Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đoạn văn của VB “Sang thu”

Khổ 1:CCĐ: Khổ thơ mở đầu bài thơ “Sang Thu” là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những tín
hiệu thu về - một khoảnh khắc giao mùa còn mong manh mơ hồ.
* Trước tiên, khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu được tác giả cảm nhận bằng nhiều gaics qua
trong ko gian gần và hẹp.
- Thu đến bắt đầu từ hương ổi chín thơm và được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và xúc giác:
“Bỗng nhận ra hương ổi”
+ Hương ổi – các nét thu quen thuộc, dân dã mà dịu ngọt, dầm thắm ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
-> Nhà thơ ko khỏi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước sự đổi thay của thiên nhiên.
+ Hương ổi chín thơm như đã đủ đậm đà đến mức “Phả vào trong gió se” khiến mùi hương ấy trở nên hữu
hình và ta có cảm giác hương thơm như sánh lại, đạm đà hơn bởi gió heo may se lạnh.
-> Có thể nói hương vị của mùa thu đọng lại trong hương ổi chín như ướp ngọi cả ko gian.
+ Nếu như hương ổi chín đã khó nắm bắt thì đến hình ảnh “sương chùng chình” lại lung linh đặc sắc, độc
đáo lung linh huyền ảo biết bao: .) Những bước chân thu về được diễn tả qua từ láy gợi hình “chùng
chình”, gợi cảm giác chậm chạp, dùng dằng.
.) Làn sương, được nhân hóa khiến những bước chân mùa thu trở nên duyên dáng, yểu điệu và
có hồn. Làn sương mỏng manh “chùng chình” phải chăng là sự lưu luyến bâng khuâng trước lúc giao mùa
của thiên nhiên.
+ “Sương chùng chình qua ngõ” – ngõ của làng quê, thôn xóm hay ngõ của thời gian thông giữ hay mùa
hạ và thu.
-> Nhà thơ đem đến cho ta những tín hiệu dân dã mà thi vị của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ.
* Và ta nhận thấy cảm xúc đấy bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ trước tín hiệu thu về được bộc lộ rõ
nét.
- Từ “bỗng” thể hiện sự bất ngờ, ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của nhà thơ khi bất chợt nhận ra tín hiệu thu
về từ hương ổi chín thơm đậm đặc, sánh lại trong ko gian.
- Từ tình thái “hình như” phải chăng là một lời tự hỏi bâng quơ của nhà thơ như cho ng đọc cảm nhận
được bước chân mùa thu qua nhẹ, quá khẽ mà phải hết sức tinh ý mới nhận ra. Sự chuyển biến mà chính
nhà thơ Hữu Thỉnh cũng chư dám chắc chắn chỉ “hình như thu đã về”
- NT: Về nt, tác giả đã sử dụng thành công những hình ảnh thơ tự nhiên, ko trau chuốt mà giàu sức gợi
cảm kết hợp cùng thể thơ 5 chữ, các BPTT đặc sác đề làm nổi bật nội dung khổ thơ, góp phần tạo nên
thành công cho tác phẩm.
CK: Tóm lại, khổ thơ đã gợi đến những chuyển biến nhẹ nhàng từ hạ sang thu qua cảm nhận tinh tế của
nhà thơ

Khổ 2: CCĐ: Khổ thơ thứ hai của bài thơ “Sang thu” là bức tranh mùa thu với sự thay đổi của đất trời
theo tốc độ di chuyên từ hạ sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.
Khai triển ý:
- Trước tiên, từ những gì nhỏ hẹp vô hình, Hữu Thỉnh đã mở ra một không gian dài rộng, cao với những
nét vẽ nhiều tầng bậc.
- Thu đem đến cho tạo vật sự thay đổi mới; dòng sông đã qua cái mùa bão lũ nay trở về với đúng vẻ hiền
hòa, bình lặng “sông được lúc dềnh dàng”, trầm xuống, lắng lại, trôi đi êm đềm, thong thả như đang
ngẫm nghĩ, suy tư.
+ Và đối lập với vận tốc chậm, thong thả như đang ngẫm nghĩ, suy tư.
+ Và đối lập với vận tốc chậm, thong thả của dòng sông là vận tốc nhanh vội vã của những cánh chim bắt
đầu chuẩn bị cho những chuyến đi tránh rét “Chim bắt đầu vội vã”
-> “dềnh dàng” và “vội vã” là hai từ láy chỉ 2 tốc độ tưởng như trái chiều nhau nhưng lại thể hiện được
quy luật vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa.
+ Tuy nhiên, tinh tế nhất, thú vị nhất phải kể đến sự cảm nhận của nhà thơ về hình ảnh “có đám mây
mùa hạ” còn sót lại trên bầu trời.
-> Nhà thơ đã nhân hóa liên tưởng đám mây ấy như “vắt nửa mình sang thu” thật mềm mại, duyên dáng
vừa pha chút hồn nhiên nghịch ngợm.
-> Chính động từ “vắt” làm hình ảnh thơ trở nên sống động, có hồn, giàu sức tạo hình diễn tả đám mây
lững lờ trôi một cách uyển chuyển, mềm mại như tấm voan của nàng thiếu nữ - mùa thu – đang nhẹ
nhàng chạm tới mùa thu như nhịp nối giữa hai mùa.
-> Tác giả lấy trạng thái ko gian để miêu tả thời gian, lấy cái hữu hình để miêu tả cái vô hình tạo nên sự
độc đáo, đặc sắc cho hình ảnh thơ.
- Như vậy, sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc của nhà thơ đã tiếp tục lan tỏa mở ra
trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn.
+ Đứng trc thiên nhiên sang thu đã trở nên hữu hình nhà thơ như thêm say sưa, ngây ngất ngắm nhìn
cảnh vật.
+ Thời khấc giao mùa đã đc sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế nhạy cảm độc đáo, gợi những nỗi bâng
khuâng trước vẻ đẹp dịu dàng, êm mát của mùa thu.
-> Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết và có
một trí tưởng tượng bay bổng, một suy tư sâu sắc.
CK: Tóm lại, trước những tín hiệu sang thu ngày càng rõ rệt, khổ thơ đã khac họa một bức tranh giao
mùa đặc sắc ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng thành công những
hình ảnh thơ tự nhiên, ko trau chuất mà giàu sức gợi cảm kết hợp cùng thể thơ năm chữ, từ láy và hình
ảnh nhân hóa đặc sắc để làm nổi bật nội dung khổ thơ, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Khổ cuối: Những suy ngẫm triết lí của nhà thơ


Cách 1: Đoạn văn phân tích
*MĐ: Những biến chuyển của tạo vật và suy ngẫm của đời người lúc chớm thu đã được tác giả Hữu
Thỉnh diễn tả thật tinh tế trong khổ thơ cuối bài thơ “Sang thu”
*Phần thân đoạn:
- Hai câu đầu: tác giả cảm nhận thu sang bằng cả chiều sâu kinh nghiệm chứ ko chỉ là những giác quan
+ Các phó từ chỉ mức độ: đã, vẫn, cũng
-> Chỉ mức độ của nắng, mưa, sấm đã chừng mực và ổn định hơn: Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã
bớt oi ả, gay gắt. Những cơn mưa ào ạt, xối xả bất ngời đã vơi dần. Những tiếng sấm cũng thưa và nhỏ
đi.
-> Hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn.
- Hai câu thơ cuối vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa tả ẩn dụ xâu xa.
+ Tả thực: Hàng cây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá, sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất
ngờ.
+ Phép nhân hóa và ẩn dụ cho thấy “sấm” là những vang động bất thường, những khó khăn của cuộc
đời.
=> “Hàng cây đứng tuổi” như những con người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động,
những sóng gió cuộc đời.
- Đến đây, ta nhận ra không chỉ có thiên nhiên sang thu của đất nước, của đời người. Nhìn lại cả bài thơ,
ta càng thấm thía vì sao lại có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao lại vừa dềnh dàng mà lịa vừa
vội vã. Con người lúc sang mùa thu của đời mình ko còn bồng bột, xốc nổi như lúc còn thanh xuân mà
sâu sắc, chín chắn, điềm đạm hơn. Sang thu, ta lại càng lưu luyến, bìn rịn khi chợt nhận ra mái tóc pha
sương và ta càng khẩn trương, vội vã để sống có ích cho đời.
- Về nt, tác giả đã sử dụng thành công những hình ảnh thơ tự nhiên, ko trau chuốt mà giàu sức gợi cảm
kết hợp cùng thể thơ năm chữ, các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ đặc sắc đề làm nổi bật nội dung khổ thơ,
góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
* CK: Tóm lại, với ngôn ngữ giản dị, tinh tế kết hợp cùng các phép tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, tác giả đã cho
ta thấy cả thiên nhiên, đất nước và con người dường như cùng hòa nhịp sang thu.

You might also like