằng cách phù hợp, khiến các bạn càng lảng tránh em. Do đó, em đã dùng
hành vi gây hấn và bạo lực để vừa “thị uy” (chủ động tỏ ra có sức mạnh để phòng thủ),
vừa thu hút sự chú ý của mọi người, hoặc để các bạn vì sợ mà phải chơi với em…
Nói cách khác, khó khăn trong việc thích ứng với môi trường mới, nhất là thiết lập
quan hệ bạn bè, của Mạnh P liên quan trực tiếp đến sự kiện gốc rễ là sự bất ổn về cảm
xúc từ khi còn ở trường cũ. Cha - mẹ của Mạnh P, giáo viên và cán bộ tâm lý học đường
cần quan tâm để giải tỏa những bất ổn đó, giúp em có cảm giác an toàn để có thể làm
quen và thích ứng với môi trường mới hài hòa, êm đẹp hơn.
 Bước 4: Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cho Mạnh P
- Mục tiêu: Giúp Mạnh P: 1) Đối mặt, giải tỏa được những suy nghĩ, cảm xúc tiêu
cực từ trong quá khứ - khi còn ở trường cũ; 2) Cải thiện khả năng tập trung chú ý trong
các hoạt động; 3) Cải thiện mối quan hệ giữa em với các bạn trong lớp.
- Hướng tư vấn, hỗ trợ: Giáo viên, cha - mẹ, các bạn của Mạnh P nên: 1) Tìm hiểu
nhằm phát hiện ra những sự kiện tiêu cực trong quá khứ. Khai thác suy nghĩ, cảm nhận
của em về vấn đề đó, giúp em đối mặt và tìm cách vượt qua; 2) Quan tâm, trò chuyện, thể
hiện sự thông cảm với P nhiều hơn để em giảm bớt cảm nhận bị xa lánh hoặc thiếu an
toàn; 3) Bằng nhiều cách (trò chuyện, hướng dẫn qua tranh ảnh, video…), để chỉ cho P
thấy, những hành vi nên làm trong lớp học và trường học là những hành vi nào, vì sao
nên thực hiện hành vi đó…; 4) Hướng dẫn P một số kỹ thuật để kiểm soát cảm xúc (như
hít thở sâu, sử dụng thời gian tạm lắng); thực hành một số kỹ năng ứng phó với bắt nạt
học đường, nhất là kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

- Nguồn lực: Ngoài giáo viên chủ nhiệm, cha - mẹ của Mạnh P thì sự cởi mở, chan
hòa của các bạn học sinh trong lớp là nguồn lực rất quan trọng để Mạnh P cảm thấy tự tin
và được chào đón hơn, từ đó thêm cố gắng để tiến bộ.
 Bước 5: Thực hiện hỗ trợ, tư vấn cho Mạnh P
Giáo viên trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: quan tâm, động viên, chia
sẻ, tạo điều kiện tốt nhất, kết nối nguồn lực và tư vấn cung cấp thông tin cũng như tư vấn
tâm lý để giúp học sinh nhận diện, đối diện với khó khăn của bản thân; chủ động thay đổi
để giải quyết vấn đề; từ đó nâng cao kỹ năng ứng phó với các tình huống tương tự trong
tương lai.
* Bước 6: Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ cho mạnh P
Sau một học kì tư vấn và hỗ trợ cho Mạnh P theo mục tiêu đề ra, em đã có một số
thay đổi theo chiều hướng tiến bộ hơn như: Bớt trêu chọc và tấn công các bạn; Đã tìm
được một vài người bạn thân; Biết tuân thủ những nội quy của lớp; Cởi mở, dễ chia sẻ
hơn với cô giáo và các bạn; Kết quả học tập có ít nhiều tiến bộ (15).
2.2.6.3. Trường hợp học sinh gặp khó khăn trong phát triển bản thân
TRƯỜNG HỢP 1” - HỌC SINH HƯƠNG L
a. Mô tả trường hợp
Hương L mới vào lớp 1. Hương L đang sống cùng ông – bà nội ở quê. Cha - mẹ của em
bận công việc và đang sinh sống ở thành phố. Hương L thường đi học trễ, đầu tóc, quần áo
không chỉnh tề, đôi khi trông em rất lem luốc, luộm thuộm. Hương L hay quên đồ dùng học tập
ở nhà, thậm chí có những buổi học em cũng không mang theo sách vở đến lớp. Giáo viên đã
nhiều lần gặp gỡ và trao đổi với ông – bà nội của Hương L để ông bà giúp đỡ em, nhưng kết
quả cũng không tiến triển được gì.

b. Hướng tư vấn, hỗ trợ


 Bước 1: Thu thập thông tin của Hương L
Giáo viên gặp gỡ, trao đổi với ông - bà nội và cha - mẹ của Hương L để tìm hiểu
kĩ hơn các thông tin như:
- Trước khi đi học, Hương L đã bao giờ xa cha - mẹ, về sống với ông – bà nội
trong một khoảng thời gian dài chưa?
- Ông - bà có biết và nắm rõ về thời khóa biểu của lớp học của Hương L không?
- Ông - bà có trợ giúp Hương L hàng ngày trong việc chuẩn bị đồ dùng đi học không?
- Ông - bà có nhắc nhở Hương L về việc đúng giờ lên lớp hoặc thường xuyên gọi
cháu thức dậy đúng giờ để đi học không?
- Cha - mẹ của Hương L có thường xuyên quan tâm đến Hương L không?
- Hương L có bạn bè thân trên lớp hoặc các bạn bè ở hàng xóm xung quanh
không?
 Bước 2: Liệt kê các vấn đề/ khó khăn của Hương L
Sau khi trao đổi với các thành viên trong gia đình Hương L, giáo viên nhận thấy
Hương L đang gặp những vấn đề sau:
- Trước đây, Hương L ở với cha - mẹ, được cha - mẹ trực tiếp quan tâm chăm sóc.
Hiện tại, Hương Lvẫn còn bỡ ngỡ với cuộc sống mới, chưa kịp quen với nếp sống ở quê,
lại cũng chưa có kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân.
- Ông - bà nội đã già, chủ yếu chăm sóc cháu về sức khỏe mà chưa chú trọng đến
những yêu cầu cơ bản của hoạt động học tập, rèn luyện ở lớp 1 để tìm cách hướng dẫn,
kèm cặp cháu.
- Cha - mẹ của em không thu xếp được thời gian và dành sự quan tâm, hướng dẫn
thường xuyên (dù là từ xa) mà nhờ cậy cả vào ông – bà nội.
- Vào thời điểm chuẩn bị, cũng như bắt đầu đi học tiểu học, Hương L chưa được
người lớn giải thích, hướng dẫn và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng vào học
lớp 1.
 Bước 3: Xác định vấn đề của Hương L
Bản thân Hương L đã từng sống (từ bé đến lớn) trong một môi trường khác với
môi trường ở quê với ông – bà nội, nhất là trong giai đoạn đầu của lớp 1 - khi học sinh
phải bắt đầu một cuộc sống nhà trường hoàn toàn mới. Hương L không được chuẩn bị
cho sự tự lực đó, nhất là trong điều kiện ông - bà đã già. Nói cách khác, kỹ năng tự phục
vụ ở Hương L chưa tốt (chưa hình thành được thói quen tự giác dậy sớm; tự chuẩn bị
quần áo, sách vở đến trường; tự bảo quản đồ dùng cá nhân; tự giác hoàn thành các nhiệm
vụ học tập…), lại sống với ông – bà nội, xa cha - mẹ của mình, môi trường sống và học
tập thì mới lạ… nên để cải thiện các kỹ năng này, cần có sự hỗ trợ rất tích cực của nhiều
lực lượng giáo dục.
Ông - bà nội của Hương L lại không được giải thích, hướng dẫn để biết cách
chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho một học sinh vào học lớp 1, đặc biệt là những khó
khăn mà học sinh có thể gặp phải. Vì thế, Hương L gần như bị mất thăng bằng trong môi
trường và hoạt động học tập mới mẻ. Tất cả những điều đó tạo ra khó khăn lớn đối với
em.
 Bước 4: Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cho Hương L
- Mục tiêu: 1) Giúp Hương L nhận ra những yêu cầu bắt buộc (hoặc cần thiết) phải
tuân thủ, hoàn thành trong quá trình học tập ở nhà cũng như đến lớp; đồng thời, hình
thành thói quen thực hiện những yêu cầu đó một cách tự giác, nghiêm túc; dần coi những
việc đó như là nhu cầu tự phục vụ của chính bản thân mình; 2) Giúp Hương L cải thiện
về mặt tâm lý bằng cách ghi nhận, khen ngợi… những công việc em làm được, làm đúng;
3) Làm thay đổi cách nhìn của ông - bà nội trong việc chăm sóc và nuôi dạy Hương L tại
gia đình đi kèm với các điều kiện mới, giúp con hòa nhập với cộng đồng và lớp học.
- Hướng tư vấn, hỗ trợ: Giáo viên nên thực hiện những công việc sau: 1) Có những
cuộc gặp trực tiếp để trò chuyện với ông - bà của Hương L, giúp họ hiểu những khó khăn
mà hương L gặp phải và biết cách giúp đỡ L hoàn thành nhiệm vụ; 2) Cung cấp một lịch
biểu ngắn hạn để ông - bà ghi chú những vấn đề cần làm để hỗ trợ cháu, dần tạo cho
Hương L thói quen đó với những yêu cầu từ chính ông – bà nội; 3) Cung cấp đầy đủ
thông tin về Hương L cho cha - mẹ của em để họ tích cực dành thời gian quan tâm,
hướng dẫn, hỗ trợ con trong giai đoạn đầu làm quen với môi trường sống và học tập mới;
4) Từng bước giúp Hương L hiểu những yêu cầu bắt buộc phải thực hiện khi đến trường,
lớp. Giải thích dần dần cho em hiểu và nhận ra trách nhiệm của mình. Kịp thời động viên,
khen ngợi khi em có tiến bộ; 5) Phối hợp với ông - bà, cha - mẹ trong việc giám sát,
hướng dẫn, đốc thúc Hương L thực hiện những nhiệm vụ được giao về nhà và tự chuẩn bị
trước khi đến lớp; 6) Có thể thay đổi chỗ ngồi trên lớp cho Hương L để giáo viên quan
sát thuận tiện hơn, kịp thời tư vấn, hỗ trợ cho em; 7) Tạo các nhóm bạn học tập trong lớp,
bố trí Hương L vào một nhóm và yêu cầu các bạn trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau, cũng như
giúp đỡ Hương L; 8) Khuyến khích Hương L làm quen, kết bạn với một bạn cùng lớp
hoắc khác lớp nhưng sống gần nhà ông – bà nội của Hương L để cùng vui chơi, cùng
đồng hành với em; 9) Hướng dẫn ông - bà, cha - mẹ của Hương L một số kỹ năng tạo
động lực cho con. Tại lớp học cũng có thể thực hiện một số trò chơi tạo động lực cho học
sinh, dần đưa Hương L vào quỹ đạo chung của lớp trong việc thực hiện các nhiệm vụ học
tập và rèn luyện.
- Nguồn lực: Cô giáo, ông – bà nội, cha - mẹ, bạn bè và các tổ nhóm học tập của
Hương L.
 Bước 5: Thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho Hương L
Giáo viên trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: quan tâm, động viên, chia
sẻ, tạo điều kiện tốt nhất, kết nối nguồn lực và tư vấn cung cấp thông tin cũng như tư vấn
tâm lý để giúp học sinh nhận diện, đối diện với khó khăn của bản thân; chủ động thay đổi
để giải quyết vấn đề; từ đó nâng cao kỹ năng ứng phó với các tình huống tương tự trong
tương lai.
 Bước 6: Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ cho Hương L
Sau 2 tháng, từ chỗ hiểu nguyên nhân, phối hợp với các bên liên quan để hỗ trợ
Hương L, giáo viên. ông – bà nội, cha - mẹ của em đã nhận thấy những thay đổi tích cực
của con, cháu mình. Hương L đã dần hình thành các thói quen tốt, nhất là thói quen tự
phục vụ; thực hiện được những nhiệm vụ mà cô giáo yêu cầu. Ông - bà nội của Hương L
cũng hiểu được tâm lý của cháu và những việc cần làm để giúp cháu. Cha - mẹ của
Hương L dù ở xa nhưng vẫn cố gắng quan tâm đầy đủ, thường xuyên hơn. Trên lớp, các
nhóm bạn luôn sẵn lòng hỗ trợ. Tất cả mọi người cùng chung tay nên đã tạo ra sự thay
đổi tích cực ở Hương L, làm cho việc đi học và thực hiện các nhiệm vụ học tập của em
trở nên nhẹ nhàng hơn (15).

TRƯỜNG HỢP 2” - HỌC SINH THÁI H


a. Mô tả trường hợp
Thái H đang học lớp 4, em sống chung với bà nội, cha – mẹ và anh trai. Gia đình của em có
mức thu nhập vừa phải. Thái H là cậu bé thông minh, khả năng ghi nhớ tốt, thích đọc sách. Dạo
gần đây, Thái H thường tỏ ra kiêu ngạo, khinh thường bạn bè trong lớp. Thái H ăn mặc luộm
thuộm; quần áo có mùi hôi và chạy chân đất trong các giờ học. Đôi khi, Thái H còn bỏ quên sách
vở và đồ dùng học tập ở lớp và ở nhà. Bàn học trên lớp của em thường lộn xộn, nhiều giấy rác, bài
vở ghi chép nghuệch ngoạc, lấm lem mực bút…

Giáo viên đã gặp gỡ và trao đổi với cha - mẹ của em. Nhưng chỉ được vài ngày sau đó,
mọi thứ lại lặp lại như cũ. Khi cô giáo nói sẽ tiếp tục mời cha - mẹ em đến gặp thì em òa khóc,
không đồng ý, nói rằng nếu cha - mẹ biết chuyện thì em sẽ bị đánh rất đau và cha - mẹ không
cho em về nhà nữa.

b. Hướng tư vấn, hỗ trợ


 Bước 1: Xác định khó khăn cơ bản của Thái H
Qua tìm hiểu, thu thập thông tin, giáo viên có thể xác định những vấn đề mà Thái
H đang gặp phải, gồm: 1) Chưa biết cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
cũng như điểm mạnh, điểm yếu của người khác; 2) Chưa hình thành được thói quen tự
lập, kỹ năng tự phục vụ ngăn nắp, gọn gàng; 3) Chưa thiết lập được mối quan hệ hài hòa
với các bạn trong lớp.
 Bước 2: Xác định nguyên nhân dẫn đến khó khăn của Thái H
- Thái H là cậu bé có nhiều tiền đề tốt để phát triển tâm lý. Khả năng ghi nhớ, thói
quen thích đọc sách… đều là những điều kiện thuận lợi để em phát triển trí tuệ, tăng tính
tự tin trong giao tiếp… Tuy nhiên, việc rèn thói quen biết tuân thủ nề nếp, kỉ luật chưa
tốt, chưa bền vững khiến em vẫn có nhiều biểu hiện không phù hợp ở môi trường nhà
trường (luộm thuộm về trang phục, bảo quản đồ dùng học tập cá nhân…).
- Thái H là trai con út trong nhà nên em có thể được người lớn nuông chiều (làm
thay nhiều việc mà lẽ ra em phải tự làm hoặc “nới lỏng” kỉ luật với em) dẫn đến em chưa
hình thành được những thói quen tốt. Hoặc cũng có thể cha - mẹ của em không chiều
chuộng, thậm chí nghiêm khắc với em. Song dù thế nào thì cả bà nội, cha - mẹ và anh trai
của Thái H đều hoàn toàn có thể trở thành người hướng dẫn tích cực cho em nếu đặt ra
yêu cầu và thực hiện bằng cách thức phù hợp. Tuy vậy, trên thực tế, cách giáo dục của
cha - mẹ của Thái H có phần cứng nhắc và nóng nảy, lạm dụng hình phạt (đòn roi), chưa
làm em hiểu sự cần thiết và trách nhiệm của mình trong việc tự phục vụ bản thân… khiến
cho việc nhắc nhở, hay đánh đòn đều không mang lại kết quả mong muốn.
 Bước 3: Lựa chọn các biện pháp tư vấn, hỗ trợ cho Thái H
- Mục tiêu: Giúp Thái H: 1) Hiểu được em có thế mạnh và hạn chế gì; 2) Cách
phát huy sở trường và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong thói quen, tính
cách; 3) Hình thành và duy trì thói quen tự phục vụ và chăm sóc bản thân, biết tôn trọng
kỉ luật ở lớp, cũng như ở nhà; 4) Cải thiện mối quan hệ, tôn trọng, hòa đồng với các bạn.
- Biện pháp: 1) Phân tích, chỉ ra cho Thái H hiểu được giá trị của việc tự chăm sóc
bản thân tốt và hậu quả (nếu em làm ngược lại) sẽ như thế nào; trách nhiệm của mỗi cá
nhân đối với những việc của chính bản thân mình; 2) Giúp em nhận ra thế mạnh, hạn chế
của mình thông qua các hoạt động trải nghiệm để tìm hiểu, nhận biết về giá trị của bản
thân; 3) Giúp Thái H hình thành những thói quen tốt ở lớp cũng như ở nhà (tự sắp xếp
sách vở, bảo quản đồ dùng cá nhân, gọn gàng, ngăn nắp…). Kịp thời khen ngợi, động
viên khi em có tiến bộ, dù là rất nhỏ; 4) Xây dựng, tổ chức thực hiện chuyên đề với chủ
đề “Kỹ năng tự phục vụ/ tự chăm sóc bản thân” để học sinh hiểu được những việc cần tự
làm cho mình, vì sao phải làm, tự làm như thế nào…
- Nguồn lực: Ngoài giáo viên chủ nhiệm, học sinh trong lớp, rất cần có sự hỗ trợ
và phối hợp chặt chẽ từ phía gia đình Thái H (cha - mẹ, người thân).
 Bước 4: Theo dõi sự tiến bộ của Thái H
Giáo viên cùng bố mẹ Thái H quan tâm, theo dõi, đánh giá sự thay đổi về suy
nghĩ, hành vi, thói quen và động viên, khen ngợi kịp thời khi em có những tiến bộ cụ thể
(15).
2.2.7. Điều chỉnh và rút kinh nghiệm về quá trình tư vấn, hỗ trợ khó khăn cho học
sinh tiểu học
Sau khi kết thúc một quá trình tư vấn, hỗ trợ khó khăn cho học sinh tiểu học, giáo
viên nên tự đánh giá hiệu quả công việc này ở các phương diện sau:
- Giáo viên đã khai thác đầy đủ thông tin về học sinh chưa?
- Giáo viên đã xác định đúng vấn đề chính của học sinh chưa?
- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ mà giáo viên đề ra có phù hợp không?
- Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ mà giáo viên xây dựng có khả thi, triển khai được không?
- Việc thiết lập, vận hành kênh thông tin với gia đình giáo viên tiến hành có đạt
hiệu quả cao hay không?
- Học sinh đã thay đổi, phát triển như thế nào? (không thay đổi/ thay đổi ít hay
nhiều?)
- Học sinh có thực hiện những mục tiêu trong kế hoạch mà giáo viên thiết kế và tổ
chức không?
- Bản thân giáo viên có hài lòng với sự thay đổi của học sinh không? (15).
Kết quả tiến hành tiến hành quy trình tư vấn, hỗ trợ khó khăn của học sinh tiểu học
được đánh giá thành công khi giáo viên đạt được 5 trong 8 phương diện trên.

You might also like