Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

THUYẾT MINH VỀ CỐ ĐÔ HUẾ

1 -Vị trí địa lý - Lê Văn Dũng


Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80oB và 107,8-108,20oĐ. phía
Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía
Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng
112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và
cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km.
2 - Lịch sử, nguồn gốc hình thành
Cố đô Huế là thủ phủ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn từ năm 1687 đến
1774. Đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi vào năm 1802 lấy niên hiệu là Gia Long
cũng chọn Cố đô Huế làm kinh đô cho nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối
cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam vào
năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguy
3 - Giá trị văn hóa - Quang Sáng
- Nổi bật giá trị văn hóa của một kinh đô phong kiến phương Đông.
- Là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn, là kinh đô của triều đại Tây Sơn và 13
vị vua triều Nguyễn.
- Chứa đựng và phản ánh cả chiều dày lịch sử mở cõi lẫn quá trình kiến tạo
đất nước
4 - Những công trình, kiến trúc đặc sắc ( chùa Thiên Mụ….) - Minh Quốc

Khi đến kinh thành Huế không thể không nhắc đến: Chùa Thiên Mụ; các lăng
tẩm của vua chúa như: Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng
Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Đức, Lăng Khải Định.
Chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ. Nếu ai đó
nói yêu Huế mà chưa biết chùa Thiên Mụ ở đâu thì đó chưa phải là một tình yêu
“đậm sâu”. Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ
Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam. Ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở
đây nhằm xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn. Khi đi qua đồi Hà Khê,
người dân cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục
xuất hiện trên đồi. Nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập
chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Hễ nói
xong là bà biến mất. Từ đó, ngọn đồi được đặt tên là Thiên Mụ Sơn (núi bà
Trời). Một lần đi qua đây nghe kể chuyện, chúa Nguyễn Hoàng tự nhận mình là
vị chân chúa ấy. Nên cho xây dựng chùa vào năm 1601 và đặt tên là Thiên Mụ
Tự. Toàn bộ các công trình kiến trúc của chùa nằm trên đồi chạy theo hướng
Bắc Nam. Xung quanh chùa có vòng la thành xây bằng đá và gạch. Giống như
hình dạng con rùa thò đầu xuống sông Hương để uống nước. Hiện nay ở chùa
Thiên Mụ còn có nhiều công trình và bảo vật có giá trị nghệ thuật. Tiêu biểu là
Đình Hương Nguyện – một trong những công trình kiến trúc đặc biệt của thời
vua Thiệu Trị. Đây là một phương đình bằng gỗ đã được trang trí hết sức độc
đáo ở phần nội thất. Hay Phước Duyên Bảo Tháp – tháp được coi là tháp cổ
nhất Việt Nam.
Trong đó, hoành tráng nhất có lẽ là lăng Gia Long được xây dựng trên một quần
sơn gồm 42 quả đồi lớn nhỏ, trên tổng diện tích khoảng 28 km² với kiến trúc
truyền thống Việt Nam. Độc đáo nhất là lăng vua Khải Định là sự kết hợp kiến
trúc Đông Tây Kim Cổ với các bức tranh ghép sành sứ độc đáo và không tuân
theo bất cứ trường phái kiến trúc nào. Do những điều kiện lịch sử, lăng Dục
Đức là lăng tẩm duy nhất chôn cất và thờ tự 3 vua Dục Đức, Thành Thái và Duy
Tân.
5 - Thắng cảnh thiên nhiên thu hút ( Sông Hương, núi Ngự Bình….) -Minh
Thi
1. Sông Hương:
Trải dài như một dải lụa mềm mại giữa lòng thành phố, sông Hương là
một biểu tượng của thành phố Huế mộng mơ. Với dòng nước xanh trong
màu ngọc bích lung linh dưới ánh nắng mặt trời, sông Hương đưa hương
thơm của rừng núi và những miền thảo mộc xanh đến khắp mọi ngóc
ngách của Huế. Còn gì lãng mạn và tuyệt vời hơn bạn được du thuyền
trên sông Hương, ngắm cảnh thành phố thơ mộng và lắng tai nghe những
điệu hò và dân ca Huế truyền thống.
2. Núi Ngự Bình:
Đã nhắc đến sông Hương thì ta không thể bỏ qua núi Ngự Bình – Một
trong những thắng cảnh bậc nhất và đã trở thành biểu tượng không thể
thiếu của xứ Huế. Từ thời xa xưa, núi Ngự Bình đã là chốn được nhiều
người đến thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên. Đứng ở trên đỉnh núi, bạn
có thể thu vào trong tầm mắt toàn cảnh thành phố Huế với những mái
chùa, cung điện cổ kính bên những cánh rừng bát ngát và dòng sông
Hương xanh biếc.
6 - Đặc sản cố đô - Gia Khánh
1. Cơm hến / Bún hến
Một bát cơm huế đúng chuẩn “Huế” phải là cơm nguội để qua đêm, như
vậy mới có thể giữ được cái giòn của rau và hương thơm của các gia vị.
Đúng với tính cách “ăn cay nói nặng” của người Huế, món đặc sản Huế
này phải đủ vị, mặn mà và đặc biệt là phải cay thật cay. Khi đến Huế, nếu
bạn không dặn kỹ thì bát cơm hến của bạn đảm bảo sẽ khiến bạn bỏng
lưỡi mà thôi.
2. Bún bò Huế
Khác với người miền Nam, nơi mà tô bún bò Huế có vị ngọt thanh dễ
chịu từ xương, người Huế họ dùng xác ruốt để chắt lấy vị cho bát bún.
Chính vì thế, bát bún bò Huế truyền thống muốn chuẩn vị là phải mặn
nồng, đậm đà hơn nhiều. Một điểm khác biệt giữa bún bò ở Huế với ở
những vùng miền khác chính là sợi bún. Với món này, người Huế đặc
biệt dùng bún gạo sợi nhỏ, hay còn gọi là bún tươi, loại bún mà bạn
thường ăn khi gỏi cuốn, hoặc bún riêu, bún măng.
3. Chè
Quả không ngoa khi gọi Huế là kinh đô của các loại chè và chè hẻm là
một trong những đặc trưng của xứ Huế. Cứ đi chừng vài bước, bạn sẽ lại
bắt gặp một tiệm hoặc gánh chè rong trong hẻm. Chính vì thế, chè trở
thành một món đặc sản Huế không thể thiếu trong danh sách những món
cần thử của bạn được.
4. Tré
Thoạt nhìn, nhiều du khách sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa tré Huế và nem chả
Huế vì thật chất hai món đặc sản Huế này có “họ hàng” với nhau, tuy
nhiên, cách làm của chúng lại khác nhau nên bạn cần hỏi kỹ trước khi
mua nhé. Vị của tré thơm mùi thính, vị ngọt đậm, hơi chua. Tré Huế có
hai loại là tré heo và tré bò.
7 - Những tác phẩm văn học, nghệ thuật về vùng đất Huế - PhươngAnh
Thơ:
Cảnh Hương Sơn - Tác giả Bà Huyện Thanh Quan
Đệ nhất nam thiên ấy cảnh này,
Thuyền nan đón khách mái chèo lay.
Hai bên quả núi lồng hương suối,
Bốn mặt hoa ngàn rủ bóng cây.
Cửa Phật lơ thơ tầng đá dãy,
Chùa tiên bát ngát khói hương bay.
“Nam vô” tiếng dậy thưa trần tục,
Non nước Bồng Lai mới thấy đây!
Đêm khuya tự tình với sông Hương – Tác giả Hàn Mặc Tử
Bây giờ chỉ có đôi ta
Bao nhiêu tâm sự Hằng Nga biết rồi
Thủa nước non đến hồi non nước
Sông Hương đành xuôi ngược đông tây
Soi lòng chỉ có đám mây
Đám mây phú quý những ngày lao đao
Sao mặt sông xanh xao ra dáng
Sao tình sông lai láng khôn ngăn?
Vì ai lắm nỗi chứa chan
Hay còn đợi khách quá giang một lần
Này thử hỏi, thuyền nan thả lá
Thuyền ai đây nấn ná bấy lâu?
Mặc ai khanh tướng công hầu
Không thèm chung đỉnh, lưng bầu gió trăng
Sao trời đất đãi đằng ra thế?
Sao mưa nguồn chớp bể luôn đêm?
Trong thành yến ẩm vui thêm
Tiếng ca lanh lảnh lọt rèm rèm thưa
Sông Hương hỡi, xuân vừa tơ liễu
Cả trăm hoa hàm tiếu nhởn nhơ
Vì đâu nước chảy lững lờ
Hay cho thế sự cuộc cờ chiêm bao
Ghét xa mã nao nao uốn khúc
Giận thời gian những lứa xuân xanh
Nhà ai khiêu vũ năm canh
Hơi men sực nức dưới thành đô xưa
Sao tức tối trôi bừa đi mãi
Chẳng buồn nghe cô lái thở than
“Thuyền em đậu bến Hương Giang
Chờ người quân tử lỡ làng tình duyên”
Thuyền lặng lẽ nằm yên với bóng
Nước sống xuôi dợn sóng bến thuyền
Trong thành ngủ chết con đen
Khoá xuân bỏ lỏng đến then chẳng gà
Hãy trông thử đền đài dinh thự
Dấu xưa, xưa tình tứ làm sao
Ô hay! Sóng chảy dạt dào
Chiếc thuyền vô định tạc vào bến mê
Sao trai gái đi về trong mộng
Mà sông Hương chẳng động niềm riêng
Trong thành để lạnh hương nguyền
Tiếng gà gáy nguyệt láng giềng còn say.
8- Lễ hội dân gian - Đào Kiến Minh
Festival Huế
Được tổ chức 2 năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn được tổ
chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tưởng nhớ về những giá trị
truyền thống tại cố đô Huế. Nhiều chương trình như: Đêm Hoàng cung, lễ tế
Nam Giao, lễ Truyền lô và Vinh qui bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều,
thả thơ, diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, đua trải lễ hội Nguyễn Huệ lên
ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, tổ chức lễ hội thi Tiến sĩ võ, khai
thác không gian văn hóa tại khu Hổ Quyền - Voi Ré… được phục dựng
Lễ hội điện Hòn Chén
Thời gian: 2 - 3/3 và tháng 7 âm lịch hàng năm
Địa điểm: Điện Huệ Nam - Hương Trà - TP. Huế
Lễ hội ở Huế điện Hòn Chén là một trong những lễ hội truyền thống ở
Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung, được tổ chức ở điện Hòn Chén khi
trời vừa chuyển năm mới. Lễ hội Huế điện Hòn Chén diễn ra rất long trọng với
lễ rước Thiên Y Na thánh mẫu. Nghi lễ rước diễn ra trên sông Hương với nhiều
chiếc thuyền được trang hoàng rực rỡ bằng màu vàng và cờ xí là chủ đạo. Lễ
rước mang theo bàn thờ Thánh cùng long kiệu Thánh mẫu, hòm sắc vua phong
và các khí tự như cờ, quạt, tàn… Sau khi kết thúc lễ rước là lễ Túc Yết, lên
đồng hầu bóng diễn ra đến lúc kết thúc lễ hội.
9 - Di sản văn hóa (bài Chòi, Nhã nhạc cung đình…) - Bình Minh
Đến nay, Huế đã có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế
giới, đó là
- Quần thể di tích cố đô Huế (1993) (dsvhvt)
- Nhã nhạc cung đình (2003), (dsvhpvt)
- Mộc bản triều Nguyễn (2009), (dstltg)
- Châu bản triều Nguyễn (2014) (dstltg)
- Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). (Di sản tư liệu thuộc
Chương trình Ký ức thế giới)
10 - Đóng góp về du lịch, kinh tế… - Bảo Nhi
Thống kê cho thấy, quý I năm 2022, Thừa Thiên - Huế đón gần
300.000 lượt khách, trong đó có hơn 4.600 khách quốc tế, khách lưu trú đạt
hơn 157.000 người, tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt hơn 479 tỷ đồng.
Lũy kế 4 tháng đầu năm, lượng khách du lịch ước đạt 428.000 lượt khách,
trong đó khách quốc tế 7,7 nghìn lượt. Tổng thu từ du lịch ước đạt 716 tỷ
đồng, tăng 15,6%; trong đó có khoảng 30% lượng khách tham quan di tích,
tăng 32% so với cùng kỳ. Số liệu cho thấy Huế chính có sức hút du lịch rất
lớn, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội cho người dân để có công ăn việc làm, phát
triển nghề thủ công, nâng cao đời sống,...
* Tìm tài liệu, tranh ảnh, bài thơ, bài hát về Huế - Bình Minh
*Nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ…nổi tiếng có quê quán ở Huế

You might also like