Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Câu 1: Thành tựu kiến trúc của nền văn minh Hi - La

Đi dọc theo quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, ta có thể bắt gặp rất
nhiều nền văn minh đặc sắc ở khắp mọi nơi trên thế giới, và trong số đó phải kể đến
là nền văn minh Hi Lạp và La Mã - hai nền văn minh rực rỡ nhất trong lịch sử thời
kì cổ đại. Nền văn minh này mặc dù phát triển sau nhưng đã để lại cho nhân loại
những thành tựu vô giá, là nền tảng cho những nghiên cứu khoa học sau này. Trong
những thành tựu tiêu biểu ấy, đặc biệt phải kể đến là các thành tựu về kiến trúc.
Nổi bật trong kiến trúc của Hi – La là cách sử dụng chất liệu đá tạo nên các
thành tựu kiến trúc vô cùng rực rỡ, cùng với đó là kiến trúc sử dụng các thức cột.
Trong các thành bang Hy Lạp, Aten là nơi có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu
như đền, miếu, rạp hát, sân vận động,..., trong đó nổi bật nhất là đền Parthenon
được xây dựng hoàn toàn bằng đá trắng vào thời Pericles (thế kỉ VI CN). Đền
Parthenon được biết đến là công trình đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Hi Lạp,
được xây dựng bởi các kiến trúc sư là Iktinos và Kallikrates kết hợp với nhà điêu
khắc Phidias. Nổi bật trong kiến trúc của ngôi đền này là cách sử dụng thức cột
Doric làm toát lên vẻ đẹp mạnh mẽ nam tính. Công trình này được xây dựng ở trên
đỉnh đồi Accropolis nhằm tôn vinh và cảm tạ nữ thần Anthena trong các cuộc chiến
tranh ở vùng vịnh Ba Tư.
Bên cạnh Hy Lạp, người La Mã cũng có rất nhiều sáng tạo với các thành tựu
kiến trúc rực rỡ. Các công trình kiến trúc của La Mã bao gồm tường thành, đền
miếu, cung điện, rạp hát, khải hoàn môn, cầu đường, ống dẫn nước,... hầu hết được
xây dựng bằng đá cẩm thạch. Trong các công trình kiến trúc ở La Mã, nổi tiếng hơn
cả là đền Pantheon, rạp hát và các khải hoàn môn. Đền Pantheon được xây dựng với
kết cấu hình tròn, mái vòm hết sức hùng vĩ dưới triều vua Hadrianus để thờ các vị
thần La Mã, bởi vậy nó còn được biết đến là “Ngôi đền của các vị thần”. Mái vòm
của ngôi đền này là một kiến trúc vô cùng độc đáo không những bởi sự to lớn mà
còn được xây dựng bằng những tính toán vô cùng chính xác. Kết hợp với đó là cách
sử dụng thức cột Ionic với đặc trưng ở đầu cột có hai vòng xoắn cuốn ốc và các họa
tiết khắc chìm. Kiến trúc thức cột Ionic này đã làm cho ngôi đền Pantheon có một
vẻ đẹp vô cùng duyên dáng và mềm mại. Kết cấu hình tròn và mái vòm này cũng
chính là đặc trưng của kiến trúc La Mã, nhà hát và các khải hoàn môn đều được
thiết kế và xây dựng theo phong cách này.
Như vậy, với những thành tựu vô cùng độc đáo về kiến trúc, cả hai nền văn
minh Hy Lạp và La Mã đều đã để lại những công trình vô giá cho nhân loại. Đặc
biệt với cách sử dụng các phiến đá và kiến trúc thức cột, mái vòm đã làm các công
trình tỏa sáng với ảnh hưởng xuyên không gian và thời gian.

Câu 2: Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo ở Việt Nam

Nhân loại có niềm tin và các tín ngưỡng tôn giáo vô cùng đa dạng, có những tôn
giáo chỉ hạn chế trong một không gian địa lí nhất định nhưng có những tôn giáo
được truyền bá vô cùng rộng rãi với các tín đồ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tiêu
biểu trong đó là Phật giáo – tôn giáo được hình thành ở Ấn Độ thời cổ - trung đại
với tư tưởng từ bi, bình đẳng và giải thoát. Phật giáo đã phát triển rực rỡ với tầm
ảnh hưởng xuyên không gian và thời gian đến với toàn nhân loại.
Vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN, một số dòng tư tưởng chống đạo
Bàlamôn xuất hiện, trong đó nổi bật là đạo Phật do Xitđácta Gôtama (Siddharta
Gautama) sáng lập, ông là hoàng tử của nước Capilavaxtu. Trong một lần du ngoạn
ông đã thấm nhuần những nỗi khổ đau của con người và từ đó quyết định xuất gia
đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt nỗi khổ. Đến năm 35 tuổi, Xitđácta đã tìm
được nguồn gốc của mọi khổ đau và tìm được con đường cứu vớt, sau khi thành
Phật được đệ tử tôn xưng là Xakia Muni (Thích Ca Mâu Ni).
Phật giáo được hình thành chủ yếu trên nền tảng tư tưởng là đạo Jana,
Bàlamôn và tư tưởng duy vật. Các giáo lí Phật giáo đều tập trung trong kinh Tam
Tạng. Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết
duyên khởi. Do quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương "vô
tạo giả" tức là không có vị thần linh tối cao tạo ra vũ trụ. Đây là một nội dung cơ
bản mà đạo Phật nêu ra để chống lại đạo Bàlamôn và cũng là một sự khác biệt quan
trọng giữa đạo Phật với nhiều tôn giáo khác. Bên cạnh thuyết "vô tạo giả", đạo Phật
còn nêu ra các thuyết "vô ngã", "vô thường". Trong đó, vô ngã là không có những
thực thể vật chất tồn tại một cách cố định, vô thường là mọi sự vật đầu ở trong quá
trình sinh ra, biến đổi, tiêu diệt chứ không bao giờ được ổn định. Như vậy, về thế
giới quan, tuy đạo Phật ban đầu chủ trương vô thần (vô tạo giả) nhưng chung quy
vẫn là duy tâm chủ quan.
Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp, vì đạo Phật
cho rằng nguồn gốc xuất thân của mỗi người không phải là điều kiện để được cứu
vớt, chỉ cần tu hành theo học thuyết của Phật thì đều trở thành những thành viên
bình đẳng của một Tăng đoàn. Tóm lại, đạo Phật ban đầu là một học thuyết khuyên
người ta phải từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm điều thiện để được cứu vớt chứ
không thừa nhận thượng đế và các vị thần bảo hộ, do đó không cần nghi thức cúng
bái và cũng không có tầng lớp thầy cúng.
Bên cạnh đó, nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo là chân lí về nỗi đau
khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ được thể hiện trong thuyết "tứ thánh đế" hoặc
còn gọi "tứ diệu đế", "tứ chân đế", "tứ đế", nghĩa là 4 chân lí thánh. Đó là các chân
lí: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế: Khổ đế là chân lí về các nỗi khổ. Theo Phật, con
người ngoài khổ đau vô tận không còn gì khác, bao gồm tám nỗi khổ (bát khổ):
sinh, lão, bệnh, tử, gần kẻ mình không ưa, xa người mình yêu, cầu mà không được
và giữ lấy 5 uẩn (thủ ngũ uẩn). Tập đế là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ,
mà nguyên nhân chủ yếu là luân hồi, nguyên nhân của luân hồi là nghiệp, sở dĩ có
nghiệp là do lòng ham muốn như ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang... Khi ham
muốn không dứt thì nghiệp không dứt và sẽ luân hồi mãi mãi. Diệt đế là chân lí về
sự chấm dứt các nỗi khổ. Nguyên nhân của khổ đau là luân hồi, vì vậy muốn chấm
dứt khổ thì phải chấm dứt luân hồi, do đó phải chấm dứt nghiệp. Và lòng ham muốn
chính là nguyên nhân tạo nên món nợ truyền kiếp này, do đó tóm lại muốn chấm
dứt luân hồi thì phải từ bỏ hết mọi ham muốn. Cuối cùng, Đạo đế là chân lí về con
đường diệt khổ. Con đường đó gọi là "bát chính đạo" (8 con đường đúng đắn), gồm:
chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tịnh tiến,
chính niệm, chính định. Kết hợp với đó, tín đồ Phật giáo phải kiêng 5 thứ (ngũ
giới): không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống
rượu. Tóm lại, 4 chân lí này đã kết hợp với nhau tạo nên một quan điểm xã hội đầy
đủ và sâu sắc của Phật giáo. Đặc biệt, trong tư tưởng của Phật giáo, mọi tầng lớp
trong xã hội đều trở nên bình đẳng với nhau, theo đó, để được cứu vớt và thoát khỏi
nỗi khổ đau thì chỉ cần tuân theo các giáo lí của Phật, sự phân chia giai cấp đã bị
xóa bỏ.
Sau khi Phật tịch, đạo Phật được truyền bá nhanh chóng ở miền Bắc Ấn Độ.
Trong đó, Magađa – quốc gia lớn nhất ở Ấn Độ chính là nơi diễn ra 3 cuộc đại hội
của đạo Phật (từ thế kỉ V – III TCN) nhằm soạn thảo giáo lí, quy chế và chấn chỉnh
về tổ chức. Sau đó đạo Phật trước tiên được truyền sang Xri Lanca, sau đó truyền
đến các nước khác như Myanma, Thái Lan, Inđônêxia... Đến đại hội lần 4 ở Cusan,
các giáo lý của đạo Phật cải cách đã được thông qua, đồng thời xuất hiện phái phật
giáo mới gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phật giáo cũ là phái Tiểu thừa. Theo
phái Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ), chỉ có người xuất gia tu hành mới được cứu vớt và chỉ
có Phật Thích Ca là Phật duy nhất, người thường không thể thành Phật. Phái Đại
thừa (cỗ xe lớn) cho rằng mọi người sống theo giáo lý Đạo Phật đều có thể giác ngộ
và tới cõi niết bàn và bên cạnh Phật Thích Ca còn có nhiều Phật khác như Phật A Di
Đà, Phật Di Lặc… Sau Đại hội lần 4 ở Cusan các nhà sư càng được khuyến khích ra
nước ngoài truyền Đạo, do đó đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ sang các
nước Trung Á, Trung Quốc. Những thế kỷ tiếp sau đó Phật giáo suy dần ở Ấn Độ
song lại phát triển mạnh ở các nước và nó đã trở thành quốc giáo của một số nước:
Xrilanca, Thái Lan, Campuchia, Lào...
Phật giáo lần đầu tiên được truyền bá ở Việt Nam là vào thế kỉ II tại Bắc
Ninh, với những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa
trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Bên cạnh việc tiếp
thu thành tựu Phật giáo, ta còn sáng tạo ra những trường phái khác, nổi bật trong đó
là phái Trúc Lâm (từ thời nhà Trần) và phái Thảo Đường. Giai đoạn hoàng kim,
phát triển mạnh mẽ nhất của Phật giáo là thời Lý, Trần, sau đó suy yếu dần ở thời
nhà Hồ, Lê và lại quay trở lại vào thởi nhà Nguyễn. Phật giáo đã được phục hưng từ
sau khi độc lập và vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam ta đến tận
ngày nay.
Trong tư tưởng Phật giáo, các chuẩn mực đạo đức của Phật giáo có những
ảnh hưởng rất tích cực đến quần chúng, nó đã điều chỉnh hành vi và nhân cách con
người. Nó hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm phương tiện và
mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người. Như hiện nay trong làm ăn kinh tế,
một số người vì sự lôi cuốn của đồng tiền muốn làm ít hường nhiều, muốn làm giàu
nhanh chóng, đã bất chấp thủ đoạn, coi thường pháp luật chà đạp nghiêm trọng tới
đạo đức, lối sống truyền thống.
Với tư tưởng từ bi, cứu khổ cứu nạn cùng với các giá trị đạo đức, Phật giáo
đã có ảnh hưởng không ít tới môi trường sống của người dân, bởi vì đạo Phật là
tiếng nói của một con người gửi tới những con người khác, để cùng nhau chia sẻ và
giúp nhau vượt qua mọi khổ đau trong cuộc đời. Vì thế, đạo Phật mang tính xã hội
và đạo đức rất cao. Bên cạnh đó, với quan niệm hạnh phúc của người này có được
không phải bằng cách giẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, Phật giáo hướng mỗi
cá nhân phải đem an vui đến cho mọi người. Cùng với đó phải duy trì lối sống tiết
kiệm, tiêu dùng của cải hợp lý, không ham vật chất và chỉ có như vậy thì con người
mới có cuộc sống an vui, không vướng bận. Qua đây Phật giáo đã phần nào tác
động tốt tới nhân cách, lối sống các tín đồ.
Bên cạnh đó, những giáo lý của Phật giáo khá đồng thuận với tư tưởng xã
hội chủ nghĩa nên Phật giáo nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng và nhà nước,
giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được thành lập năm 1981. Như vậy, với tư tưởng từ
bi cứu khổ của mình, Phật giáo đã và đang ngày càng phát triển rực rỡ ở Việt Nam.

You might also like