Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN KỸ

THUẬT CHUYÊN MÔN CAO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH
BÌNH

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Y học là khoa học ứng dụng liên quan đến chẩn đoán, tiên lượng, điều trị và
phòng ngừa bệnh tật. Đây là ngành nghề gắn liền với trách nhiệm khám, chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người và luôn cần thiết trong mọi thời đại. Xã
hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đảm bảo sức khỏe càng được chú trọng
nhiều hơn.

Ngành y dược giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
điều trị bệnh, bảo đảm cuộc sống sức khỏe cho con người để học tập và lao
động. Chính vì thế mà chúng ta có thể khẳng định rằng ngành y tế có vai trò to
lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Vì ngành Y tế có vai trò, nhiệm vụ đặc
biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khoẻ cho con người nên đây được coi là một
trong những ngành nghề cao quý và luôn được xã hội tôn trọng.

Cũng giống như các ngành khoa học – kỹ thuật khác ngành. Việc ứng dụng các
tiến bộ khoa học công nghệ ý nghĩa vô cùng to lớn. Nhờ ứng dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ, bệnh nhân được tiếp cận các dịch vụ khám chữa tiên tiến.
Nhờ đó tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu rủi ro khi điều trị. Cơ sở y tế
phải xây dựng được hình ảnh mới văn minh và hiện đại hơn. Đồng thời, thông
tin bệnh nhân sẽ được lưu thông thông suốt và nhanh chóng giữa các tuyến từ
các tuyến cơ sở, địa phương cho đến tuyến cuối, tuyến trung ương

Với ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông
tin (Cách mạng công nghiệp 4.0), các dịch vụ tư vấn, khám, chữa bệnh, chăm
sóc sức khỏe trực tuyến cũng dần được nhiều người quan tâm. Người bệnh thậm
chí không cần phải đến trực tiếp bệnh viện vẫn được thăm khám bởi những bác
sĩ uy tín đầu ngành giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhưng vẫn đảm bảo được
tính hiệu quả. Đây cũng được xem là phương án hiệu quả để khám chữa bệnh từ
xa trước nguy cơ từ dịch bệnh COVID-19.

Về phía nhân viên y tế, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mang lại lợi
ích không nhỏ: Giảm thiểu thời gian làm việc, kế thừa thông tin, các đơn vị chức
năng không cần nhập lại dữ liệu mà đơn vị khác đã nhập,Chẩn đoán, hội chẩn từ
xa thông qua các thông tin được gửi lên mạng qua các ứng dụng công nghệ
thông tin, Giảm thiểu sai lầm trong y khoa, Dữ liệu bệnh án, thông tin được lưu
trữ và dễ dàng trích xuất, thống kê một cách nhanh chóng chính xác.

Trong những năm qua Y học đã có những bước phát triển nhanh, vượt bậc, đó là
nhờ có vai trò không nhỏ của việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào y tế dự
phòng, khám chữa bệnh, sản xuất thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế. Với sự trợ
giúp của các trang thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại, nhiều kỹ thuật mới đã
được ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh, công tác y tế dự phòng, sản xuất
dược phẩm - vật tư y tế. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã triển khai
một số kỹ thuật tiêu biểu hiện đại: Kỹ thuật siêu âm màu 4D, các kỹ thuật nội
soi hiện đại, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch số hoá xóa nền, can thiệp tim
mạch, hệ thống xét nghiệm nhiều chỉ số, đo tải lượng virut viêm gan B,C cũng
nhiều kỹ thuật phẫu thuật ngoại khoa khác…Về lĩnh vực quản lý, Bệnh viện
cũng đã triển triển khai nhiều phần mềm ứng dụng quản lý: quản lý xếp hàng,
lấy số, gọi số tự động, phần mềm quản lý văn bản điều hành, phần mềm quản lý
thông tin bệnh viện(HIS), Hệ thống lưu trữ và truyền thông hình ảnh y tế
(PACS), Hệ thống hội chẩn trực tuyến, giao ban trực tuyến với các bệnh viện
tuyến trung ương và các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến dưới…

Với những ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng các tiến bộ khoa học –
công nghệ tại bệnh viện, tôi đã lựa chọn chủ đề: “Ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ và phát triển kỹ thuật chuyên môn cao tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh
bình” nhắm mô tả, phân tích, đánh giá dựa trên những căn cứ, thống kê, số liệu
cụ thể và đưa ra được những kết luận, khuyến nghị một cách khách quan, chính
xác nhất có thể.
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH

2.1. Thông tin chung về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh bình

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế, có
nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh và các vùng lân
cận. Ngoài ra, Bệnh viện còn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của Bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh như: Đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo
tuyến về chuyên môn kỹ thuật, phòng bệnh, hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế
trong Bệnh viện. Bệnh viện có 45 khoa, phòng, với 1.100 giường bệnh tự chủ.
Số giường bệnh thực kê lên tới 1.400 giường, mỗi ngày trung bình có khoảng
hơn 1.000 người bệnh đến KCB ngoại trú và có từ 1.100-1.200 người bệnh điều
trị nội trú.

Là cơ sở KCB lớn nhất ngành Y tế Ninh Bình, trong những năm qua, ngoài việc
được Chính phủ, UBND tỉnh cũng như các sở, ban, ngành trong tỉnh quan tâm
đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn
vay ODA của Cộng hòa áo và Dự án Norred, Bệnh viện cũng đã dành một phần
nguồn thu viện phí đầu tư trang thiết bị, do đó, hiện nay cơ bản đáp ứng đủ yêu
cầu phát triển chuyên môn của Bệnh viện. Những trang thiết bị hiện đại như:
Máy chụp cộng hưởng từ (MRI) 1,5 Tesla; hệ thống chụp và can thiệp mạch;
máy chụp mạch số hóa xóa nền; máy chụp cắt lớp vi tính 64 lát; máy siêu âm
màu 3D, 4D; các máy xét nghiệm: sinh hóa, miễn dịch, máy huyết học tự động,
hệ thống đo tải lượng vi rút viêm gan, đo tải lượng vi rút HIV; hệ thống xét
nghiệm hóa mô miễn dịch, máy gây mê kèm thở, máy lọc máu liên tục HDF
online... đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị cho
người bệnh.

Để phát huy hiệu quả và khai thác tối ưu các trang thiết bị y tế hiện đại đã được
đầu tư, Bệnh viện đã cử nhiều kíp bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng đi đào tạo
theo hình thức hợp đồng chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến Trung
ương ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ Dự
án Norred và tăng cường đào tạo bác sỹ sau đại học; hợp đồng với các chuyên
gia đầu ngành từ tuyến Trung ương về đào tạo cho các bác sỹ, điều dưỡng, kỹ
thuật viên tại Bệnh viện theo hình thức cầm tay chỉ việc... Nhờ những giải pháp
đồng bộ trong đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đến nay Bệnh viện
đã thực hiện được 84% các kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và
nhiều kỹ thuật vượt tuyến như: Phẫu thuật thay khớp gối; phẫu thuật thay khớp
háng; phẫu thuật nội soi cắt dạ dày kèm theo nạo vét hạch ung thư; phẫu thuật
cắt đại tràng kèm theo nạo vét hạch ung thư; phẫu thuật nội soi mở ống mật chủ
lấy sỏi; phẫu thuật cắt khối tá tụy; can thiệp mạch vành tim, can thiệp mạch
tạng, can thiệp mạch não dưới DSA; khai thông mạch não bằng thuốc tiêu sợi
huyết trong nhồi máu não cấp… Điều đáng ghi nhận là các kỹ thuật cao được
triển khai thực hiện thành công tại Bệnh viện đã cứu sống được nhiều ca bệnh
hiểm nghèo, giảm tỷ lệ người bệnh phải chuyển lên tuyến trên điều trị, góp phần
giảm chi phí cho người bệnh và quỹ BHYT, tạo nên thương hiệu, nâng cao uy
tín cho Bệnh viện.

2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin cải tiến quy trình khám bệnh (Ngoại trú)
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

Hướng dẫn quy trình khám bệnh của bộ Y tế ban hành ngày 22/4/2013 nêu rõ
mục đích là hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình
và thủ tục trong khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh phiền hà và tăng
sự hài lòng người bệnh đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế. Theo hướng
dẫn quy trình khám có 4 bước, tuy nhiên đây là quy trình tối thiểu, thực tế mỗi
bệnh viện áp dụng tùy theo điều kiện cụ thể và có những cải tiến cho phù hợp.

Tại nhiều bệnh viện trong nước hiện tại vẫn áp dụng quy trình khám bệnh với 5
bước (thêm bước thu phí trước khi thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng)
Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình đã cải tiến quy trình khám bệnh, cụ thể
đối với người bệnh khám BHYT đã không phải đóng tiền trước khi khám bệnh
và thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng mà chỉ cần thanh toán 1 lần sau khi khám
nhờ đó rút ngắn được các khoảng thời gian chờ đợi để được khám và thanh toán,
tránh phiền hà và tăng sự hài lòng người bệnh khám BHYT vốn chiếm một tỷ lệ
rất lớn trong tổng số người bệnh đến khám, tuy nhiên đối với người bệnh không
có BHYT thì vẫn phải trải qua quy trình với 5 bước:

Bước 1: Tiếp đón người bệnh

* Trách nhiệm của người bệnh

- Lấy số thứ tự để làm thủ tục khám bệnh.

- Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT), giấy tờ tùy thân có ảnh, hồ sơ chuyển
viện hoặc giấy hẹn tái khám.

- Nhận phiếu khám bệnh và số thứ tự khám.

- Đối với những trường hợp vượt tuyến, trái tuyến, người bệnh có nguyện vọng
khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì người bệnh tạm ứng tiền khám bệnh,
chữa bệnh.

* Trách nhiệm của bệnh viện

- Bố trí các quầy để tiếp đón, kiểm tra thẻ BHYT và các giấy tờ liên quan.

- Nhập thông tin của người bệnh vào máy vi tính, xác định buồng khám phù
hợp, in phiếu khám bệnh và phát số thứ tự khám.

- Giữ thẻ BHYT, hồ sơ chuyển viện và hẹn tái khám (và chuyển tập trung về bộ
phận thanh toán ra viện).

- Thu tiền tạm ứng đối với những trường hợp người bệnh vượt tuyến, trái tuyến,
người bệnh có nguyện vọng khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu (theo quy định
cụ thể của bệnh viện).

Bước 2: Khám lâm sàng và chẩn đoán


Tùy theo tình trạng bệnh, thầy thuốc có thể chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình
ảnh, thăm dò chức năng hoặc chẩn đoán xác định và kê đơn điều trị mà không
cần chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.

Bước 3: Thanh toán viện phí

* Trách nhiệm của người bệnh

- Người bệnh có bảo hiểm y tế:

+ Nộp phiếu thanh toán (mẫu 01/BV).

+ Xếp hàng chờ đến lượt thanh toán.

+ Nộp tiền cùng chi trả và nhận lại thẻ BHYT.

- Người bệnh không có bảo hiểm y tế nộp viện phí theo quy định.

* Trách nhiệm của bệnh viện

- Kiểm tra nội dung thống kê trong mẫu 01/BV, ký xác nhận.

- Thu tiền thanh toán.

Bước 4: Phát và lĩnh thuốc

*Trách nhiệm của người bệnh

- Nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc.

- Kiểm tra, so sánh thuốc trong đơn và thuốc đã nhận.

- Nhận đơn thuốc, thuốc và ký nhận.

* Trách nhiệm của bệnh viện

- Kiểm tra đơn thuốc, phát thuốc.

- Tư vấn người bệnh về đơn thuốc và thuốc đã cấp.

Trường hợp người bệnh đăng ký khám bệnh không có BHYT thì có thêm 1 bước
sau bước 1 (bước tiếp đón) là bước nộp tiền khám bệnh và tiền tạm ứng
Sơ đồ quy trình khám bệnh áp dụng cho người bệnh có BHYT tại khoa khám
bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình:

LẤY SỐ
KHÁM

TIẾP ĐÓN, TRÌNH


THẺ BHYT, PHÂN
BUỒNG KHÁM

CHỈ ĐỊNH BÁC SỸ THANH TOÁN


KHÁM BỆNH BHYT
CÂN LÂM

NHẬP VIỆN LĨNH THUỐC


HOẶC CHUYỂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TUYẾN TRÚ

THỰC HIỆN CẬN


LÂM SÀNG:
XÉT NGHIỆM,
2.3.2. Hệ thống rút số thứ tự đăng ký khám bệnh, quản lý người bệnh bằng mã
vạch.

Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình là một trong những Bệnh viện có quy mô lớn
nhất tỉnh Ninh Bình và khu vực. Là nơi tiếp nhận số lượng người bệnh tới khám
và điều trị đông, cả người bệnh trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Với số lượng
người bệnh tới khám và điều trị ngày càng tăng cao, thì việc chen lấn xô đẩy,
ách tắc là không thể tránh khỏi. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng người bệnh chờ đợi
khám bệnh mà vẫn bị chen ngang không đúng thứ tự.

Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình đã khắc phục tình trạng người bệnh quá tải, tránh
tình trạng chen lấn và tạo sự công bằng cho người bệnh đến khám bệnh bằng
cách trang bị hệ thống xếp hàng tự động tại khoa Khám bệnh. Người bệnh chỉ
cần rút số và chờ theo thứ tự khám bệnh có sẵn.

Tại khu vực lấy mẫu làm xét nghiệm, khu vực Rút số, gọi số tự động khi lấy
mẫu làm các kỹ thuật xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (X- quang, siêu
âm, CT – Scanner, chụp Cộng hưởng từ...)

Tại khu vực thanh toán viện phí người bệnh cũng được rút số thanh toán tự
động, và gọi số qua màn hình điện tử

Tại cửa mỗi phòng khám được trang bị màn hình TV có hiển thị chi tiết về quá
trình khám của bác sỹ, danh sách, họ tên, thứ tự người bệnh đang khám và chờ
khám, đảm bảo được tính công khai, minh bạch. Tránh tình trạng chen ngang,
khám không đúng số thứ tự

Mỗi người bệnh đến khám và điều trị bệnh đều được quản lý bằng mã vạch, giúp
tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân. Bệnh nhân không phải mất thời gian chờ đợi
như trước. Khi đến khám chữa bệnh, người bệnh sẽ được phát phiếu khám bệnh.
Được in ra từ một máy in mã vạch chuyên dụng. Trên thẻ có mã vạch chứa đầy
đủ thông tin về người bệnh. Mọi dữ liệu của bệnh nhân đều được lưu trữ vào
ngân hàng thông tin của bệnh viện. Do đó, khi các bác sĩ, nhân viên y tế khám
bệnh chỉ cần quét mã vạch của bệnh nhân. Là có thể theo dõi được tình trạng
bệnh của bệnh nhân. sử dụng trong quản lý hồ sơ y tế để chắc chắn rằng hồ sơ
đó thuộc về đúng bệnh nhân. Chức năng quét mã vạch như việc kiểm tra chắc
chắn những cái tên tương tự của các bệnh nhân sẽ không bị xáo trộn. Độ chính
xác và tức thì của việc cập nhật những thay đổi về hồ sơ bệnh án. Phiếu xét
nghiệm, ghi chú phép điều trị cũng trở nên dễ dàng. Thiết bị có thể truy cập dữ
liệu trực tiếp và hiệu chỉnh lập tức. Giúp quản lý hồ sơ bệnh nhân hiệu quả hơn.
Mọi thông tin của bệnh nhân đều được lưu trữ

Với giải pháp mã vạch này, thời gian thực hiện các thủ tục. Đón tiếp người bệnh
chỉ mất 30giây/bệnh nhân.
Hệ thống trên vừa hỗ trợ rất tốt cho nhân viên làm việc tại khoa khám bệnh, cải
tiến, cắt bớt các bước trong quá trình làm việc, giảm hao phí sức lao động nhờ
đó làm giảm áp lực công việc. Về phía người bệnh, hệ thống đảm bảo tính công
bằng công khai trong quá trình khám bệnh, giảm ùn tắc, giảm thời gian chờ đợi,
thời gian khám bệnh, góp phần tăng sự hài lòng khi đến khám bệnh

2.3. Phối hợp với BHYT thực hiện liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT
và triển khai khám bệnh không cần thẻ BHYT sử dụng ứng dụng VSSID

Việc các cơ sở khám chữa bệnh liên thông dữ liệu đến hệ thống giám định của
Bảo hiểm xã hội là cải cách lớn trong quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế,
nhằm phục vụ người bệnh tốt hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã kết nối, liên thông dữ liệu đến hệ thống
giám định bảo hiểm y tế của cơ quan Bảo hiểm xã hội để thực hiện giám định tự
động trên phần mềm. Đây là một cải cách lớn trong quy trình khám chữa bệnh
bảo hiểm y tế mà ngành bảo hiểm xã hội kết hợp với ngành y tế nỗ lực triển
khai.

Đến nay, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã kết nối, liên thông
dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các cơ sở khám chữa bệnh ở 4 tuyến
từ cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã trên phạm vi cả nước đến hệ thống giám
định bảo hiểm y tế của cơ quan Bảo hiểm xã hội để thực hiện giám định tự động
trên phần mềm.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa trong quản lý khám
chữa bệnh, thống nhất trong giám định và thanh toán bảo hiểm y tế được xem là
nhiệm vụ quan trọng, nhằm góp phần minh bạch thông tin, đảm bảo quyền lợi
của các bên có liên quan, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y
tế.

Bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám, chữa bệnh sẽ được kiểm tra trực
tiếp với cơ sở dữ liệu thẻ do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp, quản lý tránh được
tình trạng lạm dụng thẻ, thẻ cắt giảm, hết hạn. Đặc biệt, các cơ sở y tế có thể liên
thông các kết quả xét nghiệm, khai thác tiền sử bệnh tật, kết quả điều trị của
người bệnh BHYT, tránh trùng lặp chỉ định, tiết kiệm chi phí KCB BHYT và
nâng cao hiệu quả điều trị.

Phần mềm Giám sát cung cấp các biểu đồ, bản đồ theo dõi tình hình KCB, sử
dụng kinh phí trên toàn quốc. Các bản đồ trực quan giúp phân tích, đánh giá và
phát hiện nhanh các biến động bất thường, gia tăng lượt KCB, chi KCB tại từng
tỉnh và các cơ sở y tế tại từng tuyến. Đặc biệt các bản đồ dịch tễ giúp theo dõi
đánh giá tình hình bệnh tật, tỷ lệ hiện mắc, mới mắc của các bệnh mạn tính, cấp
tính đây là nguồn thông tin quan trọng để giám sát dịch bệnh và chủ động dự
phòng bệnh tật

Dữ liệu, thông tin liên quan đến khám, chữa bệnh được gửi ngay sau khi bệnh
nhân ra viện lên Cổng thông tin của cơ quan Bảo hiểm xã hội và Bộ Y tế để có
thể quản lý thông tuyến và thực hiện tạm ứng, thanh quyết toán dựa trên hệ
thống thông tin giám định.

* Triển khai khám bệnh không cần thẻ BHYT sử dụng ứng dụng VSSID:
VSSID là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm Xã hội (BHXH)
Việt Nam, là kênh giao tiếp, tạo điều kiện cho người tham gia BHXH, bảo hiểm
y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp, tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ
công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc
thay thế sổ BHXH, thẻ BHYT giấy như hiện nay. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Ninh Bình, 100% cán bộ nhân viên đã đăng ký sử dụng ứng dụng này để có thể
quản lý thông tin sổ BHXH của mình một cách chủ động, chính xác nhất, về
phía người bệnh, bệnh viện cũng đã phối hợp với BHXH tỉnh Ninh Bình tiến
hành đăng ký và hướng dẫn sử dụng cho người dân khi đến khám chữa bệnh.
Phiên bản mới của VSSID hiển thị hình ảnh cá nhân tại màn hình “Sử dụng thẻ
BHYT“, người tham gia BHYT có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng
dụng VssID để đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện. Nếu như trước đây người dân
bị mất thẻ BHYT, quên thẻ khi đi khám bệnh, hoặc qua quá trình sử dụng thẻ
BHYT bị nhàu, rách, mất thông tin thì không thể đăng ký khám bệnh được, thủ
tục cấp lại thẻ cũng tốn không ít thời gian, công sức thì hiện tại, khi sử dụng
VSSID mọi vấn đề rắc rối đó đã được giải quyết

2.4. Ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện và Hệ thống PACS
2.4.1. Ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện VIMES

Phần mềm quản lý Bệnh việnnlà công cụ hỗ trợ đặc lực cho nhà quản lý trong
vận hành hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Tối ưu toàn bộ các phương pháp quản
lý thủ công thay vào đó là thao tác nhanh chóng ngay trên phần mềm. Phần mềm
quản lý bệnh viện sẽ hỗ trợ các ban lãnh đạo, y bác sĩ, nhân viên y tế thuận tiện
trong công việc đảm bảo cho quá trình vận hành theo đúng các quy trình nghiệp
vụ của bệnh viện.

Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện VIMES quản lý tất cả các khía cạnh của
hoạt động của bệnh viện như y tế, tài chính, hành chính, pháp lý và tuân thủ. Nó
bao gồm hồ sơ sức khỏe điện tử, thông tin kinh doanh và quản lý chu kỳ doanh
thu. Ứng dụng này giúp tiết kiệm thời gian cho công tác quản lý, đảm bảo được
độ chính xác cao, cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giảm chi phí
hoạt động hạn chế thất thoát trong các khâu làm việc trong bệnh viện, cắt giảm
chi phí về nhân sự nhờ tăng hiệu suất làm việc, đồng thời cho phép các nhà quản
lý có thể quản lý và giám sát chặt chẽ từ xa mọi hoạt động của bệnh viện.

Hệ thống phần mềm quản lý BV VIMES tại BVĐK tỉnh Ninh Bình bao gồm các
phân hệ sau:

Phân hệ Quản lý khám bệnh

Phân hệ Quản lý viện phí

Phân hệ Quản lý điều trị nội trú

Phân hệ Quản lý dược, nhà thuốc bệnh viện

Phân hệ Quản lý bệnh án nhập viện

Phân hệ Quản lý xét nghiệm (LIS)


Phân hệ Quản lý phòng mổ, lịch mổ

Phân hệ Quản lý vật tư y tế

Phân hệ Quản lý ngân hàng máu

Phân hệ Quản lý báo cáo thống kê

Phân hệ liên thông dữ liệu

Phân hệ Quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án

Phân hệ Quản lý lịch hẹn điều trị

Phân hệ Quản lý tài sản, trang thiết bị

Phân hệ Quản lý nhân sự

2.5.2. Ứng dụng Hệ thống lưu trữ và dẫn truyền hình ảnh y khoa (PACS)

PACS viết tắt của Picture Archiving and Communication Systems - hệ thống lưu
trữ và truyền hình ảnh. Trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh y khoa, PACS đã
được phát triển nhằm để cung cấp khả năng truy xuất nhanh chóng và lưu trữ
kinh tế nhất. PACS mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫn kỹ thuật; PACS tăng
hiệu quả cho việc điều trị lên rất cao mà chi phí lại giảm. Sau mỗi lần chụp
phim, bệnh nhân không cần ngồi chờ lấy kết quả, bác sĩ cũng không còn loay
hoay với tấm phim để xem

Hệ thống PACS đảm bảo cung cấp đủ các tính năng hỗ trợ thu nhận hình ảnh từ
các thiết bị chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật số, hỗ trợ chuẩn DICOM. Có thư viện
và công cụ hỗ trợ xử lý hình ảnh y khoa, giúp các bác sỹ nhanh chóng tìm ra
nguyên nhân ca bệnh để có có quyết định và hướng điều trị kịp thời.

Hệ thống PACS đảm bảo kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu tự động với các Hệ
thống thông tin bệnh viện (HIS), hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS) và
hệ thống Telemedicine.

Việc xây dựng, bổ sung hệ thống CNTT thực sự là nhu cầu bức thiết trong việc
chuyển đổi số, nâng cao năng lực tiếp cận CMCN 4.0 cũng như đáp ứng mức
ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám, chữa bệnh theo Thông tư số 54/2017/TT-
BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ
tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trong các hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
được sử dụng thường xuyên, phục vụ chẩn đoán, theo dõi tiến triển, tiên lượng
bệnh cũng như đánh giá kết quả điều trị bệnh. Với kỹ thuật y học ngày càng tiến
bộ, các thế hệ máy chụp X Quang, CT, MRI... ngày càng hiện đại, chẩn đoán
hình ảnh đã và đang góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh
hiệu quả. Hầu hết người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế đều được
chỉ định sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Theo quy định, các cơ sở khám
chữa bệnh đều phải in phim để sử dụng trong đọc kết quả, hội chẩn, chẩn đoán,
lưu vào hồ sơ bệnh án của người bệnh, và thực hiện việc thanh toán Bảo hiểm y
tế.

Việc in phim làm hạn chế số lượng ảnh chụp của người bệnh được bác sỹ đọc do
không đủ nguồn lực để in toàn bộ những ảnh chụp từ máy sinh ảnh, chất lượng
hình ảnh sau lưu trữ giảm đáng kể, truy xuất dữ liệu mất nhiều thời gian, công
sức,..

Hệ thống lưu trữ và dẫn truyền hình ảnh y khoa (PACS) ra đời đã giải quyết
được những vấn đề bất cập của việc in phim trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh,
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyên môn của các y bác sỹ và kỹ thuật
viên ngành chẩn đoán hình ảnh. Đây cũng là cơ sở cho việc ứng dụng và triển
khai các hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến trong y khoa như: chẩn đoán từ
xa, Bệnh án điện tử, Y học từ xa, Khám chữa bệnh từ xa… nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ khám chữa bệnh do có sự hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán hình ảnh
từ các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, tăng hiệu suất làm việc của cán bộ y
tế, tiết kiệm thời gian truyền tải và tối ưu chất lượng hình ảnh lưu trữ. Đặc biệt,
hệ thống PACS còn có khả năng hỗ trợ việc đưa ra chẩn đoán, hỗ trợ đào tạo,
nâng cao trình độ các y bác sỹ, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị của người
bệnh.
Các nước phát triển như Đức, Pháp, Úc, Mỹ... hầu như đã chuyển đổi từ việc sử
dụng kỹ thuật chụp phim hình ảnh tương tự sang số hóa, lưu trữ bằng phần mềm
và áp dụng công nghệ số thông tin truyền tải và lưu trữ dữ liệu hình ảnh này để
sử dụng vào việc chẩn đoán hình ảnh trên phạm vi rộng, nhờ vậy việc hội chẩn
đã không còn giới hạn ở quy mô bệnh viện mà có thể liên kết hợp tác được
nhiều bệnh viện trong nước cũng như tận dụng được nguồn lực từ các chuyên
gia quốc tế.

2.5. Ứng dụng Bệnh án điện tử tại các khoa điều trị lâm sàng (Nội trú) tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

* Tính đến cuối năm 2021, trong hơn 1500 bệnh viện trên cả nước, mới chỉ có
khoảng 18 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy. việc triển
khai phần mềm quản lý bệnh viện và phần mềm quản lý phòng xét nghiệm, đến
nay đã thực hiện thanh toán điện tử, bệnh án điện tử, sử dụng chữ ký số, quản lý
hình ảnh y tế… Xuất phát từ tình hình thực tế việc xây dựng Triển khai Quản lý,
lưu trữ, khai thác hồ sơ BAĐT thay cho bệnh án giấy và Lưu trữ, truyền tải hình
ảnh y tế thay cho in phim… Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã áp dụng
bệnh án điện tử tại tất các các khoa lâm sàng trong bệnh viện và đang từng bước
dần hoàn thiện và mang lại hiệu quả to lớn:

Cải tiến quản lý hồ sơ bệnh án, cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà và
nâng cao chất lượng dịch vụ.

Đảm bảo việc ghi chép, in ấn hồ sơ bệnh án được thực hiện hoàn chỉnh, nhanh
chóng, sạch sẽ, đầy đủ theo đúng quy định của Bộ Y tế. Tận dụng và khai thác
tối đa sức mạnh công nghệ thông tin trong việc xử lý, quản lý và lưu trữ hồ sơ
bệnh án điện tử, tăng tốc độ và hiệu quả; truy vấn và tham khảo dữ liệu. Tiết
kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới
mô hình bệnh viện xanh- sạch- đẹp.

Nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, tạo dựng hình ảnh bệnh viện chuyên
nghiệp, là địa chỉ tin cậy của người dân khi đến khám và điều trị tại bệnh viện,
đồng thời hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ trong công tác chẩn đoán và điều trị chính xác,
hiệu quả.

Khắc phục được tình trạng quản lý và lưu trữ hồ sơ bệnh nhân dưới dạng văn
bản giấy và phim chụp, khiến các dữ liệu chẩn đoán hình ảnh được lưu trữ rời
rạc, dễ nhầm lẫn, thất lạc. Mặt khác, việc cho bệnh nhân lưu trữ phim chụp để
tham khảo cho lần khám bệnh sau đã không đạt được hiệu quả như mong muốn
vì phim không được bảo quản đúng tiêu chuẩn, dẫn đến mờ hoặc bị trầy xước,
không thể đọc chính xác được.

Dữ liệu hình ảnh liên quan với thông tin người bệnh có thể được nhiều bác sĩ,
chuyên gia truy cập đồng thời trên máy tính một cách dễ dàng. Giải pháp này
loại bỏ việc dùng phim, giấy tờ, giảm bớt được không gian lưu trữ, giảm bớt
thời gian gửi hồ sơ người bệnh giữa các phòng khoa. Qua đó, bệnh viện không
cần tốn thời gian và nhân lực tìm kiếm hồ sơ người bệnh, quản lý hồ sơ hiệu quả
hơn.

Sau mỗi lần thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh, người bệnh không cần
ngồi chờ kết quả, làm giảm thời gian chờ đợi khi đến bệnh viện khám, chữa
bệnh, tiết kiệm thời gian cho người bệnh. Qua đó, giải pháp này làm tăng trải
nghiệm tích cực của người bệnh khi đến bệnh viện, làm tăng sự hài lòng của
người bệnh đối với bệnh viện.

Bác sĩ bệnh viện cũng không cần tìm nguồn ánh sáng để đọc phim vì ngay sau
khi chụp, mọi hình ảnh được số hóa và lưu giữ 2 chiều, 3 chiều với chất lượng
tốt và có thể xem trực tiếp trên máy tính và các thiết bị điện tử đã được kết nối
với hệ thống.

Cung cấp dữ liệu hình ảnh phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo
từ xa, hệ thống có thể sử dụng tại chỗ, truy xuất không giới hạn. Thuận lợi cho
công tác chẩn đoán, điều trị bệnh, tiết kiệm được thời gian, chi phí vừa mang lại
hiệu quả khi hội chẩn trực tuyến giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến
dưới.
Việc lưu trữ và truyền hình ảnh PACS được áp dụng hỗ trợ điều trị giúp cho các
bác sỹ có thể xem trực tiếp hình ảnh của bệnh nhân mình điều trị ở bất kỳ nơi
nào, trong thời gian nhanh nhất; người bệnh cũng không phải mất thời gian chờ
đợi, cất giữ những hình ảnh bệnh lý của mình phục vụ cho những lần thăm khám
kế tiếp.

Tiết kiệm kho lưu trữ do không cần khu vực in phim, rửa phim và kho lưu trữ.

Giảm thiểu tác động môi trường do hóa chất rửa phim, hóa chất tẩy rửa, trong
quá trình in phim, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Giảm thiểu nguy cơ độc hại đến sức khỏe cho kỹ thuật viên in, rửa phim.

Giúp cho việc quản lý quy trình và lịch trình khám của người bệnh ở khoa chẩn
đoán hình ảnh về thời gian, số lần chụp phim, lịch hẹn,… được chặt chẽ hơn.

Ứng dụng PACS tiết kiệm chi phí khá lớn so với dùng bản in phim thông
thường như trước đây (khoảng 2-3 tỷ mỗi năm); đồng thời giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do không sử dụng phim và hóa chất.

* Những khó khăn, thách thức khi triển khai bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Ninh Bình:

Quản lý hồ sơ, bệnh án điện tử cá nhân là xu thế phát triển tất yếu của bất cứ hệ
thống y tế nào, nhưng khi triển khai bệnh án điện tử cũng đối mặt với không ít
những khó khăn, thách thức. Quản lý hồ sơ bệnh án, điện tử cá nhân là công việc
rất mới và phải triển khai đồng bộ trên diện rộng, đòi hỏi sự đầu tư và chuẩn bị
rất kỹ, từ phần mềm ứng dụng, thống nhất chuẩn dữ liệu đầu ra, những quy định
mang tính pháp lý đòi hỏi sự tuân thủ của mỗi cơ sở y tế. Công việc đòi hỏi mỗi
địa phương, cơ sở y tế phải chuẩn bị nguồn lực và phương án, xây dựng kế
hoạch và lộ trình triển khai phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của từng loại
hình cơ sở y tế. Ta có thể nhóm những khó khăn, thách thứ đó lại thành những
loại sau:
- Chi phí tốn kém: Hiện nay, chi phí cho phần mềm quản lý bệnh viện, phần
cứng cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin khá tốn kém. Đồng thời, với việc
triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, việc đầu tư chữ ký số của người bệnh và bác sĩ
thay cho chữ ký tươi trước đây không hề dễ dàng, bởi giá của một chữ ký điện
tử khá đắt. Trong khi đó, Bộ Y tế vẫn chưa đưa giá công nghệ thông tin vào giá
dịch vụ y tế hiện tại, gây khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh. Về chữ ký
điện tử, hiện tại bệnh viện chưa đăng ký được chữ ký điện tử. Theo đó toàn bộ
chữ ký đều vẫn phải thực hiện trên giấy. Để có thể nhập được tất cả thông tin
bệnh án giấy như việc thăm khám, xét nghiệm, chăm sóc trên một mũi tiêm,
thuốc điều trị, nằm viện, ra viện, sử dụng dịch vụ, trang thiết bị, ra viện... tất cả
cái đó đều phải nhập trên máy tính thì cần phải có khối lượng máy tính lớn. Và
hiện nay, với bối cảnh các bệnh viện đều phải tự chủ tài chính thì đây là một khó
khăn, thách thức lớn

- Việc đồng bộ, liên thông dữ liệu gặp khó khăn: Bộ Y tế đã ban hành các quy
định về việc áp dụng các tiêu chuẩn CNTT y tế (như HL7, DICOM, ...) để phục
vụ triển khai bệnh án điện tử, tuy nhiên việc áp dụng các tiêu chuẩn này vẫn
chưa được một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ CNTT quan tâm thực hiện. Chưa xây dựng được chuẩn liên thông dữ liệu
giữa các phần mềm y tế tại đơn vị, xây dựng mã định danh (ID) y tế thống nhất
giữa các cơ sở y tế.

- Bảo mật thông tin của người bệnh: theo Thông tư 46/2018/TT-BYT, hồ sơ
bệnh án điện tử phải tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại
Mục 2, Chương II Luật An toàn thông tin mạng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
được phép sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy
khi đáp ứng các quy định tại Thông tư này.

Việc đảm bảo bí mật thông tin của bệnh nhân khi thực hiện bệnh án điện tử là vô
cùng quan trọng. Bởi hồ sơ bệnh án là 1 trong những tài liệu lưu trong Dữ liệu
mật. Vì vậy, việc sử dụng, khai thác hồ sơ bệnh án điện tử phải được thực hiện
theo quy định của Luật khám chữa bệnh.
Cần có quy định rõ là ai được mở và mở đến đâu, các đối tượng như sinh viên
thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong các cơ sở khám chữa bệnh thì
được xem hồ sơ bệnh án điện tử đến đâu và được sao chép đến đâu để phục vụ
cho việc nghiên cứu, công tác chuyên môn kỹ thuật, không được mang ra khỏi
phạm vi quản lý hồ sơ trong máy tính. Đảm bảo bí mật cho người bệnh ngoài
các quy định, luật, đây còn là một trong số các tiêu chuẩn đạo đức khi hành nghề
y, nó là một trong những lời thề của người thầy thuốc.

- Nhân viên y tế chưa có nhận thức đúng về ý nghĩa của hồ sơ sức khoẻ điện tử,
một số nhân viên y tế không thích làm việc với máy vi tính, chưa thích ứng với
sự chuyển đổi từ ghi chép trên hồ sơ giấy sang nhập dữ liệu trên hồ sơ sức khoẻ
điện tử khi cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh

- Tâm lý lo ngại của các bác sĩ về chất lượng thông tin về chăm sóc sức khỏe
trên hồ sơ điện tử và độ chính xác dữ liệu cũng như về kỹ năng đầy đủ của nhân
viên y tế khi làm việc với bệnh án điện tử

- Thiếu sự tham gia đồng bộ của cả bác sĩ lâm sàng và các lãnh đạo bệnh viện
khi triển khai thực hiện hồ sơ sức khoẻ điện tử

2.6. Ứng dụng Y tế từ xa (Telemedicine) trong hoạt động Đào tạo, giao ban,
hội chẩn trực tuyến với tuyến trên(Tuyến trung ương, tuyến cuối), tuyến dưới và
trong hợp tác quốc tế.

Trong giai đoạn từ 2013 - 2015, bệnh viện đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật
khám bệnh trực tuyến từ xa, áp dụng y học từ xa nâng cao năng lực khám chữa
bệnh của cán bộ y tế; Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh
và các tỉnh lân cận, đặc biệt là khách quốc tế. Từ năm 2013, Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Ninh Bình đã giảm số lượng bệnh viện chuyển tuyến.

2.7. Một số hoạt động hợp tác Quốc tế, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới

* Trong năm 2016, nằm trong dự án hỗ trợ y tế cho các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ
và Đồng bằng sông Hồng (NORRED), trong khuôn khổ các hoạt động về thiết
lập mạng lưới phòng chống đột quỵ; Ban quản lý dự án Norred đã mời các
chuyên gia về đột quỵ từ Vương quốc Anh, các chuyên gia trong nước đến tư
vấn và giảng dạy: điều trị và chăm sóc người bệnh đột quỵ tại Ninh Bình và Phú
Thọ. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình thành viên lớp tập huấn là các bác
sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng của 9 tỉnh nằm trong dự án.

Đây là cơ hội quý báu để cho cán bộ y tế được học tập, trao đổi kinh nghiệm về
phòng chống đột quỵ; có kiến thức về cấp cứu, điều trị người bệnh đột quỵ;
nâng cao trình độ chuyên môn và tích cực truyền thông giáo dục sức khỏe,
hướng dẫn người dân biết phòng, chống đột quỵ, biết xử lý và vận chuyển người
bệnh đến bệnh viện sớm nhất có thể. Qua các lớp tập huấn đào tạo được nguồn
nhân lực cần thiết cho thành lập và hoạt động có hiệu quả các đơn vị đột quỵ tại
các bệnh viện; góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, tăng khả năng hồi phục của
người bệnh đột quỵ.

* Dưới sự kêu gọi Bộ Khoa học và công nghệ về việc tham gia chương trình
nghiên cứu chung trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm giữa Bộ Khoa học và công
nghệ Việt Nam, Cơ quan Khoa học và công nghệ Nhật Bản (JST) và Bộ Khoa
học và công nghệ Philippines (DOST) giai đoạn 2014-2016.

Các đề tài nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, bệnh sốt rét,
bệnh cúm với nội dung đề tài nghiên cứu về dự báo bệnh sớm, nghiên cứu
văcxin phòng bệnh, nghiên cứu biến đổi về chủng, vấn đề kháng thuốc...
Chương trình được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, chi phí vé máy bay quốc tế đi
trao đổi học thuật, nghiên cứu của các nhà khoa học.

* Năm 2017: Trong khuôn khổ dự án trao đổi về dự án Telemedicine, tổ chức


JICA, Bệnh viện Bạch Mai và và Công ty Viewsend ICT có kế hoạch tới làm
viện với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình về việc sử dụng hệ thống
Telemedicine và một số vấn đề liên quan. Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Công ty TNHH Viewsend ICT đã
triển khai “Dự án thí điểm khám chữa bệnh từ xa sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông” tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và
Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. góp phần thúc đẩy việc hợp tác với các tổ
chức trong nước và Quốc tế giúp các y, bác sỹ tiếp cận với các trang thiết bị hiện
đại nhằm phát triển trình độ chuyên môn, nâng cao khả năng phục vụ chăm sóc,
điều trị bệnh nhân chuyên sâu theo tiêu chuẩn Quốc tế.

* Tháng 04/2019 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công ty
Siemens Healthineers Việt Nam tổ chức buổi hội thảo khoa học: “Cập nhật công
nghệ mới trong chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong điều trị nhồi máu
não”.

Tham dự hội thảo có lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đại diện công ty Siemens
Healthineers Việt Nam, chuyên gia sản phẩm Siemens Healthineers Việt Nam
khu vực ASEAN, các bác sỹ công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sỹ công
tác tại các đơn vị y tế trong toàn tỉnh, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam
Định, đại diện bệnh viện Bỉm Sơn, bệnh viện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa…

Hội thảo giúp cho các bác sỹ cập nhật thông tin, kiến thức mới nhất về chụp cắt
lớp vi tính và cộng hưởng từ trong điều trị nhồi máu não; qua đó nâng cao kiến
thức, kỹ năng cho đội ngũ y bác sỹ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội chẩn,
hợp tác điều trị bệnh; góp phần đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh

* Kể từ năm 1998 đến 2019 Đoàn các chuyên gia của tổ chức Phẫu thuật hở môi
hàm ếch Nhật Bản (JCPF) đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh bình
tiến hành khám cho cho trẻ em dị tật, khe hở môi, vòm miệng trên địa bàn tỉnh
cũng như các tỉnh lân cận. Những trẻ đủ tiêu chuẩn, điều kiện sẽ được tiến hành
làm phẫu thuật miễn phí; hoạt động này có ý nghĩa nhân đạo cao cả, giúp xoa
dịu nỗi đau, đem lại nụ cười cho các em, giúp các em tự tin hòa nhập với cộng
đồng; việc điều trị kịp thời và phẫu thuật đúng kỹ thuật giúp giảm thiểu những
khó khăn trong sinh hoạt của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ dị tật môi có cơ hội phát
triển…Đây là hoạt động hợp tác thường niên diễn ra vào đầu năm, nhưng do
dịch bệnh Covid-19 bùng phát, những năm gần đây đã không thể tiến hành, dự
kiến hoạt động sẽ nối lại vào năm 2023.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

- Khái quát lại những điểm đã nêu trong phần viết chính.

- Các nhận định, nhận xét mang tính cá nhân.

- Các đề xuất, khuyến nghị.

- Những câu hỏi cần được tiếp tục giải đáp hay chưa trả lời được.

You might also like