đề-cương-10-1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Câu 1. Thời hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là
A. cách mạng 4.0. B. cách mạng kĩ thuật số. C. cách mạng kĩ thuật. D. cách mạng công nghệ.
Câu 3. Thành tựu quan trọng đầu tiên của các mạng công nghiệp lần thứ ba là
A. Ro bot. B. vệ tinh. C. tàu chiến. D. máy tính.
Câu 4. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin là
A. mạng kết nối Internet không dây. B. mạng kết nối Internet có dây.
C. máy tính điện tử. D. vệ tinh nhân tạo.
Câu 7. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là
A. cách mạng kĩ thuật số. B. cách mạng công nghiệp nhẹ. C. cách mạng kĩ thuật.D. cách mạng 4.0.
Câu 8: Cách mạng 4.0 hoàn toàn tập trung vào công nghệ kĩ thuật số và
A. kết nối vạn vật thông qua Internet. B. công cuộc chinh phục vũ trụ.
C. máy móc tự động hóa. D. công nghệ Robot.
Câu 10. Kho dữ liệu khổng lồ rất quan trọng trong sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0 đó là
A. Cloud. B. AI. C. In 3D. D. Big Data.

Câu 15. Vật liệu nào sau đây mới ra đời trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Sắt. B. Đá. C. Thép. D. Pô-li-me.
Câu 16. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? (giảm tải)
A. Quá trình khu vực hóa xuất hiện. B. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
C. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới sụp đổ hoàn toàn. D. Chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
Câu 17. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là quan trọng nhất trong các cuộc cách mạng công nghiệp là vì cuộc cách
mạng này đã
A. thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
B. dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới, mở rộng thị trường toàn cầu.
C. thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới điện xoay chiều và phổ biến máy tính kĩ thuật số.
D. mở ra kỷ nguyên công nghệ thông tin sử dụng máy tính kĩ thuật số và lưu hồ sơ kĩ thuật số.
Câu 18. Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư không bao gồm
A. internet. B. máy hơi nước. C. công nghệ thông tin. D. máy tính.
Câu 19. Tự động hóa và công nghệ Robot ra đời có điểm hạn chế là gì?
A. Nguy cơ người lao động bị mất việc làm. B. Gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường.
C. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. D. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.
Câu 21. Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Trí tuệ nhân tạo (AI). B. Mạng Internet không dây. C. Máy tính. D. Chinh phục vũ trụ.
Câu 22. Chức năng chính của Xôphia - robot đầu tiên được cấp quyền công dân là
A. làm việc trong dây chuyền sản xuất. B. dọn dẹp.
C. trò chuyện với con người. D. chinh phục vũ trụ.
Câu 24. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu nào đã giúp giải phóng sức lao động con người, nâng cao
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm công nghiệp?
A. Tự động hóa B. Công nghệ Robot C. Tự động hóa và Công nghệ Robot D. Công nghệ in 3D
Câu 25. Quá trình xây dựng tòa nhà bằng công nghệ in 3D so với cách xây dựng khác sẽ có ưu điểm gì?
A. Sản phẩm đẹp và bền hơn. B. Giá thành cạnh tranh.
C. Tiết kiệm nhân lực và chi phí. D. Chịu nhiệt độ cao hơn.
Câu 26. Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp con người tiết kiệm sức lao động B. Thay thế con người nghiên cứu khoa học.
C. Đẩy nhanh quá trình điện khí hóa sản xuất D. Không tiêu tốn chi phí sản xuất công nghiệp.
Câu 27. Một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế là
A. tạo ra bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất. B. kéo dài quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa.
C. giải phóng hoàn toàn sức lao động của con người. D. nới rộng khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
Câu 28. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại tác động tích cực nào sau đây về mặt văn hóa?
A. Dẫn tới sự phụ thuộc vào “thế giới mạng” của con người.
B. Làm phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật cá nhân.
C. Làm xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa.
BÀI 8,9 . HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ - TRUNG ĐẠI
Câu 1. Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ X TCN đến đầu Công nguyên. B. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
Câu 2. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn
A. hình thành của nền văn minh Đông Nam Á. B. phát triển mạnh của văn minh Đông Nam Á.
C. suy thoái của nền văn minh Đông Nam Á. D. văn minh Đông Nam Á bước vào thời cận đại.
Câu 3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhiều nước Đông Nam Á phải đối diện với
A. sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn. B. sự xâm chiếm và cai trị của người Hồi giáo.
C. sự xâm nhập của văn hóa Trung Hoa. D. sự xâm nhập của các nước phương Tây.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Thờ Chúa Giê-su. B. Tín ngưỡng phồn thực. C. Sùng bái tự nhiên. D. Thờ cúng tổ tiên.
Câu 5. Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ những quốc gia nào?
A. Trung Quốc và Ấn Độ. B. A-rập và Ai Cập. C. Ba Tư và Ấn Độ. D. Trung Quốc và Nhật Bản.
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Mang đậm ảnh hưởng từ bên ngoài. B. Mang màu sắc tôn giáo rõ nét.
C. Là tín ngưỡng của cư dân du mục. D. Lệ thuộc và gắn bó với thiên nhiên.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
B. Khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
Câu 9. Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?
A. Chữ Chăm cổ. B. Chữ Khơ-me cổ. C. Chữ Miến cổ. D. Chữ Nôm.
Câu 10. Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?
A. Chữ Chăm –pa cổ. B. Chữ Hán. C. Chữ La-tinh. D. Chữ giáp cốt.
Câu 13. Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào?
A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a.
Câu 14. Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
A. Hin-đu giáo. B. Phật giáo. C. Nho giáo. D. Hồi giáo.
Câu 15. Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng rõ nét của những quốc gia nào?
A. Ai Cập và Lưỡng Hà. B. Hy Lạp và La Mã. C. A-rập và Ba Tư. D. Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 18. Nhiều nước ở Đông Nam Á bước vào thời kì khủng hoảng và suy thoái từ thế kỉ
A. X. B. XVI. C. VII. D. II TCN.
Câu 21. Loại chữ viết nào sau đây không được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?
A. Chữ Chăm cổ. B. Chữ Khơ-me cổ. C. Chữ Miến cổ. D. Chữ Nôm.
Câu 22. Từ khi nào chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam Á được La-tinh hóa và sử dụng đến nay?
A. Từ thế kỉ X. B. Từ thế kỉ XVI. C. Từ thế kỉ VII. D. Từ thế kỉ II TCN.
Câu 23. Tôn giáo nào xuất hiện ở Đông Nam Á gắn liền với sự hiện diện của người phương Tây?
A. Phật giáo. B. Hồi giáo. C. Hin-đu giáo. D. Công giáo.
Câu 25. Loại chữ viết nào sau đây không được các nước Đông Nam Á tiếp nhận để sáng tạo thành chữ viết của mình?
A. Chữ Pa-li. B. Chữ Hán. C. Chữ Phạn. D. Chữ Ki-rin.
Câu 26. Nội dung nào sau đây thể hiện tính bản địa trong tín ngưỡng của cư dân Đông Nam Á?
A. Bà La Môn giáo xuất hiện ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên.
B. Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á cùng lúc với Bà La Môn giáo.
C. Hồi giáo có ảnh hưởng lớn ở Đông Nam Á với nhiều thành tựu.
D. Phổ biến các loại hình tôn giáo dựa trên tín ngưỡng vạn vật hữu linh.
Câu 27. Văn học viết ở Đông Nam Á ra đời muộn là do
A. nền văn học dân gian phát triển mạnh lấn át.
B. các quốc gia cổ Đông Nam Á có chữ viết muộn.
C. các vương triều cai trị có chính sách hạn chế văn học.
D. các quốc gia dân tộc ở đây chưa hình thành.
Câu 28. Trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, tôn giáo nào chưa phổ biến ở Đông Nam Á?
A. Phật giáo. B. Hồi giáo. C. Hin-đu giáo. D. Công giáo.
BÀI 10: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Câu 1. Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây?
A. Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
B. Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
Câu 4. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc thuộc nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Đông Sơn. B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 5. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào?
A. Kinh tế thương mại đường biển. B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước.
C. Kinh tế thủ công nghiệp. D. Kinh tế thương mại đường bộ.
Câu 6. Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
A. cá. B. rau. C. thịt. D. gạo.
Câu 7. Văn học thời kì Văn Lang - Âu Lạc là nền văn học
A. chữ viết. B. chữ Hán. C. truyền miệng. D. chữ Quốc ngữ.
Câu 8. Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là
A. Hùng Vương. B. Trưng Vương. C. Ngô Vương. D. An Dương Vương.
Câu 10. Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở
A. Phong Châu. B. Cổ Loa. C. Thăng Long. D. Đại La.
Câu 11: Truyền thống biết ơn tổ tiên, các vị anh hùng, người có công với làng nước của người Việt Nam hiện nay bắt
nguồn từ thời
A. Văn Lang – Âu Lạc B. Lâm Ấp. C. Chăm-pa. D. Phù Nam.
Câu 12:. Một số tục lệ ma chay cưới xin và lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc có nguồn gốc từ đâu?
A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, biến ơn anh hùng dân tộc.
B. Những ảnh hưởng của văn hóa Chăm pa, Phù Nam.
C. Những ảnh hưởng của Hin-đu giáo và Phật giáo.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc.
Câu 13: Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là
A. Đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm. B. Làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.
C. Đúc đồng, đồ gốm, dệt vải. D. Đúc đồng, đánh cá, đồ gốm.
Câu 16: Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là
A. Đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.
B. Khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.
C. Đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
D. Ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Giàu có về khoáng sản.
C. Hệ thống sông ngòi dày đặc. D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
Câu 18. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Óc Eo. B. Văn hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Đồng Đậu. D. Văn hóa Gò Mun.
Câu 19. Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?
A. Thờ Chúa. B. Ăn trầu. C. Nhuộm răng. D. Xăm mình.
Câu 20. Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ Đức Phật.
C. Sùng bái tự nhiên. D. Tín ngưỡng phồn thực.
Câu 21. Ý nào dưới đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
A. Lúa gạo là lương thực chính.
B. Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu.
C. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
D. Sùng bái tự nhiên và có tục phồn thực.
Câu 22: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc?
A. Nhà nước sơ khai, không còn là tổ chức bộ lạc.
B. Là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia.
C. Bộ máy còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
Câu 23: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
A. Sông Cả. B. Sông Mã. C. Sông Hồng. D. Sông Lam.
Câu 24: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã mang lại hiệu quả quan trọng nào
dưới đây?
A. Vùng đồng bằng các sông lớn được khai phá.
B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành gốm mĩ nghệ.
C. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Phổ biến việc dùng cày với sức kéo của trâu bò.
Câu 25: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán nào dưới đây?
A. Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.
B. Nhuộm răng đen, ăn trầu.
C. Xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.
D. Làm nhà trên sông nước.
Câu 27: Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
D. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét.
Câu 28: Ý nào phản ánh không đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời sớm nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Yêu cầu phát triển buôn bán với các tộc người khác.
B. Yêu cầu của hoạt động trị thủy để phục vụ nông nghiệp.
C. Yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
D. Những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội.

You might also like