Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

1, Viết về Sông Đà, triệu trái tim, triệu cây bút trót say chất men mộng mơ, tình
tứ của dòng sông. Ấy là khi Quang Lâm thương nhớ: "Thu chớm lạnh sóng nước
lặng lờ trôi", hay Trần Quang Qúy mê man trước "môi phù sa khép bóng hoàng
hôn". Nhưng Nguyễn Tuân lại khác, bước vào thế giới Sông Đà, hàng loạt những
dụng ý nghệ thuật, những liên tưởng so sánh, nhà văn đã cho thấy một diện mạo
khác biệt của dòng sông – sự hung hãn đến bạo tàn.

2, Bàn về sử dụng vốn từ trong văn học , Nguyễn Tuân từng nói “ Giàu ngôn
ngữ thì văn sẽ hay (…) . Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng nó sáng
tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước . Dùng chữ như đánh cờ tướng , chữ nào để
chỗ nào phải đúng vị trí của nó” . Từ đó để thấy dùng chữ là rất quan trọng trong
lao động văn chương .

3, Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng từng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ , tráng lệ
của sông Hương “ Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách , với
những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh , Tam Thai , Lựu Bảo” . So sánh “ như
thành quách” cùng với tính từ “cao” làm cho sông Hương hiện lên thật sống động .
Còn với Sông Đà , tuyệt nhiên không dùng một chữ “ cao” mà ta vẫn cảm nhận
được độ cao hun hút của vách đá, đó là tài năng dùng chữ bậc thầy của Nguyễn
Tuân .

4, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét: "Nguyễn Tuân – một cây bút
vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ nồng nàn, say đắm". Có
chăng, vì niềm khao khát những điều "mới lạ", "nồng nàn", "say đắm" kia mà khi
thưởng "Sông Đà", Nguyễn Tuân không chỉ dùng ngôn từ mà còn dùng cảm giác
để gợi tả sự vật qua chi tiết:

5, Phan Huy Đông trong "Vẻ đẹp văn học cách mạng" cũng từng nhận xét: "…
Đọc Người lái đò Sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, một
đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ…" Ngôn từ Nguyễn Tuân uyên
bác nhưng không nằm ngoài lớp nghĩa oái oăm ẩn sâu bên trong mà còn là sự cộng
hưởng nhịp nhàng của thanh điệu.

6, Qủa thực, Nguyễn Tuân " đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là
thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính,
có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp." (Nguyễn Đăng Mạnh)
7, Qủa thực, không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu coi Nguyễn Tuân
là “cái định nghĩa rất chuẩn về người nghệ sĩ chân chính”. Bởi lẽ, trong từng con
chữ của Nguyễn Tuân đều mang đậm phong cách tài hoa, uyên bác vô cùng độc
đáo mà hiếm nhà văn nào có được.

8, Có thể thấy “Trang văn của Nguyễn Tuân không chỉ cuồn cuộn dòng thác
của câu chữ mà còn ngồn ngộn kiến thức của sông đời” (Nguyễn Thùy)

9, Tiếng rống của ngàn con trâu mộng lồng lộn ấy như xé toang cả không gian
và thời gian, gợi ta nhớ đến những lời thơ tương đồng trong bài "Qúa Chiến than"
của tác giả Nguyễn Quang Bích:
"Nước reo sùng sục như trâu rống
Đá mọc lô xô tựa mũi tên
Trận thế rắn bò sông uốn khúc
Đoàn quân gấu dữ núi như nêm

10, Qủa là một câu văn, một phép liên tưởng xứng đáng được xếp vào hàng độc
đáo, tài hoa bậc nhất trong nền văn học nước nhà. Và chính ông cũng từng quan
niệm: "Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ
thuật, và đã là nghệ thuật phải có phong cách độc đáo." Phải chăng, Nguyễn Tuân
đã lục lọi đến cùng cái kho cảm giác và liên tiếp phong phú, bộn bề để tìm ra
những câu, những chữ làm lay động người đọc nhiều nhất?

11, Qủa thực đúng như Van Gogh từng nói: "Không có gì nghệ thuật hơn bản
thân lòng yêu quý con người". Nếu trước Cách mạng, Nguyễn Tuân tìm kiếm vẻ
đẹp tài hoa, nghệ sĩ ở những bậc kì tài như Huấn Cao thì sau Cách mạng, nhà văn
đã hướng ngòi bút của mình đến những con người lao động bình dị, vô danh. Thế
mới thấy, người nghệ sĩ chân chính không chỉ yêu cái đẹp mà còn phải là người tìm
kiếm cái đẹp như đãi cát tìm vàng, để khơi lên xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc,
như Thạch Lam từng tâm niệm: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở
chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc
một bài học trông nhìn và thưởng thức”.

12, Qủa thực, ông chính là minh chứng cho câu nói của Hemingway "Con người
có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại". Thực sự "Cái đẹp của Nguyễn Tuân
không phải là cái đẹp mơ mộng, nhàn nhạt, phẳng lặng mà là cái đẹp tạo hình, có
góc cạnh và nhiều khi dữ dội" (Hoài Anh)
13, Chi tiết này khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh ông lão Xan ti a go trong
truyện “Ông già và biển cả” của Hê-ming-uê, dù đã kiệt sức nhưng vẫn phóng vút
mũi lao đâm trúng vào chỗ hiểm, giết được con cá kiếm khổng lồ. Tài năng của
những con người này đã bao hàm cả trí tuệ, sự trải nghiệm, trình độ điêu luyện và
bản lĩnh kiên cường , tất cả đều đạt tới mức phi phàm, kì diệu.

14, Qua những trang viết tài hoa của Nguyễn Tuân, ta càng thêm thán phục con
người lao động hàng ngày phải đối diện với gian khổ, hiểm nguy nơi sông nước
miền Tây. Từ những gian lao ấy, ngời sáng lên vẻ đẹp can trường, tài trí của người
lái đò. Tôi chợt nhận ra, trong hoàn cảnh chiến tranh thuở ấy, khi miền Nam đang
đấu tranh chống Mĩ, miền Bắc ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì lao động, sản
xuất cũng là một mặt trận, và người lái đò chính là người anh hùng trên mặt trận
ấy.

15, "Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không
thừa nhận cái chết" (Seedrin). Một tác phẩm nghệ thuật chân chính là một tác
phẩm mang trong mình một ý nghĩa, một thông điệp và lời nhắn gửi. Viết về người
anh hùng lao động trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Tây Bắc, Nguyễn
Tuân không chỉ ngợi ca nét tính cách anh hùng mà ông còn khắc họa vả đẹp của
người lái đò giữa cuộc sống đời thường bình dị.

16, Chất thơ, chất kiêu bạc trong thiên tùy bút, hẳn cũng vì lẽ ấy mà lan tỏa
mạnh mẽ hơn nữa, thấm đượm vào từng câu chữ, từng trang văn, cuốn lấy tâm hồn
bạn đọc để lại trong lòng chúng ta những suy ngẫm về ý thức, trách nhiệm, của
một người công dân đối với Tổ quốc của mình.

17, Nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về Sông Hương của xứ Huế đã miêu tả
dòng sông trong hình ảnh “ cô gái Di gan phóng khoáng và man dại” , “người gái
đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” thì Nguyễn Tuân
khi viết về Sông Đà , con sông của miền Tây Bắc Tổ quốc đã miêu tả Sông Đà
trong hình ảnh một người thiếu nữ Tây Bắc với vẻ đẹp duyên dáng , thơ mộng.

18, Tôi chợt nhớ có lần, trong tác phẩm nổi tiếng “Tóc Chị Hoài”, Nguyễn Tuân
từng viết: “Cái người nào trong suốt một đời người mà không được ngắm một mớ
tóc cho tử tế, thì cái thẩm mỹ quan của người ấy còn lung lay lắm, chưa lấy gì làm
định”. Thế mới thấy, nhà văn yêu quý, trân trọng đến nhường nào cái vẻ đẹp quyến
rũ, thướt tha của “áng tóc trữ tình’ kia.
19, Cũng như sông Hương trong văn Hoàng Phủ Ngọc Tường – "một bản trường
ca của rừng già" – sông Hương trong dòng xoáy chả trôi của nó từ thượng nguồn
về đến Huế, qua những dãy Trường Sơn hùng vĩ, đã thu về bên mình tất cả những
gì đẹp nhất, man dại nhất của đôi bờ dòng sông. Phải chăng, đó cũng chính là mẫu
số chung, là một lẽ thường tình của các dòng sông đẹp trên thế giới.

20, Nếu như Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn thấy sắc nước sông Hương có màu
xanh thẳm và soi bóng màu trời phía Tây Nam thành phố “sớm xanh , trưa vàng,
chiều tím” thì Nguyễn Tuân lại phát hiện ra sắc nước Sông Đà thay đổi theo mùa ,
đặc biệt nhất là mùa xuân và mùa thu . "Màu sắc trong văn học chẳng những là
phương tiện miêu tả thế giới, mà còn là phương tiện thể hiện cái nhìn nghệ thuật
đối với cuộc đời, mang đậm màu sắc thời đại và cá tính” (Trần Đình Sử). Trong
những dòng tâm tình dành cho con sông yêu thương của Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã
21, Một vẻ đẹp biến đổi theo mùa thật tinh tế mà chính nhà thơ Bằng Việt cũng
từng lưu luyến nếu mai sau không còn nữa:
"Sẽ chẳng còn dòng sông ngang ngược đổi từng mùa
Những mũi đá nhe nanh trên Thác Bờ hiểm hoc
Chẳng còn dáng còng lưng trên mũi thuyền độc mộc
Mãi tự thuở xăm mình xuôi ngược đất Phong Châu"
(Mai mốt đến sông Đà)

22, Nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng Lê ô nít Lê ô nốp của Nga đã từng nói“
Có hai kiểu nhà văn thường gặp , kiểu nhà văn phóng bút tạo nên những hình
tượng góc cạnh , thô mộc và kiểu nhà văn chỉ vẩy nhẹ ngòi bút mà hình tượng
nghệ thuật đã sống động , đẹp đẽ hơn cả cảnh thần tiên” . Nguyễn Tuân có lẽ là
kiểu nhà văn thứ hai – kiểu nhà văn tài hoa chỉ cần vẩy nhẹ ngòi bút là đã dệt nên
thảm lụa ngôn từ mà điểm tô cho hình tượng nghệ thuật . Những câu văn trải dài
miên man giàu chất thơ , chất họa đến mức cứ ngỡ như đường cọ của người họa sĩ
đang đưa những nét vẽ về Sông Đà trên bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc
của Tổ quốc , như cảm xúc của thi nhân đang rung lên những cung bậc đắm say ,
tha thiết trước vẻ đẹp diễm kiều , tuyệt mỹ của con sông mang linh hồn Tây Bắc .

23, khiến ta chợt nhớ đến ca từ của một tình khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Cung
Tiến trong "Hoài cảm":
"Chờ nhau hoài cố nhân ơi
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi
Nhớ nhau muôn đời mà thôi."

VỢ CHỒNG A PHỦ
1, Mị xuất hiện không "ồn ào" như anh Chí Phèo "ngật ngưởng", vừa đi vừa
chửi. Cô ngồi lặng im với công việc thường nhật: "Ai ở xa về, có việc vào nhà
thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tầng đá
trước cửa, cạnh tầu ngựa.

2, Dường như, Mị đã đánh mất đi linh hồn, mất đi niềm vui sống, Mị mặc cho
thời gian cuốn đi nụ cười, niềm vui, Mị sống như thể đang tồn tại. Trong ý thức
của Mị, cô đã không còn thả lòng theo những ước mơ, ngay cả những ước mơ giản
đơn mà Chí Phèo của Nam Cao cả đời từng mong mỏi như "chồng cuốc mướn cày
thuê, vợ dệt vải'', Mị và Chí Phèo năm ấy không ai có thể làm được.

3, Ta không còn thấy Mị khóc nữa, ta không còn nghe tiếng thút thít trong cái
lỗ vuông mà Mị trông ra hằng đêm. Ta chỉ nghe độc nhất một thanh âm của tiếng
ngựa nhai cỏ, thanh âm của nỗi đau khổ nơi con người đã đưa đời mình vào thinh
lặng.

4, Sự chà đạp bóc lột lên tinh thần và thể xác Mị đã hút cạn sức sống đè nén
bao nhựa sống của tuổi trẻ căng tràn. Và rồi như Tô Hoài đã từng nói: "Hình ảnh
Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc
trong tâm trí tôi." Thấu hiểu cho cảnh ngộ của Mị, người đọc không khỏi day dứt,
thương cảm và băn khoăn đi tìm câu trả lời cuối cùng.

5, Mị nhớ về quá khứ, một ''tuổi theo mùa đi mãi'' (Xuân Quỳnh) mà Mị vẫn
khắc khoải và tiếc nuối: ''Ngày trước…

6, ''những lúc thèm sống nhất, Mị chỉ muốn chết'' (TS.Chu Văn Sơn)

7, ''xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng''. Thứ ánh sáng mà con người
ta vẫn mong muốn nhìn thấy mỗi khi cuộc đời vùi họ sâu trong những góc tối, hệt
như cách Tràng đã mua hẳn hai hào dầu để thắp đèn đêm tân hôn trong ''Vợ Nhặt'',
hệt như cách Nhân Dân đã ''chuyển lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi'' (Đất
Nước). Ánh sáng của chiếc đèn nhỏ nơi góc tối nhưng cũng đủ làm Mị phấn chấn
và can đảm hơn.
8, Miêu tả sự hồi sinh của nhân vật bằng nghệ thuật trần thuật hấp dẫn Tô Hoài
đã ''làm mủi lòng tuyệt đại đa số con người bằng cách trao đi cho họ một hình ảnh
thiên vị nói lên những niềm vui và những nỗi đau con người'' (Albert Camus)

9, ''Ở đây thì chết mất''…Đây là hai lời thoại hiếm hoi của Mị sau một chuỗi
những năm tháng làm dâu nhà thống lí. Nhưng lạ thay tiếng nói cất lên lại là tiếng
nói đại diện cho tự do, cho giải thoát và dám từ bỏ mọi xiềng xích của cường
quyền, thần quyền và kim tiền. Tôi chợt nhớ đến một lời nhắn nhủ trong ''Nỗi lòng
của tên tuyệt vọng'' mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: ''Chúng ta đang đấu
tranh. Đang đấu tranh lâu dài. Nhưng tranh đấu để giành lại quyền sống, để làm
người chứ không để trở thành anh hùng hay làm người vĩ đại.''

10, Nó đã trói buộc biết bao người lao động nghèo khổ vào số phận nô lệ suốt
đời suốt kiếp. Bởi thế mà Tố Hữu từng tâm sự: "Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là
nơi đi tới của văn học"

11, Quả đúng như nhà văn Thạch Lam từng nói: " Công việc của nhà văn là phải
phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự
vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức." Và có lẽ, Tô Hoài
đã nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của Mị, một vẻ đẹp đầy dung dị, gần gũi đáng trân
trọng

12, Dưới ánh sáng của Đảng, Mị và A Phủ, hai thân phận nô lệ tủi nhục đã được
đổi đời, có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Quả đúng như Aimatop từng nói: " Nhà
văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát
vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp."

13, Men rượu luôn là cái giúp con người ta thỏa mãn những khao khát của chính
mình về mặt xúc cảm. Một Hồ Xuân Hương uống rượu, lấy hơi men hòa hơi đắng
cho kiếp bẽ bàng "khuyết chưa tròn", hay một anh Chí Phèo say như rượu bữa để
quên đi một đời "chó má" mà bất kì kẻ nào cũng có thể chửi cha, mắng mẹ hắn. Mị
cũng như bao người, uống rượu rồi lại say.

14, Mị đã không còn vô cảm, vô hồn nữa, Mị thấy đau xót, uất ức, Mị muốn
phản kháng. Tôi chợt nhớ đến câu nói của Hegel: “Phải đẩy tới chóp đỉnh cao của
mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra”. Phải chăng, Tô Hoài đã miêu tả tâm
lí của Mị trên cái đỉnh cao mâu thuẫn đó, để ta thấy đằng sau người con dâu gạt nợ
lầm lũi, vô cảm kia là một cô gái yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.

15, Ở đoạn văn này, ngôn ngữ trần thuật có sự hòa trộn giữa lời kể của tác giả
với dòng ý nghĩ nội tâm của nhân vật thành lời nửa trực tiếp khiến cho diễn biến
tâm trạng của Mị hiện lên chân thực, đồng thời khơi gợi sự đồng cảm xúc động cho
người đọc. Qủa đúng như Lê Ngọc Trà từng nói: " Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng
nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư"

16, Đọc đến đây, tôi lại chợt nhớ tới “Tiếng sáo Thiên Thai” của Thế Lữ. Đó là
cái thanh âm vừa êm nhẹ như một lời tỏ tình, vừa êm đềm như một vũ điệu trong
thế giới thần tiên:
“Khi cao vút tận mây mờ
Khi gần vắt vẻo bên bờ cây xanh
Êm như lọt tiếng tơ tình
Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không”

17. Nhưng kì lạ thay cuộc đời luôn xảy ra những nhiệm màu như một lẽ tất yếu
khó lòng lí giải. Mùa đông đến rồi cũng rời đi, băng giá đến mấy cũng đến ngày
tan chảy về hư vô. Mùa đông trong Mị cũng vậy, cũng biến tan đi khi nhìn thấy
dòng nước mắt của A Phủ: “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã
xám đen lại của A Phủ”. Giọt nước mắt ấy như hòn đá ném mạnh xuống mặt hồ
phẳng lặng trong lòng Mị, gợi lên những xót xa bất công, phi lí. Con người ta chỉ
thật sự khóc khi tâm hồn nhiều xao xuyến, xáo động. "giọt nước mắt là miếng kính
biến hình của vũ trụ" – Nam Cao. Ta nhớ đến giọt nước mắt vừa hạnh phúc vừa
chua xót đến se sắt nỗi lòng của Chí Phèo hay giọt nước mắt đầy day dứt của Lão
Hạc khi vừa rời xa điều mình từng gắn bó, yêu thương…. Giọt nước mắt luôn
khiến mỗi người chúng ta trăn trở. A Phủ đã khóc, giọt nước mắt van xin, ai oán và
khổ đau.

18, Một viễn cảnh khủng khiếp đang chờ trước mắt, nhưng thật kì lạ làm sao
“Mị cũng không thấy sợ”. Đây là những suy nghĩ chín chắn, sâu sắc, đầy tính nhân
văn ở Mị. Mị sẵn sàng hi sinh cuộc sống vốn đã quá buồn đau của Mị để cho A Phủ
được sống. Đây là quyết định của tình yêu thương. Và quy luật tất yếu của tình
thương chính là sự hi sinh. Tôi chợt nhớ tới câu nói của Nguyễn Minh Châu: “Nhà
văn phải là người gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con
người”. Văn chương nghệ thuật từ bao đời đều như một chiếc kính lúp mà nhà văn
dùng nó để soi rọi tâm hồn con người, tìm ra những vẻ đẹp sâu kín như “hạt ngọc
ẩn giấu” kia. Và Tô Hoài, với ngòi bút miêu tả tâm lí bậc thầy và tinh thần nhân
đạo sâu sắc, đã tìm thấy ở Mị một lòng thương người sâu kín mà cao cả, mãnh liệt,
tựa như những viên ngọc lung linh ẩn giấu trong đất trời Tây Bắc.

18, Chính Tô Hoài cũng từng tâm sự về sự hồi sinh của Mị: “Số phận của cô là
sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng
quý giá”.

19, “Ngọn đèn


giành giật với gió
quẫy đạp với bóng tối
toả ra sức sống mãnh liệt
Vàng vọt mà từ tâm
u buồn mà hạnh phúc
giữa đêm đen bất thường mà sâu thẳm…”
(Ngọn đèn, Nguyễn Thánh Ngã)
Giữa những ngày tháng mịt mờ hạnh phúc, giữa tương lai không rõ hình hài,
Mị đã can đảm trỗi dậy, mạnh dạn hành động tìm lấy ánh sáng để soi chiếu con
đường vùng dậy của chính mình. Dẫu thứ ánh sáng nhỏ bé mà Mị thắp lên vẫn
chưa đủ sức để rọi soi mọi u tối mà Mị phải vượt qua, nhưng ánh đèn được thắp
sáng ấy đã trở thành một niềm hy vọng được ấp ủ, nuôi dưỡng và nhen nhóm cho
câu chuyện vượt thoát mai này...

20, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: "Chúng ta có xu hướng chạy trốn khỏi
đau khổ và tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, nếu bạn chưa đau khổ, bạn sẽ
không có cơ hội trải nghiệm hạnh phúc thực sự". Ông khẳng định "Không có con
đường nào dẫn đến hạnh phúc, hạnh phúc là con đường". Thật ra có lúc giữa cuộc
sống xô bồ, vội vã và quá nhiều trăn trở này, tấm lòng và khát vọng, can đảm và ý
chí trong mỗi con người cũng đôi khi gầy guộc héo mòn dần đi. Nó giống như
muôn vàn khoảnh khắc Mị thấy mình bất lực trước thực tại tàn nhẫn, bất cam và
không hề nghĩ về cách trốn chạy. Muôn vàn khoảnh khắc ấy dồn tụ lại, tích đọng
thành chuỗi ngày sống như đang tồn tại, lê từng bước nặng nhọc về phía trước.
Nhớ về Mị khi ấy, ta nhận ra trước khi cô chọn lựa trốn chạy cùng A Phủ giữa đêm
đông Hồng Ngài, cô đã từng trỗi dậy rồi cam chịu, trỗi dậy rồi bất lực biết bao lần.
Nhưng tuyệt nhiên, cô chưa nghĩ đến việc trốn chạy khỏi nhà thống lý Pá Tra, cho
đến khi nhìn nhận một quãng đường dài, nhìn bước chân mạnh mẽ của A Phủ trước
khoảng trời tự do.
Mị đã từng muốn kết thúc cuộc đời mình trước mặt bố, đem trái tim chân thành
đầy vết xước một lòng muốn nó ngừng đập, nhưng lần trốn chạy đó, lại là chọn
trốn chạy cuộc sống bất như ý của mình. Chính vì muốn sống cho ra sống nên mới
không cam lòng tồn tại tiếp một cách bất lực như vậy. Trốn chạy khỏi sự sống, lại
là trốn chạy khỏi cảm giác bất lực của mình, lại là khát sống đến tận cùng. Mị vừa
trốn chạy, nhưng cũng vừa đối diện trước bao nhiêu tàn nhẫn; vừa hiểu rõ, nhưng
cũng vừa không chấp nhận cam tâm trước bao nhiêu thấu hiểu của mình.
Mị cũng từng muốn trốn chạy khỏi căn buồng tối tăm để lao ra đêm xuân ngập tràn
ánh lửa, để đi về miền tuổi trẻ tươi xanh gọi mời bởi tiếng sáo. Trốn chạy khỏi
bóng tối tù đọng khi thắp lên ngọn đèn leo lét cho mình; trốn chạy khỏi thực tại khi
rượu say đưa cô về chuyện vui ngày cũ. Mị vừa trốn chạy khỏi kiếp giam hãm
đáng sợ bằng việc muốn sống cùng kí ức, nhưng Mị cũng vừa can đảm đối mặt với
hiện tại để "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho...". Cảm thức trong
Mị vừa là trốn chạy, nhưng cũng vừa là đối mặt; vừa là can đảm nhìn thấu, nhưng
cũng vừa không nỡ nhìn bản thân phải sống một cuộc đời đã nhìn thấu ấy.
"Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc, hạnh phúc là con đường". Lần trốn
chạy cuối cùng của Mị, lại là lần trốn chạy can đảm nhất; cũng là lần đối diện
mạnh mẽ nhất. Vừa trốn chạy nhưng cũng vừa đối diện, những cảm giác ấy đã thôi
thúc Mị hành động rõ cho bản thân mình ở hiện tại và tương lai. Nhìn cách Mị đã
sống tiếp, đã chọn "khổ tận cam lai", ta lại nghĩ về những cuộc chạy trốn trong đời
một con người, mới thấy rằng cần nhẫn nại và quyết liệt trước muôn vàn sóng gió
ngoài kia.

21, Ngọn đèn mà Mị đã thắp lên:


Cằn cỗi trong những nẻo đường u tối của cuộc đời, lặng lẽ trong sự giam
hãm của thế lực phong kiến chúa đất tàn bạo, độc ác, Mị đã từng như một ánh đèn
cạn dầu không được thắp lên, chịu đựng số kiếp đắng cay của cuộc đời mình mà
buông bỏ sự phản kháng, buông lỏng mong muốn trốn chạy trong lòng. Nhưng có
lẽ, cô đã tìm thấy trong những vệt nắng ấm áp của mùa xuân đang tới miền tỉnh
thức mạnh mẽ để từ đống tro tàn lạnh lẽo, Mị vươn dậy sức sống tự mình thắp lên
ngọn đèn của bản thân và thắp lên ánh sáng cho cuộc đời mình trong đêm tình mùa
xuân dù ánh sáng ấy chỉ có thể rực cháy trong khoảnh khắc nhưng nó đã báo hiệu
cho sự hồi sinh mãnh liệt về sau này. Chi tiết" Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn
một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng''đã trở thành một chi tiết nghệ thuật đặc
sắc và sống động bởi từ giây phút thắp lên ánh đèn trong căn buồng tối tăm của
nhà thống lí Pá Tra, Mị đã bộc lộ niềm khát khao tự do, được đi chơi xuân được
sống lại những ngày tuổi trẻ tươi đẹp nơi trái tim mình. Người đọc không còn nhìn
thấy một cô gái người Mèo lúc nào cũng "cúi mặt, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa" mà ngược lại, trong đêm tình mùa xuân ấy khao khát được đi chơi ngày Tết,
được tự do tự tại quấn lấy cô thúc đẩy hành động Mị "cuốn lại tóc,….'' Tất cả hành
động ấy đều diễn ra nơi tiếng sáo dập dờn trong tâm trí cô, không ngừng thôi thúc
cô mạnh mẽ bước đi. Giữa đêm đen ấy,Mị đã không chỉ thắp lên ngọn đèn hiu hắt
giữa căn buồng tối tăm để nhìn rõ chiếc váy hoa rực rỡ đại diện cho tuổi thanh
xuân tươi đẹp và tự do mà song song đó Mị cũng chính là ánh đèn sáng rực được
thắp lên từ chính sức sống tiềm tàng trỗi dậy bên trong tâm hồn. Cô như một ngọn
đèn chấp nhận quấy đạp với bóng tối tỏa ra sức sống mãnh liệt, vàng vọt mà từ
tâm, u buồn mà hạnh phúc giữa đêm đen sâu thẳm. Giua những ngày tháng mịt mờ
hạnh phúc, giữa tương lai không rõ hình hài Mị đã can đảm trỗi dậy mạnh dạn
hành động tìm lấy ánh sáng để soi chiếu con đường vùng dậy của chính mình dẫu
thứ ánh sáng nhỏ bé mà Mị thắp lên vẫn chưa đủ sức để soi rọi mở đường u tối mà
Mị phải vượt qua, thứ ánh đèn được thắp sáng ấy đã trở thành niềm hy vọng được
ấp ủ, nuôi dưỡng và nhen nhóm trong câu chuyện vượt thoát mai này

22, Nhìn căn buồng từ song cửa bằng đôi mắt u tối Mị rơi vào trạng thái tê liệt
tinh thần trong lớp than đen của ánh sáng chờ được thắp lửa. Như nép vào mái hiên
giữa cơn mưa rào nặng hạt, người đọc tìm thấy cho mình giữa cơn giông bão cuộc
đời khi đọc vợ chồng A Phủ của Tô Hoài một lời ủi an từ câu chuyện của Mị. Căn
buồng kín mít đối lập hoàn toàn với cái mênh mông của núi trời Tây Bắc, đối lập
với cái giàu có, tấp nập của nhà thống lí Pá Tra……Tỉ mỉ từng chút một, nhà văn
khắc họa rõ nét chân dung: ''Mỗi ngày Mị càng….xó cửa'' họa lên một niềm kỳ
vọng về cuộc đời đang chết dần, chết mòn trong những tù đọng, Mị nghĩ rằng
''Mình cứ trông ra….'' Chính thứ ngục thất tinh thần mà Mị sống mỗi ngày đã
khiến cô mất dần về ý niệm về không gian, thời gian khiến tuổi trẻ trong cô chỉ còn
lại khuôn mặt u tối, đôi mắt mệt mỏi cạn dần sức sống. Có lẽ, trong dòng tư duy
của Mị, cô đã tưởng mình đã thỏa hiệp với hiện thực, để phó mặc cho cuộc đời trôi
chảy, buông xuôi theo số phận cho đến khi tiếng sáo mùa xuân đánh thức cô, tiếng
sáo như kim chỉ nam dẫn cô về những điều tươi đẹp từng có. Sống trong ngục thất
như tù đày khiến khuôn mặt u tối, đôi mắt mất dần sức sống, nhưng len lỏi sâu
trong tầm hồn cô là ước mơ về thứ ánh trăng rực rỡ , trong suy tưởng về cái chết lại
là khát khao vươn lên chưa được hồi sinh. Trong tập thơ ''Người thoáng hiện'' của
nhà thơ vĩ đại Tagore từng khắc họa một cô gái im lặng và cô đơn như một liên kết
tâm tưởng vô hình về cuộc đời của Mị :"Ngồi đằng sau song sắt hoen gỉ của cửa sổ
đối diện là một cô gái có khuôn mặt u tối và chất phác giống như con thuyền mắc
cạn trên một bãi cát khi dòng sông cạn nước vào mùa hè. Tôi trở về phòng sau một
ngày làm việc và đôi mắt mệt mỏi của tôi bị nàng cám dỗ. Dường như với tôi nàng
giống một hồ nước cô đơn u tối, được bao bọc bởi ánh trăng, nàng chỉ có ô cửa cho
tự do, ở đó ánh ban mai bắt gặp những suy tưởng của nàng và qua đó đôi mắt u tối
của nàng như những vì sao đi lạc khỏi bầu trời, ô cửa cho khao khát tự do của nàng
thôi thúc cho đôi mắt u tối như vì sao đi lạc để trở lại bầu trời có lẽ cũng là ô cửa
tự do mà cõi lòng Mị khao khát âm ỉ như lớp than đen chưa được thắp lửa lặng lẽ
đợi ngày bừng dậy.

23. M. Go- rơ- ki đã từng nhận định: “Văn học giúp con người hiểu được bản
thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát
vọng hướng tới chân lý.”
24, Giữa bể dâu khôn cùng ấy, những điều trông thấy, thật đau đớn lòng “như
cách đại thi hào Nguyễn Du đã viết cho nàng Kiều, sự chà đạp, bóc lột tinh thần và
thể xác Mị đã hút cạn sức sống, đè nén bao nhựa sống của tuổi trẻ căng tràn bên
trong Mị. Và rồi như nhà văn đã từng nói: “Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng
cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi.” Thấu hiểu
cho cảnh ngộ của Mị, người đọc không khỏi day dứt, thương cảm và băn khoăn đi
tìm câu trả lời cuối cùng. Và lời giải đáp thuyết phục nhất có trong tâm hồn người
con gái ấy vào độ xuân về lúc đêm tình mùa xuân nồng tỏa.
25, Như nhận xét của tiến sĩ Chu Văn Sơn vì cá tính của Mị: “...một mặt, Mị
cam chịu, nhẫn nhục đến bạc nhược; mặt khác Mị lại kiên gan quyết liệt đến bướng
bỉnh. Hai mặt phản trái nhưng lại giải thích cho nhau. Như một cây rừng héo úa,
tàn rụi, nhưng sâu trong mao mạch của thân, nhựa vẫn chảy thầm, vừa có cái gì
chết mòn chết mỏi đi, vừa có cái gì không chịu chết hẳn.” Tô Hoài đã quan sát lắng
nghe, thấy thấu hiểu và diễn tả từng biến đổi trong tâm lí của nhân vật. Từ đó
khẳng định những biến đổi tích cực trong nhận thức và ý thức của Mị. Mị tìm thấy
lý do tiếp sức cho những mong muốn đang dần hồi sinh trong trái tim mình. ‘Mị
thấy phơi phới trở lại trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm ngày trước.”

VỢ NHẶT
1, Trong tác phẩm “Chuyện cũ Hà Nội” của nhà văn Tô Hoài, ông từng viết,
“Nói bao nhiêu về cảnh đói 1944-1945 cũng vẫn chưa thấm. Chữ nghĩa tôi run rẩy,
thổi bay được. Khủng khiếp quá”.
Truyện ngắn được lấy bối cảnh của nạn đói năm 1945, từ Quảng Trị đến các
tỉnh phía Bắc có hơn hai triệu đồng bào ta đã ra đi vì cảnh đói khát lầm than. Một
bối cảnh tang thương đầy bi kịch:
"Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đống thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi".

2, Trong truyện ngắn “Trẻ con không được ăn thịt chó”, Nam Cao đã cho ta
thấy cái đói tàn hủy nhân cách con người ghê gớm tới mức nào, khi nhà văn xây
dựng nhân vật người cha sẵn sàng làm mọi thứ để được ăn, kể cả những việc đê
hèn nhất, nhẫn tâm nhất – bỏ mặc vợ con chịu đói để được ăn. Với người thân còn
vậy, thế mà Tràng lại sẵn lòng cưu mang một người đàn bà xa lạ. Có thể nói, nếu
văn Nam Cao là tiếng kêu mãnh liệt đòi lại phẩm giá con người, thì Kim Lân lại là
người ngợi ca phẩm giá ấy – thứ không thể bị hủy diệt bởi hoàn cảnh.

3, Nhà văn Sô Lô Khốp viết về "Số phận con người", nhưng qua đó ông thể
hiện một cái nhìn về cuộc đời rất riêng của ông: "Con người có thể vượt qua nhưng
nghiệt ngã của cuộc sống bằng chính tình yêu thương và lòng nhân ái". Anh cu
Tràng dường như đã thoát khỏi nỗi niềm đau khổ cho thực tại bằng tình yêu của
anh dành cho Thị.

4, Nhà văn vĩ đại người Pháp Victo Huygo từng nói: "Bể khổ nhân loại là hầm
mỏ không bao giờ vơi cạn của người nghệ sĩ", và nhà văn chính là người khai phá
đại tài cái nỗi thống khổ ấy. Kim Lân cũng không ngoại lệ, ông đã khắc họa trước
mắt bạn đọc một người đàn bà nghèo đói, rách rưới từ ngoại hình đến nhân hình.

5, Dường như, tất cả phẩm giá của một người phụ nữ, thị cũng chẳng màng đến
nữa, vì nó đâu có đổ đầy cái bụng thị được đâu! Trong truyện ngắn “Một chuyện
Xuvơnia”, Nam Cao cũng đã từng chứng minh cho độc giả thấy rằng cái đói có thể
khiến con người vứt bỏ mọi thứ để đổi lấy miếng ăn: cô Tơ đã bán cả chiếc khăn kỉ
niệm tình yêu có lẽ chỉ để đổi lấy hai hào ăn bánh đúc. Nhưng dù sao, Tơ cũng còn
khá hơn thị, chưa đến nỗi phải theo không người ta. Thế mới thấy thị đáng thương
nhường nào. Thế mới thấy khi đứng trước cái chết con người thảm hại đến nhường
nào. Một cô Mị ''5 lần 7 lượt thèm ăn lá ngón để được chết, được sống là chính
mình còn thị thà tự ''đưa mình'' vào cuộc hôn nhân chóng vánh còn hơn.

6, Bởi lẽ chính Kim Lân từng tâm sự: “Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý
khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người
ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở
tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”

7, Nhà văn Bielinxki từng nói về sức sống của văn học: "Văn học sẽ chết nếu
nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay
lời ca tụng hân hoan" Nếu trước đó thị "cong cớn", "sưng sỉa bao nhiêu thì kể từ
giây phút

8, Cái tính cách ngang ngạnh, chua chát trước kia chỉ là sự "gồng" của thị vì
"miếng cơm manh áo" chứ đó không phải là bản chất của thị. Thị buộc phải "oằn
mình" để chống lại nghịch cảnh như cái cách chị Dậu đanh đá gân guốc đáp trả bọn
lính tàn bạo. Người phụ nữ Việt Nam là thế, sẵn sàng đứng lên chiến đấu vì bản
thân, gia đình, sẵn sàng "lột bỏ" bản chất dịu hiền của mình để đối mặt với nghịch
cảnh éo le.

9, Hình ảnh những người dân xóm ngụ cư trong truyện ngắn này của Kim Lân
gợi ta nhớ đến hình ảnh những người dân nơi phố huyện nghèo của Thạch Lam
“Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống
nghèo khổ hàng ngày của họ” Cho nên Kim Lân mới nói “ Những người đói , họ
không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống”.Đó cũng chính là sức sống âm thầm
, bền bỉ , mãnh liệt làm nên vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam ta bao đời .

10, “Cái đói trong một lúc nào đó nó có thể làm biến dạng tính cách của con
người” (Kim Lân) Nói điều này, chắc chắn nhà văn thật sự xót xa và cảm thông
cho cảnh ngộ đói nghèo đến khốn cùng của con người và tác giả tin rằng người
phụ nữ ấy sẽ hồi sinh khi hạnh phúc gia đình đến với chị và những phẩm chất tâm
hồn đẹp đẽ bị khuất lấp do hoàn cảnh sẽ được bộc lộ ở những chặng tiếp theo của
câu chuyện đầy éo le xúc động này .

11, Hành động này của Tràng gợi ta nghĩ đến hành động và lời nói của nhân vật
Chí Phèo với nhân vật Thị Nở trong truyện của nhà văn Nam Cao “Hay là mình
sang đây ở với tớ một nhà cho vui” Câu nói của Chí Phèo cũng bộc lộ khát khao có
một tổ ấm gia đình hạnh phúc . Ở chi tiết đắt giá này , cả hai nhà văn đều gặp gỡ
nhau ở cái nhìn đầy cảm thông , nhân ái , trân trọng tình người .

12, Câu hò của Tràng “ Muốn ăn cơm trắng mấy giò này ! Lại đây mà đẩy xe bò
với anh nì !” rồi lời đưa duyên mộc mạc “Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã”
khiến ta nhớ đến những câu ca dân gian “ Gặp đây anh nắm cổ tay / Anh hỏi câu
này có lấy anh không” , “Gặp đây ăn một miếng giầu / Không ăn cầm lấy cho nhau
bằng lòng”, “Hỡi cô cắt cỏ bên sông/ có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây”...

13, Nhà phê bình nổi tiếng người Pháp, Charles DuBos từng nói về nhiệm vụ
của văn học nghệ thuật: "Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng".
Và nhân vật người vợ nhặt của Kim Lân đã thắp lên cái ánh sáng lung linh, huyền
dịu về con người trong nạn đói. Ẩn khuất sau cái vẻ ngoài "chỏng lọn" cũng là một
người đàn bà rất ý tứ.

14, Phải chăng đó chính là những cảm xúc khó quên của tình yêu thuở ban đầu:
“Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm chưa dễ đã ai quên”
( Thế Lữ )
'
15, Đọc đến đây, tôi lại nhớ đến sự thức tỉnh trong nhận thức của Chí Phèo.
Trong buổi sáng đầu tiên tỉnh rượu, cuối cùng Chí cũng đủ tỉnh táo để ý thức về
cuộc sống xung quanh: “Mặt trời đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”. Chí
nhận ra cuộc sống mới thật vui tươi làm sao: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!
Có tiếng cười nói của những người đi chợ”. Những thanh âm ấy đều quen thuộc,
nhưng Chí không nhận ra bởi tính người trong hắn đã bị chôn vùi trong cái bi kịch
tận cùng của kiếp mình. Còn Tràng, niềm khao khát hạnh phúc bình dị, cùng
những vẻ đẹp tâm hồn của anh cũng bị che lấp đi trong cái đói, cái khổ. Nhưng tình
yêu đến quá bất ngờ giống như cơn gió đã thổi tung lên đám tro tàn che lấp, để tâm
hồn Tràng bừng sáng như lớp than hồng. Có thể thấy, những bậc thầy của văn học
hiện thực như Nam Cao hay Kim Lân cũng đều có biệt tài trong việc nắm bắt
những chuyển biến trong tâm trạng con người. Tuy ở mỗi nhà văn lại có những dấu
ấn riêng, song tựu chung họ lại gặp nhau ở một tấm lòng nhân đạo sâu sắc, bởi xét
đến cùng, “một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”
(Chekhov).
16, Nhà văn Nguyễn Minh Châu quả thật có lí khi cho rằng : “ Rất nhiều tác giả
của những truyện ngắn hay là những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn
trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm
đặc nhất , chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất …thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc
chứa cả một đời người .” Nhận định này thật đúng khi nhà văn Kim Lân đã nắm
bắt và tái hiện lại cái khoảnh khắc mà nhân vật Tràng thấy xúc động trước cảnh
gia đình đầm ấm và thấy mình nên người , ý thức được bổn phận và trách nhiệm
của một người đàn ông trưởng thành .

17, Đúng như nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng nói: "Người ta ngây ngất trước sự
hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy, nhưng chỉ rơi nước mắt trước sự giản dị từ
đáy lòng."

18, Chi tiết này chứng tỏ thị rất thấu hiểu và trân trọng tấm lòng của bà mẹ
chồng nghèo khó , thị sẵn sàng đồng cam cộng khổ với cái gia đình mà mình đã
quyết gắn bó yêu thương. Tuy thị chẳng kiếm được nơi khiến mình no bụng nhưng
đã may mắn gặp được những người yêu cô bằng cả tấm lòng, có được một tổ ấm
gia đình với người mẹ chồng nhân hậu , người chồng yêu thương tình nghĩa . Đó là
niềm hạnh phúc mà có lẽ tất cả những người phụ nữ đều mong muốn . Có lẽ, hơn
ai hết, Kim Lân muốn mượn câu chuyện để động viên con người trong cái khung
cảnh ngày đói, muốn "vắt kiệt" tài hoa của mình mà thắp lên trong lòng người đọc
những tia sáng tình người ấm áp. Qủa đúng như Lê Ngọc Trà từng tâm sự: "Nghệ
thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi
gắm tâm tư."
19, Chậc kê! Cho thị theo về. Kì thực trong hoàn cảnh đói khổ, nuôi thân, nuôi
mẹ đã khó, đèo bòng thêm một miệng ăn là chấp nhận đôi vai nặng gánh hơn.
Lòng nhân hậu, thương người chiến thắng nghịch cảnh. Đọc "Vợ nhặt "chắc hẳn
không mấy ai không nhớ câu này: “Trong một lúc Tràng hình như quên hết những
cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa,
quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bấy giờ chỉ còn tình nghĩa
giữa hắn với người đàn bà đi bên”. Dường như, tình nghĩa con người có sức mạnh
ghê gớm, chiến thắng, đẩy lùi bóng tối chết chóc, đói khổ.

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG


1, Tác giả Phạm Phú Phong từng nói rằng: " Dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc
Tường không phải là dòng sông tĩnh lặng, nó đã được thuần hóa, trở nên gần gũi và
in bóng con người."

2, Có lẽ, vì yêu, vì nhớ, vì thương nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn sông
Hương với ánh mắt rất 'tình', vì vẻ đẹp có bao giờ nằm trên đôi má hồng của người
thiếu nữ, mà vẻ đẹp nằm trong đôi mắt của kẻ si tình.

3, Nét đẹp này của sông Hương cũng khiến ta liên tưởng đến nét “ ngoằn
ngoèo” hay “áng tóc trữ tình” “ tuôn dài tuôn dài ” giữa mây trời Tây Bắc “ bung
nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” của
Sông Đà dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân . Hai nhà văn viết kí hay
nhất của văn học ta hiện nay đã cho ta thêm những cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên
bao la của đất nước , thêm yêu những dòng sông quê hương xứ sở .

4, Ông ví von nó "mềm mại như một tấm lụa" – phép so sánh đầy tình tứ, sông
Hương như mảnh lụa dài, khẽ lướt trong gió, giăng mắc vào những đỉnh núi, đỉnh
đồi của ngoại vi thành phố Huế.
Viết về sông Hương, người thương "con sông dùng dằng, con sông không
chảy", người trầm trồ "con sông như kiếm dựng trời xanh", và tôi tin rằng, chút
"mềm mại như một tấm lụa'' sẽ vương vấn đâu đó trong tâm hồn mỗi người đọc

5, Một nhà thơ trẻ yêu Huế cũng đã viết về sắc màu nên thơ này :
Đã bốn lần đến Huế
Vẫn lạ như lần đầu
Sông Hương lơ đãng chảy
Nắng tím vướng chân cầu

6, Nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng Lê ô nít Lê ô nốp của Nga đã từng nói“
Có hai kiểu nhà văn thường gặp , kiểu nhà văn phóng bút tạo nên những hình
tượng góc cạnh , thô mộc và kiểu nhà văn chỉ vẩy nhẹ ngòi bút mà hình tượng
nghệ thuật đã sống động , đẹp đẽ hơn cả cảnh thần tiên” Hoàng Phủ Ngọc Tường
có lẽ là kiểu nhà văn thứ hai – kiểu nhà văn tài hoa chỉ cần vẩy nhẹ ngòi bút là đã
dệt nên thảm lụa ngôn từ mà điểm tô cho hình tượng nghệ thuật . Những câu văn
giàu chất họa đến mức cứ ngỡ như đường cọ của người họa sĩ đang đưa những nét
vẽ về sông Hương trên bức tranh thiên nhiên xứ Huế.
7, như lời bài hát “ Huế tình yêu của tôi” có đoạn
“ Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt
Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được
Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư” .

8, Nét đẹp ấy làm cho đất trời , con người cũng cảm thấy man mác , bâng
khuâng và khiến ta nhớ tới một bài thơ được viết theo thể điệu dân ca hò mái nhì
của tác giả Ưng Bình Thúc Giạ Thị , dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn , lòng mang
nặng nỗi ưu tư :
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm , ai nhớ , ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.

8, Cảm giác này rất giống với cảm giác của Chu Mạnh Trinh khi dạo bước
ngắm nhìn phong cảnh chùa Hương
“Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng” .

9, Tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga cũng gợi cho nhớ một không gian
tĩnh lặng hư ảo xa xôi trong áng cổ thi “ Phong Kiều dạ bạc” của nhà thơ Trương
Kế đời Đường
“Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San”

9, Đã có lần, đứng trước dòng sông ban chiều tím biếc mộng mơ, nhà thơ Vũ
Nguyên Đạt chấp bút viết những dòng sông xúc cảm rằng:
"Tà về thăm Huế mộng
Câu thơ ai thả lững lờ trên sông
Nghe mênh mang thổn thức trong lòng
Con thuyền buông mái giữa dòng Hương giang"
Hương giang đã không ít lần đi vào thơ ca nhạc họa như thế, nhưng mỗi lần
tìm về với trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta vẫn thấy không thôi xao
xuyến trước vẻ đẹp của dòng sông đã từng trở thành nàng thơ của biết bao văn
nhân.
10, Cây cầu đã đi vào tâm tưởng và trong lời ca của những người dân xứ Huế và
trở thành cảm hứng của biết bao dòng thơ viết về Huế :
Em về nhặt cánh hoa rơi
Tìm thương cất nhớ cho vơi nỗi niềm
Sông Hương nước chảy êm đềm
Tràng Tiền thơ mộng ru êm câu hò
( “Cầu Tràng Tiền” – Hạnh Nguyễn)

11, Có lẽ chính vì thế mà Rain Meter mới rút ra nhận xét: "Nhà văn cũng tựa
như một người gái đẹp với hương sắc là chữ nghĩa. Dù cô gái ấy đã ra đi nhưng nơi
nàng từng bước qua, vẫn còn vấn vương chút mùi hương miên man của tình yêu.''
Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng để lại những luyến lưu cho người đọc, nhưng không
chỉ bằng sức mạnh của câu câu chữ, mà còn là tình yêu và trái tim mà ông dành
cho sông Hương.

12, Phải chăng đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của sông Hương , của những cô gái
Huế nhỏ nhẹ ,dịu dàng , đằm thắm , sâu lắng vô cùng :
Dạ thưa xứ Huế bây chừ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
( Bùi Giáng )
Cô gái thẫn thờ vê áo mỏng
Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai
Ven bờ sông phẳng con đò mộng
Lả lướt đi về trong gió mai
( Tố Hữu )

13, Bởi chính ông cũng từng tâm sự: "Tôi nhwos những con sóng vỗ bờ, vỗ mạn
thuyền những đêm nằm thao thức. Đã xa rồi, đã lâu rồi không nghe lại tiếng sóng
thân quen ấy...'' Và có chăng, cũng vì nỗi "đã lâu rồi không nghe ấy'' như một lẽ
thôi thúc nhà văn phải viết, viết đến khi trái tim thỏa mãn với những gì mình viết
ra. Dường như trái tim Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng chạm đến ngưỡng "thỏa mãn''
ấy khi gợi tả sông Hương ngã vào thành phố Huế

14, Không gian ấy khiến ta bất giác để hồn mình liên tưởng đến những câu thơ
Đường đẹp thơ mộng và buồn âm u :
Nguyệt lạc , ô đề , sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
( “ Phong Kiều dạ bạc” – Trương Kế )

15, Biết bao người đã đến thăm Huế và cảm nhận được nét đặc biệt này của
sông Hương :
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
( “ Tạm biệt Huế” – Thu Bồn )
16, Nhà văn Lep Tôn x tôi từng nói “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của
tình yêu” . Phải chăng , sông Hương là kết quả của tình yêu , là nguồn cảm hứng
mãnh liệt giúp nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dốc hết kho từ vựng phong phú
của mình để thể hiện tình yêu ấy với nhiều phát hiện đẹp : sông Hương chính là
“người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” , “ toàn bộ nền âm nhạc cổ điển
Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này” . Như vậy , nhà văn coi
sông Hương là cội nguồn sinh thành và không gian tồn tại của nền âm nhạc cổ điển
Huế .

17, Chẳng thế mà văn nhân ấy đã có lần từng tâm sự: “Những kỷ niệm thời ấu
thơ như những đêm nghe ca Huế dù đã cách nay hơn nửa thế kỷ nhưng tôi vẫn
không quên. Ngày đó những đêm ca Huế không sân khấu đèn màu, không micro,
người nghe ngồi bệt dưới nền đất để thưởng thức âm nhạc…Những kỷ niệm dung
dị đó đã ám ảnh suốt những năm tháng tôi xa sông Hương sau này, để bài ký đầu
tiên trong cuộc đời sáng tác của tôi là con sông quê hương.”

18, Trong kiệt tác thi ca “Tì bà hành” của nhà thơ nổi tiếng đời Đường là Bạch
Cư Dị cũng có câu thơ hay nhất viết về không gian nghệ thuật đầy thi vị và khơi
nhiều cảm xúc này :
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt
Một vầng trăng trong vắt lòng sông.

19, Còn “ màu xanh biếc của tre trúc và những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ”
lại gợi ta nhớ đến vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ trong thơ của Hàn Mặc Tử :
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
20, Qủa đúng như Trần Thị Thanh Nga từng nhận xét: "Tài hoa của Hoàng Phủ
Ngọc Tường là ở chỗ, nhà văn đã truyền được cảm xúc của mình vào trong từng từ
ngữ, từng hình ảnh, từng câu văn để từ đó nối kết, lan tỏa cảm xúc tới người đọc.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận định :“ Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
là một cuộc đi tìm cội nguồn , một sự phát hiện bề dày văn hóa và lịch sử của các
điều kiện đời sống … Văn anh giàu những tư liệu lấy từ sử sách tri thức khoa học
và huyền thoại kí ức cá nhân lóe lên những ánh sáng bất ngờ … Cái mới của
Hoàng Phủ Ngọc Tường là khám phá bình diện văn hóa với tư liệu lịch sử phong
phú và một tâm hồn Huế nồng nàn”

21, Những phẩm chất tâm hồn cao đẹp đó của sông Hương cũng tượng trưng
cho con người Việt Nam , anh dũng , kiên cường , chịu hi sinh tất cả trong đấu
tranh chống ngoại xâm nhưng cũng rất hiền hòa , yêu chuộng hòa bình :
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
( “ Việt Nam quê hương ta” Nguyễn Đình Thi )
Sống vững chãi bốn ngàn năm bền vững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa
( “ Đi trên mảnh đất này” – Huy Cận )

22, Cao Bá Quát đã từng nhìn sông Hương mà thốt lên rằng:
“ Trường giang như kiếm lập thanh thiên.”
Tản Đà thấy “dòng sông trắng, lá cây xanh”.
Hàn Mặc Tử thì cảm nhận về sông Hương như dòng “sông trăng” lung linh,
thơ mộng:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay” (Đây thôn Vĩ Dạ).
Thu Bồn nhìn dòng nước lững lờ của sông Hương mà bâng khuâng:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”.
Và với NguyễnTrọng Tạo, Hương giang lãng đãng một bầu khí quyển huyền
thoại giúp nhà thơ thăng hoa những vần thơ mê đắm:
“Con sông đám cưới Huyền Trân
Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn
Hèn chi thơm thảo nỗi buồn
Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ/Con sông nửa thực nửa mơ
Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên”.

GIỌT NƯỚC MẮT


Bài hát “Ướt mi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu: “Người ơi nước mắt
hoen mi rồi/ Đừng khóc trong đêm mưa/ Đừng than trong câu ca...”, hình ảnh giọt
nước mắt người đang khóc cứ thế hiện hữu theo năm tháng trong vai trò của một
bài hát đầu tiên đượm sầu, đượm nhớ. Khi cố nhạc sĩ nhớ đến “Ướt mi”, ông đã
giãi bày về những giọt nước mắt ấy: “Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu
để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư.
Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng từng nuốt những giọt nước mắt
để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia”. Lời của ông cũng đồng thời nói
lên một “chu trình sự sống” của những giọt nước mắt trên trang viết, khi giọt lệ xót
thương, đồng cảm của người nghệ sĩ lớn lên trong đêm tối ngẫm ngợi, trong tháng
ngày trăn trở và nó hóa thân vào câu chữ, được gửi gắm vào những chi tiết nghệ
thuật, những khoảnh khắc giọt nước mắt của nhân vật bật dậy thổn thức đắng cay.
Có lẽ, người cầm bút trước khi sáng tác đều đã từng bước qua sự đời thương hải
tang điền, nhưng khi chứng kiến thân phận con người qua bao bể dâu, chứng kiến
chính mình hòa vào buồn vui năm tháng để thấu hiểu nỗi tuyệt vọng, họ đã đem
giọt nước mắt của đời làm “của cải riêng tư” trong tác phẩm của mình, gửi gắm
qua những tiếng lòng của nhân vật. Nhưng giọt nước mắt trong văn chương không
chỉ là biểu hiện của nỗi buồn tuyệt vọng, nó còn chan chứa tình thương, khát khao
của con người trong kiếp sống. Ta nhớ đến sự “giằng xé chảy máu của những tâm
hồn trung thực, khát khao lương thiện” trong tác phẩm của Nam Cao, khi “nước
mắt là biểu tượng của tình thương và giọt nước mắt là “giọt châu của loài người”,
là “miếng kính biến hình vũ trụ.” (Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung). Ta
cũng nhớ đến giọt nước mắt trong tác phẩm của Kim Lân, khi nhân vật bà cụ Tứ
khóc vì lo lắng cho cuộc sống tương lai của con mình, khi xót xa cho số kiếp, khi
thổn thức trước hoàn cảnh khốn cùng. Hay còn là dòng nước mắt của A Phủ trong
truyện ngắn của Tô Hoài, khi người đàn ông mạnh mẽ phải gục lòng trước cái chết
đang đến gần, khi “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen
lại” đầy tuyệt vọng và căm hờn. Giọt nước mắt của bà cụ Tứ bộc lộ tấm lòng yêu
thương con vô bờ của người mẹ; dòng nước mắt của A Phủ biểu hiện cho nỗi thống
khổ, oan ức, sợ hãi trước cái chết nhưng cũng là giọt nước mắt “lấp lánh” lòng
khao khát sống, khao khát tự do, “lấp lánh” ngọn lửa ấm nóng, cảm thông trong
tim Mị, dẫn đường cho Mị bước dần về hướng ánh sáng tự do.
Mỗi một lần giọt nước mắt được cất lên trong trang văn chính lại là mỗi một
lần thổn thức tâm tư, trăn trở của người cầm bút. Bởi không chỉ nhân vật đang
khóc, mà nhà văn cũng đang xót xa, cũng đang viết bằng chính "huyết lệ” bằng nỗi
buồn thân phận, nỗi quan hoài thường trực với đời như Lâm Ngũ Đường từng viết:
“Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ”. “Sự bất tử không có trước có
sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ” (Trịnh Công Sơn).
Phải chăng, trong cơ duyên cùng hội tụ khi ta thấu hiểu và cảm nhận nỗi đau của
nhà văn trong hình ảnh những giọt nước mắt trên trang viết, ta cũng đồng thời đã
ghi khắc tất cả trong tim và những giọt nước mắt ấy, tấm lòng ấy trở thành “bất tử”
qua mỗi người đọc? Bởi, “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến
nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên” (Đặng Tiến). Đã có những
“bất tử” và "vô biên” từ những giọt nước mắt như thế...

VỢ NHẶT
Việc viết có nhiều ý nghĩa, như nhà báo Phan Đăng từng cho rằng: “Có rất
nhiều lý do để một người cầm bút viết và trở thành nhà văn. Viết đơn giản chỉ để
ghi lại những điều mình thấy và cái điều ấy làm mình day dứt. Viết để xả ra những
ẩn ức sâu thẳm trong con người mình. Viết để xây dựng, kiến tạo một giá trị nào đó
của đời sống mà mình tin là đúng“. Việc viết không chỉ dừng lại nơi những sáng
tác tác phẩm văn học, mà nó còn là quá trình chúng ta suy ngẫm, chiêm nghiệm ý
nghĩa, giá trị từ những tác phẩm ấy. Cũng giống như mạch sáng tác của nhà văn,
“... từ ý tưởng tới con chữ bày ra trên giấy là sự tuần hoàn trong những động mạch
khép kín. Chúng nóng bỏng, sinh sôi, đầy lên đến mức người viết không chịu đựng
nổi, chỉ có mỗi cách bày nó ra trang giấy. Chỉ có mỗi cách viết cho vợi bớt“ (Nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư), chúng ta học Văn, ôn Văn cũng là để những thấu hiểu trong
lòng mình được san sẻ, giãi bày trên trang viết. Có như thế, sự tuần hoàn trong mối
quan hệ giữa nhà văn - tác phẩm và bạn đọc mới luôn luôn trôi chảy, xuôi dòng
mãi theo thời gian. Vì vậy, hôm nay, các em TTS-ER hãy cùng Nhà TTS chiêm
nghiệm về “Vợ nhặt” qua những dòng văn của Nguyễn Ngọc Tư theo một cách
riêng nào đó, nhé. 🕊
𝟏. “Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những con đường đông nghịt
người, nhiều khi tôi giật mình, trời ơi, họ kia, đồng loại mình kia, sao mình lại thấy
cô đơn đến rã rời… Lúc ấy, tôi có một cảm giác kì lạ, chỉ mình trên đời nầy, chỉ
một mình… Chẳng ai là tri âm, chẳng ai cả…” (Yêu người ngóng núi, Nguyễn
Ngọc Tư).
🌿 Đôi khi, giữa cuộc sống nhiều trắc trở không biết là do số phận bắt phải thế
hay cuộc đời đang thử thách để ta mạnh mẽ hơn này, ta lại khoác lên mình sự gai
góc xù xì để tự bảo vệ bản thân khỏi cơn đứt gãy của nhịp tâm hồn trong trẻo, chân
thành trước dối lừa, lợi dụng ngoài kia. Đôi khi, ta như con cá nhỏ vẫy vùng giữa
muôn trùng khơi xa, gánh trong mình trách nhiệm về một cuộc đời tươi sáng ở phía
trước, ta lại thật khao khát cảm giác được sẻ chia, được có tri âm tri kỉ, hay đơn
giản là một người bạn đồng hành cùng ta qua bao năm tháng. Mong ước ấy, khát
khao ấy thường trực trong trái tim ta, cho dù ta là con cá nhỏ lạc bầy hay con cá
lớn chinh phục sóng đại dương, ta đều muốn thoát khỏi nỗi “cô đơn đến rã rời…”.
Hay như anh cu Tràng giữa biển người có nhau, anh lại đơn độc sống và cố gắng vì
miếng ăn manh áo; hay như thị, trong sự trơ trọi không còn ai ở bên, chị lại phó
mặc đời mình cho một người đàn ông chỉ từ hành động nghĩa hiệp của anh, từ lời
bông đùa bâng quơ anh có. Họ lạc lõng giữa cơn đói, lạc lõng giữa kiếp người bé
mọn, khổ đau; họ thèm lấy một thứ cảm giác sẻ chia, đồng hành, cùng vượt qua
gian khó. Có lẽ vì đó mà khi thưa chuyện với mẹ, Tràng đã nói: “Nhà tôi nó mới về
làm bạn với tôi...”. “Làm bạn” - một cách nói chứa trong nó biết bao khao khát xé
toang sự cô độc để được tiếp bước cùng tri âm.
𝟐. “Đời vốn dĩ không buồn nhưng người ta cứ làm cho nó buồn. Có những nỗi
buồn không ai trị được đâu. Nó day dắt năm tháng, nó dai dẳng... Với tôi, đổi gì
cũng đáng hết, khi mà cuộc sống ngày càng khắc nghiệt và lạnh lẽo, vô chừng;
nhưng sao lần nào tôi cũng trả giá để được yêu thương?! Than ôi con người, ứ hự
con người” (Của ngày đã mất, Nguyễn Ngọc Tư).

🌿 Chúng ta đã phải trả bao nhiêu điều trong cuộc đời để đổi lấy yêu thương?
Là sự cố gắng, mong chờ trong vô vọng, sự hi sinh, cam tâm chịu thiệt thòi, hay
điều gì? Có lẽ, chúng ta đã còn đánh đổi cả lòng can đảm để “được yêu thương”
như Tràng và thị. Họ đánh đổi nỗi sợ bản năng của con người trước tử thần đang
đến giữa nạn đói; họ đánh đổi lòng can đảm để cùng nhau tạo ra một gia đình mới
giữa cơn đói khát bủa vây; đánh đổi để Tràng buông tiếng “Chậc, kệ!” không còn
muốn đắn đo suy tính để có được yêu thương; đánh đổi để thị “nén một tiếng thở
dài” cho sự chấp nhận trước hoàn cảnh của Tràng. “Than ôi con người, ứ hự con
người”! Ta vẫn luôn phải trả một cái giá nào đó để đổi lấy yêu thương, với Tràng
và thị, đó lại là cái giá của lòng can đảm vượt qua nỗi sợ cái chết để mạnh dạn
sống với khát khao trong trái tim mình.
𝟑. “Một lời hứa lấy đi vài ba năm tuổi, ít nhiều hy vọng, lôi tuột thuốc nhuộm
ra khỏi tóc, khắc nhì nhằng thêm vài nếp nhăn lên da. Thời gian đã bạc, biết lấy gì
nhuộm bây giờ... [...] Về ngang qua ngôi mộ cổ nằm bên đường, tự hỏi cùng với
người nằm dưới mộ này, có bao nhiêu lời hứa được chôn theo, có bao nhiêu thời
gian của người ở lại bị bạc màu?” (Có hẹn với ti-vi, Nguyễn Ngọc Tư)

🌿 Vô vàn lời hứa khi nói ra thì thật dễ, chỉ đến khi làm mới thấy thật khó
khăn. Vô vàn con người lướt qua nhau thì dễ, chỉ đến khi can đảm cùng nhau vượt
qua sóng gió, mới thấy thật khó gấp trăm lần. Cuộc đời vẫn luôn như vậy, có bao
lời hứa đã được “chôn theo” thời gian, đã “bị bạc màu” theo năm tháng khi con
người không đủ dũng khí, nghị lực để vượt lên cửa ải số phận. Nhưng với Tràng và
người vợ nhặt thì lại không chọn con đường vô vọng ấy, bởi họ dù là những nạn
nhân kiệt cùng của nạn đói, họ vẫn đã chọn cùng nhau thực hiện những lời hứa ấm
áp cho tương lai, cùng nhau xây dựng gia đình, cùng nhau vượt thoát bể dâu số
phận.
“- Còn gì trôi nữa không?
- Kể tới tết Lào còn chưa hết. Sao không hỏi có gì không trôi không?
- Có cái gì không trôi?
- Đâu biết, vì ta đang trôi.”
(Sông, Nguyễn Ngọc Tư)
Ta đang trôi trong đời sống, trôi trong số phận, ta đang sống nhiệt thành với
kiếp người hữu hạn này, vậy thì hãy cứ sống hết mình đi đã - cứ trôi đi đã - cứ yêu
thương - vì nhau đi đã - đừng sợ gì, vì tháng năm sẽ bạc màu, không đợi chờ ta
nữa.
Những ngày cận thi áp lực như thế này, có bạn TTS-ER 2k5 đã nói với chị:
“Tự nhiên em lại không nhận ra mình đang sống để làm gì, vì điều gì“, khiến chị
nhớ đến câu chuyện ý nghĩa này trong tản văn “Vài Ba Trăng Khuyết“ của nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư, lặng lẽ hiểu rằng chúng ta cho dù có đang nổi bật thành tựu, bắt
mắt hình hài hay lại “như món canh tạo hoá nấu lạt“ thì chúng ta vẫn sẽ “bất chấp
điều đó“ để “đẹp theo kiểu của mình. Đẹp vì hao khuyết. Đẹp mà không biết...“.
Có hao khuyết đi nữa, có tạm thời chưa tìm thấy thôi thúc vươn lên đi nữa, chúng
ta vẫn cứ học cách mỉm cười thật dạ với lòng biết ơn từ những điều đẹp đẽ nhỏ bé
của cuộc đời, vẫn cứ kiên cường sống tiếp để kiếm tìm thế giới của chúng ta nhé.
Bầu trời rộng lớn thế này, vẫn sẽ có chỗ vừa vặn cho mảnh tình riêng của chúng ta
mà thôi... ❤
“Không cần nhìn em thêm lần nữa thì cũng nhận ra em bị thiểu năng trí tuệ.
Người mang dị tật này thường có dáng dấp, gương mặt với mắt này mũi
này...giống hệt nhau. Tròn lẳn, bầu bỉnh, phúng phính nhưng làm người ta nhói đau
khi va ánh mắt vào. Em nuôi bệnh ở giường bốn mươi tám, tôi ra vào với má ở
giường năm mươi hai. Nhưng buổi sáng khi mười mấy con người ở phòng này
nhao nháo rối bời với việc tắm giặt, chải chuốt, ăn uống, thì em bò ra chùi rửa, quét
dọn khoảng hành lang, mấy cái phòng vệ sinh nhớp nháp. Chúng tôi không nhúng
tay vào vì biết đó là phần việc của mấy chị lao công bệnh viện, chút nữa họ sẽ làm,
họ nhận lương để làm những chuyện này.
Nhưng cô bé, với trí khôn khiếm khuyết của mình, não em thiếu mất vùng
mang tên đùn đẩy, chờ đợi. Em làm vì thấy nơi này bẩn thỉu quá. Người khôn
không vậy, họ thà chịu khó nín thở, bịt mũi, nhón dép lên những cái vũng chèm
nhẹp...để chờ đợi. Ngay cả dì em, người đang sưng húp vì mang quả thận hư khá
nặng, chị cũng cằn nhằn con nhỏ đi làm mấy chuyện tào lao, ai kêu?
Phải em làm vì ai đó sai bảo thì em đã không đẹp đến vậy, không làm tôi mắc cỡ,
tần ngần những khi nhìn em quét lau loẹt xoẹt, thấy mình giảm chiều cao chắc còn
cỡ một thước hai, nhưng tôi là con người toàn vẹn, hiểu biết, đọc nhiều sách, nên
tôi vẫn ngồi trơ trơ vảnh móng tay. Bù lại , tôi hay rủ em ra ngoài dúi cho khi hộp
sữa tươi, khi cái bánh bông lan... Mừng rỡ nhận quà nhưng em dáo dác ngó vào
trong, "dì chửi chết..." Người phụ nữ đó không biết vì bệnh tật làm cho bứt rứt đau
đớn hay do nỗi bực dọc gì mà rầy la em suốt ngày. Nhưng suốt ngày em chỉ toe
miệng ra cười, lăng xăng đấm bóp, đi mua cơm, giặt giũ quần áo... Có lần tôi nói
giỡn, "em với dì giống hệt nhau, y như hai mẹ con vậy..." . Em hạ giọng thầm thì,
vẻ như sắp trao cho tôi một bí mật lớn lao, "mẹ em đó, em giả bộ kêu dì Chín để
mẹ khỏi mắc cỡ, tại đẻ ra em khùng khùng..." . Xế trưa, tôi bỗng nhìn thấy một
mảnh trăng đầu mùa, khuyết còng, mỏng tang gần như trong suốt treo diệu vợi
giữa trời, ngó nao lòng lắm, không thể nói ra lời. Không biết vì đẹp hay vì buồn.
Như món canh tạo hoá nấu lạt, cô bé chỉ thiếu một chút thôi là lành lặn kiếp người.
Bất chấp điều đó, em vẫn đẹp theo kiểu của mình. Đẹp vì hao khuyết. Đẹp mà
không biết...“.
(Trích tản văn “Vài Ba Trăng Khuyết“, Nguyễn Ngọc Tư).

You might also like