Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

[11T-8] Khảo sát ý kiến chuyên gia, các bên liên quan về tính khả thi của dự án

Lớp: 232.SKI1108.A12 Số thứ tự nhóm: 1 Tên nhóm: Nhóm 1

Các thành viên tham gia: Mức độ tham gia, đóng góp cho nhóm (Max 10pts)
1. Trần Lê Anh Thư 10/10
2. Hứa Nguyễn Hải My 10/10
3. Nguyễn Trọng Nhân 10/10
4. Đặng Lê Minh Ngọc 10/10
5. Phan Lê Thanh Thảo 10/10
6. Lê Thuỵ Minh Đan 0/10
7. Trần Ngọc Như Thơ 10/10

Mục tiêu: Xác minh mức độ khả thi, sự phù hợp các nội dung dự án sáng tạo nhóm thông qua điều tra, khảo sát các chuyên gia, khách hàng và các
bên liên quan khác nhằm tạo giá trị cao nhất cho dự án.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
 Tiến hành khảo sát khoảng 5-10 chuyên gia ở mỗi lĩnh vực khác nhau (không khảo sát sinh viên).
 Mỗi nhóm tự thiết lập các nội dung, cách thức khảo sát.
 Trình bày nội dung và mô hình ý tưởng dự án nhóm cho các chuyên gia để xác minh mức độ khả thi, sự phù hợp của dự án
nhằm trả lời các câu hỏi:

+ Ý tưởng dự án có khả thi không? Khả thi tới mức nào?

+ Dự án cần thay đổi, bổ sung gì không? Thay đổi, bổ sung như thế nào?

+ Tiêu chí khảo sát tham khảo: Mức độ khả thi của dự án, Mức độ hoàn thiện của sản phẩm/ giải pháp, Mức độ cần thiết của dự
án, Tính cạnh tranh của giải pháp, Tính sáng tạo của giải pháp.

 Lập biểu đồ kết quả khảo sát, đánh giá kết quả và hướng điều chỉnh, bổ sung dự án sáng tạo nhóm. Mô tả tất cả các hoạt động,
kết quả vào bảng sau:
Tên dự án: ECOCoal – Giảm thiểu khí khải, tăng trưởng xanh đô thị tại TP.HCM
Mục tiêu dự án nhóm: Giảm thiểu lượng khí thải từ phương tiện giao thông trên địa bàn TP.HCM
TỔNG HỢP CÁC Ý KIẾN KHẢO SÁT

 Đối tượng khảo sát: (Liệt 1: Chuyên gia về pháp lý (Minh Ngọc)
kê các chuyên gia)  Ban Quản lý khu kinh tế UBND Bình Phước
 Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14
2: Chuyên gia về thiết kế (Trọng Nhân)
 Trần Quang Phú, Nguyễn Văn Hưng | Nơi công tác: Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh,
Ban Quản lý Dự án Đường sắt Đô thị
3: Chuyên gia về Khoa học & Công nghệ nông nghiêp (Hải My)
 Nguyễn Thị Kiều Trinh, Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Thị Nhàn, Trần Thị Châu, Trần Đại Luật, Đỗ Xuân
Việt, Mai Xuân Dũng, Đặng Thị Thu Huyền
4: Chuyên gia về truyền thông (Thanh Thảo)
 Nguyễn Thị Thanh Ngọc, Nguyễn Thị Bích Ngọc | Nơi công tác: Khoa Quản trị Kinh doanh - Trường
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
5: Chuyên gia về môi trường (Anh Thư)
 Trần Văn Hùng, Trần Thị Kim Hoa, Nguyễn Hữu Phú | Nơi công tác: Viện hóa học, viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam
 Nguyễn Thị Thu | Nơi công tác: Khoa hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
6: Chuyên gia về khoa học kĩ thuật & môi trường (Như Thơ)
 Nguyễn Văn Minh , Lê Minh Huy, Đào Xuân Lai, Thanh Nhàn, Lê Anh Tuấn
 Thời gian khảo sát: 1: Thời gian khảo sát 26/03/2024
2: Thời gian khảo sát 26/03/2024
3: Thời gian khảo sát 27/03/2024
4: Thời gian khảo sát 28/03/2024
5: Thời gian khảo sát 27/03/2024
6: Thời gian khảo sát 28/03/2024
 Địa điểm khảo sát: Khảo sát thông qua các bài báo trên Internet
 Nội dung, cách thức 1: Lĩnh vực pháp lý:
khảo sát:  Theo chuyên gia, có cần giấy phép gì để vận hành các dự án về xử lý khí thải hay không?
 Theo chuyên gia, giấy phép môi trường là gì?
Các câu hỏi dùng khảo sát  Theo chuyên gia, thời gian thử nghiệm dự án theo quy định trong bao nhiêu lâu?
Phương thức khảo sát  Theo chuyên gia, trách nhiệm của chủ dự án trong quá trình thử nghiệm như thế nào?
2: Lĩnh vực thiết kế:
 Theo chuyên gia, phương pháp thực hiện quy trình nghiên cứu như thế nào để đạt được chất lượng thiết
kế cao như thế nào?
 Theo chuyên gia, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu như thế nào?
3: Lĩnh vực Khoa học – Công nghệ nông nghiêp:
 Theo chuyên gia công dụng của than hoạt tính là gì?
 Theo chuyên gia thì đối với dự án này nguồn nguyên liệu tạo ra than hoạt tính có nguồn nguyên liệu nào
khác không? Tại sao lại là nguồn nguyên liệu đó?
 Theo chuyên gia, phương pháp nào để tối ưu việc tạo ra than hoạt tính từ bã mía?
4: Lĩnh vực truyền thông:
 Theo các chuyên gia, làm thế nào để phần lớn người dân biết đến và ủng hộ dự án hệ thống xử lý khí thải
bằng than hoạt tính ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua truyền thông?
5: Lĩnh vực môi trường:
 Theo chuyên gia, sau khi than hoạt tính đã hấp thụ lượng khí thải sẽ trở nên bão hòa và không còn tác
dụng, vậy làm thế nào để xử lí lượng lớn than hoạt tính đó ? Mục đích cuối cùng nhằm tăng tính khả thi
cho dự án.
6: Lĩnh vực khoa học kĩ thuật & môi trường
 Khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm chính trong khí thải như CO, NOx, SOx, bụi mịn PM2.5?
 Mức độ sẵn sàng của công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành quạt ly tâm?
 Hiệu quả và độ bền của các thiết bị như quạt ly tâm, buồng lọc khí, và lớp lọc than hoạt tính?
 Kết quả thu được: 1: Lĩnh vực pháp lý:
 Theo chuyên gia, có cần giấy phép gì để vận hành các dự án về xử lý khí thải hay không?
Mô tả các ý kiến của  Theo quy định tại Điều 46, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải
chuyên gia (Lưu ý không (nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại), sau khi được cấp giấy phép môi trường, phải thực
phân tích), có thể sử dụng hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án
thêm biểu đồ (graphs), đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của
bảng biểu… để minh họa dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường
kết quả:
 Theo chuyên gia, giấy phép môi trường là gì?
 Theo quy định tại Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2022, Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép
xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo
yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất
thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với
công trình xử lý chất thải của chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp.
 Theo chuyên gia, thời gian thử nghiệm dự án theo quy định trong bao nhiêu lâu?
 Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải được tính từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm
được quy định như sau:
- Từ 03 đến 06 tháng đối với trường hợp dự án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
và dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất
lớn (quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Thời gian vận hành thử nghiệm đối với các dự án khác do chủ dự án đầu tư quyết định và tự chịu trách nhiệm
nhưng không quá 06 tháng và phải bảo đảm đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định;
- Trường hợp phải gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án đầu tư phải có văn bản thông báo, nêu rõ
lý do gia hạn và thời gian gia hạn không quá 06 tháng. Đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, đầu tư theo từng
giai đoạn, thời gian vận hành có thể được kéo dài theo quy định của cơ quan cấp phép.
 Theo chuyên gia, trách nhiệm của chủ dự án trong quá trình thử nghiệm như thế nào?
 Trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện
một số nội dung sau:
- Phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được kiểm tra, giám
sát quá trình vận hành thử nghiệm. Trường hợp dự án thuộc đối tượng quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động,
phải tổ chức theo dõi, giám sát kết quả quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động, liên tục có camera theo dõi và
kết nối, truyền số liệu về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án.
- Tự thực hiện quan trắc khi đáp ứng theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc phối hợp
với tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả của
công trình xử lý chất thải. Việc quan trắc chất thải phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường và pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Việc quan trắc chất thải, lấy mẫu chất thải (mẫu đơn,
mẫu tổ hợp) đối với các loại hình dự án thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tự chịu trách nhiệm đối với nội dung kế hoạch vận hành thử nghiệm và toàn bộ quá trình vận hành thử
nghiệm công trình xử lý chất thải.
- Có sổ nhật ký vận hành, ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất
thải. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường phải ghi chép đầy đủ về khối lượng chất
thải nguy hại, phế liệu sử dụng của từng hệ thống, thiết bị xử lý, tái chế.
- Tự đánh giá hoặc thuê tổ chức có đủ năng lực đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải của
dự án; tổng hợp, đánh giá số liệu quan trắc chất thải, phân định chất thải và lập báo cáo kết quả vận hành thử
nghiệm công trình xử lý chất thải, gửi cơ quan cấp giấy phép môi trường trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết
thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ
môi trường; trường hợp cơ quan cấp giấy phép môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chủ dự án đầu tư
gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

2: Lĩnh vực thiết kế


 Theo chuyên gia, phương pháp thực hiện quy trình nghiên cứu như thế nào để đạt được chất lượng
thiết kế cao như thế nào?
 Quy trình nghiên cứu bao gồm các bước sau:
B1: Nghiên cứu sơ bộ (Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ)
B2: Điều tra sơ bộ, phỏng vấn chuyên gia (Bảng câu hỏi chính thức)
B3: Khảo sát, điều tra phỏng vấn (Thu thập số liêu)
B4: Phân tích số liệu (Kiểm định thang đo, thống kê mô tả, phân tích nhân tổ)
 Theo chuyên gia, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu như thế nào?

Nhóm nhân tố 2: Nhóm nhân tố 3:


Nhóm nhân tố 1:
Chủ đầu tư Ngân sách dự án
Nhà thầu tư vấn lập dự án
NT105: Thiết kế cơ sở quá đi sâu NT102: Thông tin và yêu cầu của NT103: Nguồn vốn, tổng mức
vào chi tiết CĐT trong giai đoạn thiết kế; đầu tư cho dự án;
NT623: Năng lực đơn vị thẩm tra NT101: Chính sách, kế hoạch và NT518: Chi phí cho khảo sát,
TKCS chủ trương đầu tư; TKCS
NT206: Kinh nghiệm người tham NT105: CĐT can thiệp quá sâu, NT517: Biến động tỷ giá
gia TKCS (chủ nhiệm, chủ trì áp đặt ý tưởng vào thiết kế
thiết kế,..) NT311: Thời gian phê duyệt tại
NT414: TKCS sơ sài, không còn các cơ quan quản lý nhà nước
phù hợp với điều kiện thực tế;
Nhóm nhân tố 5:
Nhóm nhân tố 4: Nhóm nhân tố 6:
Tương thích giữa
Tiêu chuẩn – pháp lý Khoa học công nghệ
TKCS và TKKT
NT519: Sự phù hợp giữa các tiêu NT413: Khác biệt giữa nhà thầu NT621: Sự phát triển của khoa
chuẩn kỹ thuật tư vấn lập dự án và tư vấn TKKT học công nghệ làm TKCS lạc hậu;
NT310: Thủ tục pháp lý và chất NT620: Khác biệt kết quả khảo
lượng các tiêu chuẩn quy phạm sát lập dự án và khảo sát TKKT
hiện hành
NT219: Thiết kế đấu nối hạ tầng
khu vực

3: Lĩnh vực Khoa học – Công nghệ nông nghiêp


 Theo chuyên gia, công dụng của than hoạt tính là gì?
 Than hoạt tính từ phế phẩm nông nghiệp (AC) là vật liệu giải quyết được nhiều vấn đề như giảm phát thải phế
phẩm nông nghiệp (BM), xử lí môi trường và tăng giá trị của sản xuất nông nghiệp
 Theo chuyên gia thì đối với dự án này nguồn nguyên liệu tạo ra than hoạt tính có nguồn nguyên liệu
nào khác không? Tại sao lại là nguồn nguyên liệu đó?
 Theo số liệu thống kê của Nationalmaster (https://www.nationmaster.com), trong hơn 20 năm qua, Việt Nam
là một trong những nước sản xuất mía đường nhiều nhất trên thế với sản lượng trung bình từ 15 đến 18 triệu
tấn/năm. Sau khi ép lấy nước để sản xuất đường thì đồng thời cũng tạo ra khoảng 4,5 triệu tấn SB/năm. Đây là
nguồn phế thải có giá trị, đã và đang được sử dụng làm nguyên liệu lò hơi, sản xuất bột giấy, phân bón hoặc được
ủ thành thức ăn cho gia súc. Với sản lượng khô toàn thế giới lớn (khoảng 54 triệu tấn/năm) và chứa chủ yếu là
cellulose (50% cellulose, 25% hemicellulose và 25% lignin), SB được đánh giá là nguyên liệu quan trọng để sản
xuất BC và AC giá rẻ [1], [2]
 Theo chuyên gia, phương pháp nào để tối ưu việc tạo ra than hoạt tính từ bã mía?
 Thay thế bằng quá trình nhiệt phân một bước BM trong sự có mặt của xúc tác như ZnCl2 hay H3PO4 [5], [8],
[9]. Các chất xúc tác này có vai trò chủ yếu là ngăn cản sự hình thành các đại phân tử hydrocarbon thơm từ
lignin, làm giảm nhiệt độ của quá trình dehydrat hóa lignin và phá hủy mạng lưới cấu trúc carbon ở nhiệt độ cao
để tạo thành các kênh lỗ xốp [10]. Xét ở góc độ môi trường, việc sử dụng xúc tác ZnCl2 có thể phát thải chất ô
nhiễm thứ cấp là ion Zn2+, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ phát thải Cl2 và hợp chất hữu cơ chứa Cl.
Chúng tôi nhận thấy rằng, NaOH là hợp chất của kim loại kiềm có giá thành rẻ (rẻ hơn KOH), ít độc hại và có
nhiệt độ nóng chảy ~318oC (thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của KOH, 360oC) phù hợp làm xúc tác để hoạt hóa
BM thành AC thông qua quá trình phân hủy nhiệt một giai đoạn. Để kiểm chứng giả thuyết này, chúng tôi nghiên
cứu tổng hợp AC từ SB trong sự có mặt của NaOH. Kết quả phân tích cấu trúc xốp cho thấy, AC thu được có
diện tích bề mặt đạt 146,6 m2 /g, cao hơn nhiều so với BC (~25 m2 /g) và đạt khoảng 40% so với diện tích bề
mặt của AC hoạt hóa bằng hơi nước.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghê, khoa học nông nghiệp thì: “tổng hợp than hoạt tính từ bã mía
bằng phương pháp nhiệt phân một bước với xúc tác NaOH. Kết quả cho thấy, than hoạt tính thu được có diện tích
bề mặt khoảng 146,6 m2 /g với tổng thể tích lỗ xốp khoảng 0,23 cm3 /g, trong đó ~0,13 cm3 /g do đóng góp của
các vi lỗ có đường kính trung bình khoảng 1,9 nm. Than có dung lượng hấp phụ cực đại đối với methylene blue
24,5 mg/g. Các kết quả này cho thấy có thể sử dụng phương pháp nhiệt phân một bước với xúc tác NaOH để tổng
hợp vật liệu hấp phụ khá tốt từ các phế phẩm nông nghiệp”

4: Lĩnh vực truyền thông:


 Theo các chuyên gia, làm thế nào để phần lớn người dân biết đến và ủng hộ dự án hệ thống xử lý khí
thải bằng than hoạt tính ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua truyền thông?
 Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng truyền thông xã hội để gia tăng mối quan tâm đến môi trường
của người tiêu dùng, từ đó hình thành thái độ tích cực đối với sản phẩm thân thiện môi trường giúp đẩy
mạnh mẽ quyết định mua sản phẩm thân thiện môi trường. Tương tự, sự ảnh hưởng của truyền thông xã
hội đến chuẩn chủ quan là rất đáng kể, từ đó phát triển thành ý định mua sản phẩm thân thiện môi
trường. Song song đó, thái độ đối với sản phẩm thân thiện môi trường cũng chịu tác động trực tiếp bởi
truyền thông xã hội và góp phần hình thành ý định mua sản phẩm thân thiện môi trường của người tiêu
dùng.

5: Lĩnh vực môi trường:


 Theo chuyên gia, sau khi than hoạt tính đã hấp thụ lượng khí thải sẽ trở nên bão hòa và không còn
tác dụng, vậy làm thế nào để xử lí lượng lớn than hoạt tính đó ? Mục đích cuối cùng nhằm tăng tính
khả thi cho dự án.
 Hoàn nguyên than hoạt tính bằng phương pháp oxy hóa xúc tác dị thể lỏng rắn:
Than hoạt tính xúc tác (Me/THT) được chế tạo từ than hoạt tính (THT) được phân tán một lượng nhỏ (vài % khối
lượng) các kim loại chuyển tiếp Me. Vật liệu Me/THT có dung lượng hấp phụ phenol tưomg tự như THT ban
đầu. Song, sau khi hấp phụ bão hòa, (Me/THT)BH có thể được hoàn nguyên dễ dàng với H2O2 ở nhiệt độ thấp
40°c, không tạo ra sản phẩm phụ khác, ngoài CO2 và H2O, dung lượng hấp phụ phenol vẫn được bảo toàn sau
nhiều lần hoàn nguyên. Phản ứng hoàn nguyên có tốc độ khá lớn và tuân theo động học bậc không với phenol và
H2O2.
 Kết luận:
1: Hệ hấp phụ-xúc tác Me/THT có khả năng hấp phụ tốt phenol và có thể hoàn nguyên bằng H2O2 rất thuận lợi,
ở nhiệt độ thấp, không tạo ra sản phẩm ô nhiễm thứ cấp.

2: Phản ứng hoàn nguyên xúc tác của phenol bằng H2O2 xảy ra trên bề mặt THT là phản ứng xúc tác dị thể lỏng-
rắn, có bậc phản ứng bằng không với phenol và H2O2

3: Hệ hấp phụ-xúc tác Me/THT có dung lượng hấp phụ phenol hầu như không đổi sau nhiều lần hoàn nguyên. Đó
là hệ vật liệu có triển vọng trong công nghệ xử lý các ô nhiễm hữu cơ.

6: Lĩnh vực khoa học kĩ thuật & môi trường

 Theo chuyên gia, khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm chính trong khí thải như CO, NOx, SOx, bụi mịn
PM2.5 trong giải pháp mà nhóm đưa ra ntn?
 Theo chuyên gia, mức độ sẵn sàng của công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành quạt ly
tâm?
 Theo chuyên gia,hiệu quả và độ bền của các thiết bị như quạt ly tâm, buồng lọc khí, và lớp lọc than
hoạt tính?
 Chuyên gia nhận định như sau:
 Hệ thống có thể loại bỏ hiệu quả các chất ô nhiễm trong khí thải như CO, NOx, SOx, bụi mịn PM2.5.
 Hiệu quả lọc có thể đạt đến hơn 90%, góp phần cải thiện chất lượng không khí đáng kể.
 Giải pháp này cần được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi áp dụng rộng rãi.
 Hệ thống có thể hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào nguồn điện lưới
 Hiệu quả của quạt ly tâm được đánh giá dựa trên lưu lượng khí, áp suất và công suất tiêu thụ, hiệu suất
quạt ly tâm thường đạt từ 70% đến 85%.
 Hiệu quả của buồng lọc khí được đánh giá dựa trên hiệu suất lọc bụi và khí thải. Hiệu suất lọc bụi có thể
đạt đến hơn 99%.
 Hiệu quả:Than hoạt tính có khả năng hấp phụ nhiều loại khí thải khác nhau như CO, NOx, SOx, VOC.
Hiệu quả hấp phụ phụ thuộc vào loại khí thải, nồng độ khí thải và chất lượng than hoạt tính.
 Công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành quạt ly tâm đã được phát triển và ứng dụng trong
nhiều năm.
 Các thiết bị như pin năng lượng mặt trời, bộ điều khiển năng lượng và quạt ly tâm đều có sẵn trên thị
trường.
 Hệ thống có thể được thiết kế và lắp đặt tương đối dễ dàng.
 Kết luận rút ra từ kết quả Từ các ý kiến của các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan, nhóm nhận thấy
khảo sát đối với dự án sáng  Quy ý kiến của các chuyên gia về dự án của nhóm có nhưng vẫn còn thiếu các giấy phép pháp lý liên
tạo nhóm: quan, Minh Ngọc đề xuất thêm bước xin giấy phép đầu tư,… Đặc biệt là giấy phép môi trường vận
hành được cấp theo quy định cuả pháp luật để đưa dự án trở nên hợp pháp. Dựa vào quy định thử
- Đánh giá, phân tích ý kiến nghiệm, có các báo cáo cụ thể về tình trạng xử lý khí thải nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án đối với
của các chuyên gia môi trường
- Hướng điều chỉnh, bổ  Qua ý kiến của các chuyên gia, phần cơ chế cơ cấu và vận hành của giáp pháp, dựa vào các nhóm yếu tố
sung dự án): chính ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế cơ sở. Từ đó Trọng Nhân đề xuất dựa vào “Nhóm nhân tố 6:
Khoa học công nghệ - NT621 Sự phát triển của khoa học công nghệ làm TKCS lạc hậu” đưa ra các
yếu tố kiểm định dùng các công nghệ trong thiết kế cơ sở và khi đưa ra bản thi công bắt đầu lắp đặt lập
trong thiết kế kỹ thuật kiểm tra lại các thiết bị công nghệ: cảm biến, năng lượng mặt trời, công nghệ xử lý
khí thải,... trong thiết kế cơ sở có thể đã lạc hậu so với thời điểm thi công. Bởi vì thiết kế bản vẽ thi công
có độ dài về thời gian.
 Qua ý kiến của chuyên gia, Hải My đề xuất nhóm có thể thêm các nguyên vật liệu để có thể thêm lựa
chọn về nguyên liệu tại Bước 2 của dự án nhóm
 Nhận thấy, truyền thông qua các phương tiện sẽ giúp dự án đến gần hơn với người dân; giới thiệu tới
người dân lợi ích mà dự án đem đến. Từ đó, Thanh Thảo mong muốn bổ sung vào Bước 6 của dự án
nhóm là tăng cường truyền thông sau thời gian thử nghiệm cho người dân biết và ủng hộ dự án.
 Từ ý kiến của chuyên gia, Anh Thư sửa lại dự án ở nội dung bước 2, than hoạt tính bão hòa sẽ
được xử lí tại công ty xử lí chất thải chuyên nghiệp để xử lí, nhận thấy rằng khi xử lí chất thải
sẽ tạo ra một lượng chất thải ra môi trường sẽ chuyển bước đó thành hoàn nguyên than hoạt tính
bằng phương pháp oxy hóa xúc tác dị thể lỏng rắn, nhằm tăng tính khả thi cho dự án.
 Qua ý kiến chuyên gia đưa ra, Như Thơ nhận thấy giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời và quạt ly tâm
để giảm thiểu khí thải giao thông tại TP.HCM là một giải pháp khả thi, hiệu quả và có tác động tích
cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng:
 Sử dụng năng lượng mặt trời giúp giảm thiểu khí thải nhà kính và bảo vệ môi trường.
 Hệ thống lọc khí thải giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. TP.HCM
có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời với số giờ nắng trung bình cao.
 Lượng khí thải từ phương tiện giao thông tại TP.HCM rất lớn, do đóngiải pháp này có thể mang
lại hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện chất lượng không khí.
II. KẾT LUẬN CHUNG TỪ CÁC GÓP Ý ĐỐI VỚI DỰ ÁN NHÓM
Qua ý kiến của các chuyên gia thông qua khảo sát trên Internet, nhóm đã bàn bạc thảo luận và đưa ra các thay đổi sau:
 Chốt dự án nhóm: ECOCoal – Giảm thiểu khí khải, tăng trưởng xanh đô thị tại TP.HCM
 Mục đích dự án mang lại: sau 6 tháng đưa vào thử ngiệm dự án, giảm lượng khí thải từ phương tiện giao thông trên các địa bàn thử
nghiệm từ 10-15%.
 Bổ sung thêm các giấy tờ pháp lý theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng, ghi nhận lại quá trình triển khai dự án.
 Luôn luôn cải tiến công nghệ, đáp ứng được tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố.
 Luôn linh hoạt nguồn nhiên liệu trong quá trình sử dụng, có trách nhiệm xử lý theo quy định than hoạt tính sau sử dụng.
 Đem lại lợi ích: giảm thải khói bụi là mục tiêu chính truyền thông dự án đến người dân.
III. KẾ HOẠCH TIẾP THEO CỦA DỰ ÁN NHÓM
a. Nội dung điều chỉnh bổ sung dự án sáng tạo nhóm sau khi VCF2:

Mô tả: các nội dung chỉnh sửa Image: Hình ảnh minh họa dự án
- Mô hình của giải pháp, ghi thích đầy đủ.
- Hình ảnh phải đảm bảo tính bản quyền/ quyền sở hữu trí tuệ của ý tưởng dự án
1:Chốt lại dự án chính của
nhóm đang muốn giải quyết
 Dự án: ECOCoal – Giảm
thiểu khí khải, tăng trưởng
xanh đô thị tại TP.HCM

2: Hoàn thiện các bước tiến


hành dự án; bổ sung các yếu
tố cần có để triển khai dự án
(pháp lý, nhà đầu tư, nguồn
nhiên liệu, nhân lực,….)

Hình 1. Dự án: ECOCoal – Giảm thiểu khí khải, tăng trưởng xanh đô thị tại TP.HCM
Hình 2. Các bước thực hiện dự án

b. Nguồn thông tin, minh chứng các phản hồi trên:


[Văn Hiếu; 2021; Quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải môi trường sau khi được cấp phép môi trường,
https://binhphuoc.gov.vn/vi/bqlkkt/moi-truong/quy-dinh-ve-van-hanh-thu-nghiem-cong-trinh-xu-ly-chat-thai-sau-khi-duoc-cap-
giay-phep-moi-truong-255.html; thời gian truy cập: 26/03/2024]

[Thư viện pháp luật; 2020; Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-
truong/Luat-so-72-2020-QH14-Bao-ve-moi-truong-2020-431147.aspx; thời gian truy cập: 26/03/2024]
[Trần Quang Phú, Nguyễn Văn Hưng; 2020; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công
trình giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
http://thuvienlamdong.org.vn:81/bitstream/DL_134679/27380/1/CVv391S362020088.pdf; 26/03/2024]
[Nguyễn Thị Kiều Trinh, Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Thị Nhàn, Trần Thị Châu, Trần Đại Luật, Đỗ Xuân Việt, Mai Xuân Dũng* , Đặng Thị Thu
Huyền; 2021; Nghiên cứu tổng hợp than hoạt tính từ bã mía bằng quy trình một giai đoạn; Tập.226 Số. 11(2021) Tạp chí Khoa học – Kỹ
Thuật - Công nghệ; https://jst.tnu.edu.vn/jst/article/download/4479/pdf; thời gian truy cập: 28/03/2024]
[Nguyễn Thị Thanh Ngọc, Nguyễn Thị Bích Ngọc; 2023; Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm thân thiện môi trường
của thế hệ Z: vai trò của truyền thông xã hội; Hội nghị Khoa học trẻ lần năm
2023;https://www.researchgate.net/profile/Nguyen-Ngoc-5/publication/
376034338_NGHIEN_CUU_CAC_YEU_TO_ANH_HUONG_DEN_Y_DINH_MUA_SAN_PHAM_THAN_THIEN_MOI_TRUONG_CUA_T
HE_HE_Z_VAI_TRO_CUA_TRUYEN_THONG_XA_HOI/links/6567e20db1398a779dc70cbd/NGHIEN-CUU-CAC-YEU-TO-ANH-HUONG-
DEN-Y-DINH-MUA-SAN-PHAM-THAN-THIEN-MOI-TRUONG-CUA-THE-HE-Z-VAI-TRO-CUA-TRUYEN-THONG-XA-HOI.pdf; thời
gian truy cập: 28/03/2024]
[Trần Văn Hùng, Trần Thị Kim Hoa, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Hữu Phú; 2008; Hoàn nguyên than hoạt tính bằng phương pháp oxy hóa xúc
tác dị thể lỏng – rắn; https://js.vnu.edu.vn/NST/article/download/2036/1937 ;thời gian truy cập: 19h00 27/3/2024]

[Nguyễn Văn Minh, Đào Xuân Lai;Sử dụng năng lượng mặt trời giúp giảm thiểu khí thải; https://tietkiemnangluong.com.vn/tin-
tuc/pho-bien-kien-thuc/t22599/su-dung-nang-luong-mat-troi-giup-giam-thieu-khi-thai-gay-hieu-ung-nha-kinh.html , Thời gian truy
cập 28/3/2024]

You might also like