cảnh-chờ-tàu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Khác với những nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn, những

trang văn của Thạch Lam không đi vào những biến cố mà đi sâu vào
chiều sâu tâm trạng của con người. Những nhân vật trong tác phẩm
của ông dù sống cảnh nghèo khó nhưng họ vẫn không ngừng vươn
tới, vẫn ánh lên tia hy vọng và những khát khao cháy bỏng. Truyện
ngắn “Hai đứa trẻ” với cảnh đợi tàu của chị em Liên là minh chứng
cho điều đó, qua đó cũng thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của tg.
Thạch Lam là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn cho
dòng văn học lãng mạn. Thạch Lam là người đôn hậu và tinh tế,
điều này ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác của ông. Nhà văn cũng
từng nói rằng: "Cái đẹp man mác trong vũ trụ, len lỏi khắp hang
cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà
văn là phát hiện cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật". Niềm khát
khao truy tìm cái đẹp ẩn khuất trong cảnh vật, con người đã giúp
ông sáng tác thành công tác phẩm Hai đứa trẻ, áng văn xuôi đặc sắc
của văn học Việt Nam trước cách mạng. Truyện ngắn không có cốt
truyện mà chủ yếu là những dòng cảm xúc như một bài thơ trữ tình,
nhưng chiều sâu của tác phẩm lại để lại cho người đọc bao cảm xúc.
Đặc biệt, truyện ngắn đã đem đến cho người đọc một cảnh tượng
xúc động là cảnh chờ tàu của 2 cj e Liên, qua đó cx thể hiện chủ
nghĩa nhân đạo của tg.
Hai chị em Liên đợi chuyến tàu cuối cùng bởi vì “Mẹ vẫn dặn
phải thức đến khi tàu xuống”. Bởi vì khi tàu đến là lúc thích hợp để
bán được nhiều hàng hơn 1 chút so với ca ngày ở nơi phố huyện
nghèo. Cả 2 cj e “ buồn ngủ đến ríu cả mắt” nhưng vẫn cố gượng. 2
cj e đợi chuyến tàu đêm như là một việc làm cuối cùng của ngày, lúc
tối muộn . Thế nhưng An “ nằm xuống gối đầu lên đùi cj, mi mắt
sắp sửa rơi xuống, còn dặn với : Tàu đến cj đánh thức e dậy nhé.”.2
đứa trẻ đợi tàu đến không chì vì lời mẹ dặn mà còn do đó là hoạt
động sôi nổi, huyên náo, và là hoạt động cuối cùng trong cái màn
đêm tĩnh mịch và yên ắng của huyện. Không chỉ cj e Liên mà cả
những ng dân nơi đó cx ngóng chờ đoàn tàu đến. Tàu đến mang theo
thứ ánh sáng kì diệu, chói lòa, chứ ko như mấy bóng đèn lờ vờ qua
các ô cửa. Tàu đến cũng mở ra cho họ 1 thế giới mới mẻ và đầy thú
vị hơn nơi phố huyện buồn tẻ này.
Cảnh chờ tàu đã đc tg khắc họa qua hình ảnh đoàn tàu, từ đó cx
gợi ra tâm trạng của chị em Liên. Khi tàu gần đến, con tàu được tác
giả tập trung miêu tả ngay từ xa. Hình ảnh “ Ngọn lửa xanh biếc ,
sát mặt đất như ma trơi” gợi lên ánh sáng của con tàu. Ngọn lửa ấy
làm bừng sáng cả 1 phố huyện đang chìm trong bóng tối ảm đạm và
buồn tẻ. Ngọn lửa ấy là thứ ánh sáng mà cj e Liên với những người
dân nơi đó chỉ đc nhìn thấy khi đêm về khuya. Âm thanh “ tiếng còi
xe lửa ở đâu vang lại” cũng khiến cả huyện nhỏ ấy như bừng tỉnh,
như náo nhiệt hơn so với cái không khí chán ngắt, yên ắng vốn có
của huyện. Ngay từ lúc mới xuất hiện, con tàu dường như đã đối lập
hoàn toàn với diện mạo tăm tối, im lìm nơi phố huyện. Khi tàu gần
đến, Liên đánh thức An để cùng ngắm con tàu mang theo bao mơ
tưởng và khát khao của 2 cj e. Đấy cx chính là cái háo hức, hồi hộp,
khát khao của Liên mặc dù ngày nào tàu cũng đến. Khi đến gần,
con tàu hiện lên rõ rệt dưới cái nhìn đầy háo hức của chị em Liên và
những người dân phố huyện: “Các toa đèn sáng trưng ánh cả xuống
đường, đồng và kền lấp lánh”. Ánh sáng ấy rực rỡ, sáng lòa, sang
trọng chứ không tù mù, lay lắt, buồn tẻ như ánh sáng của các ngọn
đèn nơi phố huyện.Âm thanh cũng khác biệt hoàn toàn so với thứ
âm thanh cố hữu nơi phố huyện tĩnh lặng: “tiếng dồn dập, tiếng xe
rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào, tiếng còi tàu rít lên”. Đây
không phải thứ âm thanh heo hút, chậm buồn gợi cuộc sống tăm tối,
tù đọng, tàn tạ. Âm thanh đoàn tàu vang động, mạnh mẽ, ồn ào và
náo nhiệt.Đoàn tàu đã mang đến một không gian hoàn toàn khác hẳn
với không gian tĩnh lặng, tịch mịch và đầy bóng tối nơi phố huyện
nghèo. Phép tương phản đã nhấn mạnh vào sự đối lập giữa hai
không gian thành phố và huyện nhỏ: sang trọng và nghèo nàn, rực
rỡ ánh sáng và tối tăm tù đọng, huyên náo vui vẻ và tịch mịnh quẩn
quanh. Có thể nói con tàu đi qua phố huyện là niềm vui hạnh phúc
duy nhất trong ngày của chị em Liên bởi nó đem đến một thứ ánh
sáng khác, âm thanh khác, cuộc sống khác hẳn cuộc sống mà chị em
Liên đang sống. Tàu đến, mang theo một Hà Nội vui tươi, rộn rã,
một thế giới đáng sống mà Liên hằng mong ước đc đặt chân tới. Đợi
tàu, Liên được sống trong một thế giới mới, để được mơ tưởng,
được hy vọng dù là rất vu vơ mơ hồ về một thế giới bên ngoài khác
với cái thế giới ngột ngạt, tù túng, tàn lụi mà hai chị em Liên đang
sống.Con tàu chỉ dừng lại trong chốc lát rồi lại tiếp tục cuộc hành
trình. Tàu đi mang theo cả ánh sáng, âm thanh, quá khứ tươi đẹp và
cả những mơ tưởng của Liên về một thế giới khác. Nó để lại phía
sau bóng đêm càng dày đặc hơn, không khí càng tĩnh mịch hơn do
đó càng buồn da diết hơn.
Qua cảnh chờ tàu được tg khắc họa lên thể hiện khao khát của
người dân nơi phố huyện thì nó cũng đong đầy ý nghĩa. Những con
người nơi phố huyện đợi tàu để được nhìn thấy một thế giới tươi
sáng, hoàn toàn khác với cuộc sống buồn tẻ, nghèo nàn nơi phố
huyện, dù thế giới ấy chỉ vụt qua một cách chóng vánh. Cảnh đợi
tàu cho thấy những con người nơi đây vẫn không ngừng mơ ước, hi
vọng về những điều tươi đẹp hơn cho cuộc sống của họ. Đó là nghị
lực sống, là khát vọng sống, khát vọng thay đổi cuộc đời của họ.
Cũng thông qua cảnh chờ tàu đã thể hiện cái nhìn đậm chất nhân
văn của Thạch Lam: dù trong hoàn cảnh nào, khát vọng sống của
con người cũng không bao giờ bị dập tắt.
Đoạn trích miêu tả cảnh chờ tàu cũng góp phần thể hiện chủ
nghĩa nhân đạo của tg. Đó là sự xót thương đối với những kiếp
người nghèo đói, quẩn quanh, bế tắc sống lay lắt trong xã hội cũ. Đó
cx là trân trọng những ước mơ, khát vọng về cuộc sống mới mẻ, đủ
đầy. Như vậy, qua truyện ngắn hai đứa trẻ, đặc biệt với cảnh đợi tàu
ở cuối truyện, Thạch Lam đã mang đến cho người đọc những giá trị
nhân đạo sâu sắc về tình người.
Bằng cách viết truyện nhưng không có cốt truyện, chỉ tập trung
vào những rung động tinh vi trong tâm hồn nhân vật kết hợp
với nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật và thủ pháp tương
phản đối lập; ngôn ngữ nhẹ nhàng, bình dị, tg đã Khắc hoạ
cuộc sống của những con người lao động nghèo trong xã hội
cũ, qua đó thể hiện tình cảm của Thạch Lam đối với những
kiếp người nhỏ bé, bất hạnh.
Cảnh đợi tàu của Liên và An có rất nhiều ý nghĩa, tác giả
muốn nói về ước mơ của những người dân nghèo. Họ
luôn khao khát, chờ đợi, mơ về một cuộc sống tốt, ý
nghĩa hơn. Qua đó cũng thể hiện gtri nhân đạo của tp.
Nhờ đó mà tg cùng tp luôn sống mãi trong lòng ng đok.

You might also like