ung-he-thong-thong-tin-dia-ly-gis-trong-quan-ly-moi-truong

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 59

Đồ án chuyên ngành

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề...................................................................................................................6
2. Tính cấp thiếp của đề tài ............................................................................................6
3.Mục đích của đề tài......................................................................................................7
4.Nội dung nghiên cứu...................................................................................................7
5.Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................7
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG CẦU............................................8
1.1.Điều kiện tự nhiên....................................................................................................8
1.1.1.Vị trí địa lý.............................................................................................................9.
1.1.2.Chế độ thủy văn.....................................................................................................9
1.2.Đặc điểm kinh tế – xã hội........................................................................................10
1.2.1.Đặc điểm dân cư – xã hội.....................................................................................10
1.2.2.Đặc điểm kinh tế...................................................................................................11
1.3.Hiện trạng môi trường nước trên lưu vực sông Cầu................................................11
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................30
2.1.Tổng quan về WQI..................................................................................................30
2.2.Kinh nghiệm xây dựng WQI của một số quốc gia trên thế giới..............................34
2.2.1.Mô hình WQI áp dụng tại bang Origon – Hoa Kỳ...............................................34
2.2.2.Mô hình WQI của Bhargava (Ấn Độ)..................................................................35
2.3.Tình hình nghiên cứu & áp dụng chỉ số WQI tại Việt Nam....................................37
2.3.1.Mô hình WQI của hệ thống sông Đồng Nai.........................................................37
2.3.2.Mô hình WQI áp dụng cho sông Hậu...................................................................39
2.3.3.Sổ tay hướng dẫn tính toán chí số chất lượng nước theo quyết định số 879/QĐ-
TCMT............................................................................................................................42
2.4.GIS - Ứng dụng của GIS.........................................................................................47
2.4.1.Khái niệm:............................................................................................................47
2.4.2.Các thành phần củaGIS........................................................................................47

SVTH: Ngô Văn Hùng


1
Đồ án chuyên ngành

2.4.3.Ứng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý môi trường..............................53
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN & XÂY DỰNG BẢN ĐỒ............................54
3.1.Phương pháp tính toán WQI của Tổng Cục- Bộ Tài Nguyên Môi Trường.............54
3.2.Kết quả tính toán WQI theo Bộ Tài Nguyên & Môi Trường..................................56
3.3.Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cầu...........................59
KẾT LUẬN...................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................64

SVTH: Ngô Văn Hùng


2
Đồ án chuyên ngành

DANH MỤC HÌNH

1. Hình 1.1: Bản đồ lưu vực Sông Cầu............................................................................9


2. Hình 1.2: Biểu đồ giá trị BOD5 thượng lưu...............................................................12
3. Hình 1.3: Biểu đồ giá giá trị Coliform thượng lưu....................................................13
4.Hình 1.4: Biểu đồ giá trị COD thượng lưu.................................................................14
5. Hình 1.5: Biểu đồ giá trị N- NH4 thượng lưu............................................................15
6. Hình 1.6: Biểu đồ giá trị P- P04 thượng lưu...............................................................16
7. Hình 1.7: Biểu đồ giá trị TSS thượng lưu.................................................................17
8. Hình 1.8: Biểu đồ giá trị BOD5 trung lưu..................................................................18
9. Hình 1.9: Biểu đồ giá giá trị COD trung lưu.............................................................19
10.Hình 1.10: Biểu đồ giá trị TSS trung lưu.................................................................20
11. Hình 1.11: Biểu đồ giá trị Coliform trung lưu.........................................................21
12. Hình 1.12: Biểu đồ giá trị N- NH4 trung lưu...........................................................22
13. Hình 1.13: Biểu đồ giá trị P- P04 trung lưu.............................................................23
14. Hình 1.14: Biểu đồ giá trị BOD5 hạ lưu...................................................................24
15. Hình 1.15: Biểu đồ giá giá trị COD hạ lưu..............................................................25
16.Hình 1.16: Biểu đồ giá trị TSS hạ lưu......................................................................26
17. Hình 1.17: Biểu đồ giá trị Coliform hạ lưu.............................................................27
18. Hình 1.18: Biểu đồ giá trị N- NH4 hạ lưu................................................................28
19. Hình 1.19: Biểu đồ giá trị P- P04 hạ lưu..................................................................29
20. Hình 2.1 Đồ thị hàm nhạy FI...................................................................................36
21. Hình 2.2. Các giá trị xây dựng chỉ số WQI.............................................................39
22. Hình 2.3. Đồ thị và hàm số tương quan giữa COD và chỉ số phụ...........................40
23. Hình 2.4 các thành phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu............................................48
24. Hình 2.5. Các thành phần cứng chính của GIS.......................................................49
26. Hình 2.6 Thành phần phần mềm của GIS...............................................................50
27. Hình 2.7. Sơ đồ nhập dữ liệu...................................................................................50
28.Hình 2.8 Mô hình của modul quản lý và lưu trữ CSDL...........................................51

SVTH: Ngô Văn Hùng


3
Đồ án chuyên ngành

29. Hình 2.9. Chỉnh sửa số liệu.....................................................................................52


30. Hình 2.10.Xuất dữ liệu............................................................................................52
31. Hình 3.1. Bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cầu............................59

SVTH: Ngô Văn Hùng


4
Đồ án chuyên ngành

DANH MỤC BẢNG

1. Bảng 1.1. Cơ cấu dân số các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu.......................................10
2. Bảng 2.1. Các phương pháp thường được sử dụng tính toán WQI...........................32
3. Bảng 2.2.Bảng thông số chất lượng nước.................................................................38
4. Bảng 2.3. Bảng đề xuất phân loại nguồn nước theo WQI.........................................38
5. Bảng 2.4. Các công thức tính WQI...........................................................................39
6. Bảng 2.5: Trọng số của các thông số chất lượng nước..............................................41
7. Bảng 2.6. Phân loại ô nhiễm nguồn nước mặt...........................................................42
8. Bảng 2.7. Bảng quy định giá trị qi, BPi.....................................................................44
9. Bảng 2.8. Bảng quy định giá trị qi, BPi đối với DO.................................................45
10. Bảng 2.9. Bảng quy định giá trị qi,BPi đối với PH.................................................45
11. Bảng 2.10. Bảng giá trị WQI tương ứng.................................................................46
12. Bảng 3.1. Bảng thông số chất lượng nước lưu vực sông Cầu.................................57
13. Bảng 3.2. Thông số WQI trung bình cho từng đoạn sông.......................................58
14. Bảng 3.3. Chú giản bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cầu............60

SVTH: Ngô Văn Hùng


5
Đồ án chuyên ngành

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Tài nguyên nước mặt của Việt Nam được đánh giá là phong phú so với các
quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế Giới. Tổng hợp hai nguồn nước
mặt(nước mưa và nước sông ): nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và từ nước
ngoài chảy vào ,nói một cách khái quát,Việt Nam có tổng lượng nước mặt trung bình
năm bằng khoảng 830 tỷ m3.Trong đó thành phần hình thành trong nước là 310 tỷ
m3,chiếm 37%;phần từ nướcngoài chảy vào là 520 tỷ m3,chiếm 63%. Tài nguyên nước
nói trên tồn tại dưới những dạng hình thức khác nhau như sông,hồ kênh,rạch,đầm
phá,vừa lưu giữ,vận chuyển, chuyển hóa nước,vừa tạo nên tài nguyên đa dạng sinh học
và nguồn cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.

Tuy nhiên,tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt nói chung ở Việt
Nam đã và đang xảy ra những vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm. Sông Cầu là một
trong những con sông của Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước
ngọt cho hoạt dông sản xuất nông nghiệp,công nghiệp,làng nghề thủ công hoạt động
đánh bắt thủy sản …Tuy nhiên với sự khai thác quá mức nước sông và việc xả các
chất thải xuống dòng sông đã và đang làm suy giảm cả về chất lượng cũng như số
lượng nước con sông này.

2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng
nước của lưu vực sông Cầu
Tài nguyên nước của nhiều con sông của Việt Nam nói chung đang ở trong tình
trạng suy giảm cả về số lượng và chất lượng nước.Đối với Sông Cầu,do viêc khai thác
và phát triển chưa hợp lý như phát triển công nghiệp và khai khoáng ồ ạt,chặt phá rừng
phòng hộ đầu nguồn cũng như phát triển làng nghề chưa có quy hoạch cụ thể và việc
xử lý nước thải còn bi coi nhẹ …nên nguồn nước,cảnh quan và hệ sinh thái của Sông
Cầu cũng như lưu vực đang bị suy thoái và có nguy cơ cạn kiệt, nguồn nước càng bị
ô nhiễm nặng nề, giảm giá trị sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống, môi
trường sinh thái cảnh quan thiên nhiên .

Sông Cầu là một nhánh sông quan trọng của hệ thống sông Thái Bình,đây là nơi
lưu giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cung cấp nước cho các hoạt động công
nghiệp,nông nghiệp và sinh hoạt cho trên địa bàn 6 tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc

SVTH: Ngô Văn Hùng


6
Đồ án chuyên ngành

Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hải Dương. Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã
hội của 6 tỉnh, hầu hết trong một điều kiện nghèo, đông dân, công nghệ lạc hậu cùng
với sự thiếu ý thức của con người đã làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước, ảnh
hưởng tới cảnh quan lưu vực.

Ngày 23 tháng 6 năm 2001, Hội nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 6 tỉnh thuộc đề
án Sông Cầu lần thứ 4 nhằm tìm ra giải pháp toàn diện cho vấn đề trên. Tại hội nghị đã
ký " Thỏa ước về hợp tác bảo vệ và khai thác bền vững sông Cầu và lưu vực sông
Cầu ".

Trên cơ sở đó, đề tài " NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG
CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA LƯU VỰC SÔNG CẦU" được lựa chọn với mục đích
đánh giá tổng quan chất lượng nước sông Cầu dựa trên phương pháp mới, có nhiều
ưu điểm phục vụ công tác quản lý môi trường và đề xuất các biện pháp quản lý môi
trường nước .

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài :


- Nhận dạng các vấn đề môi trường bức xúc liên quan đến chất lượngnước trong lưu
vực sông Cầu.
- Cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết về hiện trạng và diễn biến chấtlượng nước
phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường lưu vực sông.

SVTH: Ngô Văn Hùng


7
Đồ án chuyên ngành

4. Nội dung nghiên cứu :


- Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Cầu .
- Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Cầu.
- Đánh giá chất lượng nước và tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng nước
- Đánh giá chất lượng nước theo phương pháp tính chỉ số chất lượng nước (WQI);

5. Phạm vi nghiên cứu :

- Địa điểm nghiên cứu : nghiên cứu từ thượng lưu,trung lưu vạ hạ lưu sông Cầu.
- Quy mô : lưu vực sông Cầu.
- Vấn đề trọng tâm : phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cầu.
- Phạm vi : môi trường nước mặt (dòng chảy trên) của sông Cầu.
- Thời gian: 23/4/2009 - 27/04/2009

SVTH: Ngô Văn Hùng


8
Đồ án chuyên ngành

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG CẦU

1.1. Điều kiện tự nhiên :

Sông Cầu là một dòng sông lớn trong hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ
vùng núi Phia Đeng (1527m) sườn đông nam của dãy Pia-bi-óc (Bắc Kạn, Cao Bằng) ,
Dòng chính dài 288km, chảy qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Bắc Giang,Vĩnh Phúc và hai huyện của Hà Nội( Đông Anh, Sóc Sơn).

Nhìn chung địa hình sông Cầu thấp dần theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và có
thể chia ra làm 3 vùng : miền núi, trung du và đồng bằng.

Mạng lưới sông suối của lưu vực sông Cầu tương đối phát triển, Các nhánh
sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng sông chính, nhưng các sôngnhánh
tương đối lớn và đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực như các sông: Chợ Đu, Đu, Công,
Cà Lồ…Trên toàn bộ lưu vực có 68 sông suối có chiều dài trên 10km.

SVTH: Ngô Văn Hùng


9
Đồ án chuyên ngành

1.1.1. Vị trí địa lý :

Hình 1.1: Bản đồ Lưu Vực Sông Cầu

Lưu vực sông Cầu nằm trong phạm vi toạ độ địa lý: 21 o07' - 22o18' vĩ bắc, 105o28'

- 106 o08' kinh đông, có tổng diện tích lưu vực là 10530 km 2, bao gồm toàn bộ hay phần
lãnh thổ 6 tỉnh (Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc)
và 2 huyện thuộc Hà Nội, trong đó chính lưu sông Cầu có chiều dài là 288 km và diện tích
lưu vực2 là 6030 km2. Các phụ lưu có tổng chiều dài là 1332 km và diện tích lưu vực
là 3535 km .

1.1.2. Chế độ thủy văn :


Dòng chảy trên lưu vực sông Cầu khá đồng đều. Lưu vực sông Công có modun

dòng chảy vào khoảng 27-30 l/s.km2, vùng thượng lưu sông Cầu (từ Thác Riềng trở lên)

SVTH: Ngô Văn Hùng


10
Đồ án chuyên ngành

có modun dòng chảy năm là 22-24 l/s.km 2 thuộc 2 loại trung bình. Vùng ít nước nhất
là sông Đu có modun dòng chảy năm là 19,5-23 l/s.km2.
Tổng lượng nước trên lưu vực sông Cầu là 4,5 tỷ m3/năm. Chế độ thủy văn của
các con sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2 mùa:
Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70 – 80 % tổng lưu lượng dòng chảy
trong năm.
- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20 – 30 % tổng lưu lượng dòng
chảy của năm.
Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau tới 10
lần, mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5 – 6 m.

1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội :


1.2.1. Đặc điểm dân cư – xã hội :

Bảng 1.1: Cơ cấu dân số các tỉnh thuộc lưu vực Sông Cầu

STT Tỉnh Dân số Mật độ dân số


(Nghìn người) (Người/km2)
1 Bắc Kạn 296.5 61
2 Thái Nguyên 1131.3 321
3 Vĩnh Phúc 1008.3 819
4 Bắc Giang 1560.3 408
5 Bắc Ninh 1034.2 1257
6 Hải Dương 1712.8 1038
Nguồn Niên giám thống kê năm 2010

Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh. Tổng dân số 6 tỉnh thuộc lưu
vực năm 2010 khoảng trên 6,7 triệu người. Trong đó, dân số nông thôn khoảng 5,7 triệu
người, dân số thành thị khoảng trên 1 triệu người. Mật độ dân số trung bình khoảng

427 người/km2, cao hơn 2 lần so với mật độ trung bình quốc gia.

Vùng núi thấp và trung du là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất trong lưu vực,
chiếm khoảng 63 % diện tích toàn lưu vực nhưng dân số chỉ chiếm bằng 15 % dân số lưu
vực. Mật độ dân số cao ở vùng trung tâm và khu vực đồng bằng.

SVTH: Ngô Văn Hùng


11
Đồ án chuyên ngành

Thành phần dân cư trong lưu vực có sự đan xen của 8 dân tộc anh em: Kinh, Tày,
Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa, Dao. Trong đó người Kinh chiếm đa số.

1.2.2. Đặc điểm kinh tế :


Vùng thượng lưu sông Cầu chủ yếu là các đồng bào dân tộc ít người, sống và
còn nhiều khó khăn. Vùng trung và hạ lưu là vùng dân cư đông đúc, có nhiều khu công
nghiệp và làng nghề.Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong lưu vực chủ yếu dựa trên nông
nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp; thủy sản đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế này.
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tỷ lệ trung bình quốc gia. Sản
phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 26 % và đang có xu hướng giảm.
Công nghiệp khai khoáng và tuyển quặng tập trung phát triển ở hai tỉnh thượng
nguồn là Bắc Kạn và Thái Nguyên. Nằm trên lưu vực có hơn 200 làng nghề các loại
chủ yếu tập trung ở Bắc Ninh và Bắc Giang.

Các hoạt động công nghiệp của các tỉnh có lưu vực sông đi qua phát triển khá
mạnh mẽ như nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ và một số nhà máy giấy khác trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, cụm công nghiệp và khu đô thị ở Vĩnh Phúc và một phần của thành
phố Hà Nội (huyện Sóc Sơn,Đông Anh)…

1.3.Hiện trạng môi trường nước trên lưu vực sông Cầu.
1.3.1. Thượng lưu.
Thượng nguồn Sông Cầu nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ngoài dòng chảy chính
là Sông Cầu còn có phụ lưu là Sông Chợ Chu. Chất lượng nước sông Cầu và Sông
Chợ Chu tương đối ổn định.
Phần thượng lưu gồm 3 trạm: Thác Giềng, Chợ Mới, Thần Sa.
Sử dụng số liệu nồng độ BOD5, COD, TSS, Coliform, Amoni - NH4+, Photphat
3-
-P04 so sánh với QCVN 08/2008 dạng A2 và B1.

a. Đánh giá nồng độ BOD5 (mg/l)

Hình 1.2 Biểu đồ giá trị BOD5 sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Kạn
SVTH: Ngô Văn Hùng
12
Đồ án chuyên ngành

Dựa vào biểu đồ ta thấy hàm lượng BOD5 (mg/l) từ các điểm quan trắc đều thấp
hơn cả QCVN08/2008 dạng A2 và B1. Ta thấy nếu xét dạng A2 tại trạm quan trắc
Thác Riềng hàm lượng BOD5 là 1.9 mg/l thấp hơn hàm lượng quy chuẩn khoảng 3,1
lần và trạm Chợ Mới là1.6 mg/l ,Thần Sa là 1.83 mg/l thấp hơn hàm lượng quy chuẩn
khoảng 3,8 lần, còn theo dạng B1 thì thấp hơn nhiều lần.Vậy qua số liệu quan trắc đó
cho thấy hàm lượng BOD5 phần thượng nguồn chảy qua tỉnh Bắc Kạn đều thỏa mãn
được quy chuẩn nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu thủy
lợi...

b. Đánh giá nồng độ Coliform (MPN/100ml).

Hình 1.3 Biểu đồ giá trị Coliform sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Kạn

Theo như biểu đồ trên ta thấy hàm lượng Coliform (MPN/100ml) ở các trạm
quan trắc đều thấp hơn so với QCVN 08:2008 cột A2 và B1.Rõ hơn ta thấy tại trạm
quan trắc Thác Riềng hàm lượng Coliform là 1850 MPN/100ml thấp hơn quy chuẩn
nước mặt A2 khoảng 2.7 lần; quy chuẩn B1 khoảng 4.1 lần.Tại trạm Chợ Mới hàm
lượng Coliform thấp hơn quy chuẩn nước mặt 08:2008 A2, B1 lần lượt là: 1.3, 2.0 lần.
Tuy nhiên Tại trạm Thần Sa hàm lượng Colifom cao hơn quy chuẩn 08 cột A2 là 1,7
lần và 1,1 lần so với cột B1.

SVTH: Ngô Văn Hùng


13
Đồ án chuyên ngành

c. Đánh giá nồng độ COD (mg/l).

Hình 1.4 Biểu đồ giá trị COD sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Kạn

Qua biểu đồ giá trị COD trên sông Cầu đoạn chảy Bắc Kạn ta thấy nhìn chung
giá trị COD đều nằm trong khoảng cho phép hơn thế hàm lượng COD ở 3 trạm quan
trắc đều thấp hơn nhiều so với giá trị hàm lượng chuẩn được quy định theo QCVN 08
-2008/BTNMT. Tại trạm quan chắc Thác Giềng đạt 5mg/l thấp hơn so với cột A2 là 3
lần và thấp hơn B1 tới 6 lần. Trạm quan trắc Chợ Mới cũng thấp hơn so với cột A2 là
2.3 lần và B1 khoảng 4.7 lần. Nhận định chung ta thấy hàm lượng COD qua thượng
nguồn đoạn chảy Bắc Kạn đã thỏa mãn theo quy chuẩn chung năm 2008.

d. Đánh giá nồng độ amoni - NH4+ (mg/l).

Hình 1.5 Biểu đồ giá trị N-NH4 sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Kạn

Theo biểu đồ ta thấy rằng tổng hàm lượng NH 4+ là thấp so với quy QCVN
08/2008 cột B1 nhưng có phần cao so với cột A2. Cụ thể tại trạm Thác Riềng hàm
lượng NH4+ thấp hơn cột B1 khoảng 2 lần song lại cao hơn cột A2 khoảng 1.3 lần..Tại

SVTH: Ngô Văn Hùng


14
Đồ án chuyên ngành

trạm Chợ Mới hàm lượng này vượt quá cột A2 khoảng 1.4 lần và thấp hơn cột B1
khoảng 1.9 lần. Tóm lại với mức quy chuẩn quy định theo QCVN2008/BTNMT ta có
thể khẳng định được rằng hàm lượng NH4+ đã thỏa mãn được QCVN 08/2008 cột B1
và có thể thỏa mãn được cột A2.

e. Đánh giá nồng độ Phosphat – PO43-

Hình 1.6 Biểu đồ giá trị P-PO4 sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Kạn

Theo quy chuẩn và biểu đồ ta nhận thấy: Hàm lượng PO 43- ở khu Chợ Mới,
Thần Sa đạt mức tiêu chuẩn cho phép. Song điều đó khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi
tại sao cùng trong thượng nguồn đoạn chảy Bắc Kạn mà trạm Thác Riềng lại có hàm
lượng PO43- vượt quá 1.3 lần so với QCVN 08/2008 cột A2 trong khi đó trạm Chợ
Mới, Thần Sa lại thấp hơn khá nhiều ( khoảng 10 lần).

SVTH: Ngô Văn Hùng


15
Đồ án chuyên ngành

f. Đánh giá nồng độ tổng chất rắn lơ lửng – TSS (mg/l)

Hình 1.7 Biểu đồ giá trị TSS sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Kạn

Qua hình 1.7 ta kết luận được rằng hàm lượng TSS thượng nguồn sông Cầu
đoạn chảy qua Bắc Kạn đã thỏa mãn theo QCVN08/2008 ở cả cột A2 và B1. Tại 2
trạm Thác Riềng và Chợ Mới, Thần Sa đều thấp hơn quy chuẩn chung đưa ra:
- Thác Riềng: Thấp hơn khoảng 1.4 lần(A2), khoảng 2.3 lần (B1).
- Chợ Mới: Thấp hơn khoảng 1.3 lần (A2), khoảng 2.1 lần (B1).
Kết Luận: Qua sự so sánh các tiêu chí trên với quy chuẩn nước mặt Việt Nam
08:2008/ BTMNT ta có thể nhận định rằng phần thượng lưu sông Cầu đoạn chảy qua
Bắc Kạn là đoạn sông khá sạch đã thỏa mãn được QCVN 08/2008 cột A2 có thể dùng
cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp...Bên
cạnh đó cũng vẫn còn một số tiêu chí đánh giá còn hạn chế như: hàm lượng PO 43- và
amoni NH4+ bởi: Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Kạn ngày 30/7/2014 Sông Cầu
chảy qua địa phận 4 huyện, thị xã của tỉnh. Hiện các huyện thị này chưa có khu xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung do vậy nước thải vẫn thải trực tiếp ra sông. Có một số cơ
sở sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến lưu vực sông là Bệnh viện đa khoa Chợ Mới;
Khu công nghiệp Thanh Bình; Nhà máy giấy của Công ty Cổ phần B&H..

1.3.2 . Trung lưu Lưu vực sông Cầu (qua tỉnh Thái Nguyên) :

Lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên gồm dòng chính là sông Cầu và
3 phụ lưu : Sông Nghinh Tường, sông Đu và sông Công. Gồm 4 trạm quan trắc: Thác
Bưởi, Giang Tiên, Gia Bảy, Mỏ Bạch. Và sử dụng các số liệu nồng độ BOD 5, COD,
SVTH: Ngô Văn Hùng
16
Đồ án chuyên ngành

TSS, Coliform, Amoni - NH4+, Photphat -P043- so sánh với QCVN 08/2008 dạng A2 và
B1.

Đoạn sông Cầu trước khi chảy vào thành phố Thái Nguyên : bắt đầu chịu tác
đọng do các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất nông
nghiệp dọc bên bờ sông. Ngoài ra ,đoạn sông này còn tiếp nhận 2 phụ lưu lá sông
Nghinh Tường và sông Đu nên chất lượng nước sông Cầu bị ảnh hưởng từ nguồn nước
hai phụ lưu này đổ sang. Sông Nghinh Tường chiu ảnh hưởng của hoạt động khai thác
vàng, đoạn cuối sông Đu tiếp nhận nước thải của mỏ than Phấn Mễ,tuy nhiên mức độ
ô nhiễm với hai dòng sông này chưa đáng kể.

a. Nồng độ BOD5 trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên.

Hình 1.8. Biểu đồ giá trị BOD5 trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên

Dựa vào biểu đồ Hình 1.8 ta thấy hàm lượng BOD5 (mg/l) từ các điểm quan
trắc Thác Bưởi, Giang Tiên,Gia Bảy đều thấp hơn cả QCVN08/2008 cột A2 và cột
B1.tuy nhiên tại Mỏ Bạch cao hơn 1,7 lần so với Quy chuẩn 08 cột A2

b. Nồng độ COD trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên

Hình 1.9. Biểu đồ giá trị COD trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên

Qua biểu đồ giá trị COD trên sông Cầu đoạn chảy Bắc Kạn ta thấy nhìn chung
giá trị COD đều nằm trong khoảng cho phép.nhưng hàm lượng COD ở trạm quan trắc
Mỏ Bạch cao hơn nhiều so với giá trị hàm lượng chuẩn được quy định theo QCVN08
cột A2. Tại trạm quan chắc Mỏ Bạch đạt 26,4 mg/l cao hơn so với quy cột A2 là 1,8
lần và thấp hơn B1.

SVTH: Ngô Văn Hùng


17
Đồ án chuyên ngành

c. Nồng độ TSS trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên.

Hình 1.10. Biểu đồ giá trị TSS trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên

Nhận thấy hàm lượng TSS tại các trạm Giang Tiên, Gia Bảy, Mỏ Bạch đều
dưới mức quy chuẩn 08 cột A2. Tại trạm Thác Bưởi cao hơn QCVN08/2008 cột A2
đưa ra: - Thác Bưởi: Cao hơn khoảng 1.3 lần(A2), thấp hơn khoảng 1.3 lần (B1).

d.Nồng độ tổng Colifom trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên

Hình 1.11. Biểu đồ giá trị Coliform trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái
Nguyên

Theo như biểu đồ trên ta thấy hàm lượng Coliform ở các trạm Thác
Bưởi,Giang Tiên,Gia Bảy đều thấp hơn so với QCVN 08/2008 cột A2 và B1. Đạt tiêu

SVTH: Ngô Văn Hùng


18
Đồ án chuyên ngành

chuẩn cho nước sinh hoạt.Nhưng tại trạm quan trắc Mỏ Bạch đều vượt quy chuẩn 08
cột A2 và B1:

Tại trạm Mỏ Bạch hàm lượng Coliform là 41800 cao hơn QCVN 08/2008 cột
A2 khoảng 8,4 lần; cột B1 khoảng 5,6 lần.

e. Nồng độ N-NH4+ trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên

Hình 1.12. Biểu đồ giá trị N-NH4 trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái
Nguyên

Theo biểu đồ ta thấy rằng tổng hàm lượng NH4+ là thấp so với QCVN08/2008
cột B1 nhưng có phần cao so với cột A2. Đặc biệt tại chạm Mỏ Bạch hàm lượng
NH4+cao hơn rất nhiều cột A2 khoảng 35 lần và cao hơn cột B1 khoảng 14 lần.

SVTH: Ngô Văn Hùng


19
Đồ án chuyên ngành

f. Nồng độ PO43- trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên.

Hình 1.13. Biểu đồ giá trị P-PO4 trên sông Cầu đoạn chảy qua Thái
Nguyên

Theo quy chuẩn và biểu đồ ta nhận thấy: Hàm lượng PO 43- ở trạmGia Bảy vượt
mức tiêu chuẩn cho phép. Trạm Gia Bảy lại có hàm lượng PO 43- vượt quá 2,0 lần so
với QCVN08/2008 cột A2 và 1,4 lần so với B1.Còn lại các trạm Thác Bưởi, Mỏ Bạch
đều dưới mức quy chuẩn 08 cột A2.

Tổng kết: Thái nguyên là tỉnh công nghiệp với các hoạt động sản xuất quy mô
lớn, nhỏ đa dạng. Đoạn sông chảy qua thành phố Thái Nguyên bắt đầu tiếp nhận nước
thải của nhà máy (nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhiệt điện Cao Ngạn, Khu công
nghiệp Gang thép Thái nguyên...),các bệnh viện,khu dân cư,đô thị,

1.3.3. Hạ lưu Sông Cầu ( từ Chã đến Cầu Vát)


a. Nồng độ BOD5 Hạ lưu sông Cầu.

Hình 1.14.Biểu đồ giá trị BOD5 hạ lưu sông Cầu

SVTH: Ngô Văn Hùng


20
Đồ án chuyên ngành

Dựa vào biểu đồ ta thấy hàm lượng BOD5 (mg/l) từ các điểm quan trắc Chã, Đa
Phúc, Cầu Vát đều thấp hơn cả QCVN08/2008 cột A2 và cột B1. Tuy nhiên tại Lưu
Nhân Trú cao hơn 1,7 lần so với Quy chuẩn 08 cột A2 và thấp hơn 1,5 lần so với quy
chuẩn 08 cột B1.

b.Nồng độ COD Hạ lưu sông Cầu

Hình 1.15.Biểu đồ giá trị COD hạ lưu sông Cầu

Dựa vào biểu đồ ta thấy hàm lượng COD (mg/l) từ các điểm quan chắc Chã ,
Đa Phúc, Cầu Vát đều thấp hơn cả quy chuẩn nước mặt A2 và quy chuẩn B1.tuy nhiên
tại Lưu Nhân Trú cao hơn 1,33 lần so với Quy chuẩn 08 cột A2và thấp hơn 1,5 lần so
với quy chuẩn 08 cột B1.

SVTH: Ngô Văn Hùng


21
Đồ án chuyên ngành

c. Nồng độ tổng rắn lơ lửng TSS Hạ lưu sông Cầu

Hình 1.16. Biểu đồ giá trị TSS hạ lưu sông Cầu

Qua biểu đồ ta thấy hàm lượng TSS tại các trạm Chã, Lưu Nhân Trú, Đa Phúc,
Cầu Vát đều vượt mức QCVN08/2008 cột A2. Tại trạm Đa Phúc và Cầu Vát cao hơn
QCVN08/2008 cột A2 và cột B1 đưa ra:
Đa Phúc: Cao hơn khoảng 2.1 lần(A2), thấp hơn1.2 lần (B1).
Cầu Vát : Cao hơn khoảng 2,3 lần QCVN08/2008 cột A2 và cao hơn 1,4 lần so
với cột B1.

d. Nồng độ Colifom Hạ lưu sông Cầu.


Dựa vào biểu đồ ta thấy hàm lượng Colifom (mg/l) từ các điểm quan trắc Lưu
Nhân Trú, Đa Phúc, Cầu Vát đều cao cả QCNV08/2008 cột A2 (Hình 1.17).
-Tại Lưu Nhân Trú cao hơn 19 lần so với Quy chuẩn 08 cột A2và cao hơn
12,8 lần so với quy chuẩn 08 cột B1.
-Tại Đa Phúc cao hơn 1,9 lần so với Quy chuẩn 08 cột A2 và cao hơn 1,2 lần
so với quy chuẩn 08 cột B1.

SVTH: Ngô Văn Hùng


22
Đồ án chuyên ngành

-Tại Cầu Vát cao hơn 1,0 lần so với Quy chuẩn 08 cột A2và Thấp hơn 1,5
lần so với quy chuẩn 08 cột B1.

Hình 1.17. Biểu đồ giá trị Coliform hạ lưu sông Cầu

e. Nồng độ N -NH4 Hạ lưu sông Cầu

Hình 1.18.Biểu đồ giá trị N-NH4 hạ lưu sông Cầu

Theo biểu đồ ta thấy rằng tổng hàm lượng NH 4+ là cao so với QCVN08/2008
cột A2 nhưng có phần thấp so với cột B1. Đặc biệt tại trạm Lưu Nhân Trú hàm lượng
NH4+cao hơn rất nhiều cột A2 khoảng 7,3 lần và cao hơn cột B1 khoảng 4,8lần

SVTH: Ngô Văn Hùng


23
Đồ án chuyên ngành

f. Nồng độ PO43- hạ lưu sông Cầu

Hình 1.19.Biểu đồ giá trị P-PO4 hạ lưu sông Cầu

Theo QCVN08/2008 và biểu đồ ta nhận thấy: Hàm lượng PO 43- ở trạm Chã,
Lưu Nhân Trú, Đa Phúc, Cầu Vát đều nằm trong mức tiêu chuẩn cho phép của QC 08
cột A2 và B1.

Kết luận: Chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thành phố Thái
Nguyên (đoạn từ Chã đến Cầu Vát ) bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ, hàm lượng TSS
dao động từ 35,3 -68,4 mg/l vượt 2,1-2,3 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2,
chất lượng nước sông Cầu khu vực này không đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh
hoạt nhưng vẫn đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu thuỷ lợi. Nguyên nhân, do đoạn
sông này tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, đô thị thuộc địa
bàn thành phố Thái Nguyên.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.Tổng quan về WQI.


2.1.1. Giới thiệu chung về WQI.
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI) là một chỉ số tổ hợp được
tính toán từ các thông số chất lượng nước xác định thông qua 1 công thức toán học.
WQI dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và được biểu diễn qua 1 thang
điểm.
Việc sử dụng sinh vật trong nước làm chỉ thị cho mức đô sạch ở Đức từ năm
1850 được coi là nghiên cứu đầu tiên về WQI. Chỉ số Horton (1965) là chỉ số WQI
đầu tiên được xây dựng trên thang số.

SVTH: Ngô Văn Hùng


24
Đồ án chuyên ngành

Hiện nay có rất nhiều quốc gia/ địa phương xây dựng và áp dụng chỉ số WQI.
Thông qua một mô hình toán, từ các thông số khác nhau ta thu được một chỉ số duy
nhất. Sau đó chất lượng nước có thể được so sánh với nhau thông qua chỉ số đó. Đây
là phương pháp đơn giản so với việc phân tích một loạt các thông số.

Các ứng dụng chủ yếu của WQI bao gồm:


- Phục vụ quá trình ra quyết định: WQI có thể được sử dụng làm cơ sở cho các quyết
định phân bổ tài chính và xác định các vấn đề ưu tiên.
- Phân vùng chất lượng nước.
- Thực thi tiêu chuẩn WQI có thể đánh giá được mức độ đáp ứng/ không đáp ứng của
chất lượng nước đối với tiêu chuẩn hiện hành.
- Phân tích diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian.
- Công bố thông tin cho cộng đồng.
- Nghiên cứu khoa học: Các nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng nước thường không
sử dụng WQI, tuy nhiên WQI có thể sử dụng cho các nghiên cứu vĩ mô khác như đánh
giá tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng nước khu vực, đánh giá hiệu quả
kiểm soát phát thải...

2.1.2. Quy trình xây dựng WQI.


Hầu hết quy trình chất lượng nước hiện nay đều được xây dựng thông qua quy
trình 4 bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn thông số

Có rất nhiều thông số có thể thể hiện chất lượng nước, sự lựa chọn các thông số
khác nhau để tính WQI phụ thuộc vào mục đích sử dụng nguồn nước và mục tiêu của
WQI. Dựa vào mục đích sử dụng WQI có thể được phân loại như sau: Chỉ số chất
lượng nước thông thường, chỉ số chất lượng nước cho sử dụng đặc biệt.
Việc lựa chọn thông số có thể dùng phương pháp Delphi hoặc phân tích nhân tố
quan trọng. Các thông số không nên quá nhiều vì nếu các thông số quá nhiều thì sự
thay đổi của một thông số sẽ có tác động rất nhỏ đến chỉ số WQI cuối cùng. Các thông
SVTH: Ngô Văn Hùng
25
Đồ án chuyên ngành

số nên được lựa chọn theo 5 chỉ thị sau:


- Hàm lượng Oxy: DO
- Phú dưỡng: N-NH4, N- NO3, tổng N, P- PO4, tổng P, BOD5, COD, TOC.
- Các khía cạnh sức khỏe: Tổng Coliform, Phecal Coliform, dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật, các kim loại nặng.
- Đặc tính vật lý: Nhiệt độ, PH, màu sắc.
- Chất rắn lơ lửng: Độ đục, TSS

Bước 2: Chuyển đổi các thông số về cùng một thang đo (tính toán chỉ số phụ).
Các thông số thường có các đợn vị khác nhau và có các khoảng giá trị khác
nhau, vì vậy để tập hợp được các thông số vào chỉ số WQI ta phải chuyển các thông số
về cùng một thang đó. Bước này sẽ tạo ra một chỉ số phụ cho mỗi thông số. Chỉ số phụ
có thể được tạo ra bằng tỷ số giữa giá trị thông số và giá trị trong quy chuẩn. Có nhiều
thang đo có thể sử dụng.

Bước 3: Trọng số

Trọng số được đưa ra khi ta cho rằng các thông số có tầm quan trọng khác nhau
đối với chất lượng nước. Trọng số có thể xác định bằng phương pháp Delphi, phương
pháp đánh giá tầm quan trọng dựa vào mục đích sử dụng, tầm quan trọng các thông số
đối với đời sống thủy sinh, tính toán trọng số dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành, dựa
trên đặc điểm nguồn thải của lưu vực, bằng phương pháp thống kê...

Một số nghiên cứu cho rằng trọng số là không cần thiết. Mỗi lưu vực khác nhau
có các đặc điểm khác nhau và có các trọng số khác nhau, vì vậy WQI của các lưu vực
khác nhau không thể so sánh với nhau.

Bước 4: Tính toán chỉ số WQI cuối cùng.


Các phương pháp thường được sử dụng để tính toán WQI cuối cùng từ các chỉ
số phụ: Trung bình cộng, trung bình nhân hoặc giá trị lớn nhất.

Bảng 2.1: Các phương pháp thường được sử dụng để tính toán WQI cuối cùng từ
các chỉ số phụ

SVTH: Ngô Văn Hùng


26
Đồ án chuyên ngành

STT Phương pháp Công thức Nghiên cứu sử dụng

1 Trung bình cộng Prati et al., 1971;


không trọng số Sargaonkar and
Deshpande,
2003; Frumin et al.,
1997
2 Trung bình cộng có Brown et al., 1970,
trọng số Prati et
al., 1971
3 Trung bình nhân Bhargava, 1983
không trọng số
4 Trung bình nhân có Brown et al, 1972
trọng số Couillard
and Lefebvre, 1985

5 Tổng không trọng Wepener et al.,


số Solway 2006

6 Tổng có trọng số Tyson and House,


dạngSolway 1989;Gray,1996
Bordalo, 2006

7 Trung bình bình Dojlido et al.,


phương điều 1994; Cude,
hòakhông 2001
trọng số
8 Giá trị nhỏ nhất I = Min(q1,q2, Smith, 1990
..qn)
9 Giá trị lớn nhất I = Max(q1,q2,
Couillard and
..qn) Lefebvre,
1985
(nguồn: Development of Water Quality Indices for Surface Water Quality
Evaluationin Vietnam, Thesis for Ph.D.’s Degree - Pham Thi Minh Hanh)

SVTH: Ngô Văn Hùng


27
Đồ án chuyên ngành

Một số bất cập khi tính toán chỉ số WQI cuối cùng:
- Tính che khuất: Một chỉ số phụ thể hiện chất lượng nước xấu nhưng có thể chỉ số
cuối cùng lại thể hiện chất lượng nước tốt.
- Tính mơ hồ: Điều này xảy ra khi chất lượng nước chấp nhận được nhưng chỉ số WQI
lại thể hiện ngược lại.
- Tính không mềm dẻo: Khi một thông số có thể bổ sung vào việc đánh giá chất lượng
nước nhưng lại không được tính vào WQI do phương pháp đã được cố định.

2.2.Kinh nghiệm xây dựng WQI của một số quốc gia trên thế giới.

Có rất nhiều quốc gia đã đưa áp dụng WQI vào thực tiễn, cũng như có nhiều
các nhà khoa học nghiên cứu về các mô hình WQI.
Hoa Kỳ: WQI được xây dựng cho mỗi bang, đa số các bang tiếp cận theo
phươngpháp của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation Foundation -NSF) –
sau đâygọi tắt là WQI-NSF.
Canada: Phương pháp do Cơ quan Bảo vệ môi trường Canada (The
CanadianCouncil of Ministers of the Environment- CCME, 2001) xây dựng.
Châu Âu: Các quốc gia ở châu Âu chủ yếu được xây dựng phát triển từ WQI –
NSF (của Hoa Kỳ), tuy nhiên mỗi Quốc gia – địa phương lựa chọn các thông số
vàphương pháp tính chỉ số phụ riêng.
Các quốc gia Malaysia, Ấn Độ phát triển từ WQI – NSF, nhưng mỗi quốc gia
cóthể xây dựng nhiều loại WQI cho từng mục đích sử dụng.

2.2.1. Mô hình WQI áp dụng tại bang Origon – Hoa Kỳ


WQI là một con số đại diện cho chất lượng nước tính toán từ 8 thông số:
Nhiệtđộ, DO, BOD, pH, Tổng N (ammonia+nitrate nitrogen), Tổng P, Tổng rắn
(Totalsolids), fecal coliform. OWQI đư ợc đưa ra từ năm 1970 và liên tục được cải
tiến.
Giới hạn áp dụng: WQI là một chỉ số tổng hợp được sử dụng để đánh giá
chấtlượng nước cho các mục đích thông thường (câu cá, bơi…). Nó thể xác định

SVTH: Ngô Văn Hùng


28
Đồ án chuyên ngành

chấtlượng nước cho các mục đích đặc biệt, WQI cũng không thể ước tính được hết tất
cảcác tác động có hại đến sức khỏe. OWQI được xây dựng cho các lưu vực thuộc
bangOregon, việc áp dụng cho các nơi khác cần có cân nhắc và điều chỉnh phù hợp.

2.2.2.Mô hình WQI của Bhargava (Ấn Độ)

Công thức tính:


Theo mô hình Bhargava (1983), WQI cho mỗi mục đích sử dụng nước
(chẳnghạn, cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp…) được tính toán theo công
thứcvà WQI tổng quát (hay WQI cho đa mục đích sử dụng nước) được tính theo công
thức :

Trong đó Fi:
- Giá trị "hàm nhạy" của thông số i, nhận giá trị trong khoảng 0,01 ÷ 1
- Fi được xác định từ "hàm nhạy" đối với thông số i ;
- n: số thông số CLN lựa chọn (n = 3 ÷ 5, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng
nước)

Theo mô hình này WQI = 0 khi một trong các thông số mô tả chất độc (kim loại
độc, chất ô nhiễm hữu cơ tồn lưu…) không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc
quốc tế.

WQI tổng quát cho sông, ở đây không lấy trung bình số học của các WQI cho
các mục đích riêng chấp nhận áp dụng công thức (1), nhưng để tăng tính đại diện, số
thông số CLN lựa chọn (n) tăng lên, gồm 9 – 10 thông số: pH, DO, SS, EC – các thông
số đặc trưng cơ bản; BOD5, COD – mô tả ô nhiễm hữu cơ; NO3-và/hoặc amoni,
PO43- - mô tả ô nhiễm các chất dinh dưỡng; TC – mô tả ô nhiễm vi khuẩn phân. Bằng
cách đó, mỗi thông số CLN chỉ đóng góp một lần vào WQI tổng quát, chứ không bị
tính lặp lại như trước đây và lúc này mô hình được gọi là mô hình Bhargava-WQI điều
chỉnh (hay cải tiến). Hàm nhạy (sensitive fuction) Filà đại lượng mô tả chất lượng của
thông số CLN i, tương tự như chỉ số phụ (sub-index) qi trong mô hình NSF-WQI. Nếu

SVTH: Ngô Văn Hùng


29
Đồ án chuyên ngành

Fi = 0,01 – thông số i có chất lượng kém nhất (hay tồi nhất), nếu Fi = 1 – thông số i có
chất lượng tốt nhất. Hàm nhạy Fi là một hàm dạng tuyến tính và được xây dựng dựa
vào Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT;
từ đây viết tắt là QCVN 08:2008) [6]. Riêng hàm nhạy cho thông số EC được xây
dựng dựa vào tiêu chuẩn CLN cấp cho nông nghiệp TCVN 6773 – 2000 (xem thí dụ
về Fi ở Hình 2.1).

Hình 2.1: Đồ thị hàm nhạy Fi của một số thông số CLN i

Để so sánh, mô hình NSF - WQI cũng được áp dụng để tính WQI tổng quát của
sông. Theo mô hình NSF-WQI, WQI được tính theo một trong hai công thức: dạng
tổng (ký hiệu là WA - WQI), dạng tích (ký hiệu là WM - WQI) và trong cả hai công
thức đó đều tính đến phần trọng lượng đóng góp (wi) của các thông số CLN lựa chọn
[1], [4]:

(2) (3)

Phần trọng lượng đóng góp (wi) của 9 thông số lựa chọn xếp thứ tự theo tầm
quan trọng giảm dần như sau: DO: 0,17; coliform phân: 0,15; pH: 0,12; BOD5: 0,10;
NO3: 0,10; PO4: 0,10; biến thiên nhiệt độ (∆T): 0,10; độ đục: 0,08; tổng chất rắn (TS):

SVTH: Ngô Văn Hùng


30
Đồ án chuyên ngành

0,08. Chỉ số phụ qi được xác định dựa vào các đồ thị qi = f(xi). Trên mỗi đồ thị qi =
f(xi), giá trị trung bình và khoảng tin cậy 80% được biểu diễn, qi nhận giá trị 0 ÷ 100.

2.3.Tình hình nghiên cứu & áp dụng chỉ số WQI tại Việt Nam

Tại Việt Nam WQI chưa được triển khai chính thức, một số nghiên cứu điển
hìnhnhư sau:
- Nghiên cứu của TS Tôn Thất Lãng, TS Phạm Thị Minh Hạnh, cách tiếp cậncải tiến
từ WQI – NSF.
- Phương pháp WQI đưa ra bởi Ủy ban sông Mê Kông: tính toán tổng hợp

2.3.1.Mô hình WQI của hệ thống sông Đồng Nai


2.3.1.1. Lựa chọn thông số: phương pháp Delphi

Các thông số được lựa chọn để tính WQI cho sông Đồng Nai: BOD, Tổng N, DO, SS,
pH, Coliform

2.3.1.2. Tính toán chỉ số phụ: phương pháp delphi và phương pháp đường cong tỉ lệ
Từ điểm số trung bình do các chuyên gia cho ứng với từng khoảng nồngđộ thực
tế, đối với mỗi thông số chất lượng nước chúng tôi xây dựng một đồ thị vàhàm số
tương quan giữa nồng độ và chỉ số phụ. Dựa vào phương pháp thử với sự trợ giúp của
phần mềm xử lý bảng tính Excel, các hàm chất lượng nước được biểu thịbằng các
phương trình sau:

- Hàm chất lượng nước với thông số BOD5 y = - 0,0006x2 - 0,1491x +9,8255
- Hàm chất lượng nước với thông số DO y = 0,0047x2 + 1,20276x - 0,0058
- Hàm chất lượng nước với thông số SS y = 0,0003x2 - 0,1304x + 11,459
- Hàm chất lượng nước với thông số pH
y = 0,0862x4 - 2,4623x3 +24,756x2 – 102,23x + 150,23
- Hàm chất lượng nước với thông số tổng N: y = - 0,04x2 – 0,1752x + 9,0244
- Hàm chất lượng nước với thông số coliform y = 179.39x-0,4067

2.3.1.3. Trọng số
Theo phương pháp Delphi, các mẫu phỏng vấn được biên soạn và gởiđến 40
chuyên gia chất lượng nước ở các trường Đại Học, các Viện Nghiên Cứu,các trung

SVTH: Ngô Văn Hùng


31
Đồ án chuyên ngành

tâm Môi trường để lấy ý kiến. Các mẫu phỏng vấn được gởi đi hai đợt: đợt một là các
câu hỏi để xác định các thông số chất lượng nước quan trọng, đợt hai là các câu hỏi để
xác định trọng số của các thông số chất lượng nước để xây dựng chỉ số phụ và hàm
chất lượng nước.

Kết quả có 6 thông số chất lượng nước được lựa chọn là những thông số các
chấtlượng nước quan trọng với các trọng số được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.2: Bảng thông số chất lượng nước

Thông số Trọng số tạm thời Trọng số cuối cùng


BOD5 1.00 0.23
DO 0.76 0.18
SS 0.70 0.16
pH 0.66 0.15
Tổng N 0.63 0.15
Tổng Coliform 0.56 0.13
2.3.1.4. Tính toán chỉ số cuối cùng

Chỉ số WQI cuối cùng được tính theo công thức trung bình cộng có trọng số:

Trong đó : I: Chỉ số cuối cùng.


qi: Chỉ số phụ cho các thông số.

wi:Trọng số.

Để đánh giá chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai, dựa vào một số kết
quảnghiên cứu của nhiều tác giả và kinh nghiệm thực tế đề xuất phân loại nguồnnước
mặt theo chỉ số WQI như sau:

Bảng 2.3: Bảng đề xuất phân loại nguồn nước mặt theo chỉ số WQI

SVTH: Ngô Văn Hùng


32
Đồ án chuyên ngành

2.3.2.Mô hình WQI áp dụng cho sông Hậu


a. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và biên hội số liệu;
- Các phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước: theo các TCVN tương ứng;
- Phương pháp xây dựng chỉ số chất lượng nước (CLN).
Cuối cùng, dựa vào các số liệu quan trắc, chỉ số chất lượng nước sẽ được tính
toán để xác định và đánh giá chất lượng nước mặt tổng thể của lưu vực sông Hậu. Các
giai đoạn xây dựng chỉ số chất lượng nước được trình bày trong hình sau:

Hình 2.2. Các giai đoạn xây dựng chỉ số chất lượng nước
Các công thức tính toán chỉ số chất lượng nước: được trình bày trong Bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4. Các công thức tập hợp tính WQI

SVTH: Ngô Văn Hùng


33
Đồ án chuyên ngành

Theo các nghiên cứu trước đây, cách tính chỉ số chất lượng nước theo công
thức chỉ số học có trọng số được lựa chọn để tính toán. Chỉ số số học có trọng số
(Water Quality Index weighted Arithmetic) do Brown và các cộng sự thiết lập:

Trong đó: Wi: là trọng số (là số biểu thị độ quan trọng của thông số chất lượng nước)
qi: là chỉ số phụ của thông số chất lượng nước thứ i
Phương pháp đánh giá chất lượng nước theo WQI
Trên cở sở WQI tính được, người ta phân loại và đánh giá CLN theo các thang
điểm WQI từ 0 đến 100, với giá trị càng cao, chất lượng nước càng tốt.
b. Xây dựng đồ thị tương quan giữa các nồng độ và chỉ số phụ - Xác định hàm
chất lượng nước
- Xây dựng đồ thị tương quan giữa nồng độ và chỉ số phụ
Dựa vào ý kiến của các chuyên gia chất lượng nước, các thông số chất lượng
nước quan trọng được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo các khoảng giá trị
nồng độ của các thông số đó. Điểm số biến thiên từ 1 đến 100 tương ứng với chất
lượng nước biến đổi từ xấu đến tốt. Từ điểm số trung bình do các chuyên gia cho
ứng với từng khoảng nồng độ thực tế, đối với mỗi thông số xây dựng một đồ thị và
hàm số tương quan giữa nồng độ và chỉ số phụ dựa vào phương pháp thư.

SVTH: Ngô Văn Hùng


34
Đồ án chuyên ngành

Hình 2.3: Đồ thị và hàm số tương quan giữa nồng độ COD và chỉ số phụ
c.Tính toán chỉ số chất lượng nước
Dựa vào ý kiến của các chuyên gia, trọng số của các thông số chất lượng nước
được trình bày trong Bảng 2.5.
Trọng số tạm thời của từng thông số được tính bằng cách lấy trung bình cộng
điểm các chuyên gia cho đối với thông số đó. Trọng số cuối cùng của một thông số
được tính bằng cách chia trọng số tạm thời của thông số đó với tổng các trọng số tạm
thời, sao cho tổng giá trị các trọng số cuối cùng bằng 1. Mức độ chênh lệch giữa trọng
số của các thông số không lớn lắm (biến thiên từ 0,14 đến 0,22).

Bảng 2.5: Trọng số của các thông số chất lượng nước

SVTH: Ngô Văn Hùng


35
Đồ án chuyên ngành

Nhờ vào các hàm tương quan này, ứng với nồng độ cụ thể ta có thể nhanh
chóng tính được chỉ số phụ của các thông số trong chỉ số chất lượng nước.
d. Đánh giá chất lượng nước hệ thống sông Hậu bằng WQI – Phân vùng chất
lượng nước
Để đánh giá chất lượng nước hệ thống Hậu, dựa vào một số kết quả nghiên cứu
và kinh nghiệm thực tế, chúng tôi đề xuất phân loại nguồn nước mặt theo chỉ số WQI
như sau:

Bảng 2.6 :Phân loại ô nhiễm nguồn nước mặt

2.3.3.Sổ tay hướng dẫn tính toán chí số chất lượng nước theo quyết định số
879/QĐ-TCMT

TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC


1. Các yêu cầu đối với việc tính toán WQI
- WQI được tính toán riêng cho số liệu của từng điểm quan trắc;

SVTH: Ngô Văn Hùng


36
Đồ án chuyên ngành

- WQI thông số được tính toán cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ xác định
được một giá trị WQI cụ thể, từ đó tính toán WQI để đánh giá chất lượng nước của
điểm quan trắc;
- Thang đo giá trị WQI được chia thành các khoảng nhất định. Mỗi khoảng ứng với 1
mức đánh giá chất lượng nước nhất định.

2. Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước
mặt lục địa
Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước
bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường nước mặt lục
địa (số liệu đã qua xử lý);
Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức;
Bước 3: Tính toán WQI;
Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước.

3. Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc

Số liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu của quan trắc nước mặt lục
địa theo đợt đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một
khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục;

- Các thông số được sử dụng để tính WQI thường bao gồm các thông số: DO,
nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH;
- Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các
giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất
lượng số liệu.

4. Tính toán WQI

a. Tính toán WQI thông số

SVTH: Ngô Văn Hùng


37
Đồ án chuyên ngành

* WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N-NH4,
P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:

(công thức 1)

Trong đó: BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy
định trong bảng 1 tương ứng với mức i

BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong
bảng 1 tương ứng với mức i+1

qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BP i+1
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.

Bảng 2.7. Bảng quy định các giá trị qi, BPi

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số


Độ
qi BOD5 COD N-NH4 P-PO4 SS Coliform(M
đục
(mg/l) (mg/) (mg/l) (mg/l) (mg/l) PN/100ml)
(NTU)
100 ≤4 ≤10 ≤0.1 ≤0.1 ≤5 ≤20 ≤2500
75 6 15 0.2 0.2 20 30 5000
50 15 30 0.5 0.3 30 50 7500
25 25 50 1 0.5 70 100 10.000
1 ≥50 ≥80 ≥5 ≥6 ≥100 >100 >10.000
Ghi chú:Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong
bảng, thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.

* Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQI DO): tính toán thông qua giá trị DO % bão
hòa.

Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:


SVTH: Ngô Văn Hùng
38
Đồ án chuyên ngành

DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100


Trong đó: T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C).
DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)

Bước 2: Tính giá trị WQIDO:

(công thức 2)
Trong đó:
Cp: giá trị DO %
bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.8

Bảng 2.8. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa
I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
BPi ≤2 2 5 75 88 112 12 15 20 ≥200
0 0 0 5 0 0
qi 1 2 5 75 10 100 75 50 25 1
5 0 0
Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 2.8
Nếu 20< giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng
Bảng 2.8

Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa ≤ 112 thì WQIDO bằng 100.
Nếu 112< giá trị DO% bão hòa< 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử
dụng Bảng 2.8

Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1

* Tính giá trị WQI đối với thông số pH

SVTH: Ngô Văn Hùng


39
Đồ án chuyên ngành

Bảng 2.9. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH
I 1 2 3 4 5 6
BPi ≤5. 5.5 6 8.5 9 ≥9
5
qi 1 50 10 10 50 1
0 0

- Nếu giá trị pH≤5.5 thì WQIpH bằng 1.


- Nếu 5,5< giá trị pH<6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.9
- Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100.
- Nếu 8.5< giá trị pH< 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.9
- Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1.

b. Tính toán WQI

Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được
áp dụng theo công thức sau:

Trong đó:
- WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD 5, COD,
N-NH 4, P-PO4
- WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục
- WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform
- WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.

Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên.

SVTH: Ngô Văn Hùng


40
Đồ án chuyên ngành

5. So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá
Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với
mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:

Bảng 2.10: Bảng giá trị WQI tương ứng mức đánh giá chất lượng nước

Giá trị
Mức đánh giá chất lượng nước Màu
WQI
Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước Xanh nước
91 - 100
sinh hoạt biển
Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh
76 - 90 Xanh lá cây
hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp
Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các
51 - 75 Vàng
mục đích tương đương khác
Sử dụng cho giao thông thủy và các
26 - 50 Da cam
mục đích tương đương khác
Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp
0 - 25 Đỏ
xử lý trong tương lai

2.4. GIS - Ứng dụng của GIS


2.4.1 Khái niệm:
Hệ thông tin địa lý có thể đượ định nghĩa như là tập hợp các công cụ để thu
thập, lưu trữ, chỉnh sửa, truy cập, phân tích và cập nhật các thông tin địa lý cho một
mục đích chuyên biệt.

2.4.2 Các thành phần của GIS.


Hệ thống thông tin địa lý bao gồm 6 thành phần quan trọng là phần cứng của
máy tính, tập hợp các modul phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu GIS và yếu tố con
người.Yếu tố con người là thành phần quan trọng nhất vì chỉ có con người mới có thể
sử dụng các công cụ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu và tạo ra các sản phẩm GIS. Sau
đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về phần cứng và phần mềm, vốn có chức năng
như là các công cụ của một hệ thống thông tin địa lý.

SVTH: Ngô Văn Hùng


41
Đồ án chuyên ngành

a. Con người

Con người là thành phần quan trọng nhất, là nhân tố thưc hiện các thao tác điều
hành sự hoạt động của hệthống GIS. Người dùng GIS là những người sử dụng các
phần mềm GIS đểgiải quyết các bài toán không gian theo mục đích của họ. Họ thường
là những người được đào tạo tốt về lĩnhvực GIS hay là các chuyên gia

b. Cơ sở dữ liệu
Một cách tổng quát, người ta chia dữ liệu trong GIS thành 2 loại:
- Dữ liệu không gian (spatial) cho ta biết kích thước vật lý và vị trí địa lý của các đối
tượng trên bề mặt trái đất.
- Dữ liệu thuộc tính (non-spatial) là các dữ liệu ở dạng văn bản cho ta biết thêm thông
tin thuộc tính của đối tượng

Tra cứu Thu nạp dữ


liệu

Cơ sở dữ
liệu

Thao tác biến đổi


dữ liệu
Hiển thị kết
quả báo cáo

Hình 2.4: Các thành phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu của hệ thông tin địa lý

c. Phần cứng
Là các máy tính điện tử: PC, mini Computer, MainFrame … là các thiết bị
mạng cần thiết khi triển khai GIS trên môi trường mạng. GIS cũng đòi hỏi các thiết bị

SVTH: Ngô Văn Hùng


42
Đồ án chuyên ngành

ngoại vi đặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu như: máy số hoá (digitizer), máy vẽ
(plotter), máy quét (scanner)…

Hình 2.5: Các thành phần cứng chính của hệ thống thông tin địa lý

Ổ đĩa
Bộ phận số hóa Bộ xử lý
trung tâm

Bộ phận Ổ băng từ
Máy vẽ
hiển thị

- Bộ xử lý trung tâm (CPU)

CPU là thành phần quan trọng nhất trong máy tính. CPU không những thực
hành tính toán trên dữ liệu, mà còn điểu khiển sắp đặt phần cứngquan trọng nhất của
máy vi tính. CPU không những thực hành tính toán trên dữ liệu, mà còn điều khiễn sắp
đặt phần cứng khác mà nó thì cần thiết cho việc quản lý thông tin theo sau thông qua
hệ thống.

- Bộ nhớ trong (RAM)

Tất cả máy vi tính có một bộ nhớ trong mà chức năng như là “không gian làm
việc” cho chương trình và dữ liệu. Bộ nhớ này có khả năng giữ một giới hạn số lượng
dữ liệu ở một số hạng thời gian.
- Bộ sắp sếp và lưu trữ ngoài
- Các bộ phận dùng để nhậm dữ liệu: Bảng số hóa, Máy Scanner, Máy in
(printer), Máy vẽ (plotter)

SVTH: Ngô Văn Hùng


43
Đồ án chuyên ngành

d. Phần mềm
Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng. Mỗi công ty xây dựng GIS đều có hệ
phần mềm riêng của mình. Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà các công ty phải xây
dựng là hệ quản trị CSDL địa lý. Dạng phần mềm này nhằm mục đích nâng cao khả
năng cho các phần mềm CSDL thương mại trong việc: sao lưu dữ liệu, định nghĩa
bảng, quản lý các giao dịch do đó ta có thể lưu các dữ liệu đồ địa lý dưới dạng các đối
tượng hình học trực tiếp trong các cột của bảng quan hệ và nhiều công việc khác.

Hình 2.6: Thành phần phần mềm cơ bản của hệ thống thông tin địa lý

Dưới đây trình bày chi tiết bốn chức năng chính của hệ thống phần mềm sử
dụng trong một hệ thống thông tin địa lý. Đó là các chức năng nhập, lưu trữ-quản lý,
biến đổi và xuất dữ liệu.

1.Nhập dữ liệu

SVTH: Ngô Văn Hùng


44
Đồ án chuyên ngành

Hình 2.7: Sơ đồ nhập số liệu

Hệ thống này bao gồm tất cả các công cụ và phương pháp thực hiện quy trình
biến đổi dữ liệu đã ở dạng bản đồ, dữ liệu quan trắc, các dữ liệu đo từ các bộ cảm biến
(bao gồm ảnh vũ trụ, ảnh hàng không, thiết bị ghi) thành dạng số tương thích. Rất
nhiều công cụ máy tính sẵn có cho công việc này bao gồm các thiết bị đầu cuối tương
tác, thiết bị hiển thị nhìn thấy 9được, thiết bị số hóa, thiết bị quét, các dữ liệu trong tệp
văn bản. Dữ liệu nhập vào sẽ được lưu trữ trên thiết bị từ như đĩa, băng từ. Quá trình
nhập và kiểm tra dữ liệu rất cần thiết cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý. Sơ đồ hệ
thống nhập dữ liệu trong một hệ thông tin địa lý được minh họa trên

2. Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu


Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu đề cập đến phương pháp kết nối các dữ liệu
không gian và thông tin thuộc tính của các đối tượng địa lý (điểm, đường, vùng đại
diện cho các đối tượng thực trên bề mặt Trái Đất). Cả hai loại dữ liệu đó được cấu
trúc, tổ chức liên hệ với cách chúng sẽ được thao tác trong máy tính sao cho người sử
dụng hệ thống có thể hiểu được. Mô hình của modul quản lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu
minh họa (hình 2.8)

Hình 2.8: Mô hình của modul quản lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu

3. Chỉnh sửa dữ liệu

Chỉnh sửa dữ liệu gồm hai loại thao tác nhằm mục đích xoá bỏ lỗi từ dữ liệu và
cập nhật chúng. Modul này áp dụng các phương pháp phân tích dữ liệu khác nhau để

SVTH: Ngô Văn Hùng


45
Đồ án chuyên ngành

tìm ra câu trả lời cho các yêu cầu, các câu hỏi của hệ thống thông tin địa lý. Việc chỉnh
sửa dữ liệu có thể thực hiện riêng biệt đối với các dữ liệu không gian và thông tin
thuộc tính hoặc đồng thời đối với cả hai loại dữ liệu này. Chỉnh sửa dữ liệu có thể hiểu
như các hành động được kết nối với việc thay đổi tỷ lệ, phù hợp dữ liệu khi chuyển
sang lưới chiếu mới, tính toán chu vi diện tích... Nói chung các thao tác đó phụ thuộc
vào mục đích cụ thể của ứng dụng hệ thống thông tin địa lý

Hình 2.9: Chỉnh sửa số liệu

4. Xuất dữ liệu
Modul xuất dữ liệu (hình 1.6) đưa các báo cáo kết quả của quá trình phân tích
dữ liệu tớingười sử dụng. Dữ liệu được đưa ra có thể dưới dạng bản đồ, bảng, biểu đồ,
lưu đồ được thểhiện bằng hình ảnh trên màn hình, máy in, máy vẽ hoặc được ghi trên
các thiết bị từ dưới dạng số.

Hình 2.10: Xuất dữ liệu

SVTH: Ngô Văn Hùng


46
Đồ án chuyên ngành

2.4.3. Ứng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý môi trường

- GIS dùng để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước cho các lưu vực sông( lưu
vực sông Cầu, sông Đồng Nai).
- GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các nhà
hoạch định chính sách về môi trường.
- Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quan lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên
trong các hoạt động quy hoạch, mô hình hóa và quan trắc.
- GIS cũng đượ sử dụng để đánh giá các sự cố môi trường.
- GIS dùng để tạo bản đồ phân bố tài nguyên, kiểm kê, đánh giá trữ lượng tài nguyên.
- GIS dùng để phân tích quần thể động vật hoang dã, phân tích phân bố loài, kiểm
soát các khu bảo tồn, kiểm soát đa dạng sinh học.
- GIS ứng dụng trong các công nghệ khoan thăm dò dầu mỏ khí đốt và những vấn đề
liên quan trong quản lí dầu mỏ.
- GIS có thể đánh giá mức nước ngầm, mô phỏng hệ thống sông hồ và nhiều ứng dụng
liên quan đến quản lí tài nguyên nước khác.
- GIS dùng để mô phỏng và quy hoạch tài nguyên đất của một thành phố, quốc gia
hay 1 vùng.
- GIS ứng dụng kiểm kê trạng thái rừng hiện tại, mô hình hóa hệ sinh thái rừng.

SVTH: Ngô Văn Hùng


47
Đồ án chuyên ngành

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN & XÂY DỰNG BẢN ĐỒ

3.1.Phương pháp tính toán WQI của Tổng Cục- Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Trạm Thác Giềng:

WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, P-
PO4, TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:

-Thông số BOD5:
Nồng độ BOD5 = 1.92 mg/l < 4 => WQIBOD5 = 100

- Thông số COD :
Nồng độ COD = 5mg/l <10 mg/l => WQI COD = 100

- Thông số TSS :
Nồng độ TSS = 21.58 mg/l

WQITSS = (30-21.58) + 100 = 121

- Thông số N- NH4+ :
Nồng độ N- NH4+ = 0.25mg/l

WQIN-NH4+ = (0.5 - 0.25) + 75 = 95.83

- Thông số P- PO43- :
Nồng độ P- PO43- = 0.03 mg/l < 0.1 mg/l => WQIP-P043- = 100

- Thông số độ đục = 1NTU => WQIđộ đục = 100

- Thông số tổng Coliform = 1850 (MPN/100ml) < 2500 => WQIColiform = 100

SVTH: Ngô Văn Hùng


48
Đồ án chuyên ngành

Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQI DO): tính toán thông qua giá trị DO
% bão hòa.
- Tính giá trị DO bão hòa:

- Tính giá trị DO % bão hòa:

DO%bão hòa= 6.68 / 7.88*100= 85 %


DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)

- Tính giá trị WQIDO:

Trong đó:
Cp: giá trị DO % bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1
WQIDO = ( 85 - 75 ) + 75 = 94.23
Tính giá trị WQI đối với thông số pH

Thông số pH = 6.78 => WQIpH = 100

Tính toán WQI


Việc tính toán WQI được áp dụng theo công thức sau:

SVTH: Ngô Văn Hùng


49
Đồ án chuyên ngành

Trong đó:

WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD 5, COD,
N-NH4, P-PO4

WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục

WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform

WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.

Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên.

WQI= ⅓= 103

3.2. Kết quả tính toán WQI theo Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
Theo phương pháp tính toán trên ta áp dụng tương tự cho các trạm còn l thu được
bảng kết quả sau:

SVTH: Ngô Văn Hùng


50
Đồ án chuyên ngành

Bảng 3.1:Bảng thông số chất lượng nước lưu vực sông Cầu

Tổng
Chỉsố BOD N- P_PO Đ
COD TSS Colifor DO H
5 NH4 4 3- Đục
m
Địa điểm
Thác 100.0 1 1 9 1 10 9 1
Giềng 0 00.00 21.05 5.53 00.00 0.00 4.23 00.00 0
Ch 1 1 9 5 1 87 9 1
ợ Mới 00.00 00.00 1.50 5.00 00.00 .00 7.11 00.00 0
Thá 1 1 6 6 1 97 9 1
c Bưởi 00.00 00.00 3.50 1.67 00.00 .50 8.98 00.00 0
Gia 1 1 9 6 1 98 7 1
Bảy 00.00 00.00 5.20 5.83 00.00 .67 5.73 00.00 0
Mỏ 6 5 8 1 3 1. 3 1
Bạch 3.33 6.00 7.00 .00 6.50 00 3.33 00.00 0
Ch 1 9 6 6 1 87 8 1
ã 00.00 9.60 8.44 3.33 00.00 .67 9.00 00.00 0
Đa 1 1 4 6 1 28 9 1
Phúc 00.00 00.00 4.00 3.33 00.00 .40 0.38 00.00 0
Cầ 1 1 4 6 1 73 1 1
u Vát 00 00 0.79 0 00 .66 00 00.00 0
Gia 1 1 9 6 1 81 8 1
ng Tiên 00.00 00.00 8.00 7.50 00.00 .20 6.21 00.00 0
Thầ 1 1 9 6 1 39 8 1
n Sa 00.00 00.00 4.40 7.50 00.00 .50 3.85 00.00 0

u Nhân 6 6 6 2 1 1. 3 1
Trú 3.89 6.67 8.25 2.30 00.00 00 7.83 00.00 0

SVTH: Ngô Văn Hùng


51
Đồ án chuyên ngành

Tính toán WQI trung bình cho từng đoạn :

Bảng 3.2: Thông số WQI trung bình cho từng đoạn sông của lưu vực
sông Cầu

Đoạn WQI Màu sắc


Thác Riềng - Chợ Mới 97 Xanh nước biển
Chợ Mới - Thác Bưởi 91 Xanh nước biển
Thác Bưởi - Gia Bảy 93 Xanh nước biển
Gia Bảy - Chã 91 Xanh nước biển
Chã - Đa Phúc 72 Vàng
Đa Phúc - Cầu Vát 68 Vàng
Mỏ Bạch 15 Đỏ
Thần Sa 70 Vàng
Giang Tiên 90 Xanh lá cây
Lưu Nhân Trú 17 Đỏ

SVTH: Ngô Văn Hùng


52
Đồ án chuyên ngành

3.3.Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cầu

Để đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Cầu, dựa vào một số kết quả tính
toáncác thông số chất lượng nước đưa ra phân loại nguồn nước mặt theo chỉ số WQI
như sau

Hình 3.1. Bản Đồ Phân Vùng Chất Lượng Nước Lưu Vực Sông Cầu

SVTH: Ngô Văn Hùng


53
Đồ án chuyên ngành

Bảng 3.3 : Bảng chú giải bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cầu

Đoạn WQI Mức Đánh Giá Chất Màu


trung bình Lượng Nước
Thác Riềng - Chợ Mới 97 Sử dụng tốt cho mục Xanh nước biển
đích cấp nước sinh hoạt
Chợ Mới - Thác Bưởi 91 Sử dụng tốt Xanh nước biển
cho mục đích cấp
nước sinh hoạt
Thác Bưởi - Gia Bảy 93 Sử dụng tốt Xanh
cho mục đích cấp nước biển
nước sinh hoạt
Gia Bảy - Chã 91 Sử dụng tốt Xanh nước biển
cho mục đích cấp
nước sinh hoạt
Chã - Đa Phúc 72 Sử dụng cho Vàng
mục đích tưới tiêu
và các mục đích
tương đương khác
Đa Phúc - Cầu Vát 68 Sử dụng cho mục đích Vàng
tưới tiêu và các mục
đích tương đương khác
Thần Sa 70 Sử dụng cho mục đích Vàng
tưới tiêu và các mục
đích tương đương khác
Mỏ Bạch 15 Nước ô nhiễm nặng, Đỏ
cần các biện pháp xử
lý trong tương lai

Giang Tiên 90 Sử dụng cho mục đích Xanh lá cây


cấp nước sinh hoạt
nhưng cần các biện
pháp xử lý phù hợp

Lưu Nhân Trú 17 Nước ô nhiễm nặng, Đỏ


cần các biện pháp xử
lý trong tương lai

SVTH: Ngô Văn Hùng


54
Đồ án chuyên ngành

SVTH: Ngô Văn Hùng


55
Đồ án chuyên ngành

KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực hiện, đề tài “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA LƯU VỰC SÔNG CẦU” có thể đưa ra
được một số kết luận như sau:
Lưu vực sông Cầu là lưu vực quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình,
tập trung đông dân cư. Các tỉnh thuộc Lưu vực sông Cầu có tốc độ tăng dân số, tốc độ
phát triển kinh tế tăng nhanh trong những năm gần đây đã làm gia tăng áp lực tác động
lên chất lượng nước mặt lưu vực. Còn nguồn thải công nghiệp và làng nghề tuy tổng
lưulượng nước thải thấp hơn nhưng hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao
và độc hại, là tác nhân không nhỏ gây ô nhiễm môi trường nước Lưu vực sông Cầu.
Chất lượng nước lưu vực sông cầu đoạn thượng lưu và trung lưu khá sạch đáp ứng
được cho nước sinh hoạt.Tuy nhiên chất lượng nước mặt Lưu vực sông Cầu đã có dấu
hiệu ô nhiễm,nhất là khu vực hạ lưu. Nước sông bắt đầu ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm Nitơ
và Coliform. Trong nước còn chứa hàm lượng TSS cao, thậm chí tại một số vị trí quan
trắc còn vượt QCVN 08:2008 cột B1.Còn trên sông Nghinh Tường (Trạm Thần Sa)
chỉ số WQI= 70 chỉ phù hợp cho Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích
tương đương khác.Tại Sông Đu (Trạm Giang Tiên) chỉ số WQI=90 Sử dụng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.Tại Trạm Lưu Nhân
Trú chỉ số WQI = 17 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai.Tại
Sông Công ( Trạm Đa Phúc) chỉ phù hợp cho Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các
mục đích tương đương khác.
Căn cứ vào hiện trạng và diễn biến chất lượng nước Lưu vực sông Cầu trên,
một số giải pháp chung và cụ thể được đề xuất nhằm trợ giúp cho các nhà quản lý môi
trường, các nhà quản lý LVS cùng với các địa phương nằm trong Lưu vực sông Cầu
cùng chung tay hành động nhằm giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường lưu vực nói
chung và môi trường nước nói riêng.
Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cầu để mô
phỏng một cách toàn diện về lưu vực sông, đưa ra cái nhìn trực quan và toàn diện nhất
về chất lượng nước lưu vực sông Cầu phục vụ cho việc quản lý.

SVTH: Ngô Văn Hùng


56
Đồ án chuyên ngành

WQI là một thông số tổ hợp đươc tính toán từ nhiều thông số riêng biệt theo một
phương pháp xác định nhằ cung cấp thông tin cho việc dám sát diễn biến tổng quát về
chất lượng nước, so sánh được chất lượng nước giữa các sông, thông tin cho cộng
đồng và các nhà hoạch định chính sách hiểu về chất lượng nước, có thể bản đồ hóa
chất lượng nước...
Tuy nhiên mật độ điểm quan trắc chưa dày điều này dẫn đến việc đánh giá chất lượng
nước của từng đoạn sông mang tính chất tương đối chưa được rõ nét về mứ độ ảnh
hưởng của những nguồn thải từ hoạt động sản xuất, công nghiệp, sinh hoạt thải ra lưu
vực sông.
Nên bố trí thêm số lượng ddiemr quan trắc ở phần trung lưu và hạ lưu để có thể đánh
giá chất lượng nước một cách rõ nét nhất từ đó có những biệ pháp khắc phục ô nhiễm.

SVTH: Ngô Văn Hùng


57
Đồ án chuyên ngành

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Niên Giám Thống Kê năm 2010, NXB Thống kê,Hà Nội- Tổng Cục Thống

2.Niên Giám Thống Kê năm 2013 ,NXB Thống kê,Hà Nội - Tổng Cục Thống

3.Luận Văn Thạc Sĩ - Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông Cầu đoạn
chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên-Trường đại học khoa học tự nhiên-Người hướng
dẫn: PGS- TSKH Nguyễn Xuân Hải .Bảo vệ năm 2012

4. Luận Văn Thạc Sĩ - Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông cầu
giai đoạn 2006-2011

5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI)-


Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường- Tổng Cục Môi Trường.

6. SỔ TAY HƯỚNG DẪNTÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC-


(Ban hành kèm theo Quyết định số 879 /QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)

7.Tôn Thất Lãng và ctv (2009), Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS kết hợp với mô
hình toán và chỉ số chất lượng nước để phục vụ công tác quản lý và kiểm soát chất
lượng nước hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, đề tài NCKH tại Sở KH và CN TP
HCM.

8.Tôn Thất Lãng và ctv (2008), Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước để đánh
giá và phân vùng chất lượng nước sông Hậu, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
9. http://lvscau.cem.gov.vn/

SVTH: Ngô Văn Hùng


58
Đồ án chuyên ngành

SVTH: Ngô Văn Hùng


59

You might also like