Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


----------000----------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI


TIÊU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ -ĐHQGHN

Giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Huyền

Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Anh, Lê Mai Chi, Nguyễn
Hương Giang, Nguyễn Ngọc Điệp

Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế

Lớp QH2022E KTQT 5

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2023

1
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 7 chúng em xin phép được gửi lời cảm ơn tới trường đại học Kinh
tế - ĐHQGHN vì đã tích hợp môn phương pháp nghiên cứu kinh tế vào trong chương
trình học. Đây là một môn học rất thú vị và hữu ích bởi thông qua quá trình học tập,
bọn em đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức mới nhằm phục vụ cho việc viết khóa
luận sau này.

Đặc biệt, chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Th.S Nguyễn Thị Huyền - giảng
viên của bộ môn phương pháp nghiên cứu kinh tế. Bởi cô đã luôn nhiệt tình hướng
dẫn và hỗ trợ chúng em xuyên suốt quá trình học tập trên lớp và cả quá trình nhóm em
thực hiện nghiên cứu “Thực trạng hoạt động quản lý chi tiêu của sinh viên trường đại
học Kinh tế - ĐHQGHN”.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện bài nghiên cứu nhưng do sự hạn chế về mặt thời gian,
về vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân nên nhóm chúng em còn nhiều thiếu
sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện
hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


Nhóm nghiên cứu
Nguyễn Minh Anh
Lê Mai Chi
Nguyễn Hương Giang
Nguyễn Ngọc Điệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................2
1.Tính cấp thiết của đề tài:..............................................................................................2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:.............................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:..........................................................3
5. Cấu trúc của đề tài......................................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI
TIÊU...............................................................................................................................5
1.1 Tổng quan nghiên cứu về quản lý chi tiêu............................................................5
1.1.1 Tại Việt Nam...................................................................................................5
1.1.2 Tại nước ngoài................................................................................................6
1.1.3 Nhận xét chung về tổng quan các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu.10
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý chi tiêu.........................................................................10
1.2.1 Các khái niệm liên quan đến chủ đề nghiên cứu..........................................10
1.2.1.1 Khái niệm quản lí chi tiêu......................................................................10
1.2.2 Vai trò của quản lí chi tiêu đối với cá nhân..................................................11
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................12
2.1 Quy trình nghiên cứu...........................................................................................12
2.2 Phương pháp thu thập thông tin..........................................................................12
2.2.1 Cỡ mẫu..........................................................................................................12
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu:...............................................................................13
2.2.3 Cách thức thu thập........................................................................................13
2.3Phương pháp phân tích thông tin.........................................................................14
2.3.1 Thống kê mô tả.............................................................................................14
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
CHI TIÊU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN..............15
3.1. Tổng quan về trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội....................15
3.1.1. Lịch sử hình thành của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
...............................................................................................................................15
3.1.2. Lịch sử phát triển của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.15
3.2. Kết quả nghiên cứu............................................................................................17

2
3.2.1. Thống kê mô tả theo mẫu............................................................................17
3.2.1.1. Theo giới tính........................................................................................17
3.2.1.2. Theo cấp bậc đại học và các khoa/ ngành.............................................17
3.2.2. Nghiên cứu...................................................................................................18
3.2.2.1. Mức thu nhập hàng tháng của sinh viên (tổng thể)...............................18
3.2.2.2. Mức thu nhập hàng tháng của sinh viên theo nơi ở...............................19
3.2.2.3. Nguồn thu nhập của sinh viên...............................................................19
3.2.2.4. Mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên..................................................20
3.2.2.5. Mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên (theo các khoản chi)................22
3.2.2.6. Mức chi tiêu vượt quá thu nhập + Lượng tiền dư vào cuối mỗi tháng..25
3.2.2.7. Mức tiết kiệm hàng tháng của sinh viên................................................26
3.2.2.8. Mức độ hài lòng của sinh viên với việc chi tiêu hiện tại của bản thân..27
3.2.2.9. Việc theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm là cần thiết
............................................................................................................................28
3.2.2.10. Thói quen theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm của
sinh viên..............................................................................................................29
3.2.2.11. Các khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu của sinh viên...................30
Chương 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ CHI TIÊU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -
ĐHQGHN.....................................................................................................................34
4.1. Về phía sinh viên:...............................................................................................34
4.2. Về phía gia đình:................................................................................................34
4.3. Về phía nhà trường:............................................................................................35
KẾT LUẬN..................................................................................................................36
PHỤ LỤC.....................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................44

3
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:

Sau đại dịch Covid 19, thói quen của người dân Việt Nam đã có sự thay đổi, một trong
những thay đổi phổ biến có thể kể tới đó là sự thắt chặt trong chi tiêu. Điều này được
lý giải là do trong thời gian giãn cách, nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh bị đình
trệ khiến cho các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, hệ quả là người lao động mất
đi nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã khiến giá
xăng tăng cao, kéo theo sự tăng giá của loạt mặt hàng thiết yếu. Vì vậy, việc người
dân phải cắt giảm chi tiêu là hành động tất yếu.

Tuy nhiên, tiết kiệm chi tiêu không đồng nghĩa với hà tiện, việc cân bằng giữa chi tiêu
và thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của cá nhân rất quan trọng. Do đó, quản lý chi tiêu sẽ là
kỹ năng cần thiết giúp các cá nhân đạt được mục tiêu trên. Ngoài ra, để tránh rơi vào
các trường hợp thụ động như trong dịch Covid, việc quản lý dòng tiền ra sẽ là chiếc
“phao cứu sinh” giảm thiểu khó khăn về tài chính cá nhân.

Chính vì vậy, vấn đề quản lý chi tiêu được quan tâm bởi mọi đối tượng thuộc mọi lứa
tuổi. Ở độ tuổi khác nhau, cách thức quản lý chi tiêu sẽ có sự khác biệt nhất định. Đặc
biệt, xã hội luôn dành sự chú ý tới việc chi tiêu của thế hệ gen Z - những người sinh từ
năm 1996 - 2012, bởi họ là tương lai của nền kinh tế. Vì vậy, đã có rất nhiều nhà
nghiên cứu thực hiện các đề tài liên quan tới vấn đề quản lí tài chính cá nhân của giới
trẻ, đặc biệt là sinh viên và những người mới đi làm. Cụ thể, họ đi sâu vào tìm hiểu
mức độ ảnh hưởng của một nhóm yếu tố như ý thức tài chính, hiểu biết tài chính, thái
độ tài chính,..đến hành vi tài chính chính của các cá nhân trên để từ đó đưa ra những
giải pháp cho từng đối tượng. Tuy nhiên, các nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam,
nói rõ hơn là ở các trường đại học như trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) còn
hạn chế và số liệu mới chỉ được cập nhập từ năm 2020 - 2022.

Việc lựa chọn tiến hành nghiên cứu ở UEB sẽ là một điểm mới so với các nghiên cứu
trước đây. Bởi UEB là trường chuyên đào tạo các khối ngành khác nhau, bao gồm các
chuyên ngành như tài chính ngân hàng, kế toán - kiểm toán, kinh tế quốc tế, quản trị
kinh doanh, kinh tế phát triển và kinh tế chính trị. Tất cả các khối ngành trên đều trang
bị cho sinh viên nền tảng kiến thức nhất định liên quan tới lĩnh vực kinh tế - tài chính.
Đây là một đặc điểm chung thú vị khi thực hiện khảo sát ở UEB. Ngoài ra, các sinh
viên đến từ các nhóm ngành đa dạng với nhiều cái nhìn khác nhau cũng sẽ giúp quá
trình thu thập thông tin trở nên dễ dàng hơn, từ đó có được cái nhìn tổng quát hơn về
thực trạng quản lí chi tiêu của sinh viên đại học.

Chính vì những lý do đó, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “ Thực trạng
hoạt động quản lý chi tiêu của sinh viên trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN”. Đề
2
tài nghiên cứu, phân tích và đánh giá tình hình quản lý chi tiêu của sinh viên trong
khuôn viên trường đại học Kinh tế. Đồng thời đi sâu vào việc khám phá thực trạng
cũng như thách thức, khó khăn mà sinh viên gặp phải khi quản lý chi tiêu cá nhân; từ
đó đề xuất những biện pháp cải thiện tình hình hiện tại.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1Mục tiêu nghiên cứu

- Nhằm đánh giá thực trạng quản lý chi tiêu của sinh viên trường đại học Kinh
tế - ĐHQGHN.

- Nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý chi tiêu cá nhân của sinh
viên trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Góp phần hệ thống hóa kiến thức và hiểu biết về quản lý chi tiêu của sinh viên.

- Đánh giá thực trạng quản lý chi tiêu của sinh viên trường đại học Kinh tế -
ĐHQGHN.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao kĩ năng quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên
trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

3. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động quản lí chi tiêu của sinh viên trường đại học Kinh tế -
ĐHQGHN như thế nào?

- Có những giải pháp nào nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động quản lí chi tiêu của
sinh viên trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN?

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

4.1Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên.

- Đối tượng khảo sát: Sinh viên năm 1, năm 2 tại trường đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về không gian: Trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

- Phạm vi về thời gian:

3
+ Thời gian nhóm đi thu thập dữ liệu: 10/1/2024 - 12/1/2024.

+ Thời gian nội dung thông tin: 2020 - 2022.

- Phạm vi về nội dung: Thực trạng hoạt động quản lý chi tiêu của sinh viên trường
đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

5. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu có kết cấu
gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý chi tiêu

Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động quản lý chi tiêu của sinh viên
trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chi tiêu của
sinh viên trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN

4
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ CHI TIÊU

1.1 Tổng quan nghiên cứu về quản lý chi tiêu

1.1.1 Tại Việt Nam

Nguyễn Vân Hà và Trương Hoàng Nam (2022) đã đánh giá sức ảnh hưởng của thảo
luận tài chính, hiểu biết tài chính và ý thức tài chính tới sức khỏe tài chính của giới trẻ
trên địa bàn Hà Nội. Các tác giả đã khảo sát 270 bạn trẻ, bao gồm các sinh viên đến từ
nhiều trường đại học và người đi làm theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện sử dụng
bảng hỏi phân phát qua Google Form. Phương pháp phân tích Cronchbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình
hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) được sử dụng. Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy thảo luận tài chính và ý thức tài chính là những yếu tố quan
trọng, có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tài chính của giới trẻ, trong khi đó tác động
của hiểu biết tài chính là không đáng kể. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng gợi mở
vai trò của ý thức tài chính như một nhân tố trung gian khi xem xét ảnh hưởng của
thảo luận tài chính đối với sức khỏe tài chính cá nhân. Các tác giả đề xuất nhiều nhóm
giải pháp, trong đó, giải pháp cần tập trung là thiết kế chương trình giáo dục phù hợp
và khuyến khích cha mẹ trao đổi với con cái về những vấn đề tài chính ngay từ khi
còn nhỏ.

Vũ Thị Mai và cộng sự (2021) đã tập trung làm rõ tác động của hiểu biết tài chính tới
hành vi quản lí tài chính cá nhân. Các tác giả đã đi khảo sát 655 sinh viên của 6
trường: Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng,
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Học viện Tài
chính thông qua bảng hỏi trực tiếp. Các phiếu khảo sát thu về sẽ được xử lí bằng các
phương pháp như thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương
quan Pearson và phân tích hồi quy. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ ra rằng hiểu biết
tài chính có tác động thuận chiều đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của sinh viên.
Khi hiểu biết tài chính càng cao thì hành vi quản lý tài chính cá nhân càng hiệu quả,
và ngược lại. Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp với từng đối tượng. Đối với sinh
viên thì cần nâng cao kiến thức tài chính của bản thân vì tầm quan trọng của việc hiểu
biết tài chính là vô cùng thiết thực, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tài chính của
mỗi cá nhân. Còn nhà trường và bậc phụ huynh cần phối hợp để có thể củng cố,
truyền dạy những kiến thức thực tế cho sinh viên để tránh khỏi những sai lầm trong
quản lí tài chính.

5
Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2022) đã đánh giá mức độ hiểu
biết tài chính và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của sinh viên
thuộc trường Đại học Tây Nguyên (ĐHTN). Cụ thể, các tác giả đã tiến hành khảo sát
535 sinh viên chính quy năm học 2021 - 2022 của trường ĐHTN theo phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện sử dụng bảng hỏi trực tiếp. Các phương pháp thống
kê mô tả, thống kê so sánh và mô hình hồi qui tuyến tính được kết hợp đồng thời để
xử lí số liệu. Qua phân tích, nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiểu biết tài chính cá nhân của
hầu hết sinh viên trường ĐHTN đang ở mức trung bình kém. Bên cạnh đó, các yếu tố
ảnh hưởng tích cực đến hiểu biết tài chính có thể kể tới như ngành học, được tiếp nhận
giáo dục tài chính từ sớm, tình hình tài chính của sinh viên, nơi ở và số năm học. Lý
giải cho điều này, nghiên cứu cho thấy những sinh viên thuộc khối ngành kinh tế
thường có hiểu biết tài chính hơn ngành khác. Hay những sinh viên được giáo dục về
tài chính ngay từ khi còn học phổ thông, sinh viên đã đi làm và có thu nhập, sinh viên
ở thành thị sẽ có lợi thế hơn trong việc tăng cường hiểu biết tài chính cá nhân. Ngoài
ra, số năm học đại học càng cao cũng làm tăng khả năng hiểu biết của sinh viên. Do
vậy, tác giả kiến nghị cần có sự phối hợp đồng bộ từ phía các cơ quan quản lý
giáo dục, trường ĐHTN và sinh viên trong việc nâng cao mức độ hiểu biết về tài chính
cá nhân cho sinh viên.

Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hạnh và đồng nghiệp (2023) tập trung vào yếu tố ảnh
hưởng đến hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trong bối cảnh
chuyển đổi số. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm định tính và định
lượng, nghiên cứu được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến chuyên gia, nghiên cứu
tài liệu và chọn mẫu bằng phương pháp hachtor thu được 207 phiếu trả lời từ các bạn
sinh viên tại các cấp, khối ngành đào tạo tại trường đại học Quốc tế Hồng Bàng. Kết
quả chỉ ra rằng sinh viên gặp khó khăn trong việc kiểm soát và cân bằng chi tiêu, cũng
như thiếu kiến thức về quản lý tài chính cá nhân. Nghiên cứu đề xuất nâng cao ý thức
của sinh viên thông qua việc tham gia các lớp học và câu lạc bộ về tài chính, đồng thời
tuyên truyền giáo dục tài chính không chỉ đến sinh viên mà còn đến gia đình họ.

1.1.2 Tại nước ngoài

Mohd Danial ZulFaris và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề quản lí tài
chính của một nhóm sinh viên tại một trường công lập ở Malaysia, cụ thể là cách họ
quản lí việc chi khoản vay sinh viên (PTPTN). Đặc biệt, nghiên cứu đi sâu vào phân
tích ảnh hưởng của các yếu tố như dân trí tài chính, ảnh hưởng từ cha mẹ, từ bạn bè
đồng trang lứa, khả năng tự chủ tới vấn đề quản lí tiền bạc của sinh viên. Các tác giả
đã tiến hành nghiên cứu dựa trên việc phân phát bảng hỏi trực tiếp tới 186 sinh viên,
hầu hết đang theo học ngành Kinh tế và Quản lí. Phương pháp phân tích hồi quy và
tương quan Pearson được sử dụng. Từ quá trình điều tra, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng
dân trí tài chính cũng như sự ảnh hưởng từ cha mẹ đóng một vai trò tích cực tới quản

6
lí tài chính của sinh viên, ngược lại, ảnh hưởng từ bạn bè và khả năng tự chủ có mối
quan hệ tiêu cực tới quản lí tài chính cá nhân. Bởi vì số đông sinh viên đều thừa nhận
rằng rất khó để kiểm soát bản thân trong việc chi tiêu. Ngoài ra, nhóm tác giả còn
nhận định rằng trong 4 yếu tố ảnh hưởng trên thì cha mẹ có sức ảnh hưởng rõ rệt nhất
trong hình thành thói quen quản lí tài chính của con cái. Do đó, nhóm tác giả kiến nghị
cha mẹ nên giáo dục con về tài chính từ sớm, nhất là về tầm quan trọng của việc tiết
kiệm. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đưa ra lời khuyên cho Quỹ Giáo dục Đại học
Quốc gia PTPTN về việc theo dõi sát sao các khoản vay hơn và thiết kế các chương
trình khuyến khích sinh viên tập trung dành số tiền vay được cho việc học tập.

Yohanis Ndapa Deda và cộng sự (2022) đã đánh giá mức độ dân trí tài chính cũng như
mức độ quản lí tài chính cá nhân của sinh viên đại học ở vùng biên giới Indonesia -
Timor Leste. Đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu cụ thể là 165 sinh viên trực thuộc
khoa Toán học tại Đại học Timor và đang trong học kì 1 tới học kì 9. Những sinh viên
này hoàn toàn được chọn ngẫu nhiên và được khảo sát thông qua bảng hỏi tạo lập trên
Google Form. Bài nghiên cứu đã xử lý số liệu thu thập được bằng mô hình hồi qui
tuyến tính và thống kê mô tả. Để từ đó đưa tới kết luận: Dân trí tài chính còn thấp và
sinh viên vẫn chưa biết cách quản lí tài chính. Qua đó, nhóm tác giả đã đề xuất trong
tương lai, nhà trường nên thiết kế các khóa học, xây dựng bộ tài liệu giảng dạy liên
quan tới dân trí tài chính để cải thiện hiểu biết của sinh viên, nhằm góp phần gia tăng
hiệu quả quản lí tài chính cá nhân.

Lilian Gumbo và cộng sự (2022) đã đánh giá kĩ năng quản lí tài chính và trải nghiệm
liên quan tới tài chính của sinh viên trong đại dịch Covid 19. Bài nghiên cứu đã tập
trung đi sâu vào đánh giá các kĩ năng cụ thể như kĩ năng lập kế hoạch tài chính và kĩ
năng quản lí tiền. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xác định tác động của nhân khẩu học
tới kĩ năng quản lí tài chính của sinh viên giữa đại dịch. Để tiến hành nghiên cứu,
nhóm tác giả đã lựa chọn có chủ đích 181 sinh viên hệ vừa học vừa làm của khoa
Khoa học Kinh doanh/ Thương mại thuộc 2 trường đại học ngẫu nhiên ở bang
Zimbabwe và gửi bảng hỏi thông qua E-mail, kết hợp với phỏng vấn qua điện thoại
với 20 sinh viên trong tổng số 181 sinh viên (hầu hết là đại diện lớp). Phương pháp xử
lí thông tin bao gồm kiểm định Chi bình phương và phân tích tương quan Pearson.
Qua nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy đa số sinh viên không lập kế hoạch ngân sách
hoặc có lập nhưng còn hời hợt. Tình trạng sinh viên hết tiền trước khi nhận lương
tháng tiếp và phải vay mượn từ bạn bè còn rất phổ biến. Một điều trái nghịch là hầu
hết các sinh viên đều đặt ra mục tiêu tài chính muốn đạt được trong tương lai nhưng
rất ít sinh viên gửi tiền vào các tổ chức tài chính, phần lớn là cất trữ tiền mặt trong nhà
hoặc nhờ người thân giữ hộ, số còn lại chẳng có khoản tiết kiệm hay bất cứ đầu tư
nào. Điều đó cũng lý giải vì sao trong đại dịch, nhiều sinh viên không có khoản để
dành cho trường hợp bất trắc hoặc để chi trả cho các chi phí y tế có thể phát sinh. Tuy
nhiên, không loại trừ các nhân tố như tuổi, tình trạng hôn nhân, thu nhập có liên quan

7
tới việc “cháy ví” của sinh viên trong đại dịch. Trong đại dịch, một số bị cắt giảm
lương, bố mẹ mất việc..dẫn tới việc sinh viên không đủ khả năng chi trả cho nhu cầu
thiết yếu hay thậm chí là học phí. Để giải quyết tình trạng đó, nhóm tác giả có đề xuất
các giải pháp, trong đó đáng chú ý nhất là mở các lớp học tài chính cá nhân tại các
trường đại học nhằm giúp sinh viên nâng cao kĩ năng lập ngân sách, lập kế hoạch tài
chính, đầu tư và tiết kiệm.

Mijeong Noh (2022) đã đi sâu vào khai thác tác động của giáo dục tài chính từ bố mẹ
tới thái độ và hành vi tài chính của sinh viên, đặc biệt chỉ rõ vai trò trung gian của kiến
thức tài chính và lòng tự trọng trong mối quan hệ trên. Nhằm thực hiện nghiên cứu,
tác giả đã phân phát bảng hỏi online tới 193 người, gồm sinh viên chưa tốt nghiệp và
đã tốt nghiệp của một ngành tại đại học Midwestern. Phương pháp mô hình cấu trúc
tuyến tính (SEM), phân tích thành phần chính (PCA) kết hợp với phép quay vuông
góc Varimax và phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) được sử dụng. Bài
nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng giáo dục tài chính từ bố mẹ có ảnh hưởng tích cực
tới hành vi tài chính của sinh viên cả trực tiếp và gián tiếp thông qua lòng tự trọng và
thái độ tài chính. Ngoài ra, lòng tự trọng đóng một vai trò trung gian trong kết nối sự
giáo dục tài chính từ bố mẹ tới hành vi và thái độ tài chính của sinh viên, trong khi đó
kiến thức tài chính không đóng một vai trò nào cả. Từ đó, tác giả khẳng định rằng giáo
dục tài chính từ cha mẹ tạo ra ảnh hưởng tích cực tới thái độ và hành vi tài chính của
con thông qua việc làm tăng lòng tự trọng của con.Và tác giả cũng gợi ý thiết kế
chương trình học chính quy tập trung nâng cao lòng tự trọng của sinh viên để từ đó có
thể truyền tải những kiến thức về quản lí tài chính một cách có hiệu quả hơn. Một
trong những cách để hiện thực hóa đề xuất đó là xây dựng môi trường học thật ấm áp,
gắn kết và luôn khuyến khích lối giao tiếp tích cực, có thể hiểu là bắt chước cách bố
mẹ dạy con về tài chính ở nhà.

Soo - Cheng Chuah và cộng sự (2020) đã nghiên cứu về ảnh hưởng thái độ tài chính,
kiến thức tài chính, tự chủ tài chính và mức độ tự quyết lên hành vi quản lý tài chính
cá nhân của sinh viên. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 272 sinh viên tại trường Đại
học Teknologi MARA Puncak Alam Campus ở Malaysia với phương pháp chọn mẫu
thuận tiện và phân phát bảng hỏi. Phương pháp mô hình cấu trúc bình phương nhỏ
nhất từng phần (PLS - SEM) được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ, kiến
thức tài chính có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tài chính của sinh viên. Không chỉ
vậy, bài nghiên cứu còn chỉ ra sự tự chủ tài chính và sự tự tin còn là nhân tố quan
trọng góp phần nâng cao hiệu quả hành vi quản lý tài chính cá nhân của sinh viên. Từ
đó, nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp bao gồm đưa môn học kế hoạch tài chính cá
nhân vào chương trình giảng dạy của trường đại học để nâng cao kiến thức của sinh
viên về tài chính và quản lý rủi ro và bản thân sinh viên cũng phải tự chủ động nâng
cao kiến thức tài chính trong cuộc sống.

8
Nghiên cứu của Irna Liza Muliana (2022) tập trung vào mối liên hệ giữa quản lý tài
chính và thói quen mua sắm với kiến thức tài chính của sinh viên tại trường đại học
Sultan Idris Education (UPSI) ở Malaysia. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được
áp dụng thông qua việc phân phối bảng hỏi cho 213 sinh viên từ UPSI và sau đó tiến
hành phân tích suy luận. Nghiên cứu chỉ ra sự tương quan mạnh mẽ và thích hợp giữa
kiến thức về tài chính và quản lý tài chính của sinh viên, trong khi mối quan hệ giữa
thói quen mua sắm và quản lý tài chính chỉ ở mức trung bình. Kết luận của nghiên cứu
là quản lý tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến kiến thức tài chính, một quan điểm
được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Taft Et al. (2013). Thêm vào đó, kiến thức tài chính
cũng có tác động trực tiếp đến thói quen mua sắm, giúp sinh viên đưa ra quyết định
mua sắm thông minh, điều này cũng được Thumma & Madhabattula (2016) xác nhận.
Bài báo cáo đề nghị giải pháp là các bạn sinh viên nên lập kế hoạch quản lý tài chính
và mua sắm để hạn chế sự bất cẩn trong việc chi tiêu cá nhân.

Zhedi Wan (2020) tập trung vào xu hướng tài chính trực tuyến và ảnh hưởng của nó
đối với chi tiêu và đầu tư của sinh viên. Bằng cách thu thập 514 phiếu hỏi thông qua
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản tại trường đại học Sichuan ở Trung Quốc
và sử dụng phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu chỉ ra những ảnh hưởng tích cực
và tiêu cực của tài chính trực tuyến đối với sinh viên. Sự phát triển của internet giúp
sinh viên dễ dàng tiếp cận thông tin quản lý tài chính và tiền bạc nhanh chóng. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại rủi ro như chi tiêu không kiểm soát, thiếu kế hoạch đầu tư và thiếu
kiến thức tài chính tự thân. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp như hợp tác với trường
để tăng cường giáo dục và tuyên truyền, đặc biệt trong các lớp học tài chính, cũng như
thắt chặt an ninh tiêu dùng trực tuyến.

Oloyede Obagbuwa và đồng nghiệp (2020) tập trung vào ảnh hưởng của kiến thức tài
chính, thái độ tài chính, bối cảnh gia đình, tuổi, hỗ trợ tài chính và thói quen chi tiêu
đối với chi tiêu của sinh viên. Bằng cách sử dụng phương pháp chọn mẫu Krejcie và
Morgan’s thu thập dữ liệu từ 479 sinh viên tại đại học KwaZulu - Natal ở Nam Phi,
nghiên cứu chỉ ra rằng thái độ tài chính (khả năng quản lý tiền bạc) ảnh hưởng rõ ràng
đến thói quen chi tiêu của sinh viên. Tuy nhiên, do kiến thức cơ bản về quản lý tài
chính cá nhân của sinh viên còn thấp, nghiên cứu gợi ý biện pháp như giáo dục kiến
thức quản lý chi tiêu cho sinh viên trước khi họ bước vào đại học và khuyến khích họ
tham gia các lớp học và workshop về tài chính.
Nghiên cứu của Khairatun Nazah (2022) và nghiên cứu của Dewiana Novitasari cùng
các đồng nghiệp (2021) đều đi sâu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản
lý tài chính cá nhân của sinh viên. Trong nghiên cứu của Khairatun Nazah, phương
pháp nghiên cứu định lượng đã được áp dụng trên một mẫu phi ngẫu nhiên gồm 128
sinh viên tại trường đại học Politeknik Unggul LP3M ở Indonesia. Kết quả của nghiên
cứu này làm rõ rằng lối sống, kiến thức và đặc biệt là thái độ tài chính đều có ảnh
hưởng tích cực và rõ ràng đối với hành vi quản lý chi tiêu cá nhân. Trong đó, thái độ

9
tài chính được xác định là biến quan trọng nhất. Còn Dewiana Novitasari và nhóm
nghiên cứu (2021) đã tiếp cận nghiên cứu của họ thông qua phương pháp chọn mẫu
phi xác suất, thu thập dữ liệu từ 220 phiếu khảo sát. Kết quả cho thấy rằng hiểu biết về
tài chính, lối sống cá nhân cùng với địa vị và trình độ học vấn của phụ huynh đều có
tác động tích cực và rõ ràng đến cách mà sinh viên thực hiện quản lý tài chính cá
nhân. Những điều này không chỉ mở rộng cái nhìn về ảnh hưởng của các yếu tố đến
hành vi quản lý tài chính, mà còn làm nổi bật vai trò quan trọng của sự hiểu biết và
môi trường sống cá nhân, cũng như ảnh hưởng của gia đình và giáo dục học vấn trong
quá trình định hình hành vi quản lý tài chính của sinh viên.

1.1.3 Nhận xét chung về tổng quan các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Dựa trên việc tổng hợp, phân tích, và nghiên cứu các tài liệu trước đây, nhóm nghiên
cứu nhận thấy rằng nghiên cứu về tài chính cá nhân ở mức độ quốc gia, đặc biệt là ở
Việt Nam, vẫn còn có những khoảng trống đáng lưu ý, cần được điều tra thêm. Các
nhân tố được xem xét bởi các bài nghiên cứu trong quá khứ được cho là có ảnh hưởng
đáng kể đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của sinh viên là hiểu biết về tài chính,
thái độ tài chính, thói quen chi tiêu, và bối cảnh gia đình cá nhân. Phần lớn nghiên cứu
này tập trung vào các quốc gia đã và đang phát triển, nơi nền giáo dục từ phía nhà
trường và phụ huynh thường khuyến khích sinh viên tự chủ và có sự tự lập về tài
chính trước khi bước vào đại học.

Tuy nhiên, ở Việt Nam - với nền giáo dục vẫn mang nặng tính lý thuyết và thiếu sự
thực hành, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân - sinh viên thường chưa có
khả năng tự chủ tài chính và thiếu trải nghiệm thực tế về quản lý tài chính. Điều này
đã tạo ra một hiện tượng mà nhiều sinh viên, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các
quốc gia đang phát triển khác, vẫn gặp khó khăn khi phải tự quản lý chi tiêu cá nhân
khi gia nhập môi trường đại học.

Trong khi các nghiên cứu trước đây đã trình bày mối liên kết mật thiết giữa các nhân
tố ảnh hưởng tại một số khu vực cụ thể, chưa có sự chi tiết về tình hình quản lý chi
tiêu của sinh viên nói chung, đặc biệt là sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội. Nghiên cứu của chúng tôi đặt ra mục tiêu đi sâu hơn vào thực trạng quản lý
chi tiêu của sinh viên trong ngữ cảnh này, với việc thu thập dữ liệu trong khoảng thời
gian cụ thể là 10/1/2024 đến 12/01/2024 mang tính cập nhật cao. Những khía cạnh
này là điểm mới trong lĩnh vực nghiên cứu về quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên
của nhóm chúng tôi.

10
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý chi tiêu

1.2.1 Các khái niệm liên quan đến chủ đề nghiên cứu

1.2.1.1 Khái niệm quản lí chi tiêu

Theo Lusardi (2019), quản lí chi tiêu cá nhân là quá trình xác định nguồn thu nhập,
mức chi tiêu và phân bổ thặng dư để đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân trong
khoảng thời gian ngắn, trung và dài hạn. Nói cách khác, quản lí chi tiêu là việc quản lí
những khoản thu vào và những khoản phải bỏ ra để duy trì cuộc sống của các cá nhân.
Trong đó, các cá nhân phải cân nhắc bỏ ra những khoản chi tiêu hợp lý trong ngắn
hạn và dài hạn để từ đó duy trì được lượng tiền mặt vừa đủ cho chi tiêu trước mắt,
đồng thời đưa những khoản thanh toán chưa đến hạn vào đầu tư để gia tăng lợi nhuận.
Hơn nữa, các cá nhân khi thực hiện quản lí chi tiêu cũng cần phải tính đến những
khoản chi phát sinh đột xuất, do vậy, đòi hỏi những khoản đầu tư chưa dùng đến phải
có tính thanh khoản cao (Lusardi và cộng sự, 2017). Ngoài ra, quản lí chi tiêu còn bao
gồm quản lí tiền tiết kiệm - một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng không kém trong tài
chính cá nhân. Tiết kiệm giúp cá nhân có nguồn tài chính dự phòng trong trường hợp
khẩn cấp hoặc để thực hiện các mục tiêu tài chính trong tương lai. Bên cạnh đó, việc
chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu hằng ngày cũng cần được quản lí một cách hợp lý.
Bởi thói quen chi tiêu tốt là một yếu tố quan trọng để quản lí tài chính cá nhân hiệu
quả.

1.2.2 Vai trò của quản lí chi tiêu đối với cá nhân

Theo Hanna và Lindamood (2010), hành vi quản lý tài chính cá nhân giúp tăng lượng
tài sản, ngăn ngừa sự suy giảm tài sản và ổn định tiêu dùng. Ngoài ra, quản lý chi tiêu
giúp các cá nhân dự đoán và lập kế hoạch chi tiêu hợp lý bằng cách nắm bắt chi phí
của họ. Những người nhận biết được tình trạng tài chính của bản thân sẽ có suy nghĩ
kỹ lưỡng hơn trước khi mua sắm một thứ gì đó. Điều này giúp các cá nhân ngăn ngừa
được tình trạng chi tiêu mất kiểm soát khiến ngân sách bị thâm hụt. Những người có
ngân sách chi tiêu hợp lý sẽ có khả năng duy trì mức chi tiêu ổn định trong thời gian
dàihờ vậy mà các cá nhân có thể hạn chế rơi vào cảnh thiếu tiền hoặc vỡ nợ. Không
những vậy, nhờ quản lý chi tiêu, người ta có thể xác định các mục tiêu tài chính của
mình và lập kế hoạch để đạt được những mục tiêu này. Bên cạnh đó, khi các cá nhân
nắm bắt được mình chi tiêu như thế nào, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn và cảm thấy như
bản thân có quyền kiểm soát tài chính của mình. Điều này giúp giảm lo lắng về tài
chính và căng thẳng.

11
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, các câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

Bước 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đó, các bài báo, tư liệu có liên quan tới vấn
dề nghiên cứu.

Bước 3: Xác định các dữ liệu cần tìm, xác định phương pháp thu thập thông tin, phác
thảo nội dung bảng hỏi nháp rồi phỏng vấn thử các đối tượng nhằm chỉnh lý bảng hỏi
để phục vụ điều tra diện rộng.

Bước 4: Tiến hành chọn mẫu điều tra, cỡ mẫu.

Bước 5: Thu thập dữ liệu.

Bước 6: Nhập và xử lý thông tin, dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả trên phần
mềm SPSS.

Bước 7: Tổng hợp kết quả và kết luận.

Bước 8: Viết và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.

2.2 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1 Cỡ mẫu

Số lượng mẫu được nhóm nghiên cứu xác định dựa trên công thức:

n = N/(1 + N[e]^2)

Trong đó:

- n: Cỡ mẫu.

- N: Số lượng đơn vị của tổng thể là 4870.

- e: sai số cho phép (Chọn e = 0.1).

Nhóm thu về được cỡ mẫu tối thiểu là 98. Tuy nhiên, trong quá trình gửi bảng hỏi
khảo sát, nhóm đã thu về được 128 phản hồi. Sau khi xử lý và loại bỏ còn 124 phản
hồi đủ điều kiện để đưa vào phân tích định lượng.

12
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu:

Bài nghiên cứu áp dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng đối xứng. Cụ thể, nhóm
đã phân loại thành các nhóm dựa trên tiêu thức là theo ngành học khác nhau. Gồm 6
nhóm tương ứng với 6 ngành: Kinh tế chính trị, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển,
Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán. Quy mô của sinh viên
phân theo các ngành như sau:

- Quản trị kinh doanh: 38

- Tài chính - ngân hàng: 12

- Kế toán - Kiểm toán: 11

- Kinh tế quốc tế: 15

- Kinh tế: 11

- Kinh tế phát triển: 11

Sau đó, nhóm chia số lượng người cần khảo sát ở mỗi ngành cho 2 để đảm bảo tỷ lệ
sinh viên năm 1, năm 2. Kết quả cuối:

- Quản trị kinh doanh: 38. Cần khảo sát 19 người năm 1, 19 người năm 2.

- Tài chính - ngân hàng: 12. Cần khảo sát 6 người năm 1, 6 người năm 2.

- Kế toán - Kiểm toán: 11. Cần khảo sát 6 người năm 1, 6 người năm 2.

- Kinh tế quốc tế: 15. Cần khảo sát tối thiểu 7 người năm 1, tối thiểu 7 người
năm 2.

- Kinh tế: 11. Cần khảo sát 6 người năm 1, 6 người năm 2.

- Kinh tế phát triển: 11. Cần khảo sát 6 người năm 1, 6 người năm 2.

Mỗi khoa có danh sách lớp khác nhau rất khó nắm bắt và nhằm bắt kịp tiến độ kế
hoạch đã đề ra nên sau khi phân tầng, nhóm tiến hành chọn mẫu thuận tiện.

2.2.3 Cách thức thu thập

Nhóm tạo lập bảng hỏi trên Google Form và thực hiện phân phát bảng hỏi thông qua
Messenger và trên các hội nhóm trên Facebook.

13
2.3Phương pháp phân tích thông tin

2.3.1 Thống kê mô tả

Phương pháp phân tích thống kê mô tả là phương pháp gồm các kỹ thuật mô tả tập dữ
liệu, mẫu nghiên cứu dưới dạng số hoặc biểu đồ trực quan.

14
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ CHI TIÊU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -
ĐHQGHN

3.1. Tổng quan về trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.1.1. Lịch sử hình thành của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội vào năm 1974, trải qua 2 dấu mốc chuyển đổi trong lịch sử từ Khoa Kinh tế trực
thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
(09/1995) đến Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (07/1999). Trường
Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (University of Economics and
Business - Vietnam National University, Hanoi) đã chính thức được thành lập theo
Quyết định số 290/QĐ-TTg vào ngày 06/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã dần xây dựng được hình tượng là một ngôi trường Đại học có
bề dày lịch sử, truyền thống vững chắc nhưng cũng không ngừng đặt ra mục tiêu nâng
cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung cấp kiến thức chất lượng và có tầm
nhìn đổi mới không ngừng nhằm đạt đến đẳng cấp quốc tế.

3.1.2. Lịch sử phát triển của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hiện nay, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đang đứng đầu
trong việc chuyển đổi các chương trình đào tạo sang hệ chất lượng cao và xây dựng
các chương trình theo định mức kinh tế kỹ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày
càng cao từ xã hội. Trường đang triển khai 8 chương trình đào tạo bậc cử nhân (6
chương trình đào tạo chính quy và 2 chương trình đào tạo liên kết), 10 chương trình
đào tạo bậc thạc sĩ và 5 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ. Đồng thời để thực hiện cơ
chế tự chủ về tài chính, trường đã mở mới chương trình Thạc sĩ Quản trị các tổ chức
tài chính, Thạc sĩ Quản lý công (Liên kết với Đại học Uppsala - Thụy Điển, do Đại
học Quốc gia Hà Nội cấp bằng) và nhiều chương trình khác. Đây là bước tiến lớn
đánh dấu sự đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục Đại học của trường.

Không chỉ vậy, mục tiêu trong tầm tay của Trường Đại học Kinh tế là việc
kiểm định chất lượng theo chuẩn ACBSP, đồng thời đặt ra trong kế hoạch phát triển
chiến lược của trường để quốc tế hóa giáo dục và tích hợp vào kinh tế quốc tế, tính
đến thời điểm hiện tại, đã có 6 chương trình đào tạo bậc Đại học của trường đã hoàn
thành quá trình kiểm định và nhận được giấy chứng nhận đạt chuẩn (trong đó có 2

15
chương trình đào tạo kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA và 4 chương trình đào tạo
kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo).

Hơn nữa, trường Đại học Kinh tế đang đứng đầu về hoạt động trao đổi sinh
viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội và là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện trao
đổi sinh viên trong nước với các trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam cũng như chào
đón hàng trăm sinh viên và học viên cao học đến từ nhiều quốc gia khác nhau như:
Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, … tạo nên một môi trường học tập quốc tế đa
dạng.

Hình 3.1.2. Chương trình trao đổi tín chỉ của Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Nhắc đến yếu tố môi trường học tập thì không thể không kể đến hệ thống kết
nối giữa cộng đồng khoa học, doanh nhân với các câu lạc bộ sinh viên do Nhà trường
xây dựng. Liên kết này giúp cho sinh viên tiếp cận được nhiều hơn với cơ hội tuyển
dụng ngay khi còn đang đi học, với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn: Samsung,
SeaBank, Xuân Hòa, … hay nhận được nhiều loại học bổng đến từ các tổ chức, doanh
nghiệp trong và ngoài nước như: BIDV, VPBank, ACB, …

Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, với 45 năm phát
triển từ Khoa Kinh tế Chính trị (1974), đã đạt nhiều kỳ tích: Huân chương Lao động
hạng Ba (1997, 2022); hạng Nhì (2004); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ
Giáo dục và Đào tạo năm 2021; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2020-2021 vì thành
tích xuất sắc, dẫn đầu trong thi đua Đại học Quốc gia Hà Nội.

16
3.2. Kết quả nghiên cứu.

3.2.1. Thống kê mô tả theo mẫu.

3.2.1.1. Theo giới tính.

Bảng 3.2.1.1: Thống kê mẫu theo giới tính

Kết quả trong 124 sinh viên tham gia khảo sát, có đến 55.6% là sinh viên nữ,
còn lại 44.4% là sinh viên nam.

3.2.1.2. Theo cấp bậc đại học và các khoa/ ngành

Bảng 3.2.1.2.1: Thống kê mẫu theo năm học

Nhìn vào dữ liệu ta thấy đối tượng nhóm nghiên cứu hướng đến là sinh viên
năm nhất và năm hai, trong đó chiếm nhiều hơn là sinh viên năm hai với 50,8%, còn
lại 49,2% là sinh viên năm nhất. Do nhóm nghiên cứu toàn bộ là sinh viên năm hai,
tiếp cận với sinh viên cùng khóa dễ dàng hơn.

17
Bảng 3.2.1.2.2: Thống kê mẫu theo khoa/ ngành

Đồ thị 3.2.1.2.3: Thống kê mẫu theo khoa/ ngành

Theo biểu đồ trên, ngành Quản trị kinh doanh chiếm phần trăm nhiều nhất với
33.06%, tiếp theo đó là ngành Kinh tế và kinh doanh quốc tế với 17,74%, tiếp đến là
14,52% của ngành Tài chính ngân hàng, ngành Kinh tế phát triển chiếm 12,10%, cuối
cùng ngành Kinh tế chính trị và Kế toán - Kiểm toán cùng chiếm 11,29%.

18
3.2.2. Nghiên cứu

3.2.2.1. Mức thu nhập hàng tháng của sinh viên (tổng thể)

Bảng 3.2.2.1.1: Thống kê thu nhập hàng tháng của sinh viên

Theo dữ liệu thống kê, mức thu nhập hàng tháng của sinh viên thường sẽ rơi
vào khoảng mức trên 3 triệu (33,1%), tiếp theo đó là khoảng thu nhập từ 2 triệu đến 3
triệu (26,6%). Cuối cùng là mức thu nhập chỉ dưới 1 triệu với 24,2% và số sinh viên
kiếm được thu nhập từ 1 triệu đến 2 triệu chiếm 16,1%.

3.2.2.2. Mức thu nhập hàng tháng của sinh viên theo nơi ở

Bảng 3.2.2.2.1: Thống kê mức thu nhập hàng tháng của sinh viên theo nơi ở

Số liệu thống kê trên cho thấy, mức thu nhập bình quân hàng tháng của sinh
viên thuê trọ đạt mức cao nhất so với sinh viên ở cùng gia đình, người thân hay sinh
viên ở ký túc xá.

Trong đó, mức thu nhập của sinh viên ở cùng gia đình, người thân sẽ chiếm
phần lớn ở mức trên 3 triệu (30,4%); sinh viên ở trọ thì sẽ có mức thu nhập hàng tháng
dao động lớn hơn sinh viên ở cùng gia đình, người thân là ở mức trên 2 triệu (~75%).
Cuối cùng thì số sinh viên ở ký túc xá lại có mức thu nhập hàng tháng ít nhất với
khoảng dưới 1 triệu (40%).

19
3.2.2.3. Nguồn thu nhập của sinh viên

Bảng 3.2.2.3.1: Thống kê nguồn thu nhập của sinh viên

Biểu đồ 3.2.2.3.2: Thống kê nguồn thu nhập của sinh viên

Thực tế, theo số liệu thu thập được thì nguồn thu nhập chính và chủ yếu của các
bạn sinh viên đến từ hai lựa chọn đi làm thêm và nhận được sự chu cấp tài chính từ
gia đình chiếm 46% và 45,5% trong tổng số phiếu trả lời thu được. Còn nguồn thu
nhập từ học bổng, hỗ trợ tài chính cho sinh viên chỉ chiếm m ơi ột phần nhỏ với
8,6%.

3.2.2.4. Mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên

20
Bảng 3.2.2.4.1: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên theo nơi ở

Đa số, mức chi tiêu bình quân hàng tháng của sinh viên ở trọ sẽ cao hơn rất
nhiều so với sinh viên ở cùng gia đình và người thân hay sinh viên ở ký túc xá.

Đồ thị 3.2.2.4.2: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên ở cùng gia đình và
người thân

Đối với sinh viên ở cùng gia đình và người thân, số tiền chi tiêu hàng tháng rơi
vào mức khá thấp với khoản chi tiêu từ 500 nghìn đến dưới 2 triệu là chủ yếu (50%).
Tiếp đó là mức 2 triệu đến 3 triệu chiếm 19,6%; mức dưới 500 nghìn chiếm 16,1% và
cuối cùng là mức chi tiêu trên 3 triệu chỉ chiếm 14,3%.

Đồ thị 3.2.2.4.3: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên ở ký túc xá

Đối với sinh viên ở ký túc xá, số tiền chi tiêu hàng tháng sẽ có độ nhỉnh hơn so
với sinh viên ở cùng gia đình và người thân với mức chi tiêu từ 2 triệu đến 3 triệu
chiếm phần lớn (35%). Số tiền chi tiêu hàng tháng ở mức trên 3 triệu cũng chiếm 30%
trong tổng số câu trả lời thu thập được. Mức chi tiêu dưới 500 nghìn và từ 1 triệu đến

21
dưới 2 triệu có tỷ lệ phần trăm câu trả lời bằng nhau với 15%. Cuối cùng thì mức 500
nghìn đến dưới 1 triệu chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (5%).

Đồ thị 3.2.2.4.4: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên ở trọ

Đối với đối tượng sinh viên đi thuê trọ, phần lớn mức chi tiêu hàng tháng của
họ rơi vào khoảng trên 3 triệu (37,5%). Tiếp đó là khoảng 2 triệu đến 3 triệu chiếm
35,4% và mức chi tiêu 1 triệu đến dưới 2 triệu chiếm 27,1%. Không có sinh viên nào
có mức chi tiêu dưới 1 triệu.

3.2.2.5. Mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên (theo các khoản chi)

22
Bảng 3.2.2.5.1: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên theo các khoản chi

Bảng 3.2.2.5.2: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên về chi phí thuê nhà

Đối với khoản phí thuê nhà thì phần lớn sinh viên ở cùng gia đình và người
thân sẽ không phải chi trả cho khoản phí này (chiếm 87,5%), ngược lại thì sinh viên ở
ký túc xá đa số sẽ chi từ 500 nghìn đến dưới 1 triệu (30%) cho việc ở ký túc xá và sinh
viên thuê trọ sẽ chi từ 1 triệu đến dưới 2 triệu (41,7%) cho chi phí thuê nhà.

Bảng 3.2.2.5.3: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên về các khoản phí sinh hoạt

Tiếp tục đến các khoản phí sinh hoạt (Tiền ăn, tiền điện, tiền nước, …) thì phần
lớn sinh viên ở cùng gia đình và người thân không phải chi trả cho khoản phí này
(chiếm 39,3%) còn đối với sinh viên ở ký túc xá sẽ chi trả từ 1 triệu đến dưới 2 triệu
(40%) và sinh viên đi thuê trọ sẽ chi trả từ 500 nghìn đến dưới 1 triệu (39,6%).

Bảng 3.2.2.5.4: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên về chi phí học thêm, dụng cụ học tập

Về khoản phí học thêm và dụng cụ học tập, hầu hết sinh viên sẽ chi trả ở mức
dưới 500 nghìn với sinh viên ở cùng gia đình người thân chiếm 51,8% trong mức chi
tiêu, sinh viên ở ký túc xá chiếm 45% trong mức chi tiêu và sinh viên ở trọ chiếm
39,6% trong mức chi tiêu.

23
Bảng 3.2.2.5.5: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên về chi phí hoạt động ngoại khóa

Về khoản chi phí cho các hoạt động ngoại khóa (Giải trí, mua sắm, hẹn hò, …)
đa số sinh viên sẽ chi trả ở mức dưới 500 nghìn cho đến dưới 1 triệu với sinh viên ở
cùng gia đình và người thân chiếm 75% trong mức chi tiêu, sinh viên ở ký túc xá
chiếm 70% trong mức chi tiêu và sinh viên ở trọ chiếm 66,7% trong mức chi tiêu.

Bảng 3.2.2.5.6: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên về chi phí sức khỏe

Theo số liệu thu thập được thì đa phần sinh viên không chi trả cho khoản chi
phí về sức khỏe. Tuy vậy, mức chi tiêu dưới 500 nghìn vẫn đứng ở vị trí thứ hai với
sinh viên ở cùng gia đình và người thân chiếm 26,8% trong mức chi tiêu và sinh viên
ở trọ với 35,4% trong mức chi tiêu; còn lại sinh viên ở ký túc xá chi trả cho khoản phí
này ở mức 500 nghìn đến dưới 1 triệu (Chiếm 30% trong mức chi tiêu).

Bảng 3.2.2.5.7: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên về chi phí di chuyển

Cũng giống với khoản chi phí dành cho học thêm, dụng cụ học tập thì chi phí
cho việc di chuyển của sinh viên cũng rơi vào mức chi trả dưới 500 nghìn: sinh viên ở
cùng gia đình, người thân chiếm 71,4% trong mức chi tiêu; sinh viên ở ký túc xá
chiếm 55% trong mức chi tiêu và sinh viên ở trọ chiếm 58,3% trong mức chi tiêu.

24
Bảng 3.2.2.5.8: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên về chi phí khác

Về các chi phí phát sinh khác, đa phần sinh viên vẫn lựa chọn chi trả ở mức
dưới 500 nghìn.

Nhìn chung, sinh viên đa số sẽ lựa chọn chi trả cho các khoản phí dao động ở
mức 500 nghìn cho đến dưới 1 triệu. Ngoại trừ các chi phí thuê nhà và sinh hoạt phí
đối với sinh viên ở ký túc xá và thuê trọ sẽ có mức chi tiêu nhỉnh hơn so với sinh viên
ở cùng gia đình và người thân.

3.2.2.6. Mức chi tiêu vượt quá thu nhập + Lượng tiền dư vào cuối mỗi tháng

Bảng 3.2.2.6.1: Thống kê số lượng sinh viên chi tiêu vượt quá thu nhập

25
Bảng 3.2.2.6.2: Thống kê số lượng sinh viên còn dư tiền vào cuối mỗi tháng

Bảng 3.2.2.6.3: Thống kê khoảng thời gian sinh viên tiêu hết thu nhập

Trong số 124 số lượng câu trả lời thu được, phần lớn sinh viên sẽ chi tiêu hết
thu nhập của bản thân vào tuần thứ tư sau khi có thu nhập với 59,7%, tiếp sau đó là
tuần thứ hai sau khi có thu nhập chiếm 21%. Còn lại là 14,5% sinh viên chi tiêu hết
thu nhập vào tuần đầu và một phần rất nhỏ là 4,8% sinh viên chi tiêu hết thu nhập của
mình vào tuần thứ ba của tháng.

Tuy vậy, vẫn còn số lượng khá lớn sinh viên chi tiêu hết khoản thu nhập của
bản thân khi chưa hết tháng. Điều này dẫn đến kết quả của việc có đến 88 phiếu chọn
trong tổng số 124 câu trả lời đồng ý với việc đã từng chi tiêu vượt quá thu nhập
(chiếm 70,9%) và lượng tiền dư vào cuối mỗi tháng của sinh viên cũng chỉ ở mức
trung bình với 40 phiếu chọn bình thường (chiếm 32,3%).

3.2.2.7. Mức tiết kiệm hàng tháng của sinh viên

26
Bảng 3.2.2.7.1: Thống kê mức tiết kiệm hàng tháng của sinh viên theo nơi ở

Đồ thị 3.2.2.7.2: Thống kê mức tiết kiệm hàng tháng của sinh viên theo nơi ở

Theo số liệu thống kê thu thập được, số lượng sinh viên không có khoản tiết kiệm
phần lớn rơi vào những sinh viên ở cùng gia đình và người thân (53,7%), còn lại là
sinh viên ở trọ với 34,1% và sinh viên ở ký túc xá là 12,2%.

Tuy nhiên, nhìn chung thì số lượng sinh viên có khoản tiết kiệm sẽ rơi vào mức 500
nghìn đến dưới 1 triệu với sinh viên ở cùng gia đình và người thân chiếm 38,9%, sinh
viên ở trọ chiếm 37%, sinh viên ở ký túc xá chiếm 24,1%.

Còn đối với mức tiết kiệm khác thì sinh viên đi thuê trọ chiếm phần lớn ở mức 1 triệu
đến 2 triệu với 50% còn ở mức trên 2 triệu rơi vào sinh viên ở cùng gia đình và người
thân với 57,1%.

3.2.2.8. Mức độ hài lòng của sinh viên với việc chi tiêu hiện tại của bản thân

Bảng 3.2.2.8.1: Thống kê mức độ hài lòng của sinh viên với việc chi tiêu hiện tại của bản
thân

27
Đồ thị 3.2.2.8.2: Thống kê mức độ hài lòng của sinh viên với việc chi tiêu hiện tại của
bản thân

Kết quả điều tra cho thấy, các sinh viên cảm thấy bình thường với việc
chi tiêu hiện tại của bản thân với 41,94%, 27,42% sinh viên hài lòng với việc chi tiêu
của bản thân, tiếp đến là 15,32% sinh viên không hài lòng với việc chi tiêu của mình
và số sinh viên hoàn toàn hài lòng với việc chi tiêu, cuối cùng chỉ có 4,84% sinh viên
hoàn toàn không hài lòng với việc chi tiêu của bản thân.

3.2.2.9. Việc theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm là cần thiết

28
Bảng 3.2.2.9.1: Thống kê mức độ cần thiết của việc theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết
kiệm

Đồ thị 3.2.2.9.2: Thống kê mức độ cần thiết của việc theo dõi, kiểm soát và lên kế
hoạch chi tiêu, tiết kiệm

Theo dữ liệu thống kê, chiếm phần lớn là sinh viên hoàn toàn đồng ý với sự cần
thiết của việc theo, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm với 62,10%, 27,42%
là tỷ lệ sinh viên đồng ý việc theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm,
tiếp sau đó là 8,87% sinh viên được khảo sát thấy bình thường với việc theo dõi, kiểm
soát và lên kế hoạch chi tiêu , tiết kiệm. Cuối cùng chiếm tỷ lệ rất ít trong số sinh viên
được khảo sát cảm thấy việc theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm là
hoàn toàn không cần thiết với 1,61%.

3.2.2.10. Thói quen theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm của sinh
viên

29
Bảng 3.2.2.10: Thống kê thói quen theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm của sinh
viên

Sinh viên đi thuê trọ có thói quen theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu,
tiết kiệm chiếm phần lớn với 72,9%; tiếp theo đó là sinh viên ở ký túc xá với 60%
lựa chọn có. Ngược lại, sinh viên ở cùng gia đình và người thân, số lượng người có
thói quen và không có thói quen theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết
kiệm là gần như ngang nhau (48,2% với lựa chọn có và 51,8% với lựa chọn không).

3.2.2.11. Các khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu của sinh viên

Bảng 3.2.2.11: Thống kê các khó khăn mà sinh viên gặp phải trong việc kiểm soát chi tiêu

Trong số 124 sinh viên được khảo sát, chiếm đa số là sinh viên gặp khó khăn
trong việc kiểm soát chi tiêu với với 72,6%, còn lại 27,4% sinh viên không gặp khó
khăn trong việc kiểm soát chi tiêu. Với các sinh viên gặp khó khăn trong việc kiểm
soát chi tiêu, phần lớn do việc chi tiêu theo cảm xúc với 47,6%, tiếp đó là việc chi tiêu
thiếu kế hoạch với 32,8%, 18,5% cho lý do không có ý thức tiết kiệm và chiếm phần ít
là 1,1% là lý do khác.

3.2.2.12. Sự hướng dẫn từ gia đình

30
Bảng 3.2.2.12.1: Thống kê số lượng sinh viên có sự hướng dẫn từ gia đình trong việc quản lý chi tiêu

Đồ thị 3.2.2.12.2: Thống kê số lượng sinh viên có sự hướng dẫn từ gia đình trong việc
quản lý chi tiêu

Với câu hỏi “Bố mẹ có nói với bạn về tầm quan trọng của các khoản tiết kiệm
không?” có 58,9% sinh viên trả lời là có và 41,1% sinh viên trả lời là không. Có đến
83,9% sinh viên trả lời có với câu hỏi “Bố mẹ bạn có hướng dẫn bạn về việc chi tiêu
khi sống xa gia đình không?” và 16,1% sinh viên trả lời là không.

3.2.2.13. Hội thảo, lớp học về quản lý tài chính cá nhân

31
Bảng 3.2.2.13.1: Thống kê việc tham gia các hội thảo, lớp học về quản lý tài chính cá nhân của sinh
viên trong vòng 1 năm qua

Đồ thị 3.2.2.13.2: Thống kê việc tham gia các hội thảo, lớp học về quản lý tài chính
cá nhân của sinh viên trong vòng 1 năm qua

32
Bảng 3.2.2.13.3: Thống kê mức độ hữu ích của các hội thảo, lớp học mà sinh viên đã tham gia

Theo dữ liệu thống kê, trong 124 người có 63,71% sinh viên không tham gia
các hội thảo, lớp học về quản lý tài chính cá nhân trong vòng 1 năm qua còn lại
36,29% sinh viên có tham gia. Trong 45 sinh viên tham gia các hội thảo, lớp học về
quản lí tài chính cá nhân trong vòng 1 năm qua có 37,1% sinh viên cảm thấy các hội
thảo, lớp học là hữu ích, 16,9% sinh viên cảm thấy các hội thảo, lớp học rất hữu ích,
tiếp đó số sinh viên cảm thấy các lớp học, hội thảo không hữu ích là 10 sinh viên
chiếm 8,9%, cuối cùng chiếm số ít là sinh viên cảm thấy các lớp học, hội thảo bình
thường với 8,1%.

33
Chương 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

4.1. Về phía sinh viên:

Quản lý chi tiêu luôn là một kỹ năng thiết yếu mà mỗi cá nhân cần phải trang bị cho
bản thân nhằm đạt được một cuộc sống tài chính hạnh phúc. Đặc biệt là sau giai đoạn
dịch bệnh Covid 19, nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới phải hứng chịu hậu quả
nặng nề, thị trường việc làm bị thu hẹp. Đứng trước tình hình đó, sinh viên - những
người đang chuẩn bị bước chân vào thị trường lao động cần sự chuẩn bị tài chính cá
nhân đầy đủ, việc này yêu cầu mỗi sinh viên phải sở hữu kỹ năng quản lý chi tiêu
thành thạo. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và đề xuất
những giải pháp hợp lý dành cho việc quản lý chi tiêu của sinh viên.

Thứ nhất, sinh viên nên tự nâng cao nhận thức và có tinh thần ham học hỏi về kiến
thức tài chính. Vì đây là những kiến thức vô cùng thiết thực, có thể áp dụng được vào
đời sống, với hành vi mua hàng, quản lý chi tiêu, mua sắm của mỗi cá nhân. Sinh viên
có thể tham gia những lớp học tài chính cá nhân online miễn phí trên mạng, trên
trường để có thể vừa tích lũy tri thức và vừa thực hành áp dụng vào cuộc sống.

Thứ hai, sinh viên nên tìm kiếm những công cụ trợ giúp quản lý tài chính cá nhân như
các ứng dụng tích lũy tài chính; lập ra những kế hoạch, bảng biểu ghi lại những đồ
dùng cần thiết phải chi tiêu hàng ngày và ngân sách cá nhân để tiện theo dõi và quản
lý.

Thứ ba, một lối sống khỏe mạnh, giản dị là một lối sống cần thiết để quản lý chi tiêu
tốt. Sinh viên sống có quy luật, chỉ chi tiêu những vật dụng cần thiết mà ít khi mua
sắm theo cảm xúc sẽ có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

4.2. Về phía gia đình:


Từ trước tới nay, gia đình luôn là yếu tố đóng vai trò mạnh mẽ trong việc giáo dục,
truyền đạt tri thức đến sinh viên; nhất là đối với sinh viên vừa bước vào ngưỡng cửa
Đại học. Vì vậy, để sinh viên nhận thức rõ được tầm quan trọng của kỹ năng quản lý
chi tiêu, gia đình nên thường xuyên trao đổi các vấn đề liên quan tới chi tiêu cá nhân
với sinh viên trước khi lên Đại học. Đồng thời, chấn chỉnh sinh viên về lối sống phung
phí, không biết tiết chế. Gia đình cũng nên khuyến khích và cùng sinh viên đến các
lớp học, hội thảo quản lý tài chính cá nhân để tạo động lực cho sinh viên học hỏi kỹ
năng này.

34
4.3. Về phía nhà trường:

Để tăng tính hiệu quả của giải pháp, nhóm đề xuất thêm sự phối hợp từ ban giám hiệu
nhà trường. Nhà trường nên có các chính sách thích hợp nhằm góp phần tạo nên một
môi trường thuận tiện, an toàn cho sinh viên rèn luyện kĩ năng quản lý chi tiêu cá
nhân.

Thứ nhất, trường học nên mở thêm, giới thiệu các học phần quản lý tài chính vào
chương trình học và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy các lớp học, học
phần về tài chính, kinh tế. Điều này giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về tài chính và
hiểu rõ về những gì mình cần làm để không chỉ chi tiêu hợp lý mà còn có kiến thức
giúp ích cho công việc tương lai.

Thứ hai, các trường đại học nên tổ chức thêm các buổi hội thảo, lễ hội, trò chơi mang
chủ đề tài chính, chi tiêu để từ đó khuyến khích sinh viên cho dù không thuộc các khối
ngành về tài chính - kinh tế cũng sẽ được tiếp thêm hiểu biết về chi tiêu cá nhân đồng
thời có thêm hứng thú để tìm hiểu về các lớp học tài chính trong hoặc ngoài trường.

Thứ ba, nhà trường có thể lập ra các câu lạc bộ và học bổng nghiên cứu liên quan tới
bộ môn quản lý tài chính, khuyến khích các bạn sinh viên từ các khối ngành khác
nhau tìm hiểu và học tập thêm kiến thức để kỹ năng quản lý chi tiêu cá nhân trở nên
phổ biến, được hoan nghênh hơn.

35
KẾT LUẬN
Với sự cần thiết của kỹ năng quản lý chi tiêu cá nhân và tính ứng dụng cao của kỹ
năng này trong đời sống thực tế, ngày càng có nhiều nhóm nghiên cứu thể hiện mối
quan tâm về chủ đề này và đã công bố các công trình nghiên cứu về phân tích thực
trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính nói chung và quản lý chi tiêu cá
nhân nói riêng.

Nghiên cứu “ Thực trạng hoạt động quản lý chi tiêu của sinh viên trường Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN” của nhóm cũng đã góp phần đem lại một cái nhìn chi tiết về
tình hình quản lý chi tiêu của sinh viên trong thực tế. Sau khi xử lý dữ liệu bằng cách
áp dụng thống kê mô tả, nhóm đã rút ra được nguồn thu nhập của sinh viên chủ yếu từ
trợ cấp gia đình và đi làm thêm. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy sự khác nhau trong
mức chi tiêu và cách phân bổ nguồn thu nhập giữa các sinh viên, cụ thể những sinh
viên ở trọ phải chi tiêu nhiều nhất do phải chi trả thêm tiền trọ. Và chính những cá
nhân này cũng có mức tiết kiệm ổn định hơn so với nhóm còn lại là những người sống
cùng gia đình hay sống ở ký túc xá. Điều này có thể lý giải là do sinh viên ở trọ
thường có thói quen quản lý chi tiêu hơn. Ngoài ra, đa số sinh viên nhận thức được
tầm quan trọng của việc theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm tuy
nhiên họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này chủ yếu đến từ việc thiếu kế
hoạch chi tiêu hợp lý. Chính vì vậy mà hơn nửa đối tượng được khảo sát đều đã từng
chi tiêu vượt quá thu nhập. Về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ chi tiêu không kiểm
soát khiến các cá nhân khó đạt được tình hình tài chính ổn định.

Để cải thiện tình hình đó, nhóm nghiên cứu có đề xuất các giải pháp cho từng đối
tượng: dành cho sinh viên, dành cho gia đình và dành cho nhà trường. Với sinh viên,
nhóm khuyến khích các cá nhân học hỏi thêm các kiến thức quản lý chi tiêu thông qua
việc tham gia các lớp học tài chính cá nhân và sử dụng những ứng dụng theo dõi chi
tiêu. Đồng thời, giữ vững lối sống tiết kiệm, giản dị để tạo lập thói quen chi tiêu lành
mạnh. Với gia đình, gia đình nên thực hiện giáo dục về nhận thức cũng như tham gia
quá trình quản lý chi tiêu cùng sinh viên. Với nhà trường, phải kết hợp giữa tổ chức
thêm các lớp học quản lý tài chính và thành lập các câu lạc bộ, trao tặng học bổng
kinh tế - tài chính nhằm giúp các sinh viên từ các khối ngành khác có hứng thú tìm tòi,
hiểu biết thêm về các mẹo, kỹ năng chi tiêu hợp lý. Trên đây là một số giải pháp nhóm
nghiên cứu nhận thấy tính khả thi cao và khuyến khích được phổ biến rộng rãi trong
thực tế.

Bên cạnh đó, do thời gian có hạn, bài nghiên cứu được nhóm hoàn thiện trong khoảng
thời gian ngắn vì vậy còn tồn tại nhiều hạn chế có thể kể tới như kích thước mẫu nhỏ,
chỉ xấp xỉ 100 sinh viên và nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên đối
tượng khảo sát được chọn dựa trên mục đích chủ quan của nhóm, có thể nói tính đại

36
diện chưa được cao. Từ những hạn chế trên, nhóm đề xuất những bài nghiên cứu, báo
cáo trong tương lai nên tăng kích thước mẫu, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên và đầu tư thời gian cho nghiên cứu để thu thập và xử lý dữ liệu một cách kỹ
càng hơn.

37
PHỤ LỤC
1. Mẫu phiếu khảo sát

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ CHI TIÊU CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

Xin chào Anh/Chị, chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ lớp QH - 2022 - E KTQT 5.
Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu "Thực trạng hoạt động quản lí
chi tiêu của sinh viên trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN" nhằm phục vụ cho môn
Phương pháp Nghiên cứu Kinh tế. Chúng tôi mong Anh/Chị dành chút thời gian
khoảng 7 phút để trả lời bảng câu hỏi dưới đây. Chúng tôi cam đoan rằng, toàn bộ
thông tin Anh/Chị cung cấp sẽ được tổng hợp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên
cứu và sẽ được lưu dưới dạng khuyết danh.

Xin trân trọng cảm ơn!

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Giới tính của bạn là gì?

Nam

Nữ

2. Bạn là sinh viên năm mấy?

Năm nhất

Năm hai

Năm ba

Năm bốn

3. Bạn đang học khoa nào tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN?

Kinh tế và kinh doanh quốc tế

Tài chính ngân hàng

Kinh tế phát triển

Kinh tế chính trị

Kế toán - Kiểm toán

38
Quản trị kinh doanh

4. Nơi ở hiện tại của bạn

Ở cùng gia đình và người thân

Ở ký túc xá

Ở trọ

B. NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Mức thu nhập hàng tháng của gia đình bạn là bao nhiêu?

Dưới 10 triệu

10 triệu - 20 triệu

20 triệu - 30 triệu

Trên 30 triệu

2. Mức thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?

Dưới 1 triệu

1 triệu - dưới 2 triệu

2 triệu - 3 triệu

Trên 3 triệu

3. Thu nhập của bạn đến từ đâu? (Có thể chọn nhiều phương án)

Đi làm thêm

Gia đình chu cấp

Học bổng, hỗ trợ tài chính

Khác

4. Mức chi tiêu hàng tháng của bạn là bao nhiêu?

Dưới 500 nghìn

500 nghìn - dưới 1 triệu

1 triệu - dưới 2 triệu

2 triệu - 3 triệu

39
Trên 3 triệu

5. Bạn đã chi như thế nào?

0 500 1 triệu - 2 triệu - Trên 3


nghìn dưới 2 triệu 3 triệu triệu

Tiền thuê nhà

Các khoản phí sinh hoạt (Tiền


ăn, tiền điện, tiền nước..)

Chi phí học thêm, dụng cụ học


tập

Các hoạt động ngoại khóa (Giải


trí, mua sắm, hẹn hò..)

Sức khỏe (Khám chữa bệnh, mua


thuốc..)

Di chuyển

Khác (Tiền Internet, tặng quà,


thiện nguyện...)

6. Bạn vẫn còn dư tiền vào cuối mỗi tháng

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý

Bình thường

Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

7. Bạn thường tiêu hầu hết số tiền của mình vào lúc nào?

Tuần đầu sau khi có thu nhập

40
Tuần thứ hai sau khi có thu nhập

Tuần thứ ba sau khi có thu nhập

Tuần thứ tư sau khi có thu nhập

8. Bạn từng chi tiêu vượt quá thu nhập của mình

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý

Bình thường

Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

9. Nếu có, để tiếp tục chi tiêu, bạn sẽ lấy số tiền ấy ở đâu?

Gia đình, bạn bè

Cầm đồ

Tiền tiết kiệm

Tạm ứng chỗ làm

Khác

10. Bạn hài lòng với mức chi tiêu hiện tại của mình

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý

Bình thường

Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

11. Mức tiết kiệm hàng tháng của bạn là bao nhiêu?

Không tiết kiệm

500 nghìn - dưới 1 triệu

1 triệu - 2 triệu

Trên 2 triệu

41
12. Bạn thấy việc theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm là cần
thiết

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý

Bình thường

Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

13. Bạn có thói quen theo dõi, kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm
không?

Không

14. Bạn có thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu không?

Không

15. Các khó khăn trong việc quản lí chi tiêu của bạn là gì? (có thể chọn nhiều
phương án)

Thu nhập không ổn định

Chi tiêu theo cảm xúc

Thiếu kế hoạch chi tiêu

Không có ý thức tiết kiệm

Khác

16. Bố mẹ bạn có hướng dẫn bạn về việc chi tiêu khi sống xa gia đình không?

Không

17. Bố mẹ có nói với bạn về tầm quan trọng của các khoản tiết kiệm không?

Không

42
18. Bạn có tham gia các hội thảo, lớp học về quản lí tài chính cá nhân nào trong
vòng 1 năm qua không?

Không

19. Nếu có, bạn đánh giá mức độ hữu ích của các hội thảo, lớp học mà bạn đã
tham gia như thế nào?

Rất hữu ích

Hữu ích

Không hữu ích

Không hữu ích lắm

43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.1. Hà, N. V., & Nam, T. H. (2023). Sức khỏe tài chính của giới trẻ trên địa bàn Hà
Nội: Vai trò của thảo luận tài chính, hiểu biết tài chính và ý thức tài chính. Tạp
chí Khoa học Đại học cần Thơ, 59(2), 230-241.
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2023.084
1.2. Lê Thị Hồng Hạnh, L. T. H. H., Nguyễn Đỗ Bích Nga, N. . Đỗ B. N., Nguyễn
Thị Thanh Nhung, N. T. T. N., Nguyễn Thạnh Phú, N. T. P., Trần Nguyễn Hiền
Như, T. N. H. N., & Phạm Hoàng Lộc, P. H. L. (2023). Các yếu tố ảnh hưởng
đến hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại
học Quốc tế Hồng Bàng thời kỳ chuyển đổi số. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại
Học Quốc Tế Hồng Bàng, 25, 171–180.
https://doi.org/10.59294/HIUJS.25.2023.517
1.3. Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Bích Ngọc. (2022). Các nhân tố ảnh
hưởng đến hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Tây
Nguyên. Tạp trí khoa học Đại học Tây Nguyên, 16(57).
https://doi.org/10.5281/zenodo.7792873
1.4. Vũ Thị Mai, Nguyễn Thị Hải Hạnh, Trần Thị Hồng Thắm, Trần Ngọc Bảo Linh
Lê Uyển Nhi. (2021). TÁC ĐỘNG CỦA HIỂU BIẾT TÀI CHÍNH ĐẾN
HÀNH VI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN, 290(2).
https://ktpt.neu.edu.vn/Uploads/Bai%20bao/2021/So%20290%20tap
%202/380535.pdf
1.5. Vũ Thị Mai, Nguyễn Thị Hải Hạnh, Trần Thị Hồng Thắm, Trần Ngọc Bảo Linh
Lê Uyển Nhi. (2021). TÁC ĐỘNG CỦA HIỂU BIẾT TÀI CHÍNH ĐẾN
HÀNH VI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN, 290(2).
https://ktpt.neu.edu.vn/Uploads/Bai%20bao/2021/So%20290%20tap
%202/380535.pdf
1.6. Cổng Thông tin điện tử của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.(2021) Lịch sử
hình thành và phát triển Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
https://ueb.edu.vn/Gioi-Thieu/LICH-SU-PHAT-TRIEN/1835?
fbclid=IwAR0FReWN4U54vsiSdPlIzfcGctU3BFbH5xXW14X6dRDT3oFQQ
O_0w7nJZug

2. Tài liệu tham khảo tiếng Anh


2.1. Annamaria Lusardi, Pierre-Carl Michaud, Olivia S. Mitchell. (2013).
NATIONAL BUREAU OF ECONOMIC RESEARCH. NATIONAL
BUREAU OF ECONOMIC R]18669 http://www.nber.org/papers/w18669

44
2.2. Gumbo, L., Margaret, M., & Chagwesha, M. (2022). Personal Financial
Management Skills Of University Students and Their Financial Experiences
During The Covid-19 Pandemic. International Journal of Financial,
Accounting, and Management, 4(2), 129–143.
https://doi.org/10.35912/ijfam.v4i2.835
2.3. Khairatun Nazah, Maya Syahlina, Guliva Salsabila, Herlin Munthe, & Nidya
Banuari. (2022). Efforts to Improve Student Financial Management Behavior
through Lifestyle and Financial Knowledge and Financial Attitude. Enrichment
: Journal of Management, 12(4), 2931-
2939.https://doi.org/10.35335/enrichment.v12i4.758
2.4. Mijeong Noh. (2022). Effect of parental financial teaching on college students’
financial attitude and behavior: The mediating role of self-esteem,Journal of
Business Research,143,298-304.https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2022.01.054
2.5. Mohd Danial ZULFARIS, Hasri MUSTAFA, Norlida MAHUSSIN, Md.
Kausar ALAM, Zaidi Mat DAUD. 2020. Students and Money Management
Behavior of a Malaysian Public University. Journal of Asian Finance,
Economics and Business 7 (3), 245-251.
https://pdfs.semanticscholar.org/9d07/047f86117d3fc3c50fe1770b4d251767d2
cd.pdf
2.6. Muliana, I. L., & Hashim, E. (2022). Examining the Effect of Financial
Management, Shopping Behavior on Financial Literacy among University
Students . International Journal of Finance, Economics and Business, 1(1), 43–
50. https://doi.org/10.56225/ijfeb.v1i1.3
2.7. Ndapa Deda, Y., Disnawati, H., & Missa, A. (2022). Financial literacy and
personal financial management assessment among students in border area of
indonesia-timor leste. IJHCM (International Journal of Human Capital
Management), 6(1), 1-12. https://doi.org/10.21009/IJHCM.06.01.1
2.8. Novitasari, D., Juliana, J., Asbari, M., & Purwanto, A. (2021). The Effect of
Financial Literacy, Parents’ Social Economic and Student Lifestyle on Students
Personal Financial Management. Economic Education Analysis Journal, 10(3),
522-531. https://doi.org/10.15294/eeaj.v10i3.50721
2.9. Oloyede Obagbuwa, Farai Kwenda. (2020). Determinants of Students’
Spending Habits: a Case Study of Students at a Premier University of African
Scholarship.15(4). https://doi.org/10.31920/1750-4562/2020/v15n4a2
2.10. Sherman D. Hanna, Suzanne Lindamood. (2013). Quantifying the Economic
Benefits of Personal Financial Planning.
https://www.academyfinancial.org/resources/Documents/Proceedings/2009/4C-
Hanna-Lindamood-2.pdf
2.11. Soo-Cheng Chuah, Juliana Noor Kamaruddin, JS Keshminder Singh. (2020).
Factors Affecting Financial Management Behaviour among University

45
Students. MALAYSIAN JOURNAL OF CONSUMER AND FAMILY
ECONOMICS, 25. https://majcafe.com/wp-content/uploads/2022/11/Volume-
25-2020-Paper-7.pdf
2.12. Zhedi Wan. (2021). Investigation on College Students' Financial Management
Behavior and Research on Guiding Strategies,
233.https://doi.org/10.1051/e3sconf/202123301167

46

You might also like