Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Xà gồ

1. Vật liệu xà gồ:


Xà gồ sơn : Cường độ Fy=2450kg/cm2
Xà gồ mạ kẽm : cường độ Fy=4500 kg/cm2, độ dày lớp mạ 275g/m2.

2. Kích thước đột lỗ xà gồ theo BMB :

3. Đặc điểm làm việc của xà gồ :


Xà gồ dùng đỡ các tấm lợp mái và tấm tường.
Cánh trên xà gồ mái và vách được giữ ổn định bằng cách liên kết vít với tấm
lợp mái và tấm tường. Cánh dưới xà gồ mái và vách được giữ ổn định bằng thanh
chống xà gồ.
Xà gồ mái và xà gồ vách : bên cạnh vai trò truyền tải trọng mái và vách đến
dầm kèo và cột, xà gồ mái và vách còn đóng vai trò là các thanh chống dọc giúp
các khung không được giằng tựa vào khối cứng.
Xà gồ mái và xà gồ vách được liên kết trực tiếp vào cánh nén của dầm kèo
hay cột thì thường được xem là có đủ độ cứng và khả năng chịu lực trong vai trò
làm thanh giằng mà không cần tính toán.
Trường hợp nghi ngờ về khả năng của xà gồ làm thanh chống dọc để truyền
lực trong hệ giằng , ta cần kiểm tra lại. Có đề nghị dùng 2% nội lực của cánh nén
để kiểm tra khả năng chịu nén của xà gồ.
Xà gồ có 2 tiết diện : chữ Z đối xứng qua tim và chữ C có 1 trục đối xứng.
Tải trọng tác dụng lên xà gồ do tĩnh tải , hoạt tải và gió. Trong đó, tải trọng
chủ yếu của xà gồ là lực bốc vuông gốc với tấm lợp .
Xà gồ C : làm việc theo dầm đơn giản.
Xà gồ Z : làm việc theo dầm liên tục.
Cách tính:
Cách 1: nhập vào sap ra moment sau đó chọn tiết diện và kiểm tra.
Cách 2 : lập bảng.

4. Xà gồ máng xối:
Xà gồ máng xối là xà gồ C và tính toán theo dầm đơn giản chịu tải trọng mái
và nước máng xối truyền vào.
Ngoài ra, có mô hình tính là xà gồ máng xối chịu tải trọng gió đầu hồi. Khi
đó , xà gồ máng xối tính như thanh chịu nén và tải trọng gió tác dụng lên thanh xà
gồ máng xối P có công thức:
P=qA/n
Với q: áp lực gió tác dụng lên đầu hồi.
A: diện tích diện chịu tải của xà gồ máng xối ( thường bằng ¼ diện tích
đầu hồi nhà).
n : số nhịp giằng.

5. Thanh giằng xà gồ:


Thanh giằng xà gồ được bố trí tại giữa nhịp của xà gồ , đặt xiên từ bụng xà
gồ ( vùng gần cánh dưới ) lên đến gần cánh trên của xà gồ ( xem hình bên trên ) và
đặt thẳng hàng với nhau ( trừ trường hợp có lỗ mở ).
Dùng thép tròn có ren ở đầu để xiết đai ốc . Thép giằng có cường độ là Fy =
2359kg/cm2 ( loại 4.6 )
Thanh giằng xà gồ dùng để cố định cách dưới của xà gồ vào vùng ổn định
(cánh trên của xà gồ ) . Ngoài ra thanh giằng xà gồ còn giúp giảm chiều dài tính
toán của xà gồ mái và vách theo phương ngoài mặt phẳng.
Thành giằng xà gồ ở vị trí cao nhất ( giằng 2 xà gồ đỉnh mái ) sẽ gánh chịu
toàn bộ phản lực do các thanh giằng xà gồ bên dưới truyền lên . Hay nói cách
khác, thanh giằng xà gồ này sẽ chịu tải trọng tác dụng lên mái với phần diện tích
truyền tải
Cách tính :
1. Tải trọng tác dụng lên mái.
2. Tải trọng tác dụng lên thanh giằng xà gồ ở đỉnh mái T = tải trọng tác
dụng lên mái x diện tích truyền tải.
3. Diện tích tiết diện thanh giằng F = T/( 0.67 R )
4. Chọn thanh có đường kính d có diện tích > F.
5. Các thanh giằng xà gồ khác cũng lấy cùng đường kính để tiện thi
công.

Tài liệu thanh khảo.


1. Trần Thị Thôn , Bài tập Thiết kế kết cấu thép , Nhà xuất bản ĐH QG
TPHCM, 2009 .
2. Trần Thị Thôn, Thiết kế nhà thép tiền chế, Nhà xuất bản ĐH QG TPHCM,
2009 .
3. Đoàn Định Kiến, Thiết kế kết cấu thép, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội,
2004 .
4. Đoàn Định Kiến, Thiết kế kết cấu thép thành mỏng tạo hình nguội, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2009 .
5. Đoàn Định Kiến, Thiết kế kết cấu thép theo tiêu chuẩn Anh BS 5950:
part1:2000 , Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2004 .
6. Metal Building system manual ( MBMA 2002), Inc 2002.
7. AISC ASD Manual 9th edition .
8. International Building Code ( IBC 2006)
9. Uniform Buiding Code ( UBC 97).
10. TCVN 2737-1995, Tiêu chuẩn về tải trọng và tác động , Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội, 1996 .
11. TCXDVN 338:2005, Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép , Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội,2005 .

You might also like