Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Đại hội I: Chiến đấu và xây dựng tương lai

1. Thời gian: 27-31/3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc) do dồng chí Hà Huy Tập
chủ trì. ĐH bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư.
2. Hoàn cảnh: Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương
diễn ra khi lực lượng cộng sản trong nước gần như hoàn toàn bị triệt tiêu sau
đợt khủng bố trắng của Pháp sau Xô-viết Nghệ Tĩnh nay đã dần dần phục
hồi trở lại. Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ thị triệu tập đại hội Đảng.
3. Nhiệm vụ: 3 nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của Đảng là củng cố và phát triển
Đảng; đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng; chống chiến tranh đế quốc.
a. Xây dựng và phát triển Đảng
 Phát triển cơ sở Đảng tại các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, tại các thành thị...
 Kết nạp thêm đảng viên ưu tú trong hàng ngũ giai cấp công nhân
 Đẩy mạnh việc phê và tự phê trong Đảng
b. Thâu phục quảng đại quần chúng
 Phát triển hội phụ nữ, các dân tộc thiểu số...
 Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất
c. Đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc
 Đại hội đánh giá cao những thắng lợi của Đảng trong việc khôi phục hệ
thống tổ chức Đảng.
4. Đại hội thừa nhận:
 Luận cương chính trị tháng 10/1930
 Chương trình hoạt động tháng 6/1932
 Kiểm điểm phong trào cách mạng, tổ chức lãnh đạo cách mạng (1932-1935)
5. Đại hội cũng đã thông qua Nghị quyết Chính trị, Điều lệ Đảng và:[1]
 Các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ
nữ.
 Các nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số.
 Các nghị quyết về đội Tự vệ đỏ và đội Cứu tế đỏ.
6. Ý nghĩa:
 Đại hội đánh dấu sự khôi phục và phát triển của tổ chức Đảng
 Là sự chuẩn bị cho thắng lợi của các phong trào tiếp theo
 Phong trào “Tòng quân giết giặc lập công”, góp phần làm nên chiến thắng
Điện Biên Phủ chấn động địa cầu (tháng 5/1954).
Đại hội II
1. Thời gian: từ 11 – 19/2/1951
2. Địa điểm: xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
3. Bối cảnh: được tiến hành trong khi Liên Xô lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt, các
nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bước vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho
chủ nghĩa xã hội. Ta đã có những vùng giải phóng rộng lớn, mở được cửa thông
thương quốc tế; lực lượng vũ trang có khả năng tiêu diệt bộ phận sinh lực quan
trọng của địch. Song, thực dân Pháp với sự trợ giúp của đế quốc Mỹ, vẫn nỗ lực
tăng cường chiến tranh, gây cho ta nhiều khó khăn, phức tạp.
4. Tham dự đại hội có tất cả 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết,
thay mặt cho 766.349 đảng viên đang sinh hoạt trong Đảng bộ toàn Đông Dương.
5. Nghiên cứu và thảo luận: Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Báo
cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa
xã hội của Trường Chinh; Báo cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng của Lê Văn Lương
+ Báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mắt
của cách mạng Việt Nam là: “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại can thiệp Mỹ,
giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.
+ Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình
bày, nêu nhiệm vụ chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ
chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch...
* Nội dung Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam:
- Tính chất của xã hội Việt Nam: “dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa
phong kiến”.
- Đối tượng đấu tranh: chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ và
phong kiến phản động
- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: "đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc
lập và thống nhất thật sự cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa
phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây
cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”.
- Động lực của cách mạng Việt Nam gồm có bốn giai cấp là: giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc, ngoài ra còn có những
thân sĩ (thân hào, địa chủ) yêu nước và tiến bộ.
- Giai cấp công nhân đóng vai trò là lực lượng lãnh đạo
- Triển vọng phát triển của cách mạng Việt Nam nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
- Điều lệ mới của Đảng được Đại hội thông qua có 13 chương, 71 điều.
* Nội dung Đại hội:
- Do nhu cầu kháng chiến, giai cấp công nhân và nhân dân mỗi nước Việt Nam,
Lào, Campuchia cần 1 đảng riêng. Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai.
- Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng riêng. Ở
Việt Nam lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
- Thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn
luận của Đảng.
- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự
khuyết. Ban Chấp hành đã bầu Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên chính thức và 1 ủy viên
dự khuyết và Ban Bí thư. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch, Trường Chinh
được bầu làm Tổng Bí thư.
* Ý nghĩa:
- Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) đánh dấu bước phát triển mới trong
quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng. Có ý nghĩa quyết định đối với thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đại hội II thành công là một bước tiến mới
của Đảng về mọi mặt, là “Đại hội kháng chiến kiến quốc“, “thúc đẩy kháng chiến
đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam”.
* Hạn chế: Đại hội cũng có hạn chế, khuyết điểm về nhận thức là mắc vào tư
tưởng “tả” khuynh, giáo điều, rập khuôn máy móc, đưa cả lý thuyết Stalin, tưởng
Mao Trạch Đông vào làm “nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động
của Đảng”.
Đại hội III: ĐH xây dựng CNXH ở M. Bắc và đấu tranh hòa bình thống
nhất nước nhà
1. Thời gian: Tháng 9-1960
2. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội
Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”
 Về đường lối chung của cách mạng VN: thực hiện đồng thời hai chiến
lược cách mạng khác nhau ở hai miền: Một là, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc. Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả
nước.
 Về mục tiêu chiến lược chung: trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là
giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất đất nước.
 Về vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược cách mạng ở mỗi
miền, Đại hội nêu rõ: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây
dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mang miền
Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết
định nhất (hậu phương) đổi với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và
đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp (tiền tuyến) đối với sự nghiệp giải
phóng miền Nam khỏi ách thống trị của để quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện
hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dận chủ nhân dân
trong cả nước.
 Về hòa bình thống nhất Tổ quốc, Đại hội chủ trương kiên quyết giữ vững
đường lối hòa bình để thống nhất nước nhà, vì chủ trương đó phù hợp với nguyện
vọng và lợi ích của nhân dân cả nước ta cũng như của nhân dân yêu chuộng hòa
bình thế giới.
 Về triển vọng của cách mạng, Đại hội nhận định cuộc đấu tranh nhằm thực
hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước ta. Đó là
một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế
quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất định
thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà.
 Về xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ đặc điểm của miền Bắc, trong
đó, đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Đại hội xác định
rằng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là một quá trình cải biển cách
mạng về mọi mặt.
 Đại hội đã phát động phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất” (1961 - 1965).
 Thành công cơ bản, to lớn nhất của Đại hội lần thứ III của Đảng là đã
hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
mới, đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mang
khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt của
cả nước là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc.
 Hạn chế: nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn giản đơn,
chưa có dự kiến về chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội IV: : Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc, đưa cả nước đi lên CNXH
1. Thời gian, địa điểm
- Diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976 tại Hà Nội
- Tham dự đại hội có tất cả 1008 đại biểu chính thức, thay mặt cho 1.550.000 đảng
viên của cả hai miền đất nước, cùng với sự có mặt của nhiều Đảng cộng sản và các
tổ chức quốc tế khác.
- Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 uỷ viên chính thức và 32
uỷ viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm có 14 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự
khuyết
2. Bối cảnh: Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV diễn ra trong bối cảnh cuộc
Kháng chiến chống Mỹ đã đạt được thắng lợi, hai miền Nam Bắc thống nhất sau
hơn 20 năm chia cắt
3. Thông qua văn kiện : Đại hội đã thông qua: Báo cáo chính trị, Báo cáo về
phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 - 1980),
Nghị quyết đổi tên Đảng lao động Việt Nam thành Đảng cộng sản Việt Nam, đồng
chí Lê Duẩn làm Tổng bí thư
4. Ý nghĩa đại hội IV:
 Đại hội đã tổng kết những bài học lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã ghi vào lịch
sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới
như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX.
 Đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt nhằm khắc phục hậu quả 30 năm
chiến tranh, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và
nhân dân thế giới để xây dựng lại đất nước, phá tan âm mưu bao vây, cô lập
của đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch.
 Chuyển đổi phương thức lãnh đạo của Đảng từ thời chiến sang thời bình, từ
lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập sang lãnh đạo xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
 Quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt
Nam và sửa đổi Điều lệ Đảng.
 Đại hội lần thứ IV đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát
triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước.
5. Kết quả:
• Sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc chúng ta đã đạt được nhiều
thành tựu: xóa bỏ giai cấp bóc lột, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xây
dựng được cơ sở bước đầu của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được cải thiện.
• Đại hội lần IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định đường lối đưa cả nước tiến lên CNXH
mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn
• Kế hoạch 5 năm 1976-1980 do Đại hội đề ra đã đạt nhiều thành tựu trong khôi
phục kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Tầng lớp tư sản mại bản ở miền Nam bị xóa
bỏ.
• Cả nước hoà bình độc lập, thống nhất đang tiến lên chủ nghĩa xã hội với nhiều
thuận lợi cơ bản: tinh thần cách mạng đang lên sau khi giành thắng lợi vĩ đại, nhân
dân ta cần cù thông minh, sáng tạo, tha thiết với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, có Đảng Cộng sản lãnh đạo, có sự ủng hộ chí tình của các nước xã hội chủ
nghĩa và có những điều kiện về lao động, tài nguyên phong phú…
Đại hội V
- Thời gian: từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982

- Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

- Thành phần đại biểu: Tham dự Đại hội có 1033 đại biểu thay mặt 1.727.000
đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở. Trong số đại biểu đó có 14 đảng
viên từng tham gia các tổ chức tiền thân của Đảng; 102 đại biểu hoạt động trong
các cơ sở sản xuất công nghiệp; 118 đại biểu đại diện cho các dân tộc thiểu số phía
Bắc và Tây Nam; 79 đại biểu là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang,
chiến sĩ thi đua; một phần ba số đại biểu có trình độ từ đại học trở lên, nhiều đại
biểu là cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật. Đến dự Đại hội có 47
đoàn đại biểu quốc tế.

- Bối cảnh: Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất
nước sau 5 năm Kháng chiến chống Mỹ đang gặp những trì trệ nghiêm trọng. Bên
cạnh đó Việt Nam đang đóng quân ở Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây
Nam từ năm 1979 và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bị đổ vỡ sau Chiến tranh
biên giới phía Bắc 1979. Trung Quốc tiến hành hoạt động phá hoại biên giới trên
bộ và trên biển thường xuyên.

- Đại hội thảo luận và thông qua các văn kiện: Báo cáo chính trị; Phương hướng,
nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế và xã hội trong 5 năm (1981-
1985) và những năm 80; Báo cáo xây dựng Đảng và Điều lệ Đảng (bổ sung và sửa
đổi)

* Nội dung Đại hội:


- Một là, chỉ ra ba thắng lợi trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IV:
+ Nhanh chóng thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, thực hiện một bước
quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
+ Giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu biên giới,
bào vệ thành công độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, giúp đỡ Mặt
trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, cứu dân tộc Khơme khỏi họa diệt
chủng.
+ Đạt đựơc những thành tựu đáng kể trên mặt trận kinh tế. bước đầu khắc
phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh xâm lược và thiên tai liên tiếp xảy ra.
- Hai là, nêu lên hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn
mới: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Ba là, đưa ra quan niệm mới về chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Bốn là, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý một cách đồng bộ, làm cho kế hoạch
nhà nước thật sự là cương lĩnh thứ hai của Đảng, là công cụ trung tâm của hệ thống
quản lý.
- Năm là, đưa ra những điều chỉnh về nội dung, bước đi, cách làm của công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên.
- Về công tác đối ngoại, ra sức tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Về công tác xây dựng Đảng, chủ trương tiếp tục nâng cao tính giai cấp công
nhân, tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức

* Ý nghĩa:
- Nêu lên hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của nước ta trong giai đoạn mới là
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời xác định rõ mối quan hệ mật thiết giữa
hai nhiệm vụ chiến lược này trong tình hình mới
- Kế hoạch 5 năm 1981-1985 do Đại hội đề ra đã đạt được nhiều thành tựu nhưng
chủ yếu là trong nông nghiệp. Khoa học kĩ thuật được triển khai, bắt đầu khai thác
dầu mỏ và xây dựng nhiều công trình thủy điện như Thủy điện Hòa Bình, Thủy
điện Trị An.

* Hạn chế và khó khăn


- Đại hội vấp phải một số sai lầm, khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan,
nóng vội, giáo điều; sai lầm trong cả chủ trương cải tạo, quản lý kinh tế khi đưa ồ
ạt nông dân miền Nam, Tây Nguyên vào làm ăn tập thể, thể hiện tư tưởng bảo thủ,
trì trệ trong quản lý của Đảng và Nhà nước.
- Kinh tế Việt Nam mất cân đối lớn, kinh tế quốc doanh và tập thể luôn thua lỗ
nặng, không phát huy tác dụng. Kinh tế tư nhân và cá thể vẫn bị ngăn cấm triệt để.
Sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân, năng suất thấp, đời sống nhân dân
khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

Đại hội VI
1. Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986
2. 1129 đại biểu tham dự, 124 Ủy viên chính thức BCH TƯ, 13 Ủy viên
chính thức Bộ Chính Trị. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng
Bí thư.
3. Đại Hội rút ra 4 bài học quý báu:
- Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân
làm gốc”.
- Hai là, Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật,
khách quan.
- Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện
mới.
- Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một Đảng cầm quyền lãnh đạo
Nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
4. Đại hội thông qua các văn kiện chính trị quan trong, khởi sướng đường lối
đổi mới toàn diện với các vấn đề nổi bật sau
 Đại hội nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đánh
giá thành tựu, nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai, khuyết điểm của
Đảng trong thời kỳ 1975-1986
 Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế. Đổi mới
cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp
chuyển sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường.
 Đại hội khẳng định, chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con
người, cần có chính sách cơ bản, lâu dài, xác định được những nhiệm vụ,
phù hợp, với yêu cầu khả năng trong chặng đường đầu tiên.
 Đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh đất nước,
quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm chủ
động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc
 Đối ngoại góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh của Nhân dân thế giới.
 Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng cần phải đổi mới tư duy, đổi mới công tác cán
bộ và phong cách làm việc, giữ nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng,
tăng cường đoàn kết nhất trí. Cần phát huy quyền làm chủ tập thể, thực hiện
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tăng cường hiệu lực quản lý của
Nhà nước.
5. Nhiệm vụ bao trùm mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của
chặng đường đầu tiên là:
a. Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ ;
b. Bước đầu tạo ra cơ chế thị trường hợp lí, trong đó đặc biệt chú trọng ba
chương trình KT lớn là lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
XK, coi đó là sự cụ thể hoá nội dung CNH trong chặn đường đầu của
thời kỳ quá độ. ;
c. Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh
6. Phương hướng:
a. bố trí lại cơ cấu sản xuất
b. điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa
c. sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế
d. đổi mới cơ chế quản lí phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật
e. mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
7. Ý nghĩa:
a. Đại hội VI của Đảng là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện,
đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong thời kỳ quá độ lên cnxh.
b. Phân tích đúng nguyên nhân gây khủng hoảng trong vấn đề kinh tế - xã
hội.
c. Nhìn thẳng, nói rõ, nói đúng sự thật.
d. Đề xướng 1 đường lối đổi mới hoàn toàn.
e. Tuy nhiên, sau Đại hội, đất nước còn rối ren trong phân phối lưu thông.

Đại hội VII


*Thời gian: từ ngày 24 đến 27/6/1991
*Địa điểm: Hà Nội
*Đại biểu tham gia:
- Các đại biểu tham dự đại hội được lựa chọn từ các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn
thể, các lực lượng vũ trang và các chuyên gia, nhà khoa học. Trong đó, có 586 đại
biểu nam và 590 đại biểu nữ, đại diện cho 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và 10 Đảng bộ trực thuộc Trung ương.
- Đại biểu tham dự đại hội có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có nhiều kinh
nghiệm trong công tác, có uy tín và ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân. Trong
đó, có 146 đại biểu có trình độ đại học, 79 đại biểu có trình độ sau đại học, 42 đại
biểu là cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc.
*Văn kiện: Thông qua 2 văn kiện quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên cnxh và Chiến lược, ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến
năm 2000. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên cnxh
- 5 bài học lớn:
1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
2.Sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân. do Nhân dân, vì Nhân dân
3. Không ngừng củng cổ, tăng cường đoàn kết :Đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn
dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế
4. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
5. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách
mạng Việt Nam
- 6 đặc trưng cơ bản:
1. Do nhân dân lao động làm chủ.
2 Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
3. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,
hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện cá nhân.
5. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
6. Có quan hệ hữu nghị hợp tác với Nhân dân tất cả các nước trên thế giới
- 7 phương hướng lớn:
1. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
2. Phát triển lực lượng sản xuất
3. Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa
dạng về hình thức sở hữu
4. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo hướng xã hội chủ nghĩa,
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước
5. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa làm cho
thế giới quan Mác- Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ CHí Minh giữ vị trí chủ đạo trong
đời sống tinh thần xã hội
6. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc
7. Thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

* Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000
- Mục tiêu tổng quát đến năm 2000 là ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình
kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển. GDP
năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990
- Quan điểm Chỉ đạo của Chiến lược là:
+ Phát triển kinh tế - xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên
hiện đại trong một xã hội Nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xoá
bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với nhiều dạng sở hữu và hình
thức tổ chức kinh doanh, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước
- Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người,
giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao
động và của cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt
Nam phát huy ý chỉ tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức
làm giàu cho mình và cho đất nước
* Tổng kết bài học bước đầu qua 5 năm đổi mới:
- Một là, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, kết
hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt trong
sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới.
- Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức
và cách làm phù hợp
- Ba là, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đi đôi với g cường vai trò
quân lý của Nhà nước về kinh tế, xã hội
- Bốn là tiếp tục phát huy sâu Bà rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng phải
được lành đạo sốt, có bước đi văng chắc phù hợp
- Năm là, trong quá trình đổi mới phải quan tâm dự báo tình hình, ,kết hợp phát
hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định
thực hiện đường lối mới.
* Ý nghĩa:
Tại Đại hội VII, lần đầu tiên Đảng giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh:
“Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân
tộc và nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn của đất nước để đề ra
Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, nguyện
vọng của Nhân dân".
Đại hội VII của Đảng là “Đại hội của trí tuệ - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - đoàn
kết
Hội nghị Trung ương 3(6/1992) lần đầu tiên đưa ra chủ trương tự đổi mới tự chỉnh
đốn Đảng

You might also like