Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG LEAN ĐỂ GIẢM THỜI GIAN TRẢ KẾT QUẢ XÉT
NGHIỆM HÓA SINH, MIỄN DỊCH CỦA BỆNH NHÂN TẠI KHOA KHÁM BỆNH,
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH

APPLYING LEAN TOOLS TO REDUCE TURNAROUND TIME FOR


BIOCHEMISTRY AND IMMUNOLOGY TESTS AT OUTPATIENT DEPARTMENT IN
NINH BINH GENERAL HOSPITAL

Vũ Xuân Huynh, Phó Trưởng khoa Hóa sinh vi sinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình; Tel:
0912324506; Email: bienxanh10112004@gmail.com

Hứa Thị Phương, Trưởng khoa Hóa sinh vi sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

Nơi thực hiện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

Thời gian trả kết quả xét nghiệm ngắn là mong đợi của bác sỹ lâm sàng và bệnh nhân, để
góp phần chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Chúng tôi tiến hành khảo sát thời gian trả kết quả
xét nghiệm Hóa sinh, Miễn dịch và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng LEAN để giảm thời gian
trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh, Miễn dịch của bệnh nhân tại khoa Khám bệnh- Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Ninh Bình. Phương pháp nghiên cứu mô tả can thiệp, so sánh trước sau để đánh giá
hiệu quả áp dụng LEAN. Tiến hành thu thập số liệu về thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh,
Miễn dịch của tất cả các bệnh nhân khám tại khoa Khám bệnh trước và sau khi áp dụng LEAN
để cải tiến. Kết quả cho thấy thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh giảm 51,1 % từ 108,4
phút xuống còn 53,0 phút sau cải tiến. Thời gian trả kết quả xét nghiệm Miễn dịch giảm 43,1%
từ 112,5 phút xuống 64,0 phút sau cải tiến. Toàn bộ cán bộ, kỹ thuật viên được đào tạo LEAN và
ứng dụng thành thạo. Chúng tôi kết luận: Áp dụng LEAN mang lại hiệu quả cao đối với việc
giảm thời gian trả kết quả xét nghiệm.

Từ khóa: Lean, giảm thời gian trả kết quả xét nghiệm

SUMMARY

Quick turnaround test results are expected by clinicians and patients, which helps
diagnose and treat disease promptly. We performed a survey to evaluate the effectiveness of
applying LEAN to reduce turnaround time (TAT) for Biochemistry and Immunology tests at
Department of Examination in Ninh Binh General Hospital. We used two methods to identify the
effectiveness of Lean: interventional description and comparation method. The data of TAT for
Biochemistry tests and Immunological tests of all patients were collected and measured before
and after applying LEAN. The results show that TAT of Biochemical tests were reduced by
51.1% (from 108.4 minutes to 53.0 minutes) after improvement. The TAT of Immunoassay tests
were reduced by 43.1% (from 112.5 minutes to 64.0 minutes) after improvement. All staff and
technicians in our laboratory were trained in LEAN and applied LEAN proficiently. Applying
LEAN is highly effective for reducing the time to turnaround results test.

Key words: Lean, reduce turnaround test (TAT)


2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thời gian trả kết quả xét nghiệm ngắn là mong đợi của bác sỹ lâm sàng và bệnh nhân, để
góp phần chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Chúng tôi tiến hành khảo sát thời gian trả kết quả
xét nghiệm Hóa sinh, Miễn dịch và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng LEAN để giảm thời gian
trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh, Miễn dịch của bệnh nhân tại khoa Khám bệnh- Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Ninh Bình. Phương pháp nghiên cứu mô tả can thiệp, so sánh trước sau để đánh giá
hiệu quả áp dụng LEAN. Tiến hành thu thập số liệu về thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh,
Miễn dịch của tất cả các bệnh nhân khám tại khoa Khám bệnh trước và sau khi áp dụng LEAN
để cải tiến. Kết quả cho thấy thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh giảm 51,1 % từ 108,4
phút xuống còn 53,0 phút sau cải tiến. Thời gian trả kết quả xét nghiệm Miễn dịch giảm 43,1%
từ 112,5 phút xuống 64,0 phút sau cải tiến. Toàn bộ cán bộ, kỹ thuật viên được đào tạo LEAN và
ứng dụng thành thạo. Chúng tôi kết luận: Áp dụng LEAN mang lại hiệu quả cao đối với việc
giảm thời gian trả kết quả xét nghiệm.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP


2.1. Đối tượng.
- Thời gian trả kết quả xét nghiệm (TAT: turnaround time): là thời gian từ khi bác sĩ ra
chỉ định xét nghiệm đến khi bệnh nhân nhận được kết quả xét nghiệm.
-Nghiên cứu thu thập thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh, Miễn dịch của tất cả
bệnh nhân đến khám ngoại trú tại khoa Khám bệnh - bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình và được
chỉ định làm xét nghiệm Hóa sinh và Miễn dịch.
2.2. Phương pháp.
- Mô tả can thiệp, so sánh trước sau.
- Phương pháp thu thập số liệu:TAT được chia thành 6 giai đoạn từ T1 đến T6, các
khoảng thời gian từ T1 đến T6 được tính dựa vào thời gian ra chỉ định (t1), thời gian nhận số chờ
xét nghiệm (t2), thời gian được lấy mẫu xét nghiệm (t3), thời gian mẫu được bàn giao tại khoa
Xét nghiệm (t4), thời gian đưa mẫu vào máy phân tích (t5), thời gian có kết quả (t6), thời gian
kết quả được ký duyệt (t7)( được coi là thời gian trả kết quả cho bệnh nhân). Trong đó
t1,t2,t3,t6,t7 được lấy từ phần mềm quản lý xét nghiệm, t4, t5 được ghi trên phiếu chỉ định xét
nghiệm (do nhân viên thực hiện tại vị trí làm việc ghi).
- Số liệu được thu thập trong 2 tuần liên tiếp (trừ thứ 7 và chủ nhật), lấy làm 2 lần: 1 lần
trước khi tiến hành cải tiến (số liệu nền), và 1 lần sau khi tiến hành các biện pháp cải tiến.
-Số liệu được thu thập và xử lý trên phần mềm Excel.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021.
- Địa điểm nghiên cứu: bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
3

2.4. Đạo đức nghiên cứu.


Nghiên cứu này đã được Hội đồng Khoa học Bệnh viện thông qua và được Ban giám đốc
bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho phép triển khai nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
3.1. Kết quả khảo sát thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh, Miễn dịch của bệnh nhân
khám ngoại trú tại khoa Khám bệnh.
Tại khoa Khám bệnh bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, từ ngày 07/09/2020 đến ngày
18/09/2020 chúng tôi đã khảo sát được 2.607 mẫu Hóa sinh và 508 mẫu Miễn dịch phù hợp với
tiêu chuẩn nghiên cứu.
Bảng 1. Thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh, Miễn dịch trước cải tiến.
Hóa sinh Miễn dịch
(phút) (phút)
Thời gian từ khi lấy chỉ định đến khi lấy số chờ (T1) 54 4,8
Thời gian từ khi lấy số chờ đến khi lấy mẫu (T2) 9,9 11,8
Thời gian từ khi được lấy mẫu đến khi bàn giao (T3) 29,5 28,0
Thời gian xử lý mẫu trước phân tích (T4) 21,0 17,6
Thời gian phân tích mẫu (T5) 18,8 35,0
Thời gian từ khi có kết quả đến khi được ký (T6) 23,8 15,3
Tổng thời gian 108,4 112,5
Nhận xét: Thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh trung bình là 108,4 phút, của xét
nghiệm Miễn dịch trung bình là 112,5 phút. Trong đó, các khoảng thời gian từ khi mẫu được lấy
đến khi mẫu được bàn giao (T3), thời gian xử lý mẫu trước phân tích (T4) và thời gian ký kết
quả (T6) là ba giai đoạn có tỷ lệ thời gian lãng phí rất lớn.. Thời gian ký kết quả (T6) là lãng phí
nhất với 23,8 phút sau khi đã có kết quả.
3.2. Đánh giá hiệu quả việc áp dụng Lean để giảm thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa
sinh, Miễn dịch của bệnh nhân tại khoa Khám bệnh.
3.2.1. Kế hoạch cải tiến và tổ chức thực hiện kế hoạch cải tiến.
Sau khi khảo sát và phân tích số liệu nền và phân tích thực trạng từng giai đoạn trong các
bước thực hiện xét nghiệm Hóa sinh, Miễn dịch cho bệnh nhân khám ngoại trú tại khoa Khám
bệnh chúng tôi đưa ra kế hoạch cải tiến nhằm giảm thời gian trả kết xét nghiệm cho bệnh nhân
như sau:
Bảng 2. Các biện pháp cải tiến
4

Giai
Nguyên nhân gây kéo dài thời gian Biện pháp cải tiến
đoạn

T1 - Người bệnh không tìm được nơi đóng - Sử dụng: sơ đồ hướng dẫn, bảng chỉ
viện phí hoặc không tìm được nơi phát dẫn, hướng dẫn viên để hướng dẫn người
số chờ xét nghiệm. bệnh.

- Người bệnh đi làm các cận lâm sàng


khác trước như X- quang, thăm dò chức
năng…

T2 - Máy in bacode bị lỗi, lỗi mạng LAN, - Phòng công nghệ thông tin kiểm tra,
Lỗi máy tính. bảo trì máy định kỳ, hướng dẫn cho nhân
viên in bacode xử trí một số lỗi thông
thường hay gặp.

- Kỹ năng in bacode chưa tốt. - Phân công cố định nhân viên in bacode
và tập huấn cách in và dán bacode.

- Hết giấy in bacode giữa giờ. - Thực hiện 5S tại vị trí in bacode.

- Số lượng nhân viên lấy mẫu chưa đủ - Tăng cường thêm 1 vị trí lấy mẫu và
vào giờ cao điểm. nhân viên lấy mẫu trong giờ cao điểm: từ
đầu giờ sáng đến 9h30 phút.

- Nhân viên lấy mẫu có kỹ năng lấy - Tập huấn, đào tạo kỹ năng lấy mẫu
mẫu chưa tốt. trước khi cho lấy mẫu, đặc biệt vào giờ
cao điểm.

- Hết dụng cụ, vật tư tiêu hao khi đang - Thực hiện 5S tại các vị trí lấy mẫu.
lấy mẫu.

T3 - Số lượng nhân viên vận chuyển ít, - Tăng cường nhân viên chuyển mẫu
thời gian vận chuyển dài (30 phút/lần) thành 2 người, rút ngắn thời gian vận
chuyển mẫu (15 phút/lần).
5

- Số lượng mẫu bàn giao 1 lần nhiều, - Nhân viên vận chuyển gom mẫu, sắp
không sắp xếp. xếp theo thứ tự trước khi bàn giao.

T4 - Xử lý mẫu lâu do số lượng mẫu bàn - Giảm bớt số lượng mẫu trong 1 lần bàn
giao nhiều, không được sắp xếp. giao và yêu cầu sắp xếp mẫu khi bàn giao
như phần trên.

- Máy xét nghiệm chưa chạy nội kiểm - Phân công 1 trong 2 nhân viên chạy
đạt vào đầu giờ làm việc. máy đến sớm 30 phút để chạy nội kiểm
và bổ sung hóa chất nếu cần thiết.
-Máy xét nghiệm phải bổ sung hóa chất
bị hết giữa giờ làm việc. - Nhân viên chạy máy Hóa sinh và Miễn
dịch không phải giao ban.

T5 - Máy xét nghiệm bị lỗi: hết hóa chất, - Thường xuyên kiểm tra, bảo trì bảo
mất nước cấp cho máy, lỗi mạng LAN.. dưỡng máy và các yếu tố liên quan.

T6 - Mạng LAN chậm, ký duyệt nhiều thao - Đề xuất phòng công nghệ thông tin
tác (5 thao tác cho 1 phiếu kết quả). nâng cấp tốc độ mạng LAN và giảm bớt
các thao tác khi ký chữ ký điện tử.

3.2.2. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch cải tiến.
Sau khi tổ chức thực hiện kế hoạch cải tiến, chúng tôi tiến hành lấy số liệu đánh giá hiệu
quả. Trong 10 ngày, chúng tôi đã khảo sát được 3.092 mẫu Hóa sinh và 757 mẫu phù hợp với
điều kiện nghiên cứu. Kết quả như sau:
a. Thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh.
Bảng3. So sánh thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh trước và sau cải tiến.
Thời gian giảm Thời gian giảm
Trước (phút) Sau (phút) (phút) (%)
T1 5,4 3,5 1,9 35,2

T2 9,9 5,2 4,7 47,5

T3 29,5 16,0 13,5 45,8

T4 21,0 11,5 9,5 45,2


6

T5 18,8 14,8 4,0 21,3

T6 23,8 2,0 21,8 91,6

TAT 108,4 53,0 55,4 51,1


Nhận xét:
- Nhìn chung thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh giảm ở tất cả các giai đoạn phân
tích, trong đó giảm nhiều nhất là giai đoạn ký kết quả với tỷ lệ giảm 91,6% so với trước khi cải
tiến, tương đương với giảm được 21,8 phút. Giai đoạn giảm ít nhất là giai đoạn phân tích mẫu
(T5) với tỷ lệ giảm là 21,3 % so với trước cải tiến, tương đương với giảm 4,0 phút. Có ba giai
đoạn giảm được gần một nửa là giai đoạn chờ và lấy mẫu (giảm 47,5%), giai đoạn vận chuyển
mẫu ( giảm 45,8%), giai đoạn xử lý mẫu (giảm 45,2%).
- Tổng thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh giảm 51,1%, tương đương 55,4 phút so
với trước cải tiến, từ 108,4 phút xuống còn 53,0 phút.
b. Thời gian trả kết quả xét nghiệm Miễn dịch.
Bảng 3. So sánh thời gian trả kết quả xét nghiệm Miễn dịch trước và sau cải
tiến.
Trước Thời gian giảm Thời gian
(phút) Sau (phút) (phút) giảm (%)
T1 4,8 3,5 1,3 27,1

T2 11,8 6,0 5,8 49,2

T3 28,0 15,6 12,4 44,3

T4 17,6 10,4 7,2 40,9

T5 35,0 26,8 8,2 23,4

T6 15,3 1,7 13,6 88,9

TAT 112,5 64,0 48,5 43,1


Nhận xét:
- Nhìn chung thời gian trả kết quả xét nghiệm Miễn dịch cũng giảm ở tất cả các giai đoạn.
Trong đó giảm nhiều nhất là giai đoạn ký kết quả với tỷ lệ giảm 88,9% so với trước khi cải tiến,
tương đương với giảm 13,6 phút, tiếp theo là các giai đoạn: chờ và lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử
lý mẫu, giai đoạn lấy số chờ xét nghiệm lần lượt tương ứng với tỷ lệ giảm 49,2%; 44,3%; 40,9%,
7

27,1%, giảm ít nhất là giai đoạn phân tích với tỷ lệ giảm 23,4% so với trước khi cải tiến, tương
đương giảm 13,6 phút.
- Thời gian trả kết quả xét nghiệm Miễn dịch giảm 43,1% so với trước cải tiến, tương
đương với giảm 48,5 phút, từ 112,5 phút xuống còn 64,0 phút.
IV. BÀN LUẬN
Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh, Miễn dịch
cho bệnh nhân khám ngoại trú tại khoa Khám bệnh, bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, chúng tôi
nhận thấy, thời gian trả kết quả cho bệnh nhân là tương đối dài. Thời gian trả kết quả xét nghiệm
Hóa sinh trung bình là 108,4 phút nếu tính khi bệnh nhân nhận chỉ định xét nghiệm. Nếu tính từ
khi được lấy mẫu (tức là bằng tổng các thời gian T3 đến T6) thì thời gian trả kết quả Hóa sinh
trung bình là 93,1 phút, Thời gian trả kết quả xét nghiệm của Miễn dịch trung bình là 112,5 phút,
và nếu tính từ khi được lấy mẫu thì thì gian trung bình là 95,9 phút. Quan sát thực tế chúng tôi
nhận thấy trong mỗi giai đoạn thực hiện xét nghiệm đều có những lãng phí về mặt thời gian, do
đó đã áp dụng các biện pháp cải tiến để giảm thời gian trả kết quả cho bệnh nhân.
Sau khi áp dụng một số biện pháp cải tiến, chúng tôi khảo sát lại thời gian trả kết quả xét
nghiệm cho bệnh nhân và thấy thời gian trả kết quả xét nghiệm của cả Hóa sinh và Miễn dịch
đều giảm rất nhiều. Thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh giảm 51,1% từ 108,4 phút xuống
còn 53,0 phút, thời gian Miễn dịch giảm 43,1% từ 112,5 phút xuống còn 64,0 phút. Trong đó thì
tất cả các giai đoạn đều giảm. Giai đoạn cải tiến hiệu quả nhất là giai đoạn ký kết quả cho bệnh
nhân.
Trong tất cả các cải tiến thì cải tiến mà chúng tôi nhận thấy có ảnh hưởng đến nhiều giai đoạn
và mang lại hiệu quả tốt hơn so với trước cải tiến đó là phân công thêm một người vận chuyển
mẫu và thay đổi thời gian vận chuyển từ 30 phút xuống còn 15 phút một lần. Khi đó, ở giai đoạn
vận chuyển đương nhiên sẽ giảm được 15 phút chờ đợi của mẫu sau khi đã được lấy. Tiếp theo là
khi giảm thời gian vận chuyển mẫu thì số lượng mẫu sẽ giảm trong một lần bàn giao nên bàn
giao nhanh, chính xác, mẫu đã được sắp xếp theo thứ tự nên xử lý mẫu nhanh, và khi phân tích
mẫu sẽ cho kết quả nhanh hơn.
V. KẾT LUẬN
Áp dụng LEAN để giảm thời gian trả kết quả xét nghiệm Hóa sinh và Miễn dịch, mang
lại những lợi ích to lớn về chất lượng và hiệu quả, tùy vào điều kiện cụ thể tại phòng xét nghiệm
mà ta có thể áp dụng những công cụ của LEAN để cải tiến phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất
cho phòng xét nghiệm.
8

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. American Clinical Laboratory Association ,(2014)."Importance of Clinical Lab Testing
Highlighted During Medical Lab Professionals Week".
<http://www.acla.com/importance-of-clinical-lab-testing-highlighted-during-medical-lab-
professionals-week/>. Xem 12/8/2017
2. Dirk Van Goubergen, Jo Lambert. (2012). Applying Toyota Production System
Principles And Tools At The Ghent University Hospital, The Ghent University.
3. Harrison. M. I, Paez K, Carman KL, et al. (2016). Effects of organizational context on
Lean implementation in five hospital systems. Health Care Manage Rev, 41(2),127-44.
4. Hawthorne H. C, David J. Masterson.(2013), Lean health care.NC Med J. 74(2),133-6.
5. James. C. (2007). A Lean Enterprise Approach to Process Improvement in a Health Care
Organization . Science in Engineering and Management.
6. Ana K. Stankovic, (2008). Developing a Lean consciousness for the Clinical laboratory.
Journal of Medical Biochemistry, 27, 354-359.
7. Craig C. Foreback, PhD (2014). Lean Thinking in the Medical Laboratory. [online]
Available at: http://www.clpmag.com/2014/07/lean-thinking-medical-laboratory/.
[Accessed 12 August 2017].
8. David A. Novis and George Konstantakos, (2006). Reducing errors in the Practices of
Pathology and Labarotory Medicin. Am J Pathol, 126, 30-35.
9. David A. Novis, (2008). Reducing errors in the Clinical Labarotory: A Lean Production
System approach. LABMEDICINE, 39, 521-529.

You might also like