Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

\ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


--------

BÀI TẬP GIỮA KỲ


Học phần: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ BÀI: Anh/chị hãy phân tích tại sao Đảng không phát động một cuộc tổng khởi nghĩa
giành chính quyền ngay khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 mà chỉ phát động một
cao trào kháng Nhật cứu nước và khởi nghĩa từng phần?

Sinh viên: LÊ THỊ MAI PHƯƠNG


Mã sinh viên: 23051023
Lớp: QH2023E KTQT9

Hà Nội, 2024

1
MỤC LỤC
I. Bối cảnh lịch sử........................................................................................................................................3
1. Tình hình lịch sử thế giới.....................................................................................................................3
2. Tình hình lịch sử trong nước...............................................................................................................3
II. Nguyên nhân Đảng không phát động một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngay khi Nhật đảo
chính Pháp ngày 9/3/1945 mà chỉ phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước và khởi nghĩa từng phần
.................................................................................................................................................................... 4
1. Điều kiện khách quan chưa chín muồi.............................................................................................4
 Thế và lực của địch......................................................................................................................4
 Tình hình trong nước...................................................................................................................5
 Thiếu sự hỗ trợ quốc tế:..............................................................................................................5
2. Điều kiện chủ quan chưa chín muồi.................................................................................................5
 Sự chuẩn bị của Đảng:.................................................................................................................5
 Nhận thức của quần chúng..........................................................................................................5
3. Chiến lược và sách lược phù hợp.....................................................................................................6
III. Kết luận...................................................................................................................................................7

2
I. Bối cảnh lịch sử
1. Tình hình lịch sử thế giới
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã nổ ra kể từ khi phát xít Đức tấn công Ba Lan ngày
01/09/1939. Chỉ một năm rưỡi sau đó, Đức Quốc xã đã thôn tính và thống trị hầu hết
các nước tư bản ở châu Âu. Tháng 6 năm 1940, nước Pháp – một cường quốc thực dân
Châu Âu , đã bị Đức chiếm đóng. Trong khi đó ở phương Đông , phát xít Nhật nổi lên
trở thành một thành viên quan trọng của trục phát xít. Mục tiêu của Nhật Bản là nhanh
chóng chiếm đóng các thuộc địa, bán thuộc địa lớn của các nước đế quốc như Trung
Quốc, Đông Dương, các nước Đông Nam Á. Nhật đã chớp thời cơ lợi dụng cơ hội
Pháp bị Đức chiếm đóng nên đã tăng sức ép lên chính quyền Pháp tại Đông Dương
nhằm thế chân Pháp. Ngày 30 tháng 8 năm 1940, Pháp và Nhật Bản ký Hiệp định
chính trị Tokyo và Pháp chấp nhận hầu hết các yêu cầu của người Nhật. Đến đầu năm
1945, chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào hồi kết, nước Pháp được giải phóng, chính
phủ Charles de Gaulle trở về Paris. Trong khi đó ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít
Nhật đang gặp nguy khi bị Anh và Mỹ tấn công dồn dập. Quân Pháp ở Đông Dương
cũng ráo riết chuẩn bị để giành lại vị trí thống trị cũ của mình. Tình thế trên bắt buộc
Nhật phải đảo chính Pháp nhằm đề phòng Pháp tấn công sau lưng mình cũng như để
độc chiếm Đông Dương. 19 giờ 19/03/1945, đại sứ Nhật Bản gửi cho Toàn quyền
Đông Dương Jean Decoux tối hậu thư với nội dung Pháp phải hợp tác chặt chẽ trong
việc phòng thủ Đông Dương trước nguy cơ bị Anh, Mỹ tấn công do đó Nhật buộc Pháp
phải để lực lượng vũ trang, cơ sở hậu cần và quan chức Pháp dưới sự chỉ huy của Nhật.
Pháp xin hoãn thời gian và Nhật coi đó là từ chối do đó Nhật chính thức hạ lệnh tấn
công Pháp. Mặc dù Pháp có chống đỡ nhưng rất yếu ớt và cuối cùng Pháp đầu hàng
nên toàn bộ Đông Dương chính thức trở thành thuộc địa của Nhật.
2. Tình hình lịch sử trong nước
Vào thời điểm Nhật đảo chính Pháp ngày 09/03/1945 thì Việt Nam đang trong
giai đoạn Pháp thuộc. Sau khi xâm lược Đông Dương và đánh bại triều đình nhà
Nguyễn, thực dân Pháp đã thiết lập ách cai trị trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Tuy
nhiên, trong thời gian này, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam
vẫn luôn sục sôi. Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước nổi lên liên tục như:
Phong trào Cần Vương (1885-1896), Phong trào Duy Tân ( 1905-1911),...Đến năm
1940, khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Nhật Bản nhân cơ hội Pháp suy yếu đã
tiến vào Đông Dương. Ban đầu, Nhật cho phép chính quyền thực dân Pháp tiếp tục cai
trị, nhưng thực chất đã nắm quyền kiểm soát. Ngày 09/03/1945, Nhật đảo chính Pháp,
lật đổ chính quyền thực dân và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Tuy nhiên, đây
chỉ là một thủ đoạn của Nhật nhằm lợi dụng lực lượng Việt Nam chống lại quân Đồng
Minh. Từ ngày 9-12/03/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng
ở làng Đình Bảng ( Từ Sơn, Bắc Ninh). Hội nghị nhận định: cuộc đảo chính đã tạo ra

3
một tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho những điều kiện của cuộc khởi
nghĩa vũ trang chưa chín muồi đang đi đến chín muồi nhanh chóng. Hội nghị đã quyết
định thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho phù hợp để
phát động một cao trào cách mạng, tạo tiền đề cho tổng khởi nghĩa

II. Nguyên nhân Đảng không phát động một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính
quyền ngay khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 mà chỉ phát động một cao trào
kháng Nhật cứu nước và khởi nghĩa từng phần
Đầu năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam dựa vào tầm nhìn chiến lược sáng suốt
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, coi cuộc đảo chính chống Pháp của Nhật ở Đông Dương là
cơ hội lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam. Cuộc đảo chính chống Pháp của
Nhật năm 1945 là bước ngoặt lịch sử quan trọng, tạo cơ hội mới cho cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc của Việt Nam. Trước đó, nhân dân ta đã phải chịu sự áp bức, bóc
lột dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Phong trào cách mạng tuy có đà phát
triển nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Cuộc đảo chính chống Pháp của Nhật đã tạo điều
kiện thuận lợi mới cho cách mạng Việt Nam: Thứ nhất, Nhật tước quyền lực của Pháp
ở Đông Dương và làm suy yếu hệ thống cai trị của thực dân Pháp. Thứ hai, xung đột
giữa Nhật và Pháp ngày càng gia tăng đã tạo điều kiện cho Việt Nam lợi dụng tình
hình, phát huy thế mạnh. Thứ ba, Phong trào giải phóng dân tộc tại các quốc gia Đông
Nam Á phát triển mạnh mẽ, tạo nên làn sóng cách mạng cuộn trào. Nắm bắt thời cơ
quan trọng này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẩn trương phát động phong trào kháng
Nhật cứu nước nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giác ngộ nhân dân, phát triển
lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng và chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
Phong trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng tham
gia, thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm và lòng yêu nước của dân tộc, tạo tiền
đề quan trọng cho thành công của Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Cùng với sự kiện Nhật
đảo chính Pháp, phong trào kháng Nhật cứu nước là hai dấu mốc quan trọng trong lịch
sử cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo tài tình và tầm nhìn chiến lược của Đảng
Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã nắm bắt thời cơ, chớp lấy cơ hội để làm nên Cách
mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
1. Điều kiện khách quan chưa chín muồi
 Thế và lực của địch: Mặc dù Nhật đã đảo chính Pháp, nhưng chúng
vẫn còn rất mạnh vì khi Nhật đảo chính Pháp thì quân Pháp ở Đông
Dương có chống cự nhưng rất yếu đuối và đã sớm đầu hàng nên về lực
lượng thì quân Nhật vẫn còn rất mạnh. Nhật Bản đã loại bỏ được lực
lượng Pháp và kiểm soát hoàn toàn bộ máy quân sự của Pháp ở Đông
Dương, bao gồm các căn cứ, vũ khí, trang thiết bị và một phần lực
lượng quân đội Pháp bản xứ. Thêm vào đó thì quân đội Nhật có kinh
nghiệm chiến đấu dày dặn, được huấn luyện bài bản và nghiêm ngặt.
Mặc dù gặp khó khăn về cung ứng nhưng quân Nhật vẫn được trang bị
4
một số vũ khí hiện đại và có thể tận dụng một phần tài nguyên và cơ sở
vật chất của Pháp để duy trì quân đội và tiếp tục chiến tranh.
 Tình hình trong nước: Sau khi Nhật đảo chính Pháp, lực lượng cách
mạng Việt Nam tuy có những bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn
tồn tại rất nhiều hạn chế. Quân ta có trang bị vũ khí yếu kém vì quân ta
chủ yếu sử dụng vũ khí thô sơ, tự chế hoặc thu được từ quân Pháp và
Nhật. Thiếu vũ khí hiện đại, đạn dược, phương tiện chiến đấu khiến khả
năng tác chiến bị hạn chế. Lực lượng vũ trang của ta còn non trẻ, chưa
có nhiều kinh nghiệm chiến đấu quy mô lớn và bài bản. Thêm vào đó,
hệ thống tổ chức và chỉ huy của lực lượng vũ trang chưa hoàn thiện và
đội ngũ cán bộ chỉ huy của ta còn thiếu về số lượng lẫn chất lượng.Đặc
biệt sau đảo chính, tình hình chính trị trong nước rất phức tạp, nhiều phe
phái tranh giành quyền lực, gây khó khăn cho việc tập hợp và lãnh đạo
lực lượng cách mạng. Mặt khác, quần chúng tuy có tinh thần yêu nước
nhưng chưa được chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc tổng khởi nghĩa trên
toàn quốc.
 Thiếu sự hỗ trợ quốc tế: Vào thời điểm đó, Việt Minh chưa nhận được
sự ủng hộ đáng kể từ các lực lượng quốc tế. Lúc đó chiến tranh thế giới
thứ hai đang diễn ra ác liệt nên các cường quốc tập trung vào cuộc chiến
của riêng mình, ít quan tâm đến Việt Nam. Việt Nam mới giành được
độc lập, chưa có đủ thời gian và điều kiện để thiết lập quan hệ đối ngoại
rộng rãi và thông tin về tình hình trong nước đến cộng đồng quốc tế.
Thêm vào đó, Nhật Bản kiểm soát Đông Dương, cô lập Việt Nam với
thế giới bên ngoài và ngăn cản sự hỗ trợ từ các nước khác. Đặc biệt là
các nước lớn như: Mỹ, Anh và Liên Xô có những toan tính riêng ở
Đông Dương nên không muốn can thiệp vào tình hình Việt Nam ngay
lập tức.
2. Điều kiện chủ quan chưa chín muồi
 Sự chuẩn bị của Đảng: Mặc dù Đảng đã có sự chuẩn bị nhất định
nhưng chưa đủ để đảm bảo thắng lợi trong một cuộc tổng khởi nghĩa.
Các căn cứ địa cách mạng của Việt Minh chưa được xây dựng và củng
cố vững chắc, dễ bị quân Nhật tấn công và đàn áp. Công tác chuẩn bị
khởi nghĩa ở các địa phương chưa được thống nhất và phối hợp chặt
chẽ, dẫn đến sự thiếu đồng bộ và khó khăn trong việc chỉ đạo chung. Do
vậy cần thêm thời gian để củng cố lực lượng, xây dựng cơ sở chính trị
và tuyên truyền vận động quần chúng.
 Nhận thức của quần chúng: Mặc dù người dân căm ghét thực dân
Pháp và phát xít Nhật nhưng nhận thức về cách mạng và khả năng giành

5
chính quyền vẫn chưa đủ mạnh mẽ. Một bộ phận quần chúng vẫn chưa
nhận thức rõ về kẻ thù chính và mục tiêu của cuộc cách mạng.
3. Chiến lược và sách lược phù hợp
Dựa trên lý luận của Lênin, một cuộc tổng khởi nghĩa chỉ có thể bùng nổ và
giành thắng lợi khi hội tụ đủ ba điều kiện tiên quyết:
 Đội tiên phong và quần chúng cách mạng đã sẵn sàng
 Tầng lớp trung gian ngã về phía cách mạng
 Kẻ thù không thống trị như cũ được nữa
Theo ghi nhận của nhiều nhân chứng lịch sử và nhà nghiên cứu sử học, chính
phủ bù nhìn Trần Trọng Kim đã thất bại trong nỗ lực lôi kéo quần chúng bằng một
cuộc mít tinh quy mô lớn vào ngày 17/8. Đến ngày 19/8, quân đội Nhật Bản gia
tăng sức ép, đòi cướp vũ khí và đàn áp cuộc khởi nghĩa. Điều này cho thấy, nếu
không có thực lực và sự chuẩn bị lâu dài về lực lượng, đồng thời tôi luyện quần
chúng đấu tranh qua những thử thách ác liệt, Đảng ta khó có thể giành được thắng
lợi.
Thứ nhất, Đảng cần chuẩn bị về chủ trương, đường lối và chủ động chuyển
hướng chỉ đạo cách mạng khi tình hình thay đổi : Dự đoán xung đột Nhật- Pháp
không thể tránh khỏi, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp khẩn cấp tại Đình
Bảng vào tối ngày 9-3-1945, ngay khi Nhật tấn công Pháp trên toàn Đông Dương.
Hội nghị phân tích tình hình, dự báo sự thống trị tạm thời của Nhật sẽ làm suy yếu
Pháp, đồng thời nhận định cuộc đảo chính này đã đẩy Đông Dương vào khủng
hoảng chính trị nghiêm trọng, tạo điều kiện cho cách mạng bùng nổ. Từ đó, Hội
nghị xác định Nhật là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương, đề ra khẩu hiệu"
Đánh đuổi phát xít Nhật" và mục tiêu" Thành lập chính quyền cách mạng nhân
dân". Hội nghị cũng đề xuất các biện pháp, hình thức đấu tranh cụ thể để khơi dậy
phong trào kháng chiến mạnh mẽ, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa, đồng thời nhấn
mạnh tinh thần tự chủ và tự lực. Nội soil quan trọng của Hội nghị được ghi lại
trong Chỉ thị" Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ngày12-3-1945.

Thứ hai, Đảng cần chuẩn bị về mặt lực lượng, xây dựng lực lượng chính trị
kết hợp với lực lượng vũ trang: Cao trào kháng Nhật cứu nước không chỉ giúp
Đảng củng cố, mở rộng lực lượng mà còn thu thập thông tin quan trọng về quân
đội Nhật. Tháng 3/1945, Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta" khơi dậy lòng căm phẫn của dân tộc. Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách
mạng Bắc Kỳ thống nhất các lực lượng vũ trang, đặt nền móng cho Quân đội
Nhân dân Việt Nam. Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh ngày 16/4/1945 kêu gọi thành
lập các Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Chính phủ lâm thời cách mạng
Việt Nam, tạo đà cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Phong trào kháng Nhật cứu
nước bùng nổ mạnh mẽ từ tháng 4/1945 với các hoạt động "Phá kho thóc giải

6
quyết nạn đói", "Tuần lễ vàng", "Ngày thống nhất hành động chống Nhật". Lực
lượng vũ trang liên tiếp lập chiến công vang dội. Đầu tháng 5/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chọn Tân Trào làm căn cứ địa để lãnh đạo cách mạng và chuẩn bị cho
Đại hội quốc dân. Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời, trở thành căn
cứ địa vững chắc của cách mạng, góp phần quan trọng vào thành công của Tổng
khởi nghĩa tháng Tám.

Thứ ba, Sự nhạy bén, linh hoạt, phân tích tình hình và chủ động chớp thời
cơ: Đảng đã phân tích kỹ lưỡng tình hình cách mạng, dự đoán các khả năng và
chuẩn bị kế hoạch ứng phó. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, Đảng
ban hành Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", nhận định
điều kiện Tổng khởi nghĩa chưa chín muồi nhưng đang tiến triển nhanh chóng. Do
đó, Đảng quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và khởi nghĩa từng
phần, phù hợp với tình hình giai đoạn đó. Đây là bước đi chiến lược để tạo đà và
tích lũy kinh nghiệm cho Tổng khởi nghĩa sau này. Bằng cách giành chính quyền
ở từng địa phương, Đảng có thể kiểm soát từng bộ phận lãnh thổ, tạo ra các khu
giải phóng và làm suy yếu quyền lực của Nhật.

Tóm lại, việc tận dụng thời cơ và tập trung vào cao trào kháng Nhật cứu
nước đã giúp Đảng chuẩn bị tốt hơn cho Tổng khởi nghĩa, đồng thời làm suy yếu
kẻ thù, củng cố lực lượng, tích lũy kinh nghiệm và tạo nên sự đoàn kết, sẵn sàng
chiến đấu trong nhân dân.

III. Kết luận


Trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài nhiều thập kỷ, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc tổ chức
và lãnh đạo cuộc cách mạng. Tuy nhiên, khi Pháp bất ngờ bị đánh bại bởi quân
Nhật vào ngày 9/3/1945, việc quyết định tại sao Đảng không phát động một cuộc
tổng khởi nghĩa ngay lập tức để giành chính quyền đặt ra nhiều vấn đề phức tạp
cần được xem xét kỹ lưỡng. Thực tế, việc Đảng không lập tức phát động một cuộc
tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngay sau khi Pháp bị đảo chính bởi Nhật có thể
được giải thích qua một số yếu tố chính. Thứ nhất, tại thời điểm đó, tình hình quốc
tế đang phức tạp và không chắc chắn, với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang
diễn ra rất ác liệt. Điều này đã khiến cho Đảng cần phải đánh giá lại các phương
án chiến lược của mình. Thứ hai, là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính trị sâu
sắc ở Đông Dương. Và cuối cùng, Đảng cần có thời gian chuẩn bị cả về chủ
trương, đường lối, lực lượng,... cho một cuộc kháng chiến lâu dài và khắc nghiệt.
Điều này có thể dẫn đến kết cục không lợi cho phong trào cách mạng. Ngoài ra,
việc Đảng chọn lựa phương thức kháng Nhật từng phần và xây dựng một cuộc
kháng chiến chiến lược dài hạn đã phản ánh sự khôn ngoan và linh hoạt trong
chiến lược của Đảng. Từ đó, họ có thể tập trung vào việc xây dựng sức mạnh của

7
mình, nắm bắt cơ hội, và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống lại cả hai thế lực
đối địch, Pháp và Nhật.
Tóm lại quyết định của Đảng không phát động tổng khởi nghĩa ngay sau ngày
9/3/1945 là một quyết định sáng suốt, dựa trên sự phân tích toàn diện về tình hình
khách quan và chủ quan. Thay vào đó, Đảng tập trung vào xây dựng lực lượng,
mở rộng phong trào và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa vào thời điểm chín muồi, dẫn
đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

You might also like