WORD-TLDK

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG DU LỊCH


BÀI TẬP NHÓM


TÂM LÝ DU KHÁCH

THÀNH VIÊN NHÓM : VI LONG AN


: LÊ CÔNG PHÚC PHÚC
:NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
: NGUYỄN CÔNG HÙNG
: HỒ NGỌC NHƯ Ý
:VÕ THỊ MỸ PHƯƠNG
: PHẠM VĂN THÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN HOÀNG ĐÔNG

Huế, tháng 6/2024


LỜI MỞ ĐẦU
Pháp, một quốc gia nổi tiếng với nền văn hóa phong phú và lịch sử lâu đời, luôn là
điểm đến mơ ước của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Không chỉ nổi bật với những công
trình kiến trúc kỳ vĩ như tháp Eiffel, Nhà thờ Đức Bà Paris hay Cung điện Versailles, Pháp
còn hấp dẫn bởi những vùng quê yên bình, các bãi biển thơ mộng và ẩm thực tinh tế. Đối
với du khách, Pháp không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn là hành trình khám phá bản
thân qua những trải nghiệm mới mẻ và sâu sắc.
Để hiểu rõ tâm lý du khách khi đến Pháp, chúng ta cần xem xét những yếu tố gì đã
tạo nên sự lôi cuốn đặc biệt của quốc gia này. Từ tính cách, khẩu vị, thói quen ăn uống sinh
hoạt, thói quen trong giao tiếp của người pháp. Sự phong phú trong văn hóa và lịch sử cùng
với lòng hiếu khách của người dân Pháp đã tạo nên một môi trường du lịch đầy hấp dẫn và
đáng nhớ.
Nắm bắt được tâm lý và mong muốn của du khách, các nhà làm du lịch tại Pháp luôn
nỗ lực mang đến những dịch vụ và sản phẩm du lịch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khám
phá, thưởng thức và trải nghiệm của du khách. Chính vì vậy, hành trình đến Pháp không chỉ
là chuyến đi thưởng ngoạn cảnh đẹp mà còn là cơ hội để mỗi du khách tự mình viết nên
những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời.
I, TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI PHÁP
Người Pháp Tinh Tế Và Sang Trọng
Nước Pháp đất nước của thời trang, và sự lịch lãm. Đúng là người Pháp rất chú trọng đến
ngoại hình. Họ ăn mặc rất thời thượng và tinh tế, nhất là ở những thành phố lớn, công sở
lớn. Thường thì mỗi khi ra đường họ đều chú tâm đến bề ngoài của chính mình. Nhất là khi
tham dự các buổi dạ hội, họ sẽ trưng diện những bộ đồ bảnh nhất sang trọng nhất.
Người Pháp Lịch Thiệp, Hào Hoa Và Khéo Léo Trong Lĩnh Vực Tiếp Xúc
Người Pháp tinh tế và thanh lịch qua từng câu nói hay cử chỉ ứng xử. Tuy nhiên, trong quan
hệ với người Pháp còn ẩn giấu những khía cạnh khuôn mẫu, có những khuôn mẫu rõ ràng
trong cách chào, cách nói chuyện, cách viết thư đặc biệt là cách cư xử với phụ nữ.
Ở Pháp, sự thông minh và tính logic được đánh giá cao.
Người Pháp thích tranh luận và thể hiện ý kiến, coi trọng lý luận và tư duy phản biện. Nếu
họ không thấy tính logic trong một vấn đề thì ngay lập tức họ sẽ bác bỏ. Họ có khuynh
hướng coi trọng lý thuyết hơn là thực tiễn.
Tôn trọng văn hóa và nghệ thuật, thích thưởng thức cuộc sống:
Người pháp có niềm đam mê với văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực và thời trang. Họ tự hào về di
sản văn hóa phong phú và luôn nỗ lực bảo tồn và phát triển nó. Người Pháp có xu hướng
sống chậm rãi và tận hưởng cuộc sống, đặc biệt qua ẩm thực, rượu vang và các kỳ nghỉ. Họ
coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.
Giàu tính hài hước thường châm biếm trước những gì thái quá.
Với người Pháp ngón tay trỏ chỉ vào thái dương thường ám chỉ sự ngu ngốc, đây cũng là
một cử chỉ châm biếm của họ. Họ hay có những ý kiến nhận xét và đánh giá về con người
và những sự vật hiện tượng mình gặp.
Đề cao chủ nghĩa cá nhân, tôn trọng quyền tự do của người khác cà cũng đòi hỏi
người khác cũng tôn trọng quyền cá nhân của mình.
Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình, đây cũng là nét văn hóa đặc trưng của
người Pháp. Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như
làm cơm, rửa bát, giặt đồ…Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về
muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được báo trước. Ai cũng có quyền có
không gian riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái không được phép vào.
Người Pháp chú trọng tới cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
Chính vì vậy mà những kỳ nghỉ ở nước này thường được kéo dài từ 5 đến 8 tuần. Cũng vì
để có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn, đa số người Pháp nghỉ hưu rất sớm khi bước
sang độ tuổi.
Tinh thần cộng đồng và đoàn kết.
Mặc dù coi trọng tự do cá nhân, người Pháp cũng có tinh thần đoàn kết cao, đặc biệt trong
các hoạt động xã hội và chính trị. Họ thường tham gia tích cực các phong trào cộng đồng và
các cuộc biểu tình để bảo vệ quyền lợi của mình. Có thể nói biểu tình là "đặc sản" của nước
Pháp.
*Những điều tối kỵ của người Pháp:
- Người Pháp kỵ hoa cúc và không thích hoa cẩm chướng:
Điều kiêng kỵ về hoa cúc này khá giống với Việt Nam. Ở Pháp thì hoa cẩm chướng và hoa
cúc là hoa dành cho tang lễ. Người dân ở Pháp cũng cho rằng, loài hoa này mang đến nhiều
không tốt đẹp vì cho rằng nó tượng trưng cho sự tang thương.
- Không vừa đi vừa ăn:
Nguyên tắc ăn uống được Pháp rất coi trọng. Là quốc gia với nhiều điều nguyên tắc trong ăn
uống, bạn cần phải lưu ý một điều nhỏ này. Theo Business Insider, khái niệm vừa đi vừa ăn
hoàn toàn không tồn tại ở quốc gia này. Người Pháp hoàn toàn kiêng kị điều này. Khi bạn
đến Pháp mà vô tư cầm đồ ăn vừa đi vừa ăn thì trong mắt những người bản địa đó là một
hành động rất mất lịch sự. Người Pháp thường ăn tại nhà hàng hoặc các quán cà phê.
- Tuyệt đối không đổ muối lên bàn ăn:
Không may đổ muối trên bàn ăn sẽ đem đến vận hạn rất lớn, người Pháp tin vậy. Rất nhiều
giả thuyết được đưa ra để giảng giải cho điều mê tín này, trong đó hợp lý nhất là lời giải
thích đến từ bức tranh Bữa Tối cuối cùng của họa sĩ Leonardo da Vinci, khi học trò Judas -
người cầm túi tiền trong tranh đã để muối đổ lên bàn ăn khi nghe Chúa Giê su nói về kẻ
phản bội. Hắn chính là kẻ phản bội Chúa, kẻ từ đó, hình ảnh lọ muối đỏ gắn liền với sự xui
rủi, phản bội và dối trá.
-Tránh đến nhà người khác tay không:
Thông thường, du khách nên mang theo quà nếu được mời tham dự bữa tối hay buổi tiệc tại
nhà của người khác. Những món quà này đơn giản chỉ là bánh quy để uống cafe, bánh ngọt.
-Không thích đề cập đến chuyện riêng tư, chuyện gia đình, chuyện làm ăn trong khi nói
chuyện. Đây là một điều chung của các nước phương Tây.
- Tương tự như người Anh, người Pháp không thích con số 13.
-Nếu tặng nước hoa và đồ trang sức đắt tiền cho phụ nữ Pháp, bạn có thể kị hiểu lầm là
“quá thân thiết” hay đang có "mưu do mờ ám".

II, KHẨU VỊ VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG


Khẩu vị và cách ăn uống của người Pháp rất đa dạng, phong phú bậc nhất Châu Âu,
vì người Pháp biết chọn lọc tiếp thu các món ăn của nhiều nước khác thành món ăn của
mình. Khẩu vị của họ lúc bấy giờ khá đậm, bữa ăn chủ yếu gồm các loại thịt bò, thịt heo
muối iberico, gia cầm và cá với cách chế biến khá đơn giản như muốn hun khói. Mặt khác,
do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nước Pháp có nhiều nguồn thực phẩm phong phú, có
những sản vật mang tính đặc trưng như nấm đen, nho… Đối với người Pháp ăn uống là một
nghệ thuật, bữa ăn có thể kéo dài từ 3-4 giờ.
Kỹ thuật chế biến món ăn của người Pháp có nhiều cấp độ khác nhau: Kỹ thuật nấu
các món ăn ngon, phức tạp, cầu kỳ thường dùng trong các bữa tiệc. Cấp độ thứ hai là nấu
những món ăn cao cấp thường được phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn
các kỹ thuật chế biến các món ăn hàng ngày, đơn giản, các món ăn nhanh. Nhìn chung khẩu
vị ăn uống của người Pháp có một số đặc điểm:
 Thích ăn các món nướng, tái, rán, các món nấu phải nhừ, thường ăn súp vào buổi tối.
Tráng miệng thường dùng món ngọt hoặc hoa quả tổng hợp.
 Thích ăn các loại thịt, hải sản, thích ăn pate có tỏi, các loại dăm bông, xúc xích, phô
mai… trong chế biến thường cho rượu làm gia vị
 Nước Pháp có nhiều loại rượu nổi tiếng đặc biệt là rượu vang, rượu champagne, rượu
brandy, rượu liqueur. Người Pháp uống nhiều và sành điệu về uống. Khi rượu trong ly
đã vơi, người Pháp thường rót thêm rượu cho khách. Khi họ uống cạn ly có nghĩa là họ
đã uống đủ rồi
 Người Pháp rất thích Cà phê (85% người trưởng thành uống cafe hằng ngày).
 Người Pháp không có thói quen chia sẻ bàn ăn với người lạ, thông lệ bàn ăn trong
các nhà hàng là bàn vuông hoặc bàn tròn kê cách nhau.
 Thông lệ để bày tỏ sự hài lòng với người phục vụ và người chế biến món ăn, người
Pháp thường ăn hết món ăn trong dĩa. Còn đối với nhân viên phục vụ du lịch người Pháp
thường bày tỏ sự hài lòng bằng cách thưởng tiền hoa hồng
 Người Pháp không có thói quen hút thuốc lá trong bữa ăn
 Không vừa đi vừa ăn: Khi bạn đến Pháp mà vừa đi vừa ăn là hành động bất lịch sự,
người Pháp thường ăn tại các nhà hàng hoặc quán cafe
 Số lượng 3 bữa 1 ngày là chuẩn mực đối với người Pháp
 Người Pháp ăn tối muộn và không ăn quá nhiều vào bữa tối
 Về cách ăn:
 Người Pháp chỉ bắt đầu bữa ăn sau khi bàn ăn đã sẵn sàng cho tất cả mọi người. Khi
ăn họ luôn ngồi thẳng lưng khi đưa thức ăn vào miệng. Cách nhai thức ăn của người
Pháp cũng rất thanh lịch và tinh tế. Và điều quan trọng nhất là khi nhai thì mím miệng và
tuyệt đối không nhai và mở miệng cùng 1 lúc như thế sẽ rất mất lịch sự. Điều cấm kỵ
của Pháp là sau khi ăn xong, ko xỉa răng và ợ trước mặt người khác.
 Trong bữa ăn thân mật, khi nhập tiệc chủ nhà ngồi trước rồi mời nữ giới, bắt đầu từ
những người lớn tuổi hay là người có chức vụ rồi mới đến nam giới. Phụ nữ có gia đình
được ưu tiên hơn phụ nữ độc thân (trừ người này lớn tuổi), con dâu được ưu tiên hơn con
gái ruột. Những đứa trẻ được phục vụ sau cùng
 Cầm dao luôn luôn bằng tay phải, nĩa cầm tay trái. Không bao giờ lấy dao ghim thịt
đưa trực tiếp lên miệng. Cầm ly hoặc cầm đĩa họ cũng tránh ngón tay út vểnh lên trời

III, THÓI QUEN CỦA NGƯỜI PHÁP KHI ĐI DU LỊCH


Người Pháp có một số thói quen đặc trưng khi đi du lịch, bao gồm:
- Ưu tiên chất lượng: Người Pháp thường ưa chuộng các trải nghiệm du lịch chất lượng cao,
như các khách sạn sang trọng, nhà hàng nổi tiếng và dịch vụ tốt.
- Yêu thích văn hóa và ẩm thực: Họ thường chọn các điểm đến nổi tiếng về văn hóa và ẩm
thực, như các thành phố có lịch sử lâu đời hoặc những nơi có món ăn độc đáo.
- Đi du lịch trong nước: Pháp có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, vì vậy nhiều người Pháp chọn
đi du lịch trong nước. Các điểm đến phổ biến bao gồm Paris, Provence, Côte d’Azur, và các
vùng rượu vang như Bordeaux.
- Thời gian du lịch: Người Pháp thường đi du lịch trong thời gian nghỉ hè (tháng 7 và tháng
8) và kỳ nghỉ đông (tháng 12 và tháng 1). Tháng 5 cũng là thời điểm phổ biến với các kỳ
nghỉ ngắn ngàn.
- Chuyến đi dài ngày: Họ thường có xu hướng thực hiện các chuyến đi dài ngày hơn là các
kỳ nghỉ ngắn. Điều này giúp họ có thời gian khám phá và trải nghiệm sâu hơn về điểm đến.
- Sự linh hoạt và tự do: Người Pháp thích sự linh hoạt trong hành trình của mình, thường tự
lên kế hoạch và khám phá điểm đến theo cách riêng.
- Sử dụng phương tiện công cộng: Trong khi đi du lịch, người Pháp thường sử dụng các
phương tiện công cộng như tàu hỏa, xe buýt và tàu điện ngầm để di chuyển.
- Tôn trọng môi trường: Có xu hướng lựa chọn các hình thức du lịch bền vững và thân thiện
với môi trường, như du lịch xanh và sinh thái.
- Những thói quen này phản ánh phong cách sống và văn hóa của người Pháp, luôn tìm
kiếm sự cân bằng giữa chất lượng, sự thoải mái và khám phá.
- Thích tham gia các hoạt động ngoài trời: Người Pháp yêu thích các hoạt động ngoài trời
như đi bộ đường dài, trượt tuyết, leo núi và thể thao nước. Những hoạt động này giúp họ kết
nối với thiên nhiên và rèn luyện sức khỏe.
- Du lịch gia đình: Nhiều người Pháp đi du lịch cùng gia đình, bao gồm cả trẻ em và người
cao tuổi. Họ thường chọn các điểm đến phù hợp cho mọi lứa tuổi, có các hoạt động và tiện
nghi dành cho trẻ em và người lớn tuổi.
- Sử dụng Airbnb và các dịch vụ tương tự: Thay vì chỉ ở khách sạn, người Pháp ngày càng
thích thuê căn hộ hoặc nhà nghỉ qua các dịch vụ như Airbnb để có trải nghiệm như người
bản địa.
- Thử nghiệm và học hỏi ngôn ngữ: Khi đi du lịch, người Pháp thường cố gắng học và sử
dụng một vài từ ngữ địa phương. Họ coi đây là cách tôn trọng văn hóa của nước chủ nhà và
cũng là một phần của trải nghiệm du lịch.
- Du lịch bằng ô tô: Nhiều người Pháp thích tự lái xe để khám phá các vùng miền khác
nhau, đặc biệt là ở các quốc gia châu Âu gần kề. Điều này mang lại cho họ sự linh hoạt và
khả năng khám phá những địa điểm ít được biết đến hơn.
- Chú trọng vào thời gian nghỉ ngơi và thư giãn: Người Pháp thường dành thời gian để nghỉ
ngơi, thư giãn, và tận hưởng kỳ nghỉ của mình một cách chậm rãi, không vội vàng. Họ thích
những buổi chiều nhàn nhã, thưởng thức cà phê và ngắm cảnh.
- Du lịch theo nhóm nhỏ: Họ thường đi du lịch theo nhóm nhỏ, với bạn bè hoặc gia đình, để
có thể dễ dàng tổ chức các hoạt động và tận hưởng thời gian cùng nhau.
- Những thói quen này giúp người Pháp tận hưởng kỳ nghỉ một cách trọn vẹn, cân bằng giữa
khám phá và thư giãn.

IV, THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP


Trong cuộc sống đời thường, văn hóa giao tiếp của người Pháp luôn được đánh giá là lịch
sự, trang trọng, “chau chuốt” về cả văn hóa ăn mặc, trang trí và đi đứng, giao tiếp, từ trong
sân vườn, cổng ngõ cho tới ngoài đường. Văn hóa làm việc của người Pháp đặc trưng được
thể hiện ở sự tôn trọng lẫn nhau, cũng như tôn trọng tự do cá nhân của người khác. Họ cũng
luôn tôn trọng giờ giấc và những cuộc hẹn hay những buổi làm việc, hội họp. Điều này được
xem như một trong những “nguyên tắc sống” của người Pháp.
Thứ nhất, nghệ thuật chào hỏi của người Pháp
Chào hỏi là một nghệ thuật ứng xử giúp cho đối phương an tâm, không cảm thấy shock khi
bắt đầu một cuộc hội thoại. Để chào đối phương, bạn có 3 lựa chọn: hôn má, bắt tay hoặc
chỉ nói “Bonjour” (bonjour có nghĩa là xin chào). Nếu là lần đầu tiên gặp mặt, thì bạn có thể
không cần phải chào hôn má. Đặc biệt nếu bạn là nữ, thì người nam sẽ ưu tiên cho bạn chọn
cách chào.
Và hôm của người người pháp hoàn toàn khách với hôm má của Viêt Nam, người Việt mình
hôn má thường theo kiểu hít bằng mũi. Người pháp hôn má kiểu hai má của đối phương
chạm vào nhau, nghĩa là môi không chạm vào da mặt người khác mà áp má vào má, tạo ra
một cái vỗ nhẹ. Đại đa số người Pháp bắt đầu nụ hôn chào bằng má bên phải. Tuy nhiên,
cũng có một số vùng ở nước Pháp như Basse-Normandie có xu hướng bắt đầu hôn từ má
phải sang bên má trái
Thứ hai, phép lịch sự của người Pháp
Người Pháp rất giữ phép lịch sự. Họ hay xin lỗi cho một hành động vô ý của mình làm ảnh
hưởng đến người khác.
VD: Khi vào một nhà hàng người Pháp sẽ không tự động đến bàn ngồi mà họ sẽ đợi nhân
viên phục vụ đến chỉ định bàn hoặc khu vực nào cho bạn nên ngồi. Mặc dù còn nhiều bàn
trống, nhưng có thể đã có người đặt, chỉ là họ chưa đến mà thôi, vì vậy người pháp thường
không nên tự ý ngồi vào bàn.
Thứ ba, cách diễn tả bộc trực thẳng thắng của người Pháp.
Đối với người Châu Á, chẳng hạn người Việt Nam thường hay kiềm nén cảm xúc, ít bộc lộ
ra bên ngoài, hay diễn tả vấn đề gián tiếp, có khi là đi một vòng trái đất rùi mới vô vấn đề
chính.
Nhưng đối với người Pháp thì ngược lại, họ rất thẳng thắng nêu ra quan điểm của mình. Họ
thường trả lời rất dứt khoát: đúng hay sai, đồng ý hay không đồng ý. Chứ không gật gù nửa
vời. Họ cũng không ngại bộc lộ cảm xúc bất đồng, giận, hoặc không đồng ý. Tuy nhiên,
việc nào ra việc đó, họ không dể bị tác động, làm thay đổi quyết định cho những quan điểm
hay vấn đề khác.
Thứ tư, cuộc tranh luận của người Pháp
Ở Pháp, tranh luận được được xem là nét đặc trưng trong nền văn hoá Pháp. Nó diễn ra
trong cuộc thảo luận của bạn bè, trong lớp học, trong gia đình, trong cuộc đối đầu tranh cử
trong chính trị… Nói chung là họ sẵn sàng tranh luận nêu ra quan điểm của mình, mục đích
cũng là thăm dò, khám phá, nhằm hiểu được ý kiến chung, từ đó giải quyết các chủ đề
nghiêm túc. Trong các cuộc họp, đặc biệt là trong bối cảnh chuyên môn, họ nghiêng về
tranh luận và phân tích hơn là quyết định; trên hết, những người trong cuộc hop phải thuyết
phục, giải thích và biện minh, nó sẽ không nhất thiết dẫn đến một quyết định ngay lập tức.
Những điều nên chuẩn bị và nên làm khi giao tiếp với người Pháp

 Người Pháp rất thích thảo luận về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, cuộc sống xã hội. Nếu
bạn chuẩn bị một chút ít kiến thức tìm hiểu về một vài nội dung này, đối tác của bạn
sẽ rất thích thú trong cuộc thảo luận, tranh luận.

 Họ rất thích được khen ngợi, bạn có thể cho lời khen ngợi dựa trên văn hoá và đất
nước, con người Pháp;
 Trong giao tiếp với đối tác, người Pháp luôn chú ý đến vấn đề ăn mặc, họ rất chao
chuốt, thậm chí là mặc đồ hàng hiệu để thể hiện sự đẳng cấp và tôn trọng đối phương

 Để thể hiện phép lịch sự của mình, bạn có thể bắt đầu gọi họ là “Monsieur/
Madame”, điều này thể hiện sự tôn trọng, kính nể.
 Khi bắt tay với họ, cần nhanh và nhẹ nhàng
 Trong tiệc ăn với khách hàng, đối tác, nên giữ tay của bạn trên bàn

Những điều không nên làm khi giao tiếp với người Pháp

 Không nên nói quá nhiều về cuộc sống cá nhân của bạn, hãy tách biệt cuộc sống
nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân của bạn
 Không nên bỏ tay vào túi trong khi giao tiếp
 Không búng ngón tay, vì coi là không phép lịch sự, thậm chí là xúc phạm
 Không nên nói chuyện quá to khi thảo luận, họ không thích ồn ào và luôn giữ phép
lịch sự không làm ảnh hưởng đến người khác.
KẾT LUẬN

Việc hiểu biết và áp dụng kiến thức về tâm lý du khách, bao gồm tính cách, khẩu vị, thói
quen ăn uống và giao tiếp, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một trải nghiệm du lịch
đáng nhớ tại Pháp. Tính cách của du khách có thể ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến, hoạt
động và trải nghiệm họ mong muốn. Có những du khách thích khám phá những địa điểm
lịch sử và văn hóa, trong khi những người khác lại thích thư giãn tại các bãi biển hoặc
thưởng thức ẩm thực địa phương.
Khẩu vị của du khách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm ẩm thực
độc đáo. Pháp nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và đa dạng, từ các món pháp truyền
thống đến các món ăn hiện đại và sáng tạo. Việc cung cấp các lựa chọn ăn uống phong phú
và đáp ứng nhu cầu ẩm thực của từng du khách là một phần quan trọng trong việc thu hút và
giữ chân du khách tại Pháp.
Thói quen ăn uống và giao tiếp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi
trường du lịch thân thiện và hấp dẫn. Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên
nghiệp và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu và phản hồi của du khách là yếu tố quan trọng
để tạo ra một trải nghiệm du lịch tốt nhất. Giao tiếp hiệu quả và thân thiện giữa du khách và
nhân viên du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường du lịch tích
cực và đáng nhớ.
Việc hiểu biết và áp dụng kiến thức về tâm lý du khách là một yếu tố quan trọng trong việc
tạo ra trải nghiệm du lịch tốt nhất tại Pháp. Bằng cách tập trung vào tính cách, khẩu vị, thói
quen ăn uống và giao tiếp của du khách, ngành du lịch có thể tạo ra những trải nghiệm độc
đáo và tạo ra cơ hội kinh doanh bền vững cho nền du lịch Pháp.

You might also like