Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

1

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI PHÁC ĐỒ ETOPOCIDE –
CISPLATIN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN
IIIB TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH
RESULTS OF CONCURRENT CHEMORADIATION THERAPY WITH ETOPOSIDE-
CISPLATIN IN STAGE IIIB NON-SMALL CELL LUNG CANCER AT NINH BINH
GENERAL HOSPITAL
Tác giả:
BSCK II. Trịnh Hùng Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Ung Bướu (chủ đề tài),
BS. Trịnh Văn Họa (cộng sự).
Nơi công tác: Trung tâm Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
SĐT: 0989.339.638. Email: trinhhungsonnb@gmail.com
Nơi tiến hành NC: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ
giai đoạn IIIB. Nhận xét kết quả bước đầu và một số tác dụng không mong muốn của hóa xạ trị
đồng thời.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm tất cả các bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn
IIIB được điều trị HXTĐT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình từ 6/2020 đến 10/2021 đủ điều
kiện tiêu chuẩn.
Kết quả: trong 31 trường hợp nghiên cứu, tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,1 ± 6,9;
Tỷ lệ nam/nữ = 5,2/1. Triệu chứng đau ngực (71,0%), ho khan (58,1%). U phổi phải (61,2%), u
ở phổi trái (38,8%). U biểu mô tuyến chiếm (71,0%) và biểu mô vẩy (19,3%). Giai đoạn T3
(41,9%), T4 (41,9%), N2 (87,1%). 90,3% đáp ứng 1 phần, 6,5% giữ nguyên bệnh, 3,2% bệnh
tiến triển sau điều trị. độc tính trên huyết sắc tối ở độ 1 (41,9%) và độ 2 (9,7%); buồn nôn/nôn
độ 1 (29,0%), mệt mỏi chán ăn độ 2 (87,1%), rụng tóc độ 1 (25,8%), viêm da độ 1 (32,3%), viêm
thực quản độ 1 (19,4%) và viêm xơ phổi độ 1 (9,7%) và độ 2 (9,7%).
Kết luận: Hoá xạ trị đồng thời phác đồ Etopocide - Cisplatin là lựa chọn thích hợp cho
điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB.
SUMMARY
Aims: Describe the clinocopathological characteristics of stage IIIB non-small cell lung cancer
(NSCLC) patients, early results and safety profile of concurrent chemoradiation therapy (CCRT)
with etoposide-cisplatin.
Patients and Methods: convenience sample of all eligible stage IIIB NSCLC patients treated
with CCRT at Ninhbinh General Hospital between June 2020 and October 2021.
Results: Of 31 participants, mean age was 66.1 ± 6.9; male:female = 5.2/1. Common symptoms
was chest pain (71.0%), dry cough (58.1%). Tumor located at the right side (61.2%), left side
(38.8%). The predominant pathologic type was adenocarcinoma (71%), followed by squasmous
cell carcinoma (19.3%). T3 tumors and T4 tumors was both 41.9%. Most had N2 disease
(87.1%). Treatment response: partial response (90.3%), stable disease (6.5%), progressive
disease (3.2%). Grade I and grade II anemia were 41.9%, and 9.7%, respectively; other adverse
events included: grade I nausea/vomitting (29%), grade II fatigue (87.1%), grade I alopecia
(25.8%), grade I radiation-induced dermatitis (32.3%), grade I esophagitis (19.4%), grade I
pneumonitis (9.7%), grade II pneumonitis (9.7%). None had grade III or more adverse events.
Conclusion: Concurrent chemoradiation therapy with etoposide-cisplatin is effective, safe and a
potential option in stage IIIB non-small cell lung cancer.
2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi nguyên phát (UTPNP) hiện là loại ung thư thường gặp trên thế giới. Theo
Globocan 2018, UTPNP đứng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn thế giới với 2,094 triệu ca
mắc mới (chiếm 11,6%) và 1,8 triệu ca tử vong (chiếm 18,4%) . Tại Việt Nam, UTPNP đứng
hàng thứ 2 ở nam, thứ 3 ở nữ về tỷ lệ mắc mới được ghi nhận năm 2018 và là nguyên nhân gây
tử vong do ung thư đứng hàng thứ 2 ở cả hai giới.
Ở Việt Nam, UTPNP hầu hết được phát hiện khi đã ở giai đoạn tiến triển. Ở giai đoạn
này tỉ lệ sống còn 5 năm chỉ tử 10 – 15%. HXTĐT với kĩ thuật xạ trị 3D-CRT, IMRT được xem
là lựa chọn điều trị chuẩn cho nhóm bệnh lý này trong các hướng dẫn thực hành lâm sàng của
ESMO và NCCN. Gần đây, các nghiên cứu đa quốc gia, đa trung tâm của châu Âu và Hoa kỳ ghi
nhận việc sử dụng các thuốc hóa trị thế hệ mới như phối hợp bộ đôi Etopocide-Cisplatin trong
HXTĐT cho thấy kết quả sống còn khả quan và mức độ độc tính tương đối thấp. Tại châu Á,
Etopocide - Cisplatin cũng được xem là một trong những phác đồ hóa trị được khuyến khích lựa
chọn cho các thử nghiệm lâm sàng về phối hợp HXTĐT. Tại Việt nam, việc áp dụng hóa-xạ trị
đồng thời kết hợp giữa hóa trị phác đồ Etopocide-Cisplatin với xạ trị 3D-CRT, IMRT ngày càng
phổ biến trong những năm gần đây. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, lần đầu tiên triển
khai xạ trị cho bệnh nhân, trong đó hóa xạ trị đồng thời trong điều trị ung thư phổi không tế bào
nhỏ đang được triển khai. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả hoá
xạ trị đồng thời phác đồ Etopocide - Cisplatin trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ
giai đoạn IIIB tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn
IIIB.
2. Nhận xét kết quả bước đầu và một số tác dụng không mong muốn của hóa xạ trị đồng thời.
ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU
Gồm 31 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB được điều trị HXTĐT tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Ninh Bình từ 6/2020 đến 10/2021 đủ điều kiện tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn chọn
- Được chẩn đoán xác định UTPKTBN theo mô bệnh học. Giai đoạn IIIB. Điều trị
HXTĐT Cisplatine 50mg/m2 ngày 1, 8, 29, 36; Etoposide 50mg/m2 ngày 1-5, 29-33, Xạ 60 Gy,
2 Gy/1 phân liều (kỹ thuật xạ 3D-CRT/IMRT).
- Tuổi: trên 18 tuổi
- Điểm đánh giá thể trạng PS: 0 - 1
- Có tổn thương đích đánh giá được theo tiêu chuẩn RECIST
- Số lượng bạch cầu > 4000/mm3, bạch cầu trung tính > 1500 mm3
- Tiểu cầu > 100.000/mm3; Chức năng gan < 1,5 lần giới hạn trên bình thường.
- Chức năng thận Creatinin < 1,5 lần giới hạn trên của giá trị bình thường.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Ung thư phổi loại tế bào nhỏ,
- UTPKTBN tái phát hoặc mắc nhiều bệnh ung thư,
- Đã được điều trị trước đó,
- Bệnh nhân có bệnh lý nội khoa nặng,
- Bệnh nhân có chống chỉ định với hóa trị,
- Bệnh nhân có thai và cho con bú,
- Hồ sơ lưu trữ không có đủ thông tin nghiên cứu,
- Bệnh nhân mất thông tin theo dõi.
Phương pháp nghiên cứu
3

Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp mô tả tiến cứu, có theo dõi dọc.
Các thông tin thu thập được mã hóa và xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0
Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân được khám lâm sàng, làm các cận lâm sàng (CLVT ngực có cản quang, nội
soi phế quản, siêu âm / CLVT ổ bụng có cản quang, CLVT/MRI sọ não, xương (khi nghi ngờ di
căn).
Chẩn đoán giai đoạn: áp dụng theo bảng phân loại TNM phiên bản 8 do Hội Nghiên cứu
Ung thư Phổi Thế giới.
Liệu trình điều trị:
Các bệnh nhân được điều trị hóa xạ trị đồng thời với phác đồ EP x 2 chu kỳ cùng xạ trị
liều lượng hóa chất như sau: Etoposid và Cisplatin (Cisplatin 50mg/m2 truyền ngày 1,8,29,36.
Etoposide 50mg/m2 truyền ngày 1-5 và 29-33). Xạ trị được tiến hành trên máy gia tốc tuyến tính
Elekta Synergy Platform với hóa trị với tổng liều 60 Gy được chia thành 5 phân liều / tuần, mỗi
phân liều 2 Gy, kỹ thuật xạ 3D-CRT hoặc IMRT sử dụng mức năng lượng chùm tia photons 6-15
Mv.
Đánh giá đáp ứng thực thể theo tiêu chuẩn của RECIST 1.1.
Đánh giá tác dụng không mong muốn do xạ trị theo tiêu chuẩn của CTCAE 4.0.
Đánh giá độc tính của hóa trị theo tiêu chuẩn của WHO.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
Thông tin chung của bệnh nhân
Giới tính của bệnh nhân: Có 26 bệnh nhân là nam giới (83,9%), chỉ có 5 bệnh nhân là nữ giới
(16,1%). Tỷ số nam:nữ = 5,2:1.
Nhóm tuổi của bệnh nhân theo giới tính: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,1 ± 6,9, nhỏ
nhất là 42 tuổi, lớn nhất là 78 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân có độ tuổi > 65 tuổi tuổi chiếm cao nhất với
61,3%. Bệnh nhân nam và nữ chủ yếu có độ tuổi > 65 (57,7% và 80,0%).
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân:
Lý do nhập viện:
Bảng 1. Lý do nhập viện
Đặc điểm Số lượng BN (n=31) Tỷ lệ (%)
Ho khan 17 54,8
Ho máu 2 6,5
Đau ngực 20 64,5
Khó thở, tức ngực 5 16,1
Sụt cân 2 6,5
Đau vai, tay 3 9,7
Mệt mỏi 1 3,2
Khác 1 3,2
Nhận xét: Lí do nhập viện phổ biến nhất là đau ngực (64,5%), và ho khan (54,8%). Tiếp đến là
khó thở, tức ngực (16,1%) và đau vai, tay (9,7%).
Triệu chứng cơ năng:
Bảng 2. Triệu chứng cơ năng
Đặc điểm Số lượng BN (n = 31) Tỷ lệ (%)
Ho khan 18 58,1
Ho đờm 1 3,2
Ho đờm máu 3 9,7
Ho máu 1 3,2
4

Đặc điểm Số lượng BN (n = 31) Tỷ lệ (%)


Sút cân 5 16,1
Đau ngực 22 71,0
Khó thở 5 16,1
Khàn tiếng 1 3,2
Nuốt nghẹn 1 3,2
Đau vai lan cánh tay 7 22,6
Mệt mỏi 3 9,7
Nhận xét: Về triệu chứng cơ năng, bệnh nhân chủ yếu đau ngực (71,0%), ho khan (58,1%) và
đau vai lan cánh tay (22,6%), ho đờm máu (9,7%).
Đặc điểm chụp cắt lớp vi tính:
Bảng 3. Vị trí u nguyên phát
Đặc điểm Số lượng BN (n=31) Tỷ lệ (%)
Thùy trên (P) 16 51,6
Thùy giữa (P) 1 3,2
Thùy dưới (P) 2 6,5
Thùy trên (T) 7 22,6
Thùy dưới (T) 5 16,1
Vị trí phổi
Phổi phải 19 61,2
Phổi trái 12 18,7
Tổng 31 100,0
Nhận xét:
Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu được chụp cắt lớp vi tính để đánh giá giai đoạn. Kết
quả cho thấy, có 19 bệnh nhân có u bên phải (61,2%), 12 bệnh nhân có u ở phổi trái (38,8%). Tỷ
lệ u phải/trái = 1,58/1.
Về vị trí giải phẫu, có 16 bệnh nhân (51,6%) có u nguyên phát ở thùy trên bên phải, 1
bệnh nhân (3,2%) có u ở thùy giữa phải, 2 bệnh nhân (6,5%) ở thùy dưới phải, 7 bệnh nhân
(22,6%) ở thùy trên trái và 5 bệnh nhân ở thùy dưới trái (16,1%). Có 1 bệnh nhân có u ở cả thùy
trên và thùy dưới phổi phải.

Phân loại mô bệnh học:


Bảng 4. Phân loại mô bệnh học
Đặc điểm Số lượng BN (n=31) Tỷ lệ (%)
Biểu mô tuyến 22 71,0
Biểu mô tế bào lớn 2 6,5
Biểu mô vẩy 6 19,3
Loại khác 1 3,2
Tổng 31 100,0
Nhận xét: Về đặc điểm mô bệnh học, bệnh nhân chủ yếu có u biểu mô tuyến (71,0%) và biểu mô
vẩy (19,3%). Có 2 bệnh nhân có u biểu mô tế bào lớn (6,5%) và 1 bệnh nhân có u biểu mô khác
(3,2%).
Kích thước u nguyên phát:
5

Bảng 5. Kích thước u nguyên phát


Đặc điểm Số lượng BN (n=31) KTTB (cm) Tỷ lệ (%)
Biểu mô tuyến 22 4,1 71,0
Biểu mô tế bào lớn 2 9,9 6,5
Biểu mô vẩy 6 4,6 19,3
Loại khác 1 0,6 3,2
Tổng 31 4,5 100,0
Nhận xét: Kích thước u trung bình là 4,5 cm. U biểu mô tế bào lớn có kích thước trung bình lớn
nhất với 9,9 cm, tiếp đến là biểu mô vảy (4,6 cm).
Đáp ứng điều trị:
Bảng 6. Đáp ứng chung sau điều trị
Đặc điểm Số lượng BN (n) Tỷ lệ (%)
Đáp ứng hoàn toàn 0 0,0
Đáp ứng một phần 28 90,3
Bệnh giữ nguyên 2 6,5
Bệnh tiến triển 1 3,2
Tổng 31 100,0
Nhận xét: 90,3% bệnh nhân đáp ứng 1 phần, 2 bệnh nhân giữ nguyên bệnh (6,5%) và 1 bệnh
nhân có bệnh tiến triển (3,2%) sau điều trị. Không có bệnh nhân nào đáp ứng hoàn toàn sau điều
trị.
Bảng 7. Đáp ứng sau điều trị theo mô bệnh học
Đặc điểm Đáp ứng một phần Không đáp ứng Tổng p-
value
Số lượng BN Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
(n) (%) lượng (%) BN (n) (%)
BN (n)
Biểu mô tuyến 19 86,4 3 13,6 22 71,0 0,34
Khác 9 100,0 0 0,0 9 29,0
Nhận xét: Theo tình trạng mô bệnh học, 100% bệnh nhân u biểu mô khác đáp ứng 1 phần, trong
khi tỷ lệ này ở bệnh nhân u biểu mô tuyến là 86,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
Bảng 8. Đáp ứng sau điều trị theo đặc điểm toàn trạng
Đặc điểm Đáp ứng một Không đáp ứng Tổng p-
phần value
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
lượng (%) lượng (%) BN (n) (%)
BN (n) BN (n)
PS=0 26 96,3 1 3,7 27 87,1 0,04
PS=1 2 50,0 2 50,0 4 12,9
6

Nhận xét: Ở nhóm toàn trạng bình thường, có 96,3% đáp ứng một phần và 3,7% không đáp ứng.
Ở nhóm toàn trạng có triệu chứng, chỉ có 50% đáp ứng một phần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
Tác dụng phụ trên huyết học:
Bảng 9. Tác dụng phụ trên huyết học, gan, thận
Độc tính Không Độ 1 Độ 2
Huyết sắc tố 15 (48,4%) 13 (41,9%) 3 (9,7%)
Bạch cầu 29 (93,6%) 1 (3,2%) 1 (3,2%)
Bạch cầu TT 30 (96,8%) 0 (0,0%) 1 (3,2%)
Tiểu cầu 31 (100,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%)
Creatinin 30 (96,8%) 1 (3,2%) 0 (0,0%)
GOT 30 (96,8%) 1 (3,2%) 0 (0,0%)
GPT 30 (96,8%) 1 (3,2%) 0 (0,0%)
Nhận xét: Bệnh nhân chủ yếu gặp độc tính trên huyết sắc tối ở độ 1 (41,9%) và độ 2 (9,7%).
Một số tác dụng không mong muốn khác:
Bảng 11. Một số tác dụng không mong muốn khác
Độc tính Không Độ 1 Độ 2 Độ 3
Buồn nôn/nôn 20 (64,5%) 9 (29,0%) 2 (6,5%) 0 (0,0%)
Mệt mỏi/chán ăn 1 (3,2%) 2 (6,5%) 27 (87,1%) 1 (3,2%)
Rụng tóc 19 (61,3%) 8 (25,8%) 4 (12,9%) 0 (0,0%)
Viêm da 21 (67,7%) 10 (32,3%) 0 (0,0%) 0 (0,0%)
Viêm thực quản 21 (67,7%) 6 (19,4%) 4 (12,9%) 0 (0,0%)
Viêm xơ phổi 25 (80,6%) 3 (9,7%) 3 (9,7%) 0 (0,0%)
Nhận xét: Bệnh nhân chủ yếu gặp tác dụng phụ không mong muốn bao gồm buồn nôn/nôn độ 1
(29,0%), mệt mỏi chán ăn độ 2 (87,1%), rụng tóc độ 1 (25,8%), viêm da độ 1 (32,3%), viêm thực
quản độ 1 (19,4%) và viêm xơ phổi độ 1 (9,7%) và độ 2 (9,7%).

BÀN LUẬN
Giới và tuổi:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có 26 bệnh nhân là nam giới (83,9%), chỉ có
5 bệnh nhân là nữ giới (16,1%). Tỷ số nam:nữ = 5,2:1. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,1
± 6,9, nhỏ nhất là 42 tuổi, lớn nhất là 78 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân có độ tuổi > 65 tuổi tuổi chiếm
cao nhất với 61,3%. Bệnh nhân nam và nữ chủ yếu có độ tuổi > 65 (57,7% và 80,0%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
Bùi Công Toàn (2013) nghiên cứu tại bệnh viện K cho thấy bệnh nhân có tuổi trung bình khá trẻ
(55,2 tuổi) với nhóm dưới 60 tuổi chiếm ưu thế 74%. Nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2013)
cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 71/29 với tuổi trung bình là 56.
Nghiên cứu của Radzikowska và cộng sự ở Ba Lan cho biết tuổi mắc bệnh trung bình ở
nữ là 60 ở nam là 62,2 ở nam giới. Tại Mỹ, tuổi mắc bệnh trung bình là 66 ở cả hai giới.
7

Đặc điểm lâm sàng:


Triệu chứng đau ngực (71,0%), ho khan (58,1%) và đau vai lan cánh tay (22,6%). Một số
các triệu chứng khác xuất hiện ở một số ít bệnh nhân như sút cân (16,1%), khó thở (16,1%), mệt
mỏi (9,7%), và ho đờm máu (9,7%). Chỉ có 1 bệnh nhân ghi nhận có ho đờm, ho máu, khàn
tiếng, và nuốt nghẹn.
Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh tại Bệnh viện Phổi Trung
ương, khi tác giả cho thấy triệu chứng đau ngực (71,2%) và gày sút cân (62,1%) và ho khan
(51,5%). Trần Đình Thanh và cộng sự (2011) tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cũng ghi nhận
69,2% bệnh nhân có ho và 65% bệnh nhân có đau ngực.
Chỉ số toàn trạng:
Phần lớn bệnh nhân ở nhóm không có triệu chứng lâm sàng, khỏe mạnh (PS=0) với
87,1%. Có 4 bệnh nhân có triệu chứng, giảm khả năng lao động (12,9%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh PS
= 0 chiếm 62,7% và PS = 1 chiếm 37,3%. Nghiên cứu của Albain KS và cộng sự PS = 0 chiếm
46% và PS = 1 chiếm 54%.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính:
Có 19 bệnh nhân có u bên phải (61,2%), 12 bệnh nhân có u ở phổi trái (18,7%). Tỷ lệ u
phải/trái = 1,58/1. Về vị trí giải phẫu, có 16 bệnh nhân (51,6%) có u nguyên phát ở thùy trên bên
phải, 1 bệnh nhân (3,2%) có u ở thùy giữa phải, 2 bệnh nhân (6,5%) ở thùy dưới phải, 7 bệnh
nhân (22,6%) ở thùy trên trái và 5 bệnh nhân ở thùy dưới trái (16,1%). Có 1 bệnh nhân có u ở cả
thùy trên và thùy dưới phổi phải.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Lê Tuấn Anh tại Bệnh
viện Chợ Rẫy cho thấy vị trí u ở thùy trên chiếm tỷ lệ cao hơn (43,4%) và cũng gặp típ biểu mô
tuyến hơn các típ mô bệnh khác, cũng tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Fraser R.G và
cộng sự mô tả tổn thương ở phổi phải nhiều gấp 1,5 lần phổi trái.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Lê Tuấn Anh tại
Bệnh viện Chợ Rẫy là 4,86 cm và nghiên cứu của Vũ Hữu Khiêm tại Bệnh viện Bạch Mai là
5,35 cm.
Đặc điểm mô bệnh học:
U biểu mô tuyến (71,0%) và biểu mô vẩy (19,3%). Có 2 bệnh nhân có u biểu mô tế bào
lớn (6,5%) và 1 bệnh nhân có u biểu mô khác (3,2%). Như vậy có sự ưu thế hơn của u biểu mô
tuyến so với các loại u biểu mô khác.
Kết quả này tương đồng so với nghiên cứu của Lê Tuấn Anh tại bệnh viện Chợ Rẫy khi
cho thấy 81,4% u biểu mô tuyến, 6,9% u biểu mô tiểu phế quản - phế nang và 11,6% có u biểu
mô tế bào vẩy. Vũ Hữu Khiêm (2017) tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỉ lệ ung thư biểu mô vẩy
và biểu mô tuyến tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi chiếm 21,4%, và 73%.
Nghiên cứu của chúng tôi khác với một số nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của
Kanamitsu tại Nhật bản với tỉ lệ ung thư biểu mô tuyến chiếm đa số 51%. Makitaro và cộng sự
tại Phần Lan cho thấy ung thư biểu mô vẩy chiếm 34%. Các báo cáo khác cho thấy ung thư biểu
mô vẩy chiếm 45% ở châu Âu và 30% ở Hoa kỳ.
Đáp ứng điều trị:
Theo tiêu chuẩn RECIST, có 90,3% bệnh nhân đáp ứng 1 phần, 2 bệnh nhân giữ nguyên
bệnh (6,5%) và 1 bệnh nhân có bệnh tiến triển (3,2%) sau điều trị. Không có bệnh nhân nào đáp
ứng hoàn toàn sau điều trị.
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi có sự khác biệt so với các tác giả khác. Nghiên cứu
của Nguyễn Đức Hạnh cho thấy tỷ lệ đáp ứng toàn bộ của 66 bệnh nhân được đánh giá đáp ứng
8

là 80% trong đó có 9% là đáp ứng hoàn toàn và 71% đáp ứng một phần. Vũ Hữu Khiêm (2017)
nghiên cữu trên 42 bệnh nhân giai đoạn III được điều trị hóa xạ trị đồng thời với kỹ thuật
PET/CT mô phỏng có tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 88,1% và tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn cao hơn 28,6%.
Có lẽ do nghiên cứu của tác giả bao gồm cả bệnh nhân ở giai đoạn sớm hơn (giai đoạn IIIa) trong
khí đó nghiên cứu của chúng tôi chỉ áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn IIIB.
Nghiên cứu của Lê Tuấn Anh tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỷ lệ đáp ứng toàn bộ ở
những bệnh nhân HXTĐT hoàn toàn không có can thiệp ngoại khoa là 70,4%, trong đó, 11,1%
đáp ứng hoàn toàn và 59,3% có đáp ứng một phần. Nghiên cứu của Bùi Công Toàn và cộng sự ở
bệnh viện K với tỉ lệ đáp ứng toàn bộ sau hoàn tất điều trị là 66%, trong đó tỉ lệ đáp ứng hoàn
toàn là 14% và đáp ứng một phần là 52%.
Liên quan giữa đáp ứng và một số yếu tố:
100% bệnh nhân u biểu mô tế bào lớn, biểu mô vẩy và u khác đáp ứng 1 phần, trong khi
tỷ lệ này ở bệnh nhân u biểu mô tuyến là 86,4%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05.
Về khía cạnh đặc điểm toàn trạng, ở nhóm toàn trạng bình thường, có 96,3% đáp ứng một
phần và 3,7% không đáp ứng. Ở nhóm toàn trạng có triệu chứng, chỉ có 50% đáp ứng một phần.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này cho thấy việc xác định và chẩn đoán
bệnh sớm, trong giai đoạn bệnh nhân còn khỏe mạnh là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo
khả năng đáp ứng phác đồ điều trị của bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh, khi tác giả
cho thấy tỷ lệ đáp ứng không phụ thuộc vào yếu tố mô bệnh học, thể trạng và tuổi của bệnh nhân.
Độc tính huyết học:
Các độc tính huyết học bệnh nhân gặp chủ yếu là hạ độc tính trên huyết sắc tối ở độ 1
(41,9%) và độ 2 (9,7%); giảm bạch cầu độ 1 (3,2%) và độ 2 (3,2%). Chúng tôi không gặp trường
hợp nào bị giảm huyết sắc tố, bạch cầu và tiểu cầu ở mức độ 3 và 4.
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh cho thấy các độc tính huyết học thường gặp trong
nghiên cứu của chúng tôi là giảm số lượng huyết sắc tố (78,8%) và số lượng bạch cầu (67,2%),
giảm bạch cầu trung tính (42,4%), giảm tiểu cầu có tỷ lệ thấp hơn (25,8%). Nghiên cứu của Lê
Tuấn Anh cho thấy tỷ lệ giảm số lượng bạch cầu là 65%, tỷ lệ giảm huyết sắc tố là 61,7%. Vũ
Hữu Khiêm tại Bệnh viện Bạch Mai báo cáo tỷ lệ giảm huyết sắc tố (66,7%), giảm bạch cầu
(52,4%), giảm bạch cầu đa nhân trung tính (40,5%), giảm tiểu cầu (9,5%).

Độc tính trên gan, thận:


Có 2 bệnh nhân (7,4%) có tăng ure độ 2; 1 bệnh nhân tăng creatinine, 1 bệnh nhân tăng
GOT và 1 bệnh nhân tăng GPT. Điều này do phác độ nghiên cứu của chúng tôi, hóa chất được sử
dụng liều thấp chu kỳ theo tuần nên độc tính trên chức năng gan thận là rất thấp.
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh cho thấy chỉ có 9,1% tăng men gan mức độ nhẹ. Lê
Tuấn Anh cho thấy không có trường hợp nào suy gan suy thận nặng, tăng men gan mức độ nhẹ
(38,3%) và tăng creatinin mức độ nhẹ (20%) tuy nhiên tỷ lệ gặp tăng men gan và creatinin mức
độ nhẹ cao hơn nghiên cứu của chúng tôi nhiều.
Tác dụng không mong muốn khác:
Buồn nôn/nôn độ 1 (29,0%), mệt mỏi chán ăn độ 2 (87,1%), rụng tóc độ 1 (25,8%), viêm
da độ 1 (32,3%), viêm thực quản độ 1 (19,4%) và viêm xơ phổi độ 1 (9,7%) và độ 2 (9,7%).

KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB:
9

- Triệu chứng lâm sàng hay gặp: đau ngực chiếm tỉ lệ 71,0%, ho khan (58,1%) và đau vai lan
cánh tay (22,6%).
- Kết quả CLVT, có 19 bệnh nhân có u bên phải (61,2%), 12 bệnh nhân có u ở phổi trái (38,8%).
- Mô bệnh học u biểu mô tuyến chiếm (71,0%) và biểu mô vẩy (19,3%).
- GĐ T3 có 13 bệnh nhân (41,9%), 13 bệnh nhân giai đoạn T4 (41,9%). Bệnh nhân chủ yếu ở
giai đoạn N2 27 bệnh nhân (87,1%).
Kết quả điều trị:
- Tỷ lệ đáp ứng: 90,3% đáp ứng 1 phần, 6,5% giữ nguyên bệnh, 3,2% bệnh tiến triển sau điều trị.
- Tác dụng không mong muốn: độc tính trên huyết sắc tối ở độ 1 (41,9%) và độ 2 (9,7%); buồn
nôn/nôn độ 1 (29,0%), mệt mỏi chán ăn độ 2 (87,1%), rụng tóc độ 1 (25,8%), viêm da độ 1
(32,3%), viêm thực quản độ 1 (19,4%) và viêm xơ phổi độ 1 (9,7%) và độ 2 (9,7%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Trọng Khoa (2014), "Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi", Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị một số bệnh ung bướu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 78-87.
2. Nguyễn Thị Thái Hòa (2020), Nâng cao hiệu quả hóa xạ trị đồng thời ung thư phổi không
tế bào nhỏ giai đoạn III dưới góc nhìn nội khoa ung thư, Hội thảo hàng năm phòng chống
ung thư TP.Hồ Chí Minh lần thứ 23, TP Hồ Chí Minh.
3. Bùi Công Toàn, Trần Văn Thuấn và cộng sự (2014), "Nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều
trị trong ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng hóa xạ trị đồng thời", Tạp chí y học thực
hành.
4. Lê Tuấn Anh (2017), Hóa-xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III,
Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Vũ Hữu Khiêm (2017), Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng
phác đồ hóa xạ trị với kỹ thuật PET/CT mô phỏng, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại
học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Hạnh (2018), Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế
bào nhỏ giai đoạn IIIb tại bệnh viện Phổi Trung ương, Luận văn Chuyên khoa II, Đại học
Y Hà Nội.
7. N. Jegadeesh, Y. Liu, T. Gillespie và các cộng sự. (2016), "Evaluating Intensity-
Modulated Radiation Therapy in Locally Advanced Non-Small-Cell Lung Cancer:
Results From the National Cancer Data Base", Clin Lung Cancer, 17(5), tr. 398-405.
8. Y. Shi, J. S. Au, S. Thongprasert và các cộng sự. (2014), "A prospective, molecular
epidemiology study of EGFR mutations in Asian patients with advanced non-small-cell
lung cancer of adenocarcinoma histology (PIONEER)", J Thorac Oncol, 9(2), tr. 154-62.

You might also like