Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 144

TRUNG TÂM ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TPHCM

GIÁO TRÌNH
KHÍ CỤ ĐIỆN VÀ
AN TOÀN ĐIỆN
(Ấn bản lần thứ sáu)

Biên soạn: Vũ Hùng Cường

TPHCM – Tháng 5/2013


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG KHÍ CỤ ĐIỆN
I.KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG LẮP ĐẶT ĐIỆN trang
1.Cấu tạo hệ thống điện hạ thế . . . . . . . . . . . . . . 1
2.Cấu hình hệ thống phân phối điện. . . . . . . . . . . . .1

II. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG LẮP ĐẶT ĐIỆN


1. Hạn chế công suất của nguồn điện . . . . . . . . . . . .1
2. Khả năng mang dòng hạn chế của dây dẫn điện . . . . . . 2
3. Dòng ngắn mạch. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
4. Quá tải động cơ điện . . . . . . . . . . . . . . . . . .7
5. Quá áp và sụt áp nguồn điện . . . . . . . . . . . . . . 8
6. Điện áp tiếp xúc và dòng điện dƣ cho phép . . . . . . . 9
7. Thời gian mất điện cho phép . . . . . . . . . . . . . . 9

III.CÁC CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA KHÍ CỤ ĐIỆN . . . . . . . . . . . 10


IV. PHÂN LOẠI CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
V. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA MÔN HỌC . . . . . . . . . . . . . . 10

CHƯƠNG 2: KHÍ CỤ BẢO VỆ


I.CẦU CHÌ
1. Cấu tạo của cầu chì . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2. Phân loại và đặc tính của cầu chì. . . . . . . . . . . .11
3. Thông số kỹ thuật của cầu chì. . . . . . . . . . . . . .12
4. Tác động của cầu chì. . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
5. Công dụng của cầu chì. . . . . . . . . . . . . . . . . .15
6. Tính toán cầu chì thông dụng. . . . . . . . . . . . . . 15
7. Chọn cầu chì. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
II. BỘ NGẮT MẠCH (CB)
1. Cấu tạo CB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2. Phân loại CB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
3. Tiêu chuẩn của CB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18
4. Thông số kỹ thuật của CB. . . . . . . . . . . . . . . . 18
5. Tác động của CB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .22
6. Lựa chọn CB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23
7. Phối hợp CB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .24

III. KHÍ CỤ DÕNG DƯ (RCD)


1. Cấu tạo RCD. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .25
2. Thông số kỹ thuật RCD. . . . . . . . . . . . . . . . . .25
3. Phân loại RCD. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .25
4. Thời gian tác động của RCD. . . . . . . . . . . . . . . 26
5. Những khuyến nghị về việc chọn RCD. . . . . . . . . . . 26
6. Ứng dụng RCD. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

IV. KHÍ CỤ BẢO VỆ QUÁ ĐIỆN ÁP (SPD)


1. Khái niệm xung điện áp. . . . . . . . . . . . . . . . . 28
2. Tham số của xung điện áp . . . . . . . . . . . . . . . .28
3. Khảo sát tính chất của sét. . . . . . . . . . . . . . . 29
4. Khí cụ bảo vệ quá điện áp SPD. . . . . . . . . . . . . .29
5. Ƣớc tính rủi ro quá áp . . . . . . . . . . . . . . . . .31
6. Chọn các thông số và bố trí SPD. . . . . . . . . . . . .32
7. Bảo vệ ngắn mạch cho SPD. . . . . . . . . . . . . . . . 33

i
CHƯƠNG 3: KHÍ CỤ CÁCH LY,ĐÓNG CẮT & ĐIỀU KHIỂN
I. KHÍ CỤ CÁCH LY, ĐÓNG CẮT
1. Cầu dao. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .34
2. Công tắc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
3. Phích cắm và ổ cắm điện. . . . . . . . . . . . . . . . . .36

II. KHÍ CỤ ĐIỀU KHIỂN


1. Contactor. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .37
2. Rơ-le điều khiển. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
3. Rơ-le thời gian. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .39

CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT AN TOÀN ĐIỆN


I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Các tai nạn do điện. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .41
2. Tai nạn điện giật. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .41

II. TÁC DỤNG CỦA DÕNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI
1. Đại cƣơng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
2. Điện trở cơ thể ngƣời. . . . . . . . . . . . . . . . . . .42
3. Trị số dòng điện giật. . . . . . . . . . . . . . . . . . .43
4. Thời gian điện giật. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .44
5. Đƣờng đi của dòng điện giật. . . . . . . . . . . . . . . .44
6. Tần số dòng điện giật. . . . . . . . . . . . . . . . . . .44
7. Điện áp tiếp xúc cho phép. . . . . . . . . . . . . . . . .44

III.TÍNH TOÁN ĐIỆN ÁP SỰ CỐ


1. Phân bố điện áp trên mặt đất trong sự cố chạm đất. . . . .45
2. Điện áp bƣớc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
3. Điện áp tiếp xúc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47

IV.CÁC HỆ THỐNG NỐI ĐẤT


1. Mục đích và ý nghĩa của việc nối đất. . . . . . . . . . . 48
2. Phân biệt các hệ thống nối đất. . . . . . . . . . . . . . 48
3. Phân biệt các hệ thống điện theo sơ đồ nối đất. . . . . . 49

V.PHÂN TÍCH AN TOÀN TRONG MẠNG ĐIỆN ĐƠN PHA KHÔNG CÓ NỐI ĐẤT BẢO VỆ
1. Mạng điện đơn pha có các dây cách điện với đất. . . . . . 51
2. Mạng điệncó các dây cách điện với đất và có điện dung lớn 52
3. Mạng điện đơn pha có trung tính nối đất. . . . . . . . . .55
4. Mạng điện 3 pha có trung tính cách ly với đất.. . . . . . 57
5. Mạng điện 3 pha có trung tính trực tiếp nối đất. . . . . .61

VII.PHÂN TÍCH AN TOÀN TRONG MẠNG ĐIỆN 3 PHA CÓ NỐI ĐẤT BẢO VỆ:
1. Bảo vệ nối đất trong hệ thống IT. . . . . . . . . . . . . 64
2. Bảo vệ nối dây trung tính trong hệ thống TN-C . . . . . . 68
3. Bảo vệ nối dây trung tính trong hệ thống TN-S . . . . . . 73
4. Hệ thống TN-C-S. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .74
5. Đặc điểm của các hệ thống TN. . . . . . . . . . . . . . . 74
6. Cảm kháng đƣờng dây trong các mạch IT và TN . . . . . . . 75
6. Bảo vệ nối đất trong hệ thống TT. . . . . . . . . . . . . 75

VIII.KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC CHỌN SƠ ĐỒ NỐI ĐẤT

ii
CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN HT NỐI ĐẤT BẢO VỆ
I. ĐẠI CƯƠNG CẤU TẠO MỘT TRANG BỊ NỐI ĐẤT
II.LẮP ĐẶT TỔ NỐI ĐẤT
1.Tính toán điện trở của một tổ nối đất thông dụng. . . . . 79
2. Các hình thức điện cực đất. . . . . . . . . . . . . . . 79
III.CẢI THIỆN ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT
1. Điện trở suất của các loại đấ. . . . . . . . . . . . . . 86
2. Hệ số thay đổi điện trở suấ. . . . . . . . . . . . . . . 87
3. Cảithiện điệntrở suất của đất bằng phƣơng pháp dùng muối 87
IV. DÂY NỐI ĐẤT CHÍNH, THANH NỐI ĐẤT CHÍNH, VÀ CÁC DÂY BẢO VỆ KHÁC
1. Lắp đặt dây cáp dẫn đất . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
2. Lắp đặt thanh nối đất chính . . . . . . . . . . . . . . . 88
3. Lắp đặt các dây bảo vệ khác . . . . . . . . . . . . . . . 88
V. ĐO KIỂM TRA Đ.TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT VÀ ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT
1. Đo điện trở suất của đất . . . . . . . . . . . . . . . . .89
2. Đo điện trở của hệ điện cực đất . . . . . . . . . . . . . 90

CHƯƠNG 6: CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN


I.CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
1. Hạn chế sự cố tiếp xúc gián tiếp. . . . . . . . . . . . . 91
2. Hạn chế sự cố tiếp xúc trực tiếp. . . . . . . . . . . . . 91
3. Bảo vệ gây cháy do điện . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
4. Các biện pháp kỹ thuật khác . . . . . . . . . . . . . . . 92
II.TÀI LIỆU VÀ SỔ SÁCH AN TOÀN . . . . . . . . . . . . . . . . . .

III.CÁC TRANG BỊ AN TOÀN VÀ BHLĐ . . . . . . . . . . . . . . . . . 92


IV.CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA VÀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN . . . . . . 92
V.QUY TRÌNH AN TOÀN KHI THAO TÁC TRÊN HỆ THỐNG . . . . . . . . . 92
VI.QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TAI NẠN ĐIỆN GIẬT . . . . . . . . . . . . .92
VII. CÁC QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN AN TOÀN
1. Các Quy phạm, tiêu chuẩn Việt Na . . . . . . . . . . . . . . 94
2. Các Quy phạm, tiêu chuẩn Quốc tế . . . . . . . . . . . . . . 94

CÁC PHỤ LỤC:

Phụ lục A:Bảng dung lƣợng dòng của dây dẫn. . . . . . . . . . . . 95


Phụ lục B:Các bảng hệ số điều chỉnh dung lƣợng dòng . . . . . . . .97
Phụ lục C:Bảng tính năng tiêu biểu của các động cơ không đồng bộ. 100
Phụ lục D:Bảng hệ số nhiệt của dây dẫn trong thời gian ngắn mạch. 101
Phụ lục E:Thuật ngữ Nối đất theo TCVN 9385:2012 . . . . . . . . . 103
Phụ lục F:Thiết kế cơ khí và Kích thƣớc các loại Cầu chì theo IEC
60269-2-1:2002 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .111
Phụ lục G1:Bản đồ mật độ sét trung bình năm của Việt Nam . . . . .121
Phụ lục G2:Sốliệu về mậtđộ sét tại các trạm khí tƣợng của ViệtNam.122
Phụ lục H1: Các đặc tuyến của cầu chì gG theo tiêuchuẩn IEC60269 .125
Phụ lục H2: Các trị số dòng điện cửa (Gate currents) của cầu chì
gG, gM, và aM, theo tiêu chẩn IEC 60269 . . . . . . . . . . . . . 129
Phụ lục H3: Các trị số I2t tiền hồ quang và vận hành của cầu chì
gG, gM, và aM, theo tiêu chuẩn IEC 60269 . . . . . . . . . . . . .130
Phụ lục H4: BẢNG HƢỚNG DẪN LỰA CHỌN CẦU CHÌ CHO ĐỘNG CƠ . . . . . 132
Phụ lục H5: BẢNG H – IEC 60269-2-1: Bảng dòng test và giới hạn I2t
để kiểm nghiệm tính chọn lọc tác động bảo vệ ngắn mạch
của cầu chì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 133
Phụ lục I1: Các đặc tuyến của MCB type B và C theo tiêu chuẩn IEC
60898 (BS 3871) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134

iii
Phụ lục I2: BẢNG HƢỚNG DẪN LỰA CHỌN MCB CHO THIẾT BỊ GIA DỤNG,
CHIẾU SÁNG VÀ ĐỘNG CƠ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136
Phụ lục I3: VÍ DỤ VỀ ĐẶC TUYẾN DÒNG ĐIỆN - THỜI GIAN VÀ
CÁC DÒNG QUY ƢỚC CỦA CÁC MCB TYPE B,C,D . . . .. . . . . . . . . .137
Phụ lục I4: VÍ DỤ VỀ HỆ SỐ HIỆU CHỈNH CHO DÒNG DANH ĐỊNH
CỦA MCB VỚI NHIỆT ĐỘ MÔI TRƢỜNG, VỚI SỐ MCB GHÉP SÁT,
VÀ VỚI TẦN SỐ DÒNG ĐIỆN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .137
Phụ lục I5: VÍ DỤ VỀ DỮ LIỆU NGẮT CHỌN LỌC GIỮA MCB VỚI MCB
VÀ MCB VỚI CẦU CHÌ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 138

---ooOoo---

iv
CHƢƠNG 1: ĐẠI CƢƠNG KHÍ CỤ ĐIỆN
Trong mọi kỹ thuật công nghệ, điện chiếm vai trò thiết yếu xét về mặt năng lượng cũng như
về mặt điều khiển. Hệ thống điện có hiệu suất cao, nhưng ngược lại rất nguy hiểm trong
vận hành sử dụng nếu không đủ an toàn. Các khí cụ điện (electrical devices) đa dạng, đóng
vai trò công cụ bảo vệ và điều khiển trong một hệ thống điện, giúp cho hệ thống hiệu quả
và an toàn hơn.

I.KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG LẮP ĐẶT ĐIỆN:

1. Cấu tạo hệ thống lắp đặt điện:


Hệ thống lắp đặt điện thường gồm có các thành phần chính:

a- Nguồn điện: bộ phận cung cấp điện năng, thường là Máy biến áp (MBA) Trung/Hạ
thế hay Máy phát điện (MPĐ), 3 pha 4 dây, cung cấp dòng điện xoay chiều hình
sin, điện áp danh định 220/380V (hay 230/400V), tần số danh định 50Hz.

b- Hệ thống phân phối điện: bộ phận phân phối điện năng,có nhiệm vụ phân phối
điện đến các phụ tải của hệ thống, gồm có:
- Các đường dẫn điện là các dây dẫn điện, cáp điện, hộp thanh dẫn (busbar
trunking);
- Các khí cụ bảo vệ (CB, cầu chì, khí cụ bảo vệ theo dòng điện dư RCD, khí cụ
bảo vệ quá áp SPD), khí cụ đóng cắt, cách ly và khí cụ điều khiển.

c- Phụ tải: những bộ phận tiêu thụ điện năng, gồm tất cả các thiết bị sử dụng
điện trong hệ thống, thường phân bố tập trung thành từng nhóm gọi là hộ tiêu thụ
điện.

2. Cấu hình hệ thống phân phối điện:


Một hệ thống phân phối điện có thể có những cấu hình sau đây:
- Cấu hình rẽ nhánh;
- Cấu hình tỏa tia;
- Cấu hình hỗn hợp: gồm cả rẽ nhánh và tỏa tia.
Sau đây là sơ đồ đơn tuyến mô tả một hệ thống phân phối điện:

Rẽ nhánh Tỏa tia

Hỗn hợp
II. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG LẮP ĐẶT ĐIỆN:

1. Công suất hạn chế của nguồn điện:


Nguồn điện AC thông thường
là Máy biến áp (MBA). Máy
biến áp Trung/Hạ thế có
cấu hình D-Y, biến đổi
nguồn trung thế 3 pha 22kV
(15kV) thành hạ thế 3 pha
4 dây 220/380V (230/400V).

1
Sau đây là ký hiệu trong sơ đồ đơn tuyến của một MBA 3 pha 22kV/380V-160kVA.

TT 22kV HT 380V

MBA 160 kVA

Một MBA 3 pha có thể cung cấp dòng danh định cho mỗi pha của phụ tải theo
công thức:
Pn 103
In 
U 3
(1)
Trong đó: In (A): dòng danh định mỗi pha của MBA; Pn(kVA):công suất định mức
của MBA; U(V): điện áp pha-pha thứ cấp của MBA (380V hoặc 400V).

Đối với MBA đơn pha, ta có công thức tính dòng danh định:
Pn 103
In 
U0
(2)
Trong đó: In (A): dòng danh định của MBA; Pn(kVA):công suất định mức của MBA;
Uo(V): điện áp pha–trung tính thứ cấp của MBA (220V hoặc 230V).

Thay U = 380V trong công thức (1), ta có công thức tính dòng danh định mỗi
pha cho MBA 3 pha 220/380V:

In = 1,51 Pn (3)

Ví dụ: một MBA 3 pha 22kV/380V – 160kVA có dòng danh định:


In = 1,51 x 160 = 241,6 A ~ 242 A

Theo tiêu chuẩn IEC 60038 – 1983 và khuyến nghị của Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc
tế IEC (International Electrotechnical Commission), sau một thời gian chuyển
tiếp, tất cả các nước trên thế giới sẽ dùng chung một mức điện áp hạ thế quy
chuẩn thống nhất là 230/400V thay cho các mức chuẩn cũ tại các nước hiện nay
là 220/380V và 240/415V.

Như vậy,thay U = 400V trong công thức (1), ta có công thức tính dòng danh
định mỗi pha cho MBA 3 pha 230/400V:

In = 1,44 Pn (4)

Theo công thức (4), với chuẩn điện áp hạ thế mới (230/400V), ta có dòng danh
định mỗi pha In của các MBA 3 pha, có công suất định mức Pn, theo dãy chuẩn
hóa IEC 60076 như sau:

Pn(kVA) 50 100 160 250 315 400 500


In(A) 72 144 231 361 455 577 722
Pn(kVA) 630 800 1000 1250 1600 2000 2500
In(A) 909 1155 1443 1804 2309 2887 3608

Tóm lại mỗi MBA có hạn chế khả năng dòng cung cấp được cho tải, gọi là
dòng danh định. Nếu dòng tải lớn hơn dòng danh định của MBA, thì MBA
có thể bị quá nhiệt, và hư hỏng. Vậy cần phải có khí cụ bảo vệ để ngắt
tải ra khỏi MBA khi có sự cố quá tải hay ngắn mạch.

2.Khả năng mang dòng hạn chế của dây dẫn điện:
a- Phân loại dây dẫn điện:
Dây dẫn điện có nhiều loại, nhưng có thể phân loại như sau:

2
- Theo chất dẫn điện làm ruột dẫn:
* Cáp Cu: có ruột dẫn làm bằng đồng.
* Cáp Al: có ruột dẫn làm bằng nhôm.

- Theo cấu tạo ruột dẫn:


* Ruột cứng: ruột dẫn điện là một lõi đơn, thường là hình trụ.
* Ruột bện nhiều sợi: ruột dẫn điện gồm nhiều sợi dây đồng nhỏ bện xoắn
lại.

- Theo chất bọc cách điện:


* Ruột dẫn trần: không có bọc cách điện.
* Bọc cách điện PVC: bọc cách điện bằng nhựa nhiệt dẽo PVC, chịu nhiệt đến 70oC.
* Bọc cách điện XLPE: bọc cách điện bằng nhựa nhiệt cứng XLPE (hoặc cao su nhân
tạo, tương đương XLPE),chịu nhiệt đến 90oC.

- Theo số lớp bọc cách điện:


* Ruột dẫn bọc cách điện: chỉ có một lớp bọc cách điện, ký hiệu PVC/Cu.
* Cáp có bọc bảo vệ: bên ngoài lớp bọc cách điện còn một (hoặc nhiều)lớp bọc bảo
vệ. Lớp bọc bảo vệ bên ngoài luôn là PVC. Ví dụ: cáp PVC/PVC/Cu; cáp
PVC/XLPE/Cu.

- Theo số ruột dẫn điện:


* Ruột dẫn cách điện và cáp một ruột, còn gọi là cáp một lõi.
* Cáp nhiều ruột, còn gọi là cáp nhiều lõi: 2, 3, hoặc 4 lõi.

Sau đây là dãy tiết diện chuẩn của ruột dẫn điện (mm2):
1,5 2,5 4 6 10 16 25 35 50 70 95 120 150 185 240 300

Ví dụ: cáp PVC/XLPE/Cu 3x120+70mm2 là cáp điện 4 lõi bằng đồng(3 lõi 120mm2 và
một lõi 70mm2), cách điện XLPE, bên ngoài có vỏ bảo vệ PVC.

b- Các phƣơng pháp lắp đặt dây dẫn điện:


Dây dẫn điện thường được lắp đặt theo những phương pháp khác nhau:
- Treo trên không;
- Đặt nổi không có ống;
- Đặt nổi trong ống bảo vệ;
- Đặt trong thang cáp, khay (máng)cáp, hộp cáp;
- Đặt âm trực tiếp trong kết cấu xây dựng;
- Đặt trong ống, hộp cáp rồi chôn âm trong kết cấu;
- Đặt trong hốc rỗng hoặc rãnh (kênh) cáp, có hoặc không có ống;
- Đặt chôn ngầm trong đất, có hoặc không có ống;….

c- Khả năng mang dòng của dây dẫn điện:


Dây dẫn điện có tiết diện ruột dẫn càng lớn thì mang được dòng điện dẫn qua
nó càng lớn. Tuy nhiên tùy theo chất cách điện của dây dẫn, phương pháp lắp
đặt, số lượng dây dẫn đặt cạnh nhau, nhiệt độ và nhiệt trở môi trường nơi lắp
đặt, mà cùng một tiết diện dây dẫn có thể có khả năng mang dòng nhỏ hơn, do
điều kiện tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh khó hơn.
Người ta tính khả năng mang dòng Iz của một dây dẫn theo công thức sau:

I z  k.I z '
(5)
Trong đó:
Iz (A): khả năng mang dòng trong điều kiện lắp đặt thực tế;
Iz’(A): khả năng mang dòng tra bảng, có thể xem trong Bảng C.52.1 và C.52.2 -
trong tiêu chuẩn TCVN 7447-5-52:2010, trang 69-70.
Xem các bảng này trong phần Phụ lục A của giáo trình này.

k : hệ số hiệu chỉnh do điều kiện lắp đặt:

- Với những pp lắp đặt dây dẫn có tiếp xúc với không khí: k = Ca.Cg.
- Với những pp lắp đặt dây dẫn chôn ngầm trong đất: k = Ca.Cg.Ci

3
k là một tích số của các hệ số hiệu chỉnh: theo nhiệt độ môi trường (Ca), theo
số mạch (hoặc số cáp nhiều ruột) đi cùng nhau (Cg), và theo nhiệt trở suất của
đất (Ci). Các hệ sô này có thể tham khảo theo các bảng trong tiêu chuẩn TCVN
7447-5-52:2010 hoặc trong phần Phụ lục B của giáo trình này.

Ví dụ:
Trong một ống nhựa đường kính 114mm đặt trong rãnh cáp không thông gió có độ
sâu 0,7m, người ta đặt 2 mạch điện. Trong đó mỗi mạch 3 pha 4 dây dùng các
cáp một lõi PVC/XLPE/Cu 70mm2. Nhiệt độ môi trường là 35oC. Hỏi mỗi mạch điện
vừa mô tả có khả năng mang dòng bằng bao nhiêu ?

Giải:
Xem trong tiêu chuẩn TCVN 7447-5-52:2010, Bảng A.52.3 ,trang 31-37, ta thấy
cáp một ruột đi trong ống đặt trong rãnh không thông gió, với độ sâu rãnh
không lớn hơn 20 lần đường kính ống, thì phương pháp lắp đặt có mã là B2.

Theo Bảng C.52.1, trang 69 cùng tiêu chuẩn, ta thấy dây dẫn bọc XLPE 70 mm2,
theo mã lắp đặt B2, mạch 3 pha có Iz’ = 196A. Theo Bảng B.52.17, trang 60
cùng tiêu chuẩn, ta thấy khi bố trí 2 mạch cùng ống trong rãnh cáp, hệ số Cg
là 0,8.

Theo Bảng B.52.14, trang 58 cùng tiêu chuẩn, ta thấy khi nhiệt độ môi trường
là 35oC, hệ số Ca là 0,96.

Như vậy, mỗi mạch 3 pha vừa mô tả, có khả năng mang dòng tối đa cho mỗi pha
là:
Iz = Iz’ x Cg x Ca = 196 x 0,8 x 0,96 = 150A

Tóm lại mọi dây dẫn điện đều có hạn chế về khả năng mang dòng. Khi dòng qua
dây dẫn cao hơn khả năng mang dòng Iz, dây có thể bị quá nhiệt, làm hỏng lớp
cách điện của nó, gây ngắn mạch hay chạm vỏ, phát sinh sự cố điện giật và
cháy nổ. Do đó cần phải có khí cụ chống quá dòng cho dây dẫn trong hệ thống
điện.

3. Dòng ngắn mạch:

Trong một mạch cung cấp điện, dòng sự cố ngắn mạch quá cao có thể làm cho:
* Hư hỏng không phục hồi được đối với khí cụ bảo vệ;
* Nhiệt độ lõi dây dẫn tăng cao làm hỏng cách điện, và có thể phát sinh cháy.

a- Công thức dòng ngắn mạch:


Khảo sát một trường hợp đơn giản trong một sơ đồ đường dây 3 pha sau đây:

Sự cố ngắn mạch 3 pha là sự cố ngắn


mạch nặng nhất của đường dây, với
giả thiết 3 dây pha chạm vào nhau và
chạm với dây trung tính. Khi đường
dây bị ngắn mạch 3 pha tại nơi cách
xa nguồn một độ dài L (m), dòng sự
cố ngắn mạch mỗi pha được tính theo
công thức sau:
U 20
I sc 
3Z T
(6)
Trong đó: Isc (kA): dòng sự cố ngắn mạch; ZT(mΩ):tổng trở ngắn mạch sự cố mỗi
pha; U20(V):điện áp thứ cấp pha-pha mạch hở của MBA, được tính như sau:
- Với mạng 220/380V : U20 = 380 x 105% = 399 V
- Với mạng 230/400V : U20 = 400 x 105% = 420 V

b- Tính tổng trở ngắn mạch:

Trong bài toán nhập môn này, để đơn giản, giả sử tổng trở ngắn mạch ZT chỉ
gồm 2 thành phần: MBA và đường dây, được tính theo công thức:

4
_ __ __
ZT = Zba + Zđd (7)

(dấu gạch trên đầu chỉ rằng đó là đại lượng biểu diễn theo số phức, phải làm
phép cộng theo thành phần thực và ảo, rồi mới tính suất của ZT).

* Tổng trở, điện trở và cảm kháng của Máy biến áp, Zba (mΩ):

Tổng trở (mΩ) của MBA được tính theo công thức:
U 202 .U sc
Z ba 
100 Pn
(8)
Trong đó: U20(V) : điện áp pha-pha mạch hở; Usc(%):điện áp tổng trở ngắn mạch
của MBA (tính theo %); Pn(kVA):công suất định mức của MBA;
Khi không có dữ liệu catalogue, ta có thể cho giá trị của Usc theo công suất
và theo loại MBA như sau:
Công suất định mức Điện áp tổng trở ngắn mạch Usc (%)
MBA
Pn (kVA) MBA dầu MBA khô
50 - 750 4 6
800 - 2500 6 6

Điện trở (mΩ) của MBA được tính theo công thức:
Pcu  103
Rba 
3I n2
(9)
Trong đó: Pcu (w): tổng tổn hao của MBA (xem catalogue); In(A): dòng điện danh
định của MBA, có thể tính theo công thức chính xác:
Pn 103
In 
U 20 3
(10)
Trong đó: Pn (kVA): công suất định mức MBA; U20: điện áp pha pha mạch hở.
Cuối cùng, ta có thể tính cảm kháng (mΩ) của MBA theo công thức:

X ba  Zba2  Rba2
(11)
Ví dụ: tính tổng trở, điện trở và điện kháng của một máy biến áp dầu 22kV/380V-
160kVA, biết tổng tổn hao MBA là 2.860w.
3992  4
Z ba 
 39,8m
Giải: theo công thức (8), ta có tổng trở của MBA: 100 160
160 1000
In   232 A
Theo công thức (10), ta có dòng danh định MBA: 399  3
2860  1000
Rba   17, 7m
Theo công thức (9), ta có điện trở của MBA: 3  2322

Suy ra cảm kháng MBA theo công thức (11):


X ba  39,82  17,72  35,6m

* Tổng trở, điện trở và cảm kháng đường dây, Zđd (mΩ):

Điện trở(mΩ)của đường dây được tính theo công thức:


22,5L
Rdd 
Dây đồng:
S (12)

5
36 L
Rdd 
Dây nhôm:
S (12a)
Trong đó: L (m) : chiều dài dây, s (mm2): tiết diện ruột dẫn.
Cảm kháng (mΩ) của đường dây Xđd được tính như sau:
- Khi s < 50mm2, Xđd không đáng kể;
X dd  0, 08L
- Khi s ≥ 50mm2,Xđd có thể tính theo chiều dài đường dây L (m): (13)

Tổng trở (mΩ) của đường dây được suy ra theo công thức:

Z dd  Rdd
2
 X dd
2

(14)

Ví dụ: Tính tổng trở của đường dây cáp đồng 150mm2, độ dài 10m

Giải:
22,5 10
Rdd   1,50m
Điện trở đường dây theo (12): 150
X dd  0,08 10  0,8m
Cảm kháng đường dây theo (13):

Suy ra tổng trở đường dây theo (14):


X dd  1,52  0,82  1,70m .

Ví dụ:Một mạng điện có nguồn là một MBA dầu 3 pha 22kV/380V-160kVA. Người ta
dùng cáp điện PVC/XLPE/Cu làm dây nguồn chính cho mạng điện, mỗi pha dùng 1 sợi
cáp một lõi 150mm2. Độ dài của cáp nguồn chính (từ MBA đến Tủ điện chính là 10m.
Khi mạng điện bị sự cố ngắn mạch tại ngõ vào Tủ điện chính, hỏi dòng ngắn mạch
là bao nhiêu trên mỗi pha?

Giải:
Theo các ví dụ trên kia:
Máy biến áp có điện trở và điện kháng: Rba = 17,7 mΩ; Xba = 35,60 mΩ
Đường dây có điện trở và điện kháng: Rđd = 1,5 mΩ ; Xđd = 0,8 mΩ

RT = Rba + Rđd = 17,7 + 1,5 = 19,2 mΩ


XT = Xba + Xđd = 35,6 + 0,8 = 36,4 mΩ

Vậy tổng trở ngắn mạch là:


_________ _____________
ZT = √RT2 + XT2 = √19,22 + 36,42 = 41,15 mΩ

Theo công thức (6), suy ra dòng ngắn mạch trên mỗi pha:
399
Isc = --------------- = 5,598 kA
1,732 x 41,15

c- Thời gian sự cố ngắn mạch:


Trong thời gian t của sự cố ngắn mạch, trước khi khí cụ bảo vệ quá dòng tác
động, dòng I trong ruột dây dẫn tăng lên rất cao, làm nhiệt độ ruột dây tăng
cao, có thể đến mức độ làm chảy cháy vỏ bọc cách điện, hay còn có thể chảy cháy
cả ruột dẫn, hậu quả là chạm vỏ hay ngắn mạch, gây điện giật, gây cháy.

Do đó tiết diện dây cần phải đủ lớn để chịu được ứng suất nhiệt của dòng ngắn
mạch trong thời gian sự cố (có thể tính bằng thời gian tác động ngắt tự động của
thiết bị bảo vệ).

Ta có công thức tính thời gian chịu nổi ứng suất nhiệt của dây dẫn trong sự cố
ngắn mạch:

6
S
t k
I sc
(15)
Trong đó: S(mm2):tiết diện dây dẫn; Isc(A):dòng điện ngắn mạch; t(s):thời gian
sự cố ngắn mạch cho phép; k:hệ số tính theo Bảng 43.A trong tiêu chuẩn TCVN
7447-4-43. Với cáp đồng có s ≤ 300mm2, khi bọc PVC: k = 115, khi bọc XLPE: k =
143.

Ví dụ:
Xem lại Bài tập 1, xét xem tiết diện dây đã chọn có phù hợp cho bảo vệ ngắn mạch
hay không. Cho biết thiết bị bảo vệ là CB có thời gian cắt ngắn mạch là 5s.

Giải:theo những kết quả của Bài tập 1, thời gian ngắn mạch tối đa cho phép là t:
___ s 150
√ t = k x ----- = 143 x ----------- = 3,83.
Isc 5,598 x 1000
t = 3,832 = 14,6 s > 5s.

Kết luận: tiết diện dây trong trường hợp này là chịu đụng được ứng suất nhiệt
trong thời gian ngắn mạch.

4.Quá tải động cơ điện:


Trong các công nghệ hiện nay, 85% các động cơ
điện được dùng là động cơ không đồng bộ loại
lồng sóc có dòng khởi động lớn hơn dòng đầy tải
nhiều lần. Dòng đầy tải của động cơ 3 pha tính
theo công thức:
1000 Pn
Ia 
3U ..cos 
(16)
Trong đó: Ia(A): dòng đầy tải; Pn(kW): công suất
danh định động cơ (công suất cơ khí); U(V): điện
áp pha-pha (380V hay 400V); η: hiệu suất động
cơ; cosφ: hscs của động cơ (Xem bảng tính năng các động cơ cảm ứng tiêu biểu
trong phần Phụ lục D, để có hiệu suất và hscs của động cơ).
Với động cơ đơn pha, ta có công thức tính dòng đầy tải:
1000 Pn
Ia 
U 0 ..cos 
(17)
Trong đó: Ia(A): dòng đầy tải; Pn(kW): công suất danh định (công suất cơ khí);
U(V): điện áp pha trung tính (220V hay 230V); η: hiệu suất động cơ; cosφ: hscs
của động cơ. (η và cosφ có thể tham khảo trong bảng Phụ Lục D cuối giáo trình
này).
Dòng khởi động trực tiếp (DOL) của động cơ:
- 3 pha: Id = 4,2 đến 7 lần Ia.
- Đơn pha: Id = 4,2 đến 9 lần Ia.
Trung bình ta có thể xem dòng khởi động trực tiếp của các động cơ:

Id = 6 Ia (18)

Nếu sử dụng phương pháp khởi động sao-tam giác (Y∆), thì động cơ 3 pha có dòng
khởi động: Id = 1,5 Ia đến 2,6 Ia.

Mặt khác, khi động cơ bị quá tải ngắn hạn thì dòng của nó khi đó có thể bằng 3
lần Ia. Do đó cần phải có khí cụ bảo vệ quá tải cho động cơ.
Nếu khí cụ bảo vệ quá tải cho động cơ quá nhạy thì sẽ gây bất tiện, vì động cơ
không khởi động được hay không chịu quá tải ngắn hạn được.
Nếu khí cụ bảo vệ quá tải lại không thích hợp, thì động cơ có thể bị cháy hỏng.

Ví dụ: xem một động cơ 3 pha 380V, có công suất 11kW, hscs 0,86, hiệu suất 87%.
Tính dòng đầy tải của động cơ, và dòng khởi động của nó.

7
Giải: Ta tính dòng đầy tải động cơ 3 pha theo công thức:

1000Pn 1000 x 11
Ia = --------------- = ------------------------ = 22 A
√3 x U.η.cosφ 1,732 x 380 x 0,87 x 0,86

Suy ra dòng khởi động của động cơ: Id = 6 Ia = 6 x 22 = 132 A.

5.Quá áp và sụt áp nguồn điện:


Quá áp là hiện tượng điện áp nguồn cao hơn định mức, có thể xảy ra do:
- Hệ thống 3 pha có chạm đất phía cao áp, hay hạ áp;
- Đứt dây trung tính hạ thế trong mạch cung cấp 3 pha 4 dây;
- Thời gian thấp điểm của đường dây cấp điện, do dòng tiêu thụ giảm, sụt áp
đường dây giảm;
- Thiết bị điện cũ (220/380V) dùng với nguồn điện mới (230/400V).

Sụt áp là hiện tượng điện áp nguồn thấp hơn định mức, có thể xảy ra do:
- Hệ thống 3 pha có chạm đất phía cao áp, hay hạ áp;
- Đứt dây trung tính hạ thế trong mạch cung cấp 3 pha 4 dây;
- Thời gian cao điểm của đường dây cấp điện, do dòng tiêu thụ tăng, sụt áp
đường dây tăng;
- Thiết bị điện mới (230/400V) dùng với nguồn điện cũ (220/380V).

Tùy theo tiêu chuẩn mỗi nước, mức quá áp cho phép từ 5% đến 10%, mức sụt áp cho
phép từ 3% đến 5%.

Ở Việt Nam, theo tiêu chuẩn TCVN 7447-5-52:


* Khi ht lắp đặt điện lấy điện từ mạng điện hạ thế công cộng, thì:
- Sụt áp cho phép với điện chiếu sáng: 3%.
- Sụt áp cho phép với sử dụng điện khác: 5%.
* Khi ht lắp đặt điện lấy điện từ nguồ điện hạ thế riêng, thì:
- Sụt áp cho phép với điện chiếu sáng: 6%.
- Sụt áp cho phép với sử dụng điện khác: 8%.

* Ví dụ về tai hại của sụt áp:


Với động cơ điện có dòng khởi động Id = 6 Ia. Nếu bình thường, nguồn điện có sụt
áp 8% trên mạch dây cuối của động cơ, thì sụt áp sẽ lên đến 48% trong thời gian
khởi động, động cơ không thể khởi động được.

* Ví dụ về tai hại của tình trạng không đồng bộ (“mới cũ”) trong hệ thống:
Với tiêu chuẩn cũ điện áp định mức của MBA là 220/380V, nhà sản xuất MBA thiết
kế sao cho các MBA có điện áp không tải là: 231/399V);
Với tiêu chuẩn mới điện áp định mức của MBA là 230/400V, nhà sản xuất MBA thiết
kế sao cho các MBA có điện áp không tải là: 242/420V).

Khi đó:
- MBA mới non tải sẽ gây ra quá áp cho thiết bị điện cũ;
- MBA cũ đầy tải sẽ gây ra sụt áp cho thiết bị điện mới.
Trong các hệ thống điện đặc biệt nhạy cảm với quá áp và thấp áp, người ta cần
phải có các khí cụ và thiết bị phù hợp để bảo vệ hệ thống không phải chịu sự cố
quá và thấp áp.

* Tính toán sụt áp do đƣờng dây:

Theo TCVN 7447-5-52, người ta có thể tính sụt áp của một đường dây khi biết dòng
đầy tải của nó theo các công thức sau:

Mạch Sụt áp (ΔU) (%)


Đơn pha ΔU = 2Ia (R.cosφ+X.sinφ) 100ΔU/Uo (20
3 pha ΔU = Ia (R.cosφ+X.sinφ) 100ΔU/Uo

Trong đó: ΔU(V: sụt áp; Ia(A):dòng đầy tải; R(Ω): điện trở đường dây;
X(Ω): cảm kháng đường dây; Cosφ: hệ số công suất; Uo(V): điện áp pha-trung tính.

8
* R và X tính theo các công thức (12), (13) ở mục 3-b trên kia;
* cosφ có thể cho bằng 1 với tải chiếu sáng, bằng 0,35 khi động cơ khởi động,
bằng 0,8 khi động cơ vận hành bình thường.

Bài tập 3:
Một cáp đồng 3 pha tiết diện 35mm2 dài 30m cung cấp điện cho một động cơ 3 pha
380V. Động cơ có dòng đầy tải Ia = 138A tại cosφ = 0,87 trong điều kiện vận hành
bình thường. Tính % sụt áp do đường dây trong điều kiện vận hành bình thường.

Giải:
Điện trở thuần của đường dây:

22,5L 22,5 x 30
Rđd = ------ = ---------- = 19,3 mΩ
S 35
Điện cảm của đường dây không đáng kể vì tiết diện nhỏ hơn 50mm2.

Vậy sụt áp trên đường dây:


ΔU = Ia(R.cosφ+X.sinφ) = 138 x (0,0193 x 0,87 + 0) = 2,32 V
Suy ra phần trăm sụt áp: ΔU % = 100ΔU/Uo = 100 x 2,32 / 220 = 1,05%

6. Điện áp tiếp xúc và dòng điện dƣ cho phép:


Trong hệ thống lắp đặt điện có những bộ phận kim loại có tính dẫn điện như vỏ
máy, vỏ tủ điện, khay cáp, hộp cáp, khung sàn thao tác,..., không được bao che
và con người có thể chạm vào được. Bình thường các bộ phận này không mang điện;
nhưng khi có sự cố có thể bị mang điện. Những bộ phận như vậy được thường được
gọi là những “vật dẫn điện để hở”, hay “vật dẫn bình thường không mang điện”,
hay đơn giản gọi là “vỏ kim loại”.

Để bảo vệ con người, các vỏ kim loại trong hệ thống lắp đặt điện thường được nối
đẳng thế về đất, gọi là nối đất bảo vệ. Nếu hệ thống lắp đặt điện dược nối đất
bảo vệ đúng cách, khi có sự cố chạm vỏ, sẽ làm phát sinh một dòng điện sự cố,
gọi là dòng điện dư Id. Dòng điện dư này sẽ làm tác động khí cụ bảo vệ, cắt
nguồn điện một cách tự động.
Tuy nhiên do điện trở nối đất không hoàn toàn tốt, nên lúc sự cố chạm vỏ, trên
vỏ kim loại chỗ sự cố có một điện áp được gọi là điện áp dư Ud. Trong điều kiện
thông thường, điện áp dư Ud cũng là điện áp tiếp xúc Uc, nghĩa là điện áp mắc
qua điện trở của thân người Rng. Mối quan hệ được thể hiện qua hình vẽ sau đây:

Trong đó: Uc(V):điện áp tiếp


xúc; Ud(V):điện áp dư; Id
(A):dòng điện dư.

Điện áp tiếp xúc có thể gây


điện giật cho con người. Do
đó cần phải có khí cụ bảo vệ
và có phương thức nối đất
thích hợp nhằm ngắt mạch tự động và hạn chế điện áp tiếp xúc.
Dòng điện dư đóng vai trò làm tác động khí cụ bảo vệ đó để ngắt mạch tự động.
Theo tiêu chuẩn TCVN 7447:2010-2011, điện áp tiếp xúc không được lớn hơn điện áp
tiếp xúc giới hạn cho phép UL , được quy định như sau:

Ở môi trường khô ráo: UL = 50V. Ở môi trường ẩm ướt : UL = 25V .

Việc chuẩn hoá này rất quan trọng, để kiểm tra và xác định trách nhiệm an toàn.
Dòng điện dư không chuẩn hóa trong lý thuyết an toàn nhưng được chuẩn hoá theo
khí cụ dòng dư RCD (sẽ học trong Chương 2: Khí cụ Bảo Vệ).

7. Thời gian mất điện cho phép:

Thời gian mất điện cho phép là một chuẩn mực tiện nghi và an toàn sản phẩm cho
người sử dụng điện và mục đích sử dụng điện.

9
Thông thường người ta hay dùng MPĐ để dự phòng cho sự cố mất điện. Khi nguồn
điện chính (nguồn điện AC khu vực) bị mất, MPĐ dự phòng được đóng vào tải để
thay thế cho nguồn điện chính. Thời gian mất điện, được cho phép theo loại hộ
tiêu thụ điện, và theo quy phạm của từng nước.
Theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam,Tập I,Phần II,Chương 5, Điều 5-14, Mục 2:
* Hộ loại 1: gồm các cơ quan quan trọng, nơi tụ tập đông người, phòng mổ cấp
cứu, đài phát thanh truyền hình, trung tâm thong tin liên lạc,...,thời gian mất
điện cho phép không quá thời gian để thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng ATS
(Automatic Transfer Switch) làm việc.

* Hộ loại 2: gồm các công trình công cộng của đô thị, khu nhà ở trên 5 tầng, nhà
máy nước, công trình làm sạch chất thải, các hộ tiêu thụ điện tập trung có công
suất từ 4000kW trở lên,...,thời gian mất điện cho phép không quá thời gian để
thiết bị đóng nguồn dự phòng bằng tay MTS (Manual Transfer Switch)làm việc.

* Hộ loại 3: những hộ dùng điện còn lại: thời gian mất điện cho phép là 24 giờ,
và không yêu cầu có nguồn điện dự phòng.

III.CÁC CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA KHÍ CỤ ĐIỆN:

Sau khi nghiên cứu các hạn chế của một hệ thống điện, xét về mặt yêu cầu vận
hành cũng như về mặt an toàn, chúng ta thấy khí cụ điện cần phải có nhiều loại,
mỗi loại khí cụ gồm có một hay nhiều chức năng sau:

- Chức năng bảo vệ;


- Chức năng cách ly và đóng cắt;
- Chức năng điều khiển.

Người thiết kế và người sử dụng có thể tùy chọn loại khí cụ phù hợp để phục vụ
cho các mục đính:

- Bảo vệ quá dòng do quá tải hay ngắn mạch; bảo vệ quá điện áp; bảo vệ theo dòng
điện dư; ...
- Cách ly nguồn điện khỏi phụ tải; đóng cắt bằng tay và tự động; đóng cắt khẩn
cấp;...
- Điều khiển trung gian; điều khiển liên động; điều khiển định thì; …

IV. PHÂN LOẠI CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN:


Ta có thể phân loại khí cụ điện theo nhiều cách:
* Theo điện áp sử dụng: Khí cụ điện hạ áp; khí cụ điện cao áp.
* Theo chức năng: khí cụ bảo vệ; khí cụ cách ly và đóng cắt; khí cụ điều khiển.
* Theo ngành ứng dụng: khí cụ phân phối điện, khí cụ tự động, ...

Ngoài ra các khí cụ điện còn phải được chế tạo đa dạng theo điều kiện công suất,
tần suất làm việc, sức bền điện và cơ, khả năng chịu môi trường đặc thù (ẩm,
nóng), yêu cầu hạn chế kích thước, trọng lượng, ...

V. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA MÔN HỌC:


Mục tiêu của học phần này nhằm trang bị kiến thức đại cương về nguyên lý và ứng
dụng các khí cụ điện thông dụng trong trang bị điện. Do đó trong học phần này,
ta sẽ không khảo sát các nội dung sau:

- Khí cụ điện trung cao thế;


- Khí cụ tự động: như cảm biến, biến tần, PLC, ...

Khí cụ điện và An toàn điện là hai môn học độc lập, tuy nhiên có những phần kiến
thức cơ sở chung. Do đó khi chương trình sắp xếp giảng chung hai môn này sẽ tạo
nhiều điều kiện thuận lợi, đặc biệt khi người học là người thiết kế.

-----oO0oO-----

10
CHƢƠNG 2: KHÍ CỤ BẢO VỆ
Khí cụ bảo vệ gồm có cầu chì, bộ ngắt mạch (CB), khí cụ dòng dư (RCD), và khí cụ bảo vệ
quá áp (hay khí cụ bảo vệ xung) (SPD). Không có các khí cụ bảo vệ, hệ thống điện sẽ hư
hỏng (chạm, chập, cháy, nổ,...)khi gặp phải các sự cố chạm đất, ngắn mạch, quá tải, quá
áp do xung vận hành hoặc xung sét,….. Biết cấu tạo, công dụng, và lựa chọn áp dụng các
khí cụ bảo vệ điện là kỹ năng căn bản của một kỹ sư ngành điện và các ngành liên quan
nhiều đến điện như điện tử, tự động hóa, viễn thông và công nghệ thông tin.

I.CẦU CHÌ:
Cầu chì (fuse), là khí cụ bảo vệ quá dòng,
mắc nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ. Khi
có dòng điện lớn hơn một giá trị cho trước
đi qua cầu chì trong một thời gian đủ, dây
chảy (fuse-element) của nó bị nóng chảy và
làm ngắt mạch điện.

1. Cấu tạo của cầu chì:


Cầu chì nguyên bộ có thể gồm những bộ phận:
- Hộp cầu chì (fuse-holder) gồm chỉ có đế cầu chì (fuse-base, fuse–mount)hoặc có
thêm nắp (giá) cầu chì (fuse-carrier);
- Cầu chảy (fuse-link) (có thể gọi là vỏ cầu chì);
- Dây chảy (fuse-element) là bộ phận tác động nóng chảy, nằm trong cầu chảy.
Dây chảy là bộ phận chính của cầu chì, làm bằng chì, thiếc, đồng, thau, bạc, nickel,
hay một hợp kim.
Người ta quen gọi cầu chảy (fuse-link) là cầu chì (fuse).
Cầu chì kín (enclosed)có dây chảy được bọc kín hoàn toàn, nên không gây ra nguy hiểm
do hồ quang và những hiệu ứng khác khi nó tác động.
Cầu chì nửa kín (semi-enclosed) có dây chảy không được bọc kín hoàn toàn, và có thể
thay bởi người sử dụng.
Cầu chì (cầu chảy) và hộp cầu chì chế tạo theo đúng tiêu chuẩn IEC 60269 có thể
tương thích lắp lẫn nhau dù là khác hãng sản xuất.
Cầu chì có nhiều dạng phân biệt theo cấu tạo kết nối cơ khí giữa cầu chảy và hộp
cầu chì:
- Cầu chì với tiếp điểm dao (fuse-link with blade contacts);
- Cầu chì với kết nối bu-lông (fuse-link for bolted connections);
- Cầu chì có tiếp xúc đuôi trụ (fuse-link having cylidrical contact caps)
- Cầu chì với tiếp điểm dao lệch (fuse-link with offset blade contacts);

Cầu chì với tiếp điểm dao Cầu chì với kết nối bu-lông Cầu chì đuôi trụ

Chí tiết về phân loại cấu tạo và kích thước cầu chì có thể xem trong phần tiêu
chuẩn IEC 60269-2-1:2002, hoặc trong Phụ lục F của giáo trình này.

2- Phân loại và đặc tính của cầu chì:


Cầu chì hạ áp đạt chuẩn được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 60269 còn được phân
thành nhiều loại, theo phạm vi cắt và công dụng: gG, gM, aM, gD, gN, gU, gR, gS.
Cách ký hiệu được phân biệt như sau:

- Chữ thứ nhất: chỉ phạm vi cắt (breaking range), tức là vùng ứng dụng trên
đặc tuyến dòng điện - thời gian của nó:

11
g : cầu chì có phạm vi cắt toàn thang (full-range). Cầu chì g cắt tất cả các
dòng có thể làm chảy cầu chì cho tới giới hạn khả năng dòng cắt định mức của nó.
a: cầu chì có phạm vi cắt phân thang (partial range). Cầu chì a có thể cắt hiệu
quả các dòng trong khoảng từ một dòng min (k2.In) cho tới giới hạn khả năng dòng
cắt định mức của nó.

- Chữ thứ nhì: chỉ công dụng của cầu chì:


G: thông dụng; M: cho động cơ; D: có thời gian trễ; N: không có thời gian trễ;
R và S : dùng cho thiết bị bán dẫn; U: dùng cho điện lực.

Ví dụ: cầu chì gG là cầu chì thông dụng, cầu chì aM là cầu chì dự phòng dùng cho
động cơ.

Trong tất cả các loại cầu chì đạt chuẩn IEC 60269 , cầu chì gG là thông dụng
nhất, vừa có khả năng chống quá tải, vừa có khả năng chống ngắn mạch. Hiện nay
người ta dùng cả cầu chì gG cho động cơ, vì đặc tuyến của nó có khả năng kháng
dòng khởi động. Chú ý cầu chì aM chỉ chống ngắn mạch, nên phải dùng kèm với khí
cụ bảo vệ khác để chống quá tải.
Ngoài tiêu chuẩn IEC 60269, còn tồn tại trên thị trường các loại cầu chì chế tạo
theo các tiêu chuẩn khác:

- Cầu chì nửa kín (semi-enclosed) theo tiêu chuẩn BS3036: có dãy trị số từ 5A
đến 100A, thường dùng cho các thiết bị gia dụng. Cầu chì loại này có hệ số nóng
chảy cao, phải sử dụng tiết diện dây lớn. Dây cáp điện như vậy gọi là bị giảm
cấp. Cầu chì loại này không bảo vệ ngắn mạch tốt. Hiện nay người ta chuyển sang
dùng bảo vệ loại khác để thay cho việc sử dụng loại cầu chì này.

- Cầu chì HBC theo tiêu chuẩn BS1316: thường dùng cho điện nhà và thiết bị điện
gia dụng, có dãy trị số từ 5A đến 100A. Cầu chì loại này bảo vệ ngắn mạch tốt,
không làm giảm cấp dây cáp. Cầu chì 13A trong phích cắm điện 3 chấu tiêu chuẩn
Anh là cầu chì loại này.

- Cầu chì HBC theo tiêu chuẩn BS88: thường được dùng trong thương mại và công
nghiệp,có dãy trị số từ 6A cho đến 200A. Cầu chì loại này bảo vệ ngắn mạch tốt,
không làm giảm cấp dây cáp. Hiện nay loại cầu chì này đã được thống nhất gộp
trong tiêu chuẩn IEC 60269, xem như cầu chì gG.

3- Thông số kỹ thuật của cầu chì:

a. Điện áp định mức Un(V): điện áp hiệu dụng của hệ thống sử dụng cầu chì. Các
loại cầu chì AC hạ áp có dãy trị số Un như sau: 230, 400, 500, 690 V.
Để cho cầu chì vận hành đạt chuẩn, điện áp của hệ thống không được vượt quá 10%
điện áp Un khi nó có trị số ≤ 500V, không được vượt quá 5% điện áp Un khi nó có
trị số 690V.

b. Dòng điện định mức In (A): là dòng điện cầu chì có thể dẫn trong thời gian vô
hạn định mà không bị phá hủy.
Dòng danh định In của cầu chì thông dụng gG có dãy trị số: 2 4 6 8 10
12 16 20 25 32 40 50 63 80 100 125 160 200 250 315
400 500 630 800 1000 1250A.

c. Dòng không nóng chảy quy ƣớc Inf (A) : là trị số dòng điện tại đó cầu chì có
thể dẫn trong một thời gian ấn định (thời gian quy ước tc)mà không bị chảy. Cầu
chì gG với In ≥ 16A có Inf = 1,25 In

d. Dòng nóng chảy quy ƣớc If (A): là trị số dòng điện tại đó cầu chì tác động
(bị chảy) trong thời gian quy ước tc. Cầu chì gG với In ≥ 16A có If = 1,6 In

Theo tiêu chuẩn IEC 60269:


Cầu chì gG có thời gian quy ước, dòng không nóng chảy quy ước và dòng nóng chảy
quy ước theo các bảng sau :

12
* Bảng 2 trong IEC 60269-1 cho các cầu chì gG có In ≥ 16A:

* Bảng II, IEC 60269-2-1:2002, Phần I cho các cầu chì gG với tiếp điểm dao có In
< 16A:

* Bảng II,IEC 60269-2-1:2002, Phần II cho các cầu chì gG với kết nối bu-lông có
In < 16A:

* Bảng II,IEC 60269-2-1:2002, Phần IV cho các cầu chì gG với tiếp điểm dao lệch
có In < 16A:

* Bảng II,IEC 60269-2-1:2002, Phần V cho các cầu chì có đặc tuyến gD và gN:

CHÚ Ý: Dòng điện nóng chảy quy ước và thời gian quy ước xác định dòng tác động
hiệu quả của cầu chì trong bảo vệ quá tải khi tính toán thiết kế điện.

d. Thời gian tiền hồ quang t1 (sec): là thời gian khi dòng điện đủ lớn cho cầu

13
chì chảy cho tới khi bắt đầu có hồ quang.

e. Thời gian hồ quang t2 (sec): là thời gian từ khi mới bắt đầu có hồ quang cho
tới khi hồ quang tắt hẳn.

f. Thời gian tác động (sec): là tổng thời gian t1 + t2.

g. Các trị số dòng điện cửa (gate currents) (A): là những trị số dòng điện để
xác định những thời gian tiền hồ quang của cầu chì gG và gM.
(Xem Bảng 3 - IEC 60269-1, và các Bảng III trong các Phần I, II, IV và V, IEC
60269-2-1 trong Phụ Lục H2).

Ý nghĩa các trị số dòng điện cửa như sau:


Ví dụ xem cầu chì 20A trong Bảng 3, IEC60269-1 (Xem Phụ Lục H2). Khi dòng qua
cầu chì nhỏ hơn 42A thì cầu chì sẽ chảy trong thời gian lâu hơn 10 giây. Khi
dòng điện qua cầu chì lớn hơn 85A, thì nó sẽ chảy trong thời gian không quá 5
giây. Khi dòng điện qua cầu chì nhỏ hơn 110A, thì nó sẽ chảy trong thời gian lâu
hơn 0,1 giây. Khi dòng điện qua cầu chì lớn hơn 200A, thì thời gian tác động của
cầu chì nhỏ hơn 0,1 giây.
CHÚ Ý: các dòng điện cửa và thời gian tiền hồ quang tương ứng xác định tính bảo
vệ ngắn mạch và giúp có tham số tính toán ứng suất nhiệt trong thiết kế.

h. Dòng ngƣỡng (cut-off current) (A):trị số tức thời tối đa của dòng điện đạt
tới trong thời gian vận hành cắt dòng của cầu chì, theo cách nó ngăn ngừa một
dòng khác cao hơn.
i. Tích phân joule I2t (A2s): là tích phân
theo thời gian của bình phương dòng điện
trong một khoảng thời gian.

j. I2t tiền hồ quang (A2s): tích phân joule


trong thời gian t1.

k. I2t vận hành (A2s): tích phân joule trong


thời gian vận hành.
- Đặc tuyến dòng điện-thời gian: đặc tuyến
thời gian tiền hồ quang t1 theo dòng điện kỳ
vọng.
- Đặc tuyến I2t: đăc tuyến cho giá trị của
I2t ( tiền hồ quang và/hoặc vận hành) theo
giá trị dòng điện kỳ vọng dưới những điều
kiện vận hành được mô tả.
Những trị số tích phân joule I2t trong thời gian tiền hồ quang và thời gian vận
hành tại 0,01 giây của các cầu chì gG, gM và aM được xác định theo bảng(Xem các
Bảng trị số I2t của các loại cầu chì trong Phụ lục H3).

l. Khả năng dòng cắt (kA): giá trị hiệu dụng của dòng điện kỳ vọng mà cầu chì có
thể cắt được tại một điện áp và dưới những điều kiện cho trước.

4- Tác động của cầu chì:


a. CẦU CHÌ g :
Trong thời gian quy ước Tc: cầu chì không chảy khi I ≤ Inf; cầu chì chảy khi I≥
If.
b. CẦU CHÌ a:

Cầu chì chưa chảy khi dẫn một dòng I ≤ k1.In, trong thời gian xác định trên
đường cong quá tải;

14
Khi k1.In < I < k2.In, cầu
chì có thể chảy, thời gian
tiền hồ quang lớn hơn thời
gian trong đặc tuyến tiền
hồ quang.

Khi dòng điện I > k2.In,


cầu chì tác động trong vùng
đặc tuyến dòng điện-thời
gian của nó, bao gôm việc
xác định thời gian hồ
quang.

Theo IEC 60269-2, các hệ số


k trong đặc tuyến của cầu
chì aM là: ko = 1,5; k1 =
4; k2 = 6,3.

5- Công dụng cầu chì:

Cầu chì chống quá tải kém,


nên thường phải dùng kèm
thêm thêm khí cụ bảo vệ khác.
Sử dụng cầu chì gG mà không có khí cụ điện hạn dòng khác kèm theo thì phải tính
cỡ dây tải điện lớn hơn một cỡ để tránh dòng quá tải yếu kéo dài.

Cầu chì dùng cho động cơ (aM): chỉ bảo vệ ngắn mạch, If = 4 In. Loại cầu chì này
không có công dụng bảo vệ quá tải, nên bắt buộc phải dùng kèm với khí cụ bảo vệ
dòng quá tải.

Trong thực tế các dãy cầu chì của mỗi hãng đều có bảng tham số đặc tính để người
dùng tham khảo.

6- Tính toán cầu chì thông dụng:

Ta có công thức tính dòng điện tới hạn của dây chảy:
Ith  k.I n
(1)
Trong đó: Ith (A): dòng tới hạn của cầu chì; In(A): dòng định mức của cầu chì;
k: hệ số tùy theo vật liệu dây chảy
Dây chảy bằng đồng k = 1,6 – 2; dây chảy bằng chì: k = 1,25 – 1,45; dây chảy
bằng thiếc: k = 1,15.

Nếu dây chảy có tiết diện tròn, người ta có công thức thực nghiệm:
I th  A0 .d 3/2
(2)
Trong đó: Ith(A): dòng tới hạn của dây chảy; A0: hệ số vật liệu; d(mm): đường
kính dây chảy.

Ta có bảng A0 như sau:


Vật liệu Bạc Đồng Chì Thiếc
A0 44 60 28 24,6

Ví dụ: tính đường kính dây chảy bằng chì của cầu chì gG có dòng định mức 5A
Giải: Dòng tới hạn của cầu chì: Ith = 1,25 In = 1,25 x 5 = 6,25 A
Suy ra đường kính dây chảy bằng chì:

d = (Ith/A0)^ 2/3 = (6,25/28)^2/3 = 0,36 mm

15
Ví dụ: tính đường kính dây chảy bằng đồng cho một cầu chì gG có dòng định mức In
30A.

Giải:
Dòng tới hạn của cầu chì: Ith = 1,6 In = 1,6 x 30 = 48A
Suy ra đường kính dây chảy bằng đồng:

d = (Ith/A0)^ 2/3 = (48/60)^2/3 = 0,86 mm.

Sau đây là Bảng đường kính của các cầu chì nửa kín, dây chảy bằng đồng, có thể
tự thay bởi người dùng,theo Bảng 53A, theo mục 533-01-04, Quy phạm IEE 16th
:1991):

Dòng điện định mức In (A) Đƣờng kính dây chảy d (mm)
3 0,15
5 0,2
10 0,35
15 0,5
20 0,6
25 0,75
30 0,85
45 1,25
60 1,53
80 1,8
100 2

7- Chọn cầu chì:

a. Đối với mạch thông dụng: người ta chọn dòng định mức của cầu chì:
Iz
In 
1,31
( khi In < 16A) (3)
Iz
In 
1,1
( khi In ≥ 16A) (4)

Trong đó: In: dòng điện định mức của cầu chì; Iz: dòng điện liên tục cho phép
(dung lượng dòng thực tế)của dây dẫn

b. Đối với mạch bảo vệ động cơ: người ta chọn dòng định mức của cầu chì như
sau:
Khi thời gian khởi động nhỏ (3 đến 5 giây): In = 2,4 Ia (5)

Khi thời gian khởi động lớn (đến 10 giây): In = 3,75 Ia (6)
Trong đó: In: dòng định mức của cầu chì; Ia: dòng đầy tải của động cơ.

c- Điều kiện cắt chọn lọc (discrimination) với cầu chì:

Xem Phụ lục H5: Bảng H ở mục 8.7.4, IEC 60269-2-1, Bảng dòng test và giới hạn
I2t để kiểm nghiệm tính chọn lọc tác động bảo vệ ngắn mạch của cầu chì của cầu
chì gG.

Nếu trị số I2t vận hành của cầu chì ở hạ nguồn không vượt hơn trị số I2t tiền hồ
quang của cầu chì ở thượng nguồn, thì ta có được điều kiện cắt chọn lọc.

Để chắc chắn với các cầu chì có In > 16A, người ta chọn độ chênh lệch In 1,6 : 1
đề có tính chọn lọc.

16
II- BỘ NGẮT MẠCH (CB):

Bộ ngắt mạch, (Circuit breaker) thường


được gọi tắt là CB, ngày nay là khí cụ
bảo vệ thông dụng nhất trong hệ thống
điện.
Sơ đồ nối dây
CB có nhiều loại, thường được chế tạo
theo tiêu chuẩn IEC 60898 cho mạch
cung cấp điện gia dụng, hoặc cao hơn
là theo tiêu chuẩn IEC 60947-2 cho hệ
thống điện thương mại và công nghiệp.

Sơ đồ đơn tuyến

1- Cấu tạo CB:


Một CB gồm những bộ phận chính: hệ thống
tiếp điểm, hệ thống dập hồ quang, cơ cấu
truyền động, cơ cấu bảo vệ, cần gạt bằng
tay.
Cơ cấu bảo vệ trong một CB có thể gồm một
hoặc cả hai loại:

- Rơ-le nhiệt: theo nguyên lý bộ lưỡng kim


nhiệt, tác động chậm, dùng để bảo vệ quá
tải.
Lưỡng kim
nhiệt gồm
hai dãi
kim loại
khác nhau được ghép hàn vào nhau. Vì hai loại
kim loại khác nhau có hệ số dãn nở khác nhau,
nên khi nhiệt độ tăng, lưỡng kim nhiệt bị uốn
cong. Do đó khi dòng tăng, cần một thời gian
đủ cho lưỡng kim nhiệt bị cong, khi đó rơ-le
nhiệt bật chốt, và tác động.

- Rơ-le điện từ: theo nguyên lý rơ-le dòng


điện, tác động nhanh, dùng để bảo vệ ngắn
mạch.

Rơ-le dòng trong CB là một nam châm điện ghép nối tiếp với mạch điện ngoài. Bình
thường, dòng điện không đủ để nam châm điện hút thanh tác động, nên rơ-le dòng
không tác động. Khi dòng điện tăng đủ để nam châm điện của rơ-le dòng tác động,
mạch bị ngắt, và dòng điện ngoài cũng ngắt.

2- Phân loại CB:

CB có các loại sau đây:

a. CB khổ nhỏ (Miniature Circuit


Breaker) MCB: có kích thước nhỏ,
lắp đặt trên ray, với dãy định
mức (A): 6 8 10 13 16 20
25 32 40 50 63 80.

b. CB vỏ đúc (Moulded Case Circuit Breaker) MCCB: có kích


thước lớn , với dãy định mức (A) : 15 20 25 30 40 50 60 75 80
100 125 150 160 175 200 225 250 300 400 500 630 800 1000 1250
1600.

17
- Ngoài ra các hãng còn chế tạo Motor CB
dùng để bảo vệ quá tải động cơ điện, có
dòng chỉnh định được.

- CB nhiệt rẻ tiền phi chuẩn, chỉ có cơ


cấu nhiệt, định mức dưới 30A, thường
được dùng thay cầu chì trong các mạch
điện dân dụng và mạch điện tạm, để thay
cho công tắc 2 cực, không nên sử dụng
cho những hệ thống quan trọng, mà không
có bảo vệ trên thượng nguồn.

3- Tiêu chuẩn của CB:


Trên thị trường thế giới, các CB đạt
chuẩn hiện nay được chế tạo với hai tiêu chuẩn thống nhất là IEC 60889 và IEC
60947-2.

a- CB theo tiêu chuẩn IEC 60898:


Bộ ngắt điện(CB) theo tiêu chuẩn IEC 60898:1991 được chế tạo cho gia dụng và
những ứng dụng tương tự.
Dòng định mức In của CB theo IEC 60898 có dãy trị số:
6 10 13 16 20 25 32 40 50 63 80 100 125.
Các CB chế tạo theo tiêu chuẩn cũ BS 3871, Part 1, được xem như phù hợp tiêu
chuẩn này. Do đó người ta (ở Anh quốc) thường nghĩ CB theo tiêu chuẩn IEC 60898
là MCB.

CB theo chuẩn IEC 60898 gồm có 3 loại (type):


- CB type B :được dùng cho ứng dụng gia dụng và những lắp đặt thương mại không
có dòng xung chuyển mạch.
- CB type C :được dùng cho các ứng dụng thương mại, công nghiệp có nhiều đèn
huỳnh quang, động cơ nhỏ, tải điện cảm,…, có dòng xung chuyển mạch.
- CB type D :được dùng cho những ứng dụng có dòng khởi động cao: đèn phóng điện,
máy biến áp, máy X quang, máy hàn công nghiệp,….

b- CB theo tiêu chuẩn IEC 60947-2:


Bộ ngắt điện (CB) theo tiêu chuẩn IEC 60947-2 được dùng trong công nghiệp và
những ứng dụng tương tự. Theo tiêu chuẩn này CB đáp ứng các đặc tính qua thử
nghiệm của một khí cụ cách ly.
Dòng định mức In của CB theo IEC 60947-2 có dãy trị số: 25 30 40 50 60
75 80 100 125 150 160 175 200 225 250 300 400 500 630 800 1000
1250 1600.
CB theo IEC 60947-2 được chia ra làm hai loại:
- Category A : là CB không được chế tạo với chủ định phối hợp ngắt chọn lọc
với những khí cụ hạ nguồn (phía tải).
- Category B : là CB được chế tạo với chủ ý có thể dùng phối hợp ngắt chọn
lọc với các khí cụ khác ở hạ nguồn (phía tải). Những CB này có bao gồm đặc tính
thời gian trễ (ngắt trì hoãn).

4- Thông số kỹ thuật của CB:


Mỗi CB có những thông số đặc tính cơ bản sau đây:

a.Điện áp vận hành định mức (Cấp điện áp) Ue (V):


Cấp điện áp là điện áp mà ở đó CB có thể vận hành bình thường.CB thường có những
cấp điện áp 400 dến 690 V tùy theo loại.

b.Dòng điện định mức In (A)_:


Dòng định mức là dòng tối đa mà một CB có thể tải trong thời gian vô hạn định,
tại một nhiệt độ môi trường quy định bởi nhà sản xuất, và không quá giới hạn
nhiệt độ của các thành phần mang điện.

18
Ví dụ: một CB với dòng định mức In = 125A ở nhiệt độ môi trường 40 oC, được lắp
một rơ-le quá dòng đã được chỉnh định (đặt ở 125A). Cùng một CB này có thể dùng
được ở một nhiệt độ môi trường cao hơn, tuy nhiên phải”giảm định mức” một cách
thích hợp. Như vậy ở môi trường 50 oC, CB này có định mức 117A, ở 60 oC, nó có
định mức 109 A.

Người ta giảm định mức bằng cách


chỉnh dòng Ir cho rơ-le bảo vệ quá
tải, và phải ghi nhãn cho CB.

c. Kích thƣớc khung (frame-size):


Một kích thước khung của CB trong sản
xuất có thể lắp với các bộ rơ-le quá
dòng khác nhau, cho vài cỡ định mức
In khác nhau trong dãy sản phẩm. Do
đó người ta có thể tiết kiệm chi phí
sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Ví dụ : cùng một frame-size NS630N của hãng Schneider có thể dùng cho các MCCB
có dòng định mức In từ 150 đến 630A.
Tất cả các MCB cùng số cực đều có kích thước khung như nhau.

d.Ngƣỡng dòng tác động của rơ-le quá tải Irth hay Ir (A):
Ngưỡng dòng tác động quá tải Ir (hay Irth)là dòng tối đa mà CB có thể hoạt động
mà không ngắt. Đó chính là dòng chỉnh định của rơ-le nhiệt trong CB.

Với CB theo chuẩn IEC 60898, có Ir cố định thì Ir chính là là dòng danh định In .
Với một số CB công nghiệp theo chuẩn IEC60947-2, ta có thể chỉnh dòng tác động
quá tải Ir :
- Có thể chỉnh Ir từ 0,7 đến 1,0 In với cơ cấu rơ-le nhiệt của CB thông thường.
- Có thể chỉnh Ir từ 0,4 đến 1,0 In với các CB đời mới có rơ-le điện tử.

Ví dụ: cho một MCCB với In = 400A, có khả năng chỉnh dòng. Ta có thể chỉnh Ir ở
0,9 (90%) để có Ir = 0,9 x 400 = 360A.
Một MCB 20A, không có chỉnh dòng, thì luôn luôn Ir = In = 20A.

e.Ngƣỡng dòng tác động của rơ-le ngắn mạch Im (A):


Ngưỡng dòng tác động ngắn mạch Im là dòng tác động ngắt dòng ngắn mạch (ngắt tức
thời hoặc trì hoãn thời gian rất ngắn), làm ngắt CB rất nhanh khỏi dòng sự cố
ngắn mạch. Đó chính là dòng chỉnh định của rơ-le điện từ trong CB.

Ngưỡng dòng tác động của rơ-le ngắn mạch của CB dân dụng theo IEC 60898:
- Type B: 3 đến 5 lần In .
- Type C: 5 đến 10 lần In .
- Type D: 10 đến 20 lần In .

Ngưỡng dòng tác động của rơ-le ngắn mạch của CB công nghiệp theo IEC 60947-2:
- Cat. A:
* Cố định: 7 đến 10 lần In .
* Điều chỉnh được, ngưỡng thấp: 2 đến 5 lần In .
* Điều chỉnh được, ngưỡng cao: 5 đến 10 lần In .
Trong khoảng ngưỡng tác động, mức thấp được gọi là dòng duy trì (hold current),
mức cao được gọi là dòng tác động (trip current). Ví dụ với CB theo chuẩn IEC
60898 type C, dòng duy trì là 5In, dòng tác động là 10In.

- Cat. B: gọi là Icw, không gọi là Im: điều chỉnh được, và có thời gian trì hoãn
(gọi là thới gian trì hoãn ngắn)

Với nhiều loại CB, người ta có thể lựa chọn rộng rãi để áp dụng cho phù hợp với
nhu cầu cá biệt của phụ tải.
Xem trong bảng sau đây là thang dòng tác động bảo vệ quá tải và ngắn mạch của CB
hạ thế thông dụng.

19
Loại rơ-le Bảo vệ quá Bảo vệ ngắn mạch
bảo vệ tải
CB dân dụng, Từ-nhiệt Ir = In Ngưỡng thấp Ngưỡng chuẩn Ngưỡng cao
chuẩn IEC loạiB loại C loạiD
60898 3In<Im<5In 5In<Im<10In 10In<Im<20In
CB công Từ-nhiệt Ir = In cố Ngưỡng thấp Ngưỡng chuẩn Ngưỡng cao
nghiệp định loại B hoặc Z loại C loại D hoặc K
3,2In<cố 7In<cố 10In<cố
định<4,8In định<10In định<14In
CB công Từ-nhiệt Ir = In cố Cố định: Im=7 đến 10 In
nghiệp theo định
IEC 60947-2 Điều chỉnh Điều chỉnh được:
được - Ngưỡng thấp: 2 đến 5 In
0,7In<Ir<In
- Ngưỡng chuẩn: 5 đến 10In
Điện tử Trì hoãn dài Trì hoãn ngắn (STD), điều chỉnh được:
(LTD) 1,5In<Im<10In
0,4In<Ir<In Tức thời, cố định:
I = 12 đến 15 In

f.Khả năng cắt dòng ngắn mạch định mức (khả năng cắt ngắn mạch) Icn hay khả năng
cắt dòng ngắn mạch cực đại Icu (kA):

* Icn:Khả năng cắt dòng ngắn mạch định mức của CB dân dụng IEC 60898:
Do nhà sản xuất CB công bố, khả năng cắt dòng ngắn mạch định mức là khả năng cắt
dòng ngắn mạch được xác định ở hệ số công suất của mạch thử nghiệm. Icn có trị
số trong dãy: 1,5 3 6 10 15 25kA.

Chú ý: các MCB có Icn 4,5kA theo tiêu chuẩn cũ BS 3871 không còn được sản xuất.

Đặc tuyến vận hành một CB


có bảo vệ từ-nhiệt

Đ

c
Đặc tuyến vận hành một CB
có bảo vệ điện tử.

* Icu:Khả năng cắt dòng ngắn mạch cực đại của CB công nghiệp IEC 60947-2:
Khả năng cắt dòng ngắn mạch cực đại là trị số dòng sự cố kỳ vọng theo tính toán.
Dòng điện đi qua CB không nên vượt qua trị số này (trừ khi có bảo vệ dự phòng
như được chỉ định bới nhà sản xuất). Icu có trị số trong dãy: 10 16 25 35 50
65 85 100kA.

Trong chế tạo, để xác định Icu với thử nghiệm, người ta test CB với chuỗi thử
nghiệm sau: Icu = o-t-co

20
Với: o: tác động mở mạch dưới điều kiện sự cố.
t: khoảng thời gian trước khi đóng lại (không hơn 3 phút).
c: vận hành đóng mạch khi mạch đang còn sự cố.

Sau chuỗi thử nghiệm này, người ta test điện môi và quá dòng của CB.

g- Khả năng cắt dòng ngắn mạch làm việc Ics (kA):
Khả năng cắt dòng ngắn mạch làm việc Ics là mức dòng cắt tác động lớn nhất, sau
đó CB có thể tiếp tục làm việc mà không mất các đặc tính vận hành.

Trong chế tạo, để xác định Ics với thử nghiệm, người ta test CB với chuỗi thử
nghiệm sau: Ics = o-t-co-t-co

Với: o: tác động mở mạch dưới điều kiện sự cố.


t: khoảng thời gian trước khi đóng lại (không hơn 3 phút).
c: vận hành đóng mạch khi mạch đang còn sự cố.

Sau chuỗi thử nghiệm này, người ta ta thử nghiệm điện môi, nhiệt độ đầu cực, khả
năng qua dòng. CB phải đạt một số những thông số thử nghiệm, để chắc rằng nó
chưa bị phá hỏng, và có thể đưa vào tiếp tục làm việc.

Khả năng cắt dòng ngắn mạch làm việc Ics được áp dụng cho những sự cố ngắn mạch
có thể xảy ra trong thực tế.
Khả năng dòng cắt ngắn mạch cực đại Icu là trị số dòng sự cố tối đa trên lý
thuyết.

Với CB dân dụng IEC 60898:


Tỷ số Ics / Icn tùy thuộc vào Icn.

Khả năng cắt dòng ngắn mạch định Tỷ số Ics / Icn


mức Icn
≤ 6.000 A 1
> 6.000 A O,75 *
≤ 10.000 A
> 10.000 A 0,5 **
* Giá trị tối thiểu cho Isc: 6.000 A
** Giá trị tối thiểu cho Ics = 7.500 A

Với CB công nghiệp IEC 60947-2:


Theo tiêu chuẩn ta có tỷ số giữa Ics và Icu cho các CB theo Cat. A là: 25, 50,
75, và 100%; cho các CB theo Cat. B là: 50, 75, và 100%.
Hiện nay tại Châu Âu, các hãng chế tạo CB công nghiệp với: Ics = 100%Icu.

Nếu một CB gặp phải sự cố ngắn mạch với dòng nhỏ hơn Ics, ta có thể cho nó tiếp
tục làm việc.

Nếu CB gặp phải sự cố ngắn mạch với dòng nhỏ hơn Icu, nhưng cao hơn Ics, ta phải
đem CB đi kiểm nghiệm trước khi có thể cho nó tiếp tục làm việc.

h- Dòng kháng ngắn hạn định mức Icw (kA) của CB IEC 60947-2, Cat B:
CB công nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 60947-2, Category B có một chỉ tiêu
quan trọng là dòng kháng ngắn hạn định mức Icw, là dòng tối đa CB chịu đựng được
trong thời gian trì hoãn ngắn hạn STD (Short Time Delay). Thời gian trì hoãn
ngắn hạn thường được dùng là: 0,05 0,1 0,25 0,5 1,0 giây.
Icw chỉ áp dụng cho loại CB IEC 60947-2, Category B.
Icw không nhỏ hơn trong các trị số sau đây theo Bảng 3, Mục 4.3.5.4, IEC 60947-2

- Khi In < 2500A : Icw = 12In hay 5kA (cái nào lớn hơn).
- Khi In > 2500A : Icw = 30kA.
i- Khả năng tạo dòng ngắn mạch định mức Icm (kA) của CB IEC 60947-2:
Khả năng tạo dòng ngắn mạch định mức Icm của CB công nghiệp chế tạo theo tiêu
chuẩn IEC 60947-2, là dòng tính bằng trị số đỉnh-đỉnh của dòng kỳ vọng ngắn mạch
trong thời gian siêu quá độ, cho bởi nhà sản xuất, dưới điều kiện thử nghiệm với

21
I cm  K 2 I cu
điện áp làm việc, tần số làm việc, và hscs định rõ: (6)
Với K phù hợp với:

Bảng 2, Mục 4.3.5.3, IEC 60947-2


Khả năng cắt dòng ngắn Hệ số công suất cos φ Tỷ số K√2 = K
mạch cực đại Icu (kA) Icm/Icu
4,5 ≤ Icu ≤ 6,0 0,7 1,5 1,03
6,0 < Icu ≤ 10,0 0,5 1,7 1,19
10,0 < Icu ≤ 20,0 0,3 2,0 1,40
20,0 < Icu ≤ 50,0 0,25 2,1 1,47
50,0 < Icu 0,2 2,2 1,55
Với K phù hợp với IEC 60909:
R
K  1, 02  0,98exp(3 )
X (7)
R cos 
 tan 1  
X 1  cos 2 
Và: (8)

5- Tác động của CB:

a- Tác động ngắt bảo vệ quá tải:


 CB theo chuẩn IEC 60947-2:
- Khi dòng điện qua CB nhỏ hơn hay bằng dòng không tác động quy ước Int = 1,05Ir,
thì CB sẽ không tác động trong thời gian quy ước (2 giờ đối với CB có In > 63A;
1 giờ đối với CB có In ≤ 63A ).
- Khi dòng điện qua CB lớn hơn hay bằng dòng điện tác động quy ước It = 1,3Ir,
thì CB sẽ tác động trong thời gian nhỏ hơn thời gian quy ước(2 giờ đối với CB có
In > 63A; 1 giờ đối với CB có In ≤ 63A ).

 CB theo chuẩn IEC 60898:


- Khi dòng điện qua CB nhỏ hơn hay bằng dòng không tác động quy ước Int = 1,13Ir,
thì CB sẽ không tác động trong thời gian quy ước (1 giờ).
- Khi dòng điện qua CB lớn hơn hay bằng dòng điện tác động quy ước It = 1,45Ir,
thì CB sẽ tác động trong thời gian nhỏ hơn thời gian quy ước ( 1 giờ).

* Khi dòng điện qua CB lớn hơn dòng tác động quy ước It, và nhỏ hơn dòng ngưỡng
tác động của rơ-le bảo vệ ngắn mạch Im (3In đối với CB IEC 600898, type B, 7In
đối với CB IEC 60947-2), CB sẽ tác động với thời gian tác động phụ thuộc vào
đặc tuyến dòng điện. Thời gian này được gọi là thời gian trễ dài hạn LTD (Long
Time Delay).

Xem ví dụ trong Phụ lục I3: khi dòng điện qua CB là I3 = 2,55 In, thì CB theo
chuẩn IEC 60898 sẽ tác động ngắt trong thời gian LTD từ 1 đến 60 giây đối với CB
có In < 32A, và từ 1 đến 120 giây đối với CB có In > 32A.

Tác động bảo vệ quá tải có sai số dòng điện là 10%.

b- Tác động ngắt bảo vệ ngắn mạch:


- Khi dòng điện qua CB đến trị số dòng ngưỡng rơ-le bảo vệ ngắn mạch Im (5In đối
với CB chuẩn IEC 600898, type B, 10In đối với CB chuẩn IEC 60947-2), CB sẽ tác
động trong một thời gian gọi là thời gian trễ ngắn hạn. Thời gian này nhỏ hơn 1
giây, xác định được trên đặc tuyến dòng điện - thời gian của CB, ở vùng cận của
dòng Im.

- Khảo sát vi mô hơn, xem ví dụ trong Phụ lục I3, khi dòng điện qua CB bằng dòng
duy trì (ví dụ 3In đối với CB chuẩn IEC 60898, type B), thì CB sẽ tác động trong
thời gian ≥ 0,1 giây. Khi dòng điện qua CB bằng dòng tác động (ví dụ 5In đối với
CB chuẩn IEC 60898, type B), thì CB sẽ tác động trong thời gian nhỏ hơn 0,1
giây.

22
6- Lựa chọn CB:
Người ta thường lựa chọn dòng định mức In của CB theo cách thực hành như sau:

n I  1,1I a
* Với mạch thông thường: (9)
* Với mạch động cơ: In = 1,6 - 2,2 Ia

I n  1,7 I a
Có thể chọn : (10)

Trong đó: In: dòng điện định mức của CB; Ia: dòng điện tính toán của mạch cần
bảo vệ. Trong mạch động cơ , Ia càng lớn thì chọn tỷ lệ càng lớn.

a- Nguyên tắc lựa chọn một CB:

Người ta lựa chọn CB cho một áp dụng cụ thể dựa trên:


- Các đặc tính điện cần thiết cho mạch mà nó bảo vệ;
- Môi trường: nhiệt độ môi trường, nơi lắp đặt;
- Những yêu cầu về dòng cắt ngắn mạch;
- Những chỉ tiêu vận hành: ngắt chọn lọc, điều khiển từ xa, chỉ thị, tiếp điểm
phụ, cuộn cắt phụ, đấu nối,…
- Quy phạm lắp đặt; cụ thể: bảo vệ con người;
- Đặc tính của phụ tải: động cơ, đèn huỳnh quang,…

b- Lựa chọn dòng định mức theo môi trƣờng:

Nhiệt độ chuẩn cho CB dân dụng là 30oC, cho CB công nghiệp là 40oC. Khi nhiệt độ
tăng, In của CB bị giảm.

Bảng In theo nhiệt độ của CB dân dụng và công nghiệp:


CB dân dụng loại B và C
Định 20oC 25oC 30oC 35oC 40oC 45oC 50oC 55oC 60oC
mức
(A)
10 10,6 10,3 10 9,7 9,3 9,0 8,6 8,2 7.8
16 16,8 16,5 16 15,5 15,2 14,7 14,2 13,8 13,5
20 21,0 20,6 20 19,4 19,0 18,4 17,8 17,4 16,8
25 26,2 25,7 25 24,2 23,7 23,0 22,2 21,5 20,7
32 33.5 32,9 32 31,4 30,4 29,8 28,4 28,2 27,5
40 42,0 41,2 40 38,8 38,0 36,8 35,6 34,4 33,2
50 52,2 51,5 50 48,5 47,4 45,5 44 42,5 40,5
63 66,2 64,9 63 61,1 58,0 56,7 54,2 51,7 49,2
CB công nghiệp
In(A) 40oC 45oC 50oC 55oC 60oC
160 160 156 152 147 144
200 200 195 190 185 180
250 250 244 238 231 225

Ví dụ: Một MCB 40A chỉ còn làm việc ở In = 35,6A khi nhiệt độ môi trường là
50oC.

c- Bộ ngắt từ nhiệt có bù:

Các cơ cấu ngắt từ-nhiệt có bù cho phép điều chỉnh dòng cắt quá tải, trong giới
hạn chỉ định, bất kể nhiệt độ xung quanh. Các CB hạ thế đến 630A thường được
trang bị bộ ngắt kiểu này với phạm vi bù từ -5oC đến 40oC.
Bộ ngắt điện tử đặc biệt có tình ổn định nhiệt có thể lên đến 60 oC.

d- Lựa chọn theo ngƣỡng cắt tức thời, hoặc trì hoãn ngắn:

- CB loại ngưỡng thấp loại B: dùng cho mạch có mức dòng ngắn mạch thấp(MPĐ dự

23
phòng); dùng cho đường dây cáp dài.
- CB ngưỡng chuẩn loại C: bảo vệ mạch thông dụng.
- CB ngưỡng cao loại D hoặc K: Bảo vệ mạch có mức dòng tức thời ban đầu cao
(động cơ, biến áp, tải trở).

7- Phối hợp CB:

a- Kỹ thuật phân tầng (cascading):


Bằng cách giới hạn trị số
đỉnh của dòng ngắn mạch đi
qua nó, một CB có đặc tính
hạn dòng cho phép sử dụng,
trong tất cả các mạch hạ
lưu so với vị trí của nó,
những khí cụ đóng cắt và
thành phần mạch có khả
năng cắt dòng ngắn mạch
thấp hơn nhiều, với khả
năng bảo vệ nhiệt và điện
từ cũng thấp hơn nhiều, so
với yêu cầu tính toán của
mạch. Điều này làm đơn
giản lắp đặt và đem lại
lợi ích kinh tế.

Một CB có đặc tính hạn dòng làm gia tăng tổng trở nguồn trong điều kiện ngắn
mạch. Bằng thực nhiệm người ta chứng minh được rằng nó không có hiệu ứng như vậy
vào những lúc khác, ví dụ trong thời gian khởi động một động cơ lớn (tổng trở
nguồn thấp rất cần thiết).

Muốn tận dụng kỹ thuật phân tầng, người ta cần tham khao các bảng thông tin
trong tài liệu kỹ thuật về CB của các hãng chế tạo.

b- Ngắt chọn lọc (discrimination):


Một hệ thống bảo vệ có tính ngắt
phân biệt, hay ngắt chọn lọc,
nghĩa là: khi có điều kiện sự cố
xảy ra ở bất cứ nơi nào trong hệ
thống, chỉ có khí cụ bảo vệ ngay
phía thượng nguồn nơi vị trí sự
cố ngắt mạch, trong khi tất cả
các khí cụ bảo vệ khác không ảnh
hưởng.

Để có tính chọn lọc trong hệ


thống, người ta có thể áp dụng:
- Chọn lọc dựa trên mức
dòng;
- Chọn lọc dựa trên mức thời gian trì hoãn;
- Chọn lọc dựa trên cả mức dòng và mức trì hoãn;
- Chọn lọc dựa trên mức hồ quang trong điều kiện ngắn mạch.

24
III- KHÍ CỤ DÕNG DƢ (RCD):
Khí cụ dòng dư (Residual Current Device) RCD, là khí cụ bảo
vệ theo dòng điện dư. RCD được sản xuất theo các
tiêu chuẩn IEC 61008-1 và IEC 61009-1.
Dòng điện dư, dòng điện rò ra ngoài mạch, là tổng
đại số của các dòng điện đi trong dây pha và dây
trung tính.

Nguyên lý làm việc của RCD như


sau: khi có dòng điện dư vượt qua một ngưỡng, thường là một nửa dòng điện dư tác
động định mức, thì cơ cấu của RCD sẽ tác động, làm ngắt mạch cung cấp điện.
Mục tiêu của việc dùng RCD là để kiểm soát các dòng điện rò, ngăn ngừa cháy do
điện và ngăn ngừa điện giật cho người sử dụng điện.

1- Cấu tạo RCD:


Xem sơ đồ cấu tạo một RCD sau đây:
Bộ phận nhạy cảm với dòng
rò trong RCD là một biến
dòng vi sai. Một lõi từ
hình xuyến bao quanh tất
cả các đường dẫn của một
mạch điện như là mạch sơ
cấp.
Mạch thứ cấp là một cuộn
dây quấn quanh lõi xuyến.
Từ thông phát sinh trong
lõi xuyến phụ thuộc vào
tổng đại số của tất cả các
dòng xuyên qua lõi xuyến. Bao nhiêu dòng điện đi thì có bấy nhiêu dòng điện về.
Do đó khi không có rò điện thì từ thông trong lõi xuyến bằng không, không có
dòng cảm ứng ở cuộn thứ cấp làm tác động cơ cấu ngắt mạch.

Khi có dòng rò điện quá một định mức dòng rò (đo bằng mA)của RCD, tổng đại số
dòng điện trong các dây động lực khác không, làm phát sinh từ thông trong lõi
xuyến, cuộn thứ cấp biến áp dòng có điện, cơ cấu ngắt làm việc, cắt toàn bộ mạch
động lực của mạch điện được bảo vệ.

2- Thông số kỹ thuật RCD:

a. Dòng dƣ tác động định mức IΔn (mA): là trị số của dòng điện dư, theo tính
toán của nhà chế tạo, làm cho RCD tác động. IΔn có thể có những trị số từ rất
nhạy: 10mA 30mA, cho đến các trị số 100mA 300mA 500mA 1A 3A.

b. Dòng điện định mức In (A) : là là khả năng chịu dòng của mạch động lực của
CB.Ghi nhớ rằng RCD không bảo vệ quá tải và ngắn mạch như CB thông thường. Nếu
dòng đi qua tiếp điểm RCD cao hơn dòng định mức In, thì RCD chỉ hư hỏng chứ
không tác động. RCD các loại có thể co In từ 6A đến 200A.

c. Khả năng dòng cắt Ics (kA): cũng như CB, đó là dòng ngắn mạch kỳ vọng định
mức mà RCD còn có thể sử dụng tiếp được sau khi ngắt mạch sự cố. Ics có những
trị số từ 6kA đến 25kA tùy theo hãng sản xuất.

3- Phân loại RCD:


RCD chỉ là tên gọi chung của tất cả các khí cụ bảo vệ theo dòng điện dư. RCD có
nhiều loại khác nhau:

25
a. RCCB(Residual Current Circuit Breaker): ngắt mạch dòng dư, hay còn gọi là CB
rò đất (Earth Leakage Circuit Breaker) ELCB, chỉ là khí cụ bảo vệ dòng dư đơn
thuần. RCCB có các loại 2 cực, 4 cực, 3 cực (dùng cho động cơ và mạch điện 3 pha
cân bằng). RCCB, tùy theo các hãng chế tạo, có thể có dòng điện dư tác động định
mức IΔn bằng 10mA 30mA 100mA, 300mA, 500mA, và 1A. Dòng định mức của nó trong
khoảng từ 16A đến 200A, cũng tùy theo hãng sản xuất.

b. RCBO (Residual Circuit Breaker with Overload): ngắt mạch dòng dư với bảo vệ
quá tải, là khí cụ vừa có khả năng bảo vệ theo dòng điện dư vừa có khả năng bảo
vệ dòng quá tải. RCBO có các loại 2 cực, 4 cực, 3 cực (dùng cho động cơ và mạch
điện 3 pha cân bằng). RCBO, tùy theo các hãng chế tạo. Dòng định mức của nó
trong khoảng từ 6A đến 63A, dòng điện dư tác động định mức IΔn từ 10mA đến 1A,
cũng tùy theo hãng sản xuất.

c. Rơ-le E/F (Earth Fault Relays): Rơ-le dòng rò đất, không dùng một mình được,
là RCD phải dùng với biến áp dòng, thường có IΔn cao,300mA đến 2A, có thể chỉnh
được, có thêm thời gian trễ (từ 200 msec đến 5 giây, có thể chỉnh được), được
dùng bảo vệ dòng rò cho các tủ điện chính có dòng lớn.

4- Thời gian tác động của RCD:


Thời gian tác động của RCD khi dòng dư IΔ ≥ 5 IΔn, theo IEC 60363-4-41,
phải < 0,2 giây khi điện áp danh nghĩa hệ thống trong khoảng 120 – 230V.
Thật ra RCD được chế tạo có thời gian tác động tùy theo các loại như
sau:
IΔ = IΔn x 1 2 5 >5
RCD dân dụng Tức thời 0,3 0,15 0,04 0,04
Loại S (selective) 0,5 0,2 0,15 0,15
RCD công Tức thời 0,3 0,15 0,04 0,04
nghiệp Trễ (0,06) 0,5 0,2 0,15 0,15
Trễ (≠) Tùy theo nhà sản xuất

5- Những khuyến nghị về việc chọn RCD:

Mỗi trang bị điện đều có sẵn dòng dư thường trực trong đó, do sự không cân bằng
của điện dung nội tại giữa các dây dẫn điện và và đất . Mạng điện càng lớn thì
điện dung nội tại càng lớn, sinh ra dòng dư càng lớn. Dòng diện dung về đất đôi
khi tăng đáng kể do các tụ điện lọc liên quan đến các thiết bị điện tử. Ngoài ra
một số thiết bị luôn luôn tạo ra dòng dư.

Nếu không có số liệu chính xác, ta có thể xem xét ước tính như sau cho mạng điện
230V/50Hz:
- Mạch đơn pha hay 3 pha: 1,5mA / 100m.
- Nền nhà có sưởi: 1mA / kW.
- Máy fax: 1mA/máy.
- Trạm làm việc IT: 2mA/ bộ.
- Dầu cuối IT: 2mA/bộ.
- Máy in: 1mA/bộ.
- Photocopy: 1.5mA/bộ.
- Đèn tuýp: 0,5mA/bộ.

Bởi vì RCD theo tiêu chuẩn IEC và vài tiêu


chuẩn quốc gia khác có thể tác động khi dòng
dư phát sinh trong khoảng 0,5IΔn đến IΔn, nên
dòng dư phía hạ nguồn của một RCD không thể
vượt quá 0,5IΔn . Bằng cách phân chia bảo vệ
các phân mạch tải bằng các RCD riêng biệt, để
cho tổng dòng dư nội tại của mỗi phân mạch
không quá 0,3IΔn, thì sẽ tránh được ngắt mạch
không mong muốn do dòng dư nội tại.

Những dòng xung gây ra do nạp xã tụ điện, sét,


cầu chì nổ, ngắt mạch tải lớn,… cũng gây ra

26
tác động nhiễu cho RCD.
Nhà sản xuất RCD có những loạt RCD đặc biệt có tính kháng nhiễu, để ứng dụng cho
những trường hợp cần thiết.

Nên chọn các RCD trong một ht phân phối điện sao cho RCD ở thượng nguồn có dòng
dư và thời gian trễ cao hơn cái ở hạ nguồn để có được sự ngắt chọn lọc.

6- Ứng dụng RCD:

 RCCB có độ nhạy cao (30mA), kết hợp với nối đất bảo vệ, được xem là biện
pháp chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp rất hữu hiệu.
 RCCB (IΔn = 100mA) được xem như phương tiện bảo vệ dòng dư phục vụ cho
phòng cháy, không đủ tác dụng bảo vệ con người.
 RCCB có độ nhạy thấp (300mA, 500mA, 1A), có thêm thời gian trễ ( 50ms,
250ms,...), và In cao (100A,150A,200A, được dùng cho các tủ điện phân phối.
 Rơ-le E/F có IΔn cao (1A, 5A), có thêm thời gian trễ, được dùng bảo vệ
dòng dư cho Tủ điện chính.
 Không được dùng RCD cho một số mạch điện an toàn, tùy theo quy định mỗi
quốc gia: mạch báo cháy, chữa cháy, báo động, mạch chiếu sáng thoát nạn, mạch
thông tin khẩn cấp,v.v…

27
IV- KHÍ CỤ BẢO VỆ QUÁ ĐIỆN ÁP (SPD):

1.Khái niệm xung điện áp:

Xung điện áp, hay còn gọi là quá


điện áp đột biến, là một sóng điện
áp có biên độ cao, xếp chồng trên
điện áp của mạng điện, xảy ra trong
một thời gian rất ngắn (< 1ms).

Xung điện áp truyền dẫn và cảm ứng


trong mạng điện, đến các thiết bị
nhạy cảm (hầu hết là các thiết bị
điện tử), sẽ đánh thủng chổ yếu của thiết bị, gây hư hỏng.

Có 4 loại xung điện áp được gây ra do các tác nhân khác nhau:
 Xung áp khí quyển: xung sét.
 Xung áp vận hành: do khí cụ đóng cắt tác động, khởi động thiết bị có dòng
lớn, nối thiết bị có điện kháng vào ổ cắm.
 Xung áp tần số công nghiệp: do sự cố đứt dây trung tính, chạm đất dây pha.
 Xung áp tạo bởi hiệu ứng xả tĩnh điện: xảy ra trong môi trường khô.

Trong đó 2 lọai xung sét và xung vận hành gây tổn thất nhiều nhất:

* Xung sét: có đỉnh xung lên đến quá 20 lần điện áp danh định của hệ thống, độ
dài xung thường < 100 μs. Xung sét thường là xung đơn, là tác nhân chính gây
hỏng thiết bị nhạy cảm. Dù tia sét đánh xuống địa điểm cách xa hệ thống nhiều
km, các thiết bị điện vẫn hư hỏng, do xung điện áp của sét lan truyền trên dường
dây, đi rất xa.

* Xung vận hành: có đỉnh xung thấp hơn, từ 3 đến 5 lần điện áp danh định của hệ
thống, thường là chuỗi xung, tần số từ 100kHz đến 1MHz, thời gian chuỗi xung dài
hơn, có thể đến 10ms. Xung vận hành có đỉnh thấp, nhưng xảy ra thường xuyên, là
một tác nhân gây lão hóa thiết bị điện và điện tử.

2. Tham số của xung điện áp:


Xung điện áp có hai tham số:

a- Thời gian xung:

 Thời gian lên (rise time): đo bằng μs,


là thời gian của sườn lên tương ứng từ 10%
đến 90% đỉnh xung.

 Độ dài xung (duration): đo bằng μs, là


tống thời gian của xung tương ứng từ lúc hình thành đến lúc biên độ xung giảm
xuống còn 50% đỉnh xung.
Trong nghiên cứu thí nghiệm chế tạo khí cụ bảo vệ quá áp SPD, người ta tạo ra
các xung mẫu:
- Xung điện áp 1,2/50 μs (có thời gian lên 1,2 μs, độ dài xung 50 μs), biên độ
có thể lên đến 200kV.
- Xung dòng điện 8/20 μs (có thời gian lên 8 μs, độ dài xung 20 μs), biên độ có
thể lên đến 30kA. Xung này giả lập một xung sét lan truyền.
- Xung dòng điện 10/350 μs (có thời gian lên 10 μs, độ dài xung 350 μs), biên độ
có thể lên đến 100kA. Xung này giả lập một xung sét trục tiếp.

b- Gradien xung:
Gradien S của xung đo bằng kA/μs. Thời gian sườn lên của xung sét < 10 µs, độ dài
của xung sét thường < 100 µs. Do dó gradient S của xung sét rất cao, có thể lên

28
đến 200kA/µs. Gradien sét càng cao thì tác động gây hại càng cao.

3- Khảo sát tính chất của sét:

a- Bản chất tia sét:


Bản chất của tia sét là dòng điện tích âm từ các phần tử mang điện tích âm của
đám mây dông phóng xuống mặt đất. Cũng có những tia sét điện dương, nhưng ít
hơn.

Dòng điện trực tiếp của một tia sét theo thống kê: 1% vượt quá 200.000A; 10%
vượt quá 80.000A; 50% vượt quá 28.000A; 90% vượt quá 8.000A; 99% vượt quá
3.000A.

Có khoảng từ 2000 đến 5000 cơn bảo thường xuyên quanh trái đất. Cơn bão nào cũng
có sét, gây hại cho con người và máy móc. Có chừng từ 30 đến 100 tia sét đánh
xuống mặt đất mỗi giây. Mỗi năm, trái đất bị đánh bởi tổng số chừng 3 tỷ tia
sét, gây ra rất nhiều thiệt hại.

b- Hai hiệu ứng quá áp do sét:


– Sét đánh trực tiếp vào hệ thống thu sét của công trình, tạo xung sét cảm
ứng trong hệ thống điện gần kề. Xung sét trực tiếp có cường độ cao, độ dài xung
dài.
– Sét lan truyền: sét đánh vào vị trí ở xa nhưng xung sét lan truyền theo
đường nguồn đến hệ thống. Xung sét lan truyền cường độ thấp hơn, độ dài xung
ngắn hơn.

Do đó người ta phải chế tạo và áp dụng 2 lọai khí cụ bảo vệ quá áp SPD (type 1
và type 2) để triệt các hiệu ứng xung sét, bảo vệ hệ thống điện.

c- Hai phƣơng thức (mode) quá áp do xung sét:

* Phƣơng thức chung CM (common mode):


Quá áp phương thức chung CM (common mode) là quá
áp xuất hiện giữa các dây dẫn điện (dây pha và dây
trung tính) với đất.
Quá áp CM phá hủy các thiết bị có nối đất (thiết
bị lọai I), và các thiết bị không nối đất (thiết bị
lọai II) đặt gần một khối nối đất và không có đủ cách
ly với đất.

Tất cả các hệ thống điện dù theo cấu hình nối đất nào
(IT, TN-C, TN-S, TT) đều bị ảnh hưởng bởi quá áp
phương thức chung (CM) của xung sét.

* Phƣơng thức vi phân DM (differential mode):


Quá áp phương thức vi phân DM (differential
mode) là quá áp xuất hiện giữa các dây dẫn điện
(dây pha và dây trung tính) với nhau.
Quá áp DM phá hủy các thiết bị nối với hệ
thống điện, đặc biệt là các thiết bị nhạy cảm.
Quá áp DM của xung sét ảnh hưởng các hệ thống
điện theo cấu hình nối đất TT, và các hệ thống
điện theo cấu hình nối đất TN-S khi có sự khác
biệt chiều dài giữa cáp trung tính (N) và cáp bảo
vệ (PE).

4. Khí cụ bảo vệ quá điện áp SPD:

a- Mô tả nguyên lý SPD:
Khí cụ bảo vệ quá điện áp SPD (Surge Protection Device)
còn gọi là “khí cụ chống sét lan truyền” hay “khí cụ bảo

29
vệ chống đột biến” là khí cụ bảo vệ mạng điện khỏi tác động gây hại của các xung
điện áp quá độ. Nó được mắc song song ở đầu vào của mạng điện mà nó cần bảo vệ.

SPD làm việc với nguyên lý xả xung quá áp về đất bằng cách dẫn dòng xung xuyên
qua khí cụ. SPD có đặc tính bị phá thủng tạm thời nhiều lần trước khi bị hư hỏng
hẵn.
Ở điện áp bình thường
của mạng điện, không có
dòng điện nào chạy qua
SPD. Khi có xung sét
hay xung quá áp nào
khác, quá một ngưỡng
cho phép, SPD sẽ xả sét
tức khắc bằng cách
phóng điện, dẫn một
dòng xung về đất, hạn
biên điện áp xung tại điện áp ngưỡng bảo vệ. Tác động xả sét này lập tức, không
có thời gian trễ, nên mọi thiết bị trong mạng không bị hỏng vì xung áp. Hết thời
gian xung, SPD lại phục hồi cách điện lại như bình thường.

Thực ra mỗi SPD chịu phóng điện xả sét chừng vài lần đến vài chục lần. Khi hỏng
hẵn nó sẽ dẫn điện. Để tránh sự cố ngắn mạch, người ta có thể dùng CB hay cầu
chì để cách ly SPD lúc nó đã bị dẫn.

b- Các thông số kỹ thuật của một SPD:

 Dòng xả định mức In (kA): giá trị đỉnh của dòng xả sét, ứng với xung sét
điễn hình 8/20 μs, để định ngưỡng bảo vệ Up của SPD. Với dòng In SPD có thể chịu
đựng 20 lần mà không hỏng.
 Dòng xả cực đại Imax (kA): giá trị đỉnh của dòng xả sét, ứng với xung sét
điển hình 8/20μs mà SPD type 2 chịu được một lần trong phép thử class II. Sau
đây là dãy Imax của các SPD type 2: 10kA 15kA 40kA 65 kA 100 kA.
 Dòng xung Iimp (kA): giá trị đỉnh của dòng xả sét, ứng với xung sét điển
hình 10/350μs mà SPD type 1 chịu được một lần trong phép thử class I. Sau đây là
dãy Iimp của các SPD : 25kA 50kA 100 kA.
 Ngƣỡng bảo vệ Up (kV): mức bảo vệ điện áp, có một dãy để lựa chọn: trong
mạng 230/400V, người ta có thể chọn các ngưỡng Up sau đây: 0,9kV - 1kV – 1,2kV –
1,4kV - 1,5kV – 1,8kV – 1,9kV - 2,0kV – 2,5kV.
 Điện áp làm việc lien tục Uc (V): điện áp danh định lớn nhất của mạng điện
có thể đặt vào mà không làm hỏng SPD.

c- Tiêu chuẩn và phân loại:


SPD được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 61643-1, đơn pha hoặc 3 pha, có hai loại
(type):

* SPD type 1 : là lọai SPP chống các xung đột biến trong hệ
thống điện gây nên do sét đánh thẳng vào cột thu sét của
công trình. SPD loại này chỉ dùng khi công trình có lắp
đặt hệ thống chống sét đánh thẳng. Lắp SPD lọai này ở
đầu nguồn hệ thống phân phối điện, tại Tủ điện chính, ta
có bảo vệ chống quá áp mức I (mức sơ cấp).
SPD type 1 có cấu tạo là một khe phóng điện (spark gap). SPD type 1 được chế tạo để
bảo vệ chống xung quá áp CM, hoặc bảo vệ chống cả hai lọai xung quá áp CM và DM.
SPD type 1 thường có:
Iimp: 25kA, 50kA, 100kA;
Up: 2,5kV, 4kV

* SPD type 2 : là lọai SPD chống xung đột biến do sóng sét
lan truyền trong hệ thống theo đường nguồn. Lắp SPD lọai
này sau SPD type 2, và tại các tủ phân phối trong hệ thống
phân phối điện, ta có bảo vệ chống quá áp mức II (mức thứ

30
cấp).
SPD type 2 có cấu tạo là một varistor, hoặc varistor phối hợp với khe phóng điện.
SPD type 2 được chế tạo để bảo vệ chống xung quá áp CM, hoặc bảo vệ chống cả hai
lọai xung quá áp CM và DM.
SPD type 2 thường có:

Imax: 10kA, 15kA, 40kA, 65kA, 70kA, 100kA;


Up: 0,8kV, 0,9 kV, 1kV, 1,2kV, 1,4kV, 1,5kV, 1,8kV, 1,9kV, 2,0kV.

Một số hãng sản xuất còn chế tạo các SPD Type 1+2 trong cùng một khối, bảo vệ CM
hoặc bảo vệ cả CM và DM. SPD loại này thường có:
Iimp: 7kA, 15kA, 25kA;
Imax : 70kA, 100kA;
Up: 0,9kV, 1,4kV, 1,5kV.

5- Ƣớc tính rủi ro quá áp cho một trang bị điện cần đƣợc bảo vệ:

a- Cấp điện áp chịu xung của thiết bị:


Theo tiêu chuẩn TCVN 7447-4:2010, cấp điện áp chịu xung của thiết bị các loại
như sau:
Cấp điện áp chịu xung của thiết bị
T/bị điện tử cần T/bị được nối vào T/bị là bộ phận T/bị điện gần
bảo vệ chống sét trang bị điện cố của trang bị điện nguồn: điện kế,
gắn ngoài: TV, máy định(điện dân cố định: Động cơ máy cắt,cầu dao,
vi tính, thiết bị dụng và công cố định, tủ điện, CB tổng,…..
viễn thông nghiệp): Máy ổ cắm, công tắc,
giặt, lò vi sóng, thanh cái,hộp
tủ lạnh, thiết bị nối,…..
cầm tay,….
Cấp I: 1.5 kV Cấp II: 2,5 kV Cấp III: 4kV Cấp IV: 6kV

b- Phƣơng pháp ƣớc tính rủi ro quá áp:


Để chọn lựa loại bảo vệ quá áp, người ta dùng pp ước tính rủi ro quá áp, với hai
cách chẩn đoán như sau:

- Chẩn đoán theo phương thức lắp đặt dây nguồn hạ thế và mức keraunic:
Theo định nghĩa, mức keraunic, hay số ngày giông sét trong một năm
được tính theo công thức:
N g  0,1Td
(11)
Trong đó: Ng: mật độ sét chớp/km2/năm;
Td: mức keraunic, số ngày giông sét /năm.

(i) Khi hệ thống cung cấp điện hạ áp là cáp chon ngầm hoàn toàn, và khi mức
keraunic Td ≤ 25 ngày/năm, tương đương với tần suất chớp bằng 2,5 chớp/km2/năm,
thì không cần phải lắp SPD cho hệ thống. Tuy nhiên các thiết bị chịu xung cấp I
thì vẫn phải luôn luôn có bảo vệ riêng.
(ii) Khi mức keraunic cao hơn 25 ngày/năm, tương đương với tần suất chớp bằng
2,5 chớp/km2/năm, thì phải dùng SPD để bảo bệ hệ thống khỏi các xung đột biến.
Chọn SPD có ngưỡng bảo vệ cấp II đặt trong hệ thống phân phối điện.

- Chẩn đoán theo phương pháp đánh giá rủi ro:


Theo TCVN 7447-4-44, các mức hậu quả là những mức phải xem xét để xem có cần
phải trang bị SPD hay không:

31
– Mức a: liên quan đến mạng sống con người (các dịch vụ an toàn, thiết bị y
tế trong bệnh viện,…);
– Mức b: liên quan đến dịch vụ công cộng (trung tâm Công nghệ thông tin, nhà
bảo tàng,…);
– Mức c: liên quan đến hoạt động thương mại công nghiệp (khách sạn, ngân
hang, cơ sở sản xuất, thương mại, trang trại,…);
– Mức d: liên quan đến các nhóm cá nhân (chung cư, nhà thờ, văn phòng,
trường học,…);
– Mức e: liên quan đến cá nhân (nhà ở, văn phòng nhỏ).

Các mức từ a đến c đều là những mức cần phải có bảo vệ quá áp với SPD; mức d và
e có hậu quả thấp hơn, nếu có kinh phí đầu tư hay nhận xét thấy quan trọng, thì
cũng cần phải trang bị SPD.

6- Chọn các thộng số và cách bố trí các SPD:

a- Chọn ngƣỡng bảo vệ của SPD:


Chọn ngưỡng bảo vệ Up của SPD được chọn sao cho nó phải thấp hơn cấp điện áp
chịu xung của thiết bị cần bảo vệ: Up ≤ Uchoc.

b- Chọn dòng xả cực đại Imax:


Người ta chọn thông số Imax cho SPD theo các tính chất của công trình theo các
bảng sau:

Công trình dân dụng:


Vị trí địa lý Khu vực Đô thị Khu vực Nông thôn
Tần suất chớp (Ng) ≤ 0,5 0,5<Ng<1,6 ≥ 1,6 ≤ 0,5 0,5<Ng<1,6 ≥ 1,6
Imax (kA) của SPD sơ cấp 15 15 15 15 30 - 40 65
Imax (kA) của SPD thứ cấp 8 8

Công trình công nghiệp:


Độ tin cậy cấp Tối thiểu Chuẩn Tăng cường
điện yêu cầu
Hậu quả tài chính Nhỏ Lớn Rất lớn
khi t/bị cần bảo
vệ bị hỏng
Tần suất chớp ≤ 0,5 0,5<Ng< ≥ 1,6 ≤0,5 0,5<Ng< ≥1,6 ≤0,5 0,5<Ng ≥1,6
(Ng) 1,6 1,6 <1,6
Imax (kA) của SPD 15 15 30-40 15 30-40 65 30- 65 65
sơ cấp 40
Imax (kA) của SPD 8 8 8 8 8 8 8
thứ cấp

c- Chọn dòng xung Iimp:


Khi công trình có ht thu sét trực tiếp, hoặc gần cột thu sét trong phạm vi 50m,
người ta phải lắp đặt SPD type 1, có Iimp ≥ 20kA, thường là 25kA, tại đầu vào tủ
điện tổng.
SPD ở ngõ vào của hệ thống điện được đặt ngay sau khí cụ cách ly ngõ vào càng
tốt.

d- Bố trí phối hợp và đấu nối các SPD:


SPD type 1 có ngưỡng Up cao (4kV), nên ngay cạnh SPD type 1 đầu vào công trình,
cần phải ghép tầng với một SPD khác, type 2, với dòng xả cực đại Imax cao hơn
(30-40kA) và với ngưỡng Up thấp hơn, phù hợp với hệ thống cần bảo vệ.

Do đáp ứng của dây cáp điện với quá áp đột biến, hiệu năng của một SPD bị giới
hạn trong khỏang cách 10m. Do đó cần phải đặt nhiều SPD trong một hệ thống để
đạt được mức bảo vệ thiết bị như mong muốn.

Ví dụ khi khoảng cách giữa SPD có sẳn và thiết bị cần bảo vệ xa hơn 30m, người
ta phải ghép tầng thêm một SPD nữa (thường chọn SPD có Up nhỏ hơn).

32
*Quy tắc 0,5 m:
Để không giảm hiệu quả bảo vệ, chú ý khi đấu nối SPD, người ta phải dùng dây
PVC/Cu tiết diện ≥4mm2. Tổng chiều dài dây phía trên SPD (a) và phía dưới SPD
(b), không được dài quá 0,5m. Nếu quy tắc 0,5 m không thể đạt được, người ta áp
dụng sơ đồ đấu nối chữ V như hình vẽ:

(E/I: thiết bị hoặc ht lắp đặt cần bảo vệ chống quá điện áp).

e- Điện áp làm việc lien tục Uc:


Tùy theo cách nối đất bảo vệ của hệ thống phân phối điện, mà người ta lựa chọn
Uc cho SPD, theo bảng sau:

CHÚ Ý: Phân biệt các ht nối đất sẽ được khảo sát trong chương Lý thuyết an toàn
điện.

7- Bảo vệ ngắn mạch cho SPD:

Để cho CB bảo vệ ngắn mạch cho mạch cấp điện không bị tác động
khi SPD bị hỏng, người ta lắp thêm cầu chì hoặc bộ ngắt mạch
MCB nối tiếp với mạch xả xung quá áp của SPD. Khi SPD hỏng, nó
tạo ngắn mạch, MCB này sẽ tác động để tách rời SPD ra khỏi hệ
thống. Sau đây là bảng hướng dẫn chon MCB cho SPD.

PD: khí cụ bảo vệ SPD.


E/I: thiết bị hoặc ht lắp đặt cần bảo vệ chống quá điện áp.

Dòng xả cực đại Imax Bộ ngắt mạch (CB)


Định mức Đƣờng cong
0-15-30-40 kA 20A C
65kA 50A C

----- oO0Oo -----

33
CHƢƠNG 3: KHÍ CỤ CÁCH LY, ĐÓNG CẮT
VÀ ĐIỀU KHIỂN
Có những khí cụ vừa có chức năng bảo vệ, vừa có chức năng cách ly như cầu chì.
Có những khí cụ vừa có chức năng cách ly vừa có chức năng điều khiển như
contactor… Sự phân biệt các loại khí cụ điện chỉ mang tính tương đối.

I. KHÍ CỤ CÁCH LY, ĐÓNG CẮT:

Một khí cụ đóng cắt có thể có tính năng : bảo vệ (CB), cách ly, cắt tải, hoặc
vừa cách ly vừa cắt tải, và được ký hiệu như một tiếp điểm trong sơ đồ đơn
tuyến như sau:

CB (bảo vệ) Dao cách ly Dao cắt tải Dao cách ly–cắt tải

Theo tiêu chuẩn IEC 60947-2, và IEC 60898, các CB có cà tính năng cách ly và
cắt tải.
Theo định nghĩa, khí cụ cách ly phải có chức năng cách ly một phần hoặc toàn
bộ mạch điện khỏi nguồn điện theo cách cô lập hẳn về mặt vật lý, và không bị
đóng điện ngẫu nhiên(không chủ định).
Các khí cụ cách ly thông dụng là cầu dao, công tắc, phích cắm và ổ cắm điện;

1- Cầu dao:

Dao cách ly hay cầu dao là khí cụ đóng cắt mạch điện bằng tay, 2 cực, 3 cực hoặc
4 cực

Cấu tạo của cầu dao thường


có các phần: dao chính (1),
ngàm (2), dao phụ (3), và
lò xo bật nhanh (4). Cơ cấu
dao phụ làm giảm thời gian
cắt mạch, giúp hạn chế hồ
quang.

Cầu dao có nhiều loại:

- Theo vật liệu cách điện: đế sứ, đế bakelit,…


- Kín ( có nắp, có tủ ) hoặc hở (cầu dao trần);
- Có cầu chì hoặc không có cầu chì;

Chỉ tiêu kỹ thuật chính của cầu dao là dòng định mức. Dãy định mức của cầu dao
là: 10A, 15A, 20A, 25A, 30A, 60A, 75A, 100A, 150A, 200A, 350A, 600A, 1000A,
1600A,…

2- Công tắc:

Công tắc là khí cụ đóng cắt có công suất nhỏ, thường dùng
trong các mạch chiếu sáng, hoặc các mạch điều khiển.

34
a- Công tắc thông dụng:
Công tắc thông dụng, hay công tắc đèn, là một khí cụ đóng cắt đơn giản nhất,
thông dụng nhất, gồm có các loại:
- Công tắc đơn cục: một chiều,hai chiều;
- Công tắc luỡng cực;

Công tắc một chiều Công tắc hai chiều công tắc lưỡng cực

Công tắc thông dụng thường chỉ có dòng định mức là: 10A, 16A, 20A. Khi cần đóng
cắt một mạch điện có dòng cao hơn, người ta dùng cầu dao.

b- Công tắc chuyển mạch:

Chuyển mạch động lực

Công tắc chuyển mạch, cần tác động bẻ hoặc xoay, là loại công tắc vận hành bằng
tay, dòng định mức nhỏ từ 5A đến 40A, có nhiều công dụng: chuyển mạch động lực
công suất nhỏ (25A, 40A), chuyển mạch điều khiển ( dòng định mức các tiếp điểm
thuờng là 5A),…

Công tắc chuyển mạch có thể có 2, 4 hoặc nhiều tiếp điểm, và thường có nhiều vị
trí.

Chuyển mạch 4 cực, 2 vị trí Hình thức Chuyển mạch điều khiển

c- Công tắc nút nhấn:


Công tắc nút nhấn, hay đơn giản là nút nhấn,
là loại khí cụ điện dòng nhỏ, được dùng để
đóng mạch contactor, chuyển đổi mạch điều
khiển, báo hiệu,….

Nút nhấn có các tiếp điểm nhấn nhả, tiếp điểm


cài gồm có tiếp điểm thường hở và tiếp điểm
thương đóng.Nút nhấn có thể kèm theo cả đèn
báo.

Dòng định mức của nút nhấn thường không quá 5A.

35
Tiếp điểm thường mở (NO) Tiếp điểm thường đóng(NC)

d- Công tắc hành trình:

Công tắc hành trình, còn gọi


là công tắc vị trí, gồm có
các tiếp điểm và cơ cấu đòn
bẩy hay lò xo. Công tắc hành
trình tác động trên đường vận
chuyển của hệ cơ điện, như
thang máy, máy cắt kim loại,
dây chuyền sản phẩm, băng
tải,…

3- Phích cắm và ổ cắm điện:

Phích cắm dùng kèm với ổ cắm điện là khí cụ cách ly thông dụng thường dùng cho
những thiết bị điện cầm tay và di động.

a- Phích cắm và ổ cắm dân dụng:

Phích cắm và ổ cắm dân


dụng, thường là loại đơn
pha, dùng trong điện sinh
hoạt, có nhiều tiêu chuẩn
hình dạng, tùy theo mỗi
nước, có thể không dùng lắp lẫn với nhau được.

Phích cắm và ổ cắm dân dụng có hai loại: hai chấu, dùng cho mạch điện không cần
nối đất; ba chấu, dùng cho mạch điện, thiết bị cần nối đất vỏ kim loại, đề phòng
chạm đất gây điện giật.

Phích cắm có các dòng định mức 6A, 10A, 16A. Ổ cắm có các dòng định mức 13A,
15A, 16A.

Có loại ổ cắm đặc biệt, có biến áp cách ly, để tạo một mạch điện nhỏ không có
trung tính nối đất (cấu hình nối đất IT), nhằm bảo vệ tránh điện giật trong
những môi trường ẩm, nguy hiểm về điện; ví dụ dùng cho máy cạo râu trong phòng
tắm, máy sấy tóc trong shop cắt tóc,…

b- Phích cắm và ổ cắm điện công nghiệp:

Phích cắm và ổ cắm điện công nghiệp được dùng cho các
thiết bị di động trong nhà máy, thường là loại 2P+E,
3P+E, và 4P+E (gồm E cho dây nối đất bảo vệ), với định
mức dòng lớn hơn ổ cắm phích cắm dân dụng : 10, 20,
30A.
Thứ tự các lỗ cắm có cấu tạo vị trí khiến cho không thể
lắp lẫn các lỗ được.

36
Các loại phích cắm và ổ cắm này thường được cấu tạo kiểu chống va đập, và có bảo
vệ kín nước.

II. KHÍ CỤ ĐIỀU KHIỂN:


Khí cụ điều khiển cũng là khí cụ đóng cắt, nhưng không điều khiển bằng tay, mà
bằng cuộn dây nam châm điện, tiện lợi cho việc điều khiển từ xa và điều khiển
liên động.

1- Contactor:

Contactor, còn gọi là


công tắc từ, là khí
cụ điều khiển, đóng
cắt với tác động của
cuộn dây nam châm
điện.

Theo sơ đồ điện, cấu


tạo contactor gồm có,
cuộn dây, các tiếp
điểm chính, các tiếp
điểm phụ.

Khi cho điện áp định mức vào cuộn dây, contactor tác động, các tiếp điểm chính
đóng lại, các tiếp điểm phụ thường hở cũng đóng lại, các tiếp điểm phụ thường
đóng thì hở ra.

Các tiếp điểm chính dùng để đóng cắt mạch động lực, cấp điện năng cho mạch tải.
Các tiếp điểm phụ dùng để nối liên động điều khiển.

Các chỉ tiêu kỹ thuật của contactor như sau:

a- Điện áp định mức của cuộn dây Ue (V): có thể là điện xoay chiều 220VAC,
380VAC; hoặc điện một chiều 12VDC, 24VDC.

b- Công suất định mức P(kW): công suất định mức của contactor ở chế độ AC3, tại
hscs 0,65. Contactor thường được chế tạo theo dãy công suất (kW):
4 5,5 7,5 11 15 18,5 22 30 37 45 55 75 90
110 140 160 200 250 315 400 470 560.

c- Dòng định mức Ie(A): dòng định mức của tiếp điểm chính, ở chế độ AC1, tại
hscs 0,95.

Chú ý khi chọn contactor, ta phải xét tải của nó loại gì và phải tham khảo
catalog của contactor dể biết chọn dòng cho phù hợp:

37
Dòng AC Loại tải Ví dụ phụ tải
AC 1 Tải trở, hay tải có ít điện cảm điện sưởi ấm, chiếu sáng
AC 2 Động cơ rotor dây quấn Động cơ máy in, máy nâng hàng

AC 3 Động cơ lồng sóc Băng tải, Máy ĐHKK

AC 4 Động cơ lồng sóc vận hành tắt Thang máy, cần cầu
mở liên tục

Theo khuyến nghị của IEC, trong các catalogue, người ta thường ghi phân loại
contactor theo công suất AC3 (kW)ở 400V và dòng AC1 (A)ở 400V, nhiệt độ ≤ 40oC,
như sau:
AC3(kW)400V 4 5,5 7,5 11 15 18,5 22 30 37 45 55
AC1(A,400V,≤40oC 25 27 30 45 55 60 100 115 125 145 160

75 90 110 140 160 200 250 315 400 470 560


250 275 350 400 500 600 700 800 1050 1350 1650

Ví dụ: Khi dòng AC1 bằng 100A, thì công suất AC3 chỉ bằng 22kW, tương ứng với
dòng AC3 chỉ bằng 42A

Chú ý: các tiếp điểm phụ của contactor chỉ chừng 5A, nên phải chú ý khi lắp mạch
điều khiển
Contactor chỉ là khí cụ đóng cắt theo điều khiển bằng cuộn dây, không có công
dụng bảo vệ. Do đó, khi dùng contactor để lắp bộ khởi động cho động cơ, hay để
cấp điện động lực, người ta phải dùng kèm với khí cụ bảo vệ, có thể là CB, có
thể đơn giản là một rơ-le quá tải lắp kèm với contactor. Rơ-le quá tải làm việc
như một rơ le nhiệt, có tiếp điểm chính mác nối tiếp với tiếp điểm chính của
contactor.
Tiếp điểm phụ của rơ-le quá tải thường đóng được mắc nối tiếp với mạch cấp điện
cho cuộn dây contactor, làm nhiệm vụ ngắt mạch khi dòng qua mạch chính bị quá
tải . Rơ-le quá tải có thể được chỉnh đến 15%, và có nút reset để tái lập sau
khi bị tác động

Các loại rơ-le quá tải

Bộ đôi contactor + rơ-le quá tải

38
Mạch khởi động động cơ dùng contactor và rơ-le nhiệt

2- Rơ-le điều khiển:

Rơ-le điều khiển là công cụ đa năng


dùng trong các mạch điều khiển. Nó
được dùng để chuyển mạch đa điều
khiển, và để điều khiển các tải nhẹ
như cuộn dây contactor, đèn báo, mạch
báo hiệu,…
Cấu tạo rơ-le điều khiển gần giống như
contactor, nhưng nó chỉ có các tiếp
điểm điều khiển với cùng một hạng dòng
như nhau ( thường là 5A).
Khi dòng điện với điện áp định mức được cấp vào cuộn dây rơ-le, nó tác động bằng
cách hút nam châm điện, khi đó các tiếp điểm thường mở (NO) sẽ đóng lại, và các
tiếp điểm thường đóng (NC) sẽ mở ra.
Rơ-le điều khiển có hai loại: AC v à DC. Điện áp định mức của cuộn dây rơ-le AC
có thể là 110V hoặc 220V. Điện áp định mức của cuộn dây rơ-le DC có thể là 12V
hoặc 24V.
Rơ-le điều khiển thường có hai
hoặc 4 bộ tiếp điểm. Mỗi bộ tiếp
điểm thường có một tiếp điểm
thường đóng và một tiếp điểm
thường hở, có
cùng chung tiếp
điểm di động.

Tác động của tiếp điểm thường mở Bộ tiếp điểm

3- Rơ-le thời gian:

Rơ-le thời gian, còn gọi là


bộ định thì, nguyên lý giống
như rơ-le điều khiển, nhưng
ngoài bộ tiếp điểm tức thời,
còn có các bộ tiếp điểm trễ
(trì hoãn). Khi rơ-le thời
gian tác động, các tiếp điểm
tức thời sẽ đóng mở ngay,
nhưng các tiếp điểm trì hoãn phải chờ một thời gian định
sẵn rồi mới tác động.

39
Có hai loại rơ-le thời gian: on-delay v à
off-delay. R ơ-le on-delay, tác động khi cấp
điện cho cuộn dây của nó. Ngược lại rơ-le
off-delay tác động khi ngắt điện ra khỏi
cuộn dây của nó.

Tiếp điểm on-delay Tiếp điểm off-delay

Rơ-le thời gian On-delay thường được dùng để điều khiển tuần tự. Rơ-le thời gian
off-delay thường được dùng để điều khiển các mạch dự phòng và khẩn cấp.

On-delay timer off-delay timer

---oo000oo---

40
CHƢƠNG 4: LÝ THUYẾT AN TOÀN ĐIỆN
Lý thuyết an toàn điện là phần khô khan và khó tiếp thu nhất trong tất cả các giáo trình
điện cơ sở. Tuy nhiên tất cả các sinh viên ngành điện và các ngành liên quan đến điện,
cần phải học tập và nghiên cứu kỹ lưỡng về lý thuyết an toàn điện, xét như nghĩa vụ và
lương tâm chức nghiệp, để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc trong đời nghề nghiệp của
mình.

I. KHÁI NIỆM CHUNG:

1- Các tai nạn do điện:

Điện là năng lượng thiết yếu, nhưng cũng là nguyên nhân gây nhiều tai nạn
trong sử dụng.

Các tai nạn do điện có thể kể ra như sau:


- Điện giật;
- Hỏa hoạn do điện;
- Tai nạn gián tiếp do sự mất điện.
Trong tất cả các tai nạn do điện, tai nạn điện giật thường làm chết người. Một
hệ thống điện kém chất lượng đi với một hệ thống quản lý an toàn và kỹ thuật kém
thường gây ra tai nạn điện. Ngược lại, một hệ thống điện từ đầu được thiết kế và
thi công lắp đặt với chất lượng tốt, kèm theo một hệ thống quản lý tốt về an
toàn và kỹ thuật trong giai đoạn khai thác sử dụng sau đó, sẽ ít xảy ra tai nạn
điện giật, và cũng khó xảy ra tai nạn hỏa hoạn do điện cũng như các tai nạn gián
tiếp khác do mất điện.

2- Tai nạn điện giật:

a- Các định nghĩa cơ bản:

* Điện cao áp và hạ áp:


Theo quy phạm an toàn, điện áp dưới 1000V được gọi là điện hạ áp, điện áp
trên 1000V đều gọi là điện cao áp.

* Phần mang điện và Vỏ kim loại:

- Phần mang điện: là tất cả các bộ phận bằng kim loại của thiết bị hoặc
dây dẫn, có điện áp trong điều kiện vận hành bình thường;
- Vỏ kim loại: còn gọi là “Vật dẫn bình thường không mang điện” (vdbtkmđ): là
vật kim loại thuộc mạng điện, nhưng không mang điện trong điều kiện vận hành
bình thường, ví dụ như: thang máng(khay)cáp, vỏ kim loại của thiết bị điện,
lớp bảo vệ kim loại của cáp điện, khung giá đỡ thiết bị, giàn thao tác,…
Trong trường hợp sự cố xảy ra, một vỏ kim loại, trở nên có điện áp do: chạm
điện, hỏng lớp cách điện, điện áp từ vật dẫn bị chạm khác mang sang theo
đường nối đẳng thế,…

* Các sự cố:

- Sự cố ngắn mạch: xảy ra khi các dây pha tiếp xúc hoàn toàn với nhau (có thể
tiếp xúc hoàn toàn với cả dây trung tính) hoặc một dây pha tiếp xúc hoàn toàn
với dây trung tính.

- Sự cố chạm vỏ: xảy ra khi lớp cách điện chính bị hư hỏng và bộ phận mang
điện của thiết bị tiếp xúc với vỏ kim loại của thiết bị.

* Các trường hợp điện giật:

– Tiếp xúc trực tiếp: tiếp xúc trực tiếp hay chạm trực tiếp là sự cố cơ thể
người chạm vào một cực hay hai cực của nguồn điện; chạm vào nguồn điện trong
trường hợp cơ thể nối tiếp với tải.

41
- Tiếp xúc gián tiếp: tiếp xúc gián tiếp hay chạm gián tiếp là sự cố cơ thể
người chạm vào vật dẫn bình thường không mang điện trong trường hợp sự cố khi
nó mang điện;

- Điện giật do điện áp bước: hai chân tiếp xúc với đất ở hai điểm có điện thế
khác nhau, trong trường hợp sự cố chạm đất.

b- Thống kê các tai nạn điện:

* Thống kê theo điện áp lưới:


Điện giật do điện hạ áp (<1000V) : 76,4%
Điện giật do điện cao áp (>1000V) : 23,6%.
* Thống kê theo nạn nhân:
Người làm việc trong ngành điện: 42,2%
Người không có chuyên môn về điện: 57,8%.
* Thống kê theo nguyên nhân:
- Tiếp xúc trực tiếp: 55,9%, trong đó:
* Do công việc phải tiếp xúc với dây dẫn điện: 30,6%
* Không do công việc phải tiếp xúc với dây dẫn điện: 1,7%
* Đóng nhầm điện trong lúc đang sửa chữa kiểm tra: 23,6%
- Tiếp xúc gián tiếp vào v ỏ kim loại : 22,8%
* Lúc không có nối đất: 22,2%
* Lúc có nối đất: 0,6%
- Tiếp xúc gián tiếp vào vật phi kim loại có mang điện áp trong tình trạng sự
cố(tường,các vật cách điện,nền nhà) có điện áp bước: 20,1%.
- Do hồ quang lúc thao tác thiết bị: 1,12%.
- Do cường độ điện trường cao trong môi trường hay trạm biến áp siêu cao áp:
0,08%.

II. TÁC DỤNG CỦA DÕNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƢỜI:

1- Đại cƣơng:
Người ta bị điện giật không do điện áp tiếp xúc cao hay thấp, mà do dòng điện
qua người cao hay thấp. Trong trường hợp chung, dòng điện qua người 30mA là nguy
hiểm, cũng có trường hợp dòng điện từ 5 dến 10mA đã làm chết người. Do đó tính
chất tác hại và hậu quả của dòng điện gây nên cho cơ thể con người rất đa dạng
và tùy thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện sức khỏe, loại dòng điện, đường đi của
dòng điện, tần số dòng điện, thời gian điện giật,…

Dòng điện làm chết người do gây ra những tổn thương gia tăng trong thời gian
tiếp xúc với điện:
- Co cơ, không rời được vật dẫn điện;
- Phỏng nhanh chỗ tiếp xúc, dòng điện gia tăng;
- Kích thích mạnh, đình trệ hoạt động não, liệt tim, hô hấp tê liệt;
- Máu và dịch cơ thể bị điện phân, gia tăng hủy hoại hệ thần kinh.

Do đó mọi nghiên cứu an toàn điện nhằm giải quyết:


- Giảm xác xuất con người bị chạm điện trực tiếp hay gián tiếp;
- Giảm dòng điện chạm, chạy qua cơ thể con người khi sự cố xảy ra;
- Giảm thời gian cách ly nguồn điện nơi có sự cố;
- Tăng cường các biện pháp kỹ thuật an toàn;
- Tăng cường các biện pháp kiểm tra an toàn;
- Tăng cường công tác huấn luyện và giáo dục an toàn.

2- Điện trở cơ thể ngƣời:


Lớp da ngoài bị hóa sừng là nơi quyết định điện trở của cơ thể người.
Điện trở cơ thể con người Rng là một đại lượng không ổn định. Điện trở con người
có thể thay đổi từ 600 Ω cho đến vài chục kΩ, tùy theo điều kiện. Điện trở cơ
thể con người giảm khi:
- Da bị ẩm do ướt nước, mồ hôi.
- Áp lực tiếp xúc với vật mang điện tăng: với điện áp chạm nhỏ (50 đến 60V),
Rng tỷ lệ nghịch với điện tích tiếp xúc. Với điện áp cao hơn, áp lực tiếp xúc

42
tăng thì Rng giảm, mạnh nhất ở vùng áp lực nhỏ hơn 1kG/cm2.
- Thời gian tác dụng của dòng điện tăng: do da bị đốt nóng, và có thay đổi
về điện phân.
- Dòng điện qua người tăng: do da bị đốt nóng, mồ hôi toát ra:
khi Ing = 0,1mA, thì Rng = 500.000 Ω; khi Ing = 10mA, thì Rng = 8.000 Ω.
- Điện áp tiếp xúc tăng: do hiện tượng chọc thủng lớp sừng trên da.
Ở điện áp 10 – 30V: lớp da mỏng có thể bị chọc thủng;
Ở điện áp >250V: da bị chọc thủng mau, cơ thể người xem như tương đương như
không có da ngoài.

Điện trở cơ thể người không được chuẩn hóa trong lý thuyết an toàn điện. Tuy
nhiên theo IEC 60479, với điện áp tiếp xúc < 230V, 95% cơ thể người có điện trở
> 1000 Ω, do đó người ta có thể cho Rng = 1000 Ω trong các bài toán về an toàn,
để có giá trị tham khảo.

3- Trị số dòng điện giật:

Xem Bảng trên đây là biểu đồ thời gian/dòng điện của dòng điện AC (tần số từ 15-
100Hz) tác dụng lên cơ thể người, theo IEC 60479-1
- Vùng 1: không có cảm giác;
- Vùng 2: cảm giác điện giật;
- Vùng 3: co rút cơ, có thể giật tay lại được;
- Vùng 4: nhiều khả năng không rời được vật mang điện, co rút cơ mạnh, đau đớn,
hô hấp tê liệt, tiến tới ngưng tim:
* Vùng 4-1 : xác xuất 5% liệt tim;
* Vùng 4-2 : xác xuất đến 50% liệt tim;
* Vùng 4-3 : xác xuất hơn 50% liệt tim.
- Đường cong a : ngưỡng cảm nhận dòng điện;
- Đường cong b : ngưỡng phản ứng cơ bắp;
- Đường cong c1 : ngưỡng 0% liệt tim;
- Đường cong c2 : ngưỡng 5% liệt tim;
- Đường cong c3 : ngưỡng 50% liệt tim.
Theo tiêu chuẩn IEC 60479-1, ngưỡng dòng điện nguy hiểm là 30mA. Tuy nhiên dòng
điện qua người có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào thời gian tác dụng.

Trong thực tế nhiều khi dòng điện từ 5mA đến 10mA đã gây chết người. Do đó người
cho phép lấy dòng điện an toàn là Ing = 10mA trong các bài toán, nhưng chỉ để có

43
giá trị tham khảo khi tính các tham số an toàn.

4- Thời gian điện giật:


Khi dòng điện qua người kéo dài thời gian, mà chưa được cách ly kịp bằng thiết
bị bảo vệ, thì càng nguy hiểm.

Theo IEC 60364, thời gian cho phép an toàn khi bị tiếp xúc điện (điện giật) như
sau:
- Khi điện áp tiếp xúc nhỏ hơn điện áp tiếp xúc giới hạn UL, thì thời gian cho
phép tiếp xúc là 5 giây;
- Khi điện áp tiếp xúc lớn hơn điện áp tiếp xúc giới hạn UL, thì thời gian cho
phép tiếp xúc là thời gian giới hạn bởi khí cụ bảo vệ (tính theo sec.), như quy
định trong Bảng sau đây:
Vị trí khô ráo: UL = 50V
Điện áp <50 50 75 90 120 150 220 280 350 500
tiếp xúc
Thời gian
cắt tối đa AC 5 5 0.60 0.45 0.34 0.27 0.17 0.12 0.08 0.04
của khí cụ
bảo vệ DC 5 5 5 5 5 1 0.40 0.30 0.20 0.10
Vị trí ẩm ƣớt: UL = 25V
Điện áp 25 50 75 90 110 150 220 280
tiếp xúc
Thời gian
cắt tối đa AC 5 0.48 0.30 0.25 0.18 0.1 0.05 0.02
của khí cụ
bảo vệ DC 5 5 2 0.80 0.50 0.25 0.06 0.20

5- Đƣờng đi của dòng điện giật:


Đường đi khác nhau của dòng điện qua cơ thể người sẽ gây ra một tỷ lệ dòng điện
qua tim khác nhau, do đó mức độ nguy hiểm cũng khác nhau.Theo IEC 60479-1, phân
lượng dòng đi qua tim khác nhau theo các đường đi của dòng điện qua người:
- Từ tay trái đến một hay hai chân: 1,0;
- T ừ tay phải đến một hay hai chân: 0,8;
- Từ lưng đến tay trái/tay phải: 0,7 / 0,3;
- Từ ngực đến tay trái/tay phải: 1,5 / 1,3;
- Từ mông đến tay : 0,7.

Dòng điện qua người thường do một người đang thao tác trên dây dẫn có điện, lại
chạm phần khác của cơ thể vào một điểm kim loại có nối đất (thang, khung giá, vỏ
máy bằng kim loại…).

Dòng điện từ chân qua chân thường xảy ra khi đến gần chỗ dây điện chạm đất, nơi
có phân bố điện thế chênh lệch cao trên mặt đất.

Điện giật do dòng điện từ tay phải qua chân thường xảy ra nhất, do tay đang làm
chạm vào điểm có điện, còn chân thì cách điện không tốt với đất, hay khung sàn
thao tác bằng kim loại có nối đất.

Không nên nghĩ găng tay, dầy, ủng là vật an toàn ngăn cách điện áp.

6- Tần số dòng điện giật:


Tần số dòng điện xoay chiều từ 15 đến 100 Hz là nguy hiểm nhất đối với con
người.
Dòng điện một chiều thì ít nguy hiểm hơn.
Dòng điện xoay chiều có tần số cao (>3kHz) ít xảy ra chết người hơn dòng điện
xoay chiều công nghiệp 50Hz. Tuy nhiên dòng điện siêu cao tần (500kH) công suất
lớn của các thiết bị sấy đốt cao tần, hay của các thiết bị truyền phát viễn
thông vẫn gây nên chết người.

7- Điện áp tiếp xúc cho phép:


Điện trở cơ thể người và dòng điện qua người được ghi nhận mà không được chuẩn

44
hoá, vì rất đa dạng, không có gì chắc chắn, và không được làm thí nghiệm.

Ta có thể ghi ra công thức:

Uc
I ng 
Rng
(1)
Trong đó: Ing (A): dòng điện qua người; Uc(V): điện áp chạm, hay điện áp tiếp
xúc; Rng (Ω): điện trở cơ thể người.

Để có căn cứ quy trách nhiệm pháp luật, và đồng thời để có chuẩn quy định cho
các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn, người ta đề ra điện áp tiếp xúc giới hạn UL ,
còn gọi là điện áp an toàn, là điện áp max có thể tồn tại trên các vỏ kim loại
khi thiết bị bảo vệ chưa cắt kịp.

Tùy theo mỗi nước, tiêu chuẩn cho UL khác nhau. Theo TCXDVN 394:2007, cho phép:
- Trong môi trường khô ráo: UL = 50V;
- Trong môi trường ẩm ướt: UL = 25V;
- Trong môi trường đặc biệt nguy hiểm: UL = 12V.

III- TÍNH TOÁN ĐIỆN ÁP SỰ CỐ:

1- Phân bố điện áp trên mặt đất trong sự cố chạm đất:


Sự cố chạm đất xảy ra khi:
- Thiết bị điện bị có chỗ cách điện bị hỏng, điện rò ra vỏ kim loại có nối
đất;
- Khi có một dây nguồn rơi xuống đất hay xuống sàn thao tác nối với đất;
- Khi có vật kim loại hay vật dẫn điện có nối đất rơi chập vào nguồn điện
hay chỗ có điện của thiết bị;….

Khi sự cố chạm đất xảy ra, có một vùng có dòng điện rò trong đất, cận chỗ chạm
đất. Vùng này có hình bán cầu, tâm O là điểm chạm đất.

U0 = Ud: điện áp chạm đất;


UM = f(xM): điện áp điểm M.

Ta có công thức tính điện áp một điểm M trên mặt đất, nơi cách tâm chạm đất O
một bán kính xM:
Id  Ud 
UM  
2 xM 2 Rd xM
(2)
Trong đó: UM (V):điện áp điểm M; Id (A):dòng điện chạm đất; ρ(Ωcm):điện trở
suất của đất; xM (cm):bán kính điểm M, tính từ tâm O .

nếu dịch chuyển điểm M về gần tâm O, cận vật nối đất, ta có điện áp rất cao
nhất, cũng là điện áp chạm đất:
Id  Ud 
Ud  
2 xd 2 Rd xd

45

xd 
2 Rd
Suy ra bán kính biểu kiến của vật nối đất: (3)
Vật nối đất dù có dạng gì, cũng có thể xem tương đương với một vật nối đất hình
bán cầu, có bán kính biểu kiến bằng xd . Từ tâm chạm đất O đến bán kính xd , xem
như vùng đẳng áp Ud. Điều này phù hợp trên cơ sở xem vật nối đất có điện trở
xuất rất nhỏ so với điện trở suất của đất (điện trở suất của thép nhỏ hơn 10-8
so với đất).
U M xM

Từ hai biểu thức (2) và (3), ta có:
Ud xd (4)
1
UM  k
xM
hay: (5)
Id 
k
với:
2 (6)
Như vậy điện áp trong vùng của dòng điện rò có dạng hình Hyperbol. Trong vùng
cận 1m cách vật nối đất có 68% điện áp rơi. Những điểm có bán kính xM >20m nằm
ngoài vùng nguy hiểm. Trong vùng này, điện áp rơi trên 1m không quá điện áp tiếp
xúc giới hạn.

Điện trở của vật nối đất:


Từ biểu thức (2), ta có công thức tính điện trở của vật nối đất:

Ud 
R d 
I d 2 xd
(7)
Ví dụ1: Một sự cố chạm đất tại một nơi có điện trở suất của đất là 2x104 Ωcm.
Hỏi bán kính biểu kiến của vật nối đất, nếu điện trở nối đất tại chỗ chạm bằng
50Ω
2x104
Giải: theo công thức (7), ta tính được: xd = -------------- = 64 cm
2 x 3,14 x 50

Ví dụ 2: Một đường dây 24kV bị chạm đất tại một chỗ có điều kiện như trong ví dụ
1. Giả sử sụt áp chỗ chạm còn 80%. Tính điện áp tại các điểm cách tâm chỗ chạm
1m, 10m, 20m, và 21m.

Giải: Điện áp chỗ chạm: Ud = 0,8 x 22.000 = 17.600 V. Từ công thức (4), ta có:

Xd
UM = Ud ----
xM

64
Khi xM = 1m: UM = 17.600 ----- = 11.264 V
100

64
Khi xM = 10m: UM = 17.600 ----- = 1.126 V
1000

64
Khi xM = 20m: UM = 17.600 ------ = 563 V
20000

68
Khi xM = 21m: UM = 17.600 ------ = 536 V

46
21000
2- Điện áp bƣớc:
Khi người đứng gần chỗ chạm đất với hai chân ở hai điểm có điện áp khác nhau, sẽ
bị điện áp giáng giữa hai chân Ub gọi là điện áp bước:

U d . .a I d . .a
Ub  U x  U xa  
2 Rd x( x  a) 2 x( x  a)
(8)
Ví dụ 3: Cùng trong sự cố chạm đất của ví dụ 1 và 2. Độ dài bước chân là 80cm.
Tính điện áp bước, nếu người đứng cách chỗ chạm đất xM = 2 m, và nếu đứng cách
20m, thì điện áp bước bằng bao nhiêu?

Giải: Dòng điện chạm đất: Id = 17.600 / 50 = 352 A

Khi xM = 2 m:
352 x 2x104 x 80
Ub = --------------------------- = 1.601 V
2 x 3,14 x 200 (200 + 80)

Khi xM = 20 m:
352 x 2x104 x 80
Ub = --------------------------- = 21,6 V
2 x 3,14 x 2000 (2000 + 80)

3- Điện áp tiếp xúc:


Điện áp tiếp xúc Uc là phần điện áp giáng trên cơ thể con người, tạo nên dòng
điện qua người:
U c  Rng .I ng
(9)
Xem sơ đồ sau đây:

Trong sơ đồ này tất cả các vỏ động cơ đều được nối về đất qua vật nối đất có
điện trở Rđ. Trên một động cơ, có một pha chạm vào vỏ của nó. Khi đó vỏ tất cả
các động cơ đều có cùng điện áp:

Ud = Rd.Id (10)
Nếu tay người đứng ở vị trí M chạm vào vỏ một động cơ, thì người ấy sẽ chịu một
điện áp tiếp xúc : Uc = Ud - U M (11)
Với UM là điện áp điểm M trên mặt đất do dòng điện tản Iđ đi trong đất:
xd ρ
UM = Ud ---- = Ud ------- (12)
xM 2πRd.xM
U c   .U d
Suy ra : (13)


  1
2 Rd .xM
với: (14)
Trong đó α : hệ số tiếp xúc, luôn luôn <1.
Tại những điểm xa điện cực đất , α = 1, và ta có Uc = Ud

Xem trong các công thức (8) và (13), chúng ta thấy điện áp tiếp xúc và điện áp

47
bước luôn luôn phụ thuộc vào điện trở của vật nối đất Rđ trong hệ thống điện.

Ví dụ: Trong một phân xưởng có tất cả các vỏ kim loại được nối về đất theo một
dây cáp nối đất bảo vệ (PE) nối về đất tại điểm O. Một dây pha có điện áp đối
với đất là 220V chạm vào môt vỏ kim loại. Một người đang thao tác chạm vào một
vỏ kim loại khác tại điểm M cách điểm O 35m. Điện trở nối đất của hệ thống là 4
Ω. Hỏi điện áp tiếp xúc trong trường hợp này bằng bao nhiêu. Cho biết sụt áp tại
chổ chạm đất là 20%.

Giải: Điện áp chạm đất: Ud = 220 x (1- 20%) = 220 x 0,8 = 176V

2 x 104
Hệ số tiếp xúc: α = 1 - --------------- = 0,77
2x3,14x4x3500

Suy ra điện áp tiếp xúc: Uc = α . Ud = 176 x 0,77 = 135 V

IV- CÁC HỆ THỐNG NỐI ĐẤT:

1- Mục đích và ý nghĩa của việc nối đất:


Trong một hệ thống điện an toàn, tất cả các v ỏ kim loại đều được nối đất, nghĩa
là dùng các dây dẫn riêng gọi là dây bảo vệ để nối tất cả các điểm kim loại
không mang điện của hệ thống này về điện áp chuẩn zero của đất, nhờ một hệ thống
nối đất gồm một hay nhiều điện cực kim loại chôn sâu trong đất.

Chỉ tiêu kỹ thuật của một hệ thống nối đất chính là điện trở nối đất Ra của nó,
trị số này càng nhỏ càng tốt, trị số lý tưởng là 0 Ω. Theo tiêu chuẩn Ra max =
4Ω.

Khi có sự cố chạm vỏ, Ra nhỏ làm cho điện áp chỗ chạm Ud nhỏ, kéo theo điện áp
tiếp xúc Uc nhỏ, dòng điện qua người Ing nhỏ, giúp an toàn hơn cho người sử
dụng.
Mặt khác, dòng sự cố Iđ có đường đi về đất, làm cho khí cụ cắt mạch an toàn tác
động, cách ly vùng trở ngại ra khỏi mạng điện, an toàn thêm cho cả con người và
thiết bị.

2- Phân biệt các hệ thống nối đất:


Ta cần phân biệt các hệ thống nối đất khác nhau:
 Hệ thống nối đất bảo vệ (Protective Earth):
Nối các vật dẫn bình thường không mang điện về một mức đẳng thế của đất. Mục
đích là để bảo vệ an toàn.

Sau đây là sơ đồ một ht nối đất bảo vệ và định nghĩa các bộ phận của nó.

1,2,3,4,5 : Các dây bảo vệ. B. Thanhcái nốiđất chính của mạngđiện.

48
1. Dây bảo vệ mạch. M. Vỏ kim loại.
2. Dây nối đẳng thế chính. C. Bộ phận dẫn điện đứng rời.
3. Dây nối đất chính. P. Ông kim loại dẫn nước chính.
4. Dây nối đẳng thế bổ xung. F. Khung tủbảng hoặc kếtcấu kim loại.
5. Trục nối đất. E. Điểm nối đất chính của nguồn điện.
T. Điện cực đất của mạng điện.

Theo quy phạm, một ht nối đất bảo vệ có điện trở nối đất Ra max = 4 Ω, đo bằng
thiết bị cầu đo điện trở tiếp đất, là đạt yêu cầu.

 Hệ thống nối đất chức năng (Functional Earth):


Trong hệ thống cung cấp điện 3 pha 220/380V/50Hz, Cty Điện lực thường nối dây
trung tính của nguồn điện về đất. Hệ thống nối đất này gọi là nối đất chức năng,
hay nối đất làm việc của hệ thống điện.

Nối đất chức năng nhằm bảo đảm chế độ làm việc của thiết bị điện.
Theo quy phạm trang bị điện của ngành điện lực, điện trở tiếp đất của ht nối đất
làm việc của một Trạm Biến áp theo tiêu chuẩn 4 Ω là đạt yêu cầu.

 Hệ thống nối đất chống sét (Lightning Earth):


Trong một toà nhà hiện đại, hệ thống thu sét là một trang bị quan trọng. Một hệ
thống thu sét có sơ đồ cấu tạo và các bộ phận như sau:

(a): kim thu sét;


(b): dây dẫn sét;
(c): điện cực đất.

Hệ thống nối đất chống sét nhằm mục đích dẫn điện tích khí quyển thu được từ kim
thu sét qua dây dẫn sét trung hoà về đất.

Theo tiêu chuẩn, điện trở của một ht nối đất thu sét phải nhỏ hơn hay bằng 10 Ω.

 HT nối đất công tác của trạm viễn thông (Telecom Service Earth):
Trong các đài trạm viễn thông, còn cần có một hệ thống nối đất dành cho các
thiết bị viễn thông, mục đích là để bảo đảm chế độ làm việc cho các thiết bị
thông tin điện tử.

Theo quy phạm ngành bưu chính viễn thông, điện trở min. của một hệ thống nối đất
làm việc của một trạm viễn thông từ 0,5 Ω cho đến 10 Ω, tùy theo bản chất của
trạm.

3- Phân biệt các hệ thống điện theo sơ đồ nối đất:


Xét mối quan hệ giữa ht nối đất bảo vệ và cách nối dây trung tính hệ thống
điện(có nối về đất hay không), người ta phân loại các hệ thống điện theo các sơ
đồ nối đất TT, TN, và IT. Hệ thống TN còn có 3 loại: TN-C, TN-S, và TN-C-S.

Sơ đồ IT
I (Isolated) :điểm trung tính cách ly với đất
(hoặc được nối đất qua một trở kháng lớn, vài
ngàn Ohm).
T (Terrestial): vỏ kim loại (các vật dbtkmđ)
của hệ thống được nối đất.

49
Sơ đồ TN-C
T (Terrestial): điểm trung tính được trực
tiếp nối đất.
N (Neutral): vỏ kim loại được nối với điểm
trung tính N (đã nối đất) của nguồn điện.
C (Combined): dây trung tính và dây bảo vệ
của hệ thống dùng chung một dây (PEN).

Sơ đố TN-S

T (Terrestial): điểm trung tính được trực tiếp


nối đất.
N (Neutral): vỏ kim loại được nối với điểm
trung tính N (đã nối đất) của nguồn điện.
S (Separated): dây trung tính N và dây bảo vệ
PE của hệ thống dùng hai dây phân biệt.

Sơ đồ TN-C-S

T (Terrestial): điểm trung tính được trực


tiếp nối đất.
N (Neutral): vỏ kim loại được nối với điểm
trung tính N (đã nối đất) của nguồn điện.
C (Combined): dây trung tính và dây bảo vệ
của hệ thống dùng chung một dây (PEN),
trong phần trước (gần nguồn) của hệ thống.
S (Separated): dây trung tính N và dây bảo
vệ PE của hệ thống dùng hai dây phân biệt,
trong phần sau (xa nguồn) của hệ thống.

Sơ đồ TT

T (Terrestial): điểm trung tính được trực tiếp


nối đất.
T (Terrestial): vỏ kim loại (các vật dbtkmđ) của
hệ thống được nối đất.
Dây trung tính N và dây bảo vệ PE độc lập về
điện trong toàn hệ thống.

50
V- PHÂN TÍCH AN TOÀN TRONG MẠNG ĐIỆN KHÔNG CÓ NỐI ĐẤT BẢO VỆ:
Trong một mạng không có nối đất bảo vệ, khi có sự cố chạm vỏ, tiếp xúc gián tiếp
do người chạm vào vỏ kim loại trở thành tiếp xúc trực tiếp y như người vô tình
chạm thẳng vào dây pha.

1- Mạng điện đơn pha có các dây cách ly với đất:


Xem một mạng điện đơn pha không có nối đất chức năng và sơ đồ tương đương của nó
như sau:

U: điện áp của mạng điện; r1, r2: điện trở cách điện của hai dây so với đất;

Trong sự cố điện giật người bị tiếp xúc trực tiếp với dây 1. Gọi Rng là điện trở
của cơ thể người. Ta có điện trở tương đương lúc chạm giữa dây 1 và đất:

Rng.r1
r1’ = ------- (15)
Rng + r1
Suy ra dòng điện sự cố giữa dây 1 và dây 2:

U U (Rng + r1)
Id = ------- = --------------------- (16)
r1’ + r2 Rng(r1+r2)+r1.r2

Xem : r1 = r2 = rcđ, và Rng << rcđ ,ta có dòng điện sự cố cũng chính là dòng điện
qua người:

U
I ng  I d 
2 Rng  rcd
(17)
Điện áp chạm đất cũng chính là điện áp tiếp xúc đặt qua người là:
U .Rng
Uc  Ud 
2 Rng  rcd
(18)
Ví dụ:
Một mạng điện đơn pha có các dây nguồn cách điện đối với đất. Điện áp nguồn bằng
220V. Điện trở cách điện của mỗi dây nguồn đo được với đất là 0,2 MOhm. Một
người chạm vào một trong hai dây nguồn, với điện trở cơ thể lúc chạm giả sử bằng
1.000Ω. Hỏi dòng điện qua người và điện áp tiếp xúc lúc đó bằng bao nhiêu?

Giải: theo công thức (17)và (18), ta có:


Dòng điện qua người (đồng thời là dòng điện sự cố):

Ing = 220 / (2 x 1.000 x 200.000) Dấu +


= 1,1 x 10-3 A = 1,1 mA

Điện áp tiếp xúc: 220 x 1000


Uc = ----------------- = 1,1 V
2x1000 + 200.000

51
Ta thấy mạng điện có nguồn cách ly với đất thì không gây điện giật khi người ta
chạm vào một dây nguồn.

Theo pt (17), ta thấy trong một mạch điện đơn pha không có nối đất, điện trở
cách điện của đường dây có ảnh hưởng đến điều kiện an toàn. Muốn có Ing < 0,01A
(dòng điện an toàn), thì điện trở cách điện phải đạt điều kiện an toàn sau:

rcđ > 100U – 2 Rng (19)

Cho Rng = 1.000 Ohm:

U = 220 V, thì phải có: rcđ > 20kOhm; U = 380 V, thì phải có: rcđ > 36 kOhm.

Điều kiện này hoàn toàn có thể đáp ứng đối với một mạng điện đạt kiểm tra an
toàn cách điện. Theo Điều 5.1.3, “TCĐ trong nhà” TCXDVN 394:2007 ( Mạch điện có
điện áp định mức <500V phải có điện trở cách điện ≥ 0,5 MΩ.

Nếu tính cả điện trở nền nhà rn, pt (17) và (18)trở thành:

U
Ing = ------------ (20)
2(Rng+rn)+rcđ

U.Rng
Uc = ------------ (21)
2(Rng +rn)+rcđ

CHÚ Ý:
Trường hợp nguy hiểm nhất là khi dây 1 đã chạm đất mà chạm vào dây 2. Khi đó Khi
đó toàn bộ điện áp của mạng điện giáng lên người bị điện giật, người ta bị điện
giật với dòng qua người là:

U
Ing = ------ (22)
Rng

Và điện áp tiếp xúc: Uc = U (23)

Cùng với các trị số của ví dụ trên kia, U = 220V, Rng = 1.000 Ohm, điện áp tiếp
xúc và dòng điện qua người (đồng thời cũng là dòng điện sự cố) là:
Uc = 220 V
Ing = Id = 220 /1.000 = 0,22 A = 220 mA
Người ta bị điện giật mà khí cụ bảo vệ quá dòng không tác động.

2- Mạng điện đơn pha có các dây cách ly với đất và có điện dung lớn:

a- Điện dung trong mạch xoay chiều:

Trong mạng điện xoay chiều tần số công nghiệp (50Hz), có tồn tại điện dung của
đường dây. Điện dung của đường dây đáng kể khi:

- Đường dây có điện áp trên 1.000V;


- Đường dây có điện áp dưới 1.000V, nhưng có nhiều nhánh;
- Đường dây cáp ngầm.

Xem một mạch đơn giản (a) là một mạng điện AC hai dây, không nối đất. Giả sử có
sự có chạm vỏ dây 1. Xem các sơ đồ tương đương (b) và (c)của nó:

52
Gọi C11 và C22 là điện dung giữa hai dây với đất (khoảng 1μF cho một km đường dây
3 pha).

Trong sơ đồ không có nối đất bảo vệ, khi có sự cố chạm vỏ người tiếp xúc gián
tiếp vào vỏ kim loại xem như bị tiếp xúc trực tiếp với dây 1. Sơ đồ tương đương
(c) gọi là sơ đồ đẳng trị, được vẽ để dễ tính toán.
Ta có tổng trở, điện trở, và điện kháng đẳng trị của mạch tương đương trong sơ
đồ (c):
Rng. x1
Z = --------- (23)
√ Rng2 + x12

Rng. x12 Rng2. x1


rđt = --------- xđt = ---------
Rng2 + x12 Rng2 + x12

Với : 1 1 1 1
x1 = ---- = ---- và: x2 = ---- = ----
2πfC1 ωC1 2πfC2 ωC2
trong đó: f và ω = 2πf là tần số và tần số góc của mạng điện xoay chiều

Dòng điện sự cố :

U
Id = ------------- (25)
√ rđt2+ (xđt+x2)2

Điện áp điểm chạm đồng thới là điện áp tiếp xúc:

U.Rng.x1
Ud = Uc = Id. Zđt = ----------------------- (26)
√[rđt2+(xđt+x2)2].(Rng2+x12)

Suy ra dòng điện tác dụng lên người:

Uc U.x1
Ing = ----- = ----------------------- (27)
Rng √ Rng2.(x1+x2)2 + x12.x22.)

Khi x1 = x2 = x, ta có:

Ung U ω.C.U
Ing = ----- = --------- = -------------- (28)
Rng √ 4Rng2+ x2 √ 4Rng2.ω2.C2+ 1

Khi 4Rng2.ω2.C2 << 1 , ta có các công thức gần đúng:

53
I ng  .C .U
Dòng điện qua người: (29)

U c  Rng ..C .U
Điện áp tiếp xúc: (30)

Ví dụ: Khi người tiếp xúc trực tiếp với một dây nguồn của một mạng điện
220V/50Hz cách điện với đất, dòng điện qua người sẽ bằng bao nhiêu khi điện dung
đường dây có trị số 0,2UF, 2UF. Xem điện trở cơ thể người bằng 1000 Ohm.

Giải: theo công thức (28), dòng điện qua người tính được :

- Khi C = 0,2UF:
Ing = 314 x 0,2 x 10-6 x 220 = 0,0138 A = 13,8 mA

- Khi C = 2UF:
Ing = 314 x 2 x 10-6 x 220 = 0,1381 A = 138 mA

b- Điện áp tàn dƣ:

Nói đến ảnh hưởng của điện dung đường dây với an toàn điện, ta phải nói đến điện
tích tàn dư.
Điện tích tàn dư là điện tích còn sót lại trong mạch chưa xả hết mặc dù điện đã
bị cắt, sẽ gây ra điện áp tàn dư

Điện áp do tàn dư sẽ giảm dần do xả qua mạch RC. Xem mạch tương đương xả điện
của mạng điện lúc nguồn mới bị cắt như sau

Ta có điện áp tàn dư của mỗi dây nguồn so với đất :

Uo t
ur  exp[ ]
2 rcd (2C12  C11 )
(31)
Trong đó:
Uo :điện áp lúc nguồn mới bị ngắt , có thể bằng biên độ điện áp nguồn :
U0 = √2 x 220 = 311 V
C12 : điện dung giữa các dây điện bị cắt.
C11 : điện dung giữa dây điện 1 với đất.
rcđ : điện trở cách điện của một dây nguồn so với đất.

Khi thời hằng rcđ.(2C12+C11) càng lớn thì nguy hiểm càng cao, vì mạch xả lâu về
zero.

Ví dụ: Một mạng điện đơn pha điện áp 220V, có các dây nguồn cách điện với đất.
Mạng điện là một đường dây cáp, có điện dung giữa hai dây nguồn với nhau C12 = 5
UF, điện dung giữa một dây nguồn với đất là C11 = C22 = 2UF. Hỏi bao lâu sau khi
bị cắt điện thì dây pha còn tồn dư điện áp do chưa xả kịp bằng điện áp an toàn

54
UL = 50V ? Xem điện trở cách điện giữa một dây nguồn với đất là rcđ = 5 MΩ.
Giải: Ta có: 2C12+C11 = 2 x 5 + 2 = 12 UF ;
Suy ra thời hằng : rcđ.(2C12+C11)= 5 x 106 x 12 x 10-6 = 60 sec

Sau khi cắt điện, điện áp tàn dư còn lại trên dây do chưa kịp xả
t
theo pt (36) : uR = 155,5 exp ( - --- )
60
Sau một thời gian T, uR sẽ còn lại trị số 50V, ta có phương trình:
T
50 = 155,5 exp ( - ---- )
60
Suy ra:
T 155,5
----- = Ln ------
60 50

T = 68 sec.
Khi có người chạm vào một trong hai dây của nguồn điện, sau khi nguồn mới bị
cắt, người đó sẽ bị điện giật với dòng điện:

Uo t
Ing = ------ exp ( - ----------- ) (32)
2 Rng Rng.(2C12+C11)

3- Mạng điện đơn pha có trung tính nối đất:


Xem một mạng điện đơn pha có cực trung tính nối đất và sơ đồ tương đương của nó
như sau:

U: điện áp của mạng điện; r1: điện trở cách điện của dây pha so với đất;
Rb:điện trở nối đất làm việc của dây trung tính; rn: điện trở cách điện của nền.

a- Trƣờng hợp tiếp xúc trực tiếp với dây pha:


Khi dây pha chạm vỏ, do không có nốt đất bảo vệ, tiếp xúc gián tiếp với vỏ kim
loại xem như tiếp xúc trực tiếp với dây pha.

Ta có điện áp chỗ chạm so với đất:

U. [(Rng+rn) // r1]
Ud = ---------------------- (33)
[(Rng+rn)//r1] + Rb

Giả sử (Rng+rn) << r1, ta có (Rng+rn) // r1 ~ (Rng+rn), (33) trở thành:

U. (Rng+rn)
Ud = ---------------- (34)
Rng + rn + Rb

55
U d .Rng U o .Rng
Uc  
R r R  r  Rb
Suy ra điện áp tiếp xúc: ng n ng n (35)
Dòng điện qua người đồng thời là dòng điện sự cố:

U
Ing = Id = -------------- (36)
Rng + rn + Rb

Mà : Rb << rn, nên các pt (35) và (36) trở thành:

U 0 .Rng U0
Uc  I ng 
Rng  rn Rng  rn
(37) (38)
Khi nền là đất ướt, rn << Rng, kết quả là:

U
Uc = U (39) Ing = ------ (40)
Rng

Khi đó toàn bộ điện áp của mạng điện giáng lên người bị điện giật. Khi U = 220V,
Rng = 1000 Ohm:

Điện áp tiếp xúc: Uc = 220V


Dòng điện qua người là: Ing = 220 /1000 = 0,22 A = 220 mA

Đó cũng là dòng điện sự cố chạm đất, người ta bị điện giật mà khí cụ bảo vệ quá
dòng không tác động.

b- Trƣờng hợp tiếp xúc trực tiếp với dây trung tính:
Xem sơ đồ đường dây như sau:

Trong điều kiện mạng điện đang vận hành bình thường, nếu người chạm trực tiếp
vào dây trung tính tại điểm B. Dù điểm chạm B có cách xa điểm nối đất A của mạng
điện bao nhiêu thì điện áp chạm cũng không lớn hơn 5% điện áp U của mạng.

Tuy nhiên trường hợp nguy hiểm là tiếp xúc vào dây trung tính ngay trong lúc
mạng điện bị ngắn mạch. Giả sử điểm ngắn mạch là C có tọa độ L (AC = L), điểm
chạm B có tọa độ x (AB = x) tính từ A, ta có điện áp tiếp xúc:

U.x
Uc = ------- (41)
2L

Ví dụ 1: một mạng điện đơn pha 220V có trung tính nối đất. Một sự cố ngắn mạch
đường dây xảy ra tại điểm cách nguồn là 200m. Lúc đó có một người vận hành đang
chạm vào một dây trung tính tại một điểm cách nguồn 50m. Hỏi điện áp tiếp xúc
của người bị chạm khi đó bằng bao nhiêu:

Giải: Theo công thức (28): Ung = 220 x 50 / (2x200) = 27,5V

56
Vậy điểm tiếp xúc càng gần điểm ngắn mạch thì nguy hiểm càng cao,
Khi điểm tiếp xúc gần kề ngay điểm ngắn mạch x=L, thì:

U
Uc = ----- (42)
2

Điện áp tiếp xúc, giáng lên người bị điện giật, đúng bằng nửa điện áp mạng điện
Khi điện áp mạng điện là 220V, người sẽ bị điện giật bởi điện áp 110V.

4- Mạng điện 3 pha có trung tính cách ly với đất:

a- Biểu thức cơ sở:

Xem sơ đồ một mạng điện 3 pha 3 dây có trung tính cách điện như sau:

C1, C2, C3 : điện dung phân bố giữa các dây và đất.


g1, g2, g3 : điện dẫn giữa các dây và đất.
Theo định luật Kirchoff dòng điện tại nút là điểm đất, ta có:

g1.U1 + g2.U2 + g3.U3 + jwC1.U1 + jwC2.U2 + jwC3.U3 = 0 (43)

Với U1, U2, U3 là các điện áp pha so với đất.

Ta cũng có các pt điện áp:

U1 – U2 = U12
U2 – U3 = U23
U3 – U1 = U31

Suy ra: U2 = U1 – U12


U3 = U1 – U13

Thế vào pt (43), rồi biến đổi ta có:

[(g1+g2+g3)+jw(C1+C2+C3)].U1 = (g2+jwC2).U12+(g3+jwC3).U13 (44)

Xem giản đồ điện áp nguồn 3 pha, ta có: U13 = U12. epx(jπ/3)


Pt (44) trở thành:

[(g1+g2+g3)+jw(C1+C2+C3)].U1 = (g2+jwC2).U12
+(g3+jwC3) .epx(jπ/3).U12 (45)

Ta có: epx(jπ/3)= cos(π/3)+jsin(π/3) = 1/2+j√3/2

Pt (45) trở thành:

57
[(g1+g2+g3)+jw(C1+C2+C3)].U1 =[(g2+jwC2)+(g2+jwC2)(1/2+j√3/2)].U12

2g2+g3-wC3√3 2wC2+wC3+g3√3
=[ ------------ + j -------------- ] U12 (46)
2 2
Cho trị tuyệt đối của U12 = U , lấy trị hiệu dụng của pt ta có biểu thức rút
gọn:

U12 g22 +g32 + g2g3 + w2( C22 + C32 +C2C3 )


---- = ------------------------------------ (47)
U2 ( g1 + g2 + g3 )2 + w2( C1 + C2 + C3)2

Khi người chạm pha 1 : Ung = Ing.Rng = U1

Thay g1 bằng g1 + gng pt (46) trở thành:

g 22  g32  g 2 .g3   2 (C22  C32  C2 .C3 )


I ng2 .Rng2  U 2
( g ng  g1  g 2  g3 )2   2 (C1  C2  C3 ) 2
(48)
Đó là biểu thức căn bản trong các phép toán phân tích an toàn điện.

Trong đó: U: điện áp dây (pha-pha); g1 , g2 , g3 : điện dẫn tản giữa các pha với
đất; C1 , C2 , C3: điện dung tản của các dây pha với đất;
U: điện áp dây (pha – pha) của mạng điện; w : tần số góc của dòng điện AC ( khi
f = 50Hz, thì w = 314 rd/sec).

b- Mạng điện có điện dung nhỏ:

Khi mạng điện có điện thế dưới 1000V, và độ dài nhỏ (<1Km), mạng điện được xem
như mạng có điện dung thấp.
Ta có: C1 = C2 = C3 = 0; g1 = g2 = g3 = 1/ rcđ

Từ pt (47) người ta chứng minh được, khi người tình cờ tiếp xúc trực tiếp một
dây pha, thì dòng điện qua người là:
_
U√3 U√3
Ing = ----------- ~ ----- (49)
3Rng + rcđ rcđ

trong đó: Ing: dòng điện qua người người;


U : điện áp dây (380V);
Rng : điện trở của người;
rcđ : điện trở cách điện của mỗi dây pha với đất.

Ví dụ1:
Cho đường dây 3 pha có điện dung phân bố không đáng kể. Mạng có điểm trung tính
cách ly đối với đất. Cho U = 380V. Nếu điện trở cơ thể người là 1000 Ohm, và
điện trở cách điện là 200kOhm. Hỏi khi người ta tình cờ chạm phải một dây pha
thì dòng điện qua người bằng bao nhiêu?

380 x 1,732
Giải: theo pt(48), ta có: Ing = ------------------ = 3,2 mA
3 x 1.000 + 200.000

Ta thấy trong cùng một điều kiện, dòng điện qua người ở dây lớn gấp 3 lần so với
ở mạng đơn pha cùng loại (có trung tính cách ly với đất) đã khảo sát trên kia.

Vậy với mạng 3 pha có trung tính nguồn cách ly với đất, có điện dung đường dây
không đáng kể, trong điều kiện vận hành bình thường, thì dòng điện do tiếp xúc
trực tiếp một dây pha vẫn chưa đủ gây nguy hiểm cho người.

58
Ví dụ 2:
Cho đường dây 3 pha có điện dung phân bố không đáng kể. Mạng có điểm trung tính
cách ly đối với đất. Cho U = 380V. Nếu điện trở cơ thể người là 1000 Ohm, và
dòng điện an toàn là 10mA. Hỏi điện trở cách điện của mỗi dây pha với đất phải
bằng min bao nhiêu, để khi đường dây vận hành bình thường, người ta tình cờ chạm
phải một dây pha thì không bị giật?
380 x 1,732
Giải: theo pt(44), ta có: 10x10-3 = ---------------
3 x 1000 + rcđ

380 x 1,732
Suy ra: rcđ = ----------- - 3 x 1000 = 63 kΩ
10x10-3

Điều kiện này hoàn toàn có thể đáp ứng đối với một mạng điện đạt kiểm tra an
toàn cách điện. Theo Điều 5.1.3, “TCĐ trong nhà” TCXDVN 394:2007 ( Mạch điện có
điện áp định mức <500V phải có điện trở cách điện ≥ 0,5 MΩ.

c- Mạng điện có điện dung lớn:

Xem một mạng điện 3 pha có trung tính cách ly với đất. Xem như mạng này có cách
điện rất tốt: g1=g2=g3=0, và điện dung đường dây thì đáng kể: C1 = C2 = C3 = C.

Từ pt (48) người ta chứng minh được:


_
U√3 _
Ing = ----------------- ~ √3 ωC.U (50)
√ 1
9Rng2 + (---)2
ωC

trong đó: Ing: dòng điện qua người người;


U : điện áp dây (380V);
Rng : điện trở của người;
C : điện dung phân bố giữa mỗi dây pha với đất.
ω : tần số góc của mạng điện 2πf = 314;

Ví dụ: Cho một đường dây 3 pha 220/380V – 50Hz, có trung tính cách ly với đất.
Điện trở cách điện của đường dây rất tốt. Đường dây có điện dung phân bố giữa
mỗi dây pha với đất là 0,2 UF. Cho biết Rng = 1000 Ohm. Hỏi khi người chạm một
pha thì dòng điện qua người là bao nhiêu

Giải: Theo pt (49), ta có:

380 x 1,732
Ing = -------------------------
√ 1
9x106 + (------------)2
314x0,2x10-6

= 40,6 mA

Ta thấy trong cùng một điều kiện, dòng điện qua người ở đây lớn gần gấp 3 lần so
với ở mạng đơn pha cùng loại (nguồn điện cách ly với đất) đã khảo sát trên kia.

Chú ý rằng với mạng 3 pha có trung tính cách ly với đất, có điện dung đường dây
đáng kể, trong điều kiện vận hành bình thường, thì dòng điện do tiếp xúc trực
tiếp một dây pha đủ gây nguy hiểm cho người.

Nhận xét thấy điện dung phân bố của đường dây càng lớn thì tác dụng khi điện
giật càng lớn.

59
d- Mạng điện có dòng điện rò và điện dung lớn:

Khi mạng điện có cả điện trở cách điện và điện dung phân bố đều đáng kể, pt (47)
trở thành:

U 1
Ing = ------ x ---------------------------- (51)
Rng√3 ________________________
√ rcđ (rcđ + 6 Rng)
1 + ------------------
9(1 + rcđ2ω2C2)Rng2

trong đó: Ing: dòng điện qua người người;


U : điện áp dây (380V);
Rng : điện trở của người;
C : điện dung phân bố giữa mỗi dây pha với đất;
ω : tần số góc của mạng điện 2πf = 314;
rcđ : điện trở cách điện của mỗi dây pha với đất.

Ví dụ: Cho một đường dây 3 pha 220/380V – 50Hz, có trung tính cách ly với đất.
Điện trở cách điện của m ỗi dây pha so v ới đất là rcđ = 200kOhm. Đường dây có
điện dung phân bố giữa mỗi dây pha với đất là 0,2 UF. Cho biết Rng = 1000 Ohm.
Hỏi khi người chạm một pha thì dòng điện qua người là bao nhiêu

Giải: Theo pt (46) ta c ó:


U 1
Ing = ------ x ----------------------------
Rng√3 ________________________
√ rcđ (rcđ + 6 Rng)
1 + ------------------
9(1 + rcđ2ω2C2)Rng2

Thế các trị số đã cho vào, ta có:

380 1
Ing = ----------- x -------------------------------------------
1000x1,732 _______________________________________
√ 200x103(200x103+6x1000)
1 + ----------------------------------
9(1+(200x103)2x 3142(0,2x10-6)2x10002)
= 40,16 mA
Trong cùng ví dụ trên, khi cho điện trở cách điện các pha với đất rcđ
có trị số 400 kOhm thay v ì 200kOhm, ta sẽ tính được:
Ing = 40,36 mA

Từ đó, ta có thể đưa ra nhận xét: đối với mạng 3 pha có trung tính cách ly với
đất, có điện dung đường dây đáng kể, khi điện trở cách điện của đường dây cao,
thì dòng điện giật khi người chạm vào 1 pha càng cao!

d- Những sự cố nguy hiểm đặc biệt:

* Khi Khi một pha chạm đất và người chạm vào một pha khác: khi đó người ta bị
điện giật với điện áp dây ( 380V).

* Chạm đất tại hai điểm: Đặc biệt nguy hiểm: khi một pha bị chạm, đồng thời gần

60
điểm trung tính của nguồn có chỗ cách điện yếu. Dòng điện rò trong đất không đủ
để ngắt mạch, điện áp chạm tồn tại lâu tại điểm sự cố, làm người tiếp xúc bị
điện giật.

5- Mạng điện 3 pha có trung tính trực tiếp nối đất:

a- Ý nghĩa của việc nối đất trung tính:


Theo quy trình cấp điện của Điện lực Việt Nam, tất cả các mạng điện hạ thế công
cộng đều thuộc loại mạng có trung tính nối đất.
Tại nguồn điện (MBA), người ta lập một hệ thống nối đất, với điện trở Rb (theo
tiêu chuẩn Điện Lực Rb < 4 Ohm). Pp thiết lập một hệ nối đất sẽ được học sau.
Việc nối đất trung tính có những lợi điểm sau đây:

- Nếu người bị điện giật do tiếp xúc trực tiếp, thì chỉ bị điện áp pha (220V)
chứ không phải điện áp dây (380V);
- Khi chạm đất , sẽ có hiện tượng ngắn mạch, và mạch điện sự cố bị cắt;
- Cách điện của dây cáp và các thiết bị trong mạch chỉ cần tính toán với điện áp
pha (220V).

b- Phân tích an toàn của mạng 3 pha có trung tính nối đất:
* Sự cố chạm vỏ:
Xem một mạch cung cấp điện 3 pha có trung tính nối đất với điện trở nối đất Rb.
Điện áp pha-pha của mạch là U, điện áp pha-trung tính của mạch là Uo. Xem điện
trở của người là Rng. Khi pha 1 bị chạm vỏ, người tiếp xúc gián tiếp với vỏ kim
loại xem như tiếp xúc trực tiếp với pha 1. Ta có sơ đồ tương đương nhu sau:

Dòng điện qua người cũng là dòng điện sự cố. Điện áp chỗ chạm cũng là điện áp
tiếp xúc. Vì Rng >> Rb, theo sơ đồ tương đương, ta có:

Điện áp tiếp xúc:

Rng
Uc = Ud = Uo ---------- ~ Uo (52)
Rb + Rng

Dòng điện qua người:

Uo Uo
Ing = Id = --------- ~ ---- (53)
Rb + Rng Rng

Ví dụ: khi điện áp pha-trung tính bằng 220V, điện trở nối đất của trung tính
bằng 4 Ohm, điện trở người bằng 1000 Ohm, ta tính được:

Điện áp tiếp xúc:


1000
Uc = 220 ----------- = 219 V
4 + 1000
Dòng điện qua người:

61
220
Ing = --------- = 0,219 A = 219 mA.
4 + 1000

Người bị điện giật trong khi khí cụ bảo vệ không tác động.

* Sự cố chạm vỏ ngay trong lúc đã có chạm đất:

Xem sơ đồ một mạng điện hạ thế 3 pha có nối đất trung tính, và giản đồ pha của
nó. Giả sử mạng điện bị sự cố chạm đất pha A với điện trở tãn chổ chạm là Rph,
dòng sự cố Id chưa đủ lớn để kịp ngắt bảo vệ. Cùng lúc đó có sự cố chạm vỏ pha B
tại chỗ không có nối đất bảo vệ, và người thao tác bị tiếp xúc gián tiếp xem như
tiếp xúc trực tiếp với pha B.

Theo giản đồ vec-tơ pha, ta có:

Điện áp chạm đất:

Ud = UAO’ = UAO + UOO’ = UA - UO’O = UphA – UOO'

Điện áp tiếp xúc:

Uc = UBO’ = UBO – UOO’ = UBO – UO’O = UphB – UOO'

Với UOO' là điện áp trung tính trong điều


kiện sự cố chạm đất:

Rb
UOO' = Uo ---------- (54)
Rb + Rph

Và : UphaA = UphaB = Uo = 220V

Xem tam giác OO’B, ta có:


__ __ __ __ __
BO'2 = OO'2 + BO2 – OO'. BO. Cos120O
___ ___

OO' = UOO' ; BO = Uo = 220V ; Cos120O = 1/2

Suy ra: BO’ = OO’ + BO –OO’.BO

Mà: BO’ = Uc, BO = Uo.

Vậy điện áp tiếp xúc giáng qua người là:

____________________
Uc = √ UOO'2 + Uo 2 + UOO'.Uo (55)

Với UOO' xác định bởi (54)

62
Dòng điện qua người là:
____________________
Uc √ UOO'2 + Uo 2 + UOO'.Uo
Ing = ----- = ------------------------ (56)
Rng Rng

Và dòng điện sự cố là:

Uo
Với: Id = ---------- (57)
Rb + Rph

Ví dụ:

Một mạng điện 3 pha 4 dây (220/380V), có pha 1 bị chạm đất với điện trở tản chỗ
chạm Rph = 20 Ohm, ht có diện trở nối đất làm việc Rb = 4 Ohm. Hỏi dòng điện sự
cố chạm đất bằng bao nhiêu? Trong điều kiện sự cố đó, nếu có người chạm phải một
trong 2 pha kia thì điện áp tiếp xúc và dòng điện qua người bằng bao nhiêu? Cho
biết điện trở người bằng 1000 Ohm.

Giải: Theo công thức (56), ta có dòng điện sự cố chạm đất:

220
Id = -------- = 9,16 A.
4 + 20

Dòng này không đủ cho khí cụ bảo vệ tác động.

Theo công thức (53), ta có điện áp trung tính trong điều kiện sự cố chạm đất:

4
UOO' = 220 -------- = 37 V
4 + 20

Suy ra điện áp tiếp xúc theo công thức (54):


_______________________
Uc = √ 372 + 2202 + 37 x 220 = 241 V

Điện áp này cao hơn điện áp pha trung tính (220V).

Theo công thức (55), dòng điện qua người là:


241
Ing = ------- = 0,241 A = 241 mA.
1000

Nhận xét cho thấy:

* Khi mạng điện 3 pha có trung tính nối đất mà không có bảo vệ, lúc bị chạm đất
một pha, thì điện áp tiếp xúc khi chạm các pha còn lại có thể vượt qua điện áp
pha ( >220V).

* Thêm vào đấy với các mạng điện có điện áp dưới 1000V, trung tính nối đất chưa
phải là điều kiện đủ an toàn, do dòng sự cố chạm đất không đủ để cắt mạch.

KẾT LUẬN: phân tích các mạch điện đơn pha và 3 pha: dù có hay không có
trung tính nối đất đều nguy hiểm cả, do đó người ta phải bổ sung cho các hệ
thống điện những cấu hình “NỐI ĐẤT BẢO VỆ”.

63
VI- PHÂN TÍCH AN TOÀN TRONG MẠNG ĐIỆN 3 PHA CÓ NỐI ĐẤT BẢO VỆ:

1- Bảo vệ nối đất trong hệ thống IT:

a- Phân tích sự cố thứ nhất:

Xem một sơ đồ một mạng điện 3 pha có


cấu hình nối đất IT:
Trong tình trạng sự cố thứ nhất, một
pha chạm vỏ kim loại. Giả sử có người
tiếp xúc gián tiếp, chạm vào vỏ kim loại
của hệ thống. Ta hãy phân tích dòng điện
qua người và điện áp tiếp xúc lúc đó qua
các trường hợp.

* Trường hợp điện dung đường dây không đáng kể:


Xem sơ đồ tương đương sau:
Pha 3 xem như chạm đất. Ta có dòng điện
sự cố: Id = Id1 + Id2
với: Id1 = U13/rcđ
và: Id2 = U23/rcđ
Id1 và Id2 lệch pha nhau п/3.
Cộng theo vectơ, ta có dòng điện sự cố:

U 3
Id 
rcd
_ (58)
Vì Ra << rcđ, Rng, nên Rtđ ~ Ra . Suy ra điện áp tiếp
xúc :

U 3Ra
Uc  U d  I d .Ra 
rcd
(59)
Và dòng điện qua người:
U d U 3Ra
I ng  
Rng rcd .Rng
(60)
Ud :điện áp tiếp xúc; Ing :dòng điện qua người; U: điện áp pha pha của mạng điện
(380V);Ra : điện trở nối đất của tiếp địa bảo vệ;rcđ : điện trở cách điện dây pha
với đất;Rng : điện trở người.

So với pt (49) ở mục V-4-b trên kia, ta thấy khi có nối đất bảo vệ, dòng điện
qua người giảm một tỷ số bằng Rng/Ra (gần bằng 250 lần).

Ví dụ:
Xem mạng điện 3 pha IT có điện áp 220/380V, điện trở nối đất bảo vệ là 4 Ohm,
điện trở cách điện của một pha trong trang bị điện là 500kOhm, xem điện trở thân
người bằng 1000 Ohm. Hỏi dòng điện sự cố, dòng điện qua người, và điện áp tiếp
xúc trong tình trong sự cố thứ nhất bằng bao nhiêu; so sánh với điện áp tiếp xúc
cho phép UL = 50V ?

Giải: theo công thức (57), ta tính được dòng điện sự cố:
_
U√3 380 x 1,732
Id = ------- = ------------- = 1,32 mA
rcđ 500.000
Dòng điện qua người theo công thức (59)là:

64
Ud U√3.Ra 380 x 1,732 x 4
Ing = ---- = ---------- = ---------------- = 0,005 mA
Rng rcđ . Rng 500.000 x 1000

Nhận xét ta thấy dòng điện sự cố và dòng điện qua người khi xảy ra sự cố thứ
nhất, không đáng kể: hệ thống điện vẫn làm việc bình thường, và người không bị
điện giật.
Theo công thức (58), ta tính được điện áp tiếp xúc:
_
U√3.Ra 380 x 1,732 x 4
Ud = ------- = ----------------- = 5,5 mV << UL (50V)
rcđ 500.000

Sự cố lần thứ nhất không gây điện giật cho con người, đồng thời lúc đó hệ thống
không mất điện vì dòng điện sự cố cũng không đáng kể.

* Trường hợp điện dung đường dây đáng kể:

Xem sơ đồ tương đương:

Pha 3 xem như chạm đất. Ta có dòng điện


sự cố: Id = Id1 + Id2
với: Id1 = Cω.U13
và: Id2 = Cω.U23
Id1 và Id2 lệch pha nhau п/3.
Cộng theo vectơ, ta có dòng điện sự cố:

I d  3C..U
(61)

Vì Ra << Xc, Rng, nên Ztđ ~ Ra, Suy ra điện áp tiếp xúc:

U d  I d .Ra  3C..U .Ra


(62)
Và dòng điện qua người:

3C..U .Ra
I ng 
Rng
(63)

Ud :điện áp tiếp xúc; Ing :dòng điện qua người; Ra : điện trở nối đất của tiếp địa
bảo vệ; C : điện dung giữa một dây pha với đất; ω=2πf=314 : tần số góc; Xc =
1/ωC; U: điện áp dây của mạng điện.

So với pt (50) ở mục V-4-c trên kia, ta thấy khi có nối đất bảo vệ, dòng điện
qua người giảm một tỷ số bằng Rng/Ra (gần bằng 250 lần).

Ví dụ:
Một đường dây trong hệ thống IT 3 pha 220/380V có điện dung đường dây của mỗi
pha đối với đất là 2µF/km , điện trở nối đất bảo vệ là 4 Ohm, xem điện trở thân
người bằng 1000 Ohm. Hỏi dòng điện sự cố, dòng điện qua người và điện áp tiếp
xúc trong tình trong sự cố thứ nhất bằng bao nhiêu; so sánh với điện áp tiếp xúc
cho phép UL = 50V ?

Giải: Điện dung của mỗi dây pha đối với đất: C = 2x1x10-6 µF.
Ta tính được dòng điện sự cố, theo công thức (60):

Id = √3Cω.U = √3 x 2 x10-6 x 314 x 380 = 0,416 A.


Với dòng sự cố không đáng kể, hệ thống điện vẫn làm việc bình thường

65
Dòng điện qua người theo công thức (61):

Ud √3CωU.Ra √3 x 2 x10-6 x 314 x 380 x 4


Ing = ---- = ------- = --------------------------- = 1,66 mA
Rng Rng 1000

Theo công thức (62), ta tính được điện áp tiếp xúc:


Ud = If.Ra = 0,416 x 4 = 1,66 V << UL = 50V

Dòng điện và điện áp này an toàn đối với con người.

Kết luận: trong hệ thống nối đất kiểu IT, dù điện dung đường dây có đáng kể
hay không, khi sự cố thứ nhất xảy ra: một dây pha chạm đất (mà các pha còn lại
vẫn còn cách điện tốt với đất) thì hệ thống vẫn làm việc bình thường , đồng thời
không có nguy hiểm xảy ra cho con người khi bị tiếp xúc vào vỏ kim loại vào lúc
đó.

b- Phân tích sự cố thứ hai:

Xem một sơ đồ một mạng điện 3 pha có cấu


hình nối đất IT:

Sau khi một pha đã chạm vỏ kim loại trong


sự cố thứ nhất.Trong tình trạng sự cố thứ
hai, dây trung tính hoăc một pha khác lại
chạm vỏ kim loại của hệ thống.

Ta hãy phân tích dòng điện sự cố (ngắn


mạch), điện áp tiếp xúc, và dòng điện qua
người.

 Trƣờng hợp mạch 3 pha IT có dây trung tính:

Theo phương pháp quy ước, để tính dòng ngắn mạch, ta xem như lúc sự cố ngắn mạch
xảy ra, sụt áp từ nguồn đến đầu nhánh đang khảo sát là 20%, và điện áp còn lại
là 0,8 Uo , với Uo là điện áp pha trung tính.

Nếu tỷ lệ giữa tiết diện dây pha và tiết diện dây bảo vệ là m : SPH = m.SPE, Ta có
điện trở dây bảo vệ gấp m lần điện trở dây pha.

Xem sơ đồ tương đương dưới đây.


Suy ra dòng điện sự cố:

0,8 Uo 0,8Uo.Sph
Id = ------------ = ------------ (64)
2(Rph + Rpe) 2ρ(1+m)L

Và điện áp tiếp xúc:

0,8Uo.Rpe 0,8 m.Uo


Ud = ----------- = ---------- (65)
2(Rph + Rpe) 2(1+m)

Suy ra dòng điện qua người:

0,8 m.Uo
Ing = ---------- (66)
2(1+m)Rng

66
 Trƣờng hợp mạch 3 pha IT không có dây trung tính:

Xem sơ đồ tương đương dưới đây.


Suy ra dòng điện sự cố:

√3 0,8Uo √3 0,8Uo.Sph
Id = --- x -------- = --- x --------- (67)
2 (Rph + Rpe) 2 ρ(1+m)L

Và điện áp tiếp xúc:

√3 0,8Uo.Rpe √3 0,8 m.Uo


Ud = --- x --------- = --- x -------- (68)
2 (Rph + Rpe) 2 (1+m)

Suy ra dòng điện qua người:

√3 0,8 m.Uo
Ing = ---- x --------- (69)
2 (1+m)Rng

c- Độ dài tối đa của một mạch cấp điện IT:

Độ dài tối đa của một mạch cấp điện IT tính từ khí cụ bảo vệ ngắn mạch của một
mạch đến nơi ngắn xa nhất có thể xảy ra trên mạch đó.

Trong điều kiện sự cố lần thứ 2, hệ thống IT bị ngắn mạch, khi đó khí cụ bảo vệ
ngắn mạch phải tác động. Điều kiện tác động là:

Ia < I d (70)

Trong đó: Ia : dòng điện tác động của khí cụ bảo vệ ngắn mạch. Thế điều kiện
(67) vào các công thức (63) và (65), suy ra điều kiện độ dài max của đường dây
cho phép:

* Khi hệ thống IT có dây trung tính:

Nhánh phân phối không được dài quá:

0,8Uo Sph
Lmax = ---------- (71)
2ρ(1+m)Ia

* Khi hệ thống IT không có dây trung tính:

Nhánh phân phối không được dài quá:

√3 0,8Uo Sph
Lmax = --- x -------- (72)
2 ρ(1+m)Ia

Trong các công thức trên đây:


Ia (A): dòng điện tác động của khí cụ bảo vệ chống ngắn mạch, thường chọn Ia
bằng 5 lần hay 10 lần In, tùy loại CB.
Lmax (m) : chiều dài đường dây cho phép;
Sph (mm2): tiết điện dây pha; SPE(mm2): tiết điện dây bảo vệ;
ρ (Ωmm2/m): điện trở suất của dây (đồng: 22,5x10-3, nhôm: 36x10-3);

67
m : tỷ số giữa tiết diện dây pha và tiết diện dây bảo vệ.

Ví dụ: Một trung tâm khẩn cấp sử dụng một hệ thống 3 pha 127/220V, theo sơ đồ IT
không có dây trung tính. Điện kế của trung tâm có CB 3P100A, theo tiêu chuẩn IEC
60898 type B. Cáp nguồn điện có tiết diện dây pha bằng 35mm2, tiết diện dây bảo
vệ bằng 16mm2. Hỏi dây nguồn được phép dài bao nhiêu, để hệ thống vận hành an
toàn khi gặp sự cố lần thứ hai?

Giải: theo công thức (69), ta có:

1,732 x 0,8 x 127 x 35


Lmax = ---------------------------------- = 68 m
2 x 22,5x10-3(1+35/16) x 100 x 5

c- Đặc điểm của hệ thống IT:

- Độ tin cậy cấp điện: rất tốt, khi có chạm điện lần thứ nhất, hệ thống không bị
cắt; khi bị chạm lần thứ hai trong hệ thống, hệ thống mới bị cắt;
- Bảo vệ con người: tốt;
- Bảo vệ tài sản: tốt;
- Độ kháng nhiễu điện từ: trung bình.

d- Lưu ý khi sử dụng hệ thống IT:

Theo quy trình cấp điện tại Việt Nam, Điện lực luôn cung cấp mạng hạ thế với
trung tính nối đất. Vì vậy hệ thống IT, với ưu điểm nổi trội là tính bảo đảm cấp
điện liên tục cao, chỉ được dùng cho các công trình có yêu cầu có về mặt liên
tục cung cấp điện như phòng mỗ, trung tâm khẩn cấp,…. Khi đó người ta phải sử
dụng biến áp cách ly để có được mạng IT cục bộ.

Cần phải lưu ý các điều kiện sau để có thể áp dụng sơ đồ IT:
 Khả năng chịu điện áp của các thiết bị điện: phải chịu được điện áp pha-
pha (380V) của nguồn;
 Điện trở cách điện của hệ thống phải tốt: để kiểm tra người ta phải dùng
bộ hiển thị cách điện, thường chỉnh ở mức < 1MOhm với mạng <500V;
 Độ dài đường dây cấp điện bị hạn chế, theo các công thức (71) và (72) nêu
trên;
 Phải thường xuyên có một đội ngũ bảo dưỡng điện chuyên nghiệp để phát hiện
và giải quyết sự cố chạm vỏ lần thứ nhất bất cứ lúc nào, không để xảy ra sự cố
lần hai.
 Thời gian cắt điện tự động bởi khí cụ bảo vệ khi sự cố thứ 2 xảy ra là
0,4s.

2- Bảo vệ nối trung tính trong hệ thống TN-C:

a- Khảo sát sự cố trong mạch TN-C:

Trong sơ đồ TN-C, dây trung tính và dây bảo vệ là một dây chung kết hợp ( C:
combined ). Do đó dây trung tính trong mạng được ký hiệu là dây PEN (Protective
Earth + Neutral).
Trong hệ thống TN-C, sự cố chạm vỏ cũng là sự cố ngắn mạch, dòng sự cố về nguồn
theo dây trung tính, bị cắt nhanh bằng khí cụ cắt dòng ngắn mạch, mà không phải
thêm nhiều khí cụ giám sát bảo vệ bổ sung mắc tiền.

Theo phương pháp quy ước, xem như lúc có sự cố ngắn mạch xảy ra, sụt áp từ nguồn
đến đầu nhánh đang khảo sát là 20%, và điện áp còn lại là 80% Uo.

Xem một hệ thống TN-C đang có sự cố chạm vỏ pha 1, và sơ đồ tương đương:

68
Nếu tỷ lệ giữa tiết diện dây pha và tiết diện dây PEN là m : SPH = m.SPEN, Ta có
điện trở dây PEN gấp m lần điện trở dây pha.

0,8 Uo 0,8Uo.Sph
Suy ra dòng điện sự cố: Id = ------------ = ------------ (73)
(Rph + Rpen) ρ(1+m)L

0,8Uo.Rpen 0,8 m.Uo


Điện áp tiếp xúc: Ud = ----------- = ---------- (74)
(Rph + Rpen) (1+m)

0,8 m.Uo
Và dòng điện qua người: Ing = ---------- (75)
(1+m)Rng

Trong các công thức trên đây:


Ia (A): dòng điện tác động của khí cụ bảo vệ chống ngắn mạch, thường chọn Ia
bằng 5 lần hay 10 lần In, tùy loại CB.
L (m) : chiều dài đường dây cho phép;
Sph (mm2): tiết điện dây pha; SPEN(mm2): tiết điện dây PEN;
ρ (Ωmm2/m): điện trở suất của dây (đồng: 22,5x10-3, nhôm: 36x10-3);
m : tỷ số giữa tiết diện dây pha và tiết diện dây bảo vệ.

So các công thức (74) và (75) ở đây với các công thức (52) và (53) trước đây, ta
thấy khi hệ thống có nối đát bảo vệ điện áp tiếp xúc và dòng điện qua người giảm
đi một hệ số bằng 0,8 m / (m+1).
Khi m = 2, hệ số giảm này bằng 0,53. Khi m = 1, hệ số giảm này bằng 0,4.

Ví dụ: Một mạch TN-C 3 pha 4 dây 220/380V dùng dây dẫn đồng 3x50+1x25mm2 dài
40m. Mạch được bảo vệ bắng một MCCB 3P 150A, theo tiêu chuẩn IEC 60947-2, với
dòng tác động bảo vệ ngắn mạch bằng 10 lần dòng danh định. Hỏi khi có sự cố chạm
vỏ một pha tại đầu xa nhất, dòng điện sự cố, điện áp tiếp xúc và dòng điện qua
người bị điện giật do tiếp xúc gián tiếp tại đó bằng bao nhiêu?

Theo các công thức (73) (74) (75), ta tính được:

0,8 x 220 x 50
Dòng điện sự cố: Id = ------------------------------ = 3.259 A
22,5 x 10-3 x (1+ 2)x 40

0,8 x 2 x 220
Điện áp tiếp xúc: Ud = -------------- = 117 V
1 + 2

69
Dòng điện qua người bị điện giật do tiếp xúc gián tiếp:

0,8 x 2 x 220
Ing = --------------- = 0,117 A = 117 mA.
(1+2) x 1000

b- Độ dài tối đa của một mạch cấp điện TN-C:


Độ dài tối đa của một mạch cấp điện TN-C tính từ khí cụ bảo vệ ngắn mạch của một
mạch đến nơi xa nhất có thể xảy ra sự cố ngắn mạch trên mạch đó.

Trong điều kiện sự cố chạm vỏ, hệ thống TN-C bị ngắn mạch, khi đó khí cụ bảo vệ
ngắn mạch phải tác động. Điều kiện tác động kịp thời là:

Ia < I d (76)

Trong đó: Ia : dòng điện tác động của khí cụ bảo vệ ngắn mạch. Thế điều kiện
(76) vào các công thức (73), suy ra điều kiện độ dài max của đường dây cho phép
như sau:

Nhánh phân phối không được dài quá:

0,8Uo Sph
Lmax = ---------- (77)
ρ(1+m)Ia

Tuy nhiên nếu đường dây dài quá Lmax, ta có thể chọn các giải pháp giảm Ia hoặc
tăng SPEN để giảm m.

c- Biện pháp lặp lại trung tính trong hệ thống TN-C:

Để bảo đảm điện áp tiếp xúc cho phép, trong hệ thống TN-C, người ta dùng thêm
biện pháp lặp lại trung tính. Theo cách này, rãi rác trên khắp đường tải, tại
những chỗ tủ điện phụ hay thiết bị có công suất lớn, người ta đóng thêm cọc tiếp
đất phụ, tạo thêm đường về đất cho dòng sự cố, và giảm điện áp tiếp xúc, khi có
sự cố chạm vỏ.

* Lặp lại trung tính tại một điểm:

Xem hình vẽ và sơ đồ tương đương hệ thống TN-C có một điểm lặp lại trung tính.

Khi có sự cố chạm điện, ta có hai dòng sự cố về trung tính nguồn theo hai ngã
khác nhau: IN theo RPEN về trung tính nguồn và IL theo rL nối tiếp với Rb về trung
tính nguồn.

Khi đó các công thức (74) và (75) trở thành:

70
0,8 m.Uo rL
Điện áp tiếp xúc: Ud = ----------- x ------- (78)
(1+m) r L + Rb

0,8 m.Uo rL
Và dòng điện qua người: Ing = ---------- x ------- (79)
(1+m)Rng r L + Rb

Nếu rL = Rb , điện áp tiếp xúc và dòng điện qua người giảm còn 1/2.

* Lặp lại trung tính tại nhiều điểm:


Xem hình vẽ và sơ đồ tương đương hệ thống TN-C có nhiều điểm lặp lại trung tính.

Khi có sự cố chạm điện, ta có hai dòng sự cố về trung tính nguồn theo hai ngã
khác nhau: IN theo RPEN về trung tính nguồn, và IL theo rL1 nối tiếp với Rtđ (gồm
Rb song song với tất cả các điện trở nối đất lập lại rli ) về trung tính nguồn.

Khi đó các công thức (78) và (79) trở thành:

0,8 m.Uo rL
Điện áp tiếp xúc: Ud = ----------- x ------- (80)
(1+m) rL + Rtđ

0,8 m.Uo rL
Và dòng điện qua người: Ing = ---------- x ------- (81)
(1+m)Rng rL + Rtđ

Nếu lập lại nhiều quá Rtđ << rL , hệ số giảm trở lại bằng 1, điện áp tiếp xúc và
dòng điện theo các công thức (80) và (81) trở lại các trị số cũ (74) và (75).

d-Các trường hợp sự cố đặc thù với hệ thống TN-C:

 Khảo sát điện áp tiếp xúc khi dây trung tính bị đứt:
- Nếu không nối đất lặp lại, xem hình vẽ và sơ đồ tương đương sau đây:

71
Khi xảy ra sự cố chạm vỏ ở thiết bị sau chỗ đứt trung tính, thì điện áp tiếp xúc
phía trước chỗ đứt bằng không, điện áp tiếp xúc với các sườn vỏ phía sau chỗ đứt
sẽ bằng chính điện áp pha (220V).

- Nếu có một nối đất lặp lại, xem hình vẽ và sơ đồ tương đương sau đây:

Khi xảy ra sự cố chạm vỏ ở thiết bị sau chỗ đứt trung tính, thì điện áp tiếp xúc
phía trước chỗ đứt và điện áp tiếp xúc với các sườn vỏ phía sau chỗ đứt sẽ là
một tỷ lệ của điện áp pha (220V), theo cầu chia áp tạo bởi Rb và rL:

U.rL U.Rb
Uc2 = ------- và: Uc1 = ------- (82)
rL + Rb rL + Rb

Nếu rL = Rb , điện áp tiếp xúc bằng U/2 ở cả hai đầu chỗ đứt.

e- Quá điện áp trong mạch TN-C:

Trong hệ thống TN-C, nếu tình cờ tiếp xúc trực tiếp với một pha trong khi
đang có sự cố chạm điện một pha khác trong mạng, thì người ta sẽ bị điện giật
với điện áp cao hơn điện áp pha.
Như đã phân tính ở phần trước. Mạng cấp điện TN là một mạng 3 pha có trung tính
trực tiếp nối đất. Vậy khi có một pha chạm đất với điện trở chạm đất rph, thì
hai pha còn lại có điện áp tăng cao:

________________
U2 = √ UO2 + Ud2 + UO.Ud (83)

Với: Rb.Uo
Ud = ---------- (84)
Rb + rph

Ví dụ: Khi Rb = rph = 4 Ohm, nếu Uo = 220 V, Ud = 110 V, theo công thức (83), ta
tính được : U2 = 291 V.

CHÚ Ý QUAN TRỌNG:

-Trong hệ thống TN-C, khi nối dây nguồn cho tải, phải nối dây PEN đến điểm vỏ
(E) của thiết bị trước rồi mới vòng về điểm trung tính (N) của nó;
-Vì trong ht TN-C, dây PEN là dây bảo vệ, cho nên không thể ngắt dây PEN trong
bất kỳ điều kiện nào. Người ta cũng không được mắc khí cụ bảo vệ theo dòng điện
dư dư (RCD) cho một mach TN-C được;
-Hệ thống TN-C không được áp dụng cho những nới có nguy cơ cháy nổ cao;

72
-Không được dùng mạch TN-C cho các thiết bị cầm tay, và các mạng ổ cắm dùng cho
các thiết bị di động;
-Chỉ dùng TN-C cho các trang bị lắp đặt cố định; tiết diện dây PEN min phải là
10mm2 với dây đồng và 16mm2 với dây nhôm;
-Dây PEN phải được bọc cách điện bên ngoài thiết bị;
-Phải lặp lại nối đất cho các thiết bị xa nguồn.

3- Bảo vệ nối dây trung tính trong hệ thống TN-S:

a- Khảo sát hệ thống TN-S:


Trong sơ đồ TN-S, dây trung tính và dây bảo vệ là hai dây riêng biệt
(S: Separated. Dây trung tính là dây N; dây bảo vệ là dây PE, cùng suất phát từ
một hệ điện cực đất nối chung ở đầu nguồn điện. Dây N chỉ được nối đất tại
nguồn. Dây PE nối đất lặp lại càng nhiều càng tốt.

b- Khảo sát sự cố trong mạch TN-S:

Các công thức dòng điện sự cố, điện áp tiếp xúc, dòng điện qua người, chiều dài
mạch tối đa cho phép, đều giống như các công thức (73) (74) (75) và (77). Chỉ
có khác là ta phải thay thế RPEN bằng RPE
Tuy nhiên nếu đường dây dài quá Lmax, ta có thể chọn thêm giải pháp dùng RCD ,
vì trong sơ đồ TN-S, dây PE khác với dây N, có thể dùng RCD mà không sợ mất dây
bảo vệ.
RCD còn có thêm tác dụng ngắt điện khi có sự cố chạm đất dây trung tính.

Hệ thống TN-S giải quyết một số nhược điểm của ht TN-C như sau:
- Bảo vệ chống cháy nổ tốt hơn ht TN-C;
- Ít nguy hiểm hơn khi đứt trung tính;
- Nhiễu điện từ ít hơn TN-C
Đồng thời vẫn giữ được ưu điểm cơ bản của ht TN : cắt nhanh sự cố chạm điện.

c- Các hệ thống TN-S trong thực


tế:

* Hệ thống TN-S có dây trung


tính và và dây bảo vệ riêng
trong toàn bộ hệ thống

Từ nguồn đến điểm bắt đầu của


hệ thống lắp đặt phải kéo đủ 5
dây (3 pha L1,L2,L3, trung tính
N, và bảo vệ PE).
Trong hệ thống lắp đặt, có thể

73
có nối đất bổ sung cho PE.
Nối đất tại nguồn do nhà thầu thi công đường dây trung thế và trạm biến áp thực
hiện. Nối đất trong hệ thống phân phối do nhà thầu thi công hệ thống lắp đặt
điện (hạ thế) làm.

* Hệ thống TN-S có dây bảo vệ nối đất nhưng không có dây trung tính trong toàn
bộ hệ thống

Từ nguồn đến điểm bắt đầu của


hệ thống lắp đặt chỉ phải kéo
4 dây (3 pha L1,L2,L3, và bảo
vệ PE).
Trong hệ thống lắp đặt, có thể
có nối đất bổ sung cho PE.
Nối đất tại nguồn do nhà thầu
thi công đường dây trung thế
và trạm biến áp thực hiện. Nối
đất trong hệ thống phân phối
do nhà thầu thi công hệ thống
lắp đặt điện (hạ thế) làm.

4- Hệ thống TN-C-S:

Trong sơ đồ TN-C-S, dây trung


tính và dây bảo vệ là một dây
chung (PEN) ở đầu nguồn, sau
đó rẽ ra làm hai dây riêng (N
và PE ). Tại chỗ rẽ ra (trong
một tủ điện) cần có các thanh
đấu riêng cho trung tính và bảo vệ. Hệ thống này thường được dùng để mở rộng hệ
thống TN-C có sẵn.

CHÚ Ý:
- Trong một ht TN-C-S, bố trí TN-S không
được phép đặt trước (phía thượng nguồn)
đối với bố trí TN-C.

5- Đặc điểm của các hệ thống TN:

- Độ tin cậy cấp điện: trung bình;


- Bảo vệ con người: tốt;
- Bảo vệ tài sản kém trong sơ đồ TN-C:
dòng điện không cân bằng đi trong dây
PEN, đồng thời đi ra cả vỏ kim loại, làm
cho bộ phận này nóng lên (ở những chỗ
lỏng lẽo), dễ phát sinh tia lửa điện. Cấm dùng ht TN-C tại nơi có nguy cơ cháy
cao.
- Độ kháng nhiễu điện từ kém nhất trong sơ đồ TN-C, do dòng điện không cân bằng
đi trong dây PEN.
- Đặc điểm sơ đồ TN-S, nhiễu điện từ ít nhất so với các sơ đồ nối đất khác.
- Chi phí: rẻ nhất.

Lưu ý khi sử dụng hệ thống TN:


Cần phải lưu ý các điều kiện sau để có thể áp dụng sơ đồ TN:
 Khả năng chịu điện áp của các thiết bị điện: chỉ cần chịu được điện áp pha
(220V) của nguồn
 Phải dùng nối đất lập lại cho hệ thống TN-C cho các thiết bị xa nguồn;
 Độ dài đường dây cấp điện bị hạn chế theo công thức (77) nêu trên kia;
 Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống nối đất của nguồn điện để có điện trở
nối đất đạt yêu cầu (Rb ≤ 4 Ω);

74
 Thời gian cắt điện tự động bởi khí cụ bảo vệ khi có sự cố là 0,4s.
 Điện trở cách điện của hệ thống phải tốt: ≥ 500kOhm với mạng <500V;

6- Cảm kháng đƣờng dây trong các mạch IT và TN:


Khi áp dụng các công thức (71) (72) cho mạch IT, và công thức (77) cho các mạch
TN để tính độ dài mạch tối đa cho phép, trong thực tế người ta phải kể đến cảm
kháng đường dây.
Các công thức đó chỉ đúng cho dây cáp có tiết diện pha ≤ 120mm2, do đối với dây
cáp nhỏ, điện kháng của nó không đáng kể.

Khi cáp điện có tiết diện pha lớn hơn 120mm2, điện kháng trở nên đáng kể. Khi đó
phải thay Sph trong các công thức trên bằng tiết diện biểu kiến S'= k . Sph,
theo bảng sau:

Tiết diện dây cáp S Tổng trở tƣơng đƣơng Hệ số giảm tiết diện biểu
(mm2) Z (Ω) kiến của dây cáp k =
S’/Sph
150 R+15% 0,87
185 R+20% 0,83
240 R+25% 0,8

Ví dụ công thức (77) có thể viết lại như sau:

0,8Uo k.Sph
Lmax = ----------- (85)
ρ(1+m)Ia

Ví dụ: Một nhà máy sử dụng một hệ thống 3 pha 220/380V, theo sơ đồ nối dất TN-S.
Điện kế của nhà máy có CB 3P300A. Cáp nguồn điện có tiết diện dây pha bằng
240mm2, tiết diện dây bảo vệ bằng 120mm2. Hỏi dây nguồn được phép dài bao nhiêu,
để hệ thống vận hành an toàn ?

Giải: theo pt (85), ta c ó:

0,8Uo.k.Sph 0,8x220x240x0,8
Lmax = ----------- = --------------------------- = 667m
ρ(1+m)Ia 22,5x10-3(1+240/120)x300x5

7- Bảo vệ nối đất trong hệ thống TT:

Một hệ thống phân phối điện được gọi là có cấu hình nối đất TT, hay sơ đồ tiếp
địa TT, khi thỏa hai điều kiện:
- Trung tính của nguồn điện nối với đất bằng nối đất chức năng (nối đất công
tác): T (terrestial);
- Các bộ phận dẫn điện bình thường không mang điện của hệ thống được nối đất
về một ht nối đất bảo vệ độc lập với nối đất công tác : T (terrestial).
Sau đây là sơ đồ một mạng điện 3 pha có cấu hình nối đất TT:

75
a- Phân tích an toàn:
Trước tiên ta khảo sát các khuyết điểm của sơ đồ TT, khi chưa dùng khí cụ bảo vệ
RCD kết hợp

* Khí cụ bảo vệ ngắn mạch không làm việc:


Khi có sự cố chạm pha 1 vào vỏ máy như hình vẽ, ta có dòng điện sự cố chạy theo
nối đất bảo vệ về đất:

Uo
Id = ------- (86)
Ra + Rb
Trong đó:
Id : dòng điện sự cố (chạm đất);
Uo : điện áp pha (220V);
Rb : điện trở nối đất công tác (ở nguồn);
Ra : điện trở nối đất bảo vệ (ở nơi tiêu thụ).

Dòng điện này không đủ để cắt khí cụ bảo vệ ngắn mạch khi có ngắn mạch xảy ra.

Ví dụ: nối đất công tác của mạng điện Rb = 4 Ω, và nối đất bảo vệ của mạng Ra =
4 Ω, khi đó dòng điện rò là:
220
Id = ----- = 27,5 A
4 + 4
Dòng điện này chỉ có thể làm chảy cầu chì 27,5 / 2,5 < 11A (10A), hay chỉ có thể
làm nhảy bộ ngắt điện (CB) 27,5 / 1,2 < 22,9 (20A). Do đó khi hệ thống có công
suất cao (CB hay cầu chì bảo vệ có dòng định mức cao) thì không dùng được nối
đất TT .

* Điện áp tiếp xúc < UL khó thực hiện:


Theo sơ đồ TT ta có biểu thức của điện áp tiếp xúc:

Ra
Ud = Id.Ra = Uo ------- (87)
Ra + Rb

Sau khi biến đổi pt (83), và cho Ud = UL = 50V, ta có điều kiện của điện áp tiếp
xúc an toàn:

Ra 50
---- ≤ -------- (88)
Rb Uo - 50

Ví dụ:

Cho Rb = 4 Ohm, Uo = 220V, đk (83) trở thành: Ra = 1,17 Ohm. Điều kiện này rất
khó thực hiện.

76
* Tiếp xúc trực tiếp với điện thế cao:
Như đã biết trong một mạng có trung tính nối trực tiếp với đất, khi có một dây
pha chạm đất thì 2 hai pha còn lại có điện thế cao với đất (cao hơn điện áp
pha), nguy hiểm cho người. Mạng TT cũng vậy, khi có một pha chạm đất rph, thì
hai pha còn lại có điện áp tăng cao:

________________
U2 = √ UO2 + Ud2 + UO.Ud (89)

Với: Rb.Uo
Ud = ---------- (90)
Rb + rph

Cho Uo = 220, Ud = 110, suy ra : U2 = 291 V

b- Ưu điểm quan trọng của hệ thống TT:


Hệ thống TT có một ưu điểm căn bản và quan trọng nhất là: chống xâm nhập điện áp
từ phía cao thế rất tốt, vì nối đất bảo vệ ở phía hạ thế hoàn toàn riêng biệt,
không có điểm chung với nguồn điện.

Khắc phục các khuyết điểm của hệ thống TT đã khảo sát trên kia bằng cách bắt
buộc sử dụng thêm khí cụ dòng dƣ (RCD), thì hệ thống TT lại trở nên có ƣu điểm
nhiều nhất, và ngày nay đƣợc sử dụng nhiều trong các hệ thống dân dụng. Hệ thống
này được khuyên dùng ở nhiều nước vì tỏ ra an toàn cho người sử dụng không
chuyên, và an toàn cháy nổ.

c- Điều kiện chọn RCD

Phải chọn RCD có dòng điện dư định mức IΔn phù hợp với điện trở nối đất bảo vệ
và điện áp cho phép UL như sau:

Ra . IΔn ≤ UL (91)

Dòng điện dư định mức IΔn Điện trở nối đất bảo vệ Ra (Ω)
UL = 50V UL = 25V
3A 16 8
1A 50 25
500mA 100 50
300mA 166 83
30mA 1.660 830

Nhận xét, ta thấy điều kiện điện trở tiếp đất bảo vệ không gắt gao và dễ thực
hiện.

d- Đặc điểm của hệ thống TT:

- Độ tin cậy cấp điện: trung bình. Hệ thống TT hay bị mất điện đột xuất nếu RCD
bị tác động do nhiễu, do đó phải chọn dòng rò đinh mức cho RCD căn cứ vào các
dòng rò nội tại đang tồn tại do các loại thiết bị góp vào trong mạng điện;
- Bảo vệ con người: tốt nhất. Ngay cả khi dây trung tính bị chạm đất RCD cũng
tác động.
- Bảo vệ tài sản, cụ thể là bảo vệ phòng cháy, tốt nhất vì 2 lý do: một là trong
điều kiện vận hành bình thường, không có dòng rò đi qua vỏ kim loại (như trong
hệ thống TN-C); hai là khi đường rò điện hình thành trên bề mặt cách điện của
thiết bị thì RCD sẽ nhảy ngay.
- Độ kháng nhiễu điện từ: trung bình
– Chi phí: mắc nhất, vì phải dùng hai hệ thống nối đất riêng biệt cho trung
tính nguồn điện và phần vỏ kim loại của hệ thống; ngoài ra còn phải dùng phối
hợp thêm khí cụ dòng dư (RCD): có thể là CB dòng rò ELCB (Earth Leakage Circuit

77
Breaker) hoặc Rơ-le rò đất EFR (Earth Fault Relays)

d- Lưu ý khi sử dụng hệ thống TT:

Cần phải lưu ý các điều kiện sau để có thể áp dụng sơ đồ TT:
-Khả năng chịu điện áp của các thiết bị điện: chỉ cần chịu được điện áp pha
(220) của nguồn;
-Điện trở cách điện của hệ thống phải tốt: rcđ ≥ 500kOhm với mạng <500V;
-Không cần có một đội ngũ bảo dưỡng điện chuyên nghiệp làm việc thường xuyên;
-Thời gian cắt điện tự động bởi khí cụ bảo vệ (RCD) khi sự cố xảy ra là 0,2s;
-Khí cụ bảo vệ hệ thống phải đầy đủ 2 thứ : CB chống quá dòng và RCD chống dòng
rò.

VII. KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC CHỌN SƠ ĐỒ NỐI ĐẤT:


1. Hộ tiêu thụ điện lấy điện trực tiếp từ lưới phân phối công cộng hạ áp: sơ đồ
thích hợp nhất là sơ đồ TT. Hộ tiêu thụ phải lập thêm một tổ nối đất để làm nối
đất bảo vệ. Nên nhớ dây nối đất bảo vệ (PE) phải phân biệt, không có bất kỳ một
điểm chung nào với dây trung tính (N) từ đầu nguồn cho đến trên toàn hệ thống
phụ tải.

Phải sử dụng RCD ghép sau CB. Chọn RCD có dòng rò định mức IΔn sao cho có tác
dụng bảo vệ chống giật, và chống cháy, mà không bị tác động do nhiễu. Cần phải
tính toán tổng các dòng rò nội tại có sẵn trong phụ tải, sao cho tổng dòng rò
nội tại nhỏ hơn hay bằng 0,5ΔIn. Nhớ rằng RCD không có tác dụng bảo vệ quá dòng,
do đó dòng định mức In của nó nên chọn bằng hoặc cao hơn một mức với dòng định
mức In của CB bảo vệ quá dòng lắp kèm.

2.Nhà chung cư cao tầng được cung cấp từ một trạm biến áp: sơ đồ TN-S là thích
hợp nhất. Trong hệ thống con (một căn hộ), sơ đồ này có tác dụng y như một sơ đồ
TT khi được dùng với RCD. Nhà quản lý chung cư cần phải bảo đảm bằng chế độ bảo
dưỡng sao cho trong các kỳ kiểm tra an toàn định kỳ, điện trở nối đất đo được
luôn nhỏ hơn trị số quy định bởi tiêu chuẩn an toàn (Rd ≤ 4Ω).

Riêng trong Tủ điện đầu vào (ngay sau MBA), khi các đường dẫn điện là thanh cái,
được phép dùng sơ đồ TN-C (dây PEN chung cho cả trung tính và bảo vệ). Nhưng
ngay sau đó, dây bảo vệ (PE) và dây trung tính(N) phải tách ra làm hai dây riêng
biệt trong toàn hệ thống.

3. Hộ tiêu thụ điện đặc biệt cần ưu tiên liên tục cấp điện: như phòng mổ, phòng
cấp cứu, hầm mỏ, trung tâm cứu nạn, trung tâm khẩn cấp, trung tâm báo cháy,…. Sơ
đồ thích hợp nhất là sơ đồ IT. Sơ đồ này được thực hiện với một máy biến áp cách
ly, để có được trung tính không nối đất từ mạng có trung tính nối đất của Điện
lực. Sơ đồ này đòi hỏi những quy định khắt khe về trình độ bão dưỡng, phương
thức phát hiện và hồi phục nhanh một sự cố chạm đất lần thứ nhất, hạn chế độ dài
dây….., do đó chỉ đựơc dùng cho những hệ thống chuyên nghiệp và có phạm vi
nhỏ./-

-----oO0Oo-----

78
CHƢƠNG 5: THỰC HIỆN HỆ THỐNG
NỐI ĐẤT BẢO VỆ
Thực hiện một hệ thống nối đất là một kỹ năng thực hành. Muốn làm một hệ thống nối đất
sao cho đạt được điện trở nối đất yêu cầu, mà không tốn kém lắm, người ta phải tính toán
tiên liệu được điện trở tản của tổ nối đất sẽ thực hiện.

I.ĐẠI CƢƠNG CẤU TẠO MỘT TRANG BỊ NỐI ĐẤT:

Người ta thường thực hiện hệ thống nối đất bằng cách thực hiện các phần sau:
 Điện cực đất - Tổ nối đất:
Điện cực đất là bộ phận kim loại, chôn trong đất, có điện trở tiếp xúc với
đất nhỏ. Tổ nối đất là một hệ nhiều các điện cực chôn trong đất,bằng kim
loại; gồm có điện cực thẳng đứng là điện cực dạng cọc chôn thẵng ngập bên
trong đất; rồi nối với nhau bởi các điện cực nằm ngang , là các thanh nối các
đầu của các điện cực thẳng đứng lại với nhau. Cực chung của Tổ nối đất đặt
trong một hố kiểm tra, thường xây bằng gạch, có nắp đậy bê tông, có thể mở ra
được.
 Dây dẫn đất
Dây dẫn đất, hay Dây nối đất chính,là dây cáp đơn, lõi đồng nhiều sợi, có bọc
cách điện, màu xanh lá vằn vàng (màu đặc trưng của dây đất bảo vệ). Dây dẫn
đất một đầu được nối vào cực chung của điện cực đất, tại một hố kiểm tra, đầu
kia được nối về thanh nối đất chính.
 Thanh nối đất chính (MEB):
Thanh nối đất chính (Main Earth Bar) MEB, hay Cực nối đất chính, là một bản
đồng, trên đó có những điểm đấu nối bằng bu lông hay vít kẹp dây, thường được
đặt trong Tủ điện chính, hoặc trong Tủ phân bố đất, của hệ thống phân phối,
là nơi để dây dẫn đất từ điện cực đất dẫn về, đồng thời là nơi tất cả các dây
bảo vệ của cả hệ thống điện dẫn về để cung cấp đẳng thế đất cho toàn bộ hệ
thống.
 Các dây bảo vệ: gồm có:
- Dây bảo vệ mạch: là dây nối giữa MEB đến vỏ kim loại của một thiết bị;
- Dây nối đẳng thế chính: là dây nối giữa MEB và ống dẫn nước kim loại chính
của công trình;
- Dây nối đẳng thế bổ sung: là dây nối giữa vỏ kim loại các thiết bị điện
cùng dãy với nhau;
- Trục nối đất: là dây bảo vệ mạch nối chuyền giữa các thiết bị điện cùng
dãy với nhau.

II.LẮP ĐẶT TỔ NỐI ĐẤT:

1- Tính toán điện trở của một tổ nối đất thông dụng:

Tổ nối đất thông dụng nhất gồm một số các điện cực thẳng đứng (cọc), được chôn
sâu trong đất, sau đó các đầu cọc này được nối với nhau bằng một điện cực nằm
ngang, bằng thanh sắt hay cáp đồng trần.

79
Điện trở nối đất là điện trở tản ở tần số công nghiệp (50Hz) của Tổ nối đất, đo
tại hố kiểm tra.

Người ta có thể tính toán điện trở nối đất này nếu biết điện trở suất của đất
tại chỗ và cấu hình của tổ nối đất.

a- Địên trở nối đất của một điện cực thẳng đứng:
Điện cực đất thẳng đứng, còn gọi là “ cọc đất”, hay “cọc tere”, có các dạng
thông dụng như sau:

- Thép tròn mạ kẽm hay mạ đồng, có đường kính: d = 14, 16, 20 mm; có chiều dài:
2m 2,4m 3m 5m;
- Thép góc 50x50x5 mm, tráng kẽm, có độ dài 2m 3m;
- Thép ống tráng kẽm, có đường kính: 50 60 mm, chiều dài: 2,5m 3m 6m.

Cọc đất được đóng ngập vào trong đất, đầu cọc nằm dưới mặt đất liền thổ một độ
sâu từ 0,5m đến 1,2 m tùy theo điện trở suất của đất và điều kiện lắp đặt.

Điện trở suất của đất trị số từ 10 đến 10.000 Ωm, tùy theo chất đất. Trị số này
có thể đoán theo chất đất, lấy theo số liệu địa chất của vùng, hay đo kiểm để
lấy trị số ngay tại chỗ.

Một điện cực đất bằng thép tròn hay thép ống chôn thẳng đứng trong đất có thành
phần cấu tạo đống nhất sẽ có điện trở tản tính theo công thức sau đây:

0,366ρ 2l 1 4t + l
rc = ------- ( log --- + --- log -------- ) (1)
l d 2 4t - l

Trong đó:
ρ : điện trở suất của đất(Ω.cm);
l : chiều dài cọc (cm);
d : đường kính ngoài của cọc (cm);
t : độ sâu chôn cọc,tính từ mặt đất đến điểm giữa của cọc (cm).

Nếu cọc không chôn ngập trong đất, ta có công thức:

0,366ρ 4l
rc = ------- . log --- (2)
l d

Với l : chiều dài phần cọc ngập trong đất(cm);

Để ước tính sơ bộ, ta có thể dùng công thức như sau :

ρ
rc ~ ---- (3)
l

Khi dùng thép góc thay cho thép tròn, trong các công thức (1) và (2), ta thay d

80
bằng 0,95b, với b (cm)là chiều rộng mỗi cạnh của thép góc.

Ví dụ 1: tính điện trở tản của một cọc mạ đồng d=16mm, l= 2,4m, khi nó được chôn
sâu trong đất có điện trở suất 1.104 Ω.cm trong hai trường hợp: chôn sâu 0,5m và
chỉ chôn vừa ngập cọc.

Giải:
a- Khi cọc được chôn sâu trong đất 0,5m, áp dụng công thức (1) ta có:

0,366ρ 2l 1 4t + l
rc = ------- ( log --- + --- log -------- )
l d 2 4t - l

0,366x1x104 2x240 1 4x170+240


= ------------ ( log ------ + ---- log --------- = 40 Ω
240 1,6 2 4x170-240

b- Khi cọc không chôn ngập trong đất, áp dụng công thức (2), ta có:

0,366ρ 4l
rc = ------- . log ---
l d

0,366x1x104 4x240
= ------------ x log ------ = 42,5 Ω
240 1,6

Đối với trường hợp b-, nếu dùng công thức gần đúng (3), ta có:

ρ 1x104
rc ~ --- = ------ = 41,5 Ω
l 240

b- Địên trở nối đất của một điện cực nằm ngang:

Điện cực nằm ngang được dùng để nối các đầu điện cực thẳng đứng.

Điện cực nằm ngang làm bằng thanh kim loại: thép tráng kẽm hay đồng dẹt, thép
tròn; hoặc bằng cáp đồng trần

Kích thước thanh thép dẹt không được nhỏ hơn 40 x 4mm, thanh đồng dẹt không được
nhỏ hơn 25 x 1,5 mm, thanh thép tròn có đường kính không được nhỏ hơn 16mm, dây
đồng trần có tiết diện không được nhỏ hơn 35mm2.

Độ dài của điện cực nằm ngang không được nhỏ hơn 3m.

Ta có công thức tính điện trở tản của điện cực ngang bằng thép tròn hay thép
dẹt, chôn trong đất đồng nhất, có điện trở suất biết trước :

81
Khi dùng thép tròn:

0,366ρ l l
rt = ------- . log (--- x ---- x 4 ) (4)
l d 4t

Khi dùng thép dẹt:

0,366ρ l l
rt = ------- . log (--- x ---- x 8 ) (5)
l b 4t

Trong đó: ρ(Ω.cm) : điện trở suất của đất; l(cm): chiều dài thanh; d(cm): đường
kính của thanh tròn; b(cm): chiều rộng của thanh dẹt; t(cm): độ sâu chôn thanh
ngang .

Để ước tính sơ bộ, ta có thể dùng công thức như sau:


rt ~ ---- (6)
l

Ví dụ 2: trong trường hợp đất có điện trở suất 1.104 Ω.cm, tính điện trở tản của
một điện cực nằm ngang dài 12m,chôn sâu 0.5m, làm bằng:
(i) thép tròn d16mm .
(ii) dây đồng trần s = 35mm2. Độ chôn sâu điên cực: 0,5m.

Giải:

(i) Khi dùng thép tròn d16mm, áp dụng công thức (4) ta có:

0,366ρ l l
rt = ------- . log (--- x ---- x 4 )
l d 4t

0,366 x1x104 1200 1200


= ------------- x log ( ------ x ----- x 4 ) = 13 Ω
1200 1,6 4x50

(ii) Khi dùng cáp đồng trần s = 35mm2, ta có:


_________
Đường kính của dây đồng 35mm2 là: d = 2 √ 35:3,14 = 0,67 cm
Áp dụng công thức (4) ta có:

0,366ρ l l
rt = ------- . log (--- x ---- x 4 )
l d 4t

0,366 x 1x104 1200 1200


= ------------- x log ( ------ x ----- x 4 ) = 14 Ω
1200 0,67 4x50

* Người ta còn làm điện cực nối đất bằng: mạch vòng khép kín làm bằng thép tròn
hay dẹt, bản đồng, bán cầu hay khối cầu chôn, trụ hay bản bê-tông cốt thép, bản
đồng để trên mặt đất,…

c- Điện trở tản của hệ cọc và thanh ngang:

Khi tính điện trở tản của cả Tổ nối đất gồm các cọc chôn thẳng đứng, nối với
nhau bằng một thanh ngang, người ta phải tính đến các hệ số sử dụng.

82
 Hệ số sử dụng của các cọc chôn thẳng đứng:

Ta có công thức điện trở tương đương của n cọc chôn thẳng đứng, chưa kể đến ảnh
hưởng của thanh ngang nối vào chúng:
rC
RC = -------- (7)
ηC . n
Trong đó:
RC : điện trở tản tương đương của hệ cọc thẳng đứng, chưa kể ảnh
hưởng của thanh ngang;
rC : điện trở tản của một cọc thẳng đứng;
ηC : hệ số sử dụng (tra bảng);
n : số cọc.

Ta có Bảng ηC ( Theo Bảng 2-PL4, TCXD 46:1984)

Tỷ số khoảng cách giữa các cọc Số lƣợng cọc Hệ số sử dụng ηC


và chiều dài mỗi cọc (a/l) (n)
1 2 0,84 – 0,87
3 0,76 – 0,80
5 0,67 – 0,72
10 0,56 – 0,62
15 0,51 – 0,56
20 0,47 – 0,50
2 2 0,90 – 0,92
3 0,85 – 0,88
5 0,79 – 0,83
10 0,72 – 0,77
15 0,66 – 0,73
20 0,65 – 0,70
3 2 0,93 0 0,95
3 0,90 – 0,92
5 0,85 – 0,88
10 0,79 – 0,85
15 0,76 – 0,80
20 0,74 – 0,79

Ví dụ 3:
Tính điện trở tản của hệ cọc gồm 6 cọc thép mạ đồng d16mm x 2,4m, chôn sâu đầu
cọc cách mặt đất 0,5m, các cọc cách nhau 2,4m

Giải: Theo Ví dụ 1 trên kia ta c ó: rC = 40 Ω


Theo bảng 2-PL4, TCXD 46:1984, ta có: ηC = 0,67
Áp dụng công thức (7), ta có:

rC 40
RC = -------- = --------- = 10 Ω
ηC . n 0,67 x 6

 Hệ số sử dụng của thanh ngang:

Điện trở tính toán của thang ngang khi nối vào các đầu cọc chôn thẳng đứng cũng
bị ảnh hưởng một hệ số tương hỗ :

rt
Rt = ---- (8)
ηt

Trong đó:
Rt : điện trở tản của thanh ngang khi tính đến ảnh hưởng của hệ cọc
thẳng đứng mà nó nối vào;

83
rt : điện trở tản của thanh ngang đơn độc;
ηt : hệ số sử dụng.
Ta có Bảng ηt ( Theo Bảng4-PL4, TCXD 46:1984)

Tỷ số khoảng Hs sử dụng của thanh ngang để nối các cọc chôn


cách các cọc và thẳng đứng, khi số cọc = n
chiều dài mỗi n=4 n=6 n=8 n=10 n=20 n=30 n=50
cọc (a/l)
1 0,77 0,74 0,67 0,62 0,42 0,31 0,21
2 0,89 0,86 0,79 0,75 0,56 0,46 0,36
3 0,92 0,90 0,85 0,82 0,68 0,58 0,49

Ví dụ 4:
Tính điện trở tản của thanh ngang làm bằng dây cáp đồng trần 35mm2, dài 12m, nối
hệ cọc gồm 6 cọc thép mạ đồng d16mmx2,4m chôn sâu, các cọc cách nhau 2,4m

Giải:
Theo Ví dụ 2 trên kia ta c ó: rt = 13 Ω
Theo Bảng 4-PL4, TCXD 46:1984, ta có: ηt = 0,74
Áp dụng công thức (8), ta có:

rt 13
Rt = ---- = ----- = 17,5 Ω
ηt 0,74

d- Điện trở tản của Tổ nối đất:

Sau khi tính toán, cuối cùng ta có điện trở tản của Tổ nối đất gồm các cọc thẳng
đứng nối với thanh ngang theo đường thẳng:

Rc .Rt
Rđ = -------- (9)
R c + Rt

Trong đó:
Rđ : điện trở tản nối đất của toàn bộ hệ điện cực;
Rc : điện trở của hệ cọc đã tính đến hệ số tương hỗ;
Rt : điện trở của thanh ngang đã tính đến h.số tương hỗ;

Ví dụ 5:
Tính điện trở tản của tổ nối đất gồm hệ cọc có 6 cọc thép mạ đồng d16mm x 2,4m,
chôn sâu đầu cọc cách mặt đất 0,5m, các cọc cách nhau 2,4m, đầu các cọc được nối
bằng thanh ngang dài 12m, làm bằng cáp đồng trần 35mm2.

Giải:
Theo Ví dụ 3 trên kia ta c ó: Rc = 10 Ω
Theo Ví dụ 4 trên kia ta c ó: Rt = 17,5 Ω
Áp dụng công thức (9), ta có:

Rc .Rt 10 x 17,5
Rđ = -------- = ------------- = 6,4 Ω
R c + Rt 10 + 17,5

2- Các hình thức điện cực đất:

Trong thực tế người ta có thể thực hiện tổ nối đất với các cấu hình điện cực
khác nhau. Sau dây là bảng công thức tham khảo cách tính toán điện trở tản của
các hình thức điện cực đất thông dụng khác:

84
ST Loại Ký hiệu Điều Điện trở tản của điện cực rP (Ω)
T kiện
Bán cầu ρ:đts của đất ρ
1 chôn ở mặt (Ωcm);R:bán kính bán 0,159 –--
đất cầu(cm). R
ρ:đts của đất
2 Quả cầu (Ωcm);R:bán kính quả ρ R
chôn sâu cầu(cm);t:độ chôn 2t >> r 0,08 –-- ( 1 + ---- )
sâu của quả cầu(cm). R 2t
Thanh ρ:đts của đất (Ωcm);
3 thẳng l:chiều dài thanh 0,366 ρ 4l
đứng, sắt sắt cm);d: đkính ------- .log ---
tròn, ống thanh sắt(cm) l d
thép tròn,
chôn ở mặt
đất
Thanh l:chiều dài thanh
4 thẳng đứng sắt; b:ch.rộng thanh 0,366 ρ 4l
sắt góc, sắt(cm) ------- .(log --- + 0,022)
chôn ở mặt l b
đất
Thanh ρ:đts của đất (Ωcm);
5 thẳng l:chiều dài thanh 0,366ρ 2l 4t+l
đứng, sắt sắt cm);d: đkính ----- (log--- + 0,5 log ---- )
tròn, ống thanh sắt(cm);t: l d 4t-l
thép tròn, chiều sâu chôn cọc
chôn sâu
Thanh nằm l:chiều dài thanh
6 ngang thép sắt(cm); d:đkính 0,733 ρ l
tròn, chôn thanh sắt(cm). ------- .log ( --- + 0,301 )
ở mặt đất l d

Thanh nằm l:chiều dài thanh


7 ngang thép sắt(cm); d:đkính t < 0,4l 0,366 ρ l l
tròn, chôn thanh sắt(cm); t: độ ------- (log--- + log---- + 0,602)
sâu chôn sâu của thanh l d 4t
sắt(cm)
Thanh nằm b:ch.rộng thanh sắt;
8 ngang thép t:độ chôn sâu của t < 0,4l 0,366 ρ l l
dẹt,chôn thanh sắt(cm) ------- (log--- + log---- + 0,903)
sâu l b 4t

l: chiều dài
9 Mạch vòng mạchvòng(cm);d: t < 0,8l 0,366 ρ l l
tròn, thép đkính thanhsắt(cm); ------- (log--- + log---- + 0,707)
tròn,chôn t:độ chôn sâu của l d 4t
sâu thanh sắt(cm)
l:chiều dài mạch
10 Mạch vòng vòng(cm);d: đkính t < 0,8l 0,366 ρ l l
tròn, thép thanhsắt(cm);t: độ ------- (log--- + log---- + 1,008)
dẹt,chôn chôn sâu của thanh l b 4t
sâu sắt(cm)
l:chiều dài mạch t < 0,8l
11 Mạch vòng vòng(cm);d: đkính
tứ giác, thanhsắt(cm);t: độ 0,366 ρ l
thép chôn sâu của thanh l=2(a+b) ------- ( log --- + 0,21)
tròn,chôn sắt(cm) l d
sâu

Dĩa tròn ρ:đts của đất ρ


12 chôn ở mặt (Ωcm);R:bán kính dĩa 0, 25 –--
đất tròn(cm) R
13 Dĩa tròn ρ:đts của đất
chôn sâu (Ωcm);R:bán kính dĩa t > 3,2R ρ R
tròn(cm);t:độ chôn 0,125 –- ( 1 + ------ )
sâu của dĩa tròn(cm) R 2,5t+R

85
ρbt:đts của bê-
14 Trụ bêton tông(Ωcm);l: 0,366 ρbt 4l
cốt thép, chiều dài cọc(cm); ------- (log ---- + 0,196)
tiết diện a,b:2 cạnh l a+b
tứ giác trụ(cm);ρ:đts của
đất (Ωcm) ρbt = 1,5 + 1,8ρ
ρbt:đts của
15 Dầm bêton bêton(Ωcm); a,b:2 0,785 ρbt
cốt thép cạnh dầm(cm);ρ:đts --------
đặt nằm của đất (Ωcm) a+b
ngang
ρbt = 1,5 + 1,8ρ

ρbt:đts của
16 Trụ và dầm bêton(Ωcm); rt.rd
bêton cốt rt: điện trở trụ;rd: 0,8 --------
thép kết điện trở dầm rt + rd
hợp
ρbt = 1,5 + 1,8ρ

Điện cực bản (tấm) kim loại phải dùng tấm kim loai có độ dày ≥ 1,5mm. Tuy nhiên
nên hạn chế dùng loại điện cực này, vì lý do bị ăn mòn).
Khi dùng hệ móng, dầm bêton cốt thép của công trình làm điện cực đất, phải hàn
dây dẫn đất với tối thiểu hai điểm của cốt thép dầm chính, và phải có vị trí dễ
kiểm tra về sau.

Khi móng bê tông được sử dụng làm điện cực đất, người ta có thể dùng công thức
gần đúng sau đây:


Rd  (10)
1,75 V
Trong đó: Rđ(Ω): điện trở tản của điện cực đất bằng bê tông; ρ(Ωm): điện trở suất
của đất; V (m3): thể tích khối bê tông.

Ví dụ: một công trình xây dựng có khối móng bê tông cốt thép thể tích 20 m3. Nếu
dung khối móng làm điện cực đất, ta tính được điện trở tản xấp xỉ bằng 4 Ohm.

Có thể dùng ống dẫn nước kim loại trong hệ cấp nước nội bộ, hay vỏ bọc kim loại
(không phải nhôm), của cáp ngầm hạ thế, sau điện kế, để làm điện cực nối đất.

III.CẢI THIỆN ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT:

1- Điện trở suất của các loại đất:

Điện trở suất lớn nhỏ tùy theo loại đất. Chính xác nhất là nên dùng trị số đo
được qua thí nghiệm làm tại chỗ sẽ thiết lập ht nối đất. Tuy nhiên ta có thể
dùng các trị số tạm tính theo bảng sau đây:

Loại đất Phạm vi biến đổi Trị số ρ sử dụng trong


của điện trở suất ρ thiết kế kỹ thuật
(Ω.cm.104) (Ω.cm.104)
Nước biển 0,002 : 0,01 0,01
Than bùn - 0,02
Đất sét 0,08 : 0,70 0,04
Đất vườn 0,40 0,04
Nước sông, hồ, ao 0,10 : 0,80 0,05
Đất sét vĩa lớn, dày 10m,
phía dưới là đá hay đá dăm - 0,07

86
Đất pha sét 0,40 : 1,50 1,00
Đất pha sét 50%, lớp dầy từ
1:3m, bên dưới là đá dăm - 2,00
Đất đen 0,036 : >3,30 2,00
Đất pha cát 1,5 : >4 2,00
Cát 4 : >10 3,00
Đất vôi, đá vôi, cát hạt to
lẫn đá vụn, sỏi - 10 : 20
Đá, đá vụn - 20 : 40
( Theo Phụ lục I, TCXD 46:1984 : Trị số gần đúng của điện trở suất (ρđ) của một
số loại đất khi độ ẩm thay đổi trong phạm vi từ 10 đến 20% trọng lượng đất; chỉ
sử dụng trong thiết kế kỹ thuật).

2-Hệ số thay đổi điện trở suất của đất:

Cùng một loại đất, người ta nhận thấy vào mùa khô điện trở suất của đất lớn hơn
vào mùa mưa, vì khi độ ẩm ảnh hưởng đến tính dẫn điện của đất. Khi tính toán
điện trở tiếp đất, người ta phải tính đến hệ số thay đổi điện trở suất của đất
theo thời tiết. Có thể áp dụng Bảng sau đây (theo Phụ Lục II, TCXD 46:1984)
Hình thức nối Độ sâu đặt bộ Hệ số thay đổi
đất phận nối đất điện trở suất Ghi chú
(m) của đất (ψ)
Điện cực nằm 0,5 1,40 – 1,80 * Trị số nhỏ ứng
ngang 0,80 – 1,00 1,25 – 1,45 với loại đất khô
(đo vào mùa khô)
Điện cực thẳng 0,80 * Trị số lớn ứng
đứng Tính từ mặt đất với đất ẩm (đ
đến đầu mút 1,20 – 1,40 vào mùa mưa)
trên cùng của
cọc

3-Cải thiện đts của đất bằng pp dùng muối:

Người ta thường dùng muối ăn đổ vào hố chôn cọc nối đất như sau:
Tạo một khối dất trộn mối hình trụ, sát phía trên của cọc nối đất, giáp với mặt
đất. Chiều dày khối này bằng khoảng 1/3 chiều dài cọc, bán kính của khối này từ
0,5 đến 1m.

Việc đổ muối được thực hiện như sau: cứ mỗi lớp muối kế tiếp một lớp đất, bề dày
từ 2 đến 4 cm. Mỗi kg muối tưới thêm từ 1 đến 1,5 lít nước. trung bình mỗi cọc
đất dùng từ 40 đến 60kg muối.

Sau khi đã cải tạo bằng muối, người ta thấy điện trở suất của đất giảm theo bảng
sau đây ( Bảng 1-PL3 trong TCXD 46:1984):

87
Hệ số giảm (β) của Điện trở suất của đất khi chƣa cải tạo, ρo (Ω.cm.104)
điện trở suất khi 0,5 1 2 3 4 5 6 8 10
đất được cải tạo
bằng muối
β = ρo/ρct 1,6 2,0 2,5 3,5 4,0 4,4 5,0 6,5 8,0

Ta có thể dùng số liệu này để thiết kế ht nối đất khi có trù liệu việc cải tạo
điện trở suất của đất bằng muối.

IV. DÂY NỐI ĐẤT CHÍNH, THANH NỐI ĐẤT CHÍNH, VÀ CÁC DÂY BẢO VỆ
KHÁC:

1- Lắp đặt dây cáp dẫn đất:

Dây cáp dẫn đất hay dây nối đất chính là dây cáp điện nối từ điện cực đất dến
thanh nối đất chính (Main Earth Bar) MEB nằm trong tủ phân phối đất, hay tủ điện
chinh.
Tiết điện tối thiểu của dây cáp dẫn đất không cần theo tiết diện pha của dây cấp
nguồn chính mà có thể chọn theo bẳng sau đây:

Có bảo vệ cơ học Không có bảo vệ cơ học


Có bảo vệ chống ăn mòn Theo điều kiện phát nhiệt 16mm2 đồng
16mm2 thép
Không có bảo vệ chống 25mm2 đồng 25mm2 đồng
ăn mòm 50mm2 thép 50mm2 thép

2- Lắp đặt thanh nối đất chính:

Thanh nối đất chính (Main Earth Bar) MEB là một thanh đồng nằm trong “Tủ phân
phối đất” (Earth Dispatcher),trong công trình quan trọng, hoăc chỉ là một thanh
đồng có nhiều điểm đấu nối trong Tủ điện chính MSB(Main Switch Board) của công
trình.

Tại MEB phải có biển nhựa nhỏ ghi dòng chữ “MỐI NỐI ĐIỆN AN TOÀN, KHÔNG ĐƯỢC
THÁO” (“ ELECTRICAL SAFETY CONNECTION, DO NOT REMOVE”)(font chữ ≥ 4,75mm), treo
vào đầu dây cáp dẫn đất.

Bản đồng dùng làm MEB có bề dày min = 10mm, và có những kích thước chuẩn sau
đây, tùy theo số mối nối đất cần dùng:
200x50mm; 200x120mm; 300x120mm; 500x120mm; 700x120mm

3- Lắp đặt các dây bảo vệ khác:

a- Dây bảo vệ mạch:

Các dây bảo vệ mạch trong một hệ thống điện phải là dây bọc PVC/Cu, có vỏ bọc
với màu đặc trưng là màu xanh lá vằn vàng. Tiết diện dây được tính theo thời
gian tác động của khí cụ bảo vệ mạch, và dòng chạm đất lớn nhất(Xem mục II.3-b
Chương 1), hay theo bảng sau đây ( Bảng 7, mục 7.3, TCVN 9358:2012), căn cứ vào
tiết diện dây pha của mạch, khi không đủ điều kiện tính toán:

88
Tiết diên dây pha của mạch tƣơng ứng (mm2) Tiết diện min của dây bảo vệ
(mm2)
s≤16 s
16<S<35 16
35<S<400 S/2
400<S<800 200
S>800 S/4

b- Dây nối đẳng thế chính:


Dây nối đẳng thế chính là dây nối giữa Thanh nối đất chính MEB và đường ống kim
loại dẫn nước chính.
Dây nối đẳng thế chính phải có tiết diện lớn hơn hay bằng một nữa tiết diện của
dây bảo vệ lớn nhất của mạng điện, đồng thời không được nhỏ hơn 6mm2 nếu là dây
đồng. Tuy nhiên tiết diện của nó không cần phải lớn hơn 25mm2, nếu là dây đồng.

c- Dây nối đẳng thế bổ sung:


Dây nối đẳng thế bổ sung phải có tiết diện như sau:
Giữa hai bpctdđ để hở
2,5(4mm2)<s<smin của các dây bảo vệ
Giữa một bpctdđ để hở và một
bpctdđ đứng rời 2,5(4mm2)<s<1/2 smin của các dây bảo vệ
Giữa hai bpctdđ đứng rời 2,5(4mm2)<s< 1/2 smin của các dây bảo vệ
của bpctdđ dể hở liên quan đến

V. ĐO KIỂM TRA ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT VÀ ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT

1- Đo điện trở suất của đất:

Đội khảo sát của đơn vị thiết kế có thể dùng cầu đo diện trở đất loại 3 cực hoặc
4 cực để xác định điện trở suất của đất tại nơi sẽ xây dựng công trình. Ngoài ra
có thể thuê một đơn vị có chức năng đo thử thí nghiệm điện ( ví dụ Trung tâm thí
nghiệm của Điện Lực, hoặc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng,...)để đo điện trở suất của đất. Phép đo phải kèm theo biên bản đo lường
để làm dữ liệu căn cứ về sau.

a- Phƣơng pháp dùng điện cực đất mẫu:

Dùng một cọc mẫu đóng vừa ngập vào đất, rồi đóng các cọc phụ để đo điện trở của
cọc rc bẵng cầu đo 3 cực, theo chỉ dẫn của hình vẽ. Sau đó dùng công thức (2)
điện trở tiếp đất của cọc, suy ngược giá trị của điện trở suất của đất. Lập lại
phép đo 3 lần để lấy kết quả bình quân.

rc . l
ρ = ----------------- (11)
0,366 log(4l/d)

Trong đó:
ρ (Ohm.cm): điện trở suất của đất;
rc (Ohm): điện trở đo được của điện cực
mẫu;
l (cm): chiều dài của điện cực mẫu;
d (cm): đường kính của điện cực mẫu.
Nếu điện cực mẫu có dạng thép góc với
cạnh
là b,thì thay d bằng 0,95b.

b- Phƣơng pháp dùng điện cực đo điện vật lý:


Với các phương pháp này phải dùng cầu đo điện trở đất loại 4 cực.

89
 Phƣơng pháp Wenner:
Dùng cầu đo điện trở đất loại 4 cực, đóng vào đất nơi cần đo điện trở suất 4 cọc
phụ chiều dài l < 1m, khoàng cách các cọc a phải lớn hơn 20 lần l, như hình vẽ.
Điện trở suất của đất được xác định bằng công thức:

ρ = 2Π.a.R (12)

Trong đó:
ρ(Ohm.m):điện trở suất của đất;
R(Ohm):điện trở đo được ;
l(m):chiều dài của các điện cực;
a(m):khoảng cách các điện cực.

 Phƣơng pháp Schlumberger:


Dùng cầu đo điện trở đất loại 4 cực, trên một đường thẳng qua tâm thăm dò, đóng
vào đất nơi cần đo điện trở suất 4 cọc phụ chiều dài l < 1m, khoàng cách mỗi cọc
điện áp cách tâm thăm dò khoảng cách d, khỏang cách mỗi cực dòng cáh tâm thăm dò
khoảng cách l, như hình vẽ. Điện trở suất của đất được xác định bằng công thức:

ΠR (l2 -d2)
ρ = -------------- (13)
2d

Trong đó:
ρ(Ohm.m): điện trở suất của đất;
R(Ohm): điện trở đo được ;
l(m): khoảng cách từ các điện cực dòng đếm tâm thăm dò;
d(m): khoảng cách từ các điện cực áp đến tâm thăm dò.

2- Đo điện trở của hệ điện cực đất:

Dùng cầu đo điện trở đất loại 3 cực để đo điện trở tiếp đất của một hệ điện cực
đất. Hệ điện cục đất có thể là một cọc đơn hay là một lưới tiếp đất. Xem hình
vẽ, để cho phép đo được chính xác. Khoảng cách D1 từ điện cực cần đo đến điện
cực dòng C2 phải lớn hơn 2,2 chiều dài cọc L, nếu là điện cực là cọc đơn. Khoảng
cách này phải lớn hơn 5 lần đường kính của lưới, nếu hệ điện cực đất là lưới
tiếp đất.

Khoảng cách D2 từ tâm của điện cực cọc đơn,hay biên của điện cực lưới tiếp đất
đến điện cực áp P2 phải bằng 0,62 khoảng cách D1.

Chú ý: các trị số đo được của điện trở tiếp đất, hay điện trở suất của đất phải
được nhân với một hệ số mùa k = 1,6 đến 1,8.

90
CHƢƠNG 6: CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN
Trong các biện pháp an toàn điện, có các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp quản lý. Có
thể hiểu là việc giữ an toàn điện cho một cơ sở không chỉ là việc của các công nhân và kỹ
sư, mà còn là trách nhiệm của cấp lãnh đạo của cơ sở đó. Tổ chức huấn luyện an toàn theo
định kỳ được xem là một biện pháp hữu hiệu nhất.

I. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT:

1- Hạn chế sự cố tiếp xúc gián tiếp:

Hạn chế sự cố tiếp xúc gián tiếp bằng cách: phải có một khí cụ bảo vệ tự động
cắt nguồn nhanh khi có sự cố chạm vỏ, sao cho một điện áp tiếp xúc nguy hiểm
(>50V) không tồn tại được trên các vỏ kim loại của hệ thống.

Biện pháp này yêu cầu phải thực hiện việc áp dụng sơ đồ nối đất thích hợp, kèm
thêm khí cụ bảo vệ thích hợp.

Mọi công trình từ lúc còn đang được xây dựng, người ta phải chọn và lắp đặt cho
nó một hệ thống nối đất bảo vệ, theo một sơ đồ chọn sẵn:
- Chỉ dùng sơ đồ IT cho một hệ thống nhỏ, có yêu cầu cao về liên tục cấp điện,
nhưng phải có tổ bảo dưỡng sửa chữa điện chuyên nghiệp. Khí cụ bảo vệ phải dùng
cho sơ đồ này là: Khí cụ kiểm tra cách điện, Khí cụ bảo vệ quá dòng, Khí cụ bảo
vệ dòng dư. Thời gian cắt của Khí cụ bảo vệ quá dòng không được quá 0,4 s. Chú ý
điều kiện chiều dài mạch điện.
- Dùng sơ đồ TT khi có thể. Khí cụ bảo vệ phải dùng cho sơ đồ này là: Khí cụ bảo
vệ quá dòng, Khí cụ bảo vệ dòng dư (RCD) (bắt buộc). Thời gian cắt của Khí cụ
bảo vệ dòng dư không được quá 0,2 s.
- Dùng sơ đồ TN-S khi không có điều kiện lập tổ nối đất bảo vệ riêng (ví dụ nhà
cao tầng). Khí cụ bảo vệ phải dùng cho sơ đồ này là:Khí cụ bảo vệ quá dòng, Khí
cụ bảo vệ dòng dư (RCD). Thời gian cắt của Khí cụ bảo vệ dòng dư không được quá
0,2 s. Thời gian cắt của Khí cụ bảo vệ quá dòng không được quá 0,4 s. Khi không
dùng RCD thì phải bảo đảm chiều dài mạch điện cho phép.
- Hạn chế dùng sơ đồ TN-C: không được dùng sơ đồ này cho những nơi có nguy cơ
cháy nổ. Khí cụ bảo vệ phải dùng cho sơ đồ này là khí cụ bảo vệ quá dòng. Thời
gian cắt của Khí cụ bảo vệ quá dòng không được quá 0,4 s.Phải có các nối đất lặp
lại trong hệ thống theo yêu cầu cụ thể. Không được dùng sơ đồ TN-C cho các mạng
điện có tiết diện dây đồng nhỏ hơn 10mm2 (dây nhôm nhỏ hơn 16mm2). Không được
dùng sơ đồ TN-C cho các ổ cắm cung cấp điện cho các thiết bị sự dụng điện cầm
tay và di động. Phải tính đến độ dài mạch cho phép.

2- Hạn chế sự cố tiếp xúc trực tiếp:

Sau đây là các biện pháp bảo vệ nhằm tránh điện giật do tiếp xúc trực tiếp:
- Bọc cách điện các phần mang điện;
- Rào chắn hoặc hộp cách điện;
- Vật cản;
- Đặt ngoài tầm với;
- Bảo vệ dự phòng với khí cụ dòng dư (RCD) có độ nhậy ≤ 30mA.

3- Bảo vệ gây cháy do điện:


Gồm những biện pháp kỹ thuật sau:
- Chống sự cố ngắn mạch bằng cầu chì, và bộ ngắt mạch, kết hợp việc tính toán
tiết diện dây cho phép;
- Không cho phép các mối nối lỏng trong hệ thống;
- Tránh tối đa để các phần của hệ thống điện ở nơi ẩm ướt, nhiều bụi, và khuất
nẻo;
- Dùng khí cụ dòng dư có độ nhạy < 500mA;
- Chọn đúng sơ đồ nối đất.

91
4- Các biện pháp kỹ thuật khác:
- Sử dụng các thiết bị có cách điện cấp II: vỏ thiết bị có hai lớp, lớp ngoài
cách điện.
- Bảo vệ bằng thảm và tường cách điện: thảm và tường cách điện phải có điện trở
cách điện min là 50kOhm.
- Bảo vệ bằng cách ly mạng điện: dùng biến áp cách ly để tạo nguồn cục bộ, đơn
pha, chiều dài dây cấp điện max là 500m; các vỏ kim loại nối đẳng thế với nhau
và không nối đất.
- Nối mạng đẳng thế tại chỗ: các kết cấu kim loại trong phạm vi công tác nối với
nhau, và không được nối đất, chỉ dùng cho người trong nghề điện và phải có giám
sát an toàn trình độ cao.
- Bảo vệ đồng thời tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp: dùng điện áp cực thấp : 50V,
25V, hay 12V.
- Xem xét ứng dụng tuyệt đối các quy tắc lắp đặt trang thiết bị điện ở những nơi
đặc biệt: tham khảo các phần 7 của tiêu chuẩn TCVN 7447.

II. TÀI LIỆU VÀ SỔ SÁCH AN TOÀN:


(Tài liệu Lưu hành nội bộ phục vụ công tác an toàn – BHLĐ, của Bộ LĐ&TBXH)
 Hướng dẫn các loai sổ theo dõi & báo cáo an toàn – BHLĐ ;
 Sổ tay nghiệp vụ an toàn, vệ sinh viên;
 Sổ tay an toàn lao động dùng cho người lao động;
 Sổ tay hướng dẫn thực hiện công tác an toàn-vệ sinh lao động trong các
doanh nghiệp;
 Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;
 Sổ tay cấp cứu tại chỗ dùng cho an toàn vệ sinh viên và người lao động;
 An toàn điện trong sản xuất

III. CÁC TRANG BỊ AN TOÀN VÀ BHLĐ:


Ngoài các trang bị bảo hộ lao động bình thường cho một người công nhân, kỹ thuật
viên, kỹ sư, cần phải có để làm việc bảo đảm an toàn, một người làm việc với đặc
điểm công việc có tiếp xúc với hệ thống điện, vận hành thiết bị điện, sửa chữa
thiết bị điện, điện tử,… phải có thêm các trang bị sau đây nơi làm việc, tùy
theo các yêu cầu an toàn quy định:
- Kìm cách điện;
- Các dụng cụ sữa chữa có tay cầm cách điện;
- Thiết bị thử điện di động;
- Găng tay cách điện;
- Ủng cách điện;
- Đệm và thảm cao su cách điện;
- Bệ công tác cách điện;
- Sào cách điện,…….

IV. CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA VÀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN:
Tất cả công nhân và cán bộ kỹ thuật phải được huấn luyện an toàn điện, có kiểm
tra và cấp thẻ theo định kỳ. Thẻ do cấp có thẩm quyền cấp.

Các cơ quan cấp trên cùng ngành, các cơ quan thanh tra an toàn của chính quyền
sở tại, có quyền kiểm tra an toàn trong đó có an toàn điện ở các cơ sở theo luật
định, và có quyền khuyến nghị, cảnh cáo, sử phạt, đình chỉ hoạt động,… các cơ sở
vi phạm an toàn điện, theo luật định.

V. QUY TRÌNH AN TOÀN KHI THAO TÁC TRÊN HỆ THỐNG:


Các đơn vị vận hành, sữa chữa, bảo dưỡng hệ thống phải tuân quy trình an toàn
khi thao tác trong hệ thống, bao gồm:
- Làm việc phải có phiếu thao tác;
– Phải sử dụng các biển báo theo quy định.

92
VI. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TAI NẠN ĐIỆN GIẬT:
Kinh nghiệm cho thấy khi có tai nạn người bị điện giật, nếu cứu chữa đúng quy
trình ngay lập tức, thì sác xuất cứu sống nạn nhân cao hơn:

Thời gian
từ lúc bị điện giật Xác suất cứu sống
đến lúc bắt đầu cấp cứu
1 phút 90%
6 phút 10%
Sau 10 phút rất ít

* Nguyên nhân bị điện giật


Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vững những
nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện, hậu quả là nạn nhân có thể bị
bỏng ở các mức độ khác nhau, thậm chí tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn.

Nguyên nhân xảy ra tai nạn là do cơ thể người tiếp xúc với hai cực của nguồn
điện. Thông thường, chân người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với đất được
coi là một cực, cực còn lại là một bộ phận bất kỳ nào đó của cơ thể tiếp xúc với
nguồn điện.

Dòng điện xoay chiều có đặc điểm kích thích mạnh mẽ và liên tục đối với hệ thần
kinh và cơ. Nhóm cơ khép và gấp co mạnh hơn nhóm cơ duỗi, nên nạn nhân càng có
xu hướng dính chặt vào nguồn điện mà không thể dứt ra được, mặc dù ban đầu vẫn
còn biết mình đang bị nạn nhưng không thể điều khiển được các cơ duỗi ra.

* Những tổn thƣơng do điện giật


Nếu dòng điện tác động thẳng tới lồng ngực làm co cứng các cơ hô hấp, hoặc kích
thích thần kinh điều khiển chức năng hô hấp ở một vị trí nào đó, áp lực không
khí trong phổi tăng lên đột ngột, các phế nang bị vỡ, tổ chức kẽ nhu mô phổi bị
phù nề và xung huyết, nạn nhân có thể tử vong do ngạt thở.

Nếu dòng điện tác động vào cơ tim hoặc thần kinh điều khiển hệ tuần hoàn, gây ra
tình trạng rung thất, ngừng tim thì tâm trương, nạn nhân có thể tử vong đột ngột
mà chưa có biểu hiện tổn thương ở các tạng khác. Đường đi của dòng điện theo
kiểu tay trái - chân phải, sẽ rất nguy hiểm vì dòng điện trực tiếp đi qua tim.

Điện giật có thể gây ra tình trạng bỏng hết sức nguy hiểm cho nạn nhân. Khi dòng
điện đi qua cơ thể sẽ xuất hiện bỏng ở nhiều vị trí với nhiều mức độ khác nhau.
Xương có điện trở cao, khoảng 50Ω nên mức độ bỏng ở xương rất nặng, khó chẩn
đoán và khó tiên lượng. Dòng điện cao thế thường gây bỏng sâu và rộng, kèm theo
bỏng do phóng tia lửa điện. Dòng điện hạ thế gây bỏng sâu và hẹp, mức độ nhẹ hơn
bỏng điện cao thế.

Bỏng điện có thể gây hoại tử và chảy máu thứ phát, bởi vì khi dòng điện đi qua
tế bào sẽ gây ra hiện tượng đục lỗ màng tế bào, đồng thời làm rối loạn chuyển
hoá các chất trong và ngoài màng tế bào. Chảy máu và hoại tử có thể gây nên hội
chứng chèn ép khoang, cần phải phẫu thuật cấp cứu giải phóng chèn ép để tránh
hoại tử chi.

* Cấp cứu nạn nhân bị điện giật


Khi nạn nhân bị điện giật ngừng thở, ngay lập
tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ,
cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân
chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.
Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng
quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu
hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được
thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay
kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm
chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi
đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới
8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi

93
lại thổi tiếp.

Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8
tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 đến 30 lần. Trẻ sơ sinh hiếm khi bị điện
giật, nếu có ngừng thở, phải thổi ngạt từ 30 đến 60 lần một phút.

Khi có ngừng tim, ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu
nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.
Ngừng tim trong vòng 1 phút, khả năng cứu sống có thể
tới 95%. Ngừng tim sau 5 phút, khả năng cứu sống chỉ
còn 1%, và sẽ để lại di chứng thần kinh rất nặng nề
vì tế bào não sẽ bị chết sau 5 phút thiếu Ôxy.

Người tiến hành ép tim ngồi một bên nạn nhân, hai bàn
tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với
núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ
từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày
lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.
Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong
một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép
tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến
120 lần mỗi phút.

Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép


tim lại thổi ngạt một lần, ngoại trừ trẻ sơ sinh là 3
lần ép tim thổi ngạt một lần.

(theo BS Trần Văn Phúc, BV Xanh Pôn)

VII. CÁC QUY PHẠM VÀ TIÊU CHUẨN ĐIỆN:

1- Các Quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam:


 QCVN:QTĐ-08:2010/BCT – Quy chuẩn Quốc gia về Kỹ thuật Điện – Tập 8:
Quy chuẩn Kỹ thuật Điện Hạ áp ;
 TCVN 7447:2010-2011: Hệ thống Lắp đặt Điện Hạ áp;
 TCVN 9358:2012 Lắp đặt Hệ thống Nối đất Thiết bị cho các Công trình
Công nghiệp;
 TCVN 9385: 2012: Chống sét cho các Công trình Xây dựng – Hướng dẫn
Thiết kế, Kiểm tra và Bảo trì hệ thống;
 TCVN 8071:2009: Công trình Viễn thông – Quy tắc Thực hành Chống sét
và Tiếp đất ;

2- Các Quy phạm, tiêu chuẩn Quốc tế:


 International Standard IEC 60364:2009 : Low Voltage Electrical
Installations, của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế IEC.
 Requirements for Electrical Installation, 17th Edition
(BS 7671:2008), của Hội Kỹ thuật Công nghệ IET và Viện Tiêu Chuẩn Anh
BSI.

---oooOooo---

94
Phụ lục A:

BẢNG DUNG LƯỢNG DÒNG CỦA DÂY DẪN

95
96
Phụ lục B:

CÁC BẢNG HỆ SỐ HIỆU CHỈNH DUNG LƯỢNG DÒNG

97
98
99
100
Phụ lục D:

BẢNG HỆ SỐ NHIỆT k CỦA DÂY DẪN TRONG THỜI GIAN NGẮN MẠCH

* Hệ số k dùng cho dây pha:(Theo các Bảng 43A của TCVN 7447-4-43:2010)

101
* Hệ số k dùng cho dây bảo vệ:(Theo các Bảng A.54.2, A.54.3 và A.54.4 của
TCVN 7447-5-54:2005)

102
Phụ lục E:

THUẬT NGỮ NỐI ĐẤT THEO TCVN 9358:2012

103
104
105
106
107
108
109
110
Phụ lục F:

THIẾT KẾ CƠ KHÍ VÀ KÍCH THƢỚC CÁC LOẠI CẦU CHÌ

(THEO IEC 60269-2-1:2002)

SECTION I: CẦU CHÌ VỚI TIẾP ĐIỂM DAO (FUSE-LINK WITH BLADE CONTACTS)

111
112
SECTION II: CẦU CHÌ VỚI KẾT NỐI BU-LÔNG (FUSE-LINK FOR BOLTED CONNECTIONS)

113
114
SECTION III: CẦU CHÌ ĐUÔI TRỤ (FUSE-LINK HAVING CYLINDRAL CONTACT CAPS)

115
116
117
118
SECTION IV: CẦU CHÌ VỚI TIẾP ĐIỂM DAO LỆCH (FUSE-LINK WITH OFFSET BLADE CONTACTS)

119
120
Phụ lục G1: BẢN ĐỒ MẬT ĐỘ SÉT TRUNG BÌNH NĂM CỦA VIỆT NAM DO VIỆN
VẬT LÝ ĐỊA CẦU CUNG CẤP

121
Phụ lục G2: SỐ LIỆU VỀ MẬT ĐỘ SÉT TẠI CÁC TRẠM KHÍ TƢỢNG Ở VIỆT
NAM DO VIỆN VẬT LÝ ĐỊA CẦU CUNG CẤP

122
123
124
Phụ lục H1:

CÁC ĐẶC TUYẾN CỦA CẦU CHÌ gG THEO TIÊU CHUẨN IEC 60269

125
126
127
128
Phụ lục H2: CÁC TRỊ SỐ DÕNG ĐIỆN CỬA (GATE CURRENTS) CỦA CẦU CHÌ
gG, gM, và aM, THEO TIÊU CHUẨN IEC 60269

* Bảng III, IEC 60269-2-1 (Dòng điện cửa cho các thời gian tiền hồ quang và vận
hành của các cầu chì gG có In < 16A):

* Bảng 3, IEC 60269-1(Dòng điện cửa cho các thời gian tiền hồ quang và vận hành
của các cầu chì gG có In ≥ 16A):

129
* Bảng A tiêu chuẩn IEC 60269-2(Dòng điện cửa cho các thời gian vận hành của các
cầu chì aM):

Phụ lục H3: CÁC TRỊ SỐ I2t TIỀN HỒ QUANG VÀ VẬN HÀNH CỦA CẦU CHÌ
gG, gM, và aM, THEO TIÊU CHUẨN IEC 60269

* Bảng VI, IEC 60269-2-1 (CÁC TRỊ SỐ I2t TIỀN HỒ QUANG VÀ VẬN HÀNH CỦA CẦU CHÌ
gG có In < 16 A)

130
* Bảng 6, IEC 60269-1 (CÁC TRỊ SỐ I2t TIỀN HỒ QUANG VÀ VẬN HÀNH CỦA CẦU CHÌ gG
có In < 16 A)

* Bảng C, IEC 60269-2 (CÁC TRỊ SỐ I2t VẬN HÀNH CỦA CẦU CHÌ aM):

131
Phụ lục H4: BẢNG HƢỚNG DẪN LỰA CHỌN CẦU CHÌ CHO ĐỘNG CƠ

132
Phụ lục H5: BẢNG H – IEC 60269-2-1: Bảng dòng test và giới hạn I2t
để kiểm nghiệm tính chọn lọc tác động bảo vệ ngắn mạch của cầu chì

133
Phụ lục I1: CÁC ĐẶC TUYẾN CỦA MCB TYPE B VÀ TYPE C THEO TIÊU CHUẨN
IEC 60898 (BS 3871)

134
135
Phụ lục I2: BẢNG HƢỚNG DẪN LỰA CHỌN MCB CHO THIẾT BỊ GIA DỤNG,
CHIẾU SÁNG VÀ ĐỘNG CƠ

136
Phụ lục I3: VÍ DỤ VỀ ĐẶC TUYẾN DÕNG ĐIỆN - THỜI GIAN VÀ CÁC DÕNG QUY ƢỚC CỦA
CÁC MCB TYPE B,C,D

Phụ lục I4: VÍ DỤ VỀ HỆ SỐ HIỆU CHỈNH CHO DÕNG DANH ĐỊNH CỦA MCB VỚI NHIỆT ĐỘ
MÔI TRƢỜNG, VỚI SỐ MCB GHÉP SÁT, VÀ VỚI TẦN SỐ DÕNG ĐIỆN

137
Phụ lục I5: VÍ DỤ VỀ DỮ LIỆU NGẮT CHỌN LỌC GIỮA MCB VỚI MCB VÀ MCB VỚI CẦU
CHÌ

138
139

You might also like