Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

I.

Tính cấp thiết


1. Vai trò, ý nghĩa đặc điểm của chủ đề nghiên cứu
Phát triển con người toàn diện là một trong những quan điểm cơ
bản không thể thiếu để bảo đảm tính nhân văn và tính hiện thực của xã
hội mới (Nguyễn Thị Nga, 2011). Nhiều học thuyết vẫn luôn cho rằng
con người là trung tâm của sự phát triển và “Phát triển bền vững” chính
là những gì mà xã hội hướng đến. Với đích đến như vậy, mỗi giai đoạn
trước đó nghiên cứu về sự phát triển của con người đều đưa ra những
khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề phát triển bền vững
của con người đã được thừa kế và bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới về
kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu các khía cạnh ảnh hưởng đến chỉ số
phát triển con người sẽ giúp cho quá trình phát triển của xã hội được bổ
sung đầy đủ và đa dạng hơn, khắc phục những hạn chế và tồn tại mà
những nghiên cứu trước để lại. Trong các nghiên cứu khoa học về con
người trên thế giới đã chỉ ra một vài chỉ tiêu đánh giá có thể kể đến như
Chỉ số Thông minh (IQ), Chỉ số Thông minh cảm xúc (EQ), Chỉ số
Thông minh xã hội (SQ), Chỉ số Đạo đức (MQ)… Tuy vậy các chỉ tiêu
trên đều chưa xét đến yếu tố kinh tế trong phát triển con người. Chính vì
thế, Báo cáo phát triển con người của UNDP năm 1990, lần đầu tiên đưa
ra một phương pháp mới để đánh giá tổng hợp trình độ phát triển con
người, đó là Chỉ số phát triển con người (HDI)

2. Tóm lược tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước


Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Hầu hết những nghiên cứu
ngoài nước đều chỉ ra HDI bao gồm các yếu tố như tuổi thọ, giáo dục và
sức khỏe mà chưa tính đến những yếu tố khác liên quan đến vấn đề kinh
tế - xã hội. Cũng giống như HDI đã hạ thấp tầm quan trọng của thu nhập
so với y tế và giáo dục, H đã giảm giá trị của biến thu nhập (Tổng thu
nhập quốc dân), thậm chí còn cao hơn nữa (Social Indicators Research,
David Bartram, 2019). Có thể thấy rằng các nghiên cứu trên mới chỉ tập
1
trung vào phần hình thành con người mà chưa thực sự phân tích sâu vào
sự phát triển. Bài báo cáo về sự phát triển con người năm 1990 đã ghi
nếu quy mô phát triển con người không cân bằng được giữa việc hình
thành và sử dụng năng lực của con người thì nhiều tiềm năng của con
người sẽ bị suy giảm. Báo cáo Phát triển Con người 2023/24 đánh giá
tình trạng bế tắc nguy hiểm do tiến độ phát triển không đồng đều, tình
trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng và sự phân cực chính trị leo
thang mà chúng ta phải khẩn trương giải quyết. Chính vì sự bất đồng đều
đó, những câu hỏi về sự bình đẳng, vấn đề con người bị thay thế bởi
công nghệ và sự bế tắc trong quá trình hòa hảo giữa người với người vẫn
là những ẩn số chưa được giải đáp trong bài báo cáo năm 2023-2024 của
HDR (Human Development Research).
Tình hình nghiên cứu trong nước: Các nhà nghiên cứu về sự
phát triển của con người tại Việt Nam đã đưa ra rất nhiều yếu tố tác
động đến HDI, cụ thể là với con người Việt Nam. Trong bài nghiên cứu
về những nhân tố tác động đến tác động đến sự phát triển con người toàn
diện ở Việt Nam hiện nay (Phùng Danh Cường, 2014) đã đề ra những
yếu tố ảnh hưởng như vị trí địa lý, kinh tế, giáo dục, công tác y-
dược,....Tuy nhiên, vấn đề kinh tế - xã hội vẫn chưa được đề cao mặc dù
nó có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển nhận thức của con người đối
với xã hội và sự tác động của xã hội lên quá trình phát triển toàn diện
của con người. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiến bộ và nâng
cao công nghệ thông tin và truyền thông có thể thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và phát triển con người (Flor, 2001; Verma & cộng sự, 2022).
Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của yếu tố kinh tế - xã hội đối
với sự phát triển của con người.
Khoảng trống nghiên cứu: Cho đến năm 2022 tuy các nghiên
cứu khoa học về phát triển con người đang ngày càng nở rộ. Song, do
nhiều nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa đi sâu tìm hiểu
thêm nhiều yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng lên chỉ số HDI. Vì

2
vậy, trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đưa ra những nhân tố
tác động lên chỉ số phát triển con người tại một số nước năm 2022.
3. Thực trạng vấn đề trên thế giới, Việt Nam, địa bàn nghiên cứu
Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Việt Nam năm 2022 là
0.726, xếp hạng 107 trong số 193 quốc gia và vùng lãnh thổ theo Báo
cáo Phát triển Con người 2023/24 của Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc (UNDP). Những thành tựu này phản ánh sự tập trung của Việt
Nam vào phát triển con người như là một phần quan trọng trong chiến
lược phát triển quốc gia.
Tuy nhiên tại các quốc gia trong phạm vi nghiên cứu nói chung và
Việt Nam nói riêng vẫn tồn tại một vài hạn chế như về lượng khí CO2
thải ra và chỉ số thu nhập bình quân đầu người. Điều này có thể hiểu
được do các nước trên đều là những nước đang phát triển và hai hạn chế
trên là không thể tránh khỏi trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4. Lý do lựa chọn chủ đề yêu cầu
Với tầm quan trọng của Chỉ số phát triển con người (sau đây gọi
là Chỉ số HDI), nhóm nghiên cứu nhận thấy sự cần thiết trong việc
nghiên cứu chuyên sâu về những yếu tố ảnh hưởng đến Chỉ số HDI, từ
đó có thể đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển của con người trong tương quan với sự phát triển của
nền kinh tế. Vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các
yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người (HDI) của một số quốc
gia năm 2022”
II. Tổng quan nghiên cứu
1. Tổng quan tài liệu nước ngoài
Trong một thời gian dài, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường
được sử dụng để tính toán phát triển con người. Tuy nhiên, các chỉ số
kinh tế (chẳng hạn như GDP) không tính đến toàn bộ phúc lợi của con
người (Cracolici et al. 2010). Trong khi đó, Chỉ số Phát triển Con người

3
(HDI), được Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) giới
thiệu lần đầu tiên vào năm 1990, dần dần thay thế GDP để trở thành
thước đo chính trong đánh giá phát triển con người dựa trên ba đặc điểm
bao gồm kiến thức, tuổi thọ khỏe mạnh và một cuộc sống đạt mức lý
tưởng
Chỉ số Phát triển Con người (HDI) bao gồm các tiêu chuẩn tài
chính, đo lường trong hệ thống giáo dục và tuổi thọ trung bình, có thể
định hướng lại đáng kể các đặc điểm tổng thể của ngành (Anand và Sen
1994). Mahbub ul Haq, một nhà kinh tế học Pakistan, đã đưa ra ý tưởng
này từ những năm 1970 và sau đó đã trở thành thước đo quan trọng để
đánh giá sự phát triển của một quốc gia (Khodabakhshi 2011).
Trong bài nghiên cứu “Các yếu tố quyết định Chỉ số Phát triển Con
người: Phân tích thực nghiệm theo Quanh vùng" (2016), Smit Smah đã
đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người: Tuổi thọ
trung bình, tỷ lệ người lớn biết chữ - tính cho người từ 15 tuổi trở lên,
GDP bình quân, tỷ lệ sinh sản, hệ số bất bình đẳng thu nhập và tỷ lệ lạm
phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số,
ngoại trừ yếu tố tỷ lệ lạm phát là không có ảnh hưởng
Báo cáo Phát triển Con người năm 2014 (HDR) đã giới thiệu Hệ
số Bất bình đẳng Con người (HBI), một chỉ số tổng hợp đánh giá mức
độ bất bình đẳng trong ba lĩnh vực thiết yếu: y tế, giáo dục và thu nhập.
HBI được tính toán bằng trung bình số học phi trọng số của các ước tính
bất bình đẳng trong từng lĩnh vực. Chỉ số này có mối quan hệ nghịch đảo

4
với Chỉ số Phát triển Con người (HDI), cho thấy mức độ bất bình đẳng
cao sẽ kìm hãm tiến bộ phát triển con người. Do đó, đề xuất đưa Hệ số
bất bình đẳng vào mô hình nghiên cứu.
2. Trong nước
Trong bài Nghiên cứu chỉ số phát triển con người HDI ở thành
phố phố Đà Nẵng (2015). Trương Văn Cảnh và cộng sự đã đưa ra ba yếu
tố chính ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người là: Chỉ số tuổi thọ,
Chỉ số giáo dục, Chỉ số thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ
số thành phần thể hiện rõ mối quan hệ tương quan tỷ lệ thuận với chỉ số
HDI. Các quận/ huyện nào có chỉ số thành phần cao thì chỉ số HDI cao
và ngược lại. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu về 3 yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến chỉ số HDI, bỏ qua các yếu tố về tỷ lệ sinh sản, và hệ số bất
bình đẳng con người.
3. Khoảng trống nghiên cứu
Ngoài nước
Hầu hết các nghiên cứu trước đây tập trung vào các nhóm nước
phát triển, bỏ qua các nước đang và kém phát triển.
Trong nước
Đa số các bài nghiên cứu trong nước đều chỉ quan tâm về các biến
cơ bản, bỏ qua các biến về yếu tố xã hội và sự ảnh hưởng chênh lệch
giữa các tầng lớp.
Kết luận: Các nghiên cứu trước đây chưa có nhiều thực nghiệm
xác lập mối liên hệ giữa các biến và những phát hiện còn mơ hồ. Điều

5
này cho thấy cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ mối liên hệ giữa các
biến.
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở xây dựng
Nhiều học thuyết vẫn luôn cho rằng con người là trung tâm của sự
phát triển và “Phát triển bền vững” chính là những gì mà xã hội hướng
đến. Chỉ số HDI (Human Development Index) ra đời như một thành tựu
chiến lược có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu về sự phát triển kinh tế
dựa trên nền tảng phát triển con người, đặc biệt là trong bối cảnh mục
tiêu lớn nhất của các nước hiện nay là phát triển kinh tế bền vững. Vì
vậy, việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HDI để đề ra
những giải pháp phù hợp giúp nâng cao đời sống con người trên thế giới
là rất cần thiết. Từ đó, chúng ta tiến hành xây dựng mô hình:

HDI =β 1+ β 2 ln ( CO 2 ) + β 3 ln (GNI )+ β 4 ln ( ¿ )
+ β 5 ln (GINI ) + β 6 ln ( LR 1 ) +ui

Trong đó:
β 1 : Hệ số chặn
β 2 , β 3 , β 4 , β 5 , β 6: Hệ số góc
ui : Sai số ngẫu nhiên

Sau khi có mô hình hồi quy tổng thể, để dễ dàng tính toán và ước lượng
kết quả, ta xây dựng mô hình hồi quy mẫu:

Bảng 1: Các biến kinh tế sử dụng trong mô hình

6
2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập số liệu: Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu
thứ cấp bằng cách tìm kiếm và thu thập số liệu trên World Bank của biến
GNI - chỉ số thu nhập quốc dân trên đầu người; đồng thời nhóm còn
nghiên cứu, tìm kiếm và thu thập dữ liệu trên báo cáo phát triển con
người của tổ chức UNDP.
Phân tích dữ liệu: Các biến số sau khi thu nhập được được làm
sạch và sử dụng phần mềm Eviews 10 để phân tích các tác động của các
biến độc lập LnGINI, LnGNI, LnLE, LnCO2, LnLR1 tới biến phụ thuộc
HDI bằng cách kiểm định các hệ số hồi quy, kiểm định các khuyết tật
của mô hình. Từ đó đưa ra được mô hình hồi quy phù hợp nhất, sau đó
kiểm định giả thuyết để đánh giá sự tác động cùng hay ngược chiều của
biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Bảng 3.2: Mô tả dữ liệu

STT Chỉ tiêu Ý nghĩa kinh tế - xã hội Dấu kỳ vọng

7
Chỉ số phát triển
con người là chỉ
số so sánh, định
lượng về mức
thu nhập, tỷ lệ
biết chữ, tuổi thọ
1 HDI và một vài nhân +
tố khác của các
quốc gia trên thế
giới; tạo ra cái
nhìn tổng quát về
sự phát triển của
quốc gia đó
2 GINI Hệ số Gini được -
xem là một công
cụ quan trọng để
đánh giá mức độ
chênh lệch kinh
tế và xã hội của
mỗi quốc gia và
kết quả này sẽ
giúp các nhà
quản lý cũng như
chính phủ đưa ra
được các chính
sách hợp lý, điều
chỉnh các chính
sách để nhằm
giảm bớt bất bình
đẳng và đảm bảo

8
việc phân phối
tài sản; thu nhập
được công bằng
hơn.
Thu nhập quốc
dân (Gross
national income
– GNI) là chỉ số
kinh tế xác định
tổng thu nhập
3 GNI +
của một quốc gia
trong một thời
gian, thường là
một năm. Đây là
chỉ tiêu đo thực
lực của quốc gia.
4 LE Kỳ vọng sống là +
một thước đo
thống kê về tuổi
thọ trung bình
của một người
trong một quần
thể, bị ảnh hưởng
bởi một số yếu tố
bên ngoài tác
động. Nhìn
chung, kỳ vọng
sống cao là một
xu hướng tích
cực với nhiều lợi
9
ích cho xã hội.
Đây là chỉ số chỉ
lượng CO2 thải
ra môi trường,
5 CO2 chỉ số này càng -
cao càng đe dọa
đến đời sống con
người.
6 LR1 Tỷ lệ biết chữ là +
một chỉ số quan
trọng phản ánh
mức độ phát
triển của một
quốc gia hoặc
khu vực trên
nhiều phương
diện. Nó được
tính bằng tỷ lệ
phần trăm dân số
trong độ tuổi từ
15 tuổi trở lên có
thể đọc, viết và
hiểu được những
câu đơn giản của
một ngôn ngữ
nhất định. Nâng
cao tỷ lệ biết chữ
là một nhiệm vụ
quan trọng góp
phần thúc đẩy
10
phát triển kinh tế,
xã hội và văn
hóa.

3. Mô tả thống kê

Biến Số quan Mean Max Min Std. Dev


sát
HDI 83 0.7906 0.949 0.644 0.077
LnGNI 83 9.7496 11.3937 7.2978 0.7614
LnGINI 83 2.6543 3.5723 1.5686 0.4575
LnLE 83 4.313 4.432 4.119 0.0658
LnLR1 83 -0.0604 0 -0.328 0.08171
LnCo2 83 1.293 3.234 -0.5108 0.07714

Từ bảng trên, nhóm tác giả đưa ra nhận xét về bộ số liệu như sau:
Chỉ số HDI cao nhất trong bộ số liệu được thống kê là của Singapore với
0.949, Chỉ số HDI thấp nhất là 0.644 của Ấn Độ. Ta có thể thấy trong 83
nước này 39 nước có HDI cao hơn mức trung bình (0.790605).

Ln của kỳ vọng sinh Ln(LE) trung bình của 83 quốc gia này là
khoảng 4.313, trong đó có Ln(LE) cao nhất là Italy và Singapore là
4.432007, và thấp nhất là South Africa là 4.119037.

Nhìn chung, tỷ lệ biết chữ ở người lớn tính cho người trên 15 tuổi
ở 83 quốc gia là khoảng 94.5%. Trong đó, tỷ lệ biết chữ ở người lớn cao

11
nhất là Andorra, Slovenia, Estonia, Barbados, Ba Lan, Latvia,...(99.9%)
và thấp nhất là Bhutan (72%). Ln của tỷ lệ biết chữ là hệ số duy nhất
trong nghiên cứu mang giá trị âm. Giá trị trung bình tương đối thấp
(khoảng -0.060434). Nước Singapore có Ln(LR1) cao nhất (khoảng
0.000000), trong khi đó quốc gia Bhutan có Ln(LR1) thấp nhất vào
khoảng -0.328504.

Cả GNI bình quân đầu người và Ln của GNI bình quân đầu người
đều có sự chênh lệch tương đối. Ta thấy Ln(GNI) trung bình là khoảng
9.749633. Năm 2022, Singapore là nước có Ln(GNI) lớn nhất (khoảng
11.39370), gấp 1.56 lần Kyrgyzstan - nước có Ln(GNI) thấp nhất
(khoảng 4,782).

Ln của hệ số bình đẳng thu nhập Ln(GINI) trung bình trong 83


quốc gia là 2.654350, trong đó, quốc gia có chỉ số GINI cao nhất là
South Africa ( khoảng 35.6% - Ln(GINI) = 3.572346 ) và quốc gia có
chỉ số GINI thấp nhất là Slovenia (khoảng 4.8% - Ln(GINI) =
1.568616).

Ln trung bình của lượng khí CO2 thải ra môi trường ở 83 quốc
gia quan sát là Ln(CO2) = 1.293447, trong đó, Ln(CO2) lớn nhất là
3.234749 và Ln(CO2) bé nhất là -0.510826.

4. Ma trận tương quan giữa các biến

12
Dựa vào bảng, nhóm tác giả đưa ra những nhận xét về sự tương
quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập như sau: Hệ số tương quan
giữa HDI và Ln(GNI) là 0,721921>0 thể hiện mối quan hệ thuận chiều
khá lớn.

Hệ số tương quan giữa HDI và Ln(GINI) là -0.635404<0 thể hiện


mối quan hệ ngược chiều khá lớn
Hệ số tương quan giữa HDI và Ln(GNI) là 0,721921 >0 thể hiện
mối quan hệ thuận chiều khá lớn
Hệ số tương quan giữa HDI và Ln(LE) là 0.715357>0 thể hiện
mối quan hệ thuận chiều khá lớn
Hệ số tương quan giữa HDI và Ln(LR1) là 0.482020>0 thể hiện
mối quan hệ thuận chiều
Hệ số tương quan giữa HDI và Ln(CO2) là 0.627972>0 thể hiện
mối quan hệ thuận chiều khá lớn

Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc HDI với các biến độc lập
khá cao, điều này cho thấy rằng mức độ tương quan giữa các biến độc
lập với biến phụ thuộc là rất mạnh.
Hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập hầu hết đều nhỏ hơn
0,8 vì vậy có thể kết luận không tồn tại đa cộng tuyến giữa các biến này.

IV. Kết quả nghiên cứu


1. Kết quả ước lượng

13
Nhóm tác giả sử dụng phần mềm Eviews 11 ước lượng mô hình và thu
được kết quả như sau:

Từ kết quả trên trên thu được mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên như sau:

HDI =−1.6879−0.0274 ln ( GINI )+ 0.0222 ln (GNI )+ 0.5356 ln ( ¿ )


+0.0274 ln ( CO 2 ) +0.1099 ln ( LR 1 ) +ei

2. Các loại kiểm định


a. Kiểm định bỏ sót biến
Để kiểm định xem liệu nhóm nghiên cứu có bỏ sót biến quan trọng trong
mô hình không, nhóm sử dụng cặp giả thiết như sau:

14
H0 : Mô hình không bỏ sót biến quan trọng
H1 : Mô hình bỏ sót biến quan trọng

15
Từ kết quả kiểm định trên, ta có thể dễ dàng thấy được P-
value>0.05 và biến được thêm vào có Prob. = 0.064 > 0.05. Như vậy, ta
có thể kết luận rằng, mô hình nghiên cứu đã không bỏ sót biến quan
trọng tại mức ý nghĩa 5%
b. Kiểm định đa cộng tuyến
Nhằm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của mô hình hồi quy
tổng thể, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm định khuyết tật đa cộng
tuyến của mô hình. Để kiểm định đa cộng tuyến, nhóm nghiên cứu đã sử
dụng phương pháp xem xét nhân tử phóng đại phương sai VIF:

Thu được bảng kết quả như trên. Qua đó, ta có thể thấy hệ số VIF của
các biến độc lập LOG(GINI), LOG(GNI), LOG(LE), LOG(CO2),
LOG(LR1) đều có giá trị nhỏ hơn 10. Như vậy, mô hình không tồn tại
đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Để kiểm định phương sai sai số thay đổi, nhóm nghiên cứu đã sử dụng
cặp giả thiết sau:

16
H0 : Phương sai sai số thuần nhất
H1 : Phương sai sai số thay đổi

Tiến hành kiểm định White, ta thấy được P-value <0.005. Như vậy, bác
bỏ H0. Mô hình nghiên cứu có phương sai sai số thay đổi
3. Khắc phục khuyết tật của mô hình
Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nhóm tác giả sử
dụng sai số vững của White - Hinkey để thay thế

17
Nhận xét: Ta có thể thấy rằng phương sai của mô hình tuy có thay đổi
nhưng không ảnh hưởng đến kết quả ước lượng mô hình hồi quy mẫu
4. Kiểm định hệ số hồi quy
Để kiểm định hệ số hồi quy của mô hình sau khi khắc phục hiện tượng
phương sai sai số thay đổi, nhóm sử dụng cặp giả thiết sau:
H0: β i=0
H1: β i ≠ 0
Xét p-value của từng biến độc lập:
Nếu p-value <∝ = 0.05 thì bác bỏ giả thiết H0
Nếu p-value >∝ = 0.05 thì bác bỏ giả thiết H0

Biến Hệ số hồi quy P-value Kết quả

18
LnCo2 2 0.0002 < ∝ Có ý nghĩa
thống kê
LNGINI 3 0.028 < ∝ Có ý nghĩa
thống kê
LNGNI 4 0.0021 < ∝ Có ý nghĩa
thống kê
LNLE 5 0.0000 < ∝ Có ý nghĩa
thống kê
LNLR1 6 0.0420 < ∝ Có ý nghĩa
thống kê

Nhận xét: Dựa vào bảng giá trị trên, ta có thể kết luận được rằng các hệ
số hồi quy của các biến LNCO2. LNGINI, LNGNI, LNLE đều có ý
nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, lượng khí Co2 thải ra môi
trường, hệ số bất bình đẳng con người, thu nhập bình quân, kỳ vọng
sống, tỷ lệ người lớn biết chữ có ảnh hưởng đến chỉ số HDI.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Để xem xét trường hợp các tham số của biến độc lập β i đồng thời xảy ra
bằng 0 có xảy ra không, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định cặp giả
thuyết:

{ H 0 : β 1= β 2=β 3=β 4=β 5=β 6=0


H 1 : β 12+ β 22 + β 32 + β 42 + β 52+ β 62 ≠ 0

Dựa theo kết quả hồi quy trên, ta có: Fqs = 87.23 > F0.05(5,74) và P-value
(F) =0.000<0.05
Qua đó, bác bỏ giả thuyết H0. Mô hình hồi quy phù hợp.

19
V. Thảo luận kết quả
1. Mô hình hồi quy mẫu cuối cùng
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình hồi quy tổng thể và từ đó
phát triển mô hình hồi quy mẫu cuối cùng với dạng thức như sau:
HDI =−1.6879+ 0.0274 LnCO 2−0.0286 LnGINI +0.0222 LnGNI +0.5356 LnLE+ 0.11 LnLR1+ ei
Hệ số xác định R2=0.85 cho ta biết các biến số độc lập giải thích
được 85% sự biến động trong biến phụ thuộc chỉ số phát triển con người
HDI. 15% còn lại do các yếu tố khác tác động vào biến phụ thuộc HDI

2. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy


Các hệ số hồi quy trong mô hình này có ý nghĩa quan trọng trong
việc đánh giá tác động của các biến độc lập lên chỉ số phát triển con
người (HDI). Cụ thể:

Đối với 1: Khi các biến số LnGINI, LnGNI, LnLE, LnLR1,


LnCo2 có giá trị bằng không, HDI là -1,6879. Đó chính là trung bình
ảnh hưởng của các yếu tố khác không nằm trong mô hình nghiên cứu lên
HDI.
Đối với 2: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và nếu
lượng khí thải CO2 tăng 1% thì chỉ số phát triển con người tăng 0.0274
đơn vị và ngược lại.
Đối với 3: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và nếu hệ
số bất bình đẳng tăng 1% thì chỉ số phát triển con người giảm 0.0286
đơn vị và ngược lại.
Đối với 4: Khi các yếu tố khác không đổi và nếu thu nhập bình
quân tăng 1% thì chỉ số phát triển con người tăng 0.022 đơn vị và ngược
lại
Đối với 5: Khi các yếu tố khác không đổi và nếu kỳ vọng sinh
tăng 1% thì chỉ số phát triển con người tăng 0.5356 đơn vị và ngược lại

20
Đối với 6: Khi các yếu tố khác không đổi và nếu tỷ lệ người lớn
biết chữ - tính từ 15 tuổi trở lên tăng 1% thì chỉ số phát triển con người
tăng 0.12 đơn vị và ngược lại
Như vậy nghiên cứu này đã thành công trong việc xác định và
kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến HDI, cung cấp cái nhìn toàn diện và
đầy đủ về mối liên hệ giữa các biến kinh tế - xã hội với sự phát triển con
người. Các kiểm định cho thấy mô hình hồi quy tổng thể là phù hợp và
không có các khuyết tật lớn, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của kết
quả nghiên cứu

21
VI. Kết luận
Dựa trên kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số
giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong mối quan hệ giữa hệ số
GINI và Chỉ số Phát triển Con người (HDI) như sau:

● Giảm thiểu tác động tiêu cực của hệ số GINI lên HDI:

- Chính phủ cần ưu tiên đầu tư cho giáo dục và y tế:


+ Tăng cường phân bổ ngân sách cho giáo dục, đặc biệt là
giáo dục mầm non và giáo dục cơ bản, nhằm đảm bảo
mọi trẻ em đều có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng.
+ Mở rộng hệ thống y tế công cộng, nâng cao chất lượng
dịch vụ y tế, đồng thời giảm chi phí y tế cho người dân,
nhất là đối với những người thu nhập thấp.
- Tạo công ăn việc làm cho người yếu thế và thu nhập thấp:
+ Triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, tạo
việc làm cho người nghèo, người thất nghiệp và các
nhóm yếu thế khác.
+ Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo
thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
- Thực hiện các biện pháp chống tham nhũng hiệu quả:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường công tác
thanh tra, giám sát để ngăn chặn các hành vi tham
nhũng.
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức,
viên chức trong việc thực thi công vụ.
- Áp dụng chính sách thuế công bằng, hợp lý:
+ Điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân theo hướng tăng thuế
đối với những người có thu nhập cao, giảm thuế cho
người thu nhập thấp.

22
+ Áp dụng các biện pháp chống trốn thuế, thuế lậu, góp
phần tăng thu ngân sách nhà nước.

● Tăng cường các yếu tố tác động tích cực đến HDI:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:


+ Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước.
+ Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
- Nâng cao tuổi thọ trung bình:
+ Tăng cường đầu tư cho y tế dự phòng, nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế.
+ Nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Mở rộng tỷ lệ biết chữ:
+ Phổ cập giáo dục cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở khu
vực vùng sâu, vùng xa.
+ Khuyến khích học tập suốt đời, phát triển văn hóa đọc
trong cộng đồng.

Tuy nhiên, chỉ số CO2 thải ra môi trường vẫn cần phải xem
xét thêm do không đạt dấu nhưng đây cũng là một yếu tố cần tập
trung giải quyết vì có khả năng lượng CO2 thải ra sẽ có ảnh hưởng xấu
tới mức độ sức khỏe của người dân, từ đó làm giảm chỉ số HDI. Vì vậy
nhóm nghiên cứu đưa ra một vài giải pháp để hạn chế tăng chỉ số CO2
như sau:

- Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo:


+ Đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện
gió, điện mặt trời, năng lượng sinh học.
+ Khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả.

23
- Trồng rừng, bảo vệ môi trường:
+ Mở rộng diện tích rừng, tăng cường công tác bảo vệ
rừng.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Lưu ý:

- Các giải pháp trên cần được cụ thể hóa và điều chỉnh cho phù
hợp với điều kiện thực tế của từng quốc gia.
- Việc thực hiện các giải pháp này cần có sự tham gia của các
bên liên quan, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức phi
chính phủ và người dân.

24
Tài liệu tham khảo

Hossain, M. A., & Chen, S. (2021). Nexus between Human Development Index (HDI) and CO2
emissions in a developing country: decoupling study evidence from Bangladesh. Environmental Science
and Pollution Research. doi:10.1007/s11356-021-14822-5

Moreno-Enguix, M. del R., Lorente-Bayona, L. V., & Gras-Gil, E. (2018). Social and Political Factors
Affect the Index of Public Management Efficiency: A Cross-Country Panel Data Study. Social Indicators
Research. doi:10.1007/s11205-018-2043-8

Determinants of Human Development Index: A Cross-Country Empirical Analysis (2016), Shah, Smit
from National Institute of Bank Management,Pune,India

25

You might also like