Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CÂU HỎI ÔN TẬP DÀNH RIÊNG CHO LỚP LE46A

I. Nhận định Đúng/Sai và giải thích:


1. Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người đã
được ghi nhận từ bản Hiến pháp năm 1959.
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc do Quốc
hội bầu và bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội.
3. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không
được ghi tên vào danh sách cử tri và không được ứng cử.
4. Theo Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước do Nghị viện nhân dân bầu ra và
bắt buộc phải là nghị viên.
5. Theo Hiến pháp năm 2013, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch
nước bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ.
6. Sự lãnh đạo của Đảng được hiến định trong tất cả các bản Hiến pháp trong
lịch sử lập hiến Việt Nam.
7. Theo Hiến pháp năm 2013, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị -
xã hội.
8. Theo Hiến pháp năm 2013, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
9. Theo Hiến pháp năm 2013, chỉ có đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị
về luật.
10. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng chính phủ bắt buộc phải
là đại biểu Quốc hội.
12. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với tất cả chức danh cho Quốc hội bầu
hoặc phê chuẩn.
13. Theo Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước có nhiệm kỳ là 05 năm.
14. Theo Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế
xã hội chủ nghĩa.
15. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc không
được ghi tên vào danh sách cử tri và không được ứng cử.
II. Câu hỏi lý thuyết
1. Anh (Chị) hãy lý giải vì sao theo quan điểm của chủ nghĩa lập hiến hiện đại,
chủ thể lập hiến phải là nhân dân? Từ đó, anh (chị) hãy trình bày những phương
tức để nhân dân thông qua hiến pháp.
2. Anh (Chị) hãy lý giải vì sao phải hạn chế quyền con người, quyền công dân?
Trên cơ sở đó, anh (chị) hãy phân tích những nguyên tắc hạn chế quyền con
người, quyền công dân.
3. Anh (Chị) hãy phân tích những điểm mới của khoản 1 Điều 14 Hiến pháp
năm 2013 so với Điều 50 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và
nêu ý nghĩa của những điểm mới này.
4. Anh (Chị) hãy chỉ ra những điểm mới của Điều 69 Hiến pháp năm 2013 so
với Điều 83 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về chức năng lập
hiến, lập pháp của Quốc hội và nêu ý nghĩa của những điểm mới này.
5. Anh (Chị) hãy cho biết việc thực hiện quyền hành pháp có gì khác so với việc
quản lý hành chính nhà nước? Từ đó chỉ ra ý nghĩa của Điều 94 Hiến pháp năm
2013 trao cho Chính phủ thực hiện quyền hành pháp.

You might also like