Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

LỜI CẢM ƠN

Công ty Cổ phần MISA - Viện Đổi mới doanh nghiệp MIBI xin gửi lời cảm ơn chân thành,
sâu sắc tới Ban biên soạn, bao gồm:

o PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Lê - Nguyên Giảng viên Học viện Tài chính
o PGS.TS Lý Phương Duyên - Giảng viên Học viện Tài chính
- Các Anh Chị Cộng tác viên viết bài nội dung Tài chính - Kế toán - Thuế MIBI:
o Nguyễn Hải Yến - CPA (Aust.)
o Nguyễn Văn Huân
o Nguyễn Tuấn Dũng
- Thành viên nhóm nội dung bài viết Tài chính - Kế toán - Thuế MIBI:
o Nguyễn Hải Yến - CPA (Aust.)
o Trần Thùy Trang

Công ty Cổ phần MISA - Viện Đổi mới doanh nghiệp MIBI trân trọng và tri ân những
đóng góp quý giá của các anh chị và các bạn trong quá trình viết bài, phản biện và biên
tập bài viết.

Với mong muốn nỗ lực tạo ra những nội dung chất lượng cao về tài chính, kế toán,
thuế chia sẻ tới cộng đồng; liên tục cập nhật các quy định pháp luật liên quan; đồng
thời cung cấp các dẫn chứng tiêu biểu, các ví dụ cụ thể; Ban biên soạn hy vọng bạn đọc
có thể dễ dàng tiếp cận, tra cứu mọi vướng mắc về thuế Giá trị gia tăng ở cuốn Cẩm
nang này và áp dụng hiệu quả vào công tác kê khai, xử lý thuế tại doanh nghiệp mình.

Để cuốn Ebook được hoàn thiện hơn, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp và chia sẻ của bạn đọc. MISA xin cảm ơn bạn đọc đã chung tay cùng MISA
xây dựng kho tàng kiến thức miễn phí phục vụ cộng đồng.

1
LỜI MỞ ĐẦU
Nghĩa vụ thuế Giá trị gia tăng là một trong nghĩa vụ thuế cơ bản, phổ biến mà hầu hết
mọi doanh nghiệp đều có nghĩa vụ kê khai, tính nộp. Tuy nhiên, không ít kế toán viên
vẫn gặp khó khăn trong công tác xử lý dẫn đến nhiều trách nhiệm pháp lý cho doanh
nghiệp.

Với mong muốn mang đến cho Quý doanh nghiệp, Quý nhà quản trị và các bạn kế toán
những hiểu biết đúng đắn, toàn diện và có thể ứng dụng trực tiếp vào công việc, MISA
AMIS tổng hợp, chia sẻ cuốn “Cẩm nang thuế Giá trị gia tăng” với đầy đủ các nội dung
kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu, các quy định cập nhật nhất về thuế Giá trị gia tăng,
bao gồm cả nội dung hướng dẫn chi tiết các bước kê khai thuế trên HTTK theo mẫu tờ
khai mới nhất quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Cuốn Cẩm nang thuế Giá trị gia tăng được thiết kế thành 4 quyển:

o Quyển 1: Đặc điểm, phạm vi áp dụng và căn cứ tính thuế GTGT

o Quyển 2: Phương pháp tính thuế và phân bổ nghĩa vụ thuế

o Quyển 3: Hoàn thuế và quy định về khai thuế, nộp thuế

o Quyển 4: Hướng dẫn kê khai theo mẫu tờ khai tại Thông tư 80/2021/TT-BTC

Hy vọng cuốn “Cẩm nang thuế Giá trị gia tăng” sẽ là tài liệu tra cứu hữu ích, đồng hành
cùng bạn đọc trong quá trình kê khai, tính nộp thuế Giá trị gia tăng, hoàn thành nghĩa
vụ thuế với Nhà nước.

2
Trong Quyển 1 - Phạm vi áp dụng và căn cứ tính thuế GTGT, Cẩm nang đề cập tới các
nội dung nhập môn cơ bản như đặc điểm của thuế Giá trị gia tăng, phạm vi áp dụng và
căn cứ tính thuế (giá tính thuế và các nhóm thuế suất) nhằm phác thảo bức tranh tổng
quát về thuế Giá trị gia tăng.

Thông qua những nội dung căn bản này, bạn đọc có thể bước đầu hình dung được
nghĩa vụ thuế doanh nghiệp cần thực hiện với sắc thuế này.

Bên cạnh đó, thấu hiểu khó khăn của kế toán viên khi xác định một hàng hóa, dịch vụ
nào đó thuộc nhóm hàng hóa dịch vụ chịu thuế, không chịu thuế hay không phải kê
khai tính nộp; các đặc điểm về khấu trừ, kê khai, thể hiện trên hóa đơn với từng nhóm
hàng hóa, dịch vụ này ra sao, đội ngũ MISA AMIS Kế toán đầu tư biên soạn hai nội dung
đặc biệt hữu ích - đây sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ kế toán viên phân biệt các nhóm đối
tượng hàng hóa, dịch vụ một cách rõ ràng, chính xác, tránh các sai sót, nhầm lẫn trong
công tác xử lý thuế:

- Quy trình xác định nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, không chịu thuế hay
không phải kê khai tính nộp thuế VAT;
- Bảng phân biệt 3 nhóm đối tượng hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, không
phải kê khai tính nộp hay nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 0%.

Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Để đọc trọn bộ 4 quyển Ebook “Cẩm nang thuế Giá trị gia tăng” mời Anh/Chị đăng ký
tại đây.

3
MỤC LỤC QUYỂN 1
Phạm vi áp dụng và căn cứ tính thuế GTGT

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... 1


LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2
Phần I – Khái niệm, đặc điểm thuế GTGT và văn bản pháp luật quy định........... 5
Phần II – Phạm vi áp dụng của thuế GTGT .......................................................... 9
1. Người nộp thuế....................................................................................................... 9
2. Cách xác định hàng hóa dịch vụ trong phạm vi áp dụng thuế GTGT ................... 10
2.1. Hàng hóa dịch vụ chịu thuế ........................................................................... 10
2.2. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế ............................................................... 10
2.3. Các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT ............................. 15
2.4. Quy trình xác định nhóm đối tượng (chịu thuế, không chịu thuế hay không
phải kê khai tính nộp) khi xem xét thuế GTGT ..................................................... 18
2.5. Phân biệt 3 nhóm: đối tượng HHDV không chịu thuế; HHDV không phải kê
khai tính nộp; HHDV chịu thuế suất GTGT 0% ..................................................... 19

Phần III – Căn cứ tính thuế ............................................................................... 21


1. Giá tính thuế GTGT ............................................................................................... 21
1.1. Thời điểm xác định thuế GTGT ...................................................................... 21
1.2. Đồng tiền xác định giá tính thuế GTGT ......................................................... 22
1.3. Nguyên tắc chung khi xác định giá tính thuế GTGT ...................................... 23
2. Thuế suất thuế GTGT ............................................................................................ 30
2.1. Các mức thuế suất thuế GTGT ....................................................................... 30
2.2. Nguyên tắc áp dụng các mức thuế suất thuế GTGT ...................................... 44

LỜI KẾT ............................................................................................................ 47

4
Phần I – Khái niệm, đặc điểm thuế GTGT
và văn bản pháp luật quy định
Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa,
dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

(Điều 2 Luật số 13/2008/QH12 về thuế GTGT)

Thuế GTGT có 4 đặc điểm đặc trưng:

Hình 1: 4 đặc điểm đặc trưng của thuế GTGT

Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu:

Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách Nhà nước thay
cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải
thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu.

5
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp:

Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu
dùng. Ở từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không
tính trùng phần GTGT đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước.

Xét trên một hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, tổng số thuế GTGT thu được qua tất cả các giai
đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ bằng với số thuế tính trên giá bán cho người
tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng
lặp.

Thứ ba, thuế giá trị gia tăng được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến:

Theo nguyên tắc điểm đến, đối tượng đánh thuế GTGT được xác định căn cứ vào thân
phận cư trú của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mà không dựa trên nguồn gốc tạo
ra hàng hóa, dịch vụ. Quyền đánh thuế GTGT thuộc về quốc gia nơi có hàng hóa, dịch
vụ tiêu thụ; bất kể hàng hóa, dịch vụ đó được sản xuất ra ở đâu.

Như vậy, thuế GTGT của Việt Nam đánh vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích
sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa, bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở
trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.

Thứ tư, thuế giá trị gia tăng có phạm vi điều tiết rộng:

Là sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa,
dịch vụ nên thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng. Các thông tư, nghị định, văn bản hợp
nhất hướng dẫn luật thuế GTGT được tổng hợp như bảng sau:

Danh mục văn bản pháp luật hướng dẫn, quy định về thuế GTGT

Văn bản pháp luật Số hiệu Ngày hiệu lực

Luật 13/2008/QH12 1/1/2009

31/2013/QH13 1/1/2014

71/2014/QH13 1/1/2015

106/2016/QH13 1/7/2016

6
Văn bản pháp luật Số hiệu Ngày hiệu lực

Nghị định 209/2013/NĐ-CP 1/1/2014

91/2014/NĐ-CP 15/11/2014

12/2015/NĐ-CP 1/1/2015

100/2016/NĐ-CP 1/7/2016

146/2017/NĐ-CP 1/2/2018

119/2018/NĐ-CP 1/11/2018

126/2020/NĐ-CP 5/12/2020

52/2021/NĐ-CP 19/04/2021

92/2021/NĐ-CP 19/10/2021

Thông tư 141/2013/TT-BTC 30/11/2013

156/2013/TT-BTC 20/12/2013

219/2013/TT-BTC 1/1/2014

39/2014/TT-BTC 1/6/2014

72/2014/TT-BTC 1/7/2014

119/2014/TT-BTC 1/9/2014

151/2014/TT-BTC 15/11/2014

92/2015/TT-BTC 30/7/2015

26/2015/TT-BTC 1/1/2015

7
Văn bản pháp luật Số hiệu Ngày hiệu lực

Thông tư 193/2015/TT-BTC 10/1/2016

21/2016/TT-BTC 1/4/2016

130/2016/TT-BTC 1/7/2016

173/2016/TT-BTC 15/12/2016

93/2017/TT-BTC 5/11/2017

25/2018/TT-BTC 1/5/2018

82/2018/TT-BTC 15/10/2018

18/2019/TT-BTC 20/05/2019

92/2019/TT-BTC 1/7/2020

43/2021/TT-BTC 1/8/2021

Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC 1/1/2015

10/VBHN-BTC 1/7/2016

06/VBHN-BTC 1/7/2016

17/VBHN-BTC 1/7/2016

15/VBHN-BTC 12/8/2016

13/VBHN-BTC 13/8/2016

Bảng 1: Danh mục các văn bản pháp luật quy định và ngày hiệu lực

8
Phần II – Phạm vi áp dụng của thuế GTGT
1. Người nộp thuế
Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT.

Hình 2: Người nộp thuế GTGT

Trong đó:

- Tổ chức kinh doanh bao gồm: các doanh nghiệp dưới mọi loại hình, thuộc các
thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh của các tổ chức chính trị xã hội, xã
hội nghề nghiệp, các loại hình hợp tác xã;

- Cá nhân kinh doanh bao gồm: những người kinh doanh độc lập, hộ kinh doanh,
các cá nhân hợp tác cùng sản xuất kinh doanh nhưng không thành lập pháp
nhân.

9
2. Cách xác định hàng hóa dịch vụ trong phạm vi áp dụng
thuế GTGT
Trong phạm vi áp dụng thuế GTGT, hàng hóa, dịch vụ được phân loại làm các nhóm
chính là: nhóm HHDV chịu thuế, nhóm HHDV không chịu thuế và nhóm HHDV không
phải tính, khai và nộp thuế GTGT.

Hình 3: Phân loại đối tượng hàng hóa, dịch vụ khi xem xét thuế GTGT

2.1. Hàng hóa dịch vụ chịu thuế


Mức thuế suất GTGT áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế được chia thành 3
mức thuế suất 0%, 5%, 10%. Chi tiết mời bạn đọc tìm hiểu tại mục 2 - Phần III.

2.2. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế


Đối tượng hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế được quy định ở các văn bản pháp luật
như dưới đây:

10
Hình 4: Các văn bản pháp luật quy định đối tượng không chịu thuế

Danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ là đối tượng không chịu thuế GTGT theo từng
nhóm lý do được tổng hợp như dưới đây:

Hình 5: Danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ


là đối tượng không chịu thuế GTGT, phân loại theo từng nhóm lý do
Chi tiết danh mục hàng hóa, dịch vụ là đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

- Hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm nông nghiệp, là dịch vụ đầu vào của sản xuất
nông nghiệp:
o Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế

11
thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra hoặc ở khâu
nhập khẩu;
o Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng (bao gồm trứng giống, con
giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền) trong tất
cả các khâu nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thương mại;
o Dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp: Tưới, tiêu nước; cày,
bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp;
dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp;
o Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật
nuôi khác;
o Sản phẩm muối bao gồm: muối sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên,
muối tinh, muối i-ốt.
- Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT vì lý do xã hội
o Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh,
phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi,
người khuyết tật;
o Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh;
nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật;
o Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật;
o Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ
bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm
cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền,
trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt
thuỷ sản; tái bảo hiểm;
o Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách
chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa
học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích
tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình,
dữ liệu điện tử; in tiền;
o Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương
trình của Chính phủ;
o Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố,
chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ;

12
o Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn
viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình
phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã
hội.
- Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế theo các cam kết quốc tế
o Quà tặng cho cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp,
đơn vị vũ trang nhân dân;
o Quà biếu, quà tặng cho cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định;
o Đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ
ngoại giao;
o Hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ
ngoại giao theo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao;
o Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng là đồ
dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước;
o Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế
để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
- Hàng hóa không tiêu dùng ở Việt Nam (không thỏa mãn nguyên tắc điểm đến)
o Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập,
tái xuất; hàng tạm xuất, tái nhập; hàng hóa dịch vụ được mua bán giữa
nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan;
o Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo
hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
- Do người kinh doanh có thu nhập thấp
o Hàng hóa dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng
năm từ 100 triệu đồng trở xuống
- Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước trả tiền
o Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
o Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà
nước cấp.
- Lý do khác (khuyến khích hoặc hạn chế, do đã nộp thuế khác và do khó xác định
giá trị tăng thêm theo kinh nghiệm quốc tế)
o Chuyển quyền sử dụng đất;
o Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác thành
sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác;

13
o Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ;
chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí
tuệ; phần mềm máy tính;
o Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê
theo quy định của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở;
o Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần
nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện
vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được
cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ
dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa
sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê
của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, để cho thuê và cho
thuê lại;
o Sản phẩm xuất khẩu
 Là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản
phẩm khác
 Hoặc được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên,
khoáng sản với tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí
năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên
(*) Trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu mà bán cho doanh nghiệp
khác để xuất khẩu thì doanh nghiệp mua hàng hóa này để xuất khẩu phải
thực hiện kê khai thuế GTGT như sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp
sản xuất trực tiếp xuất khẩu.
Chi tiết các trường hợp liên quan tới tài nguyên, khoáng sản được tổng
hợp phân biệt ở mục 2.2 phần III. Căn cứ tính thuế Giá trị gia tăng
o Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư; các hoạt động chuyển nhượng vốn; kinh
doanh chứng khoán.

14
2.3. Các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT
Danh mục đối tượng hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai tính nộp thuế GTGT được
quy định tại các văn bản pháp luật:

Hình 6: Các văn bản pháp luật quy định đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế GTGT

Danh mục các đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế GTGT được tổng hợp lại
theo từng nhóm lý do như dưới đây:

- Do: chỉ là luồng tiền từ bên này sang bên khác, không có hàng hóa, dịch vụ đối
ứng nên không được coi là tiêu dùng
o Các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về
đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền
chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác. Riêng
trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải
lập hoá đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hoá,
dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định;
o Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm;
o Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng;
o Tổ chức, doanh nghiệp nhận các khoản thù lao từ cơ quan Nhà nước do
thực hiện hoạt động thu hộ BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện; thu thuế
của hộ cá nhân; chi hộ trợ cấp; và các khoản thu hộ, chi hộ cơ quan Nhà
nước khác.

15
- Do: chỉ có tài sản luân chuyển, không có luồng tiền, nên bản chất không phải
giao dịch bán hàng
o Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp
(cần có kèm theo biên bản góp vốn, biên bản định giá tài sản của hội
đồng giao nhận hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá,
bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản)
Các trường hợp điều chuyển tài sản:
 Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao:
 Khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa
cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do cơ sở kinh
doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên
cùng do cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT;
 Có Quyết định/Lệnh điều chuyển kèm theo bộ hồ sơ nguồn
gốc tài sản.
 Điều chuyển tài sản:
 Giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc khi chia, tách,
hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
 Có Quyết định/Lệnh điều chuyển tài sản, bộ hồ sơ nguồn
gốc tài sản.
- Do: hàng hóa dịch vụ luân chuyển nội bộ, không phải nghiệp vụ mua bán
o Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho
nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong
một cơ sở sản xuất kinh doanh;
o Hàng hóa dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục
vụ hoạt động kinh doanh.
- Do: có sự luân chuyển hàng hóa nhưng chỉ là cho vay, mượn, hoàn trả, không
phải nghiệp vụ mua bán
o Xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho
mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến
giao dịch phù hợp.

16
- Do: không đáp ứng điều kiện về đối tượng nộp thuế
o Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT
bán tài sản;
o Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư cho doanh nghiệp, hợp
tác xã để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Trường hợp
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì chuyển
nhượng dự án vẫn phải kê khai tính nộp thuế GTGT;
o Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong
trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài
trả lại;
o Khi cơ sở kinh doanh bán hàng hóa bị trả lại này trong nội địa thì phải kê
khai, nộp thuế GTGT.
- Do: tiêu dùng ngoài Việt Nam, không đáp ứng nguyên tắc điểm đến
o Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của:
 Tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
 Cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam.
Bao gồm các trường hợp:
 Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật
tư, phụ tùng thay thế);
 Quảng cáo, tiếp thị;
 Xúc tiến đầu tư và thương mại;
 Môi giới bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;
 Đào tạo;
 Chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam
với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt
Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
- Do: bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành
các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường
o Người bán là doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, người mua là doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh
thương mại.

17
- Lý do khác:
o Doanh thu hàng hóa dịch vụ nhận bán đại lý, doanh thu hoa hồng được
hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá của các dịch vụ:
 Bưu chính viễn thông;
 Vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy;
 Đại lý vận tải quốc tế;
 Đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp
dụng thuế suất thuế GTGT 0%;
 Đại lý bán bảo hiểm.
o Doanh thu hàng hoá, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng
từ hoạt động đại lý bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế
GTGT.

2.4. Quy trình xác định nhóm đối tượng (chịu thuế, không chịu
thuế hay không phải kê khai tính nộp) khi xem xét thuế GTGT
Xác định một hàng hóa dịch vụ thuộc nhóm đối tượng nào khi xem xét thuế GTGT
không phải là một nhiệm vụ dễ thực hiện. Sơ đồ sau trình bày quy trình phân loại với
danh mục câu hỏi chi tiết, hy vọng giúp bạn đọc xác định được đối tượng, mức thuế
suất GTGT một cách chính xác, dễ dàng.

Hình 7: Quy trình xác định nhóm đối tượng


(chịu thuế, không chịu thuế hay không phải kê khai tính nộp) khi xem xét thuế GTGT

18
2.5. Phân biệt 3 nhóm: đối tượng HHDV không chịu thuế;
HHDV không phải kê khai tính nộp; HHDV chịu thuế suất GTGT
0%
Doanh nghiệp lưu ý phân biệt về kê khai, khấu trừ thuế đầu vào và thể hiện thuế GTGT
đầu ra trên hóa đơn đối với các nhóm đối tượng không chịu thuế, không phải kê khai
tính nộp và chịu thuế suất GTGT 0%.

HHDV không phải kê


HHDV không chịu HHDV chịu thuế suất
khai, tính nộp thuế
thuế GTGT GTGT 0%
GTGT

Khấu trừ thuế Không được khấu trừ Được khấu trừ đầu Được khấu trừ đầu
GTGT đầu vào đầu vào vào vào

Kê khai thuế
GTGT đầu vào Khai ở chỉ tiêu 24 Khai ở chỉ tiêu 24,25 Khai ở chỉ tiêu 24,25
trên tờ khai

Kê khai thuế
GTGT đầu ra Khai ở chỉ tiêu 26 Khai ở chỉ tiêu 32a Khai ở chỉ tiêu 29
trên tờ khai

Thể hiện thuế Giá bán: 100


Giá bán: 100 Giá bán: 100
GTGT đầu ra
Thuế suất:
trên hóa đơn Thuế suất: Thuế suất: 0%
Tiền thuế GTGT:
xuất cho
Tiền thuế GTGT: Tiền thuế GTGT: 0
khách hàng Tổng thanh toán: 100
Tổng thanh toán: 100 Tổng thanh toán: 100

Bảng 2: Phân biệt 3 nhóm đối tượng


HHDV không chịu thuế, không phải kê khai tính nộp và chịu thuế GTGT 0%

19
Đối với người làm kế toán, sự hỗ trợ của phần mềm kế toán trong công việc hàng ngày
là vô cùng hữu ích. Đặc biệt, phần mềm kế toán online MISA AMIS với đầy đủ các tính
năng từ phân tích tài chính, quỹ, ngân hàng đến mua bán hàng, quản lý hóa đơn, hợp
đồng …. và nhất là tính năng khai thuế, nộp thuế qua MISA mTax được tích hợp trực
tiếp trên phần mềm sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho kế toán viên.
Tính năng về kê khai, nộp thuế qua MISA mTax giúp cho mọi nghiệp vụ xử lý thuế của
doanh nghiệp trở nên đơn giản, chính xác và hiệu quả thông qua:
 Tự động lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất;
 Nộp tờ khai trực tiếp cho Cơ quan thuế từ phần mềm;
 Các tiện ích khác: kiểm tra tình trạng hoạt động của nhà cung cấp, khách hàng,
tự động khấu trừ thuế, hạch toán điều chỉnh thuế GTGT khi lập tờ khai…
Đây là những tính năng cần thiết và sẽ hỗ trợ tối đa cho kế toán viên trong quá trình
thực hiện nghiệp vụ về thuế. Anh/chị kế toán viên quan tâm tìm hiểu và trải nghiệm
bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể đăng ký tại đây:

20
Phần III – Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế là cơ sở để tính ra số thuế phải nộp. Theo Điều 6 Luật Thuế giá trị gia
tăng số 13/2008/QH12: “Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.”

Hình 8: Căn cứ tính thuế GTGT

1. Giá tính thuế GTGT


1.1. Thời điểm xác định thuế GTGT
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế hay chính là thời điểm xác định thuế GTGT được
tổng hợp với từng đối tượng hàng hóa như dưới đây:

Đối tượng hàng hóa, dịch vụ Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế

Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử


Bán hàng hóa dụng hàng hóa cho người mua, không phụ thuộc vào
việc đã thu được tiền từ người mua hay chưa.

Hàng hóa nhập khẩu Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc


thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phụ
Cung ứng dịch vụ
thuộc vào việc đã thu được tiền từ người mua hay
chưa.

21
Đối tượng hàng hóa, dịch vụ Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế

Một số đối tượng hàng hóa, dịch vụ có thời điểm xác định đặc thù

Thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước


dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế
Dịch vụ viễn thông giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông, nhưng
chậm nhất không quá 2 tháng kể tháng phát sinh
cước dịch vụ kết nối viễn thông.

Hoạt động cung cấp điện, Ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để
nước sạch ghi trên hóa đơn tính tiền .

Hoạt động kinh doanh bất


Thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc
động sản, xây dựng cơ sở hạ
tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng.
tầng, xây nhà để bán, chuyển
nhượng hoặc cho thuê

Thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng


Xây dựng, lắp đặt bao gồm cả mục, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành,
đóng tàu không phụ thuộc vào việc đã thu được tiền từ người
mua hay chưa.

(Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC)


Bảng 3: Thời điểm xác định thuế GTGT với từng nhóm đối tượng HHDV

1.2. Đồng tiền xác định giá tính thuế GTGT


Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có
doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực
tế tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế.

Từ ngày 01/01/2022, tỷ giá giao dịch thực tế sử dụng cho mục đích thuế được thực
hiện theo quy định pháp luật về kế toán (điểm 2, điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế).

Cụ thể, tỷ giá giao dịch thực tế quy đổi doanh thu bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam là
tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh

22
toán tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế (điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC) hoặc
tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại
nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (điểm 3 điều 1 Thông tư 53/2016/TT-
BTC).

>> Xem thêm: Thông tư 219 năm 2013 Bộ Tài chính – hướng dẫn luật Thuế GTGT

1.3. Nguyên tắc chung khi xác định giá tính thuế GTGT
Giá tính thuế GTGT trình bày dưới đây được tổng hợp từ hướng dẫn tại Điều 7 Thông
tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Về nguyên tắc, giá tính thuế GTGT là giá không bao gồm thuế GTGT.

1.3.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu
Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu là giá trị hàng hóa đã bao gồm thuế
nhập khẩu (nếu có), thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Hình 9: Nguyên tắc xác định giá tính thuế GTGT

23
Như vậy, giá tính thuế giá trị gia tăng là:

Thuế Thuế tiêu Thuế bảo vệ


Giá tính Giá nhập
= + nhập khẩu + thụ đặc biệt + môi trường
thuế GTGT tại cửa khẩu
(nếu có) (nếu có) (nếu có)
Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế
GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp
sau khi đã được miễn, giảm.

1.3.2. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra
Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT

Xác định giá tính thuế trong một số trường hợp thường gặp như sau:

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả chậm, trả góp: giá tính thuế GTGT
là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT, không bao gồm các khoản lãi trả
chậm, trả góp;
- Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại: giá
tính thuế GTGT là giá bán đã áp dụng chiết khấu thương mại cho khách hàng.

Doanh nghiệp lưu ý 2 trường hợp dưới đây:

Hình 10: Các trường hợp doanh nghiệp cần lưu ý khi xác định giá tính thuế

24
Xác định giá tính thuế trong một số trường hợp khác:

Trường hợp Giá tính thuế GTGT

Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương

Hàng hóa, dịch vụ mua ngoài hoặc tự sản xuất Là giá tính thuế GTGT của hàng
dùng để trao đổi, biếu tặng, cho, trả thay lương hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương tại thời điểm phát sinh các
giao dịch này

Biếu tặng giấy mời xem các cuộc biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và
người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan Nhà Giá tính thuế = 0
nước có thẩm quyền cho phép (trên giấy mời
ghi rõ là không thu tiền)

Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi

Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi theo Giá tính thuế = 0
quy định của pháp luật về thương mại

Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi không Là giá tính thuế GTGT của hàng
theo quy định của pháp luật về thương mại hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương tại thời điểm phát sinh các
hoạt động này

Cụ thể, với hình thức đưa hàng hóa, dịch vụ


Giá tính thuế = 0
mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả
tiền

Cụ thể, với hình thức bán hàng hóa, dịch vụ với Là giá bán đã giảm áp dụng trong
giá thấp hơn giá bán trước đó trong thời gian khoảng thời gian khuyến mãi đã
khuyến mãi đã đăng ký hoặc thông báo đăng ký hoặc thông báo

25
Cụ thể, với hình thức hàng hóa, dịch vụ kèm Không phải kê khai tính thuế GTGT
theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ đối với phiếu mua hàng, phiếu sử
dụng dịch vụ tặng kèm

Trường hợp Giá tính thuế GTGT

Hàng hóa, dịch vụ dùng cho tiêu dùng nội bộ

Hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất Không phải tính, nộp thuế GTGT
vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình
sản xuất trong một cơ sở sản xuất kinh doanh

Hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh


cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh (phục vụ hội nghị khách hàng, tiếp
khách…)

Nếu không phục vụ sản xuất kinh doanh Là giá tính thuế GTGT của sản
phẩm bán ra thị trường tại thời
điểm phát sinh nghiệp vụ

Cơ sở sản xuất kinh doanh tự làm, tự sản xuất Khi hoàn thành nghiệm thu bàn
tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh giao tài sản cố định: không phải lập
HHDV chịu thuế GTGT hóa đơn

Thuế GTGT đầu vào hình thành tài


sản cố định này được khấu trừ

Nếu tài sản cố định tự làm, tự sản xuất phục vụ Là giá tài sản cố định bán ra thị
cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trường tại thời điểm hoàn thành
không chịu thuế nghiệm thu bàn giao tài sản cố
định

Xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới Không phải lập hóa đơn, không
hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, phải tính, nộp thuế GTGT
nếu có hợp đồng và chứng từ liên quan thể hiện

26
đúng bản chất giao dịch không mang tính
thương mại

Đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hóa, Không phải tính thuế GTGT đầu ra
dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ (cơ sở kinh doanh phải có văn bản
phục vụ cho SXKD như vận tải, hàng không, quy định rõ đối tượng và mức
đường sắt, bưu chính viễn thông khống chế HHDV sử dụng nội bộ
theo quy định)

(Quy định tại điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC,


khoản 2 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC)
Bảng 4: Xác định giá tính thuế trong một số trường hợp

Xác định giá tính thuế của một số đối tượng hàng hóa, dịch vụ cụ thể

Đối tượng hàng hóa, dịch vụ Giá tính thuế GTGT

Cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn Giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng
phòng, xưởng, kho, bến, bãi, phương kỳ/trả trước cho cả thời hạn thuê chưa có
tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị thuế GTGT

Giá cho thuê do các bên thỏa thuận trên


hợp đồng, trong phạm vi khung giá theo
quy định của pháp luật (nếu có)

Vận tải, bốc xếp Giá tính thuế là giá cước chưa có thuế
GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận
tải, bốc xếp hay thuê lại

Tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến


thiết
Giá tính thuế = số tiền phải thu/(1+thuế
Giá ghi trên nhãn là giá thanh toán đã suất)
có thuế GTGT

27
Đối tượng hàng hóa, dịch vụ Giá tính thuế GTGT

Gia công hàng hóa Giá gia công theo hợp đồng gia công chưa
có thuế GTGT

Bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu,


động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục
vụ cho việc gia công hàng hoá

Hoạt động đại lý, môi giới mua bán Là tiền công, tiền hoa hồng thu được chưa
hàng hóa và dịch vụ, ủy thác xuất nhập có thuế GTGT
khẩu hưởng tiền công/tiền hoa hồng

Đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, Là tiền công/hoa hồng được hưởng (chưa
đại lý đòi người thứ 3 bồi hoàn, đại lý trừ một khoản phí nào) mà doanh nghiệp
xử lý hàng bồi thường 100% hưởng bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT
tiền công/hoa hồng

Cầm đồ: số tiền phải thu bao gồm tiền


lãi thu từ cho vay cầm đồ và các khoản
Giá tính thuế = số tiền phải thu/(1+thuế
thu khác phát sinh từ việc bán hàng
suất)
cầm đồ, số tiền phải thu này là giá đã
có thuế

Dịch vụ casino, trò chơi điện tử, kinh Giá tính thuế = (số tiền thu được do đổi cho
doanh giải trí có đặt cược: số tiền thực khách trước khi chơi - số tiền trả thưởng
thu là đã bao gồm thuế GTGT và thuế cho khách)/(1+thuế suất)
TTĐB

Sách

Sách bán đúng giá phát hành (giá bìa)


Giá tính thuế = giá bìa/(1+thuế suất)
(giá bán (giá bìa) là giá đã có thuế
GTGT)

28
Sách bán không theo giá bìa Giá tính thuế là giá bán ra

Đối tượng hàng hóa, dịch vụ Giá tính thuế GTGT

Hoạt động in

Hoạt động in không cung cấp giấy in Giá tính thuế là tiền công in

Thực hiện các hợp đồng in, giá thanh


toán bao gồm cả tiền công in và tiền Giá tính thuế = tiền công in + tiền giấy
giấy in

Xây dựng, lắp đặt

Có bao thầu nguyên vật liệu Giá tính thuế là giá xây dựng, lắp đặt bao
gồm cả giá trị nguyên vật liệu

Không bao thầu nguyên vật liệu, máy Giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt
móc, thiết bị không bao gồm giá trị nguyên vật liệu

Trường hợp thực hiện thanh toán theo Giá tính thuế là giá trị hạng mục công
hạng mục công trình/giá trị khối lượng trình/khối lượng công việc hoàn thành bàn
xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao giao

Dịch vụ du lịch lữ hành

Dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành,


hợp đồng ký với khách hàng theo giá Giá tính thuế GTGT = Giá trọn gói/(1+ thuế
trọn gói (Giá trọn gói là giá đã bao gồm suất)
tất cả các loại thuế, phí)

Trường hợp giá trọn gói bao gồm vé Giá tính thuế = (giá trọn gói - các khoản thu
máy bay vận chuyển khách du lịch từ của khách để chi cho các khoản
hoặc đi nước ngoài; các chi phí ở nước trên)/(1+thuế suất)
ngoài có chứng từ hợp pháp

29
Đối tượng hàng hóa, dịch vụ Giá tính thuế GTGT

Chuyển nhượng bất động sản

Giá tính thuế = giá chuyển nhượng – giá đất


được trừ

Chi tiết giá tính thuế chuyển nhượng bất


động sản trong các trường hợp được trình
bày chi tiết ở bài viết Thuế giá trị gia tăng
với chuyển nhượng bất động sản

(Quy định tại điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC)


Bảng 5: Xác định giá tính thuế của một số đối tượng hàng hóa, dịch vụ cụ thể

2. Thuế suất thuế GTGT


2.1. Các mức thuế suất thuế GTGT
Luật thuế GTGT quy định 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%.

Hình 11: 3 mức thuế suất thuế GTGT

30
2.1.1. Mức thuế suất 0%
Một cách chung nhất, mức thuế suất GTGT 0% có thể được áp dụng đối với 4 trường
hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, được coi là xuất khẩu:

Hình 12: Dấu hiệu nhận biết các trường hợp có thể được áp dụng thuế suất GTGT 0%

So sánh với nhóm đối tượng không chịu thuế hay đối tượng không phải kê khai tính
nộp thuế GTGT, thuế suất 0% được áp dụng với mục đích hoàn thuế GTGT cho hàng
hóa dịch vụ xuất khẩu đã thu trước đó, làm cho giá của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu
không còn thuế GTGT; nhờ đó, khuyến khích xuất khẩu.

31
Một cách chi tiết, để có thể được áp dụng mức thuế suất GTGT 0%, hàng hóa, dịch vụ
cần thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện:

Hình 13: Điều kiện đồng thời thỏa mã để được áp dụng mức thuế suất 0%

Nội dung chi tiết từng điều kiện như sau:

① Danh mục hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, được coi là xuất khẩu được áp dụng mức
thuế suất GTGT 0% bao gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu


o Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
o Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
o Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
o Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc
thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
o Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định
 Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật
thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt
động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài;
 Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định;

32
 Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
- Dịch vụ xuất khẩu
o Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu
dùng ở ngoài Việt Nam;
o Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế
quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

Trong đó:

 Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt
Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam
trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ;
 Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có
đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ.

Lưu ý khi xem xét áp dụng thuế suất GTGT 0% cho dịch vụ xuất khẩu:

o Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải
có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam;
o Trường hợp hoạt động cung cấp diễn ra cả trong và ngoài Việt Nam
nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt
Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng
đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam (trừ trường hợp
cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế
suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng). Nếu hợp đồng không xác định
riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được
xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.
- Vận tải quốc tế
o Vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam
ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến
ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay
không có phương tiện;
o Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa
thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa, tức là, được áp dụng thuế

33
suất GTGT 0% với toàn bộ giá trị hợp đồng vận tải, đã bao gồm chặng nội
địa.
- Dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0% cung cấp trực tiếp cho tổ
chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý
o Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch
vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay;
o Soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa;
o Dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương
mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn
tàu bay;
o Dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay
đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực
sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành
khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger
service charges);
o Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch
vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay.
- Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0% cung cấp trực tiếp cho tổ chức
ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý
o Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng,
bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm
tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế
quan;
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu (trừ các
trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định – chi tiết tại mục
②);
- Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

(Quy định tại điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC)

>> Xem thêm: Cách hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ chuẩn nhất

34
② Danh mục trường hợp đặc thù không được áp dụng thuế suất 0%:

- Hàng hóa
o Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến
thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến nhưng tổng giá trị tài nguyên
khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành trở lên;
Trừ các trường hợp dưới đây được áp dụng thuế suất GTGT 0%:
 Sản phẩm được chế biến từ tài nguyên khoáng sản do cơ sở kinh
doanh trực tiếp khai thác hoặc mua về để chế biến, trực tiếp chế
biến hoặc thuê chế biến mà trong quy trình đã thành sản phẩm
khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu thì sản
phẩm xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%
 Hoặc sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là
tài nguyên khoáng sản (tài nguyên khoáng sản đã chế biến thành
sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về để chế biến, trực tiếp
chế biến hoặc thuê chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản
phẩm xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%.
o Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu (thuốc lá, rượu, bia nhập
khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải kê khai tính nộp thuế
GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào);
o Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan bao gồm:
 Hàng hoá cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi
thuế quan;
 Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế
quan mua tại nội địa;
 Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
- Dịch vụ
o Dịch vụ xuất khẩu bao gồm:
 Tái bảo hiểm ra nước ngoài;
 Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra
nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng
khoán ra nước ngoài;
 Dịch vụ tài chính phái sinh;

35
 Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả
dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong
khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã
số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan).
o Dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu
phi thuế quan:
 Dịch vụ cung cấp cho các nhân không đăng ký kinh doanh trong
khu phi thuế quan;
 Cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi;
 Dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động;
 Dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch
vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
 Dịch vụ bưu chính viễn thông.
o Dịch vụ cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài:
 Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị,
khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;
 Dịch vụ thanh toán qua mạng;
o Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa tại Việt Nam.

(Quy định tại điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC)

Các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% được áp dụng theo mức thuế suất tương
ứng của hàng hóa, dịch vụ khi bán ra, cung ứng trong nước.

③ Điều kiện về chứng từ cần có để được áp dụng thuế suất GTGT 0%

Nhìn chung, bộ chứng từ cần có để một hàng hóa, cung cấp dịch vụ xuất khẩu hoặc
được coi là xuất khẩu đủ điều kiện áp dụng thuế suất GTGT 0% bao gồm:

- Hợp đồng thể hiện xuất khẩu hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ ở ngoài Việt Nam;
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của
pháp luật;
- Tờ khai hải quan với hàng hóa xuất khẩu.

36
Hình 14: Các chứng từ chung cần có để một hàng hóa, dịch vụ được coi là xuất khẩu

Cụ thể, đối với từng trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, bộ chứng từ tối thiểu
cần có để một hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc được coi là xuất khẩu đủ điều kiện áp
dụng thuế suất GTGT 0% như sau:

Hình 15: Quy định về chứng từ để áp dụng thuế suất 0% với một số trường hợp cụ thể

37
- Đối với hàng hóa xuất khẩu
o Hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
o Chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các
chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
o Tờ khai hải quan đã làm xong thủ tục hải quan. Đối với trường hợp hàng
hóa mua từ nhà cung cấp rồi bán luôn cho khách hàng, mà điểm giao và
nhận đều ở ngoài Việt Nam, cơ sở kinh doanh bên bán cần có thêm tài
liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam như:
 Hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hóa ở nước ngoài;
 Hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng;
 Chứng từ chứng minh hàng hóa được giao, nhận ở ngoài Việt Nam
như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu
đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ…
o Chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm:
 Chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho
bên bán hàng hóa ở nước ngoài;
 Chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóa thanh
toán cho cơ sở kinh doanh.

Ví dụ:

Công ty A ở Việt Nam mua dầu nhờn của công ty X ở Singapore, sau đó bán
cho công ty B ở Việt Nam. Công ty A nhận hàng từ công ty X và giao hàng
cho công ty B đều tại cảng biển Singapore. Nếu công ty A có đầy đủ các
chứng từ sau:

 Hợp đồng mua hàng ký với công ty X;


 Hợp đồng bán hàng giữa công ty A và công ty B;
 Chứng từ chứng minh hàng hóa đã giao cho công ty B tại cảng biển
Singapore;
 Chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do công ty A chuyển cho công
ty X;
 Chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do công ty B thanh toán cho
công ty A

38
Thì doanh thu bán dầu nhờn của công ty A với khách hàng công ty B được
áp dụng thuế suất 0%.

- Đối với dịch vụ xuất khẩu


o Hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở
trong khu phi thuế quan;
o Chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng
từ khác theo quy định của pháp luật;
o Riêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài, ngoài các chứng từ nêu trên: Tàu bay, tàu biển đưa
vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm
thủ tục xuất khẩu.
- Đối với vận tải quốc tế
o Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận
chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra
nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm
đến ở nước ngoài;
o Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé (theo các quy
định của pháp luật về vận tải);
o Chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác
được coi là thanh toán qua ngân hàng;
o Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh
toán trực tiếp.
- Đối với dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải
o Dịch vụ của ngành hàng không được thực hiện trong khu vực cảng hàng
không quốc tế, sân bay, nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế:
 Hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng
không nước ngoài hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở
nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài;
 Chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng hoặc các hình thức
thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.
 Nếu dịch vụ cung cấp cho tổ chức nước ngoài, hãng hàng không
nước ngoài phát sinh không thường xuyên, không theo lịch trình

39
và không có hợp đồng, phải có chứng từ thanh toán trực tiếp của
tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài.
(*) Các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên
không áp dụng đối với dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay
quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).
o Dịch vụ của ngành hàng hải thực hiện tại khu vực cảng
 Hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, người đại
lý tàu biển hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước
ngoài hoặc người đại lý tàu biển;
 Chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của tổ chức ở nước
ngoài hoặc có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của
người đại lý tàu biển cho cơ sở cung ứng dịch vụ hoặc các hình
thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.

(Quy định tại điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC)

>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ chi tiết

2.1.2. Mức thuế suất 5%


Danh mục hàng hóa, dịch vụ được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%, theo quy định tại
Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, sửa đổi bổ sung theo điều 1 Thông tư
26/2015/TT-BTC và điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BTC, bao gồm:

- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt (Không bao gồm các loại nước uống
đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng
mức thuế suất 10%);
- Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng
trưởng vật nuôi, cây trồng bao gồm:
o Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất
phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân
vi sinh;
o Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh
mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;
o Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.

40
- Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp;
nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản
phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng thuộc đối tượng không
chịu thuế);
- Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách
hạt, cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông
thường khác;
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ
qua sơ chế, bảo quản ở khâu kinh doanh thương mại (bao gồm cả thóc, gạo,
ngô, khoai, sắn, lúa mỳ);
- Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế;
lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các
loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên
liệu sản xuất;
- Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế
biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm thuộc đối
tượng không chịu thuế
o Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc
chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ,
cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống
như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản
khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế
suất 10%;
o Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai
thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa,
cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.
- Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá, rơm, vỏ dừa,
sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận
dụng từ nông nghiệp là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên
liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá như: thảm đay,
sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói; chổi chít, dây
thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi
tre, nón lá; đũa tre, đũa luồng; bông sơ chế; giấy in báo;

41
- Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ y tế, bao gồm:
o Các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh;
o Các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu
thương;
o Dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu;
o Bơm kim tiêm;
o Dụng cụ phòng tránh thai;
o Các dụng cụ, thiết bị y tế.

Các giấy tờ cần có

o Giấy phép nhập khẩu;


o Hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành;
o Hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật
về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên
ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số
14/2018/TT-BYT ngày 15/05/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Các thuốc, vật tư y tế, bao gồm:
o Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế;
o Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu
làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng;
o Vắc-xin;
o Sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền;
o Mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn,
găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không
bao gồm mỹ phẩm);
o Vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế.
- Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng,
phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy,
nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
- Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất
phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
o Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục, thể thao, trừ các khoản doanh
thu như: bán hàng hóa, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm;

42
o Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa,
nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức
biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát hoặc đoàn tuồng, chèo, cải lương,
ca, múa, nhạc, kịch, xiếc có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp;
o Sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trừ các sản phẩm
không chịu thuế.
- Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT;
- Dịch vụ khoa học và công nghệ gồm:
o Các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ;
o Các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ;
o Chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất
lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng
nguyên tử;
o Dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng
thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo
hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và
công nghệ, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên
Internet.
- Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở. Nhà ở
xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh
tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho
thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được
thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

43
2.1.3. Mức thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế không nằm trong các danh
mục hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai tính nộp; danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế suất 0%; danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%.

Lưu ý: Theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2022, tại
điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 quy định chính sách giảm thuế như sau:

Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 (từ ngày 01/02/2022 đến
ngày 31/12/2022) áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức
thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ
sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán,
bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản
phẩm khai khoáng (không kế khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm
hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

2.2. Nguyên tắc áp dụng các mức thuế suất thuế GTGT
Việc áp dụng các mức thuế suất GTGT để kê khai, tính nộp cần tuân thủ 3 nguyên tắc
dưới đây:

Hình 16: Nguyên tắc áp dụng các mức thuế suất thuế GTGT

Nguyên tắc chung yêu cầu áp dụng thống nhất mức thuế suất GTGT cho từng loại hàng
hóa, dịch vụ ở tất cả các khâu.

44
Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý: một số loại hàng hóa, dịch vụ là đối tượng không chịu
thuế ở một số khâu của quy trình luân chuyển hoặc được áp dụng các mức thuế suất
khác nhau ở từng khâu trong quá trình luân chuyển.

Ví dụ: vàng dạng thỏi, miếng, chưa qua chế tác chỉ là đối tượng không chịu thuế ở khâu
nhập khẩu; còn lại, khi sản xuất, gia công hay mua bán nội địa vẫn chịu thuế suất thuế
giá trị gia tăng 10%.

Các trường hợp tính thuế khác nhau đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ
sản, hải sản chưa qua chế biến (chỉ sơ chế) là một ví dụ điển hình.

Hình 17: Ví dụ xác định thuế suất một số trường hợp lưu ý

Ở khâu xuất khẩu, tài nguyên, khoáng sản hoặc sản phẩm được chế biến từ tài nguyên
khoáng sản có thể là đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế suất GTGT 0%,
tùy vào sản phẩm xuất khẩu được tạo thành từ tài nguyên, khoáng sản đã trải qua quy
trình chế biến như thế nào. (Tổng hợp từ Nghị định 146/2017/NĐ-CP)

45
Hình 18: Tài nguyên, khoáng sản trường hợp là đối tượng không chịu thuế GTGT khi
xuất khẩu

Hình 19: Trường hợp tài nguyên khoáng sản áp dụng thuế suất 0% khi xuất khẩu

Nhận thấy tầm quan trọng và tác động mạnh mẽ của xu thế chuyển đổi số trong công
tác kế toán - tài chính - thuế, phần mềm kế toán online MISA AMIS đã cập nhật phân
hệ Thuế, tích hợp thêm những tính năng mới, đặc biệt hữu ích, có thể kể đến phần
mềm MISA mTax, chữ ký MISA eSign. Phân hệ thuế trong hệ sinh thái MISA AMIS hỗ
trợ tối đa người dùng, đảm bảo mọi nghiệp vụ thuế được thực hiện đúng, đủ, công tác
kế toán thuế đạt hiệu quả cao:
 Tự động tổng hợp số liệu, lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất;
 Hỗ trợ kế toán viên nộp tờ khai, nộp thuế điện tử cho cơ quan thuế;
 Các tiện ích khác: kiểm tra tình trạng hoạt động của nhà cung cấp, khách hàng,
tự động khấu trừ thuế, hạch toán điều chỉnh thuế GTGT khi lập tờ khai…
Kính mời Quý doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn
phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày đầy đủ tính năng.

46
LỜI KẾT
Quyển 1 - Phạm vi áp dụng và căn cứ tính thuế GTGT - Cẩm nang thuế Giá trị gia tăng
đã trình bày tới bạn đọc một cách đầy đủ và khoa học các nội dung nhập môn cơ bản
về thuế Giá trị gia tăng, bao gồm:
 Khái niệm, bản chất thuế Giá trị gia tăng
 Danh mục văn bản pháp luật hiện hành về thuế GTGT
 Người nộp thuế Giá trị gia tăng
 Phân nhóm các đối tượng HHDV cho mục đích thuế GTGT
 Căn cứ tính thuế (giá tính thuế, thuế suất) thuế Giá trị gia tăng

Hy vọng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan đầu tiên về phạm vi áp dụng cũng như
căn cứ tính thuế của thuế Giá trị gia tăng để bước đầu xác định được nghĩa vụ thuế
doanh nghiệp cần thực hiện với sắc thuế này.

Tiếp đó, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi Quyển 2 - Phương pháp tính thuế và phân bổ
nghĩa vụ thuế để tìm hiểu hai phương pháp tính thuế trực tiếp, phương pháp khấu trừ
và quy định về phân bổ nghĩa vụ thuế đối với người nộp thuế hạch toán tập trung có
đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính.

Đội ngũ MISA AMIS Kế toán tự tin rằng, với các nội dung trình bày trong Quyển 2, bạn
đọc có thể tính toán chính xác số thuế Giá trị gia tăng doanh nghiệp cần phải nộp vào
ngân sách Nhà nước và phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương theo
quy định mới nhất tại Thông tư 80/2021/TT-BTC.

47

You might also like