dược cổ truyền

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

a) ĐỊNH NGHĨA TỨ TÍNH: là mức độ nóng, lạnh khác nhau của một thuốc:

hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát). Còn có đại hàn, đại nhiệt, tính
bình
Mức độ khác nhau thì mức độ tác dụng khác nhau.
b) TÁC DỤNG:
4. Ôn nhiệt: thông kinh mạch, hồi dương, bổ hỏa, tán hàn, chỉ thống, lợi niệu, thăng
phù; dương dược
VD: Ôn: quế chi, ma hoàng; Nhiệt: thảo quả, bạch đậu khấu
5. Hàn lương: thanh nhiệt, tả hỏa, lương huyết, giải độc, nhuận tràng; trầm giáng;
âm dược
VD: Hàn: bạch thược, hòe hoa; Lương: cát căn, bạc hà
6. Sử dụng: hàn giả nhiệt chi, nhiệt giả hàn chi.
CÂU 8: Kể tên 8 phương pháp chữa bệnh trong bát pháp? Ứng dụng của nó
trong YHCT. Lựa chọn một vị thuốc phù hợp cho mỗi phương pháp và giải thích
vì sao.

1. Hãn: làm ra mồ hôi đưa tà khí ra ngoài


Ứng dụng: Chữa bệnh ở phần biểu
+ Cảm mạo phong hàn, phong nhiệt + Đau dây ngoại biên, co cứng cơ +Dị ứng ngứa,
sởi+ Phong thấp, phong thuỷ +Biểu lý cùng giải
● Lưu ý: mất nước nhiều không dung
Thuốc: tân lương, tân ôn
VD: Ma Hoàng vì thuộc nhóm thuốc giải biểu có công năng phát hãn giải biểu, lợi
thủy tiêu thủng
2. Thổ: gây nôn, thức ăn còn ở dạ dày
Ứng dụng: Ngộ độc thức ăn, thuốc độc
Thuốc: Dùng loại cuống dưa, cuống nhân sâm, mùn thớt gây nôn
VD: Qua đế vì có công năng gây nôn chủ trị các chứng thực phẩm ùn tắc không tiêu,
ngộ độc
3. Hạ: tẩy, nhuận đưa chất ứ đọng, tà khí ra ngoài bằng đại tiện
Ứng dụng: Táo bón, đại tràng thực nhiệt + Phù thủng, hoàng đản + Tích trệ đồ ăn: đã
dùng thuốc tiêu đạo mà không khỏi
● Lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai, người mất nước, gầy yếu
Thuốc: Tả hạ:vị đắng, tính ấm nóng để công hạ thông tiện, làm sạch trường vị nhằm
đạt được mục tiêu trừ bệnh tà:
● Nhuận hạ: dùng các thuốc có tính chất sổ nhẹ nhuận trường: mồng tơi, rau
muống
VD: Đại hoàng có công năng tả hạ trị các chứng tích trệ
4. Hoà: hoà giải, hoà hãn, điều hoà
Ứng dụngChữa bán biểu bán lý + Can tỳ, can vị bất hoà + Dinh vệ bất hoà
Thuốc: Giải biểu , Hành khí, Hoạt huyết, Thanh nhiệt
VD: Sài hồ vì có tác dụng tán nhiệt giải biểu làm thông lợi gan chức năng hoà giải
thoái nhiệt, sơ can giải uất
5. Ôn: làm ấm, làm nóng bên trong
Ứng dụng:Tỳ vị hư hàn, thận dương hư + Thoát dương
● Lưu ý: không dùng chân nhiệt giả hàn, âm hư, tân dịch hao tổn
Thuốc: Trừ hàn: vị cay, tính ôn nhiệt: tân tán ôn thông, trị chứng lý hàn: ngô thù du,
phụ tử chế
Bổ dương: tính vị ôn cam, hoặc ôn hàm, hoặc tân nhiệt, có tác dụng ôn bổ dương
khí: cẩu tích, tục đoạn
VD: Cẩu tích vì có công năng bổ thận dương trị di tinh thận dương hư tính ôn
6. Tiêu: làm mất đi, làm tan đi
Ứng dụng: Hàn, nhiệt, đàm, thực, khí, huyết đàm ẩm tích trệ + Khí nghịch, uất kết
+Trưng hà tích tụ
Lưu ý: không dùng cho PNCT
Thuốc:
● Hành khí hoạt huyết: chữa khí trệ, khí nghịch, chữa ứ huyết:
● Tiêu đạo:vị ngọt, tính ấm, quy kinh tỳ,chữa ứ trệ thức ăn: sơn tra, mạch nha
● Lợi thuỷ: chữa ứ nước: ý dĩ, bạch phục linh
● Thanh nhiệt: tính hàn lương: trừ nhiệt, giải độc: liên kiều, kim ngân hoa
VD: Sơn tra vì có công năng tiêu thực hóa tích đc dùng trong các bài thuốc tiêu pháp
như sơn tra hoàn
7. Thanh: làm sạch mát, làm lạnh bên trong
Ứng dụng: Hoả độc + Huyết nhiệt + Giải độc, trừ thấp nhiệt, giải thử
● Lưu ý: ko dùng tỳ vị hư tiêu chảy
Thuốc: Thanh nhiệt: tính hàn lương: trừ nhiệt, giải độc: liên kiều, kim ngân hoa
● Giải biểu nhiệt: vị tân, tính lương: phát tán phong nhiệt: cúc hoa, thăng ma…
VD: Hoàng cầm có công năng tả thực hỏa trừ thấp nhiệt
8. Bổ: bồi bổ lại phần thiếu hụt, suy giảm
Ứng dụng: Âm, dương, khí, huyết hư
Thuốc:
● Bổ âm: vị cam hàn: bổ âm, trị các chứng âm hư: sa sâm, mạch môn
● Bổ khí
● Bổ huyết
● Bổ dương: tính vị ôn cam, hoặc ôn hàm, hoặc tân nhiệt, có tác dụng ôn bổ
dương khí: cẩu tích, tục đoạn
VD: Đương quy có công năng bổ khí huyết trị chứng thiếu máu gầy

Kể tên 6 nguyên tắc chữa bệnh theo YHCT. Trình bày nguyên tắc chính trị, phản
trị?
6 nguyên tắc chữa bệnh:
- Trị bệnh cầu kỳ bản - Tiêu, bản, hoãn, cấp - Có bổ, có tả - Khai hạp (đóng, mở)
- Sơ, trung, mạt - Chính trị, phản trị
Nguyên tắc chính trị, phản trị:
Chính trị: dùng thuốc tác dụng ngược lại triệu chứng (nguyên nhân - triệu chứng:
thống nhất) VD: nhiệt sốt cao dùng thuốc thanh nhiệt để chữa
- Phản trị: dùng thuốc tác dụng cùng với triệu chứng (bệnh chân giả, nguyên nhân -
triệu chứng: ngược) VD: nhiễm trùng gây sốt cao, sốt cao nhiễm độc gây trụy mạch
ngoại biên làm chân tay lạnh, dùng thuốc hàn lương để chữa
CÂU 11: Phân tích xu hướng tác dụng điều trị bệnh của vị thuốc có vị ngọt/ cay/
mặn theo theo lý luận của YHCT. Kể tên 2 vị thuốc có vị ngọt/ cay/ mặn với xu
hướng tác dụng tương ứng và công năng tương ứng.
1. TÂN: (cay) Thuốc có tác dụng phát tán, lưu thông khí huyết, làm ra mồ hôi.
(tân năng tán, năng hành)
7. Tán: tán hàn (biểu,lí)(tía tô,kinh giới)
8. Hành: hành khí hoạt huyết, tiêu ứ trệ
9. Có tác dụng chữa các bệnh biểu, khí, huyết, đàm ẩm ứ trệ, đau do hàn
10. Gây các tác dụng bất lợi như táo , tổn thương tân dịch,mồ hôi nhiều, âm hư,biểu

Ví dụ: Quế chi, Bạch chỉ
2. CAM: (ngọt) Thuốc bổ dưỡng, hoà hoãn, giảm đau, giải độc (Cam năng bổ,
năng hòa hoãn)
11. Bổ: chữa chứng hư: cam ôn bổ khí, huyết, dương(kỳ, sâm, qui)cam hàn bổ âm
12. Hòa: điều hòa các vị thuốc khác trong đơn
13. Hoãn : là hòa hoãn tác dụng mạnh của các vị thuốc khác, giảm đau co quắp (mạch
nha, mật ong)
14. Ngoài ra còn nhuận táo, nhuận tràng
Ví dụ: Sa sâm: Dưỡng âm thanh phế_ phế suy kiệt
Cam thảo : ích khí dưỡng huyết _ thiếu máu
3. KHỔ: (Đắng) Thuốc có tác dụng “khổ năng tả, năng táo, năng tiện”
- Tả: Tả hạ và giáng nghịch (đại hoàng: tá hỏa giải độc)
- Táo: Ráo thấp: đắng hàn ( hoàng liên: thanh nhiệt táo thấp), thuốc đắng ôn
( thương truật: kiện tỳ táo thấp)
- Kiện: Kiện âm ( tư âm): tá hỏa để tồn ân ( đại hoàng: tá hỏa giải độc); thanh
hư nhiệt để tồn âm ( hoàng bá : thanh nhiệt táo thấp hạ tiêu)
- Liều nhỏ khai vị; liều cao kéo dài gây tổn thương ở tỳ vị
-Bất lợi: Dùng kéo dài tổn âm, tân dịch, thận trọng âm hư tân dịch hao tổn

CÂU 12: Giả sử phương thuốc có đặc điểm sau: vị cay, tính ấm, qui kinh phế.
Giải thích ý nghĩa của đặc điểm đó trong dùng để trị bệnh.

+ Vị cay (tân) + Tính ấm (ôn

+ Phế : Chủ trị: cảm mạo phong hàn, sốt ít, rét run,sợ lạnh, đau đầu, đau mình
mẩy,ngạt mũi, chảy nước mũi, ho hen do lạnh,viêm phổi, viêm phế quản, hen
suyễn…..
 Chữa các bệnh đau do hàn

Vd: + Trần bì chữa ho,hành khí


+ Cát cánh khứ đàm chỉ ho, thông phế lợi hầu họng, trừ mũ tiêu ung thũng, dẫn
thuốc thượng hành
CÂU 13: Giả sử có 1 vị thuốc có đặc điểm sau: vị ngọt, tính ấm, quy kinh tỳ .
Hãy giải thích ý nghĩa của các đặc điểm đó khi vận dụng trong trị bệnh

a. CAM (ngọt)

b. ÔN: ( ấm) Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh thuộc chứng hàn

-Thông kinh lạc, hồi dương, bổ hỏa, tán hàn, chỉ thống, lợi niệu thăng phù, dương
dược

c. Vận dụng trong điều trị bệnh: tăng quy kinh tỳ, chữa bệnh ở tỳ: ăn uống kém, tiêu
hóa kém, đầy bụng, tiêu chảy, bổ tỳ, xuất huyết tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù
thủng…..

CÂU 14: Để tăng tác dụng của thuốc ở tạng can, có thế chế biến thuốc cổ truyền
thành các pp chế biến nào? Bằng phụ liệu gì? Giải thích lý do tăng tác dụng đó
và cho ví dụ minh họa?

- Để tăng tác dụng của thuốc ở tạng can, chế vị thuốc có màu xanh, vị chua

+ Dùng phương pháp như: tẩm/ trích giẩm để có vị chua. Trích với mật bò, mật lợn để
có màu xanh.
+ Tăng tác dụng của thuốc ở can, đởm thì chế biến để vị thuốc có màu xanh, vị
chua sẽ qui kinh can
+ Phụ liệu: Giấm, mật lợn, mật bò
VD: Tăng tác dụng kiện can của Hương phụ thì tẩm trích với giấm.
CÂU 15: Để tăng tác dụng của thuốc ở tạng tỳ, có thế chế biến thuốc cổ truyền
thành các pp chế biến nào? Bằng phụ liệu gì? Giải thích lý do tăng tác dụng đó
và cho ví dụ minh họa?

-Để tăng tác dụng kiện tỳ của thuốc, chế vị thuốc có màu vàng , vị ngọt

-Phương pháp: + sao vàng, sao với cám gạo, sao hoàng thổ, bích thổ, nước vo gạo…. -
+ Trích mật ong, siro đường, trích cam thảo

-Phụ liệu : cám gạo, hoàng thổ, bích thổ, mật ong, siro đường…..
-Giải thích: theo học thuyết ngũ hành: dược liệu có màu vàng, vị ngọt được quy vào
kinh tỳ.

-VD: trích mật hoàng kỳ và sao vàng hoài sơn

Câu 16: Phương pháp chích gừng được sử dụng trong chế biến thuốc cổ truyền
nhằm mục đích gì. Giải thích và cho ví dụ minh hoạ?
- Tính vị: cay, ấm
- Quy kinh: tỳ, vị, phế
- Công năng: phát tán phong hàn, ôn rung hoà vị, chỉ nôn
- Mục đích: + Quy tỳ, vị, ôn trung tiêu, tăng tác dụng chỉ nôn + Quy phế, tăng tác
dụng chỉ ho + Tăng dương, giảm âm + Giảm tác dụng nê trệ của thuốc sinh tân:
Huyền sâm, Sinh địa + Tăng phát tán của thuốc + Giảm kích ứng của một số vị thuốc
ngứa (bán hạ) + Lượng dùng khoảng 5-20% so với vị thuốc cần chế
VD: Bán hạ chế trích dịch nước gừng tăng tác dụng chống nôn
Câu 17: Phương pháp chích mật ong được sử dụng trong chế biến thuốc cổ
truyền nhằm mục đích gì. Giải thích và cho ví dụ minh hoạ?
- Thành phần: đường đơn, đường đa, vitamin, acid amin, men tiêu hoá…
- Tính vị: ngọt, bình
- Quy kinh: tâm, phế, vị, tỳ, đại tràng
- Công năng: bổ trung, kiện tỳ, nhuận táo, giải độc
- Mục đích:
 Tăng kiện tỳ ích khí (ngọt)
 Tăng nhuận bổ
 Bảo quản thuốc: caramen hoá, tạo lớp màng bảo vệ
 Điều hương vị (tạo vi ngọt, mùi thơm)
 Hiệp đồng/ điều trị bệnh đường ruột (viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, tá tràng
Thuốc bào chế:
1. Hỏa chế (6): sao, nung, chế sương, lùi, nướng, hỏa phi.
2. Thủy chế (5): ngâm, ủ, rửa, tẩy, thủy phi.
3. Thủy hỏa hợp chế (6): chưng, chích, đồ, nấu, sắc, tôi.
Câu 18: Trình bày nhóm thuốc bổ huyết Thục địa, Đương quy, Hà thủ ô, Bạch
thược, Long nhãn
Định nghĩa: Vị ngọt tính bình hoặc ôn, thể chất tư nhuận, quy tâm, can, tỳ, thận, tác
dụng bổ can dưỡng tâm hoặc ích tỳ mà tư sinh huyết dịch.
Đặc điểm: Đa số quy kinh: tâm, can, thận. Đều sinh tân dịch.
Công năng: Bổ huyết, tư dưỡng cường tráng cơ thể, cải thiện trạng thái dinh dưỡng,
bảo vệ gan, an thần.
Kiêng kỵ: Tỳ hư
Chủ trị:
Tâm can huyết hư: sắc mặt vàng vọt, môi khô, trắng, hoa mắt chóng mặt ù tai, tâm
quý, mất ngủ kiện vong, kinh nguyệt kéo dài, lượng máu ít màu nhạt, bến kinh, mạch
vi nhược
Can thận tinh huyết hư: hoa mắt chóng mặt ù tai, đau lưng mỏi gối, râu tóc bạc sớm.
Phối ngũ:
Bổ âm: Huyết hư  âm hư
Bổ khí: Khí vượng mà sinh huyết
Kiện vận tỳ vị: Ích khí sinh huyết
Câu 19: Trình bày nhóm thuốc bổ dương về:
Định nghĩa: Thuốc có tính vị ôn cam, hoặc ôn hàm, hoặc tân nhiệt, tác dụng ôn bổ
dương khí
- Đa phần là thuốc bổ thạn dương, ngoài ra còn có một số thuốc có tác dụng trợ tâm
dương, ôn tỳ dương.
Đặc điểm: vị đắng, cay, tính ôn. Quy kinh can thận, đều gây mất tân dịch.
Các chứng dương hư: Liệt Dương, Thận dương hư, Khí dương hư
5 vị thuốc bổ dương : Cẩu tích, Đỗ trọng, Cốt toái bổ, Tục đoạn, Nhục thung dung
Phối ngũ:
- Ôn lý, bổ can thận, bổ ích tỳ phế khí
- Bổ ích tinh huyết để điều hoà thuốc: âm dương hỗ căn, khiến cho “dương tâm đắc
trợ” mới có thể “sinh hoá vô cùng”
Chú ý: tính ôn táo, trợ hoả thương âm, người âm hư hoả vượng không dùng.
Câu 20: Trình bày nhóm thuốc thanh nhiệt về:
Thanh nhiệt giải độc: Kim ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh
TN tả hỏa: Chi tử, Huyền sâm, Hạ khô thảo
TN táo thấp : Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm
TN lương huyết: Sinh địa
Câu 21: Trình bày nhóm thuốc trừ hàn: Đại hồi, Can khương, Phụ tử chế, Quế
nhục, Ngô thù du
Định nghĩa: Thuốc có tác dụng ôn lý khư hàn, trị chứng lý hàn là chính được gọi là
thuốc trừ hàn, hay còn gọi là thuốc ôn lý hoặc ôn lý trừ hàn.
Đặc điểm: Vị: cay Tính: ôn nhiệt, tân tán ôn thông
Tác dụng: + Ôn lý tán hàn + Ôn kinh chỉ thống + Trợ dương, hồi dương
 Trị chứng lý hàn
- Nội kinh: Hàn giả nhiệt chi
- Bản kinh: Liệu hàn dĩ nhiệt dược
Công năng: Quy kinh khác nhau – tác dụng khác nhau:
Quy kinh tỳ: ôn kinh, tán hàn, chỉ thống, trị tỳ vị thụ hàn hoặc tỳ vị hư hàn,
Quy phế: ôn phế hoá đàm, triệu chứng phế hàn đàm ẩm, biểu hiện ho suyễn tức,
Quy can: ôn can, tán hàn, chỉ thống, trị kinh can nhiễm hàn, biểu hiện đau bụng dưới
Quy thận: ôn thận trợ dương, trị thận dương bất túc, biểu hiện liệt dương, lưng gối đau
lạnh, tiẻu đêm nhiều lần, hoạt tinh di niệu…
Quy tâm thận: + Ôn dương thông mạch, trị tâm thận dương hư, biểu hiện tâm quý
+ Hồi dương cứu nghịch, trị chứng vong dương quyết nghịch, biểu hiện
nằm co sợ lạnh, ra mồ hôi nhiều
Chủ trị:
- Trị các chứng đau lạnh ở hạ tiêu: phối hợp Tiểu hồi, Ô dược, Ngô thù du, Quế nhục
- Đau thắt lưng, đau xương khớp do thận dương hư hàn: phối hợp Tế tân, Ngô thù du,
Hắc phụ, Quế nhục và các thuốc bổ thận dương khác
- Đau ở vùng thượng vị (tỳ vị), nôn, đầy trướng do hàn: phối hợp Mộc hương, Sa sâm,
Can khương
- Chán ăn, chậm tiêu, nhạt mồm miệng, đầy bụng: phối hợp Mạch nha, Sơn tra, Tiểu
hồi, Thần khúc
- Ngộ độc thức ăn: cua, cá, dị ứng
- Kiêng kỵ: âm hư hoả vượng, tạng nhiệt
 Phối ngũ:
- Ngoại hàn nội xâm, biểu tà chưa giải: Phối hợp thuốc tân ôn giải biểu
- Hàn ngưng kinh mạch, khí trệ huyết ứ: Phối hợp thuốc lý khí hoạt huyết
- Hàn thấp nội trở: Phối hợp thuốc dương hoá thấp hoặc ôn táo khứ thấp
- Tỳ thận dương hư: Phối hợp thuốc ôn bổ tỳ thậ

You might also like