Quản trị tài chính

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 89

Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với chính sách đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường,
cũng như xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là sau khi nước ta ra
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế của nước ta đang phát triển một cách nhanh
chóng. Điều này cũng có nghĩa là đặt Việt Nam trước thách thức phải mở cửa nền kinh tế theo
như hiệp định đã thỏa thuận. Cùng với đó, hòa với dòng chảy hội nhập của cả nước, là sự ra đời
của hàng loạt công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong mọi ngành nghề. Lẽ tất nhiên là các công
ty phải chịu áp lực cạnh tranh rất gay gắt từ mọi phía. Vì vậy, một câu hỏi đặt ra mà không một
doanh nghiệp nào khi bước chân ra thị trường mà không suy nghĩ đến, đó là làm thế nào để
đứng vững và phát triển. Và thông qua hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty sẽ
trả lời được câu hỏi này.
Thật vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt được ví là
“Thương trường như chiến trường” các công ty, doanh nghiệp phải tập trung, chú trọng vào giải
quyết ba vấn đề cơ bản là : sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào? Các công ty
phải tự quản lý mọi vấn đề của công ty từ vốn, nguyên vật liệu, công nghệ, lao động, bán
hàng,…. Tất cả đều hướng tới một mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Đây là những yếu tố quan
trọng quyết định rằng công ty sẽ phát triển haygiải thể. Vì vậy, các công ty phải sử dụng hiệu
quả các nguồn lực của bản thân doanh nghiệp cũng như công ty cần nắm bắt đầy đủ, kịp thời
mọi thông tin về tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ mục tiêu lợi
nhuận. Hiệu quả của công ty được thể hiện trên các bản báo cáo tài chính qua từng năm.
Chính những lý do trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính của
Công ty Cổ phần Thép Pomina trong giai đoạn từ 2014-2018”
Mục tiêu của bài báo cáo này là phân tích báo cáo tài chính của công ty thông qua việc phân
tích bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thông qua các tỷ số tài
chính. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm duy trì hoặc cải thiện các tỷ số tài chính của công ty.
Cụ thể trong phạm vi của bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích bảng
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, bên cạnh đó cũng sẽ phân tích
một số chỉ tiêu trong bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty trong giai đoạn 2014 - 2018.
Bằng cách thu thập, xử lý và phân tích, so sánh số liệu của công ty theo hàng dọc (phân tích, so
sánh cơ cấu, tỷ trọng), và hàng ngang (phân tích về tốc độ tăng hoặc giảm). Để có thể tìm ra
được các tỷ số có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến hiệu quả hoạt động của công ty, từ đó đề ra các
giải pháp duy trì hoặc cải thiện các tỷ số tài chính của công ty.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng trong quá trình thảo luận và biên soạn, bài tiểu luận này chắc
chắn vẫn còn nhiều sơ sót. Mong Thầy đóng góp thêm ý kiến quý giá để nhóm hoàn chỉnh hơn
bài làm của mình.
Chân thành cảm ơn!

1
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

DANH MỤC BẢNG

Bảng BCTC CTCP Thép Pomina (2014-2018) 21


Bảng phân tích tổng quát 28
Bảng đánh giá khái quát sự biến động của tài sản 42
Bảng phân tích biến động – phần nguồn vốn (2017 - 2018) 45
Bảng phân tích biến động – phần nguồn vốn (2016 - 2017) 48
Bảng phân tích biến động – phần nguồn vốn (2015 - 2016) 50
Bảng phân tích biến động – phần nguồn vốn (2014 - 2015) 53
Doanh thu thuần từ bán hàng và CCDV 54
Doanh thu hoạt động tài chính 55
Chi phí hoạt động tài chính 55
Chi phí quản lí doanh nghiệp 56
Bảng phân tích biến động lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty (2014 - 2015) 57
Bảng phân tích biến động lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty (2015 - 2016) 57
Bảng phân tích biến động lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty (2016 - 2017) 58
Bảng phân tích biến động lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty (2017 - 2018) 58
Bảng phân tích biến động lợi nhuận gộp từ HĐKD công ty (2014 - 2015) 59
Bảng phân tích biến động lợi nhuận gộp từ HĐKD công ty (2015 - 2016) 59
Bảng phân tích biến động lợi nhuận gộp từ HĐKD công ty (2016 - 2017) 60
Bảng phân tích biến động lợi nhuận gộp từ HĐKD công ty (2017 - 2018) 60
Bảng phân tích biến động lợi nhuận từ HĐKD công ty (2014 - 2015) 61
Bảng phân tích biến động lợi nhuận từ HĐKD công ty (2015 - 2016) 61
Bảng phân tích biến động lợi nhuận từ HĐKD công ty (2016 - 2017) 62
Bảng phân tích biến động lợi nhuận từ HĐKD công ty (2017 - 2018) 63
Bảng phân tích tỷ số thanh khoản 63
Bảng phân tích tỷ số thanh khoản hiện thời 64
Bảng phân tích tỷ số thanh khoản nhanh 65
Bảng phân tích tỷ số về quản lý tài sản 66
Bảng phân tích số vòng quay hàng tồn kho 66
Bảng phân tích kỳ thu tiền bình quân 67

2
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định 68


Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản 69
Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tổng vốn 70
Bảng phân tích tỷ số về quản lý nợ 71
Bảng phân tích tỷ số nợ trên tài sản 72
Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn 73
Bảng phân tích tỷ số nợ dài hạn trên vốn 74
Bảng phân tích tỷ số tổng tài sản trên vốn 75
Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay 76
Bảng phân tích tỷ số về khả năng sinh lợi 77
Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận 77
Bảng phân tích khả năng sinh lợi cơ bản (BEP) 78
Bảng phân tích tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) 79
Bảng phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE) 80
Bảng phân tích phân tích ROA và ROE theo phương pháp dupont 82

3
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ TỪ VIẾT TẮT


Chi phí CP
Chủ sở hữu CSH
Cung cấp dịch vụ CCDV
Công ty Cổ phần CTCP
Doanh thu DT
Hoạt động kinh doanh HĐKD
Kinh doanh KD
Lợi nhuận LN
Trung bình TB
Tài sản TS

4
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1


DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................... 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................... 4
MỤC LỤC .................................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................................. 8
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM ....................................................................... 8
1.1. Lịch sử ngành thép Việt Nam ......................................................................................... 8
1.2. Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành ................................................................... 9
1.3. Tổng quan ngành thép năm 2019 ................................................................................. 10
1.3.1. Triển vọng trong năm 2019 ........................................................................................10
1.3.1.1. Sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực bất động sản. .........11
1.3.1.2. Bảo hộ ngành dưới sức ép cạnh tranh đến từ Trung Quốc .................................11
1.3.1.3. Giá thép hồi phục ................................................................................................12
1.3.2. Thách thức trong năm 2019 .......................................................................................12
1.3.2.1. Tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng từ ngành bất động sản ..............................12
1.3.2.2. Nhu cầu thép giảm kéo giá đi xuống do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu...........13
1.3.2.3. Giá nguyên liệu nhìn chung có xu hướng giảm chậm hơn giá thép thành phẩm.
...........................................................................................................................................13
1.3.2.4. Rủi ro từ cuộc chiến tranh thương mại và các hàng rào thuế quan. ...................13
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................................ 14
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA ................................ 14
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................ 16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH............... 16
3.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................... 16
3.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính ................................................................... 20
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................................ 21
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
TRONG 5 NĂM (2014-2018) .................................................................................................... 21
4.1. Phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty ................................................... 38
4.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn ..................................................................38

5
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

4.1.2. Đánh giá khái quát sự biến động tài sản .................................................................... 41
4.1.3. Đánh giá khái quát sự biến động nguồn vốn ............................................................. 45
4.1.3.1. Sự biến động nguồn vốn năm 2018 so với năm 2017.......................................... 45
4.1.3.2. Sự biến động nguồn vốn năm 2017 so với năm 2016.......................................... 47
4.1.3.3. Sự biến động nguồn vốn năm 2016 so với năm 2015.......................................... 49
4.1.3.4. Sự biến động nguồn vốn năm 2015 so với năm 2014.......................................... 51
4.1.3.5. Tổng kết sự biến động nguồn vốn giai đoạn 2014 – 2018 .................................. 53
4.1.4. Phân tích tình hình doanh thu và chi phí ................................................................... 54
4.1.4.1. Phân tích tình hình doanh thu ............................................................................. 54
4.1.4.2. Phân tích tình hình chi phí .................................................................................. 55
4.1.5. Phân tích tình hình lợi nhuận ..................................................................................... 57
4.1.5.1. Bảng phân tích biến động lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty ................. 57
4.1.5.2. Bảng phân tích biến động lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh công ty ....... 59
4.1.5.3. Bảng phân tích biến động lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh công ty .............. 61
4.2. Phân tích các tỷ số tài chính .......................................................................................... 63
4.2.1. Tỷ số về thanh khoản. ................................................................................................ 63
4.2.1.1. Tỷ số thanh khoản hiện thời ................................................................................ 64
4.2.1.2. Tỷ số thanh khoản nhanh .................................................................................... 65
4.2.2. Tỷ số về quản lý tài sản ............................................................................................. 66
4.2.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho ................................................................................. 66
4.2.2.2. Kỳ thu tiền bình quân .......................................................................................... 67
4.2.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định ....................................................................... 68
4.2.2.4. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản............................................................................ 69
4.2.2.5. Hiệu suất sử dụng tổng vốn ................................................................................. 70
4.2.3. Tỷ số về quản lý nợ.................................................................................................... 71
4.2.3.1. Tỷ số nợ trên tài sản ............................................................................................ 72
4.2.3.2. Tỷ số nợ trên vốn ................................................................................................. 73
4.2.3.3. Tỷ số nợ dài hạn trên vốn .................................................................................... 74
4.2.3.4. Tỷ số tổng tài sản trên vốn .................................................................................. 75
4.2.3.5. Khả năng thanh toán lãi vay ............................................................................... 76
4.2.4. Tỷ số về khả năng sinh lợi ......................................................................................... 77
4.2.4.1. Tỷ suất lợi nhuận ................................................................................................. 77

6
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

4.2.4.2. Khả năng sinh lợi cơ bản (BEP)..........................................................................78


4.2.4.3. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) ......................................................................79
4.2.4.4. Tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE) ...........................................................................80
4.2.5. Phân tích mô hình Doupont........................................................................................81
4.2.5.1. Phương pháp phân tích Dupont: .........................................................................81
4.2.5.2. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont: ...........................................82
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................................ 84
ĐÁNH GIÁ – GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC ................................................... 84
5.1. Đánh giá chung............................................................................................................... 84
5.1.1. Ưu điểm .......................................................................................................................84
5.1.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân. ........................................................................84
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 89

7
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM

1.1. Lịch sử ngành thép Việt Nam


Ngành thép Việt Nam manh nha từ đầu những năm 60 của thế kỷ thứ XX với mẻ gang đầu
tiên của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên, do phía Trung Quốc trợ giúp. Mặc dù năm 1963
mẻ gang đầu tiên được ra đời nhưng mãi đến năm 1975 Việt Nam mới có được sản phẩm thép
cán. Sau đó, thời kỳ 1976 – 1989 là thời gian mà ngành thép không có bước tiến đáng kể, chỉ
phát triển ở mức độ cầm chừng. Nguyên nhân của sự phát triển cầm chừng này phải kể đến tình
hình khó khăn của nền kinh tế, đất nước rơi vào khủng hoảng, nền nông nghiệp được ưu tiên
trước nhất. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, được ưu tiên nhập
khẩu thép với giá rẻ từ Liên Xô cũ và các nước XHCN khác. Do thép nhập khẩu rẻ hơn nhiều so
với sản xuất trong nước nên Việt Nam chọn phương án nhập khẩu thép để đáp ứng cho nhu cầu
trong nước, vì vậy mà ngành thép không phát triển. Sản lượng chỉ duy trì ở mức 40.000 –
85.000 tấn/năm.
Do thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa của Chính phủ, thời kỳ 1989 –
1995, ngành thép bắt đầu có bước tăng trưởng đáng kể, sản lượng thép sản xuất trong nước vượt
ngưỡng 100.000 tấn/năm. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành thép Việt Nam là sự ra đời
của Tổng công ty Thép Việt Nam vào năm 1990. Tổng công ty được thành lập với mục đính
thống nhất quản lý ngành thép quốc doanh trong cả nước. Thời kỳ này, ngành thép Việt Nam
như được thay da đổi thịt, xuất hiện nhiều dự án đầu tư theo chiều sâu và liên doanh với đối tác
nước ngoài được thực hiện. Ngành thép Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm từ các ngành
trọng điểm khác của nền kinh tế như ngành cơ khí, xây dựng, quốc phòng… tham gia đầu tư dự
án nhỏ sản xuất thép để phục vụ sự phát triển của chính ngành mình. Sản lượng thép cán của
ngành Thép năm 1995 đạt 450.000 tấn/năm, tương đương tăng gấp 4 lần so với năm 1990. Theo
mô hình Tổng công ty 91, tháng 4/1995, Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập trên cơ sở
hợp nhất giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổng công ty kim khí.
Giai đoạn 1996 – 2000, ngành thép Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao và có nhiều dự án
đầu tư mới theo chiều sâu, có thêm 13 dự án liên doanh, trong đó có 12 nhà máy liên doanh cán
thép và gia công chế biến sau cán. Năm 2000, ngành Thép đạt sản lượng 1,57 triệu tấn.
Từ năm 2000 trở đi, do tác động của chính sách mở cửa và hội nhập nền kinh tế, Việt Nam
trở thành một trong những địa chỉ tiềm năng thu hút nhiều dự án đầu tư từ phía đối tác nước
ngoài. Theo đó, nhu cầu về thép xây dựng cũng như thép dùng trong các ngành công nghiệp
khác tăng. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,
đầu tư theo chiều sâu các dự án nhằm đáp ứng tối đa cho sự phát triển kinh tế đất nước. Trong
một vài năm qua, nhu cầu thép của Việt Nam đều tăng ở mức 2 con số mỗi năm. Đáp ứng mức
tăng ấy, sản lượng sản xuất thép của các doanh nghiệp trong nước tăng mạnh theo từng năm.
Tuy nhiên, thực trạng gần đây cho thấy, ngành Thép cung vẫn chưa đủ cầu, sản xuất thép trong
nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước, với ngành đóng tàu dường như phải

8
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

nhập thép nguyên liệu hoàn toàn do trình độ kỹ thuật trong nước không đáp được nhu cầu về
chất lượng.

1.2. Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành


Thị trường thép hiện nay được chia thành bốn nhóm, dựa theo loại sản phẩm gồm: Thép xây
dựng, Ống Thép, Tôn mạ, và Thép cuộn cán nóng-cán nguội.
Trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) - cán nguội (CRC) là nguyên liệu đầu vào của nhóm tôn
mạ và ống thép. Với sự ra đời và đi vào sản xuất của hai tổ hợp sản xuất thép là Formosa và
Dung Quất của Hòa Phát, Việt Nam đã tự chủ được khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị ngành, đó
là Thép cuộn cán nóng (HRC).
Với 4 nhóm sản phẩm kể trên, mỗi doanh nghiệp thép có thế mạnh riêng và đang chia nhau
cát cứ miếng bánh thị phần. Đáng chú ý là sự phân định rạch ròi về dòng sản phẩm thép xây
dựng và tôn mạ giữa Hòa Phát và Hoa Sen Group.
Đối với thị trường thép xây dựng, thị phần tập trung chủ yếu vào các ông lớn như Hòa Phát,
Pomina, Formosa, Posco và các doanh nghiệp liên quan với VNSteel như VinaKyoei, TISCO.
Trong khi đó, thị trường tôn mạ lại là “sàn đấu” của Hoa Sen Group, Thép Nam Kim, Tôn
Đông Á, hay Tôn Phương Nam.
Tôn mạ là ngành có sản lượng sản xuất đứng thứ hai sau thép xây dựng. Khác với thép xây
dựng, khoảng 40% - 50% sản lượng tôn mạ dùng để xuất khẩu. Trong khi đó các ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo do tôn mạ là đầu vào ở Việt Nam còn khá non kém.
Với thị trường thép ống, thị trường này tại Việt Nam có đặc điểm tương đối giống với thép
xây dựng khi tỷ trọng tiêu thụ chủ yếu trong nước. Tại phân khúc này, ngoại trừ Hòa Phát và
Hoa Sen giữ vị trí vượt trội về thị phần, các đối thủ nhỏ hơn như Thép Nam Kim, CTCP Ống
thép Việt Đức,… giữ một thị phần tương đối đồng đều.
Nhóm sản phẩm cuối cùng trên thị trường thép là thép cán nóng – cán nguội (HRC – CRC).
Với việc nhà máy Formosa được đưa vào vận hành sản xuất từ năm 2017, Việt Nam đã chính
thức có được nguồn cung nội địa thép cán nóng - sản phẩm cuối cùng của chuỗi giá trị ngành
thép Việt Nam hiện còn đang thiếu.
Sắp tới, khi nhà máy Dung Quất của Hòa Phát đi vào hoạt động, nguồn cung của thép cán
nóng được dự báo sẽ dồi dào hơn cho các doanh nghiệp tôn mạ trong nước, đồng thời giảm sự
phụ thuộc vào thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Điều này sẽ giúp tăng sức cạnh tranh các doanh nghiệp nội địa, quan trọng hơn là tránh được
các loại thuế chống lẩn tránh của các quốc gia đang áp lên sản phẩm tôn mạ và thép cán nguội
của Việt Nam.
Tỷ trọng xuất khẩu thép cán nóng là không đáng kể do nhu cầu nội địa từ các công ty tôn mạ
là rất lớn. Trong khi khâu sản xuất thép cán nguội đã được tự chủ phần lớn nên tỷ trọng xuất
khẩu cao hơn nhiều và đây là một trong những mặt hàng bị tập trung đánh thuế lẩn tránh do giá
trị gia tăng từ thép cán nóng là không cao.

9
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

1.3. Tổng quan ngành thép năm 2019


Năm 2019 là giai đoạn ngành thép xuất hiện sự phân hóa rõ nét giữa các mảng thép cũng như
các doanh nghiệp. Do đó cơ hội cũng như thách thức có thể sẽ xuất hiện riêng biệt ở từng doanh
nghiệp cụ thể thay vì cả toàn ngành như giai đoạn trước.
Ngoài ra việc các quốc gia khác liên tục mở các cuộc điều tra và áp thuế lên sản phẩm thép
Việt Nam làm cho triển vọng xuất khẩu kém tích cực hơn mặc dù đây là hướng đi khá tiềm năng
đối với các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam.
Cùng với đó giá thép thế giới giảm mạnh có thể sẽ khiến ngành thép đối diện với 1 năm gặp
nhiều khó khăn do gia tăng áp lực cạnh tranh nội địa cũng như giảm bớt đi triển vọng cho mảng
xuất khẩu
Rủi ro: Trong ngắn hạn các rủi ro đang dần lộ diện liên quan tới việc bất động sản chịu tác
động tiêu cực từ thắt chặt tín dụng cho ngành, cùng với đó là rủi ro khó lường từ cuộc chiến
tranh thương mại Mỹ-Trung. Bên cạnh đó dư thừa về công suất cũng như áp lực cạnh tranh vẫn
là điểm đáng chú ý với ngành thép trong các năm trở lại đây

1.3.1. Triển vọng trong năm 2019


Ngành thép Việt Nam đang “tận hưởng” một chu kỳ tăng trưởng khá thuận lợi nhờ vào hàng
loạt các yếu tố vĩ mô tích cực hỗ trợ tới sự phát triển của ngành. Qua đó, tốc độ tăng trưởng kép
CAGR của ngành giai đoạn 2014-2017 đạt mức 20% - một mức tăng trưởng tương đối ấn tượng.

Ngành thép mặc dù vậy vẫn chịu tác động dư cung không chỉ do công suất trong nước mà
còn tới từ lượng thép nhập khẩu, đặc biệt là thép Trung Quốc khi đây luôn là thị trường thép
nhập khẩu chính vào Việt Nam với tỷ trọng quanh mức 50% trong các năm qua. Điểm tích cực
nhất là sản lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc có tín hiệu sụt giảm nhờ vào sản lượng bổ sung
HRC từ Formosa trong năm 2017. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới nhờ vào
sản lượng HRC của Formosa và HPG sẽ tiếp tục gia tăng trong các năm tới khi Formosa đã gia
tăng công suất và HPG Dung Quất mở rộng trong 2019.

10
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Nhìn chung, để lý giải cho việc ngành thép tăng trưởng tương đối tích cực trong các năm vừa
qua, bất chấp nỗi lo về dư cung, có thể kể đến 3 yếu tố chính : Sự hồi phục của khu vực bất
động sản, Giá thép hồi phục và các chính sách bảo hô.

1.3.1.1. Sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực bất động sản.
Sau giai đoạn 2007 – 2010, ngành bất động sản đã hồi phục tương đối lạc quan kể từ giai
đoạn 2011 khi van tín dụng được điều hành một cách cẩn trọng hơn cùng hàng loạt các chính
sách hỗ trợ tích cực tới từ chính phủ. Qua đó các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm bất động
sản như xây dựng, vật liệu xây dựng được hưởng lợi khá nhiều từ sự hồi phục này.

Ngoài việc thị trường bất động sản nóng lại trong các năm gần đây, chính sách tài khóa mở
rộng mà trọng tâm trong đó là nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng gia tăng cũng là điểm nhấn giúp
nhóm ngành vật liêu xây dựng cũng được hưởng lợi. Theo công bố của bộ kế hoạch và đầu tư,
đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 đạt 12.6 tỷ USD và tăng gấp đôi lên
25 tỷ USD vào 2016 – 2020. Ngoài ra Việt Nam còn đang là nước chi cho cơ sở hạ tầng/GDP
vào mức cao nhất Châu Á với tỷ lệ là 5.7%.

1.3.1.2. Bảo hộ ngành dưới sức ép cạnh tranh đến từ Trung Quốc
Mặc dù ngành thép có tín hiệu hồi phục từ giữa năm 2012 nhờ thị trường bất động sản ấm
lên, tuy nhiên các doanh nghiệp trong cùng ngành giai đoạn này chưa thực sự có chuyển biến
tích cực dó áp lực cạnh tranh tới từ các sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn tới từ Trung Quốc.
Do đó nhìn chung, giai đoạn 2012-2014, các doanh nghiệp thép Việt vẫn chật vật phục hồi mặc
dù ngành bất động sản đã tích cực hơn trước đó rất nhiều.
Kể từ 3/2016, bộ Công thương đã ra quyết định áp thuế tự về thép Việt Nam trước sức ép tới
từ đối thủ Trung Quốc, đồng thời sau đó vào năm 2017, các sản phẩm tôn mạ và tôn màu cũng
được áp dụng các loại thuế tự về và thuế chống bán phá giá. Đây được coi như là thông tin hỗ
trợ tích cực nhất cho toàn ngành sau quãng thời gian trông chờ. Kể từ sau các quyết định này,
cùng với việc thị trường bất động sản bùng nổ và giá thép thế giới hồi phục mạnh, các doanh
nghiệp thép đã có một năm kinh doanh đầy ấn tượng và kéo dài cho hết năm 2017.

11
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

1.3.1.3. Giá thép hồi phục


Ngoài việc ra, việc giá thép hồi phục mạnh từ năm 2016 sau khi tạo đáy vào cuối 2015 cũng
giúp ngành thép hưởng lợi khi giá bán tăng mạnh trong bối cảnh nhu cầu cho thép xây xựng gia
tăng khi nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn kỳ vọng, cùng với đó là động thái
cắt giảm sản lượng từ các nhà máy gây ô nhiễm của Trung Quốc giúp cán cân cung cầu cân
bằng hơn và đẩy giá thép tăng mạnh xuyên suốt cho tới giữa năm 2016.
Cộng hưởng với chính sách thuế bảo hộ cùng với lượng hàng thành phẩm và nguyên vật liệu
giá rẻ đã giúp cho các doanh nghiệp thép tăng trưởng mạnh mẽ trong quãng thời gian vừa qua.
Hiện tại giá thép sau quãng thời gian tăng tốc đang cho tín hiệu hụt hơi và có khả năng sẽ tiếp
tục chịu áp lực trong năm 2019

1.3.2. Thách thức trong năm 2019


Chính những yếu tố đã ủng hộ cho chu kỳ tăng trưởng của ngành lại đang phát ra những tín
hiệu không mấy lạc quan trong nửa cuối 2018 và có thể kéo dài sang năm 2019. Do đó không
loại trừ khả năng năm 2019 ngành thép có thể sẽ tiếp tục chứng kiến đà giảm tốc như trong giai
đoạn nửa cuối 2018.

1.3.2.1. Tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng từ ngành bất động sản
Tăng trưởng đang có dấu hiệu chững lại. Theo số liệu thống kê của Fiinpro cho thấy, sản
lượng thép Việt Nam tăng trưởng khá ấn tượng trong 10 tháng đầu năm 2018 với sản lượng tiêu
thụ đạt 14.2 triệu tấn thép các loại tăng mạnh 28% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy vậy, sản lượng thép tiêu thụ tăng mạnh chủ yếu nhờ vào nhà máy Formosa đi và hoạt
động và đóng góp sản phẩm tiêu thụ từ Tháng 9/2017, nếu loại bỏ sản lượng tới từ nhà máy thép
này, tính chung sản lượng tiêu thụ thép của Việt Nam chỉ tăng nhẹ ở mức 7.7%.
Lý giải cho sản lượng tiêu thu chậm lại có thể kể đến việc thị trường nhà đất có tín hiệu
chững lại khi dòng tín dụng trong năm 2018 đang có dấu hiệu chậm lại và cũng như siết lại đối
với lĩnh vực này.
Tính chung hết tháng 9/2018, tăng trưởng tín dụng là 9.52%, thấp hơn rất nhiều so với mức
12.16% của 9T2017.

12
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Đồng thời quy định về tỷ lệ cho vay vốn trung và dài hạn cũng sắp có hiệu lực kể từ
01/01/2019.
Hay kể đến việc các khoản vay cho lĩnh vực bất động sản chịu hệ số rủi ro cao hơn cũng
khiến cho dòng vốn vào ngành bất động sản có phần thắt chặt hơn các năm trước.
Do đó ngành vật liệu xây dựng nói chung và thép nói riêng, đặc biệt là nửa cuối 2018 có thể
đang phản ánh quá trình giảm tốc của ngành bất động sản.
Quá trình giảm tốc này có thể sẽ tiếp tục kéo dài cho tới nửa cuối năm sau khi chính sách tiền
tệ tiếp tục thắt chặt với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể chỉ giao động quanh mức
14-15%. Tuy vậy ngành thép và bất động sản thường có độ nhạy với nền kinh tế, do đó khi nền
kinh tế trở nên ổn định hơn sau giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ này, nhóm thép có thể sẽ
tăng trưởng trở lại từ cuối năm 2019.

1.3.2.2. Nhu cầu thép giảm kéo giá đi xuống do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu.
Giá thép thế giới sau khi đạt đỉnh vào tháng 6/2018 đã ghi nhận sự điều chỉnh và giảm mạnh
từ mốc 4,780 NDT/tấn xuống còn 3,720NDT/tấn, tương ứng mức giảm 22% trong 3 tháng vừa
qua. Do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhiều nhà đầu tư khá lo ngại về
khả năng giảm tốc của nền kinh tế thế giới, qua đó làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ các loại
hàng hóa qua đó nhìn chung các loại tài sản rủi ro đều chịu mức giảm khá đáng kể và thép
không nằm ngoài xu hướng đó.
Điều này vô hình chung gây sức ép khá lớn lên ngành thép trong nước khi các sản phẩm nội
địa bắt buộc phải giảm giá nhằm có thể cạnh tranh với thép Trung Quốc. Do đó trong kể từ quý
cuối 2018, các doanh nghiệp thép đều đã hạ giá bán nhằm có thể cạnh tranh với hàng Trung
Quốc, ngoài ra không loại trừ khả năng giá thép có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài trong năm 2019.

1.3.2.3. Giá nguyên liệu nhìn chung có xu hướng giảm chậm hơn giá thép thành phẩm.
Mặc dù giá thép đã sụt giảm trong thời gian qua, tuy nhiên giá nguyên liệu chính là than cốc
và quặng (thép xây dựng ) và thép cán nóng (HRC) lại không giảm tương đương. Điều này vô
hình chung gây tác động lên biên lợi nhuận của nhóm ngành thép mà đặc biệt là nhóm ngành tôn
mạ chịu ảnh hưởng rõ nét nhất trong năm 2018 vừa qua.

1.3.2.4. Rủi ro từ cuộc chiến tranh thương mại và các hàng rào thuế quan.
Ngoài các vấn đề trên, ngành thép Việt Nam trong thời gian qua đã gặp không ít khó khăn
liên quan tới các vụ kiện và cuộc điều tra liên quan tới chống bán phá giá hoặc trợ cấp. Tính đến
hết tháng 6/2018, tổng số vụ kiệnn chống phá giá liên quan tới nhóm thép chiếm hơn ½ tổng số
vụ kiến và các vụ điều tra vẫn còn tiếp tục kéo dài và xuất hiện cho tới nay.Điều này có tác động
không mấy lạc quan đối với các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là nhóm tôn mạ khi đây là đối
tượng chủ yếu mà các vụ điều tra nhắm vào.

13
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thép Pomina


Nhóm ngành: Sản xuất & kinh doanh Thép
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất sắt, thép, gang
- Tái chế phế liệu kim loại
- Kinh doanh các sản phẩm từ thép
Lịch sử hình thành:
- Tiền thân của Công ty TNHH Thép Pomina là Nhà máy Thép Pomina 1 do Công ty TNHH
Thép Việt đầu tư xây dựng được thành lập vào ngày 17/08/1999 với vốn điều lệ là 42 tỷ đồng,
Công ty TNHH Thép Pomina không ngừng nỗ lực củng cố và phát triển để trở thành một công
ty sản xuất cung ứng thép xây dựng hàng đầu tại Việt Nam, hướng đến việc hoàn thiện dịch vụ,
tăng khả năng cạnh tranh nhằm thỏa mãn cao nhất yêu cầu của khách hàng.
- Đến ngày 17/07/2008, công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thép Pomina với số vốn
điều lệ là 500 tỷ đồng.
- Ngày 07/04/2010 CTCP Thép Pomina chính thức niêm yết trên sàn Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu là POM
- Công ty Cổ phần Thép Pomina tăng vốn điều lệ lên 1,874 tỷ đồng vào tháng 9/2010 bằng việc
phát hành riêng lẻ, đến tháng 12/2018 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 2,433 tỷ đồng.
Công ty con, công ty liên kết: (cập nhật đến 31/12/2010)

Vốn điều lệ Vốn góp Tỷ lệ sở


(tỷ đồng) (tỷ đồng) hữu (%)
Công ty con:
Công ty Cổ phần Thép Thép Việt 800 796 99.5%
Công ty liên kết:
Công ty TNHH Thương mại Pomina 100 11.55 50.0%
Công ty Cổ phẩn Vôi công nghiệp Hà Nam 12 1.2 25%
Người phát ngôn: Ông Trần Tô Tử - Trưởng BKS
Địa chỉ: Số 27, Khu Công Nghiệp Sóng Thần II, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Điện thoại: 84-(650) 371 00 51
Fax: 84-(650) 374 08 62
Email: webmaster@pomina-steel.com
Website: http://www.pomina-steel.com
Thành lập vào năm 1999, POMINA hiện nay là một chuỗi ba nhà máy luyện phôi và cán thép
xây dựng với tổng công suất mỗi năm là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5 triệu tấn phôi.
POMINA là nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam, riêng nhà máy luyện công suất 1
triệu tấn/ năm là nhà máy luyện phôi có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Nhà máy POMINA 3
14
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

đang tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 với công suất 1 triệu tấn thép mỗi năm, nâng công suất cán
của toàn hệ thống lên 2,1 triệu tấn thép xây dựng/ năm.
Với mục tiêu mang lại những sản phẩm là “cốt lõi sự sống”, POMINA luôn là nhà sản xuất
tiên phong trong việc đầu tư vào các dây chuyền, công nghệ sản xuất hiện đại nhất thế giới từ
các nhà cung cấp thiết bị sản xuất hàng đầu như Techint, Tenova, SMS Concast, Siemens –
VAI. POMINA là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam áp dụng hệ thống nạp liệu liên tục ngang thân
lò Consteel® - một hệ thống sản xuất thân thiện với môi trường, mức tự động hóa cao, đảm bảo
an toàn trong sản xuất và tiết kiệm nhiên liệu. Với sự đầu tư đồng bộ, POMINA tự hào mang lại
những sản phẩm thép chất lượng ổn định, an toàn và bền vững.
Ngay từ nguồn phôi nguyên liệu trước khi đưa vào cán đều phải qua công đoạn kiểm định
chặt chẽ nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm. Quá trình kiểm định nguyên liệu nghiêm ngặt
cùng với công nghệ luyện cán thép hiện đại của POMINA đã cho ra những sản phẩm có ưu
điểm vượt trội về cường độ chịu lực, độ bền, phù hợp với các công trình xây dựng công nghiệp
và dân dụng.
Ngoài ra, hệ thống nhà máy Pomina được trang bị hệ thống xử lý chất thải và nước theo tiêu
chuẩn tuần hoàn khép kín. Các chất thải dạng rắn sẽ được giữ lại tại hệ thống lọc chất thải, còn
nguồn nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn quy định sẽ được tái sử dụng, không thải ra môi trường.
Pomina là nhà máy thép đầu tiên tại khực phía Nam có chứng nhận bảo vệ môi trường ISO
14001: 2004.

15
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

3.1. Cơ sở lý luận
Tỷ số thanh khoản hiện thời
Định nghĩa: Tỷ số thanh khoản hiện thời (hay Tỷ số thanh khoản ngắn hạn, Hệ số thanh toán
ngắn hạn, Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động) là một tỷ số
tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Cách tính: Tỷ số thanh khoản hiện thời được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong
một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.
Giá trị tài sản lưu động
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Giá trị nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang
giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ
số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh
toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.
Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, người phân tích thường so sánh tỷ số
thanh khoản của một doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản bình quân của toàn ngành mà doanh
nghiệp đó tham gia.
Tỷ số thanh khoản nhanh
Định nghĩa: Tỷ số thanh khoản nhanh là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động
tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp này. Nó đánh giá khả năng đáp ứng vốn nhanh của công ty so với nhu cầu. Chỉ tiêu này
thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán
ngắn hạn.
Cách tính: Theo thước đo khắt khe, thì thứ tài sản lưu động duy nhất được dùng để tính tỷ số
thanh khoản nhanh là lượng tiền mặt doanh nghiệp có. Tuy nhiên, phổ biến hơn, tài sản lưu
động ở đây là tài sản lưu động không bao gồm giá trị hàng tồn kho.
Giá trị tài sản lưu động − Giá trị hàng tồn kho
Tỷ số thanh khoản nhanh =
Giá trị nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Tỷ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán ngay các khoản
ngắn hạn. Tỷ số này được cho là một thước đo thô thiển và võ đoán bởi vì nó loại trừ giá trị
hàng tồn kho nhưng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá trị sổ sách các
khoản hàng tồn kho để biến thành tiền mặt thật nhanh, và bởi vì thường thì doanh nghiệp dùng
tiền bán các tài sản lưu động để tái đầu tư
Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần

16
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Hàng tồn kho


Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn
kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn
kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho. Hệ số vòng quay
hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ
đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo
cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.
Kỳ thu tiền bình quân
Khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân ngày
Kỳ thu tiền bình quân (hay số ngày luân chuyển các khoản phải thu, số ngày tồn đọng các khoản
phải thu, số ngày của doanh thu chưa thu) là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.Kỳ thu tiền bình quân là số ngày trung bình từ khi bán hàng đến khi nhận
được tiền thanh toán.Tỷ số này tùy thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp.Nếu kỳ thu
tiền bình quân dài thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều.Nếu kỳ thu tiền
bình quân ngắn có thể làm giảm khả năng cạnh tranh và giảm doanh thu của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
TSCĐ
Một đồng đầu tư vào TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.Muốn đánh giá hiệu quả sử
dụng TSCĐ của doanh nghiệp phải so sánh với các công ty khác cùng ngành hoặc với các kỳ
kinh doanh trước.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản
Một đồng đầu tư vào tổng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.Muốn đánh giá hiệu quả
sử dụng tài sản của doanh nghiệp phải so sánh với các công ty khác cùng ngành hoặc với các kỳ
kinh doanh trước.Nếu chỉ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động gần hết công
suất và rất khó tăng doanh thu nếu không được đầu tư mở rộng.
Hiệu suất sử dụng tổng vốn
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng vốn=
Tổng vốn
Một đồng đầu tư bằng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.Có thể nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp bằng cách sử dụng nguồn tài trợ từ nợ(vốn vay).
Tỷ số nợ trên tài sản
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên tài sản = * 100%
Tổng tài sản
Hệ số nợ trên tổng tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng
tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng
bao nhiêu phần trăm là nợ vay.

17
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Hệ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng
vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá thấp cũng có hàm ý
doanh nghiệp chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức chưa khai thác tốt đòn bẩy tài
chính.
Hệ số nợ vay trên tổng tài sản phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của
doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Vì vậy, muốn biết tỷ số này cao hay thấp còn
phải so sánh với tỷ số trung bình ngành.
Để có thể nhận xét đúng đắn về hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số
khác, nhưng nếu hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai
doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành sản xuất, kinh doanh.
Tỷ số nợ trên vốn
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên vốn = * 100%
Tổng vốn
Hệ số nợ trên vốn đo lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp cho biết trong tổng nguồn
vốn của nó thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.
Hệ số nợ trên vốn cung cấp cho nhà phân tích và nhà đầu tư một cái nhìn khái quát về sức mạnh
tài chính của doanh nghiệp, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, và làm thế nào doanh nghiệp có
thể chi trả cho các hoạt động của nó.
Doanh nghiệp nào có tỷ lệ nợ trên vốn cao so với mức bình quân ngành thì doanh nghiệp đó có
thể có tình hình tài chính không khả quan lắm vì các khoản nợ sẽ làm gia tăng gánh nặng cũng
như mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp.
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn
Nợ dài hạn
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn = * 100%
Tổng vốn
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, tuy
nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong năm
tới.
Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ
bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải
chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản
phải trả ngắn hạn).
Tỷ số tổng tài sản trên vốn
Tổng tài sản
Tỷ số tổng tài sản trên vốn = * 100%
Vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số
của chỉ tiêu này càng lớn (lớn hơn 1) chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn
chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng kém và ngược
lại.
Khả năng thanh toán lãi vay
EBIT
Khả năng thanh toán lãi vay =
Chi phí lãi vay

18
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng
trả lãi của một doanh nghiệp.
Hệ số này thể hiện mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi
vay càng tốt.
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì
chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc doanh nghiệp
kinh doanh kém đến mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thu được không đủ trả lãi vay.
Tỷ suất lợi nhuận
Định nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình
sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và
doanh thu của công ty.
Cách tính: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi
nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn vị là %.
Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = x 100%
Doanh thu
Ý nghĩa: Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này
mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ
số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi
tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của
toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng
ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong
sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
Khả năng sinh lợi cơ bản (BEP)
Định nghĩa: Còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh. Chỉ
tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng
của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cách tính: Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi trong một thời kỳ nhất
định chia cho bình quân giá trị tổng tài sản cùng kỳ của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế và
lãi có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tính ra bằng cách lấy lợi
nhuận trước thuế cộng với chi phí lãi vay.
Lợi nhuận trước thuế và lãi
Tỷ số suất sinh lợi căn bản = x 100%
Bình quân giá trị tổng tài sản
Ý nghĩa: Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số mang giá trị
dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là
doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

19
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Định nghĩa: là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của
doanh nghiệp. Cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ tổng tài sản sử dụng (gồm
vốn chủ sở hữu, vốn góp cổ đông, các khoản vay nợ).
Cách tính:
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = x 100%
Tổng giá trị tài sản
= Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản
Ý nghĩa: Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho
thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.
Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp
với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ
Tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE)
Định nghĩa: là tỷ số đo lường hiệu quả vốn Chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập
và lãi cho các cổ đông cổ phần thường. Nói cách khác, nó đo lường thu nhập trên một đồng vốn
chủ sở hữu được đưa vào SX-KD, hay còn gọi là suất hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu.
Công thức:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) = x 100%
Tổng vốn Cổ phần
Ý nghĩa: Nó phản ánh mức độ sinh lời của một công ty; tính hiệu quả trong việc sử dụng Tài sản
được nhà đầu tư cung cấp. Công ty tốt cần phải có ROE cao hơn mức trung bình ngành; đồng
nghĩa với việc công ty kiếm được nhiều tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang
giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.

3.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính


- Phương pháp tiếp cận: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng việc thu thập
các thông tin từ báo cáo tài chính, từ đó tiến hành phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính nhằm
nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần thép Pomina.
- Phương pháp tính tỷ số tài chính của trung bình Ngành: Tính tỷ số bằng phương pháp bình
quân gia quyền, thông qua việc lấy số liệu từ báo cáo tài chính của 5 công ty thép lớn nhất Việt
Nam (Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Tổng Công ty
Thép Việt Nam, Công ty Cổ phần Thép Pomina, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim) trong 5 năm
(2014-2018).

20
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
TRONG 5 NĂM (2014-2018)

21
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

22
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

23
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

24
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

25
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

26
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

27
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

28
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

29
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

30
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

31
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

32
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

33
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

34
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

35
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

36
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

37
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

4.1. Phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty

4.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn

BẢNG PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Biến động


Tỷ Tỷ
Tỉ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Mức tăng, giảm
(%)
(%) (%)
TÀI SẢN 11,007,679,579,811 100 7,662,793,464,116 100 3,344,886,115,695 43.65%

A - Tài sản
6,674,496,825,659 60.63% 5,153,756,368,797 67.26% 1,520,740,456,862 29.51%
ngắn hạn
B - Tài sản dài
4,333,182,754,152 39.37% 2,509,037,095,319 32.74% 1,824,145,658,833 72.70%
hạn
NGUỒN VỐN 11,007,679,579,811 100 7,662,793,464,116 100 3,344,886,115,695 43.65%

A - Nợ phải trả 7,202,265,927,477 65.43% 4,290,853,443,440 56.00% 2,911,412,484,037 67.85%

B - Vốn chủ sở
3,805,413,652,334 34.57% 3,371,940,020,676 44.00% 433,473,631,658 12.86%
hữu

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 Biến động


Tỷ Tỷ
Tỉ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Mức tăng, giảm
(%)
(%) (%)
TÀI SẢN 7,662,793,464,116 100 7,049,965,969,765 100 612,827,494,351 8.69%

A - Tài sản
5,153,756,368,797 67.26% 4,441,539,818,355 63.00% 712,216,550,442 16.04%
ngắn hạn
B - Tài sản dài
2,509,037,095,319 32.74% 2,608,426,151,410 37.00% (99,389,056,091) -3.81%
hạn

NGUỒN VỐN 7,662,793,464,116 100 7,049,965,969,765 100 612,827,494,351 8.69%

A- Nợ phải trả 4,290,853,443,440 56.00% 4,375,728,884,243 62.07% (84,875,440,803) -1.94%

B - Vốn chủ sở
3,371,940,020,676 44.00% 2,674,237,085,522 37.93% 697,702,935,154 26.09%
hữu

38
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 Biến động


Tỷ Tỷ
Tỉ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Mức tăng, giảm
(%)
(%) (%)
TÀI SẢN 7,049,965,969,765 100 7,123,333,135,050 100 (73,367,165,285) -1.03%
A - Tài sản ngắn
4,441,539,818,355 63.00% 4,234,739,302,842 59.45% 206,800,515,513 4.88%
hạn
B - Tài sản dài
2,608,426,151,410 37.00% 2,888,593,832,208 40.55% (280,167,680,798) -9.70%
hạn
NGUỒN VỐN 7,049,965,969,765 100 7,123,333,135,050 100 (73,367,165,285) -1.03%

A - Nợ phải trả 4,375,728,884,243 62.07% 4,750,700,937,570 66.69% (374,972,053,327) -7.89%


B - Vốn chủ sở
2,674,237,085,522 37.93% 2,372,632,197,480 33.31% 301,604,888,042 12.71%
hữu

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Biến động


Tỷ Tỷ
Tỉ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Mức tăng, giảm
(%)
(%) (%)

TÀI SẢN 7,123,333,135,050 100 9,369,826,649,201 100 (2,246,493,514,151) -23.98%

A - Tài sản
4,234,739,302,842 59.45% 6,151,052,752,303 65.65% (1,916,313,449,461) -31.15%
ngắn hạn
B - Tài sản dài
2,888,593,832,208 40.55% 3,218,773,896,898 34.35% (330,180,064,690) -10.26%
hạn

NGUỒN VỐN 7,123,333,135,050 100 9,369,826,649,201 100 (2,246,493,514,151) -23.98%

A - Nợ phải trả 4,750,700,937,570 66.69% 7,004,051,692,412 74.75% (2,253,350,754,842) -32.17%


B - Vốn chủ sở
2,372,632,197,480 33.31% 2,360,794,081,441 25.20% 11,838,116,039 0.50%
hữu

Căn cứ theo số liệu vào mỗi cuối kỳ trong 5 năm từ 2014-2018 ta thấy quy mô về tổng số vốn
của công ty biến đổi không ổn định, tăng giảm qua từng năm, nhưng nhìn chung so với năm
2014 thì đến năm 2018 tổng số vốn của công ty tăng 17.48% tương ứng với 1,637,852,930,610
đồng

39
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

* Về tài sản:
- Năm 2017-2018: Tăng ở cả đầu tư vào tài sản dài hạn và đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Cụ thể
là:
+ Đầu tư vào tài sản dài hạn tăng 1,824,145,658,833 đồng, tương ứng khoảng 72.70%.
Nguyên nhân chủ yếu do tài sản dở dang dài hạn tăng lên rất cao.
+ Đầu tư vào tài sản ngắn hạn tăng 1,520,740,456,862 tương ứng với tăng 29.51%. Nguyên
nhân do hàng tồn kho tăng lên khá cao
- Năm 2015-2017: Ở cả hai kỳ đều tăng chủ yếu là đầu tư vào tài sản ngắn hạn cụ thể 2016-
2017 ttăng 712,216,550,442 tương ứng tăng 16.04%; 2015-2016 tăng 4.88% tương ứng tăng
206,800,515,513 đồng. Nguyên nhân cũng do sự tăng lên của đầu tư ngắn hạn và hàng tồn kho.
- Năm 2014-2015: Trong năm này có sự giảm về tài sản ở cả hai loại tài sản ngắn hạn và tài
sản dài hạn, tài sản ngắn hạn giảm mạnh với việc giảm 31.15% so với năm 2014 tương ứng với
giảm 1,916,313,449,461 đồng.
Về cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng khá cao, cụ thể năm 2014 là tài sản
ngắn hạn chiếm 65.65% trên tổng tài sản tương ứng 6,151,052,752,303 đồng, năm 2015 là
4,234,739,302,842 chiếm 59.45% tổng tài sản, năm 2016 chiếm 63% tổng tài sản, năm 2017
chiếm 67.26% và năm 2018 chiếm 60.63% tổng tài sản.
Tỷ trọng trên tài sản ngắn hạn của công ty năm 2017 là cao nhất với 67.26%. Qua mỗi năm
đều có sự biến động nhẹ nhưng nhìn chung đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Chỉ riêng
trong năm 2015, tài sản ngắn hạn bị giảm do đầu tư tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho giảm, còn
lại thì từ năm 2015-2018 hầu hết tài sản ngắn hạn qua mỗi năm đều tăng. So với năm 2014 thì
năm 2018, tỷ trọng này nhỏ hơn nhưng không đáng kể.
Về cơ cấu tài sản dài hạn của công ty, nhìn chung cũng biến đổi không ổn định, từ năm
2014-2017 hầu hết đầu tư vào tài sản dài hạn có xu hướng giảm tuy nhiên năm vừa qua (2018)
tài sản dài hạn của công ty lại có xu hướng tăng cao hơn so với những năm trước đó. Cụ thể,
trong năm 2018 tài sản dài hạn của công ty chiếm 39.37% tương ứng 4,333,182,754,152 đồng
và tăng 72.70% so với năm 2017
Điều này cho thấy tài sản của công ty đang có chuyển biến tốt hơn khi cả tài sản ngắn hạn và
dài hạn đều tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch khá lớn giữa hai tài
sản này, cho thấy công ty vẫn chú trọng việc đầu tư ngắn hạn hơn là dài hạn.
* Về nguồn vốn:
- Năm 2017-2018: Nguồn vốn tăng do nợ phải trả tăng 2,911,412,484,037 đồng, tương ứng
tăng 67.85% và nguồn vốn chủ sở hữu tăng 433,473,631,658 đồng, tương ứng tăng 12.86%
- Năm 2016-2017: Tăng chủ yếu do vốn CSH tăng 697,702,935,154 đồng, tương ứng tăng
26.09%
- Năm 2015-2016: Nguồn vốn bị giảm do nợ phải trả bị âm 374,972,053,327 đồng tương ứng
giảm 7.89%
- Năm 2014-2015: Nguồn vốn bị giảm mạnh do sự giảm của nợ phải trả là 2,253,350,754,842
đồng tương ứng giảm 32.17%
Về cơ cấu: Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn chiếm khá cao. Cụ thể năm 2014 chiếm
74.75%, năm 2015 chiếm 66.69%, năm 2016 chiếm 62.07%, năm 2017 chiếm 56% và năm
2018 chiếm 65.43%. Cho thấy từ năm 2014-2017 tỷ trọng này bị giảm đi khoảng 18.75% tuy
40
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

nhiên trong 2018 tỷ trọng này đang tăng lên khá nhanh. Riêng tỷ trọng nguồn vốn thì ngược lại,
từ năm 2014-2017 tăng khá nhanh từ 25.20% lên 44%, nhưng năm 2018 thì lại bị giảm đi.
Tỷ trọng về nguồn vốn CSH càng giảm cho thấy tuy mức độ phụ thuộc về tài chính của công
ty có tăng nhưng trong năm tới khó khăn của công ty về tài chính là giảm.
Nhìn chung ta thấy công ty có sự huy động vốn từ bên ngoài nhiều hơn từ bến trong. Có thể
thấy rằng công ty đang muốn mở rộng sản xuất mà nguồn vốn tự có lại khan hiếm nên muốn cần
thêm nguồn tài trợ từ bên ngoài.

4.1.2. Đánh giá khái quát sự biến động tài sản


Tài sản cơ bản được công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh
tế công ty dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, biến động tổng tài sản của doanh nghiệp có thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn
sụt giảm giá trị 2014- 2016 (từ 9,369,826,649,201 xuống còn 7,049,965,969,765), ứng với nó là
sự suy thoái giá trị 23,98% năm 2014 và 1,02% năm 2015. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tăng
trưởng giá trị 2016-2018 (từ 7,049,965,969,765 lên 11,007,679,579,811), ứng với nó là sự tăng
trưởng giá trị 8,69% năm 2017 và 43,65% năm 2018.
Nguồn tài sản của công ty phần lớn là tài sản ngắn hạn gần như luôn chiểm tỷ trọng trên 60%
trong tổng tài sản của công ty, riêng chỉ có năm 2015 con số này rơi xuống mức 59,45%.
Ngược lại, tài sản dài hạn của công ty hầu như chỉ luôn chiếm tỷ trọng dưới 40%, ngoại lệ là
năm 2015 tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty đạt 40,55%.
Có thể thấy những biến động trong cơ cấu tài sản và biến động tổng tài sản của công ty qua
các năm hầu như không có môi liên hệ rõ ràng. Trong giai đoạn sụt giảm giá trị tổng tài sản
(2014-2016), ta có thể thấy ngay trong bản thân cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty đã có những
biến động khó lường từ 65.65% năm 2014 giảm xuống 59,45% năm 2015, rôi lại tăng lên 63%
năm 2016 (ngược lại đối với cơ cấu tài sản dài hạn). Tương tự, trong giai đoạn tăng trưởng tổng
giá trị tài sản (2016-2018), thân cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty đã có những biến động khó
lường từ 63% năm 2016 tăng lên 67,26% năm 2017, rồi lại giảm xuống 60,63% năm 2017
(ngược lại đối với cơ cấu tài sản dài hạn)
Điều này có thể cho thấy rằng chính sách quản lý cơ cấu tài sản của doanh nghiệp đang gặp
vấn đề, với những biến động tăng giảm khó lường như hiện tại, công ty có thể rơi vào tình trạng
mất khả năng thanh toán do sự sụt giảm lớn của giá trị tài sản ngắn hạn, hay các hoạt động đầu
tư thiếu hiệu quả do sự sụt giảm lớn của giá trị tài sản dài hạn.
Nhìn chung trong kết cấu tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản qua các năm 2014-2018, có một
sự hoán đổi vị trí chiếm tỷ trọng cao nhất giữa hàng tồn kho với các khoản phải thu.

41
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

42
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

* Tài sản ngắn hạn


Nhìn chung, trong kết cấu tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản, các khoản phải thu chiếm tỷ
trọng cao nhất.
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tất cả tiền của công ty đều là tiền mặt, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trên toàn bộ tài sản: chỉ dưới
5% tỷ trọng tổng tài sản từ 2014-2018.
Qua 5 năm 2014-2018, tiền của công ty có những biến động về giá trị theo 2 giai đoạn: giai
đoạn tăng trưởng 2014-2016 và giai đoạn suy thoái 2016-2018. Ở giai đoạn 2014-2016, doanh
nghiệp đã đạt lượng tăng trưởng tiền lên đến 186,651,856,047, tức mức tăng trưởng 174% chỉ
sau hai năm. Ngược lại, giai đoạn 2016-2018, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền của
công ty sụt giảm 150,386,612,262, tương ứng với mức giảm 105%.
Các khoản phải thu ngắn hạn
Là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng (gồm các khoản phải thu, phải
thanh toán với nhau giữa các đơn vị trực thuộc, phải thu của khách hàng, khoản ứng trước cho
người bán, phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng,..).
Các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản doanh nghiệp, cao nhất
là 35.76% (năm 2017) và thấp nhất là 22.40% (năm 2014)
Giá trị các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp có sự sụt giảm nhỏ (chỉ khoảng 7%)
trong giai đoạn 2014-2015. Tuy nhiên, vào những năm sau đó,giá trị các khoản phải thu ngắn
hạn của doanh nghiệp đã có những bước tăng trưởng liên tục, đáng kể: giai đoạn 2015-2016
tăng 25.7%, giai đoạn 2016-2017 tăng 13.2%, giai đoạn 2017-2018 tăng 22.7%.
Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là toàn bộ giá trị hiện có của nguyên vật liệu, vật tư dự trữ cho quá trình thi
công và kinh doanh của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho cũng là một loại tài sản chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản doanh nghiệp, cao
nhất là 38.88 (năm 2014), thấp nhất là 23.19 (năm 2016)
Giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp có những biến chuyển qua hai giai đoạn: giai đoạn sụt
giảm giá trị 2014-2016, và giai đoạn tăng trưởng giá trị 2016-2018. Ở giai đoạn 2014-2016, giá
trị hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm 2,008,153,237,890 tương đương với mức giảm 55.12%.
Trái lại, vào giai đoạn 2016-2018, giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng
1,100,818,891,285 tương đương với mức tăng 67.33%.
Tài sản ngắn hạn khác
Là các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT còn được khấu trừ, các khoản thuế nộp
thừa cho nhà nước, các khoản công ty tạm ứng cho nhân viên chưa thanh toán, các khoản ký
gửi, ký cược ngắn hạn.

43
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng tài sản, luôn dưới
4% từ 2014-2018.
Giá trị tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp biến động qua hai giai đoạn: iai đoạn sụt giảm
giá trị 2014-2016, và giai đoạn tăng trưởng giá trị 2016-2018. Ở giai đoạn 2014-2016, giá tài
sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp giảm 169,481,546,413 tương đương mức giảm 56%. Trái
lại, vào giai đoạn 2016-2018, giá trị tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp tăng đột biến từ
132,341,849,246 (2016) lên đến 433,849,187,971 (2018) tương đương với mức tăng 228% chỉ
sau 2 năm.
* Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Khoản mục này phản ánh giá trị còn lại (sau khi lấy nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn) đến
thời điểm báo cáo.
Tài sản cố định của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản doanh nghiệp, cao
nhất là 34.8% (năm 2016) và thấp nhất là 19.02% (năm 2018)
Tài sản cố định của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong giai đoạn 2014-
2015 giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp giảm 299,675,612,025 (tương ứng mức giảm gần
10%), trong giai đoạn 2015-2016 giảm 251,066,444,585 (tương ứng mức giảm gần 9.3%), trong
giai đoạn 2016-2017 giảm199,579,855,942 (tương ứng mức giảm gần 8.1%), trong giai đoạn
2017-2018 giảm 199,579,855,942 (tương ứng mức giảm gần 7.1%).
Bất động sản đầu tư:
Đây không phải là lĩnh vực hoạt động dài hạn chính của doanh nghiệp. Năm 2017, bất động
sản đầu tư của doanh nghiệp là 51.500.648.889 đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 0.67% trên tổng tài sản.
Năm 2018, doanh nghiệp không còn đầu tư vào lĩnh vực này.
Đầu tư tài chính dài hạn:
Trong hai năm 2017 và 2018, công ty có đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, tuy nhiên giá trị
đầu tư năm 2018 không thay đổi so với năm 2107, cụ thể 11.402.985.380 đồng. Tỷ trọng so với
tổng tài sản giảm từ 0,15% xuống còn 0,10% do giá trị tổng tài sản đã tăng 43,65%.
Công ty đánh giá mức độ rủi ro cao khi đặt dự phòng đầu tư tài chính dài hạn có giá trị bằng
100% giá trị đầu tư đó.
Tài sản dài hạn khác:
Các loại tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản
doanh nghiệp, luôn nằm ở mức dưới 2% từ năm 2014-2018.
Giá trị tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp biến động thất thường qua các năm. Trong giai
đoạn 2014-2015, giá trị tài sản dài hạn khác sụt giảm mạnh từ 29,972,298,930 (tức giảm gần
25.6%), giai đoạn 2015-2016 tăng 46,514,392,073, giai đoạn 2016-2017 giảm 44,119,471,903
(tức giảm gần 33%), giai đoạn 2017-2018 hầu như giữ nguyên, chỉ tăng 401,352,066 (tức tăng
xấp xỉ 0.4%).

44
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

4.1.3. Đánh giá khái quát sự biến động nguồn vốn

4.1.3.1. Sự biến động nguồn vốn năm 2018 so với năm 2017
Nguồn vốn thể hiện nguồn tài trợ và khả năng tài chính của công ty trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Phân tích khái quát nguồn vốn tiến tới đánh giá nguồn tài trợ và thực trạng của
doanh nghiệp.
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty năm 2018 ta thấy tổng nguồn vốn
của công ty năm 2018 so với năm 2017 tăng 3,344,886,115,695 đồng, tương ứng tăng 43.65%,
tình hình tăng do:
Nợ phải trả của công ty năm 2018 so với năm 2017 tăng 2,911,412,484,037 đồng, tương ứng
tăng 67.85% và tỷ trọng nợ phải trả trên tổng vốn chiếm khá cao; cụ thể năm 2017 là
4,290,853,443,440, chiếm 56.00%; và năm 2018 là 7,202,265,927,477 đồng chiếm 65.43%. Cho
thấy tỷ trọng năm 2018 chiếm cao hơn năm 2017.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2018 so với năm 2017 tăng 433,473,631,658 đồng,
tương ứng tăng 12.86%. Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2018 so với năm
2017 đã giảm đi 9.43% (từ 44.00% xuống còn 34.57%). Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu
càng giảm cho thấy tuy mức độ phụ thuộc về tài chính có tăng song trong năm tới, khó khăn của
công ty về tài chính là giảm.
Theo số liệu phân tích trên, ta thấy công ty đang tăng huy động vốn từ bên ngoài nhiều hơn
vốn tự có từ bên trong. Điều đó cho thấy công ty đang mở rộng quy mô sản xuất mà nguồn vốn
tự có lại khan hiếm nên cần thêm nguồn tài trợ từ bên ngoài.
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG – PHẦN NGUỒN VỐN (2017 – 2018)

Đơn vị tính: đồng


Năm 2018 Năm 2017 Biến động
S
Tỷ Tỷ
T Chỉ tiêu Tỷ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Mức tăng giảm
T (%)
(%) (%)
NỢ PHẢI
A 7,202,265,927,477 65.43 4,290,853,443,440 56.00 2,911,412,484,037 67.85
TRẢ
I Nợ ngắn hạn 6,362,523,209,624 57.80 4,173,898,154,886 54.47 2,188,625,054,738 52.44
Phải trả người
1 521,886,523,933 4.74 267,186,954,737 3.49 254,699,569,196 95.33
bán ngắn hạn
Người mua
2 trả tiền trước 28,703,262,352 0.26 29,960,550,480 0.39 (1,257,288,128) -4.20
ngắn hạn
Thuế và các
3 khoản phải 1,670,384,266 0.02 19,019,611,283 0.25 (17,349,227,017) -91.22
nộp Nhà nước
Phải trả người
4 16,197,561,788 0.15 13,043,321,011 0.17 3,154,240,777 24.18
lao động
Chi phí phải
5 418,133,003,974 3.80 150,954,900,327 1.97 267,178,103,647 176.99
trả ngắn hạn

45
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Phải trả ngắn


6 112,758,156,839 1.02 17,555,095,294 0.23 95,203,061,545 542.31
hạn khác
Vay và nợ
7 thuê tài chính 5,262,247,533,102 47.81 3,674,091,762,027 47.95 1,588,155,771,075 43.23
ngắn hạn
Quỹ khen
8 thưởng, phúc 926,783,370 0.01 2,085,959,727 0.03 (1,159,176,357) -55.57
lợi
II Nợ dài hạn 839,742,717,853 7.63 116,955,288,554 1.53 722,787,429,299 618.00
Vay và nợ
1 thuê tài chính 839,742,717,853 7.63 116,955,288,554 1.53 722,787,429,299 618.00
dài hạn
B VỐN CSH 3,805,413,652,334 34.57 3,371,940,020,676 44.00 433,473,631,658 12.86
Vốn chủ sở
I 3,805,413,652,334 34.57 3,371,940,020,676 44.00 433,473,631,658 12.86
hữu
Vốn góp của
1 2,433,449,520,000 22.11 1,874,499,510,000 24.46 558,950,010,000 29.82
chủ sở hữu
Cổ phiếu phổ
thông có
2,433,449,520,000 22.11 1,874,499,510,000 24.46 558,950,010,000 29.82
quyền biểu
quyết
Thặng dư vốn
2 35,000,000,000 0.32 35,000,000,000 0.46 - 0.00
cổ phần
3 Cổ phiếu quỹ (31,347,567,000) -0.28 (31,347,567,000) -0.41 - 0.00
Quỹ đầu tư
4 701,430,066,244 6.37 701,430,066,244 9.15 - 0.00
phát triển
Lợi nhuận sau
5 thuế chưa 658,238,139,762 5.98 785,064,628,023 10.25 (126,826,488,261) -16.15
phân phối
LNST CPP
luỹ kế đến 225,942,307,650 2.05 88,830,968,792 1.16 137,111,338,858 154.35
CK trước
LNST CPP
432,295,832,112 3.93 696,233,669,231 9.09 (263,937,837,119) -37.91
kỳ này
Lợi ích cổ
6 đông không 8,643,493,328 0.08 7,293,383,409 0.10 1,350,109,919 18.51
kiểm soát

* Nợ phải trả
Nợ phải trả là các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp còn nợ đến thời điểm lập
báo cáo. Nợ phải trả của công ty tại thời điểm ngày 31/12/2018 tăng 2,911,412,484,037 đồng,
tương ứng tăng 67,85%. Điều này cho thấy độ phụ thuộc về tài chính tăng, tăng nợ ngắn hạn lẫn
dài hạn. Cụ thể như sau:

46
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là khoản nợ dưới một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh của công ty tăng
2,188,625,054,738 đồng, tương ứng tăng 52.44%. Nguyên nhân do các khoản tăng như sau:
Phải trả người bán ngắn hạn năm 2018 so với năm 2017 tăng 254,699,569,196 đồng, tương
ứng tăng 95.33%.
Phải trả người lao động năm 2018 so với năm 2017 tăng 3,154,240,777 đồng, tương ứng tăng
24.18%.
Chi phí phải trả ngắn hạn năm 2018 so với năm 2017 tăng 267,178,103,647 đồng, tương ứng
tăng 176.99%.
Phải trả ngắn hạn khác năm 2018 so với năm 2017 tăng 95,203,061,545 đồng, tương ứng tăng
542.31%.
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn năm 2018 so với năm 2017 tăng 1,588,155,771,075 đồng,
tương ứng tăng 43.23%.
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn trên một năm và chưa đến đáo hạn trong thời kỳ kinh
doanh lập báo cáo. Nợ dài hạn của công ty năm 2018 tăng 722,787,429,299 đồng, tương ứng
tăng 618.00%. Nguyên nhân do vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng.
Nhìn chung tình hình nợ phải trả của công ty trong năm 2018 tương đối lớn, có tỷ lệ tăng
nhanh. Tỷ trọng về nợ phải trả trên tổng nguồn vốn cũng tăng mạnh (từ 56.00% lên 65.43%)
* Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu năm 2018 so với năm 2017 tăng với tỷ lệ 12.86%, tương ứng giá trị tăng
433,473,631,658 đồng. Cụ thể là:
Vốn góp của chủ sở hữu tăng 558,950,010,000 đồng, tương ứng tăng 29.82%.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 126,826,488,261 đồng, tương ứng giảm 16.15%.
Lợi ích cổ đông không kiểm soát tăng 1,350,109,919 đồng, tương ứng tăng 18.51%.

4.1.3.2. Sự biến động nguồn vốn năm 2017 so với năm 2016
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty năm 2017 ta thấy tổng nguồn vốn
của công ty năm 2017 so với năm 2016 tăng 612,827,494,351 đồng, tương ứng tăng 8.69%, tình
hình tăng do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2017 so với năm 2016 tăng
697,702,935,154 đồng, tương ứng tăng 26.09%. Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2017
so với năm 2016 đã tăng 6.07% (từ 37.93% lên 44.00%). Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu
càng tăng cho thấy mức độ phụ thuộc về tài chính giảm.
Theo số liệu phân tích trên, ta thấy công ty năm 2017 tăng vốn tự có từ bên trong hơn huy
động vốn từ bên ngoài.

47
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG – PHẦN NGUỒN VỐN (2016 – 2017)

Đơn vị tính: đồng


Năm 2017 Năm 2016 Biến động
S
Tỷ Tỷ
T Chỉ tiêu Tỷ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Mức tăng giảm
T (%)
(%) (%)
4,290,853,443,44
A NỢ PHẢI TRẢ 56.00 4,375,728,884,243 62.07 (84,875,440,803) -1.94
0
4,173,898,154,88
I Nợ ngắn hạn 54.47 4,061,173,119,283 57.61 112,725,035,603 2.78
6
Phải trả người
1 267,186,954,737 3.49 319,789,572,340 4.54 (52,602,617,603) -16.45
bán ngắn hạn
Người mua trả
2 tiền trước ngắn 29,960,550,480 0.39 24,761,505,558 0.35 5,199,044,922 21.00
hạn
Thuế và các
3 khoản phải nộp 19,019,611,283 0.25 7,953,175,487 0.11 11,066,435,796 139.14
Nhà nước
Phải trả người
4 13,043,321,011 0.17 9,095,912,853 0.13 3,947,408,158 43.40
lao động
Chi phí phải trả
5 150,954,900,327 1.97 95,280,999,394 1.35 55,673,900,933 58.43
ngắn hạn
Phải trả ngắn
6 17,555,095,294 0.23 21,318,323,529 0.30 (3,763,228,235) -17.65
hạn khác
Vay và nợ thuê
3,674,091,762,02
7 tài chính ngắn 47.95 3,579,099,110,318 50.77 94,992,651,709 2.65
7
hạn
Quỹ khen
8 2,085,959,727 0.03 3,874,519,804 0.05 (1,788,560,077) -46.16
thưởng, phúc lợi
II Nợ dài hạn 116,955,288,554 1.53 314,555,764,960 4.46 (197,600,476,406) -62.82
1 Vay và nợ thuê
116,955,288,554 1.53 314,555,764,960 4.46 (197,600,476,406) -62.82
tài chính dài hạn
B VỐN CSH 3,371,940,020,676 44.00 2,674,237,085,522 37.93 697,702,935,154 26.09
I Vốn chủ sở hữu 3,371,940,020,676 44.00 2,674,237,085,522 37.93 697,702,935,154 26.09

1 Vốn góp của chủ


1,874,499,510,000 24.46 1,874,499,510,000 26.59 - 0.00
sở hữu
Cổ phiếu phổ
thông có quyền 1,874,499,510,000 24.46 1,874,499,510,000 26.59 - 0.00
biểu quyết
2 Thặng dư vốn cổ
35,000,000,000 0.46 35,000,000,000 0.50 - 0.00
phần

48
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

3 Cổ phiếu quỹ (31,347,567,000) -0.41 (31,347,567,000) -0.44 - 0.00

4 Quỹ đầu tư phát


701,430,066,244 9.15 701,430,066,244 9.95 - 0.00
triển
Lợi nhuận sau
5 thuế chưa phân 785,064,628,023 10.25 88,830,958,792 1.26 696,233,669,231 783.77
phối
LNST CPP luỹ -
88,830,968,792 1.16 (212,262,714,148) -3.01 301,093,682,940
kế đến CK trước 141.85
LNST CPP kỳ
696,233,669,231 9.09 301,093,672,940 4.27 395,139,996,291 131.23
này
6 Lợi ích cổ đông
7,293,383,409 0.10 5,824,117,486 0.08 1,469,265,923 25.23
không kiểm soát

* Nợ phải trả
Nợ phải trả của công ty tại thời điểm ngày 31/12/2017 giảm 84,875,440,803 đồng, tương ứng
giảm 1.94%. Điều này cho thấy độ phụ thuộc về tài chính giảm, chủ yếu do giảm nợ dài hạn. Cụ
thể như sau:
Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn của công ty tăng 112,725,035,603 đồng, tương ứng tăng 2.78%. Nói chung
trong năm 2017, nợ ngắn hạn không chênh lệch nhiều.
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn của công ty năm 2017 giảm 197,600,476,406 đồng, tương ứng giảm 62.82%.
Nguyên nhân do vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm mạnh.
* Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu năm 2017 so với năm 2016 tăng với tỷ lệ 26.09%, tương ứng giá trị tăng
697,702,935,154 đồng. Nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng mạnh,
lên tới 783.77%.

4.1.3.3. Sự biến động nguồn vốn năm 2016 so với năm 2015
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty năm 2016 ta thấy tổng nguồn vốn
của công ty năm 2016 so với năm 2015 giảm 73,367,165,285 đồng, tương ứng giảm 1.03%, tình
hình giảm do nợ phải trả của công ty năm 2016 so với năm 2015 giảm 374,972,053,327 đồng,
tương ứng giảm 7.89%. Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2016 so với năm 2015 đã tăng
4.62% (từ 33.31% lên 37.93%). Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu càng tăng cho thấy mức độ
phụ thuộc về tài chính giảm.
Theo số liệu phân tích trên, ta thấy công ty năm 2016 tăng vốn tự có từ bên trong hơn huy
động vốn từ bên ngoài.

49
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG – PHẦN NGUỒN VỐN (2015 – 2016)

Đơn vị tính: đồng


Năm 2016 Năm 2015 Biến động
S
Tỷ Tỷ
T Chỉ tiêu Tỷ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Mức tăng giảm
T (%)
(%) (%)
A NỢ PHẢI TRẢ 4,375,728,884,243 62.07 4,750,700,937,570 66.69 (374,972,053,327) -7.89
I Nợ ngắn hạn 4,061,173,119,283 57.61 4,184,301,817,074 58.74 (123,128,697,791) -2.94
Phải trả người
1 319,789,572,340 4.54 230,679,996,608 3.24 89,109,575,732 38.63
bán ngắn hạn
Người mua trả
2 tiền trước ngắn 24,761,505,558 0.35 1,558,471,055 0.02 23,203,034,503 1488.83
hạn
Thuế và các
3 khoản phải nộp 7,953,175,487 0.11 14,591,028,769 0.20 (6,637,853,282) -45.49
Nhà nước
Phải trả người
4 9,095,912,853 0.13 4,455,048,001 0.06 4,640,864,852 104.17
lao động
Chi phí phải trả
5 95,280,999,394 1.35 94,846,697,614 1.33 434,301,780 0.46
ngắn hạn
Phải trả ngắn
6 21,318,323,529 0.30 26,992,777,743 0.38 (5,674,454,214) -21.02
hạn khác
Vay và nợ thuê
7 tài chính ngắn 3,579,099,110,318 50.77 3,805,592,102,980 53.42 (226,492,992,662) -5.95
hạn
Quỹ khen
8 3,874,519,804 0.05 5,585,694,304 0.08 (1,711,174,500) -30.63
thưởng, phúc lợi
II Nợ dài hạn 314,555,764,960 4.46 566,399,120,496 7.95 (251,843,355,536) -44.46
Vay và nợ thuê
1 314,555,764,960 4.46 566,399,120,496 7.95 (251,843,355,536) -44.46
tài chính dài hạn
B VỐN CSH 2,674,237,085,522 37.93 2,372,632,197,480 33.31 301,604,888,042 12.71
I Vốn chủ sở hữu 2,674,237,085,522 37.93 2,372,632,197,480 33.31 301,604,888,042 12.71
Vốn góp của
1 1,874,499,510,000 26.59 1,874,499,510,000 26.31 - 0.00
CSH
Cổ phiếu phổ
thông có quyền 1,874,499,510,000 26.59 1,874,499,510,000 26.31 - 0.00
biểu quyết
Thặng dư vốn cổ
2 35,000,000,000 0.50 35,000,000,000 0.49 - 0.00
phần
3 Cổ phiếu quỹ (31,347,567,000) -0.44 (31,347,567,000) -0.44 - 0.00
Quỹ đầu tư phát
4 701,430,066,244 9.95 701,430,066,244 9.85 - 0.00
triển

50
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

LN sau thuế
5 88,830,958,792 1.26 (212,262,714,148) -2.98 301,093,672,940 -141.85
chưa phân phối
LNST CPP luỹ
(212,262,714,148) -3.01 (239,750,211,394) -3.37 27,487,497,246 -11.47
kế đến CK trước
LNST CPP kỳ
301,093,672,940 4.27 27,487,497,246 0.39 273,606,175,694 995.38
này
Lợi ích cổ đông
6 5,824,117,486 0.08 5,312,902,384 0.07 511,215,102 9.62
không kiểm soát
* Nợ phải trả
Nợ phải trả của công ty tại thời điểm ngày 31/12/2016 giảm 374,972,053,327 đồng, tương
ứng giảm 7.89%. Điều này cho thấy độ phụ thuộc về tài chính giảm, chủ yếu do giảm nợ dài
hạn. Cụ thể như sau:
Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn giảm 123,128,697,791 đồng, tương ứng giảm 2.94%. Nói chung trong năm
2016, nợ ngắn hạn không chênh lệch nhiều.
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn của công ty năm 2016 giảm 251,843,355,536 đồng, tương ứng giảm 44.46%.
Nguyên nhân do vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm.
* Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu năm 2016 so với năm 2015 tăng với tỷ lệ 12.71%, tương ứng giá trị tăng
697,702,935,154 đồng. Nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng mạnh,
lên tới 301,093,672,940 đồng.

4.1.3.4. Sự biến động nguồn vốn năm 2015 so với năm 2014
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty năm 2015 ta thấy tổng nguồn vốn
của công ty năm 2015 so với năm 2014 giảm 2,246,493,514,151 đồng, tương ứng giảm 23.98%,
tình hình giảm do nợ phải trả của công ty năm 2015 so với năm 2014 giảm mạnh, giảm
2,274,313,038,433 đồng, tương ứng giảm 32.37%.
Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2015 so với năm 2014 đã tăng 8.28% (từ 25.03%
lên 33.31%). Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu càng tăng cho thấy mức độ phụ thuộc về tài
chính giảm.
Theo số liệu phân tích trên, ta thấy công ty năm 2015 tăng vốn tự có từ bên trong hơn huy
động vốn từ bên ngoài.

51
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG – PHẦN NGUỒN VỐN (2014 – 2015)

Đơn vị tính: đồng


Năm 2015 Năm 2014 Biến động
S
Tỷ Tỷ
T Chỉ tiêu Tỷ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Mức tăng giảm
T (%)
(%) (%)
(2,274,313,038,43
A NỢ PHẢI TRẢ 4,750,700,937,570 66.69 7,025,013,976,003 74.97 -32.37
3)
(2,050,662,562,98
I Nợ ngắn hạn 4,184,301,817,074 58.74 6,234,964,380,058 66.54 4) -32.89

Phải trả người bán


1 230,679,996,608 3.24 462,818,950,860 4.94 (232,138,954,252) -50.16
ngắn hạn
Người mua trả tiền
2 1,558,471,055 0.02 18,659,227,753 0.20 (17,100,756,698) -91.65
trước ngắn hạn
Thuế và các khoản
3 14,591,028,769 0.20 21,030,925,738 0.22 (6,439,896,969) -30.62
phải nộp Nhà nước
Phải trả người lao
4 4,455,048,001 0.06 4,996,367,568 0.05 (541,319,567) -10.83
động
Chi phí phải trả
5 94,846,697,614 1.33 136,756,039,373 1.46 (41,909,341,759) -30.65
ngắn hạn
Phải trả ngắn hạn
6 26,992,777,743 0.38 27,826,892,359 0.30 (834,114,616) -3.00
khác
(1,750,905,342,43
7 Vay ngắn hạn 3,805,592,102,980 53.42 5,556,497,445,410 59.30 -31.51
0)
Quỹ khen thưởng,
8 5,585,694,304 0.08 6,378,530,997 0.07 (792,836,693) -12.43
phúc lợi
II Nợ dài hạn 566,399,120,496 7.95 790,049,595,945 8.43 (223,650,475,449) -28.31
Phải trả dài hạn -
1 - 0.00 1,038,357,500 0.01 (1,038,357,500)
khác 100.00
2 Vay dài hạn 566,399,120,496 7.95 789,011,238,445 8.42 (222,612,117,949) -28.21
B VỐN CSH 2,372,632,197,480 33.31 2,344,812,673,198 25.03 27,819,524,282 1.19
I Vốn chủ sở hữu 2,372,632,197,480 33.31 2,344,812,673,198 25.03 27,819,524,282 1.19
1 Vốn góp của CSH 1,874,499,510,000 26.31 1,874,499,510,000 20.01 - 0.00
Cổ phiếu phổ
thông có quyền 1,874,499,510,000 26.31 1,874,499,510,000 20.01 - 0.00
biểu quyết
Thặng dư vốn cổ
2 35,000,000,000 0.49 35,000,000,000 0.37 - 0.00
phần
3 Cổ phiếu quỹ (31,347,567,000) -0.44 (31,347,567,000) -0.33 - 0.00
Quỹ đầu tư phát
4 701,430,066,244 9.85 701,430,066,244 7.49 - 0.00
triển

52
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Lợi nhuận sau thuế


5 (212,262,714,148) -2.98 (239,750,211,394) -2.56 27,487,497,246 -11.47
chưa phân phối
LNST CPP luỹ kế
(239,750,211,394) -3.37 (211,040,878,709) -2.25 (28,709,332,685) 13.60
đến CK trước
-
LNST CPP kỳ này 27,487,497,246 0.39 (28,709,332,685) -0.31 56,196,829,931
195.74
Lợi ích cổ đông
6 5,312,902,384 0.07 4,980,875,348 0.05 332,027,036 6.67
không kiểm soát

* Nợ phải trả
Nợ phải trả của công ty tại thời điểm ngày 31/12/2015 giảm 2,274,313,038,433 đồng, tương
ứng giảm 32.37%. Điều này cho thấy độ phụ thuộc về tài chính giảm, công ty giảm mạnh cả nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn. Cụ thể như sau:
Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn giảm 2,050,662,562,984 đồng, tương ứng giảm 32.89%. Nói chung trong năm
2015, nợ ngắn hạn đã giảm mạnh ở tất cả các chỉ tiêu, đặc biệt khoản phải trả người bán ngắn
hạn.
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn của công ty năm 2015 giảm 223,650,475,449 đồng, tương ứng giảm 28.31%.
Nguyên nhân do vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm.
* Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu năm 2015 so với năm 2014 tăng với tỷ lệ 1.19%, tương ứng giá trị tăng
27,819,524,282 đồng. Nhìn chung vốn chủ sở hữu trong năm 2015 thay đổi rất nhẹ.

4.1.3.5. Tổng kết sự biến động nguồn vốn giai đoạn 2014 – 2018
- Biến động tổng nguồn vốn:
Biểu đồ đường mô tả sự biến động nguồn vốn
giai đoạn 2014 - 2018
12,000,000,000,000
10,000,000,000,000
8,000,000,000,000
6,000,000,000,000
4,000,000,000,000
2,000,000,000,000
0
2014 2015 2016 2017 2018

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của công ty giảm năm 2015, tăng nhẹ trong hai năm 2016, 2017
và có sự tăng mạnh năm 2018. Trong năm năm (2014 – 2018), tổng nguồn vốn tăng từ
9,369,826,649,201 đồng lên 11,007,679,579,811 đồng, tương ứng tăng 17.48%.

53
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

- Tỷ trọng các chỉ tiêu:


Biểu đồ miền mô tả tỷ trọng các chỉ tiêu trong tổng
nguồn vốn giai đoạn 2014 - 2018
100%
80%
60%
40%
20%
0%
31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018
Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

Nhìn chung trong năm năm (2014 – 2018), công ty tăng sử dụng nguồn vốn tự có từ bên
trong hơn huy động vốn từ bên ngoài; từ năm 2014 đến năm 2017, vốn chủ sở hữu của công ty
đã tăng 1,027,127,347,478 đồng, tương ứng mức tăng 43.80%. Tuy đến năm 2018, tỷ trọng vốn
của nguồn vốn chủ sở hữu giảm cho thấy tuy mức độ phụ thuộc về tài chính có tăng. Tuy nhiên
tỷ trọng này vẫn cao hơn năm 2014.

4.1.4. Phân tích tình hình doanh thu và chi phí

4.1.4.1. Phân tích tình hình doanh thu


Doanh thu thuần từ bán hàng và CCDV

2018 2017 2016 2015 2014


DT thuần
13,467,326,309,64
từ BH và 11,369,574,627,892 9,296,925,643,428 9,807,578,644,917 10,804,878,879,947
3
CCDV

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ


(đơn vị: triệu đồng)
16000000
14000000
12000000
10000000
8000000
6000000
4000000
2000000
0
2014 2015 2016 2017 2018
Pomina

54
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Nhận xét:
- Từ 2014- 2016 doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 13,96%, tương ứng giảm
1,507,953,236,519 đồng,
- Từ 2016-2018 doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 44,86%, tương ứng tăng
4,170,400,666,215 đồng,

Doanh thu hoạt động tài chính

2018 2017 2016 2015 2014


DT hoạt động
22,410,448,302 7,544,591,342 11,926,718,242 23,070,881,459 45,708,593,053
tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính


(Đơn vị: triệu đồng)
50000
45000
40000
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
2014 2015 2016 2017 2018
Pomina

Nhận xét:
- Từ 2014-2017 doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm mạnh. Cụ thể giảm
38,164,001,711 đồng, tương ứng giảm 83,49%.
- Từ 2017-2018 doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng 14,865,856,960 đồng

4.1.4.2. Phân tích tình hình chi phí


Chi phí hoạt động tài chính

2018 2017 2016 2015 2014


CP hoạt
động tài 227,705,562,912 211,833,603,729 216,332,218,447 432,869,470,774 346,655,419,425
chính

55
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Chi phí hoạt động tài chính


(Đơn vị: triệu đồng)
500000
400000
300000
200000
100000
0
2014 2015 2016 2017 2018
Pomina

Nhận xét:
- Từ 2014-2015, chi phí hoạt động tài chính của Pomina tăng 86,214,051,349 đồng, tương ứng
tăng 24,87%.
- Từ 2015 đến 2018, chi phí hoạt động tài chính giảm 205,163,907,862 đồng, tương ứng giảm
47,39%.
Chi phí quản lí doanh nghiệp

2018 2017 2016 2015 2014


Chi phí
95,151,739,431 114,493,919,994 77,285,369,966 86,070,874,827 108,378,355,389
QLDN

Chi phí quản lí doanh nghiệp


(Đơn vị: triệu đồng)
140000
120000
100000
80000
60000
40000
20000
0
2014 2015 2016 2017 2018
Pomina

Nhận xét:
- Từ năm 2014-2016 chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 31,092,985,423 đồng, tương ứng giảm
28,7%
- Từ 2016-2017 chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 37,208,550,028 đồng, tương ứng tăng 48,14%

56
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

- Từ 2017-2018 chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 19,342,180,563 đồng, tương ứng giảm
16,89%
Nhìn chung doanh thu của công ty năm 2018 so với năm 2014 tương đối tăng do công ty sau khi
ổn định cổ phần hóa đã đầu tư và mở rộng thị trường rộng lớn. Vì vậy, tình hình kinh doanh của
công ty đang được mở rộng và kinh doanh có hiệu quả.

4.1.5. Phân tích tình hình lợi nhuận

4.1.5.1. Bảng phân tích biến động lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty

Năm 2014-2015

Đơn vị: triệu đồng


2015 2014 Biến động
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%)
-
LN thuần từ hoạt động KD 39,361 135.75 -10,616 41.04 49,977
470.77
LN khác -10,365 -35.75 -15,249 58.96 4,884 -32.02
Tổng LN kế toán trước thuế 28,996 100 -25,865 100 54,861 -212

Nhận xét:

Tổng LN kế toán trước thuế năm 2015 so với 2014 tăng 212% tương ứng tăng 54861 triệu đồng.
điều này chứng tỏ doanh nghiệp có thành công trong thành tích phấn đấu tăng khối lượng và
chất lượng sản phẩm hàng hóa bán ra. Lợi nhuận khác phát sinh năm 2015 tăng so với năm 2014
là 32,02% tương ứng tăng 4884 triệu đồng.

Năm 2015-2016

Đơn vị: triệu đồng


2016 2015 Biến động

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%)

LN thuần từ hoạt động KD 320,556 103.40 39,361 135.75 281,195 714.4

LN khác -10,555 -3.40 -10,365 -35.75 -190 1.83


Tổng LN kế toán trước thuế 310,001 100 28,996 100 281,005 969.11

57
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Nhận xét:
Tổng LN kế toán trước thuế năm 2016 so với 2015 tăng 969,11% tương ứng tăng 281005 triệu
đồng. điều này chứng tỏ doanh nghiệp có thành công trong thành tích phấn đấu tăng khối lượng
và chất lượng sản phẩm hàng hóa bán ra.

Năm 2016-2017

Đơn vị: triệu đồng


2017 2016 Biến động

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%)
LN thuần từ hoạt động KD 758,347 101.16 320,556 103.40 437,791 136.57

LN khác -8,709 -1.16 -10,555 -3.40 1,846 -17.49

Tổng LN kế toán trước thuế 749,638 100 310,001 100 439,637 141.8

Nhận xét:
Tổng LN kế toán trước thuế năm 2017 so với 2016 tăng 141,8%% tương ứng tăng 439637 triệu
đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có thành công trong thành tích phấn đấu tăng khối lượng
và chất lượng sản phẩm hàng hóa bán ra. Lợi nhuận khác phát sinh năm 2017 tăng so với năm
2016 là 17,49%% tương ứng tăng 1846 triệu đồng.

Năm 2017-2018

Đơn vị: triệu đồng


2018 2017 Biến động
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%)
LN thuần từ hoạt động KD 439,265 96.55 758,347 101.16 -319,08 -42.07
-
LN khác 15,719 3.45 -8,709 -1.16 24,428
301.24
Tổng LN kế toán trước thuế 454,984 100 749,638 100 -294,68 -39.31

Nhận xét:
Tổng LN kế toán trước thuế năm 2017 so với 2016 giảm 39,31% tương ứng giảm 294684 triệu
đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp không thành công trong thành tích phấn đấu tăng khối
lượng và chất lượng sản phẩm hàng hóa bán ra. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh từ
năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016 cụ thể giảm 319082 triệu đồng.

58
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

4.1.5.2. Bảng phân tích biến động lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh công ty

Năm 2014-2015

Đơn vị: triệu đồng


2015 2014 Biến động
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%)
LN gộp về bán hàng và cung
568,588 358.08 434,293 325.69 134,295 30.92
cấp dịch vụ
LN gộp từ hoạt động tài -
-258.08 -300,94 -225.69 -108,85 36.17
chính 409,798
Tổng LN gộp 158,790 100 133,347 100 25,443 19.08

Nhận xét:
Tổng lợi nhuận gộp năm 2015 so với 2014 tăng 25443 triệu đồng, tương ứng tăng 19.08% do:
- LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 134295 triệu đồng tương ứng tăng 30.92%.
- LN gộp từ hoạt động tài chính giảm 108852 triệu đồng tương ứng giảm 36.17%.

Năm 2015-2016

Đơn vị: triệu đồng


2016 2015 Biến động
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%)
LN gộp về bán hàng và cung
637,239 147.22 568,588 358.08 68,651 12.07
cấp dịch vụ
LN gộp từ hoạt động tài -
-204,405 -47.22 -258.08 205,393 -50.12
chính 409,798
Tổng LN gộp 432,834 100 158,790 100 274,044 172.58

Nhận xét:

Tổng lợi nhuận gộp năm 2016 so với 2015 tăng 2740445 triệu đồng, tương ứng tăng 172.58%
do:
- LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 686519 triệu đồng tương ứng tăng 12.07%
- LN gộp từ hoạt động tài chính tăng 205393 triệu đồng tương ứng tăng 50.12%

59
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Năm 2016-2017

Đơn vị: triệu đồng


2017 2016 Biến động

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%)

LN gộp về bán hàng và


1,103,758 122.71 637,239 147.22 466,519 73.21
cung cấp dịch vụ
LN gộp từ hoạt động tài -
-204,289 -22.71 -47.22 116 -0.06
chính 204,405
Tổng LN gộp 899,469 100 432,834 100 466,635 107.81

Nhận xét:
Tổng lợi nhuận gộp năm 2017 so với 2016 tăng 466635 triệu đồng, tương ứng tăng 107,81% do:
- LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 466519 triệu đồng tương ứng tăng 73,21%
- LN gộp từ hoạt động tài chính tăng 116 triệu đồng tương ứng tăng 0,06%

Năm 2017-2018

Đơn vị: triệu đồng


2018 2017 Biến động

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%)

LN gộp về bán hàng và


773,010 136.16 1,103,758 122.71 -330,748 -29.97
cung cấp dịch vụ
LN gộp từ hoạt động tài
-205,296 -36.16 -204,289 -22.71 -1,007 0.49
chính
Tổng LN gộp 567,714 100 899,469 100 -331,755 -36.88

Nhận xét:
Tổng lợi nhuận gộp năm 2018 so với 2017 giảm 331755 triệu đồng, tương ứng giảm 36,88% do
- LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 330748 triệu đồng tương ứng giảm 29,97%
- LN gộp từ hoạt động tài chính giảm 1007 triệu đồng tương ứng giảm 0,49%

60
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

4.1.5.3. Bảng phân tích biến động lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh công ty

Năm 2014-2015

Đơn vị: triệu đồng


2015 2014 Biến động
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%)
Chi phí quản lí DN 86,071 68.62 108,378 110.86 -22,307 -20.58
LN thuần từ hoạt động KD 39,361 31.38 -10,616 -10.86 49,977 -470.77
Tổng LN gộp 125,432 100 97,762 100 27,670 28.30

Nhận xét:
- Theo bảng thống kê ta thấy, LN thuần từ hoạt động kinh doanh qua 2 năm tăng 49977 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 470.77%.
- Tổng LN gộp năm 2015 so với 2014 tăng 27670 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 28.30%.
- Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2015 so với 2014 giảm 22307 triệu đồng, tương ứng giảm
20.58%. Và so với năm 2015 thì chi phí quản lí doanh nghiệp có tỷ trọng giảm 42.24%
(110.86% 68.62%)
- Nếu như năm 2014, công ty thu được 100 đồng tiền LN gộp, công ty phải chi ra cho chi phí
quản lí doanh nghiệp là 110.86 đồng , cuối cùng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ là -
10.86 đồng. Sang năm 2015 nếu công ty thu được 100 đồng tiền lợi nhuận gộp, công ty phải chi
ra cho chi phí quản lí doanh nghiệp 68.62 đồng. Cuối cùng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh sẽ là 31.38 đồng tăng 42.2 đồng.

Năm 2015-2016

Đơn vị: triệu đồng


2016 2015 Biến động
Tỷ
Tỷ trọng Tỷ lệ
Số tiền Số tiền trọng Số tiền
(%) (%)
(%)
Chi phí quản lí DN 77,285 19.43 86,071 68.62 -8,786 -10.21
LN thuần từ hoạt động KD 320,556 80.57 39,361 31.38 281,195 714.40
Tổng LN gộp 397,841 100 125,432 100 272,409 217.18

Nhận xét:

- Theo bảng thống kê ta thấy, LN thuần từ hoạt động kinh doanh qua 2 năm tăng 281195 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 714.4%.

61
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

- Tổng LN gộp năm 2016 so với 2015 tăng 272409 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng
217.18%.
- Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2016 so với 2015 giảm 8786 triệu đồng, tương ứng giảm
10.21%. Và so với năm 2016 thì chi phí quản lí doanh nghiệp có tỷ trọng giảm 49.19% (68.62%
-> 19.43%)
- Nếu như năm 2015, công ty thu được 100 đồng tiền LN gộp, công ty phải chi ra cho chi phí
quản lí doanh nghiệp là 68.62 đồng , cuối cùng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ là
31.38 đồng. Sang năm 2016 nếu công ty thu được 100 đồng tiền lợi nhuận gộp, công ty phải chi
ra cho chi phí quản lí doanh nghiệp 19.43 đồng. Cuối cùng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh sẽ là 80.57 đồng tăng 49.19 đồng.

Năm 2016-2017

Đơn vị: triệu đồng


2017 2016 Biến động
Tỷ
Tỷ trọng
Số tiền trọng Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%)
(%)
(%)
Chi phí quản lí
114,494 13.12 77,285 19.43 37,209 48.15
doanh nghiệp
LN thuần từ hoạt 758,347
86.88 320,556 80.57 437,791 136.57
động kinh doanh
Tổng LN gộp 872,841 100 397,841 100 475,000 119.39

Nhận xét:
- Theo bảng thống kê ta thấy, LN thuần từ hoạt động kinh doanh qua 2 năm tăng 437791 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 136.57%.
- Tổng LN gộp năm 2017 so với 2016 tăng 475000 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng
136.57%.
- Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2017 so với 2016 tăng 37209 triệu đồng, tương ứng tăng
48.15%. Và so với năm 2017 thì chi phí quản lí doanh nghiệp có tỷ trọng giảm 6.31% (19.43% -
> 13.12%)
- Nếu như năm 2016, công ty thu được 100 đồng tiền LN gộp, công ty phải chi ra cho chi phí
quản lí doanh nghiệp là 19.43 đồng , cuối cùng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ là
80.57 đồng. Sang năm 2017 nếu công ty thu được 100 đồng tiền lợi nhuận gộp, công ty phải chi
ra cho chi phí quản lí doanh nghiệp 13.12 đồng. Cuối cùng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh sẽ là 86.88 đồng tăng 6.31 đồng.

62
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Năm 2017-2018:

Đơn vị: triệu đồng


2018 2017 Biến động
Tỷ
Tỷ trọng
Số tiền trọng Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%)
(%)
(%)
Chi phí quản lí
95,152 17.80 114,494 13.12 -19,342 -16.89
doanh nghiệp
LN thuần từ hoạt
439,265 82.20 758,347 86.88 -319,082 -42.08
động kinh doanh
Tổng LN gộp 534,417 100 872,841 100 -338,424 -38.77

Nhận xét:
- Theo bảng thống kê ta thấy, LN thuần từ hoạt động kinh doanh qua 2 năm giảm 319082 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 42.08%.
- Tổng LN gộp năm 2018 so với 2017 giảm 338424 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm
38.77%.
- Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2018 so với 2017 giảm 19342 triệu đồng, tương ứng giảm
16.89%. Và so với năm 2017 thì chi phí quản lí doanh nghiệp có tỷ trọng tăng 4,68% (13.12% -
> 17.80%)
- Nếu như năm 2017, công ty thu được 100 đồng tiền LN gộp, công ty phải chi ra cho chi phí
quản lí doanh nghiệp là 13.12 đồng , cuối cùng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ là
86,88 đồng. Sang năm 2018 nếu công ty nếu công ty thu được 100 đồng tiền lợi nhuận gộp,
công ty phải chi ra cho chi phí quản lí doanh nghiệp 17.8 đồng. Cuối cùng lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh sẽ là 82.2 đồng giảm 4.68 đồng. Xét về lâu dài thì công ty nên có biện
pháp trong việc quản lí, giảm những quản chi không hợp lí, góp phần làm lợi nhuận của công ty
tăng thêm

4.2. Phân tích các tỷ số tài chính

4.2.1. Tỷ số về thanh khoản.

2018 2017 2016 2015 2014


TB TB TB TB TB
Pomina Pomina Pomina Pomina Pomina
Ngành Ngành Ngành Ngành Ngành
Tỷ số thanh
khoản tạm 1,0490 1.0190 1,2348 1,3321 1,0937 1,2006 1,0121 0,9976 0,9865 0,9699
thời
Tỷ số thanh
khoản 0,6190 0,4586 0,7677 0,7115 0,6911 0,5231 0,4921 0,4572 0,4022 0,4933
nhanh

63
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

4.2.1.1. Tỷ số thanh khoản hiện thời

2018 2017 2016 2015 2014


POMINA
Tài sản
6,674,496,825,659 5,153,756,368,797 4,441,539,818,355 4,234,739,302,842 6,151,052,752,303
ngắn hạn
Nợ ngắn
6,362,523,209,624 4,173,898,154,886 4,061,173,119,283 4,184,301,817,074 6,234,964,380,058
hạn
Tỷ số thanh
khoản hiện 1,0490 1,2348 1,0937 1,0121 0,9865
thời
TB Ngành
Tỷ số thanh
khoản hiện 1,0190 1,3321 1,2006 0,9976 0,9699
thời

1.4
1.2
1
0.8
Pomina
0.6
TB Ngành
0.4
0.2
0
2014 2015 2016 2017 2018
Biểu đồ thể hiện tỷ số thanh khoản hiện thời của Công ty Cổ phần Thép Pomina so với TB
Ngành thép Việt Nam (2014 - 2018)
Nhận xét:
- Trong 5 năm (2014-2018), tỷ số thanh khoản hiện thời của Công ty Cổ phần thép Pomina nhìn
chung có xu hướng tăng.
+ Trong 4 năm (2014-2017), tỷ số này tăng 25,17% (Từ 0,9865 đến 1,2348); khả năng thanh
toán ngắn hạn của công ty lớn hơn 1. Riêng 2014 tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty là
0,9865 (<1), cho thấy công ty đang trong quá trình giám sát do mất tính thanh khoản.
+ Trong 3 năm 2015,2016,2017 tỷ số này tăng và lớn hơn 1, điều này chứng tỏ giá trị tài sản
ngắn hạn hiện hành của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn hay nói cách khác là tài sản lưu
động của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
+ Trong năm 2018, tỷ số này giảm 15,05% so với năm 2017 (Từ 1,2348 đến 1,0490), nhưng vẫn
có khả năng trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
- Qua biểu đồ ta thấy, tỷ số thanh khoản hiện thời của Công ty Cổ phần Thép Pomina trong giai
đoạn 2014-2015 và cuối 2018 cao hơn so với trung bình Ngành thép Việt Nam, chứng tỏ công

64
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt hơn các công ty khác cùng ngành. Nhưng
từ 2015-2017 thì tỷ số này thấp hơn trung bình ngành. Cụ thể năm 2016, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn
thì công ty có sẵn 1,0937 đồng để thanh toán, trong khi so với trung bình ngành, cứ 1 đồng nợ
ngắn hạn thì chúng có sẵn 1,2006 đồng để thanh toán.

4.2.1.2. Tỷ số thanh khoản nhanh


2018 2017 2016 2015 2014
POMINA
Tài sản ngắn
6,674,496,825,659 5,153,756,368,797 4,441,539,818,355 4,234,739,302,842 6,151,052,752,303
hạn
Hàng tồn
2,735,778,165,629 1,949,506,656,779 1,634,959,274,344 2,175,628,717,094 3,643,112,512,234
kho
Nợ ngắn hạn 6,362,523,209,624 4,173,898,154,886 4,061,173,119,283 4,184,301,817,074 6,234,964,380,058
Tỷ số thanh
0.6190 0.7677 0.6911 0.4921 0.4022
khoản nhanh
TB Ngành
Tỷ số thanh
0.4586 0.7677 0.5231 0.4572 0.4933
khoản nhanh

1.2

0.8

0.6 Pomina
TB Ngành
0.4

0.2

0
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện tỷ số thanh khoản nhanh của Công ty Cổ phần Thép Pomina so với TB
Ngành thép Việt Nam (2014 - 2018)
Nhận xét:
- Trong 5 năm (2014-2018), tỷ số thanh khoản nhanh của Công ty Cổ phần thép Pomina nhìn
chung có xu hướng tăng chậm.
+ Trong 4 năm (2014-2017), tỷ số này tăng 0,36 lần tương ứng từ 0,4022 (2014) đến 0,7677
(2017). Nó thể hiện khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của công ty tăng nhưng không tốt
vì chỉ tiêu này được xem là tốt nhất khi lớn hơn 1.

65
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

+ Từ 2017 đến 2018 tỷ số này giảm 0,15 lần tương ứng từ 0,7677 (2017) xuống 0,6190 (2018).
Nghĩa là khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ
ngắn hạn của công ty kém.
- Qua biểu đồ ta thấy, tỷ số thanh khoản nhanh của Công ty Cổ phần Thép Pomina nhìn chung
cao hơn so với trung bình Ngành thép Việt Nam. Cụ thể năm 2018 tỷ số này (0,6190) cao hơn
0,16 lần so với trung bình ngành (0,4586). Cho thấy khả năng đáp ứng vốn nhanh của công ty
cao hơn so với các công ty khác cùng ngành.

4.2.2. Tỷ số về quản lý tài sản

2018 2017 2016 2015 2014

TB TB TB TB TB
Pomina Pomina Pomina Pomina Pomina
Ngành Ngành Ngành Ngành Ngành

Vòng quay
4.9229 4.8818 5.8392 4.1921 5.7214 3.9759 4.5338 5.0968 2.9675 5.7753
tồn kho
Kỳ thu tiền 27.486 33.075 41.891 30.385
89.8553 86.6606 93.6947 70.6565 69.8602 34.5681
bình quân 0 4 9 4
Hiệu suất
sử dụng tài 6.4341 4.8661 5.0470 3.4900 3.8101 3.0335 3.4147 3.7816 3.4983 2.9551
sản cố định
Hiệu suất
sử dụng 1.2235 1.0725 1.4856 1.1891 1.3268 1.0919 1.3847 1.3073 1.1538 1.1993
tổng tài sản
Hiệu suất
sử dụng 3.5392 2.3383 3.3760 2.3571 3.4979 2.2919 4.1573 2.8596 4.5794 3.5476
tổng vốn

4.2.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho


POMINA 2018 2017 2016 2015 2014
DT thuần 13,467,945,588,843 11,383,653,585,528 9,354,207,253,682 9,863,802,770,245 10,811,068,287,097

Hàng tồn
2,735,778,165,629 1,949,506,556,779 1,634,959,274,344 2,175,628,717,094 3,643,112,512,234
kho
Vòng
quay hàng 4.9229 5.8392 5.7214 4.5338 2.9675
tồn kho
TB ngành
Vòng
quay hàng 4.8818 4.1921 3.9759 5.0968 5.7753
tồn kho

66
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

7.00

6.00

5.00

4.00
Pomina
3.00 TB Ngành

2.00

1.00

0.00
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần thép Pomina và TB ngành
thép Việt Nam (2014-2018).
Nhận xét:
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn
kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Theo số liệu tính toán của bảng, ta thấy số vòng quay hàng tồn kho tăng dần qua các năm từ
2.9675(2014) đến 5.8392( 2017) ,tuy nhiên đến năm 2018 thì có sự sụt giảm đáng kể chỉ còn
4.9229 do tốc độ tăng của hàng tồn kho nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.
- Khả năng vòng quay hàng tồn kho của công ty rơi xuống mức xấp xỉ bằng trung bình ngành
thép Việt Nam là 4.8818.Điều này báo hiệu sự suy giảm hiệu quả trong hoạt động quản lý hàng
tồn kho của doanh nghiệp.

4.2.2.2. Kỳ thu tiền bình quân


POMINA 2018 2017 2016 2015 2014
Khoản phải
thu ngắn 3,361,571,918,510 2,740,316,101,328 2,434,554,528,954 1,935,948,153,205 2,097,953,015,024
hạn
Doanh thu
37,410,959,969 31,621,259,959 25,983,909,038 27,399,452,140 30,030,745,242
thuần/360
Kỳ thu tiền
89.8553 86.6606 93.6947 70.6565 69.8602
bình quân
TB ngành
Kỳ thu tiền
27.4860 33.0754 41.8919 30.3854 34.5681
bình quân

67
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

100.00
90.00
80.00
70.00
60.00
50.00 Pomina

40.00 TB Ngành

30.00
20.00
10.00
0.00
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện kỳ thu tiền bình quân của Công ty Cổ phần thép Pomina và TB ngành
thép Việt Nam (2014-2018).
Nhận xét:
- Kỳ thu tiền bình quân đo lường thời gian trung bình thu tiền từ khách hàng mua theo phương
thức tín dụng.
- Nó có sự gia tăng qua các năm, năm 2016 đạt tới 93.6947 cao nhất so với các năm khác.Việc
thu hồi các khoản phải thu của khách hàng khó khăn hơn qua các năm cụ thể như 2014
(69.8602), 2015 (70.6565), 2016 (93.6947).Năm 2017(86.6606) có xu hướng giảm so với
2016,tuy nhiên năm 2018 (89.8553) lại tăng lên .So với kỳ thu tiền bình quân của ngành thép
Việt Nam năm 2018 ( 27.4468) lại cao hơn rất nhiều,chứng tỏ doanh nghiệp chưa có những
chính sách quản lý và phân phối tốt. Cần phải có những chính sách để khắc phục nhược điểm
này.

4.2.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định


POMINA 2018 2017 2016 2015 2014
DT thuần 13,467,945,588,843 11,383,653,585,528 9,354,207,253,682 9,863,802,770,245 10,811,068,287,097
TSCĐ 2,093,215,788,505 2,255,530,191,051 2,455,110,046,993 2,888,593,832,208 3,090,366,682,175
Hiệu suất
sử dụng tài
6.4341 5.0470 3.8101 3.4147 3.4983
sản cố
định
TB ngành
Hiệu suất
sử dụng tài
4.8661 3.4900 3.0335 3.7816 2.9551
sản cố
định

68
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

7.00
6.00
5.00
4.00
Pomina
3.00 TB ngành
2.00
1.00
0.00
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần thép Pomina và TB ngành
thép Việt Nam (2014-2018).
Nhận xét:
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tham gia
vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra 6.4341 đồng doanh thu thuần.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ có sự gia tăng qua các năm, cụ thể năm 2014 là 3.4983, năm 2015 là
, năm 2016 là 3.8101, năm 2017 là 5.0470, năm 2018 là 6.4341.Tuy năm 2015 là sự sụt giảm ít
so với năm 2014, nhưng nhìn chung công ty vẫn có sự gia tăng qua các năm gần đây, và hiện tại
đang đạt cao nhất là năm 2018. .Đồng thời hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty còn cao hơn
mức trung bình ngành năm 2018 (4.8661), chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty hiện
tại đang ở mức tốt.

4.2.2.4. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản


POMINA 2018 2017 2016 2015 2014
Doanh thu
13,467,945,588,843 11,383,653,585,528 9,354,207,253,682 9,863,802,770,245 10,811,068,287,097
thuần
Tổng tài
11,007,679,579,811 7,662,793,464,116 7,049,965,969,765 7,123,333,135,050 9,369,826,649,201
sản
Hiệu suất
sử dụng
1.2235 1.4856 1.3268 1.3847 1.1538
tổng tài
sản
TB ngành
Hiệu suất
sử dụng
1.0725 1.1891 1.0919 1.3073 1.1993
tổng tài
sản

69
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

1.60
1.40
1.20
1.00
0.80 Pomina

0.60 TB ngành

0.40
0.20
0.00
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện hiệu suất dụng tổng tài sản của Công ty Cố phần thép Pomina và TB
ngành thép Việt Nam (2014-2018).

Nhận xét:
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Chỉ tiêu này cho
biết cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra
1.2235 đồng doanh thu thuần trong năm 2018,đã giảm hơn so với các năm 2015 (1.3847), năm
2016 (1.3268) và năm 2017 (1.4856).. Tỷ số này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty
có những biến động không đều, tuy nhiên nó vẫn phù hợp với xu hướng biến động của TB
Ngành. Tuy hiệu suất đã bị giảm so với các năm trước nhưng con số này vẫn đảm bảo và có thể
nói là tốt hơn so với trung bình ngành là 1.0725 năm 2018.

4.2.2.5. Hiệu suất sử dụng tổng vốn


POMINA 2018 2017 2016 2015 2014
Doanh thu
13,467,945,588,843 11,383,653,585,528 9,354,207,253,682 9,863,802,770,245 10,811,068,287,097
thuần

Vốn CSH 3,805,413,652,334 3,371,940,020,676 2,674,237,085,522 2,372,632,197,480 2,360,794,081,441


Hiệu suất
sử dụng 3.5392 3.3760 3.4979 4.1573 4.5794
tổng vốn
TB ngành
Hiệu suất
sử dụng 2.3383 2.3571 2.2919 2.8596 3.5476
tổng vốn

70
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

5.00
4.50
4.00
3.50
3.00
2.50 Pomina
2.00 TB ngành
1.50
1.00
0.50
0.00
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng tổng vốn của Công ty Cổ phần thép Pomina và TB
ngành thép Việt Nam (2014-2018)

Nhận xét:
- Hiệu suất sử dụng tổng vốn: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được
3.54 đồng doanh thu.Tỷ số này đã có sự sụt giảm so với năm 2014 (4.58) và năm 2015 (4.16),
nhưng đã có gia tăng từ năm 2016 (3.50) và năm 2017 (3.38). Tuy nhiên so với trung bình
ngành ( 2.34) thì nó khá cao hơn và biến động cùng chiều với TB ngành. Tỷ số này càng cao
chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu nhanh, góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt
động kinh doanh.

4.2.3. Tỷ số về quản lý nợ
2018 2017 2016 2015 2014
TB TB TB TB TB
Pomina Pomina Pomina Pomina Pomina
Ngành Ngành Ngành Ngành Ngành
Tỷ số nợ trên 0.6543 0.5413 0.5600 0.5109 0.6207 0.5140 0.6669 0.5428 0.7475 0.6435
tài sản
Tỷ số nợ trên 1.8926 1.1802 1.2725 1.0447 1.6363 1.0575 2.0023 1.1875 2.9668 1.8181
vốn
Tỷ số nợ dài 0.2207 0.3454 0.0347 0.1428 0.1176 0.1590 0.2387 0.1493 0.3347 0.3360
hạn trên vốn
Tỷ số tổng tài 2.8926 2.1802 2.2725 2.0447 2.6363 2.0575 3.0023 2.1875 3.9689 2.8252
sản trên vốn
Khả năng
thanh toán lãi 3.1246 6.6193 4.9637 9.1619 2.5142 11.7059 1.1109 5.8598 0.9058 3.7433
vay

71
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

4.2.3.1. Tỷ số nợ trên tài sản


POMINA 2018 2017 2016 2015 2014
Tổng nợ
7,202,265,927,477 4,290,853,443,440 4,375,728,884,243 4,750,700,937,570 7,004,051,692,412
phải trả
Tổng tài
11,007,679,579,811 7,662,793,464,116 7,049,965,969,765 7,123,333,135,050 9,369,826,649,201
sản
Tỷ số nợ
0.6543 0.5600 0.6207 0.6669 0.7475
trên tài sản
TB Ngành
Tỷ số nợ
0.5413 0.5109 0.5140 0.5428 0.6435
trên vốn

80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00% Pomina
30.00% TB Ngành

20.00%
10.00%
0.00%
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện tỷ số nợ trên tài sản của Công ty Cổ phần Thép Pomina và trung bình
Ngành thép Việt Nam (2017-2018)
Nhận xét:
- Trong 5 năm (2014-2018) tỷ số nợ trên tài sản của công ty nhìn chung có xu hướng giảm.
+ Từ 2014-2017: Tỷ số nợ trên tài sản của công ty Pomina giảm 25.08% tương ứng giảm
0.1875, điều này cho thấy doanh nghiệp đang dần tự chủ được tài chính nhằm giảm đi mức độ
rủi ro của công ty
+2017-2018: Tỷ số này tăng từ 0.56 đến 0.6343 tương ứng tăng 16.84% cho thấy công ty mặc
dù có tăng trong việc đi vay vốn nhưng không đáng kể, chứng tỏ ngoài việc dần tự chủ tài chính
công ty còn biết khai thác đòn bẩy tài chính cho mình qua việc vay vốn.
- Qua biểu đồ ta thấy so với trung bình Ngành, tỷ số nợ trên tài sản của công ty còn khá cao.
Mặc dù chỉ số này đang dần được cải thiện nhưng so với một số công ty khác cùng ngành thì
công ty vẫn còn đi vay vốn nhiều để kinh doanh, mức độ rủi ro là khá cao và cần được cải thiện
để đưa chỉ số này xuống thấp hơn nữa.

72
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

4.2.3.2. Tỷ số nợ trên vốn


POMINA 2018 2017 2016 2015 2014
Tổng nợ
7,202,265,927,477 4,290,853,443,440 4,375,728,884,243 4,750,700,937,570 7,004,051,692,412
phải trả
Vốn CSH 3,805,413,652,334 3,371,940,020,676 2,674,237,085,522 2,372,632,197,480 2,360,794,081,441
Tỷ số nợ
1.8926 1.2725 1.6363 2.0023 2.9668
trên vốn
TB Ngành
Tỷ số nợ
1.1802 1.0447 1.0575 1.1875 1.8181
trên vốn

350.00%
300.00%
250.00%
200.00%
Pomina
150.00% TB Ngành
100.00%
50.00%
0.00%
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện tỷ số nợ trên vốn của Công ty Cổ phần Thép Pomina và trung bình
Ngành thép Việt Nam (2017-2018)
Nhận xét:
- Trong 5 năm (2014-2018), tỷ số nợ trên vốn của Công ty Cổ phần thép Pomina nhìn chung có
xu hướng giảm.
+ Trong 4 năm (2014-2017), tỷ số này giảm xấp xỉ 57% (từ 2.9668 xuống còn 1.2725); điều này
cho thấy gánh nặng về nợ của công ty có phần giảm đi, chứng tỏ công ty ít phụ thuộc dần vào
hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý công ty chịu độ rủi ro giảm dần qua từng
năm.
+ Trong năm 2018, tỷ số này lại tăng xấp xỉ 49% so với năm 2017 (từ 1.2725 tăng lên 1.8926);
điều này cho thấy gánh nặng về nợ của công ty có phần tăng thêm. Qua đó, có thể đánh giá được
hoạt động kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả và công tác quản lý chưa thật hợp lý. Cần
xem xét và điều chỉnh lại.
- Qua biểu đồ ta thấy, tỷ số nợ trên vốn của Công ty Cổ phần Thép Pomina qua 5 năm đều cao
hơn so với trung bình Ngành thép Việt Nam, chứng tỏ vốn của công ty phụ thuộc nhiều vào hình
thức vay nợ hơn so với các công ty cùng ngành, nên độ rủi ro tài chính có thể cao hơn trung
bình ngành.

73
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

4.2.3.3. Tỷ số nợ dài hạn trên vốn


POMINA 2018 2017 2016 2015 2014
Nợ dài
839,742,717,853 116,955,288,554 314,555,764,960 566,399,120,496 790,049,595,945
hạn
Vốn CSH 3,805,413,652,334 3,371,940,020,676 2,674,237,085,522 2,372,632,197,480 2,360,794,081,441
Tỷ số nợ
dài hạn 0.2207 0.0347 0.1176 0.2387 0.3347
trên vốn
TB Ngành
Tỷ số nợ
dài hạn 0.3454 0.1428 0.1590 0.1493 0.3360
trên vốn

40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00% Pomina

15.00% TB Ngành

10.00%
5.00%
0.00%
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện tỷ số nợ dài hạn trên vốn của Công ty Cổ phần Thép Pomina và trung
bình Ngành thép Việt Nam (2017-2018)
Nhận xét:
- Trong 5 năm (2014-2018) nhìn chung tỷ số nợ dài hạn trên vốn của công ty có xu hướng giảm
mạnh
+ 2014-2017: Tỷ số nợ dài hạn trên vốn giảm mạnh từ 0.3347 còn 0.0347 giảm khoảng 89.63%.
Điều nay chứng tỏ phần lớn nợ của công ty huy động được là nợ ngắn hạn.
+ 2017-2018: Chỉ số này lại tăng lên gấp 6.36 lần (từ 0.0347 lên 0.2207), tuy vậy nó vẫn là một
chỉ số tốt cho thấy công ty đang dần huy động vốn qua các khoản vay dài hạn và mang tính ổn
định.
- Qua biểu đồ ta thấy năm 2014 tỷ số nợ dài hạn trên vốn của công ty cao xấp xỉ với trung bình
ngành, tuy nhiên đến năm 2016 tỷ số này đã được giảm xuống thấp hơn trung bình ngành, giảm
mạnh nhất vào năm 2017 và duy trì cho đến năm 2018. Tỷ số nợ dài hạn trên vốn của công ty
nên được duy trì khoảng cách với trung bình ngành như hiện nay.

74
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

4.2.3.4. Tỷ số tổng tài sản trên vốn


POMINA 2018 2017 2016 2015 2014
Tổng tài
11,007,679,579,811 7,662,793,464,116 7,049,965,969,765 7,123,333,135,050 9,369,826,649,201
sản
Vốn CSH 3,805,413,652,334 3,371,940,020,676 2,674,237,085,522 2,372,632,197,480 2,360,794,081,441
Tỷ số tổng
TS trên 2.8926 2.2725 2.6363 3.0023 3.9689
vốn
TB Ngành
Tỷ số tổng
TS trên 2.1802 2.0447 2.0575 2.1875 2.8252
vốn

450.00%
400.00%
350.00%
300.00%
250.00%
Pomina
200.00%
TB Ngành
150.00%
100.00%
50.00%
0.00%
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện tỷ số tổng tài sản trên vốn của Công ty Cổ phần Thép Pomina và trung
bình Ngành thép Việt Nam (2017-2018)
Nhận xét:
- Trong 5 năm, tỷ số tổng tài sản trên vốn của công ty có xu hướng giảm
+ Trong 4 năm (2014-2017): tỷ số tổng tài sản trên vốn của công ty giảm từ 3.9689 xuống
2.2725 tương ứng giảm 42.74%, cho thấy rủi ro của công ty đang được giảm đi đáng kể, tuy
nhiên nếu tỷ lệ này giảm xuống quá thấp thì công ty lại chưa tận dụng được lợi thế trong việc
vay vốn đầu tư.
+ Từ cuối 2017-2018: tỷ số này lại được tăng lên 27.29% tương ứng tăng từ 2.2725 lên 2.8926
đã tận dụng được lợi thế trong việc vay vốn, đồng thời cũng làm tăng mức độ rủi ro tài chính
của công ty.

75
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

- Qua biểu đồ ta thấy, so với trung bình ngành thì tỷ số tổng tài sản trên vốn của công ty không
có sự chênh lệch quá lớn, tuy vậy rủi ro của công ty vẫn cao hơn một số công ty khác trong
ngành. Tỷ số này nên được duy trì hoặc cũng nên cải thiện để rút ngắn hơn khoảng cách này.

4.2.3.5. Khả năng thanh toán lãi vay


POMINA 2018 2017 2016 2015 2014
EBIT 669,135,560,591 938,764,541,905 514,733,900,386 290,436,962,327 248,601,511,630

Chi phí lãi vay 214,152,220,670 189,126,622,194 204,732,923,867 261,441,020,951 274,466,539,735

Khả năng thanh


3.1246 4.9637 2.5142 1.1109 0.9058
toán lãi vay

TB Ngành
Khả năng thanh
6.6193 9.1619 11.7059 5.8598 3.7433
toán lãi vay

14
12
10
8
Pomina
6 TB Ngành
4
2
0
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán lãi vay trên vốn của Công ty Cổ phần Thép Pomina
và trung bình Ngành thép Việt Nam (2017-2018)

Nhận xét:
- Trong 5 năm (2014-2018), khả năng thanh toán lãi vay của Công ty Cổ phần thép Pomina có
xu hướng tăng.
+ Giai đoạn từ 2014-2017, khả năng thành toán lãi vay của công ty tăng khoảng 5.5 lần (từ
0.9058 lên 4.9637), hệ số này tăng chứng tỏ công ty đảm bảo được khả năng thanh toán được
các lãi vay và khả năng thanh toán được cải thiện qua từng năm.
+ Trong năm 2018, khả năng thanh toán lãi vay lại giảm khoảng 37% so với năm 2017. Tuy
nhiên hệ số này vẫn còn cao, chứng tỏ công ty có đủ hoặc thừa khả năng thanh toán chi phí lãi
vay, đây là nhân tố quan trọng hấp dẫn công ty đưa ra quyết định đầu tư, hoặc vay thêm tiền đầu
tư vào hoạt động kinh doanh.

76
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

- Từ bảng số liệu ta thấy trong 5 năm (2014-2018) thì khả năng thanh toán lãi vay của trung bình
ngành Thép Việt Nam cao hơn nhiều so với Công ty Cổ phần thép Pomina (trung bình 5 năm
xấp xỉ 3.6 lần). Điều này chứng tỏ so với nhiều công ty cùng ngành, khả năng thanh toán lãi vay
còn thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp và cần được cải thiện.

4.2.4. Tỷ số về khả năng sinh lợi


2018 2017 2016 2015 2014
TB TB TB TB TB
Pomina Pomina Pomina Pomina Pomina
Ngành Ngành Ngành Ngành Ngành

Tỷ suất LN 3,22% 7,03% 9,93% 3,22% 3,24% 11,19% 0,28% 5,78% -0,26% 4,42%
Khả năng
sinh lợi cơ 5,94% 10,32% 25,43% 5,94% 7,45% 28,89% 4,22% 10,51% 2,82% 8,64%
bản
Tỷ suất
sinh lợi 3,94% 7,54% 10,78% 3,94% 4,28% 13,24% 0,39% 7,55% -0,30% 5,30%
trên tài sản
Tỷ suất
sinh lợi 17,82
17,82% 27,87% 40,28% 16,09% 49,54% 1,48% 25,72% -1,52% 24,47%
trên vốn cổ %
phần

4.2.4.1. Tỷ suất lợi nhuận


POMINA 2018 2017 2016 2015 2014

LN ròng 433,645,942,031 697,702,935,154 301,604,888,042 27,819,524,282 -28,515,505,714

Doanh thu 13,467,326,309,643 11,369,574,627,892 9,296,925,643,428 9,807,578,644,917 10,804,878,879,947

Tỷ suất
3,22% 6.14% 3,24% 0,28% -0,26%
lợi nhuận

TB Ngành
Tỷ suất
7,03% 9,93% 11,19% 5,78% 4,42%
lợi nhuận

77
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

12.00%
10.00%
8.00%
6.00% Pomina

4.00% TB Ngành

2.00%
0.00%
2014 2015 2016 2017 2018
-2.00%

Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận của Công ty Cổ phần thép Pomina và TB ngành thép
Việt Nam (2014-2018).

Nhận xét:
- Trong 5 năm (2014-2018), tỷ suất lợi nhuận của công ty Cổ phần Thép Pomina có xu hướng
tăng.
+ Trong 4 năm 2014-2017, tỷ suất lợi nhuận tăng 6,4% tương ứng từ -0,26% đến 6,14%. Năm
2014, tỷ suất lợi nhuận của công ty là -0,26% điều này nghĩa là công ty đang trong giai đoạn
kinh doanh không có lãi. Nhưng những năm trở về sau tỷ số này tăng vượt bậc. Cụ thể vào năm
2017, cứ 100 đồng doanh thu có 6,14 đồng là lợi nhuận thực nghĩa là công ty đang kinh doanh
có lời.
+ Từ 2017-2018, tỷ số này giảm 2,9% tương ứng từ 9,93% xuống còn 7,03% chứng tỏ tình hình
sinh lợi của công ty giảm.
- Qua biểu đồ ta thấy, tỷ suất lợi nhuận của Công ty Cổ phần Thép Pomina thấp hơn đáng kể so
với trung bình Ngành thép Việt Nam. Cụ thể năm 2016, cứ 100 đồng doanh thu có 3,24 đồng là
lợi nhuận thực sự trong khi đó so với các công ty cùng ngành, cứ 100 đồng doanh thu thì có
11,19 đồng là lợi nhuận thực. Chứng tỏ công ty đang hoạt động không tốt hay tạo ra nhiều lợi
nhuận bằng các công ty khác cùng ngành.

4.2.4.2. Khả năng sinh lợi cơ bản (BEP)

POMINA 2018 2017 2016 2015 2014


EBIT 653,416,844,196 947,473,500,213 525,288,772,742 300,801,927,298 263,850,336,236
Tổng tài sản 11.007.679.579.811 7.662.793.464.116 7.049.965.969.765 7.123.333.135.050 9.369.826.649.201
Khả năng sinh
5,94% 12,36% 7,45% 4,22% 2,82%
lợi cơ bản
TB Ngành
Khả năng sinh
10,32% 25,43% 28,89% 10,51% 8,64%
lợi cơ bản

78
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

35.00%

30.00%

25.00%

20.00%
Pomina
15.00% TB Ngành

10.00%

5.00%

0.00%
2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ thể hiện khả năng sinh lợi cơ bản (BEP) của Công ty Cổ phần thép Pomina và TB
ngành thép Việt Nam (2014-2018).
Nhận xét:
- Sức sinh lợi cơ bản (BEP) tăng 9,54% từ 2,82% (2014) đến 12,36% ( 2017) và sau đó giảm
đáng kể vào 2018 (12,36% xuống còn 5,94%). Chứng tỏ công ty đang kinh doanh có lãi.
- Qua biểu đồ, ta thấy khả năng sinh lợi cơ bản của Pomina thấp hơn nhiều so với trung bình
ngành thép. Cụ thể năm 2016, khả năng sinh lợi cơ bản của công ty thấp hơn tới 21,44%. Nó
cho thấy khả năng sinh lợi kém hơn so với các công ty cùng ngành.

4.2.4.3. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

POMINA 2018 2017 2016 2015 2014

LN ròng 433,645,942,031 697,702,935,154 301,604,888,042 27,819,524,282 -28,515,505,714


Tổng tài
11,007,679,579,811 7,662,793,464,116 7,049,965,969,765 7,123,333,135,050 9,369,826,649,201
sản
Tỷ số sinh
lợi trên tài 3,94% 9,11% 4,28% 0,39% -0,30%
sản (ROA)
TB Ngành
Tỷ số sinh
lợi trên tài 7,54% 10,78% 13,24% 7,55% 5,30%
sản

79
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

14.00%
12.00%
10.00%
8.00%
Pomina
6.00%
TB Ngành
4.00%
2.00%
0.00%
2014 2015 2016 2017 2018
-2.00%

Biểu đồ thể hiện tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của Công ty Cổ phần thép Pomina và
TB ngành thép Việt Nam (2014-2018).
Nhận xét:
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tăng 9,41% từ -0,3% (2014) lên 9,11% ( 2017) và . Điều này
cho thấy công ty đang kinh doanh có lãi hay khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của hiệu
quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp kém. Nhưng sau đó giảm
mạnh vào 2018 cụ thể 5,17%.
- So với trung bình ngành, tỷ suất sinh lợi cơ bản của Pomina thấp hơn nhiều. Cụ thể 2016,
Pomina tạo ra 4,28 đồng lợi nhuận từ tổng tài sản sử dụng. Trong khi đó, các doanh nghiệp cùng
ngành trung bình tạo ra 13,24 đồng lợi nhuận từ tổng tài sản sử dụng.

4.2.4.4. Tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE)


2018 2017 2016 2015 2014
POMINA
LN ròng 433,645,942,031 697,702,935,154 301,604,888,042 27,819,524,282 -28,515,505,714
Tổng vốn
2,433,449,520,000 1,874,499,510,000 1,874,499,510,000 1,874,499,510,000 1,874,499,510,000
cổ phần
Tỷ suất
sinh lợi 17,82% 37,22% 16,09% 1,48% -1,52%
trên vốn
TB Ngành
Tỷ suất
sinh lợi 27,87% 40,28% 49,54% 25,72% 24,47%
trên vốn

80
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

60.00%

50.00%

40.00%

30.00% Pomina
TB Ngành
20.00%

10.00%

0.00%
2014 2015 2016 2017 2018
-10.00%

Biểu đồ thể hiện tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE)của Công ty Cổ phần thép Pomina và TB
ngành thép Việt Nam (2014-2018).
Nhận xét:
- Trong 5 năm (2014-2018), tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE) của công ty cổ phần thép Pomina
nhìn chung có xu hướng tăng mạnh.
+ Tỷ suất sinh lợi trên vốn tăng 38,74% từ -1,52% (2014) lên 37,22% ( 2017). Nó phản ánh
mức độ sinh lời của một công ty hay tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản được nhà đầu tư
cung cấp tăng.
Sau đó, giảm đáng kể vào 2018 (từ 37,22% xuống còn 17,82%)
- Qua biểu đồ ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Công ty Cổ phần Thép Pomina qua 5 năm
đều thấp hơn so với trung bình Ngành thép Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc công ty
kiếm được ít tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra đầu tư. Nhưng có một sự nỗ lực lớn vào năm 2017, tỷ
số ROE của Pomina gần chạm tới trung bình ngành (chênh lệch 3,06%).

4.2.5. Phân tích mô hình Doupont

4.2.5.1. Phương pháp phân tích Dupont:


Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích thường được sử dụng bởi các nhà quản lí trong nội bộ
công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty
bằng cách nào.
Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích tài chính:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) =
Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần
= x
Doanh thu thuần Tổng tài sản
Qua mô hình phân tích cho biết chỉ tiêu ROS và chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản của doanh
nghiệp có tác động đến ROA. Vì vậy. để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản đang
81
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

sử dụng thì cần phải nghên cứu xem xét có những biện phpas nào để nâng cao khả năng sinh lời
của quá trình sử dụng tài sản.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) =
Vốn cổ phần
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần
= x
Doanh thu thuần Vốn cổ phần
Chỉ tiêu ROS. chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ trọng tổng tài sản trên vốn CSH có tác
động đến ROE. Doanh nghiệp nên tìm những biện pháp để nâng cao khả năng sinh lời của quá
trình sử dụng vốn CSH của doanh nghiệp để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng vốn CSH
mà doanh nghiệp sử dụng.

4.2.5.2. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont:


(Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu 2018 2017 2016 2015 2014
Tỷ suất lợi nhuận (ROS) (%) 3.22% 6.14% 3.24% 0.28% -0.26%
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (lần) 1.2235 1.4856 1.3268 1.3847 1.1538
Tỷ lệ tài sản trên Vốn chủ sở hữu (%)
289.26% 227.25% 263.63% 300.23% 396.89%
(Đòn bẩy tài chính)
Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA) (%) 3.94% 9.11% 4.28% 0.39% -0.30%
Tỷ suất sinh lời trên Vốn cổ phân (ROE) (%) 17.82% 37.22% 16.09% 1.48% -1.52%
(Nguồn: số liệu tính từ báo cáo tài chính)
ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Qua bảng trên ta
nhận thấy, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) tăng liên tục từ năm 2014 – 2017. Cụ thể tăng
từ -0.3% (năm 2014) lên 9.11% (năm 2017) sau đó giảm đột ngột xuống chỉ còn 3.94% (năm
2018) do những biến động cùng chiều của ROS, mặc dù những biến đổi thất thường của chỉ số
hiệu suất sử dụng tổng tài sản qua các năm trên. Trong đó, ROS tăng liên tục từ năm 2014 –
2017 và giảm đột ngột vào năm 2017 – 2018 chủ yếu do lợi nhuần ròng của công ty tăng dần
trong 4 năm (2014 – 2017) và sụt giảm vào năm 2017 – 2018. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
của công ty cũng tăng lên 0.3318%, đạt 1.4856% so với năm 2014 nhưng đến năm 2018 thì lại
giảm 0.2621% chỉ còn 1.2235% so với năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là tổng tài
sản của công ty tăng mạnh 3344887 triệu đồng cụ thể tăng từ 7,662,793 triệu đồng (năm 2017)
đến 11,007,680 triệu đồng (năm 2018).
ROE là chỉ số thể hiện khả năng tạo ra tiền trên đồng vốn góp của công ty và được cấu thành
bởi ba yếu tố chính. Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. Đây là yếu tố phản
ánh trình độ quản lí doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai là vòng quay tài sản. Thứ
ba là hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn
vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Hay ROE chịu ảnh hưởng của ROA và tỷ lệ tài sản trên
VCSH. Do tác động của việc biến đổi ROA lớn hơn tỷ lệ tài sản trên Vốn chủ sở hữu (%) (đòn
bẫy tài chính) nên ROE cũng biến đổi theo chiều tương tự ROA. Cụ thể. từ năm 2014 – 2017,
ROE tăng liên tục từ -1.52% (2014) lên 37.22% (năm 2017), tăng 38.74%). Nhưng chỉ số lại

82
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

giảm mạnh vào năm 2018 cụ thể giảm 19.4%, từ 37.22% (năm 2017) xuống còn 17.82% (năm
2018).
Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng
một trong ba yếu tố sau. Một là gia tăng lợi nhuận ròng biên, điều này yêu câu doanh nghiệp
phải có một lợi thế cạnh tranh nhất định trong ngành. Có thể bằng cách tiết giảm chi phí, tăng
giá bán… Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn
hoặc tăng hiệu suất sử dụng các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Ba
là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay
nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh
nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả. Ví
dụ HBC, NKG, HSG là những công có ROE khá cao những năm gần đây do sử dụng mạnh đòn
bẩy tài chính.

83
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

CHƯƠNG 5
ĐÁNH GIÁ – GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC

5.1. Đánh giá chung


- Qua việc phân tích BCTC của công ty, nhóm nghiên cứu có một số nhận xét về sức mạnh tài
chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng hiệu quả hoạt động kinh doanh, những triển vọng và cũng
như những rủi ro của công ty như sau:

5.1.1. Ưu điểm
Thông qua bảng cân đối kế toán:
Tổng nguồn vốn của công ty năm 2018 so với năm 2017 tăng lên với tỷ lệ 43.65%, trong đó
nợ phải trả tăng 67.85% chủ yếu tăng ở khoản mục phải trả người bán và khoản mục vay và nợ
thuê tài chính dài hạn, điều này cho thấy công ty đã tăng khoản đi chiếm dụng vốn. Riêng mục
vay và nợ thuê tài chính dài hạn (nợ dài hạn) đã tăng 722,787,429,299 đồng. Lý do là Pomina
đang đầu tư dự án mới: dàn cán 500 ngàn tấn/năm, nhà máy luyện phôi 800 ngàn tấn/năm cùng
với dự án tôn mạ màu 600 ngàn tấn/năm. Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất nên đã tăng
huy động vốn từ bên ngoài, tận dụng tốt hơn lợi thế tài chính.

5.1.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân.


Tỷ số thanh khoản hiện thời
Sự chênh lệch giữa tỉ số này của công ty so với trung bình ngành đang có xu hướng thu hẹp.
Điều này báo hiệu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đang đang dần đi lên so với
những thay đổi của trung bình ngành. Nguyên nhân của việc này là do nợ ngắn hạn tăng nhanh
hơn tài sản ngắn hạn. Điều này thể hiện công ty đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho
tài sản dài hạn, nó cho thấy sự mất cân đối tài chính do tài sản dài hạn có thời gian thu hồi vốn
lâu dài trong khi các khoản nợ ngắn hạn sẽ phải đáo hạn trong thời gian ngắn.
Tỷ số thanh khoản nhanh
Tương tự như tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ số thanh khoản nhanh của công ty cũng đang có
những thay đổi tích cực. Nguyên nhân của tình trạng này do trong những năm gần đây lượng
hàng tồn kho có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn tăng nhưng không bằng sự gia
tăng của Hàng tồn kho và nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản ngắn hạn.
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho của công ty đang có những thay đổi bất lợi trong những năm gần
đây,điều này đồng nghĩa với việc giảm khả năng chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền, nguy cơ ứ
đọng hàng tồn kho,kéo dài chu kì hoạt động kinh doanh.Nguyên nhân của hiện tượng này là do
lượng hàng tồn kho vượt mức so với những năm trước.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân của công ty đang có xu hướng ngày càng tăng, chênh lệch lớn so với
TB ngành,điều này làm chậm thời gian thu hồi vốn của công ty. Điều này chủ yếu đến từ sự gia
tăng của - khoản phải thu ngắn hạn.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty tăng qua các năm,cho thấy công ty đang sử dụng hiệu
quả TSCĐ. Nguyên nhân do sự gia tăng của doanh thu đồng thời sự sụt giảm của TSCĐ.
84
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản


Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty vẫn giữ khoảng cách tốt so với TB ngành, tuy
nhiên khoảng chênh lệch này đang có xu hướng giảm nhẹ qua các năm,điều này nói lên công ty
vẫn đang sử dụng tốt tài sản ,tuy nhiên việc sử dụng tổng tài sản có hiệu quả chưa tốt so với các
năm trước.Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu
thuần của công ty.
Hiệu suất sử dụng tổng vốn
Hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty đang giữ ở mức ổn định so với những biến động của
TB ngành , điều này cho thấy các nhà quản lý của công ty đang thích nghi được với những biến
động của ngành trong việc sử dụng nguồn vốn của công ty.
Tỷ số nợ trên tài sản
Giai đoạn 2014 – 2017, tỷ số nợ trên tài sản giảm cho thấy công ty đang dần tự chủ tài chính.
Năm 2018, do công ty đầu tư dự án mới mở rộng quy mô sản xuất nên tỷ số này đã tăng 16.84%
so với năm 2017, điều này cho thấy công ty đã tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, khai thác
tốt đòn bẩy tài chính khi mở rộng quy mô sản xuất mà nguồn vốn tự có lại khan hiếm.
Tuy nhiên, so với trung bình Ngành, tỷ số nợ trên tài sản của công ty còn khá cao. Mặc dù chỉ
số này đang dần được cải thiện nhưng so với một số công ty khác cùng ngành thì công ty vẫn
còn đi vay vốn nhiều để kinh doanh, mức độ rủi ro là khá cao và cần được cải thiện để đưa chỉ
số này xuống thấp hơn nữa. Nguyên nhân chủ yếu do nợ ngắn hạn của công ty còn lớn, đặc biệt
là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Tỷ số nợ trên vốn
Nhìn chung, tỉ số nợ trên vốn trong năm năm qua giảm, cho thấy công ty cải thiện dần sức
mạnh tài chính. Tuy nhiên, trong những năm qua, Pomina luôn có tỷ lệ nợ trên vốn cao so với
mức bình quân ngành, cho thấy Pomina có thể có tình hình tài chính không khả quan lắm vì các
khoản nợ sẽ làm gia tăng gánh nặng cũng như mức độ rủi ro đối với công ty. Đặc biệt năm
2018, tỷ lệ tăng nợ phải trả rất lớn so với tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu (67.85% so với 12.86%),
nguyên nhân chủ yếu cũng do nợ ngắn hạn lớn.
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn
Giai đoạn 2014 – 2017, tỷ số nợ dài hạn trên vốn của công ty giảm nhanh, thấy được mức độ
tài trợ bằng vốn vay không thường xuyên, phải tăng cường sử dụng những khoản vay ngắn hạn.
Do đó, rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu tăng. Đến năm 2018, tỷ số này tăng đột ngột
cho thấy đánh giá cao của các tố chức tài chính (ngân hàng,…) về sự phát triển trong tương lai
của công ty.
Tỷ số tổng tài sản trên vốn
Tỷ số tổng tài sản trên vốn của công ty so với trung bình ngành vẫn cao chứng tỏ khả năng
độc lập về tài chính của công ty còn kém hơn so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành, rủi ro tài
chính cao hơn. Do đó cần cải thiện tỷ số này, thông qua việc cải thiện vốn chủ sở hữu.
Khả năng thanh toán lãi vay
Nhìn chung công ty đảm bảo được khả năng thanh toán lãi vay, tuy nhiên tỷ số này thấp hơn
rất nhiều so với trung bình ngành. Để đảm bảo tỷ số này không thấp hơn 1, công ty cần cân nhắc
kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư, hoặc vay thêm tiền đầu tư vào hoạt động kinh
doanh.
85
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Tỷ suất lợi nhuận


Mặc dù khoảng cách chênh lệch của tỷ suất lợi nhuận của Pomina và trung bình ngành đang
có xu hướng thu hẹp nhẹ nhưng nhìn chung nó vẫn còn rất thấp so với trung bình ngành (khoảng
50%). Điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả trong việc kiểm soát chi
phí sản xuất và định giá. Nguyên nhân là do doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận vẫn không
tăng hay chi phí và nợ ngắn hạn cao nên khi doanh thu tăng vẫn không bù đắp được chi phí phát
sinh và nợ. Do đó, lợi nhuận không tăng mà còn giảm.
Khả năng sinh lợi cơ bản (BEP)
Mặc dù khoảng cách chênh lệch của khả năng sinh lợi cơ bản của Pomina và trung bình
ngành đang có xu hướng thu hẹp nhẹ nhưng nhìn chung nó vẫn còn rất thấp so với trung bình
ngành. Điều này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh
hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn còn kém. Nguyên
nhân do tác động của sự gia tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tác động của sự thay đổi của chi
phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản
Mặc dù khoảng cách chênh lệch của tỷ suất sinh lợi trên tài sản của Pomina và trung bình
ngành đang có xu hướng thu hẹp nhẹ nhưng nhìn chung nó vẫn còn rất thấp so với trung bình
ngành. Điều này cho thấy rằng hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của công ty còn thấp.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản tăng nhanh hơn so vơi tốc độ tăng của lợi nhuận ròng.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn của công ty Pomina vẫn còn thấp so với trung bình ngành. Điều này
cho thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn cổ phần để tạo ra lợi nhuận của công ty còn thấp. Nguyên
nhân là do tác động của sự gia tăng của lợi nhuận ròng nhỏ hơn tác động của sự thay đổi tổng
vốn cổ phần.
4.2. Đề xuất chiến lược
Hàng tồn kho
Công ty cần xác lập mức dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lí, đảm bảo hiệu quả trong việc
dự đoán để phù hợp với lượng cầu của khách hàng, để số vòng luân chuyển hàng tồn kho luôn
rút ngắn được chu kì hoạt động. Bên cạnh đó để giải quyết vấn đề tài sản ngắn hạn tăng nhưng
không bằng sự gia tăng của hàng tồn kho, công ty cần đẩy nhanh tiến trình thu nợ, giảm số
lượng hàng tồn kho, giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp bằng cách sử dụng hối phiếu
khi thanh toán hoặc thương lượng lại thời hạn thanh toán với các nhà cung cấp, bán các tài sản
thừa, hoạch định lại các khoản đầu tư, giãn thời gian chi trả cổ tức, sử dụng dịch vụ thấy chi
ngân hàng hoặc vay ngắn hạn, sử dụng biện pháp “bán và thuê lại” tài sản cố định. Điều đó làm
lợi nhuận ròng phần nào tăng lên. Đề xuất này làm tăng tỷ số thanh khoản nhanh của công ty và
tỷ suất sinh lợi trên tài sản.
Khoản phải thu
Để giảm khoàn phải thu thì nên tăng tiền chiết khấu cho những khoản thanh toán sớm,điều tra
tình trạng tín dụng của khách hàng trước khi thực hiện hợp đồng để đảm bảo khách hàng có thể
thanh toán nợ đúng kỳ hạn, tránh những khoản nợ khó đòi. Điều này có thể làm giảm được kỳ
thu tiền bình quân của công ty.

86
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản


Trang bị thêm công cụ lao động,máy móc,thiết bị phục vụ cho công tác khảo sát,thiết kế xây
dựng công trình.Hỗ trọ các đội thi công từng bước đổi mới biện pháp thi công,áp dụng máy móc
và các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào lĩnh vực thi công để giảm giá thành,nâng cao năng lực
cạnh tranh, phát triển thương hiệu.Đặc biệt,chú trọng công tác đảm bảo chất lượng,tiến độ thi
công,an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Nợ ngắn hạn
Đây là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất nên việc vay dài hạn của ngân hàng là rất
khó. Thay vào đó, công ty cần sử dụng nguồn vốn hiện có một cách tiết kiệm hiệu quả vì điều
này sẽ giúp công ty có thể giảm các khoản nợ ngắn hạn. Ngoài ra, việc tốc độ gia tăng nợ ngắn
hạn nhanh tốc độ gia tăng tài sản cố định chứng tỏ công ty đang trong tình trạng mất cân đối về
tình hình tài chính. Công ty cần lập kế hoạch tài chính dài hạn nhằm cân đối dòng tiền trong dài
hạn, thực hiện phân tích tình huống nhằm kiểm tra khả năng cân đối tài chính trong những bối
cảnh ngành và nền kinh tế gặp khó khăn. Bên cạnh đó, trong các dự án đầu tư cần xem xét sử
dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn. Đề xuất này sẽ giúp tăng tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ suất
sinh lợi trên tài sản, tỷ số nợ trên tài sản, tỷ số nợ trên vốn.
Chi phí
Công ty cần đưa ra những biện pháp rút ngắn chi phí kinh doanh của công ty bằng cách sử
dụng tối đa công suất máy móc, tránh lãng phí nguồn lực sẵn có. Công ty nên giảm chi tiêu của
ban lãnh đạo, kiểm soát kĩ hơn về nguồn vốn lao động. Bên cạnh đó, công ty cần tìm đối tác
cung ứng khác tốt hơn. Đề xuất này làm gia tăng khả năng sinh lợi cơ bản của công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn cổ phần
Công ty cần phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm các nguồn vốn tức là đồng vốn phải luân chuyển
trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Phải có phương pháp quản lí vốn một cách có hiệu
quả (không để nguồn vốn bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích). Ngoài ra, phải thường xuyên
phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục kịp thời. Đề
xuất này làm gia tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn, tỷ số nợ dài hạn trên vốn và chỉ số tổng tài sản
trên vốn.

87
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế đang hội nhập và cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần
xây dựng cho mình những hướng đi riêng, mục tiêu cuối cùng là xây dựng để trường tồn. Do
vậy, nâng cao năng lực tài chính là một trong những mục tiêu chủ yếu mà doanh nghiệp cần
hướng tới. Để thực hiện được mục tiêu này và cung cấp cho các đối tượng quan tâm tới tình
hình tài chính của doanh nghiệp với độ tin cậy cao thì phân tích báo cáo tài chính của doanh
nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với việc ra quyết định của các nhà đầu tư, nhà cho vay, cổ
đông, người lao động và nhà quản trị doanh nghiệp.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận về phân tích báo cáo tài chính cùng với đó là phân tích báo
cáo tài chính Công ty Cổ phần Thép Pomina, nhóm chúng tôi đã hệ thống hóa được cơ sở lý
luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, đã phản ánh bức tranh toàn cảnh
về tình hình tài chính của công ty. Từ đó đưa ra những nhận xét về thực trạng, đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty trong thời gian tới.
Nhóm chúng tôi hi vọng đây là một cơ sở giúp cho Công ty Cổ phần Thép Pomina nói riêng
và các công ty cùng ngành thép nói chung thực hiện tốt hơn công tác quản lý và nâng cao năng
lực tài chính nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp cũng như xu hướng
phát triển của ngành và hội nhập kinh tế. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài tiểu luận không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy để bài tiểu luận được
hoàn thiện hơn.

88
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Thép Pomina

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ phần Thép Pomina (2014-2018), Báo cáo tài chính


2. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (2014-2018), Báo cáo tài chính
3. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (2014-2018), Báo cáo tài chính
4. Tổng Công ty Thép Việt Nam (2014-2018), Báo cáo tài chính
5. Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (2014-2018), Báo cáo tài chính

89

You might also like