Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 92

1

LUẬT SO SÁNH

TỔNG QUAN VỀ LUẬT SO SÁNH

1. Tên gọi môn học


- Hiện nay tại Việt Nam những tên gọi nào thường được sử dụng cho môn học?

Hiện nay có ba tên gọi thường được sử dụng trong môn học:

So sánh luật: phương pháp hoạt động tìm ra điểm giống và khác nhau giữa hai quy
phạm pháp luật.

Luật so sánh: có khả năng gây hiểu nhầm rằng có tồn tại trên thực tế một ngành luật
là ngành luật so sánh.

Luật học so sánh: Thuật ngữ chính xác nhất về mặt nội hàm, dùng để nói về khoa
học luật so sánh, về việc nghiên cứu so sánh các HTPL khác nhau trên thế giới.

- Nêu nội hàm của các tên gọi trên, tên gọi nào chính xác nhất về mặt nội hàm?
- Tên gọi nào được sử dụng phổ biến nhất? Nguyên nhân dẫn đến tính phổ biến
của nó?

Tên gọi Luật so sánh được sử dụng phổ biến nhất bởi vì do việc sử dụng thực tế và
lâu dài của thuật ngữ này. Thực tế này trên thực tế được sử dụng sớm hơn thuật ngữ
luật học so sánh hằng trăm năm. Tuy về mặt ý nghĩa có thể gây ra hiểu lầm về sự tồn
tại của ngành LSS nhưng theo thời gian thì khi nhắc đến thuật ngữ này những người
có kiến thức páp lý đều cho rằng đây là phương pháp khoa học chứ không phải một
ngành luật.

Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến tại các quốc gia tiên phong và đứng đầu trong
lĩnh vực này như: Mỹ, Anh, Đức,…

Việt Nam du nhập ngành học Luật so sánh từ Thụy Điển. [Trước đây Thụy Điển có
dự án hỗ trợ các quốc gia đang và chậm phát triển trong quá trình hội nhập. Để phát
triển HTPL, hầu như ko có quốc gia nào trên thế giới có thể tự mình xây dựng HTPL
của mình mà ko học hỏi từ các quốc gia khác. Đại học Luật Hà Nội & Đại học Luật
TPHCM nhận được tài trợ từ Thụy Điển. Điều kiện là phải đưa môn Luật so sánh
đưa vào môn giảng dạy].

Kết luận: tuy các tên gọi có nội dung khác nhau những có thể thay thế nhau để gọi
tên một ngành khoa học mà không làm thay đổi nội dung, bản chất và giá trị của nó.

- Tên gọi nào chính xác nhất? Tại sao?


2

Xét về mặt nội hàm thì tên gọi LHSS là chính xác nhất.

NHẬN ĐỊNH

1) Luật so sánh là tên gọi phổ biến nhất vì có nội hàm chính xác nhất?
 Sai
 Luật học so sánh không phải là thuật ngữ có nội hàm chính xác nhất, mà thuật
ngữ có nội hàm chính xác nhất là thuật ngữ “luật học so sánh”. Nêu nội hàm
của thuật ngữ luật học so sánh.

2) Luật học so sánh là tên gọi chính xác nhất?


 Xem câu 1
3) Những tên gọi nào dưới đây có thể làm thay đổi bản chất của LSS? Tại sao?
a. So sánh luật
b. Luật so sánh
c. Luật học so sánh
 Không tên gọi nào có thể làm thay đổi bản chất của LSS. Tên gọi chỉ là định
danh, ko làm thay đổi bản chất của sự vật, hiện tượng
2. Bản chất
o Nêu những quan điểm khác nhau chủ yếu nhất về bản chất LSS?
o Nêu những lập luận bảo vệ quan điểm cho rằng LSS là một khoa học độc
lập? Lập luận nào quan trọng nhất?
o Nêu quan điểm nhận định của anh chị cho rằng LSS chỉ là một phương
pháp nghiên cứu khoa học?
3. Đối tượng nghiên cứu

Sự đa dạng trong quan điểm về đối tượng nghiên cứu:

Tồn tại rất nhiều các quan điểm khác nhau về đối tượng nghiên cứu cuả LSS, nhưng các
quan điểm này không phủ nhận nhau, mà chúng chỉ khác nhau về 2 khía cạnh:

- Phạm vi đối tượng nghiên cứu.


- Các thức họ đưa ra đối tượng nghiên cứu trong quan điểm của chính mình.
➔ Chỉ khác nhau về 2 khía cạnh: đối tượng nghiên cứu họ đưa ra là rộng hay hẹp,
sử dụng phương pháp khái quát hóa hay liệt kê. Ví dụ:….
➔ Không có quan điểm nào về đối tượng nghiên cứu của luật so sánh là chính xác
nhất.

Quan điểm của giáo sư Michael Bogdan về đối tượng nghiên cứu của LSS:

- Nhóm 1: Tìm ra được các điểm giống và khác giữa các HTPL được so sánh.
- Nhóm 2: Lý giải được nguyên nhân của sự tương đồng, khác biệt (mối liên hệ
giữa các HTPL được so sánh). Đánh giá được các giả thiết pháp lý được sử dụng
3

trong các xã hội khác nhau. Dự liệu khả năng cấy ghép quy định pháp luật của xã
hội này vào xã hội khác.

Ví dụ: Hiện nay, vấn đề đặt ra là hành lang pháp lý cho Bitcoin. Các chính phủ
hiện nay đang rất lúng túng.

Ví dụ: Vấn đề hôn nhân đồng giới.

Ví dụ: Quyền dành cho robot.

Dự án luật nào cũng phải có tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài. Phải
lý giải nguyên nhân, đánh giá giải pháp nào là tối ưu hơn.

- Nhóm 3: giải quyết những vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh trong
tiến hành quá trình so sánh pháp luật, bao gồm phương pháp luận nghiên cứu
pháp luật nước ngoài

Ưu điểm: Quan điểm của M. B đưa ra phạm vi đối tượng nghiên cứu cụ thể hơn rất
nhiều so với các quan điểm khác → quan điểm này đã trở thành quan điểm được sử dụng
phổ biến nhất tại Việt Nam. (Vì ông đã đưa ra được phạm vi đối tượng nghiên cứu cụ
thể hơn nhiều so với các quan điểm khác và nhận được sự đồng thuận của những nhà
nghiên cứu).

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh

- Phạm vi nghiên cứu của LSS vô cùng rộng:

Nghiên cứu định lượng, trong một công trình so sánh, bao giờ cũng tiến hành nghiên
cứu trên các vấn đề pháp lý của từ 02 HTPL khác nhau trở lên. Đặc biệt, quan điểm của
các quốc gia về HTPL là không giống nhau. Còn các công trình nghiên cứu khác thì chủ
yếu là về một HTPL (Luật HS, Luật DS, …).

Ví dụ: quan điểm của HTPL thành văn (Châu Âu lục địa, Việt Nam..: thông tư, nghị
định…) là khác với quan điểm của HTPL bất thành văn (Pháp luật Anh..: án lệ, lẽ công
bằng…) hoặc quan điểm của HTPL của các nước hồi giáo (không thể bỏ qua được quy
phạm trong kinh thánh…).

Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu so sánh pháp luật mà còn phải nghiên cứu đánh
giá về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội thì mới có thể (Nhóm 2) giải thích
được nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt dự liệu được khả năng cấy
ghép pháp luật, phân nhóm các HTPL và giải thích các vấn đề mang tính phương pháp
luận sinh trong khi tiến hành nghiên cứu các công trình về luật so sánh trong đó có
phương pháp luật để nghiên cứu pháp luật nước ngoài.
4

- Mang tính biến đổi không ngừng: đối tượng nghiên cứu của luật so sánh biến
đổi không ngừng tùy thuộc vào sự thay đổi phát triển của kinh tế, văn hóa, chính
trị, xã hội. Sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở mỗi giai đoạn
khác nhau sẽ đặt ra những nhu cầu tìm kiếm nghiên cứu các vấn đề khác nhau.
[Pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, tồn tại, vận động sẽ phụ thuộc
vào kiến trúc hạ tầng…Kiến trúc hạ tầng luôn biến đổi không ngừng → kiến trúc
thượng tầng biến đổi…]
- Luôn mang tính hướng ngoại: Trong một công trình nghiên cứu luật so sánh
bao giờ cũng phải có sự xuất hiện của pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên khoa học
luật so sánh và khoa học nghiên cứu pháp luật nước ngoài là 2 khoa học độc lập.

Khoa học luật so sánh là khoa học nghiên cứu pháp luật nước ngoài là
nhận định sai. Khoa học luật so sánh và khoa học nghiên cứu pháp luật
nước ngoài là 2 ngành khoa học độc lập. Nghiên cứu pháp luật nước ngoài
nhằm bổ trợ là tiền đề để phục vụ cho việc nghiên cứu luật so sánh. [Ví
dụ: Để so sánh chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS
Việt Nam với chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS
Pháp, ngoài việc nghiên cứu trực tiếp các quy định pháp luật Pháp, còn có
thể nghiên cứu tài liệu gián tiếp (công trình nghiên cứu của người khác).
Đồng thời, tri thức của luật so sánh làm cho hiểu biết về pháp luật nước
ngoài tốt hơn.]

- Luôn được nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn: nếu chỉ dừng lại ở
góc độ lý luận thì kết quả của công trình nghiên cứu đó sẽ không đạt được tính
đúng đắn không thể phản ánh được đúng bản chất của đối tượng nghiên cứu. Do
đó sẽ không có khả năng thực thi trên thực tế.
o Nghiên cứu dưới góc độ lý luận tức là tiến hành nghiên cứu, so sánh, đánh
giá về nội dung điều chỉnh của quy định pháp luật của HTPL
o Nghiên cứu dưới góc độ thực tiễn là tiến hành nghiên cứu xem quốc gia
đó vận dụng quy định pháp luật đó trên thực tiễn như thế nào, có kết hợp
với các biện pháp khác không, mang lại kết quả gì với xã hội đó.
o Cần phải kết hợp nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn, để đánh giá
xem quy định của quốc gia đó có phù hợp với kết cấu hạ tầng của quốc
gia đó hay không. Từ đó mới đánh giá được khả năng áp dụng các giải
pháp vào điều kiện hạ tầng trong nước. Có những giải pháp mặc dù về mặt
lý luận thì kém hơn, nhưng lại khả thi hơn về điều kiện thực tiễn trong
nước

Trong các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh đặc điểm nào có tác
động lớn nhất đến hoạt động tiếp thu pháp luật của quốc gia?

Chọn 1 trong 4 đặc điểm (trừ đặc điểm thứ hai vì nó mang tính biến đổi không ngừng).
5

Ví dụ: đặc điểm thứ 3 đối tượng nghiên cứu của luật so sánh luôn mang tính hướng
ngoại cho một công trình nghiên cứu luật so sánh bao giờ cũng phải có sự xuất hiện của
pháp luật nước ngoài.

Khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài người nghiên cứu phải vượt qua 3 rào cản lớn
nhất:

- Đòi hỏi người nghiên cứu phải có hiểu biết rộng có chuyên môn và được đào tạo
về mặt khoa học pháp lý.
- Đòi hỏi người nghiên cứu phải vượt qua rào cản về mặt ngôn ngữ.
- Đòi hỏi người nghiên cứu phải có nguồn nhân lực chất lượng cao đầu tư kinh phí
lớn và thời gian tiến hành lâu dài.

Trong bốn đặc điểm, đặc điểm nào để đảm bảo được thì nó nó gây ra khó khăn lớn
nhất cho tiến hành?

Đặc điểm thứ tư: đối tượng nghiên cứu của luật so sánh được tiến hành nghiên cứu giữa
cả góc độ lý luận và thực tiễn, nghĩa là khi tiến hành hoạt động tiếp thu pháp luật nước
ngoài, ngoài việc nghiên cứu các giải pháp pháp lý mà HTPL nước ngoài sử dụng thì cơ
quan lập pháp toàn phải xem các giải pháp đó được sử dụng như thế nào? Có tác hại hay
hậu quả gì đối với quốc gia nước ngoài? Từ đó cơ quan lập pháp xem xét các điều kiện
hoàn cảnh của quốc gia mình có phù hợp hay không và kết quả mang lại có là kết quả
mà mình mong muốn hay không? Sau đó đưa ra quyết định lựa chọn áp dụng hay không
để hoàn thiện HTPL quốc gia.

Phương pháp nghiên cứu

- Nêu các nhóm phương pháp nghiên cứu của luật so sánh và liệt kê một số
phương pháp trong nhóm phương pháp nghiên cứu riêng?
- Nêu các cách hiểu giá trị cách tiến hành ưu điểm và hạn chế của phương pháp
so sánh lịch sử phương pháp so sánh chức năng phương pháp so sánh quy phạm
phương pháp nào là tối ưu nhất?
- Phải sử dụng bao nhiêu phương pháp cho một công trình nghiên cứu pháp luật?

*Phương pháp nghiên cứu của luật so sánh được chia thành hai nhóm phương pháp:

- Các phương pháp thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu chung → đây là phương
pháp sử dụng chung cho các ngành khoa học khác như là phương pháp: phân tích,
tổng hợp, diễn dải, đồng quy, quy nạp, xác suất, mô tả, thống kê…
6

- Các phương pháp thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu riêng bao gồm chủ yếu
các phương pháp so sánh pháp luật như: phương pháp so sánh lịch sử, phương
pháp so sánh chức năng, phương pháp so sánh quy phạm…

? Phương pháp nghiên cứu của luật so sánh bao gồm phương pháp so sánh lịch sử,
phương pháp so sánh chức năng và phương pháp so sánh quy phạm?

Nhận định trên là sai. Phương pháp nghiên cứu của luật so sánh không chỉ bao gồm 3
phương pháp trên. Đó chỉ là ba phương pháp nổi bật nhất trong nhóm các phương pháp
nghiên cứu riêng của luật so sánh.

? Những phương pháp nghiên cứu riêng (đặc thù) là những phương pháp chỉ được
sử dụng trong khoa học nghiên cứu luật so sánh?

Nhận định sai. Những phương pháp nghiên cứu riêng (đặc thù) không phải là những
phương pháp chỉ được sử dụng cho khoa học nghiên cứu luật so sánh, đơn giản như
phương pháp so sánh lịch sử tức là phương pháp so sánh các giai đoạn lịch sử khác nhau
của HTPL nó không phải là phương pháp chỉ có trong luật so sánh vì một số các ngành
khoa học pháp lý khác nhau như: lịch sử nhà nước và pháp luật hay lịch sử pháp luật thế
giới cũng có thể so sánh các giai đoạn lịch sử khác nhau của HTPL điển hình trên thế
giới để phân tích đặc điểm hay các vấn đề khác để sử dụng trong những ngành này. Do
đó, dù được gọi là phương pháp riêng đặc thù của luật so sánh nhưng chúng thực chất
không phải là những phương pháp đặc thù của so sánh. Đây không phải là những phương
pháp chỉ được sử dụng trong khoa học luật so sánh các cách gọi tên này có thể gây ra
nhiều sự nhầm lẫn.

a. Phương pháp so sánh lịch sử

- Cách hiểu: so sánh các giai đoạn lịch sử khác nhau của các HTPL được so sánh.

- Giá trị:

+ Giải thích nguyên nhân điểm tương đồng và khác biệt (mối liên hệ) giữa các
HTPL được so sánh.
+ Dự đoán xu hướng phát triển của các HTPL trong tương lai.

- Cách thức tiến hành:

+ Muốn lý giải nguyên nhân của những tương đồng & khác biệt…, thì người tiến
hành sẽ nghiên cứu, so sánh, đánh giá các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa,
tôn giáo… của các HTPL trong quá khứ.
+ Muốn dự đoán xu hướng phát triển của các HTPL thì người tiến hành sẽ nghiên
cứu các điều kiện trên ở thời điểm hiện tại.
7

- Vận dụng

Về tổng quan, khi so sánh HTPL Việt Nam và HTPL pháp đã nhận thấy rằng ngành
luật dân sự được thể hiện trong bộ luật dân sự có rất nhiều điểm tương đồng với bộ
luật dân sự Pháp. Tuy nhiên, có thể thấy Việt Nam và Pháp ở hai châu lục khác nhau
trình độ phát triển kinh tế khác nhau, dân cư khác nhau, văn hóa, tôn giáo cũng
hoàn toàn khác nhau. Vậy tại sao bộ luật dân sự của hai quốc gia lại có nhiều điểm
tương đồng như vậy. Hãy dùng phương pháp lịch sử để lý giải nguyên nhân của
những điểm tương đồng này.

Để lý giải cho đặc điểm này, người ta đi vào tìm hiểu mối liên hệ giữa Việt Nam &
Pháp:

• Việt Nam đã từng là thuộc địa Pháp, Bộ luật dân sự Pháp đã du nhập vào miền
Bắc Việt Nam trong thời gian ngắn. Sau đó Pháp đã định hướng để xây dựng bộ
luật dân sự cho Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ . Các bộ luật dân sự sau cũng đều
được xây dựng trên cơ sở tiếp thu các quan điểm của bộ luật dân sự Pháp.

• Trong thời kì đô hộ, Pháp chú ý mở rộng đào tạo. Pháp mở rất nhiều trường đào
tạo từ tiểu học đến tú tài ở Việt Nam và đưa học sinh sang Pháp du học trong số
ngành được người Pháp chú trọng và đào tạo có ngành luật với mục đích để người
Việt Nam hiểu được các chính sách và pháp luật của người khác nhờ đó Pháp có
thể cai trị Việt Nam một cách tốt hơn.

• Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, xóa bỏ chế độ phong kiến, thực dân Pháp,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huy động được nhiều trí thức yêu nước (được đào tạo
từ Pháp về) vào công cuộc xây dựng đất nước. Đất nước thống nhất 1975, Việt
Nam giống các nước XHCN, rập khuôn mô hình pháp luật của Liên Xô. Sau thời
kỳ tiến lên XHCN, dấu ấn của Pháp còn lại không nhiều. Nhà nước không thừa
nhận sở hữu tư nhân. Khi khối XHCN rơi vào khủng hoảng → Việt Nam đổi mới
→ đa dạng hóa sở hữu → chấp nhận sở hữu tư nhân, nền kinh tế thị trường. Tại
thời điểm 1995, khi xây dựng Bộ luật dân sự đầu tiên, lúc đó đội ngũ học ở Pháp
vẫn còn, đã lựa chọn BLDS Pháp để học hỏi (Do thời điểm đó Liên Xô đã sụp đổ,
ngành luật dân sự của Liên Xô không phát triển).

Cho biết xu hướng phát triển của Việt Nam bây giờ và trong thời gian tới đã và
đang chịu ảnh hưởng của quốc gia nào? Chứng minh vì sao, nêu nguyên nhaanh
và dẫn chứng.
8

Hiện tại, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng pháp luật của Nhật. Cách thức tiếp thụ luật
dân sự, án lệ cũng thông qua Nhật…Mối liên hệ giữa Việt Nam & Nhật từ chính trị,
văn hóa, giáo dục,… là lớn

Ví dụ: ODA Nhật, doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam đầu tư nhiều vào Việt Nam,
công nghệ Nhật áp dụng ở Việt Nam: chống ngập, metro, đường xá, hầm…,

Vợ chồng Nhật Hoàng chính thức thăm Việt Nam, thắt chặt mối liên hệ về chính trị
với Việt Nam, thị trường Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt Nam…

Lưu ý: Phương pháp này thường được sử dụng cho các công trình so sánh, tiến hành so
sánh các HTPL một cách tổng quan hoặc đi vào lý giải các vấn đề thuộc về bản chất của
các HTPL.

b. Phương pháp so sánh quy phạm & c. Phương pháp so sánh chức năng

Phương pháp so sánh quy phạm Phương pháp so sánh chức năng
(phương pháp so sánh văn bản)

Cách Là phương pháp so sánh quy phạm, Là phương pháp so sánh tổng thể
hiểu chế định, văn bản pháp luật trong các giải pháp được sử dụng trong
HTPL này với quy phạm, chế định, các xã hội khác nhau để cùng giải
văn bản pháp luật tương ứng trong quyết một quan hệ xã hội.
HTPL khác

(Các giải pháp có thể là giải pháp


pháp lý, giải pháp tôn giáo, giải
pháp đạo đức…)

Ví dụ: về cách đặt vấn đề theo


Ví dụ: về cách đặt vấn đề theo phương pháp so sánh chức năng:
phương pháp so sánh quy phạm: So So sánh quan hệ (vấn đề) hôn
sánh chế định bồi thường thiệt hại nhân đồng giới trong ở Mỹ &
ngoài hợp đồng trong BLDS Việt Canada.
Nam & BLDS Pháp.

Điều kiện Để áp dụng được phương pháp so Trong mọi trường hợp đều có thể
sử dụng sánh này, thì điều kiện tiên quyết là sử dụng phương pháp này.
phải có được các quy phạm, chế định,
văn bản pháp luật tương ứng trong
các HTPL khác.
9

Ví dụ: để so sánh chế định bồi thường


thiệt hại ngoài hợp đồng của BLDS
Việt Nam & BLDS Pháp theo
phương pháp này, thì điều kiện tiên
quyết là ở cả BLDS Việt Nam &
BLDS Pháp đều phải có chế định bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Ví dụ: không thể áp dụng phương


pháp này để so sánh Luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam với Pháp, do bởi
trong pháp luật Pháp không có Luật
hôn nhân & gia đình riêng, mà quan
hệ hôn nhân & gia đình được quy
định trong BLDS.

Quy trình Đi từ pháp luật (phải tìm được các cặp Đặt quan hệ xã hội, vấn đề xã hội
tiến hành quy phạm, chế định, văn bản trước lên trước, sau đó xem quan hệ,
đã) đến quan hệ xã hội được điều vấn đề xã hội đó có được pháp luật
chỉnh. điều chỉnh không → đến pháp luật
(như vậy là ngược với phương
pháp so sánh quy phạm)

Ví dụ: So sánh BLDS Pháp & BLDS


Việt Nam:

+ Đầu tiên là tìm đến BLDS Pháp &


BLDS Việt Nam

+ Sau đó xem BLDS Việt Nam điều


chỉnh những quan hệ nào, điều chỉnh
như thế nào; BLDS Pháp điều chỉnh
quan hệ nào, điều chỉnh như thế
nào…. → so sánh, đánh giá..
10

Ưu & Dễ tiến hành, nên không đòi hỏi Trong mọi trường hợp đều có thể
nhược người tiến hành phải có hiểu biết rộng sử dụng phương pháp này.
điểm & chuyên môn cao về pháp lý

Hạn chế: không phải lúc nào cũng sử


dụng phương pháp so sánh quy phạm Nhược điểm: rất khó để đảm bảo
để tiến hành được, vì nhiều trường được giá trị khoa học hay tối ưu
hợp ko thể tìm được các cặp văn bản, hóa trong việc sử dụng phương
quy phạm, chế định tương ứng, do sự pháp này vì các rào cản sau đây:
khác nhau về hệ tư tưởng pháp luật
khác nhau, đặc biệt là khi các quốc + Đòi hỏi người tiến hành phải có
gia thuộc các dòng họ pháp luật khác hiểu biết rộng & chuyên môn về
nhau. mặt pháp lý

+ Vượt qua được rào cản về ngôn


ngữ

(đánh giá tổng thể các loại giải


pháp bên cạnh giải pháp pháp lý,
điều đó có nghĩa là phải mở rộng
vốn từ ngữ ngôn ngữ nước ngoài.
Giải pháp: Có thể sử dụng ngôn
ngữ trung gian, thuê đội ngũ dịch
thuật)

+ Đòi hỏi nguồn nhân lực chất


lượng cao, kinh phí đầu tư lớn,
thời gian tiến hành lâu dài

Lưu ý Phương pháp này thường được sử Phương pháp này thường được sử
dụng trong các công trình so sánh ở dụng trong các công trình so sánh
cấp độ vi mô (phạm vi nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô (phạm vi nghiên
hẹp) hoặc các công trình so sánh cứu rộng, tổng quan) hoặc hướng
không hướng tới những mục đích đến các mục đích quan trọng
quan trọng (Ví dụ: ko thuộc trường
hợp: nhằm mục đích hoàn thiện
HTPL quốc gia, các công trình
nghiên cứu khoa học cấp nhà nước,
cấp bộ, luận án nghiên cứu sinh…)
11

Kết luận: Mỗi phương pháp đều có giá trị, ưu điểm, hạn chế riêng, nên không phương
pháp nào quan trọng nhất. Việc sử dụng phương pháp nào & bao nhiêu phương pháp sẽ
do chính người tiến hành quyết định dựa trên 2 nhóm yếu tố sau:

- Nhóm 1: Các yếu tố thuộc công trình so sánh, Ví dụ: đối tượng nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu…
- Nhóm 2: Các yếu tố thuộc về bản thân người tiến hành so sánh. Ví dụ: trình độ,
khả năng, mục đích, truyền thống pháp luật được đào tạo…

→ Nếu muốn tốt nhất thì hãy kết hợp các phương pháp

2. BẢN CHẤT CỦA LUẬT SO SÁNH

Nêu những quan điểm khác nhau về bản chất của luật so sánh?

Nêu những lập luận bảo quan điểm rằng luật so sánh là một khoa học độc lập lập
luận nào quan trọng nhất? Tại sao?

Quan điểm của anh/chị cho rằng “Luật so sánh chỉ là một pp nghiên cứu KH”?

Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của luật so sánh trong
đó nổi bật có hai quan điểm như sau:

- Thứ nhất, luật so sánh là một phương pháp nghiên cứu.


- Thứ hai, luật so sánh là một khoa học độc lập với những lập luận sau:
• Lập luận một: nhiều ngành khoa học xã hội khác chỉ sử dụng phương pháp so
sánh một cách rộng rãi thì đã cho ra đời một một ngành so sánh mới như : triết
học so sánh chính trị so sánh, … Do đó khi phương pháp so sánh được sử dụng
phổ biến trong khoa học pháp lý thì tất yếu luật học so sánh ra đời.
• Lập luận 2: luật so sánh bao giờ cũng so sánh các vấn đề pháp lý từ hai HTPL
khác nhau trở lên. Trong khi phương pháp so sánh chỉ cần có hai vấn đề pháp lý
khác nhau trở lên là có thể tiến hành so sánh được.
• Lập luận 3: luật so sánh không dừng lại ở việc tìm ra những điểm tương đồng và
điểm khác biệt giữa các HTPL được so sánh mà quan trọng hơn luật so sánh còn
phải lý giải được nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt, dự liệu
khả năng cấy ghép, phân nhóm các HTPL và giải thích các vấn đề mang tính
phương pháp luận nảy sinh khi tiến hành nghiên cứu các công trình của luật so
sánh, trong đó có cả phương pháp luận để nghiên cứu pháp luật nước ngoài . →
đây là lập luận quan trọng nhất giúp phân biệt phương pháp so sánh với luật so
sánh.
12

Định nghĩa luật so sánh: Hiện nay còn rất nhiều định nghĩa khác nhau về luật so sánh.
Tuy nhiên điểm yếu nhất của tất cả các định nghĩa là mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các
đối tượng nghiên cứu của luật so sánh mà không làm rõ được bản chất cũng như phương
pháp nghiên cứu đặc thù là so sánh.

Tại Việt Nam quan điểm luật so sánh của giáo sư M. B được thừa nhận rộng rãi hơn cả.

III. VAI TRÒ CỦA LSS

1. Tạo cơ sở cho sự hiểu biết về văn hóa pháp lý nói chung

- Văn hóa pháp lý là gì?

Tồn tại rất nhiều cách định nghĩa về văn hóa pháp lý nhưng để tiếp cận dễ dàng thì
ta có thể hiểu văn hóa pháp lý là thuật ngữ nói lên mối liên hệ giữa văn hóa và pháp
luật thường bao gồm bốn yếu tố cơ bản:

• Tri thức pháp luật: người dân đó có hiểu biết và có nắm rõ Pháp luật hay
không.
• Tình cảm của người dân đối với HTPL họ Tích cực hay tiêu cực Có thiện cảm
hay ác cảm với HTPL.
• Lòng tin vào HTPL họ có tin rằng pháp luật là công cụ để đảm bảo sự công
bằng trong xã hội hay không.
• Hành vi pháp lý trên thực tiễn từ hiểu biết về pháp luật thì họ phân thủ hay
không tuân thủ pháp luật.
- Tại sao luật so sánh lại có thể tạo cơ sở nói chung cho sự hiểu biết về văn hóa
pháp luật nói chung của một quốc gia nào đó?

Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh rộng: không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
các vấn đề pháp lý nội dung điều chỉnh các HTPL mà còn mở rộng nghiên cứu đánh giá
các vấn đề về kinh tế chính trị văn hóa xã hội hệ tư tưởng

Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh luôn được nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận
và thực tiễn: để nhìn nhận xem người dân quốc gia đó đánh giá như thế nào về nội dung
pháp luật mà nhà nước đó áp dụng

Hiểu biết về HTPL của người dân càng cao thì văn hóa pháp luật của người dân quốc
gia đó càng cao?

Nhận định trên là sai vì nếu họ có hiểu biết về HTPL tức là tri pháp luật nhưng họ không
tuân thủ pháp luật nghĩa là không thực hiện hành vi pháp lý trên thực tiễn thì văn hóa
pháp luật của họ cũng không cao. Ví dụ biết vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật nhưng
vẫn vượt.
13

2. Tạo cơ sở để hiểu biết tốt hơn về pháp luật quốc gia mình

Luật so sánh tạo cơ sở để giúp hiểu biết tốt hơn về pháp luật của quốc gia mình như
thế nào?

Nếu pháp luật quốc gia được đánh giá và so sánh với pháp luật nước ngoài về cùng một
vấn đề nào đó sẽ giúp hiểu biết của chúng ta về pháp luật quốc gia trở nên chính xác,
khách quan và đầy đủ hơn đồng thời nhận thức đúng đắn những ưu điểm, hạn chế của
pháp luật quốc gia mình. Từ đó đưa ra được những kiến nghị giải pháp để hoàn thiện
HTPL

Đối với những công trình so sánh chỉ tiến hành trên các HTPL nước ngoài thì có
mang lại giá trị hay không?

Có. Vì khi sống và chịu sự điều chỉnh của một HTPL quốc gia thì trong tư duy của chúng
ta dù ít nhiều nhiều cũng có sự hiểu biết về pháp luật quốc gia mình. Nên khi tiếp cận
với HTPL nước ngoài giống như với một mảng vấn đề của HTPL quốc gia mà ta đã biết
thì ta sẽ hình dung nhiều mảng vấn đề để so sánh giữa pháp luật quốc gia mình với pháp
luật nước ngoài. Vấn đề được điều chỉnh quốc gia mình điều chỉnh như thế nào có khác
gì với Pháp luật nước ngoài về vấn đề này hay không?

3. Đối với hoạt động lập pháp

Nêu các khía cạnh mà LSS có thể hỗ trợ cho hoạt động lập pháp?

(i) Thông qua các công trình nghiên cứu luật so sánh đưa ra các ý tương đương
hoặc kiến nghị về ban hành mới hay sửa đổi đối với pháp luật trong nước.
(ii) Cung cấp các giải pháp pháp lý được HTPL nước ngoài sử dụng để điều chỉnh
đối với vấn đề mà cơ quan lập pháp trong nước đang quan tâm. [Một trong
những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh là tiến hành nghiên
cứu dưới cả góc độ lý luận và góc độ thực tiễn nghĩa là ngoài việc nghiên cứu
các giải pháp pháp lý mà HTPL nước ngoài sử dụng thì cơ quan lập pháp sẽ
xem xét các giải pháp đó được sử dụng như thế nào? có tác hại hay hậu quả gì
đối với quốc gia nước ngoài đó hay không. Từ đó cơ quan lập pháp app xem xét
các điều kiện hoàn cảnh của quốc gia mình có giống với quốc gia nước ngoài
hay không và kết quả mang lại có là kết quả mình mong muốn hay không. Sau
đó đưa ra quyết định có lựa chọn áp dụng hay không để hoàn thiện HTPL quốc
gia.]
(iii) Giúp cơ quan lập pháp dự liệu hay nhìn trước được tác động của các giải pháp
pháp lý từ HTPL nước ngoài khi tiếp thu về trong nước mà không cần thiết tiến
hành những thử nghiệm mang tính rủi ro cho xã hội.
(iv) Trong trường hợp cơ quan lập pháp muốn ban hành hoặc sửa đổi pháp luật trong
nước về một vấn đề mà pháp luật trong nước chưa từng điều chỉnh thì luật so
14

sánh sẽ tiến hành nhập khẩu hệ thống các khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành
của HTPL trong nước không có để thể chế được nội dung đó trong pháp luật
trong nước.

Có mấy cách thức tiếp thu pháp luật nước ngoài & nêu các điều kiện cơ bản để tiến
hành từng cách thức trên?

Có hai cách tiếp thu pháp luật nước ngoài hay thấy ghép pháp luật nước ngoài:

- Thứ nhất, là tiếp thu có chọn lọc hay cấp gian tiếp được hiểu là tiếp thu một phần
hoặc biến đổi đi các giải pháp pháp lý từ HTPL nước ngoài khi mang về HTPL
trong nước để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế hay mục đích riêng của
nhà nước trực
- Thứ 2, là tiếp thu thu nguyên vẹn hay còn gọi là cấy ghép trực tiếp là tiếp thu
toàn bộ giải pháp pháp lý từ HTPL nước ngoài và HTPL trong nước

Lưu ý: một trong những thành quả mà LSS làm được cho đến ngày nay, là hình thành
nên học thuyết cấy ghép pháp luật nước ngoài (tiếp thu pháp luật nước ngoài): Tiếp thu
trực tiếp (tiếp thu nguyên vẹn – sao chép toàn bộ) & Tiếp thu gián tiếp (tiếp thu có chọn
lọc – chỉ tiếp thu một phần giải pháp, biến đổi giải pháp để phù hợp với điều kiện trong
nước). Vì điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… của các quốc gia là khác nhau, nên hình
thức tiếp thu phổ biến hiện nay là hình thức tiếp thu gián tiếp.

Quốc gia tiếp thu toàn bộ pháp luật nước ngoài khi cơ sở hạ tầng (điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội…) của các quốc gia là tương đồng + mục đích của nhà nước là giống
nhau + các quốc gia đó cùng nằm trong một truyền thống pháp luật. Khi một trong 3
điều kiện trên ko đảm bảo, thì quốc gia sẽ chuyển sang cấy ghép (tiếp thu) gián tiếp.

Tiếp thu nguyên nguyên vẹn các giải pháp pháp lý của HTPL nước ngoài thì quốc
gia cần phải xem xét những điều kiện nào?

Có 2 điều kiện quan trọng nhất:

- Sự tương thích về cơ sở hạ tầng giữa hai quốc gia: vì pháp luật là yếu tố thuộc
kiến trúc thượng tầng bao giờ cũng quyết định bởi các điều kiện về cơ sở hạ tầng
như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hệ tư tưởng… Nếu tương đồng thì ta mới
tiến hành cấy ghép trực tiếp được.
- Mục đích điều chỉnh phải tương đồng với nhau.
➔ khi một trong các điều kiện trên không tương thích với nhau thì quốc gia sẽ cấy
ghép gián tiếp.
15

? Tiếp thu Pháp luật nước ngoài là tiếp thu những ưu điểm của HTPL nước ngoài
đem về HTPL trong nước?

Nhận định sai. Vì ưu điểm của HTPL nước ngoài phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
thực tiễn của họ, chưa chắc đã là ưu điểm của HTPL quốc gia mình nhiều khi cái hay
của họ khi đem về HTPL trong nước thì lại thành cái dở, cái hạn chế. Khi tiếp thu Pháp
luật nước ngoài phải xem xét sự tương thích về cơ sở hạ tầng và mục đích điều chỉnh
của hai quốc gia. Không phải cứ chọn những cái hay cái tốt của họ đem về HTPL trong
nước. Chính vì thế cần tiếp thu có chọn lọc Pháp luật nước ngoài để phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh của pháp luật quốc gia.

4. Đối với hài hòa, nhất thể hóa pháp luật

Nêu cách hiểu về hài hòa hóa pháp luật và nhất thể hóa pháp luật?

Hài hòa hóa pháp luật là quá trình nhằm giảm đi sự phân biệt và tăng sự tương đồng
giữa các HTPL trong một hoặc một nhóm lĩnh vực nào đó.

Nhất thể hóa pháp luật là quá trình theo đó các quy phạm pháp luật mâu thuẫn của các
HTPL khác nhau được thay thế bởi các quy phạm pháp luật chung nhất.

So sánh hoạt động hài hòa hóa pháp luật và hoạt động nhất thể và pháp luật?

Giống: mục đích nhằm làm giảm đi sự khác biệt và tăng sự tương đồng giữa các HTPL
trong một hoặc một nhóm lĩnh vực.

Khác về kết quả:

Hài hòa hóa pháp luật chỉ dừng lại ở việc làm giảm đi những khác biệt tăng sự tương
đồng nhưng pháp luật quốc gia vẫn tồn tại những quy định riêng để điều chỉnh đối vấn
đề đó.

Nhất thể hóa pháp luật là hình thành nên các quy phạm pháp luật chung thay thế trong
quy phạm pháp luật của quốc gia trong vấn đề đó.

Quốc gia có thể tiến hành hài hòa hóa pháp luật và nhất thể hóa pháp luật bằng
những con đường nào hay cách thức nào?

- Hài hòa hóa


• Tự nghiên cứu tham khảo và tiếp thu pháp luật nước ngoài;
• Ký kết các điều ước quốc tế.
- Nhất thể hóa ký kết các điều ước quốc tế là cách thức duy nhất.

?Ký kết các điều ước quốc tế làm cho HTPL quốc gia biến tướng nhất thể hóa?
16

Nhận định sai. Tùy vào điều khoản trong điều ước quốc tế có thể điều có điều khoản
dẫn tới nhất thể hóa nhưng có điều khoản chỉ dừng lại ở hài hòa hóa mà thôi

Luật so sánh hỗ trợ gì đối với hoạt động hài hòa hóa pháp luật và nhất thể hóa pháp
luật?

- Đối với hoạt động hài hóa hóa, LSS hỗ trợ trong việc tiếp thu pháp luật nước
ngoài: chứng minh ở vai trò thứ ba là luật so sánh hỗ trợ hoạt động lập pháp
- Đối với cả hài hòa hóa và nhất thể hóa: thì luật so sánh hỗ trợ đối với hoạt động
ký kết các điều ước quốc tế giúp các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc tế
vượt qua 2 rào cản lớn nhất là rào cản về kỹ thuật pháp lý và rào cản về tâm lý.

Nội luật hóa pháp luật khác ha hoạt động trên như thế nào?

Nội luật hóa được hiểu là cụ thể hóa nội dung điều chỉnh các của các điều ước quốc tế
và pháp luật quốc gia mình.

5. Đối với giải thích pháp luật nước ngoài

6. Đối với Tư pháp quốc tế

7. Đối với Công pháp quốc tế


17

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU PHÁP
LUẬT NƯỚC NGOÀI

1) Phân biệt nguồn luật với nguồn thông tin về HTPL nước ngoài?
+ Nguồn luật là nơi chứa đựng các quy tắc pháp lý của HTPL nước ngoài
+ Nguồn thông tin là nơi chứa đựng những thông tin, có thể là nguồn luật
hoặc là những nguồn thông tin khác ko có giá trị pháp lý như nguồn luật
ví dụ như công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo…
+ Nguồn thông tin rộng hơn nguồn luật

2) Nêu các nhóm nguồn thông tin của LSS?


+ Nguyên tắc phân chia ra 2 nhóm nguồn thông tin này: dựa vào giá trị pháp

+ Nguồn thông tin chủ yếu chính là nguồn luật của HTPL nước ngoài đó.
Nguồn thông tin thứ yếu không có giá trị pháp lý.
+ Có thể loại nguồn này, ở quốc gia A được xếp vào nguồn thông tin chủ
yếu, nhưng ở quốc gia khác lại là nguồn thông tin thứ yếu.
a. Nguồn thông tin chủ yếu
Một số hình thức thể hiện của Nguồn thông tin chủ yếu: Văn bản pháp
luật, Án lệ, Tập quán pháp, lẽ phải, lẽ công bằng, kinh thánh (nếu quốc
gia sử dụng kinh thánh như nguồn luật), trong đó
o Nguồn luật thành văn: (luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành): hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
o Nguồn luật bất thành văn: những nguồn luật còn lại, tồn tại ngoài
ý chí của giai cấp thống trị, nhưng được giai cấp thống trị thừa nhận
là luật: án lệ, tập quán pháp, lẽ phải, lẽ công bằng…

Nhận định: Nguồn thông tin chủ yếu về HTPL nước ngoài chính là nguồn
luật do nhà nước nước ngoài ban hành

 Sai
 Nhà nước ban hành hay thừa nhận
b. Nguồn thông tin thứ yếu

3) Nêu ưu và hạn chế của nguồn thông tin chủ yếu, nguồn thông tin thứ yếu?
Câu hỏi: Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng nguồn thông tin chủ yếu/ thứ yếu,
người nghiên cứu phải đảm bảo được những điều gì?

a. Nguồn thông tin chủ yếu


+ Ưu điểm:
o độ tin cậy cao
18

o dựa vào nguồn này, người nghiên cứu có thể nắm được toàn bộ
nội dung điều chỉnh của nhà nước nước ngoài đối với vấn đề
mình quan tâm (còn nếu thông qua công trình nghiên cứu, thì
chỉ tiếp cận được một phần của vấn đề)
+ Nhược điểm
o Cực kỳ khó xử lý nguồn này do rào cản về ngôn ngữ và rào cản
về kỹ thuật pháp lý.
o Nếu chỉ dựa trên nguồn luật, thì khó nắm bắt được ý đồ đằng
sau của nhà nước nước ngoài khi ban hành nguồn luật đó.

b. Nguồn thông tin thứ yếu


+ Ưu điểm:
o Dễ tiếp cận, dễ hiểu
o Tiếp cận được nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề mà mình
nghiên cứu
+ Nhược điểm:
o Sản phẩm nghiên cứu của cá nhân nào đó, trong khoa học thì
người ta được đưa ra quan điểm của người ta => có sự đan xen
giữa kiến thức khách quan và đánh giá chủ quan của tác giả đối
với HTPL nước ngoài. Chất lượng công trình phụ thuộc vào
trình độ, khả năng, định kiến của tác giả => có thể không khách
quan.
o Khi sử dụng nguồn thông tin này, buộc phải tránh ảnh hưởng
bởi quan điểm chủ quan của người nghiên cứu, phải kiểm chứng
lại bằng nguồn thông tin chủ yếu & quan điểm khác.

4) Loại nguồn thông tin nào quan trọng hơn?


Nhận định: Nguồn thông tin chủ yếu quan trọng hơn nguồn thông tin thứ yếu
o Sai
o Mỗi loại nguồn thông tin đều có những giá trị, ưu điểm & hạn chế riêng,
do đó ko có nguồn nào là quan trọng hơn.

5) Nên sử dụng bao nhiêu loại nguồn thông tin trong một công trình LSS?

Dựa trên 2 nhóm tiêu chí cơ bản, để quyết định sử dụng nguồn thông tin nào

+ Nhóm tiêu chí về công trình nghiên cứu


+ Nhóm tiêu chí về bản thân người tiến hành nghiên cứu
19

CÁC HTPL CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÂN NHÓM CÁC HTPL
TRÊN THẾ GIỚI

1. Một số thuật ngữ

*) HTPL: Trong hoạt động phân nhóm của LSSS, thuật ngữ “HTPL” là tên gọi mang
tính quy ước, dùng để chỉ một nhóm các HTPL của các quốc gia hoàn toàn độc lập với
nhau, nhưng giữa chúng có chung một số đặc điểm nhất định, 06 tiêu chí:

- Nguồn gốc pháp luật;


- Một hình thức pháp luật (cấu trúc nguồn luật);
- Một vai trò làm luật của Thẩm phán (vai trò tạo lập chính sách của Thẩm
phán/nhánh Tư pháp);
- Pháp sự phân chia cấu trúc HTPL lĩnh vực luật công và lĩnh vực luật tư;
- Mối tương quan giữa luật nội dung và luật Tố tụng;
- Pháp điển hóa.

*Lưu ý: 06 tiêu chí vừa rồi là những tiêu chí mà chúng ta dựa vào đó để nghiên cứu đặc
điểm của bốn HTPL trên thế giới. Ngoài ra còn có các tiêu chí khác như: đào tạo luật,
thủ tục tố tụng,…

? Có thể hiểu HTPL của liên bang Mỹ bao gồm 51 HTPL như cách hiểu HTPL trong
luật so sánh không?

Không. Vì đó là một nhà nước Liên bang Mặc dù 51 có HTPL độc lập của mình nhưng
chúng đặt trong chính thể của Nhà nước Liên bang Mỹ và giữa chúng có mối liên hệ về
chính trị, kinh tế, xã hội,… Nên không thể hiểu theo cách hiểu HTPL trong luật so sánh
được.

*Tuy nhiên trong hoạt động phân nhóm của luật so sánh có thể nhiều học giả không sử
dụng thuật ngữ HTPL mà sử dụng thuật ngữ truyền thống pháp luật hay gia đình pháp
luật.

*) Truyền thống pháp luật vs Gia đình pháp luật

Hai thuật ngữ truyền thống pháp luật và gia đình pháp luật có ý nghĩa/nội dung giống
với thuật ngữ HTPL trong hoạt động phân nhóm của luật so sánh, tức dùng để chỉ một
nhóm các HTPL của các HTPL quốc gia hoàn toàn độc lập với nhau nhưng giữa chúng
có chung một số đặc điểm nhất định. Tuy nhiên, thuật ngữ HTPL chỉ mang tính quy ước
đơn thuần, còn hai thuật ngữ còn lại thì có ý nghĩa hay nội hàm nhất định và phụ thuộc
vào nguyên nhân dẫn đến điểm giống nhau của các nhóm HTPL để xác định cách gọi
truyền thống pháp luật hay gia đình pháp luật.
20

Truyền thống pháp luật Gia đình pháp luật

Nguyên nhân dẫn đến những điểm tương Nguyên nhân dẫn đến những điểm tương
đồng của các HTPLQG trong nhóm này đồng trong nhóm này là do bị chi phối
là do sự tương đồng về cơ sở hạ tầng của chung bởi một nguồn gốc pháp luật (một
pháp luật (kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn trong các HTPL quốc gia thành viên của
giáo, hệ tư tưởng) nhóm từng đóng vai trò chi phối – là
nguồn gốc hình thành của tất cả các thành
viên còn lại).

Thông thường là các quốc gia trong cùng


1 khu vực địa lý.
Thường: Ví dụ: khi Hoàng gia Anh xâm
chiếm thuộc địa, mang theo pháp luật của
mình đến Mỹ, quốc gia châu Phi… →
mặc dù điều kiện kinh tế, chính trị, văn
hóa, tôn giáo, hệ tư tưởng… giữa Mỹ &
các quốc gia châu Phi khác nhau, nhưng
HTPL giữa Mỹ & các quốc gia châu Phi
này có điểm tương đồng.

Có thể sử dụng thuật ngữ truyền thống hoặc gia đình pháp luật khi gọi tên các HTPL:

HTPL Thuật ngữ thay thế Nguyên nhân

Châu âu lục địa Truyền thống pháp luật Các HTPL quốc gia có sự
tương đồng về cơ sở hạ
tầng của pháp luật

Thông luật Gia đình pháp luật Các HTPL quốc gia từng là
thuộc địa của Hoàng gia
Anh và có nguồn gốc từ
Luật Anh cổ

XHCN Truyền thống pháp luật Không có nguyên nhân cụ


thể
Hồi giáo Gia đình pháp luật
21

2. Mục đích phân nhóm

- Ở góc độ sư phạm: nhờ vào toàn cảnh bản đồ pháp luật thế giới do luật so sánh phân
loại sinh viên sẽ dễ dàng biết được những đặc trưng chủ yếu của HTPL nước mà mình
nghiên cứu mà không cần phải học hết nội dung thực định của các quy phạm pháp luật.

- Về mặt nghiên cứu: người nghiên cứu sẽ dễ dàng đi vào nội dung cụ thể của HTPL
nước ngoài mà mình nghiên cứu khi đã có được những tri thức cơ bản về HTPL đó.

3. Tiêu chí phân nhóm

Tại sao trước khi nghiên cứu các đặc điểm của các HTPL trên TG thì cần phải tìm
hiểu các tiêu chí phân nhóm?

Cùng một nhóm các cá thể nếu chung ta sử dụng các tiêu chí phân loại khác nhau thì sẽ
cho ra những nhóm cá thể khác nhau. Từ đó, có thể đưa ra những đặc điểm khác nhau
trên những khía cạnh khác nhau.

1) Hãy nêu các khía cạnh còn chưa thống nhất về tiêu chí phân nhóm các HTPL
trong LSS?
2) Hãy nêu một số tiêu chí phân nhóm phổ biến?
3) Trong các tiêu chí phân nhóm, tiêu chí nào là quan trọng nhất?
4) Trong hoạt động phân nhóm các HTPL của LSS, người tiến hành phải sử
dụng bao nhiêu tiêu chí?

Có nhiều tiêu chí phân nhóm khác nhau → Trên thế giới có rất nhiều loại “bản đồ pháp
luật” khác nhau.

*) Quan điểm về tiêu chí phân nhóm

Hiện nay chưa có sự thống nhất về một số khía cạnh:

- Sử dụng 1 hay nhiều tiêu chí phân nhóm;


- Nhiều là bao nhiêu tiêu chí thì phù hợp;
- Các tiêu chí cụ thể dùng để phân nhóm.

Việc sử dụng 1 hay nhiều tiêu chí để phân nhóm. Nếu sử dụng nhiều tiêu chí thì bao
nhiêu là đủ.

*) Một số tiêu chí sau đây thường được sử dụng trong hoạt động phân nhóm

+ Nguồn gốc pháp luật


+ Hình thức pháp luật
+ Vai trò làm luật của thẩm phán
22

+ Sự phân chia cấu trúc HTPL thành lĩnh vực luật công và lĩnh vực luật tư
+ Mối tương quan giữa luật nội dung & luật tố tụng
+ Pháp điển hóa

Lưu ý: Đây là 06 tiêu chí thường được sử dụng, chứ không phải luôn được sử dụng
& đây cũng không phải là 06 tiêu chí quan trọng nhất.

*) Kết quả phân chia pháp luật thế giới

Mặc dù chưa có sự thống nhất về sự phân nhóm, nhưng quan điểm phân chia pháp luật
thế giới thành 4 hệ thống chủ yếu sau:

+ Châu Âu lục địa


+ Thông luật
+ XHCN
+ Hồi giáo

Được chấp nhận rộng rãi tại Việt Nam.

Kết luận: Mỗi tiêu chí đều có giá trị riêng đối với hoạt động phân nhóm, do đó không
tiêu chí nào là quan trọng nhất. Việc sử dụng tiêu chí nào, bao nhiêu tiêu chí, do chính
người tiến hành phân nhóm quyết định, dựa trên 2 yếu tố chủ yếu:

+ Nhóm tiêu chí về công trình nghiên cứu


+ Nhóm tiêu chí về bản thân người tiến hành nghiên cứu

Cách đặt tên gọi tương tứng của các HTPL và ý nghĩa của chúng:

Civil Law Common Law

Dân luật Thông luật

Pháp – Đức Anh – Mỹ

Thành văn Bất thành văn

Có nguồn gốc từ luật La mã Có nguồn gốc từ luật Anh cổ

Xu hướng phát triển của các HTPL trên thế giới

- Nguyên nhân làm cho các HTPL trên thế giới có xu hướng xích lại gần nhau?
- Chứng minh giữa các HTPL trên thế giới đang có xu hướng xích lại gần
nhau?
23

- Nêu các cách thức để các HTPL trên thế giới có thể xu hướng xích lại gần
nhau?

Giữa các HTPL trên thế giới đang có xu hướng xích lại gần nhau theo đó có những điểm
khác biệt ngày càng giảm đi và tăng điểm tương đồng.

Nguyên nhân HTPL có xu hướng xích lại gần nhau là do nhu cầu toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới Cho nên bản thân các quốc gia không thể đứng ngoài hài hòa hóa và
nhất thể hóa pháp luật đặc biệt trong lĩnh vực luật tư đối với các quốc gia và một số
nhóm quốc gia.

Các cách thức để các HTPL có thể xích lại gần nhau:

• Tự nghiên cứu học hỏi tiếp thu Pháp luật nước ngoài vào pháp luật trong nước;
• Tham gia ký kết các điều ước quốc tế

TỔNG KẾT ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HTPL TRÊN THẾ GIỚI

Tiêu chí HTPL Châu âu HTPL XHCN HTPL thông luật


Nguồn gốc PHÁP Luật La mã (trực Luật La mã (gián Luật Anh cổ


LUẬT tiếp) tiếp)

Cấu trúc nguồn HTPL thành văn HTPL thành văn HTPL bất thành
luật văn (HTPL án lệ)

Vai trò tạo lập Thẩm phán không Thẩm phán không Thẩm phán có khả
chính sách của TP có khả năng tạo lập có khả năng tạo lập năng tạo lập chính
chính sách chính sách sách

Sự phân chia cấu Có sự phân chia Không có sự phân Không có sự phân


trúc HTPL lĩnh chia chia
vực luật công và

Mối tương quan Luật nội dung quan Luật nội dung quan Luật nội dung quan
giữa luật nội dung trọng hơn luật TT trọng hơn luật TT trọng hơn luật TT
và luật tố tụng
Tuy nhiên, thông
luật Anh trước cải
cách Tòa án 1873 –
1875 thì luật tố
24

tụng quan trong


hơn luật nội dung

Pháp Phạm vi Rất rộng (trên toàn Rất rộng (trên toàn Hẹp (chỉ diễn ra
điển bộ HTPL) bộ HTPL) trong các lĩnh vực
hóa mà luật thành văn
điều chỉnh)

Trình Cao hơn HPTL Thấp hơn HTPL Không nên so sánh
độ XHCN Châu âu LĐ giữa HTPL bất
thành văn đặc biệt
là án lệ với HTPL
thành văn.

ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG HTPL CÓ KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT HTPL ĐÓ VỚI CÁC
HTPL CÒN LẠI

HTPL Đặc điểm phân biệt Nguyên nhân

CALĐ Sự phân chia cấu trúc HTPL duy nhất trên TG


HTPL thành lĩnh vực luật phân chia HTPL thành linh
công và luật tư vực luật công và lĩnh vực
luật tư

Thông luật Vai trò tạo lập chính sách Mặc dù án lệ đã được sử
của thẩm phán dụng trong tất cả các HTPL
những chỉ có thẩm phán
trong HTPL thông luật
mới có khả năng tạo lập
chính sách.

XHCN Chịu sự chi phối bởi chủ Chỉ có HTPL XHCN mới
nghĩa Mác – Lê nin chịu sự ảnh hưởng của chủ
nghĩa Mác Lê Nin

Đạo hồi Nguồn gốc pháp luật Chỉ duy nhất HTPL hồi
giáo có nguồn gốc từ đạo
hồi.
25

II. PHÂN NHÓM CÁC HTPL

1. Nguồn gốc pháp luật

Hầu hết ccacs HTPL bắt nguồn từ 03 nguồn gốc cơ bản: Luật La mã, Luật Anh cổ
và Đạo hồi.

Con đường tiếp thu:

+ Con đường tiếp thu bắt buộc qua con đường chiến tranh xâm lược (các quốc gia
áp đặt pháp luật của mình vào các thuộc địa – không còn được thừa nhận) của
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đế quốc Anh… → Nền pháp luật trình độ thấp
tiếp thu HTPL trình độ tiến bộ hơn nên sau khi giành độc lập vẫn chấp nhận các
quy định này.
• Một số quốc gia mang luật la mã ảnh hưởng đến thế giới: Luật Pháp, TBN,
BĐN, Hà Lan.
• Luật Anh cổ lan rộng ra thế giới thông quá quá trình xâm lược của Hoàng
gia Anh.
• Đạo Hồi bành trướng bằng 2 đường xâm lược và truyền đạo nhưng chủ
yếu là truyền đạo.
+ Con đường tiếp thu tự nguyện do yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa → phải hài
hòa hóa HTPL, tiến gần pháp luật chung thế giới.

Phân nhóm:

- Nhóm HTPL bắt nguồn từ Luật La mã


• HTPL CÂLĐ (trực tiếp) [Công trình pháp luật nào là cơ sở để pháp luật
CÂLĐ duy trì ảnh hưởng của LLM? Tập hợp các chế định Luật DS]
• HTPL XHCN (gián tiếp)
- NHóm HTPL bắt nguồn từ Luật Anh cổ: Thông luật.
- Nhóm HTPL bắt nguồn từ đạo Hồi: HTPL Hồi giáo.

Lưu ý: nhóm HTPL có nguồn gốc từ Luật La Mã

+ HTPL các quốc gia châu Âu lục địa:

Hầu hết các quốc gia ở châu Âu lục địa đều chịu sự đô hộ kéo dài của Đế quốc
La Mã. Kể từ khi La Mã tan rã và chấm dứt sự thống trị → Luật La Mã cũng biến mất
luôn. Châu Âu rơi vào đêm trường Trung Cổ. HTPL của các quốc gia ở châu Âu lục địa
là những HTPL không thống nhất, sử dụng nhiều nguồn luật khác nhau để điều chỉnh
các quan hệ xã hội: tập quán, luật của giáo hội, luật hồi giáo, sắc lệnh của nhà vua…
26

Sau đó các nhà nước Châu Âu liên kết lại với nhau để chống lại đế quốc Hồi giáo.
Nhiều tầng lớp xã hội mới (tầng lớp giai cấp tư sản, tiểu tư sản…), quan hệ xã hội mới
(quan hệ mua bán hàng hóa…) xuất hiện, đòi hỏi phải có HTPL điều chỉnh.

Thế kỷ X, ở châu Âu bắt đầu xuất hiện các trường đại học. Các giáo sư ở các
trường đại học ngoài công tác giảng dạy, còn cố gắng tìm cách phục dựng, tìm lại các
bản thất lạc của công trình pháp luật La Mã. Đa số các trường đại học Châu Âu đem
pháp luật La Mã vào giảng dạy cho các sinh viên của mình. Sau khi tốt nghiệp, các sinh
viên này trở thành những người giúp việc cho Nhà vua, những thành viên trong cơ quan
nghị viện, thẩm phán, những người đấu tranh cho phong trào dân chủ…→ có vai trò
quan trọng trong việc xây dựng HTPL. Do vậy, khi các nước châu Âu lục địa thống nhất
pháp luật, do vai trò của những người xây dựng HTPL bị ảnh hưởng bởi pháp luật La
Mã → HTPL châu Âu lục địa khi thống nhất bị ảnh hưởng bởi pháp luật La Mã →
Công lao của các giáo sư đại học trong việc đưa pháp luật La Mã vào HTPL châu Âu
lục địa.

Sự tiếp thu của các quốc gia châu Âu lục địa đối với Luật La Mã là không giống
nhau: Ví dụ: nước Ý tiếp thu Luật La Mã một cách trọn vẹn, ngược lại Pháp chỉ tiếp thu
cấu trúc, tinh thần và nguyên tắc Luật La Mã trong lĩnh vực hợp đồng, Đức cố gắng sao
chép Luật La Mã vào Bộ luật dân sự đầu tiên của Đức…

+ HTPL xã hội chủ nghĩa có nguồn gốc gián tiếp từ Luật La Mã.

Trong thời kì Liên Xô & Đông Âu tồn tại, toàn bộ quốc gia XHCN đều sao chép
pháp luật Liên Xô. Tiền thân pháp luật Liên Xô là pháp luật Nga → chịu ảnh hưởng từ
Luật La Mã.

Ngoài ra, tùy thuộc vào lịch sử của mỗi nước mà có sự ảnh hưởng gian tiếp từ
Luật La Mã. Ví dụ: như trước đây đã phân tích, pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng của
pháp luật Pháp.

2. Tiêu chí về hình thức pháp luật

Lưu ý: Khi sử dụng tiêu chí ày người phân nhóm sẽ xem xét trong 1 HTPL nhất didhj
thì luật thành văn chiếm ưu thế hơn hay án lệ chiếm ưu thế hơn.

Nguồn luật: văn bản quy phạm pháp luật, án lệ, tập quán pháp, lẽ phải, lẽ công bằng,
kinh thánh.

Xét theo cách thức ban hành

- Nhà nước ban hành: luật thành văn.


- Nhà nước thừa nhận: luật bất thành văn.
27

1) Tại sao các HTPL đã và đang có xu hướng sử dụng đồng thời cả luật thành văn
và án lệ?
- Ngày nay, các HTPL đều sử dụng đồng thời cả luật thành văn và án lệ. Do đó,
khi sử dụng tiêu chí này để phân nhóm pháp luật thế giới, người phân nhóm sẽ
xem xét trong HTPL nhất định nguồn luật nào kể trên chiếm ưu thế hơn cả trong
cấu trúc nguồn luật.
- Ở giai đọan thống nhất pháp luật cho mình, HTPL Châu Âu lục địa & XHCN chỉ
thừa nhận luật thành văn, phủ nhận các nguồn luật khác. Mặc dù không được
thừa nhận, tuy nhiên, trên thực tế, án lệ vẫn tồn tại trong các HTPL các nước này.
Hiện tại, một số nước như Việt Nam, Đức, Nhật đã thừa nhận án lệ. Trung Quốc,
Pháp thì chưa thừa nhận.
- Ngược lại, trong HTPL Anh, trước đây, vai trò của luật thành văn rất mờ nhạt.
Ngày nay, vai trò của luật thành văn ngày càng có giá trị.
- Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, các HTPL đã & đang có xu hướng sử dụng đồng
thời cả luật thành văn và án lệ do bởi luật thành văn & án lệ, đều có ưu điểm,
nhược điểm riêng & bổ khuyết cho nhau.
2) Hãy đánh giá luật thành văn và án lệ thông qua 2 tiêu chí đó là tính toàn diện
và tính linh hoạt

Luật thành văn Án lệ


Nhà lập pháp cố gắng dự liệu Kém toàn diện hơn, chỉ áp
Tính toàn mọi khả năng có thể xảy ra, đưa dụng được khi có sự tương tự
diện ra khung pháp lý để dựa vào về mặt tình tiết với án lệ.
từng trường hợp cụ thể mà cơ
quan xét xử xét xử vụ án. Ví dụ: một án lệ của Anh đã
từng tuyên phạt tù 12 tuần
đối với hành vi quan hệ nơi
công cộng + vào ban ngày +
có sự chứng kiến của trẻ em.
Để áp dụng được án lệ này
đối với những vụ án sau, phải
thỏa mãn được sự tương tự
về mặt tình tiết, thiếu đi tình
tiết quan trọng nào, thì bản
chất sự việc đã khác.

Để ra được một văn bản pháp Khi pháp luật gặp chỗ hở,
Tính linh luật, cần phải trải qua nhiều thủ hoặc ko đủ, hoặc ko rõ ràng,
hoạt tục: dự thảo, lấy ý kiến, trình thì Thẩm phán được toàn
quốc hội thông qua, chủ tịch quyền giải thích pháp luật,
nước ký ban hành… Có luật rồi đặt ra quy tắc pháp luật mới.
28

còn phải đợi Nghị định, thông


tư → Khi văn bản pháp luật
được ban hành, hoàn cảnh mới
lại xuất hiện, mà luật chưa kịp
cập nhật, nên có thể xảy ra
trường hợp ko có luật để điều
chỉnh quan hệ pháp luật.

Ví dụ: vụ việc trước đây ở Việt


Nam, một người nam chuyển
giới nữ bị hiếp dâm, tuy nhiên,
Thẩm phán lúng túng trong
việc áp dụng pháp luật do
không có quy định cụ thể, rõ
ràng trong luật

3) Dựa trên tiêu chí này, chia HTPL thế giới thành 2 nhóm:
o HTPL thành văn: HTPL châu Âu lục địa & HTPL XHCN: vì trong 2
HTPL này [luật thành văn chiếm chủ yếu].
o HTPL bất thành văn: HTPL Thông luật & HTPL Hồi giáo [luật bất thành
văn chiếm chủ yếu]
▪ HTPL án lệ: HTPL Thông luật

Khác biệt giữa án lệ trong HTPL châu Âu lục địa, HTPL XHCN với Hệ thống
pháp lệ án lệ
Án lệ trong HTPL thành văn Án lệ trong HTPL án lệ

Án lệ chỉ là nguồn luật bổ sung Trong cấu trúc nguồn luật án


Vị trí (Luật thành văn là nguồn luật lệ làn guồn luật quan trọng
chủ yếu, quan trọng nhất) hơn luật thành văn
Mặc dù đã tồn tại trong HTPL Thẩm phán được toàn quyền
Mục đích này từ rất lâu Tuy nhiên chỉ một giải luật thành văn và thậm
số ít quốc gia đã thừa nhận về chí có thể tạo ra các quy tắc
mặt pháp lý còn hầu hết thì pháp lý để giải quyết tranh
chưa việc sử dụng án lệ trong chấp khi không có luật thành
HTPL này nhằm mục đích - văn điều chỉnh hoặc điều
Thống nhất việc áp dụng pháp chỉnh không rõ ràng.
luật thành văn, hướng dẫn
đường lối xử lý đối với các vụ
29

việc, đảm bảo tính công bằng


của hoạt động xét xử.

Ví dụ: Tòa án tối cao ban hành


án lệ về cách tính lãi suất để
thống nhất việc áp dụng quy
định về lãi suất

Ví dụ: Tòa án tối cao ban hành


án lệ về trường hợp cố ý gây
thương tích, gây ra hậu quả chết
người Án lệ không cần phụ thuộc
vào luật thành văn.
Án lệ trong HTPL thành văn
phụ thuộc chặt chẽ vào luật
thành văn.
Đảm bảo tính thông nhất và công bằng trong hoạt động xét xử
Vai trò
Có quốc gia minh thị thừa nhận
Tính chất (Ví dụ: Việt Nam thừa nhận án
của việc thừa lệ bằng Nghị quyết của Tòa án
nhận nhân dân tối cao, bằng việc quy
định án lệ trong BLDS…)

Có quốc gia không thừa nhận,


hoặc có quy định cấm áp dụng
án lệ trong luật pháp
Không thừa nhận tính bắt buộc Nguyên tắc Stare decisis:
Giá trị pháp áp dụng, chỉ là nguồn luật tham tiền lệ phải được công nhận.
lý của án lệ khảo, bổ trợ cho thẩm phán Thẩm phán khi xét xử phải
trong cấu trong xét xử. áp dụng quy tắc xét xử tạo ra
trúc nguồn trong bản án trước nếu có
luật tình tiết tương tự.
Thường chỉ trao cho một Tòa Trao cho nhiều Tòa án khác
Khả năng đưa ra án lệ (Ví dụ: Việt Nam nhau, không chỉ tập trung
quyết định, trao cho Hội đồng Thẩm phán một hoặc một ít Tòa án như
tạo lập án lệ Tòa án nhân dân tối cao trong HTPL thành văn.
việc đưa ra án lệ).
30

Nhận định: Mục đích của án lệ trong HTPL thành văn là để giải thích luật
thành văn

 Sai
 Mục đích của án lệ trong HTPL thành văn là để Thống nhất việc áp dụng pháp
luật thành văn, hướng dẫn đường lối xử lý đối với các vụ việc, đảm bảo tính
công bằng của hoạt động xét xử, chứ không phải là để giải thích luật thành
văn

Về nhà đọc Nghị quyết 03/2015 về tuyển chọn án lệ

Lưu ý: Đối với HTPL Hồi giáo, HTPL này có sự tồn tại của cả luật thành văn và án lệ
nhưng cả hai nguồn này đều không là gì so với quy phạm của kinh thánh.

3. Vai trò làm luật của thẩm phán

- Khi sử dụng tiêu chí này người tiến hành phân nhóm sẽ xem xét thẩm phán trong HTPL
nhất định có khả năng làm luật/tạo lập chính sách pháp luật hay không?

- Mặc dù, án lệ đã được sử dụng trong tất cả các HTPL nhưng chỉ có thẩm phán trong
hệ thống thông luật mới được khả năng tạo lập chính sách nhất là thẩm phán của các tòa
án cao nhất trong HTPL này.

- Khả năng tạo lập chính sách của Thẩm phán sẽ do các yếu tố sau quyết định:

• Vai trò của án lệ


• Giá trị pháp lý của án lệ

- Thẩm phán chỉ được trao cho chức năng lập pháp, nếu án lệ có giá trị bắt buộc áp dụng
trong HTPL. Chỉ duy nhất thẩm phán trong HTPL thông luật mới có chức năng lập pháp.

4. Sự phân chia cấu trúc HTPL thành lĩnh vực luật tư và lĩnh vực luật công

Lưu ý: Đây chỉ là hình thức tiếp cận của HTPL châu u lục địa là HTPL duy nhất
trên thế giới phân chia HTPL thành lĩnh vực luật công và lĩnh vực luật tư.

- Thế nào là lĩnh vực pháp luật công và lĩnh vực pháp luật tư?

Lĩnh vực luật công là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong đó một bên chủ
thể luôn là nhà nước nước còn một bên là tổ chức cá nhân hay cơ quan nhà nước khác.

Trong các quan hệ do lĩnh vực luật công điều chỉnh nhà nước là tổ chức duy nhất trong
xã hội nắm trong tay quyền lực nhà nước, cho nên không bao giờ có sự bình đẳng giữa
nhà nước với phía bên kia. Do đó phương pháp điều chỉnh đặc thù của lĩnh vực công là
31

phương pháp quyền uy phục tùng (nhà nước có quyền áp đặt ý chí của mình lên phía
bên kia của mối quan hệ mà không có sự thỏa thuận hai mặt cả nào ở đây).

Lĩnh vực luật tư là lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ xã hội mà có sự tham gia giữa cá
nhân và tổ chức không phải là nhà nước trong xã hội với nhau.

Giữa các chủ thể này bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý cho nên đặc thù trong quan
hệ thuộc lĩnh vực luật tư là bình đẳng thỏa thuận nhằm hướng đến lợi ích tư là lợi ích về
nhân thân và lợi ích về tài sản. Hai lĩnh vực pháp luật điều chỉnh mối quan hệ những đặc
thù khác nhau phương pháp điều chỉnh khác nhau và hướng tới bảo vệ lợi ích khác nhau.

- Nguyên nhân làm cho HTPL châu âu lục địa phân chia thành lĩnh vực luật
công và lĩnh vực luật sư?
➢ Do ảnh hưởng từ nguồn gốc luật La Mã

Nguồn gốc từ luật La Mã ảnh hưởng đến sự phân chia thành lĩnh vực luật công và lĩnh
vực luật tư của HTPL châu âu lục địa được làm bởi: luật La Mã quan tâm chủ yếu về
lĩnh vực mua bán, hợp đồng. Cho nên các quan hệ từ được các quốc gia phong kiến
Châu âu coi trọng từ rất lâu và từ rất sớm và bản thân luật tư cũng là có lịch sử phát triển
sớm nhất.

➢ Chế độ phân quyền các cứ của phong kiến châu âu lục địa

Tính phân quyền các ước của HTPL châu âu lục địa dẫn đến hệ quả là các thiết chế dân
chủ ra đời sớm, tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ ở khắp nơi được
diễn ra một cách sớm và mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Và thành công triệt để và điển
hình như Pháp.

➢ Do ảnh hưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng cùng với sự ra
đời và thắng thế của trường phái pháp luật tự nhiên.

? Hãy chứng minh pháp luật châu âu lục địa là sản phẩm của văn hóa ảnh hưởng
của văn hóa đến một số đặc tính của HTPL này (nhìn rõ ở HTPL sư)

Phong trào văn hóa Phục Hưng diễn ra ở Châu âu dẫn đến sự ra đời của các trường phái
pháp luật trong đó nổi bật là trường phái pháp luật tự nhiên là trường phái các học giả
pháp lý có quan điểm cho rằng đứng bên cạnh pháp luật do nhà nước ban hành còn có
một thứ khác cao hơn cả pháp luật do nhà nước ban hành đó là pháp luật tự nhiên hay
pháp luật của tạo hóa.

Theo quy luật của pháp luật tự nhiên thì con người khi sinh ra không phụ thuộc vào quốc
gia, dân tộc, màu da, giới tính… thì con người đều có quyền như nhau. Đó là quyền
được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Trong các quyền này
32

thì giai cấp tư sản đánh mạnh vào quyền tự do trong đó quyền tự do sở hữu và tự do mua
bán có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển của giai cấp tư sản.

Xã hội phong kiến yêu cầu Nhà nước này phải đảm bảo quyền tự do dân chủ đặc biệt là
quyền tự do sở hữu tự do mua bán. Theo đó, nhà nước phải phân chia rạch ròi HTPL
thành lĩnh vực công và tư. (nhằm hướng tới lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã
hội).

Chính vì thế, sự thắng thế của trường phái pháp luật tự nhiên dẫn đến sự bắt đầu từ thế
kỷ thứ 17 đến thế kỷ thứ 18 trở đi thì thì các quốc gia ở châu âu lục địa đã bắt đầu xu
hướng phân chia HTPL thành lĩnh vực công và lĩnh vực đầu tư.

- Tại sao HTPL thông luật, HTPL xã hội chủ nghĩa, HTPL Hồi giáo không có
sự phân chia thành lĩnh vực luật công và lĩnh vực đầu tư?

a. HTPL thông luật không phân chia HTPL thành lĩnh vực luật công và lĩnh vực
luật tư bởi Ba nguyên nhân sau đây:

Do chế độ phong kiến mang tính tập quyền cao ở nước Anh:

Chế độ phong kiến của nước Anh mang tính tập quyền và tập trung cao độ. Do đó, dù
nước Anh là quốc gia đầu tiên khai sinh ra quyền con người và dân chúng của nước Anh
cũng đã giành được một số quyền tự do dân chủ từ nhà vua nhưng quyền lực chủ yếu
vẫn tập trung trong tay nhà vua. Do đó nhà vua đã lấn át đi những quyền tự do dân chủ
của dân chúng. Chính vì vậy, việc đấu tranh đòi tự do dân chủ với nhà nước của nước
Anh thì không khác gì “đùa với hổ” cho nên phong trào phục hưng ở Anh diễn ra không
mạnh mẽ bằng các quốc gia khác ở châu âu lục địa.

? Tại sao khi lý giải những đặc điểm của HTPL thông lập thì chúng ta có thể lý giải
nó từ những đặc trưng của thông Luật Anh?

Do các quốc gia trong HTPL thông luật có nguồn gốc từ luật Anh cổ và từng là thuộc
địa của Hoàng Gia Anh.

Do sự tồn tại của hệ thống Trát.

Trát giống như một hình thức của chiếu chỉ và với sự tồn tại của hệ thống Trát thì thông
luật Anh mang bản chất công rất mạnh mẽ: hệ thống tòa án nhà vua chỉ xét xử khi người
dân cầm được Trát.

Mỗi cái Trát là một mô hình Tố tụng gắn liền với một kiểu tranh chấp trên thực tế. Nước
Anh tồn tại một câu nói “Không có Trát thì không có quyền”. Trát là điều kiện bắt buộc
để người dân đưa vụ việc ra thẩm phán của nhà vua. Nếu người dân lựa chọn sai Trát
thì tòa án/thẩm phán sẽ hủy vụ việc và bắt người dân lựa chọn Trát lại từ đầu.
33

Do tính phức tạp của hệ thống Trát tại các tòa án thông luật nên các luật gia của Anh
thường phân loại các vụ việc thông luật có tên gọi là các loại Trát mà không phân chia
thành các ngành luật cho tới khi Trát bị bãi bỏ vào cuối thế kỷ 19.

Do ảnh hưởng của cách mạng tư sản Anh

Giai đoạn đầu giai cấp tư sản giành thắng lợi nhưng không lâu sau đó phe bão hòa giành
được chính quyền họ tăng cường kiểm soát hơn nữa lên quốc hội của dân chúng. Do đó
thông Luật Anh vốn mang bản chất công (do gắn liền với trát) tì từ sau cách mạng tư
sản ngày càng tăng tính công mạnh mẽ hơn nhưng nó đã chấm dứt khi hệ thống Trát
được bãi bỏ vào cuối thế kỷ 19.

b. HTPL xã hội chủ nghĩa không phân chia bởi vì nguyên nhân duy nhất do chịu
sự chi phối của chủ nghĩa Mác-Lênin

HTPL xã hội chủ nghĩa chịu sự chi phối của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chính là đặc điểm
này dẫn đến sự khác biệt của HTPL xã hội chủ nghĩa với HTPL châu âu lục địa. Dù
cùng có nguồn gốc từ luật La Mã và thuộc HTPL thành văn nhưng HTPL xã hội chủ
nghĩa lại không phân chia thành những lĩnh vực luật công và lĩnh vực lập tư (nguyên
nhân duy nhất)

Lưu ý: Khi Khi sử dụng thuật ngữ truyền thống pháp luật hay gia đình pháp luật để thay
thế cho thuật ngữ HTPL xã hội chủ nghĩa cần phải rất thận trọng.

Thời kỳ Liên Xô và Đông âu còn tồn tại ta gọi thay thế bằng một tên bây giờ là tên khác
cho chi phối ảnh hưởng của chủ nghĩa mác-lênin ở hai khía cạnh sau đây:

Quy định của Chủ nghĩa Mác-Lênin về quan hệ sở hữu chủ nghĩa Mác-Lênin thì không
thừa nhận tư hữu về tư liệu sản xuất, một trong những nguyên nhân làm cho chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và Đông âu sụp đổ là do áp dụng máy móc chủ nghĩa Mác-Lênin và
không thừa nhận tư hữu về tư liệu sản xuất.

Thời kỳ trước khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông âu còn tồn tại ta phải gọi HTPL
xã hội chủ nghĩa là gia đình dòng họ pháp luật vì trong thời kỳ này HTPL xã hội chủ
nghĩa là sự rập khuôn hoàn toàn theo pháp luật của liên xô.

Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về tổ chức quyền lực nhà nước là tập trung nhưng
trên cơ sở phân công quyền lực nên không xảy ra hiện tượng lạm quyền từ cơ quan nhà
nước. Chính vì thế không đặt ra vấn đề chia luật công và luật tư.

Lưu ý: Mặc dù HTPL xã hội chủ nghĩa và HTPL thông luật không phân chia HTPL
thành luật công và lĩnh vực luật tư nhưng cả hai HTPL này đều học hỏi hay chịu sự ảnh
hưởng của HTPL châu âu lục địa đó là sự phân chia HTPL thành các ngành luật độc lập.
34

c. HTPL Hồi giáo:

Không có sự phân chia cấu trúc HTPL thành lĩnh vực luật công và lĩnh vực tư bởi vì
một nguyên nhân duy nhất trong HTPL này không có sự phân biệt giữa nhà nước với
nhà thờ, giữa tôn giáo với pháp luật cả nhà nước cũng như pháp luật ra đời chỉ nhằm
phục sự cho mục đích tôn giáo.

5. Mối tương quan giữa luật nội dung và luật tố tụng

Xét về mặt logic, luật nội dung phải quan trọng hơn luật tố tụng. Luật nội dung là cơ sở,
xuất phát điểm cho luật hình thức.

Trên thực tế, có quốc gia đặt luật tố tụng quan trọng hơn luật nội dung.

Đó là pháp luật nước Anh trước cải cách tòa án 1873-1875. Trước cải cách tòa án, pháp
luật nước Anh dựa vào WRIT (Trát) → Coi trọng luật tố tụng.

Sau cải cách tòa án 1873-1875, bãi bỏ hầu hết các loại trát, chỉ duy trì một số Trát quan
trọng, trong đó có Trát hầu tòa → Không còn quan trọng luật tố tụng nữa.

6. Pháp điển hóa

1) Pháp điển hóa là gì?

Pháp điển hóa được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó
không dừng lại ở việc tập hợp những quy phạm hiện hành, mà còn ban hành thêm văn
bản pháp luật mới để lấp chỗ trống. → đây là hoạt động bắt buộc phải có với THPHÁP
LUẬT thành văn ( để đảm bảo tính thông nhất cho các hệ thông văn bản quy phạm pháp
luật của một quốc gia theo HTPL thành văn.

2) Tại sao không nên so sánh, đánh giá về “trình độ pháp điển hóa” của HTPL thành
văn với HTPL án lệ, HTPL Hồi giáo?

Tiêu chí đánh giá chất lượng các HTPL thành văn: HTPL thành văn là HTPL dựa trên
các văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động pháp điển hóa cần được tiến hành để tránh
chồng chéo, mâu thuẫn, bổ sung các chỗ hổng của pháp luật, để đảm bảo thống nhất
pháp luật.

Nếu so sánh, đánh giá trình độ pháp điển hóa của HTPL thành văn với HTPL án lệ là
khập khiễng. Vì với án lệ rất khó, hầu như không thể pháp điển hóa. Không ai có thể ghi
được hiệu lực của án lệ. Không thể dự liệu được án lệ có hiệu lực đến bao giờ.

Lý do:
35

Văn bản quy phạm pháp luật thành văn khi ban hành có hiệu lực về thời gian còn hiệu
lực Còn về hiệu lực của một quy tắc pháp lý của án lệ nó có thể được áp dụng trong
tương lai hay không, duy trì đến bao giờ phụ thuộc vào việc đó sự việc tương tự và tính
tiết xảy ra trong tương lai hay không.

➔ Không nê só sánh trình độ pháp điển hóa giữa một quốc gia nằm trong HTPL
thành văn với bất thành văn đặc biệt là án lệ.

Đối với quốc gia bất thành văn hoạt động pháp điển hóa không thể nào diễn ra trên toàn
bộ HTPL mà chỉ diễn ra trong các lĩnh vực mà luật thành văn điều chỉnh nhiều.

➔ Phạm vi pháp điển hóa của HTPL bất thành văn hẹp.
3) So sánh hoạt động pháp điể nháo của HTPL châu Âu lục địa & HTPL XHCN?
- Phạm vi: Giống vì hiện nay các quốc gia này đều có HTPL nằm trọn vẹn trong
hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật, Án lệ chỉ được coi là nguồn bổ trợ nên
quốc gia này đã tìm được cách để pháp điển hóa toàn bộ HTPL.
- Trình Độ: trình độ pháp điển hóa của Châu âu cao hơn trình độ pháp điển hóa
của xã hội chủ nghĩa vì lịch sử của hoạt động phát triển hóa ở Châu âu diễn ra
sớm hơn.
➔ phạm vi pháp điển hóa của Mỹ rộng hơn Của Anh do số lượng các đạo luật thành
văn ở Mỹ đồ sộ hơn ở Anh
4) Tại sao phạm vi pháp điển hóa của HTPL thông luật lại hẹp hơn so với HTPL
thành văn?

HTPL Hồi giáo

1) Điều kiện để xếp pháp luật của 1 quốc gia vào HTPL Hồi giáo:
o Coi đạo Hồi là quốc đạo.
o Lấy các quy phạm trong Kinh thánh làm quy phạm pháp luật.
2) Nêu các đặc trưng của pháp luật Hồi giáo về:
o Nguồn gốc pháp luật: từ đạo Hồi
o Cấu trúc nguồn luật: HTPL Hồi giáo lấy các quy phạm trong Kinh thánh
thành QPPHÁP LUẬT, do vậy trong cấu trúc nguồn luật của HTPL Hồi
giáo bao gồm:
▪ Luật thành văn
▪ Án lệ, Tập quán pháp
▪ Shariah Law: quy phạm pháp luật lấy trọng tâm là quy phạm Kinh
thánh
• Kinh Koran: Là lời truyền đạt của đấng tối cao (Ala) nên
đây được coi là nguồn luật tối cao và bất di bất dịch trong
toàn bộ cấu trúc của các quốc gia nằm ở HTPL Hồi giáo.
• Kinh Sunna
36

• Idjima, Quiyas: 2 kinh kia không đủ để giải quyết các vấn


đề xã hội mới phát triển ra đời 2 kinh này bổ sung đưa ra
cách giải quyết khác quy phạm quan hệ xã hội mới mà kinh
kia chưa rõ ràng và chưa quy định điều chỉnh.
o Vai trò của Nhà nước đối với HTPL: đóng vai trò là “Đầy tớ” của Kinh
Koran.
37

HTPL NƯỚC PHÁP

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HTPL PHÁP

1. Giai đoạn trước Cách mạng dân chủ tư sản 1789

Nêu đặc điểm của pháp luật CH Pháp trước CMTS

Có hai đặc điểm quan trọng: → chưa thống nhất và mang bản chất phong kiến.

Hãy cho biết các nguồn luật chủ yếu được sử dụng ở nước Pháp trước cách mạng tư
sản 1789? Trong các nguồn trên, nguồn nào mang tính địa phương, nguồn nào được
áp dụng thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ nước Pháp.

- Cuối thế kỷ 18, nước Pháp vẫn chưa có HTPL thống nhất.
- HTPL Pháp trước cách mạng tư sản vẫn là HTPL mang bản chất của chế độ
phong kiến, thể hiện tính bất bình đẳng và gia trưởng cao.
- Nước Pháp sử dụng những nguồn luật chủ yếu sau:
+ Tập quán và Luật La Mã → chủ yếu để điều chỉnh các vấn đề liên quan
đén quan hệ của dân chúng.
+ Luật giáo hội: chủ yếu điều chỉnh các vấn đề quan hệ kết hôn, khai sinh,
khai tử, quan hệ giữa các tăng lữ.
+ Luật nhà vua: Luật thành văn
▪ Sắc lệnh do nhà vua ban hành: lúc này quan điểm ở châu Âu nói
chung & nước Pháp nói riêng, cho rằng khả năng can thiệp của nhà
vua là thấp. Quan hệ của dân chúng chủ yếu bị chi phối cao bởi
chính quyền địa phương (lãnh chúa). Do vậy, các sắc lệnh của nhà
vua Pháp chủ yếu điều chỉnh quan hệ dân sự trong giới quý tộc: Ví
dụ: quan hệ thừa kế trong giới quý tộc: quyền lực, chức tước của
cha chỉ trao cho người con trưởng. Ngoài ra, từ thế kỷ 17 trở đi, sắc
lệnh do nhà vua ban hành còn điều chỉnh quan hệ tố tụng.
▪ Bản án của Tòa án, nghị viện của Nhà vua: mỗi địa phương của
nước Pháp sẽ có cơ quan nghị viện của Nhà vua đặt tại đó, đóng
vai trò như một cơ quan xét xử. Thẩm phán được toàn quyền trong
việc lựa chọn nguồn luật thích hợp nhất để điều chỉnh quan hệ tranh
chấp họ đang xử lý. Các Thẩm phán cũng có thói quen tham khảo
những bản án trước, nếu có tình tiết tương tự.
➔ Trong đó Tập quán & Luật La Mã mang tính địa phương & vùng miền. Do mỗi
vùng miền, địa phương sẽ tiếp thu và áp dụng LLM không giống nhau và ọ cũng
có luật và tập quán riêng điều chỉnh những mối quan hệ xã hội của dân chúng địa
phương mình. Còn Luật giáo hội & luật nhà vua được áp dụng thống nhất trên
toàn bộ nước Pháp.
38

➔ Trước CMTS: Luật tập quán chiếm ưu thế và quan trọng nhất dù bất kỳ vùng
miền nào của Pháp.
➔ Luật La mã có ảnh hướng tới vùng miền miền Nam mãnh mẽ hơn vùng pháp luật
miền Bắc.

Nêu nguyên nhân tại sao luật La Mã ảnh hưởng tới vùng pháp luật miền Nam của
nước Pháp mạnh hơn so với vùng pháp luật miền Bắc của nước Pháp

Nguyên nhân luật La Mã ảnh hưởng tới vùng pháp luật miền Nam của nước Pháp mạnh:

+ Trình độ kinh tế: Kinh tế của miền Nam phát triển hơn miền Bắc – mặc dù kinh
tế phát triển bậc nhất lúc bấy giờ lại năm ở Paris thuộc miền Bắc.
+ Vị trí địa lý: Miền Nam giáp với Ý – quê hương của pháp luật và nhà nước La
Mã.
+ Trường đại học ở Miền Nam đã bắt đầu giảng dạy Luật La Mã từ thế kỉ 12. Trong
khi đó ở miền Bắc thế kỉ 18 so với miền Nam. → đây là nguyên nhân vô cùng
quan trọng để LLM quay trở lại ảnh hưởng đối với hệ thóng pháp luật Châu âu
lục địa.

Do đó, khi luật và tập quán của các vùng miền, địa phương không theo kịp sự phát triển
của XH thì các địa phưỡng sẽ khắc phục hạn chế của pháp luật địa phương mình bằng
việc áp dụng và học hỏi LLM.

Nguyên nhân luật La Mã ảnh hưởng tới vùng pháp luật miền Bắc yếu:

+ Vị trí địa lý xa hơn, kinh tế miền Bắc kém hơn miền Nam
+ Luật La Mã giảng dạy ở trường đại học muộn. Luật La mã bị cấm giảng dạy ử
miề Bắc cho đến tận cuối thế kỷ XVIII.
+ Hoạt động biên soạn tập quán diễn ra từ rất sớm ở Pháp, đặc biệt ở vùng pháp
luật miền Bắc. Từ thế kỷ 14 trở đi, hoạt động này được tiến hành bởi các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền nên rất nhiều tuyển tập, tập quán ra đời, trong đó quan
tring nhất là tuyển tập tập quán Paris

Chú ý: Trong giai đoạn này, ở cả miền Bắc & miền Nam, tập quán vẫn đóng vai trò rất
quan trọng. Khi Luật tập quán của các địa phương ko đáp ứng được thay đổi của các
điều kiện kinh tế, xã hội…, thì các địa phương thường bổ sung Luật La Mã nhất là trong
quan hệ hợp đồng.

Hoạt động biên soạn tập quán ở nước Pháp trước Cách mạng tư sản

- Trước thế kỷ thứ 14 hoạt động biên soạn tập quán này diễn ra tự phát giữa các cá
nhân nên việc ra đời các tuyển tập tập quán của các cá nhân này không đủ tính
39

cải cách, không theo nguyên tắc pháp luật hệ thống và không được tiến hành bởi
cơ quan có thẩm quyền.
- Nhưng từ thế kỉ thứ 14 trở đi hoạt động này được tiến hành bởi cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nên rất nhiều tuyển tập tập quán ra đời. Trong đó quan trọng nhất
là tuyển tập tập quán Paris hoạt động biên soạn tập quán này chính là trình độ
pháp điển hóa của nước Pháp.
- Chính nhờ sự ra đời của các tập tập quán này đã cản trở việc tiếp thu luật La Mã
và hoàn thiện thêm pháp luật của địa phương. Vì thông thường khi luật địa
phương không theo kịp sự phát triển của xã hội các địa phương sẽ tìm đến luật la
mã để hoàn thiện pháp luật của địa phương mình, nhưng do có sự tồn tại của
tuyển tập tập quán đặc biệt là tuyển tập tập tập quán Paris thì thay vì tìm đến luật
La mã thì địa phương sẽ tìm các tuyển tập tập quán này.
➔ Lưu ý năm 1804 thời điểm bộ luật dân sự pháp ra đời là thời điểm đánh dấu sự
hoàn thiện của hoạt động phát triển hóa chứ không phải là thời điểm đánh dấu sự
ra đời của hoạt động pháp điển hóa.

Thành tựu của pháp luật Cộng hòa Pháp trước Cách mạng tư sản

- Việc giảng dạy luật La Mã ở Pháp đặc biệt là các trường đại học ở miền Nam đã
góp phần duy trì sự ảnh hưởng của luật La Mã đối với nước Pháp ở giai đoạn này
và ảnh hưởng đến pháp luật nước Pháp trong giai đoạn thống nhất.
- Hoạt động biên soạn các tuyển tập tập quán, đặc biệt là ở miền Bắc đã góp phần
hình thành hoạt động phát triển hóa và duy trì được các quy định tiến bộ và tập
quán của các địa phương đặc biệt là tập quán Paris là cơ sở để xây dựng bộ luật
thương mại phát về sau.
- Hình thành các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật từ hoạt động xét xử của
tòa án là cơ sở để hình thành tư pháp quốc tế Pháp. Về sau vì tồn tại quá nhiều
nguồn luật nên là Tư pháp phải lựa chọn luật để phù hợp để áp dụng.

?Cách mạng tư sản pháp luật pháp xóa bỏ hoàn toàn sự ảnh hưởng của pháp luật
phong kiến?

Nhận định này là sai ở giai đoạn thống nhất Pháp luật pháp vẫn tiếp thu những tiến bộ
của pháp luật phong kiến.

2. Giai đoạn chuyển tiếp

1) Nêu mốc thời gian của giai đoạn chuyển tiếp


- Bắt đầu từ năm 1789, thời điểm Pháp cho ra đời bản tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền.
- Kết thúc 1799, thời điểm Napoleon trở thành tổng tài ở nước pháp, chính thức
ban hành hiến pháp 1799, mở ra thời kỳ thông nhất cho HTPL Pháp.
2) Nêu thành tựu của giai đoạn chuyển tiếp
40

- Xóa bỏ bản chất phong kiến của pháp luật Pháp → chuyển sang bản chất tư sản.
→ có thể nói đây là cơ sở pháp luật Phấp mang tính gián đoạn về bản chất pháp
luật.

Vì sao? Vì trước CMTS thì pháp luật Pháp mang bản chất phong kiến sau đó là mang
bản chất tư bản.

So sánh tính liên tục cả pháp luật Anh và tính gián đoạn của pháp luật pháp.

▪ Tính liên tục chứng minh bài Anh.


▪ Tính gián đoạn: CMTS Pháp triệt để, xóa bỏ được bản chất phong kiế của
pháp luật. Pháp tiến hành pháp điển hóa toàn bộ HTPL từ 1804.
- Cho ra đời Bản tuyên ngôn dân quyền & nhân quyền 1789 + 3 bản hiến pháp
trong đó quan trọng nhất là xác lập được những nguyên tắc cho việc thống nhất
HTPL Pháp giai đoạn sau:
+ Tự do: được tự do hiệp hội, tự do tham gia tổ chức, xóa bỏ chế độ gia
trưởng.
+ Bình đẳng: xóa bỏ bản chất phong kiến, tất cả công dân đều bình đẳng.
+ Pháp luật chỉ có thể được ban hành bởi nhà nước: tạo tiền đề cho thống
nhất pháp luật Pháp. Xóa bỏ hiệu lực của LLM, tập quán, luật nhà vua,
luật giáo hội, … → không thừa nhận án lệ

→ Lưu ý: pháp luật Pháp giai đoạn này chưa thông nhất, chỉ dừng lại ở việc xóa bỏ bản
chất phong kiến và xác lập những nguyên tắc cho việc thống nhất pháp luật Pháp giai
đoạn sau.

3. Giai đoạn sau Cách mạng tư sản

- Mốc thời gian: từ 1799 đến nay


- Napoleon thiết lập được chế độ độc tài cao độ, nên đã thống nhất thành công
HTPL Pháp.
- Pháp luật của nước Pháp giai đoạn này được thống nhất dựa trên việc kế thừa và
phát huy hoàn hảo những thành tựu của pháp luật phong kiến
• Luật la mã tiếp thu bằng việc xây dựng BLDS Pháp cả về cấu trúc và nội
dung.
• Luật giáo hội được tiếp thu vào các quan hệ hôn nhân, gia đình.
- những tư tưởng tiến bộ từ bản tuyên ngôn dân quyền & nhân quyền. Ví dụ: tiếp
thu Luật La Mã vào lĩnh vực luật dân sự, Luật giáo hội vào luật hôn nhân gia
đình, …

Lịch sử phát triển pháp luật Pháp dựa trên việc phủ nhận hoàn toàn pháp luật phong
kiến.
41

➔ Nhận định sai. Vì hiệu lực là óa bỏ hoàn toàn những về ội dung pháp luật pháp
vẫn tiếp thu những giá trị phù hợp hơn và tốt đẹp hơn với xã hội trong gia đoạn
mới.

II. BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP 1804

Ước muốn về ban hành BLDS không phải xuất hiện lần đầu tiên ở thời Napoleon, mà
đã được một số nhà vua Pháp xây dựng nhưng thất bại.

Đặc trưng về văn phong của BLDS 1804: mặc dù lấy ý kiến của các chuyên gia pháp lý
miền Bắc & miền Nam, nhưng người chấp bút cho BLDS này là các nhà ngôn ngữ giỏi
nhất nước Pháp → văn phong trong sáng, giản dị, đơn nghĩa. Napoleon lựa chọn văn
phong văn học, thay vì văn phong pháp lý.

Napoleon không cho bất cứ tồn tại bất kỳ chú giải nào đối với BLDS của mình.

Các giá trị của BLDS Pháp

- 3 giá trị đầu có giá trị vĩnh hằng.


- Giá trị thứ 4 – bộ luật DS Pháp là hoàn hảo không một kẽ hở → không mang tính
vĩnh hằng được → chứng minh nó bằng điều 4 điều 5 BLDS pháp.

Có thể nó đúng tạo thời điểm BLDS ra đời, bởi những người sáng tạo ra BLDS đã bao
quát hết các quan hệ xã hội phát sinh tại thời điểm đó và đưa vào bộ luật. Tuy nhiên, do
sự thay đổi không ngừng của các điều kiện kinh tế, xã hội, làm xuất hiện các quan hệ xã
hội mới và cách thức giải quyết mới nên BL này không còn duy trì được tính hoàn hảo
của nó, trên thực tế đã có bằng chứng minh rằng BLDS pháp không hoàn hảo:

- BLDS vẫn tồn tại cho đến ngày nay những đã trải qua rất nhiều lần sửa đổi.
- Mặc dù đạo luật này cấm thẩm phán tạo ra án lệ nhưng trên thực tế, án lệ vẫn
được tạo ra ở nước Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.

Về nguyên tắc: chỉ được phép thay đổi nội dung, không được phép thay đổi cấu trúc của
BLDS → thể hiện sự nguongx mộ của người pháp đối với cấu trúc của BLDS này.

Lưu ý:

Một trong những đặc trưng trong pháp điển hóa của người Pháp là BLDS Pháp 1804
không chỉ là một thành tựu nổi bật về mặt pháp luật mà còn là 1 thành tựu nổi bật về
mặt ngon ngữ. BLDS của người phap được ví như một tác phẩm văn học.

*Hiệu lực của BLDS PHáp so với các Bộ luật hoặc đạo luật khác:
42

BLDS 1804 được coi như Hiến pháp trong linh vực luật tư của nước Pháp. Tuy nhiên,
giá trị của Bộ luật này nang với các bộ luật và đạo luật tư khác và khi có sự mâu thuẫn
thì các đạo luật tư khác thắng thế với tư cách luật chuyên ngành.

III. HỆ THỐNG TÒA ÁN PHÁP

1. Nguyên nhân dẫn đến tính nhị nguyên của hệ thống Tòa án Pháp.

- Do vai trò của Tòa án trong lịch sử: từ năm 1789, chính quyền mới không cho cho
phép các tòa án dân sự, hình sự không được can thiệp vào cơ quan hành chính, Tiếp đến,
năm 1795 tiếp tục ban hành một đạo luật cấm các tòa án dân sự, hình sự xét xử các vụ
việc liên quan đến chính quyền và cho đến nay vẫn có hiệu lực.

- Do áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức BMNN.

- Sự phân chia pháp luật thành Luật công và Luật tư. Sự tách bạch này nhằm bảo vệ tối
ưu các lợi ích mà lĩnh vực theo đuổi.

2. Hệ thống Tòa án

Hệ thống Tòa án Pháp chia làm 2 nhánh:

- Tòa án tư pháp
- Tòa án hành chính

Nguyên nhân dẫn đến sự phân chia thành 2 nhánh tòa án: Trước cuộc cách mạng tư sản,
các tòa án đã lạm quyền đối với quyền lập pháp của Nhà vua & Nghị viện. Sau Cách
mạng tư sản, phân làm 2 nhánh, trong đó các hoạt động liên quan đến nhà nước, công
chức nhà nước được xét bởi Tòa án riêng (Tòa án hành chính), không để cho các tòa án
khác (tòa án tư pháp) can thiệp vào.

Nhánh Tòa án tư pháp được thiết kế thành 3 cấp tòa: sơ thẩm, phúc thẩm, tòa phá
án.

- Yếu tố Thẩm phán trong các tòa án chuyên biệt: Ví dụ: Tòa lao động, Tòa an sinh
xã hội… Đội ngũ xét xử, bên cạnh Thẩm phán chuyên biệt, còn dùng Thẩm phán
không chuyên. Ví dụ: người xét xử ở Tòa thương mại có thể là những thương
nhân uy tín, hoặc ở Tòa lao động có thể sử dụng những đối tượng đại diện cho
quyền lợi của người lao động. → Dùng uy tín của những người này để giúp các
bên trong vụ tranh chấp dễ đi đến sự thỏa hiệp.
- Mặc dù nguyên tắc chung của nước Pháp, mọi vụ việc đều phải đảm bảo nguyên
tắc 2 cấp xét xử, nhưng có 1 số vụ việc bị giới hạn giải quyết phúc thẩm.Ví dụ:
giá trị tranh chấp nhỏ ở mưới dưới 4.000 Euro, giá trị tranh chấp nhỏ hơn chi phí
phúc thẩm.
43

Tòa phá án

- Xem xét việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp dưới để đảm bảo thống nhất áp
dụng pháp luật. Thường chỉ xem xét khía cạnh áp dụng pháp luật của vụ việc.
- Thủ tục giới hạn số lần phá án là 2 lần. (trong khi Việt Nam không giới hạn)
- Nếu như ở lần phá án thứ nhất, Tòa phá án tuyên bố hủy bỏ 1 phần hoặc toàn bộ
bản án cấp dưới, Tòa án phá án trả lại hồ sơ cho Tòa án cùng cấp với Tòa án đã
xét xử lại + không kèm theo hướng dẫn của mình để đảm bảo tính khách quan.
Nếu các bên vẫn kháng cáo, kháng nghị, nếu ở lần phá án thứ hai, Tòa phá án
tuyên bố hủy bỏ 1 phần hoặc toàn bộ bản án cấp dưới, thì Tòa án phá án trả lại
hồ sơ cho Tòa án cùng cấp với 2 Tòa đã xét xử + kèm theo hướng dẫn của mình.
- Có xét xử nội dung vụ việc trong 1 trường hợp duy nhất: quyết định tạm giam 1
người quá thời hạn mà không có lí do chính đáng.

Tòa hành chính

- Một số trường hợp không thuộc thẩm quyền của Tòa hành chính: Ví dụ: xem xét
tính hợp hiến của các đạo luật…
- Bên cạnh chức năng xét xử, có thêm chức năng tham vấn (tư vấn) cho cơ quan
hành pháp của nước Pháp. Chỉ có 2 tòa: tòa sơ thẩm hành chính (tư vấn cho chính
quyền cấp tỉnh), hội đồng nhà nước (tư vấn cho chính phủ). Tòa phúc thẩm không
có chức năng tham vấn.
- Có một số trường hợp thuộc trường hợp tham vấn bắt buộc, trong những trường
hợp đó, chủ thể liên quan buộc phải có ý kiến tham vấn từ Tòa hành chính: Ví
dụ: dự án luật trình cho Nghị viện Pháp phải kèm thêm ý kiến tham vấn từ Tòa
hành chính. Còn những trường hợp còn lại thì tham vấn theo yêu cầu
- Kết quả tham vấn từ Tòa hành chính không có giá trị bắt buộc đối với các chủ
thể liên quan.

Trong hệ thống tòa án Pháp, không có Tòa án nào giữ vị trí tối cao. Tòa phá án đứng
đầu nhánh Tòa án tư pháp, Hội đồng nhà nước đứng đầu hệ thống Tòa hành chính.

Tòa xung đột được thành lập nhằm mục đích phân định thẩm quyền xét xử đối với vụ
việc

- Trong TH cả 2 nhánh tòa đều cho rằng mình có thẩm quền đối với 1 vấn đề
- Trong TH cả 2 nhánh tòa đều cho rằng mình không có thẩm quyền đối với 1 vấn
đề

Từ 1932, Tòa xung đột sẽ trực tiếp xét xử vụ việc chỉ trong trường hợp vụ việc được xét
xử bởi 2 nhánh Tòa án nhưng 2 nhánh này đưa ra những nhận định trái ngược nhau.

Các nhận định, câu hỏi liên quan đến nhánh Tòa tư pháp:
44

Mọi thẩm phán trong các Tòa án chuyên biệt của nước Pháp (Tòa thương mại, Tòa
lao động, Tòa an sinh xã hội, Toàn nông nghiệp...) đều là các thẩm phán không
chuyên

Sai. Trong hội đồng xét xử của Tòa án an sinh xã hội bao gồm 03 thành viên (05 thẩm
phán): 02 thẩm phán không chuyên (01 người đại diện cho người lao động và 01 người
đại diện cho người sử dụng lao động), thành viên còn lại là một thẩm phán chuyên
nghiệp.

Mọi vụ việc của nhảnh Tòn tư pháp đều được đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử.

Sai. Vẫn có ngoại lệ về nguyên tắc hai cấp xét xử. Không phải mọi vụ việc đều được
đảm bảonguyên tắc trên. Một số phán quyết của một số cơ quan Tòa án bị giới hạn quyền
phúc thẩm.

Ví dụ:

Đối với Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp có những vụ việc bị giới hạn quyền phúc thẩm
như: Những tranh chấp dưới 4.000 Euro không được quyền xin phúc thẩm.

Đối với Tòa án lao động các vụ án có giá trị tranh chấp nhỏ, tinh tiết ít phức tạp, sẽ
không được quyền kháng cáo xem xét theo trình tự phúc thẩm.

Tòa phá án của nước Pháp chỉ thực hiện chức năng phá án.

Sai. Tòa phá án của nước Pháp không chỉ thực hiện chức năng phủ án công nhận phán
quyết (bản án) cấp dưới đưa lên. (Tòa án này được gọi là Tòa phá án vì nó thường hủy
bỏ các bản án của Tòa án cấp dưới và trả vụ việc về lại cho Tòa án cùng cấp khác xét
xử. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Toà phá án còn công nhận phán quyết (bản án) vả nó là
phán quyết cuối cùng có giá trị bắt buộc phải tuân theo cho toàn cấp (phản quyết của
giám đốc thẩm lần 2)).

Các nhận định liên quan đến nhánh Tòa hành chính:

Mọi vụ việc liên quan đến hành vi hành chính của cơ quan và công chức nhà nước
đến thuộc thẩm quyền xét xử của nhánh Tòa hành chính.

Sai. Các tòa hành chính có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan tới hầu hết các
hành vi hành chính của các cơ quan và công chức nhà nước trù một số hành vi.

Mọi Tòa hành chính đều có chức năng tham vấn.

Sai. Tòa án phúc thẩm hành chính không có chức năng tham vấn, chi thực hiện chức
năng xét xử.
45

Mọi kết quả tham vấn của nhánh Tòa hành chính đều có giá trị bắt buộc đối với chủ
thể yêu cầu.

Sai. Kết quả tham vấn của Hội đồng nhà nước không có giá trị bắt buộc đối với chủ thể
yêu cầu. Chủ thể yêu cầu có thể theo hoặc không theo kết quả đó mà không phải chịu
bất kì hậu quả pháp lý nào.

Các nhận định liên quan đến nhánh Tòa xung đột

Tòa xung đột là tòa án cao nhất trong hệ thống Tòa án Pháp.

Sai. Tòa xung đột không trực thuộc mà đứng độc lập với cả hai hệ thống tòa án (Tòa án
từ pháp và tòa án hành chính). Nó được thành lập để giải quyết những trường hợp có thể
có tranh chấp thẩm quyền giữa hai hệ thống tòa án này. Do đó, tòa xung đột không phải
là tòa án cao nhất trong hệ thống Tòa án Pháp.

Mọi vụ việc đều phải được Tòa xung đột xác định thẩm quyền trước khi được thụ ký
bơi Tòa án thuộc nhánh Tòa hành chính hoặc nhánh Tòa tư pháp.

Sai. Tòa xung đột chỉ có thể thực hiện thẩm quyền của mình trong ba trường hợp sau:

- Trong trường hợp “tranh chấp chủ động” có nghĩa là tòa hành chính không đồng
ý với một vụ việc đang được tòa án của hệ thống tỏa tư pháp thụ lý.
- Tòa xung đột có thể can thiệp khi một tòa án tư pháp và một tòa án hành chính
đã cùng từ chối thụ lý một vụ việc trên cơ sở cho rằng tòa án kia mới chính là tòa
án có thêm quyền.
- Khi vụ việc đã được cả tòa tư pháp và tòa hành chính xét xử và công bố hai phán
quyết mâu thuẫn nhau.

Tòa xung đột chỉ thực hiện phân định thẩm quyền xét xử đối với vụ việc mà không
xác định được nội dung của vụ việc.

Sai.

Như tên gọi. Tòa này chỉ quyết định vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền của hệ thống Tòa án
tư pháp hay của thống Tòa ăn hành chính mà không xét xử về mặt nội dung của các
tranh chấp. Phân quyết của Tòn xung đột có giá trị chung thẩm. Tuy nhiên, từ năm 1932,
có một ngoại lệ trong nguyên tắc này, Tòa xung đột có thể xét xử nội dung của vụ việc
khi vụ việc đó đã được cả hai hệ thống tòa án xử nhưng lại đưa ra hai phán quyết mâu
thuẫn nhau.
46

HTPL NƯỚC ANH

- Vương quốc Anh gồm 4 bộ phận:


• Nước Anh
• Bắc Ai len
• Scotland
• Xứ Wales
- HTPL nước Anh là HTPL áp dụng cho Nước Anh & Xứ Wales.
- Đặc trưng nổi bật của HTPL Anh
• Hình thành bằng con đường nội tại (không tiếp thu luật La mã).
• Mang tính liên tục.
- Các giai đoạn lịch sử HTPL Anh:
• Trước năm 1066: Gia đình Luật tập quán (Gia đình luật Anh cô, Gia đình
pháp luật Anglo – Saxons).
• Từ 1066 đến giai đoạn cuối TK XV: thông luật Anh ra đời, vượt qua sự
phản kháng của Luật và tập quán địa phương, trở thành biện pháp pháp
luật được áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ của Anh.
• Cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX (cải cách tòa án 1873-1875): Luật
Công bình (bằng) ra đời nhằm bổ sung, lấp chỗ cho thông luật.
• Cuối thế kỷ XIX đến nay: gia đình luật thành văn gay gắt với án lệ

I. CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU CẤU THÀNH HTPL ANH

Gồm 3 bộ phận chủ yếu: Thông luật; Luật công bình; Luật thành văn.

1. Thông luật

1.1. Lịch sử hình thành thông luật

1.1.1. Giai đoạn trước 1066:

- Nêu cấu trúc nguồn luật của nước Anh trước 1066?
+ Tập quán: chiếm ưu thế nhất.
+ Tồn tại dưới dạng nói (truyền miệng): dễ dẫn đến dị bản của tập quán,
khó chứng minh được sự tồn tại của tập quán gốc trên thực tế. Tòa án Anh
thường sẽ mời các vị cao niên, bô lão trong vùng để noí về tập quán

• Phạm vi điều chỉnh hẹp. Chỉ phù hợp với nền kinh tế tự cung tự cấp
nên sau này khi nước anh chuyển mình sáng chế độ phong kiến và
nền kinh tế nước Anh phát triển hơn thì đặc trưng này của Luật tập
quán đã cản trở sự phát triển của nước Anh.
47

• Phạm vi áp dụng mang tính chất địa phương, vùng miền: tạo nên
sự không thống nhất đối với pháp luật Anh và gây cản trở quá trình
thống nhất quyền lực của nước Anh.
+ Luật La Mã: Hầu như chỉ được áp dụng trong thời kỳ La mã trị vì. Khi đế
quốc La Mã rút khỏi nước Anh, thì Luật La Mã cũng dần biến mất.
+ Luật thành văn: Thời kì này nước Anh chưa có chữ viết thống nhất, phạm
vi điều chỉnh của luật thành văn không điều chỉnh đến dân chúng.
- Nêu nguyên nhân Luật La Mã không để lại dấu ấn gì quan trọng đối với bộ
phận thông luật nước Anh?
+ Vị trí địa lý: Nước Anh nằm trên một quần đảo tách biệt hẳn khởi so với
lục địa Châu Aauu, nước Anh cách xa đế quốc La Mã, giao thông khó
khăn, làm cho mức độ cai trị của La Mã đối với Anh yếu hơn.
+ Mục đích cai trị của nhà nước La Mã đối với Anh: Do mục đích cai trị của
La Mã đối với nước Anh chỉ nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, nước
Anh quá xa xôi và hẻo lánh nên NN La mã không hướng tới đồng hóa dân
Anh. Vì thế, NN La mã không áp đặt trực tiếp chữ viết, văn hóa và hiến
pháp của NN La mã vào nước Anh.
+ Điều kiện kinh tế của nước Anh không phù hợp với luật La Mã (vì kinh tế
kém phát triển, tự cung, tự cấp và có đan xen giữa hình thái kinh tế bộ lạc
với phong khiến; trong khi đó kinh tế của La mã đã hướng tới chủ yếu là
quan hệ mua bán và hợp đồng.): Đây là nguyên nhân quan trọng nhất. Do
không phù hợp, nên không đi được vào đời sống của dân Anh.
+ Do nguyên tắc áp dụng luật La Mã: nguyên tắc quốc tịch, nguyên tắc công
dân. Nên Luật La Mã thường chỉ áp dụng đối với quan hệ trong đó 1 bên
là người dân, binh lính La Mã còn quan hệ giữa các công dân nội địa, thì
luật La Mã không áp dụng (nguyên tắc cá nhân).
+ Do sự chống đối của các chúa đất, người đứng đầu lãnh địa, chúa đất luôn
mang trong mình quyền lực của chính quyền địa phương nên có xu hướng
chống lại sự xâm nhập của pháp luật bên ngoài vào trong lãnh địa của
mình bao gồm cả Luật của Nhà vua và Luật La mã.
- Nêu những đặc điểm cơ bản của hoạt động xét xử của nước Anh trước 1066
+ Hệ thống tòa án lúc bấy giờ gồm 3 chủ thể: Tòa một trăm, Tòa địa hạt,
Nhà vua
+ Tòa một trăm & Tòa địa hạt chính là tòa của địa phương. Hai tòa án này
là tòa án của các lãnh địa, sau này gọi chung là Tòa án của các lãnh chúa
phong kiến để phân biệt với tòa án của Nhà vua. Nhà vua đóng vai trò là
Chánh án Tối cao của Vương quốc, tuy nhiên, thẩm quyền xét xử của Nhà
vua rất hạn chế, chỉ xét xử những vụ ảnh hưởng đến sự tồn vong của
Hoàng gia, đất nước (Ví dụ: thuế, chính trị…). Còn quan hệ dân sự, hình
sự của dân chúng, Nhà vua không thể can thiệp → Luật tập quán đã chiếm
vị trí độc tôn.
48

+ Hoạt động xét xử diễn ra không thường xuyên. Phương thức xét xử mang
tính tùy nghi, siêu nhiên. Nhằm bảo vệ giai cấp thống trị.
- Tại sao lại lồng ghép phần pháp luật của nước Anh trước 1066 vào lịch sử
hình thành thông luật?
+ Quá trình hình thành thông luật chính là quá trình Nhà vua can dự vào
tranh chấp của dân chúng. Thẩm phán tìm trong các luật, tập quán trên
các địa phương, sau đó lựa chọn luật, tập quán tối ưu nhất, sử dụng biến
nó lên thành luật, tập quán quốc gia → Hình thành nên án lệ của hệ thống
luật hoàng gia.

Kết luận: Trước thế kỉ XI, nước Anh chưa có HTPL thống nhất. Trong các nguồn luật,
thì tập quán là nguồn luật chiếm ưu thế hơn cả. Hoạt động xét xử thời kì này, còn mang
nhiều hạn chế.

1.1.2. Giai đoạn từ 1066 đến cuối thế kỉ XV

Trước năm 1066, nhà vua nước Anh mất đi nhưng không có con thừa kế ngai vàng.
Trước đây, nhà vua này hứa trao ngai vàng cho William là một quý tộc Anh đang sống
ở Pháp. Khi nhà vua Anh mất đi, lại để lại di chúc cho Henry. William mang quân sang
xâm lược nước Anh, lấy cớ đòi lại ngai vàng. William trở thành hoàng đế nước Anh.
William tạo nên nền móng cho sự ra đời của thông luật.

- Hãy nêu vai trò của vua William và Henry II đối với sự hình thành của bộ
phận thông luật?
o Các cải cách của William
▪ Trong lĩnh vực quản lý nhà nước: thành lập Hội đồng cố vấn. Hội đồng cố
vấn chính là tiền thân của Tòa án Hoàng gia về sau. Việc thành lập Hội đồng
cố vấn là William học của các nhà vua La Mã. Bên cạnh chức năng giúp nhà
vua quản lý đất nước, Hội đồng nhà nước còn kiểm soát việc nộp thuế. Sau
này Hội đồng cố vấn biến thành Tòa án về thuế quan.
▪ Trong lĩnh vực pháp luật: tuyên bố giữ nguyên toàn bộ pháp luật Anglo-
Saxon. Qua đó hình thành tính kế thừa và tính liên tục. Vì quyền lực của
William ở nước Anh lúc này vẫn còn yếu & vì William biết đến tính bảo thủ
của dân Anh & thời này chưa có chữ viết thống nhất.
➔ Pháp luật Anglo Saxons (pháp luật Anh trước năm 1066) chính là nguồn gốc để
các thẩm phán Tòa án hoàng gia Anh về sau lựa chọn áp dụng tại nước Anh về
sau lựa chọn áp dụng và giải thích sáng tạo, giúp hình thành nên các nguyên tắc
giai quyết tranh chấp về hình sự và dân sự của dân chúng (đấy chính là thông
luật).
? Tại sao nhà vua William khong ban hành pháp luật mới để cai trị người Anh
hoặc đem pháp luật của nước Pháp sáng áp dụng tại nước Anh mà lại tuyên
bố giữ nguyên toàn bộ pháp luật tồn tại từ trước ở Anh?
49

➢ Nước Anh chưa có chữ viết thống nhất → trình độ dân trí thấp → ban
hành thì đọc cũng không hiểu.
➢ Pháp luật tồn tại trước năm 1066, luật tục và các tập quán của các địa
phương chiếm ưu thế tuyệt đối (tập quán gắn liền với thói quen, truyền
thống, văn hoa của người dân địa phương nên xóa bỏ tập tục địa phương
là xóa bỏ thói quen, truyền thống văn hóa của người dân Anh. Điều này
là vô cùng khó khăn đối với cả một nhà Vua mang dòng máu Anh, huống
chi vua William là một kẻ xâm lược. Do đó, nếu ông muốn xóa bỏ luật
tục và tập quán sẽ gặp phải sự chóng đối rất lớn từ dân chúng Anh.)

o Các cải cách của Henry


▪ Mở rộng thẩm quyền xét xử của mình. Thời điểm này nước Anh xảy ra cuộc
chiến Thập tự chinh, để chiến thắng trong cuộc chiến này, nhà vua phải có
thêm ngân sách → Nhà vua có nhu cầu mở rộng nguồn thu → Nhà vua đã
cho phép dân chúng có thể trả tiền cho nhà vua để nhà vua ban hành ra Writ
(Trát) . Khi người dân thấy quyền & lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại,
người dân có thể gửi thỉnh cầu lên nhà vua + trả tiền để lấy Writ. Nguyên
đơn cầm Writ đến văn phòng tòa án của nhà vua để phân xử → Nhà vua đã
can thiệp được vào tranh chấp của người dân. Thẩm quyền xét xử của Nhà
vua đã được mở rộng từ thẩm quyền chung sang thẩm quyền chuyên biệt →
Nhà vua kiện toàn hệ thống Tòa án của mình.
▪ Thiết lập hệ thống Tòa án gồm: Tòa án tài chính (tòa án lâu đời nhất và quan
trọng nhất), Tòa án thẩm quyền chung (giải quyết tranh chấp hình sự và dân
sự) & Tòa Nhà vua (chuyên xét xử liên quan đến vấn đề chính trị)

Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các tòa án này so với các tòa án của các
lãnh chúa là thấp. Nguyên nhân:
• Vị trí: Toàn bộ các tòa án này cũng như các cơ quan đầu não khác
của Hoàng gia đều nằm ở Luân Đôn. Giao thông thời đó không
thuận lợi, nên việc đưa vụ kiện ra tòa án hoàng gia rất khó khăn
• Điều kiện thụ lý: buộc phải có Writ cấp nhân danh nhà vua. Quá
trình cấp Writ cực kì khó. Nhiều trường hợp ngừoi dân tìm đến Writ
nhưng bị từ chối.
• Tâm lý nghi ngại của người dân đối với hệ thống tòa án mới này:
người dân không biết nhà vua áp dụng luật, tập quán nào để giải
quyết vụ việc, cách hiểu của nhà vua có giống cách hiểu từ trước
đến nay hay không.
▪ Cách thức nhà vua nâng cao cạnh tranh của Hệ thống Tòa án
• Cải tiến hệ thống Writ: ban hành mẫu Writ. Khả năng thắng kiện khi
có Writ là 100%.
➢ Mở rộng phạm vi các loại tranh chấp mà Tòa án có thể can
thiệp.
50

➢ Thông qua đó nhà vua lựa chọn những lại tranh chấp quan
trọng nhất đối với dân chúng để nhà vua giải quyết.
➢ Chính nhờ việc cấp Trát này mà có khả năng thằng kiện của
người mua Trát cấp nên thu hút người dân đưa vụ việc đã có
Trát ra Tòa án hoàng gia.
• Sử dụng bồi thẩm đoàn trong hoạt động xét xử: không sử dụng các
hình thức thử thách mang tính siêu nhiên & tùy nghi như trước đây.
Xem xét dựa trên lời khai & chứng cứ của các bên tại phiên tòa. Nhà
vua còn cho thành lập nhóm người ở địa phương đó, là những người
không biết thông tin gì về vụ việc ở đó, để quá trình xem xét, nghe
trình bày, lập luận của các bên, để đưa ra phán quyết công bằng,
khách quan nhất. → Tạo ra ưu thế lớn cho các tòa án của Nhà vua.
Đây là chế định quyền con người đầu tiên trên thế giới (chỉ sau khi
có bản án của Tòa án kết tội một người, thì người đó mới có tội).
• Đưa ra phương thức xét xử lưu động: Đây chính là hoạt động quan
trọng thúc đẩy sự ra đời của thông luật. Nếu trước đây các thẩm phán
hoàng gia chỉ ngồi ở văn phòng của mình ở Luân Đôn, thì mùa hè,
các thẩm phán đi về các địa phương để xử án.
❖ Nguồn luật áp dụng: áp dụng luật, tập quán địa phương nơi
mình đến xét xử. Chứng minh cho người dân thấy thẩm
phán hoàng gia không mang gì khác đến ngoài công lý.
❖ Kết quả xét xử sẽ phụ thuộc vào việc cá nhân Thẩm phán
hoàng gia đó hiểu & giải thích tập quán địa phương đó như
thế nào. → Giải thích & áp dụng sáng tạo tập quán địa
phương. Do luật & tập quán tồn tại lâu đời, phù hợp với nền
kinh tế tự cung tự cấp của nước Anh, trong khi đó các quan
hệ xã hội ngày càng phát triển hơn → Luật & tập quán trở
nên lỗi thời → đòi hỏi phải có cách giải thích sáng tạo luật
& tập quán để phù hợp với điều kiện mới. Đồng thời thẩm
phán giải thích phù hợp với lợi ích của Hoàng gia
❖ Hoạt động xét xử này phải được ghi chép lại. Giúp Nhà vua
kiểm soát được các Thẩm phán. Các bản ghi chép này tạo
ra rất nhiều giá trị cho HTPL của Hoàng gia Anh
 Giúp cho nhà vua hệ thống được toàn bộ các
luật & tập quán của các địa phương điều chỉnh
quan hệ xã hội lúc bấy giờ. Trên cơ sở đó, sau
này nhà vua mới lựa chọn được luật, tập quán
tối ưu nhất để điều chỉnh loại quan hệ xã hội
 Các ghi chép đó sẽ trở thành kinh nghiệm cho
bản thân chính thẩm phán đó trong quá trình
xét xử về sau, ở các lãnh địa, địa phương khác.
Đồng thời, tạo kinh nghiệm cho các thẩm
51

phán đồng nghiệp khác. Và hỗ trợ cho các


cuộc thảo luận của các thẩm phán sau này để
xây dựng HTPL thông luật anh.
- So sánh tập quán của nước Anh trước 1066 & trong giai đọan từ 1066 đến
cuối thế kỉ XV?
o Thẩm phán giải thích & áp dụng tập quán sáng tạo cho phù hợp với điều kiện
mới & phù hợp với lợi ích của Hoàng gia.
o Hình thành thông luật:
• Các nguyên tắc pháp lý của thông luật ra đời dựa trên quá trình thảo luận của
các Thẩm phán xung quanh các ghi chép của họ. Về mùa đông, các Thẩm phán
tập trung lại văn phòng thẩm phán hoàng gia ở Luân Đôn. Việc làm chủ yếu của
họ là thảo luận liên quan đến ghi chép của họ.
Ví dụ: Nếu họ thấy rằng đối với quan hệ tranh chấp dạng M, hiện nay ở nước
Anh có 5 luật, tập quán khác nhau cùng điều chỉnh. Các thẩm phán thấy rằng
trong số các luật, tập quán đó thì luật, tập quán của địa phương E là tốt nhất. Sau
đó các Thẩm phán xem xét cách thức giải thích của thẩm phán xử lý vụ ở địa
phương E đã tốt chưa → đưa ra cách giải thích tốt nhất. Mùa hè sau khi các
Thẩm phán về các địa phương để xét xử, họ sẽ áp dụng cách giải thích tốt nhất
cho luật, tập quán địa phương E, để thống nhất giải quyết cho các vụ tranh chấp
cụ thể tương tự nhau → Dần dần, các nguyên tắc pháp lý được áp dụng thống
nhất trên toàn nước Anh. Bắt đầu từ thế kỷ XIII, Đến tận thế kỷ XV, hoàn thiện
thông luật Anh.
▪ Các nguyên tắc pháp lý này được tạo ra trong các bản án của tòa án Hoàng
gia.
▪ Các nguyên tắc pháp lý được hình thành dựa trên việc lựa chọn, giải thích
& áp dụng sáng tạo đối với luật, tập quán địa phương → nhằm biến luật, tập
quán địa phương biến thành luật, tập quán quốc gia, vừa phù hợp với điều
kiện mới, vừa phù hợp với lợi ích của Hoàng gia.
• Ban đầu nguyên tắc tham khảo phán quyết có trước tự nguyện, nhưng sau này là
áp dụng bắt buộc. → Nguyên tắc bất thành văn Stare Decisis
o Thông luật Anh hoàn thiện ở thế kỷ XV khi hội tộ đủ những điều kiện cơ bản
sau:
+ Có hệ thống Tòa án tập trung: Vì hệ thống Tòa án của lãnh chúa phong
kiến bị triệt tiêu (người dân không còn lựa chọn hệ thống tòa án của lãnh
chúa phong kiến nữa)
+ Có đội ngũ thẩm phán, Luật sư giàu kinh nghiệm (kinh nghiệm chọn Writ
phù hợp, kinh nghiệm phân tích án…)
+ Các bản án phải được công bố. Thường các Tòa án lựa chọn, công bố bản
án hay cho công luận

Thông luật (Common law): luật chung, dùng để phân biệt với luật, tập quán chung của
từng địa phương.
52

1.2. Đặc điểm của thông luật

- Có nguồn gốc từ luật Anh cổ:


- Hình thành bằng con đường tư pháp, tách bạch với con đường lập pháp, Do thông
luật Anh hình thành, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và củng cố
HTPL hoàng gia Anh.
- Mang tính liên tục và kế thừa
• Tính kế thừa:
▪ Pháp luật Anh đi lên từ pháp luật Anglo Saxons.
▪ Luật La mã không để lại dấu ấn gì quan trọng đối với thông luật
Anh.
▪ Nguồn luật mà các thẩm phán Tòa án Hoàng gia Anh dùng là luật
và tập quán địa phương.
• Tính liên tục:
▪ Thông luật Anh ra đời trong xã hội ohong kiến; hoàng gia Anh vẫn
còn tồn tại co tới bây giờ; Cách mạng nước anh là cách mạng chưa
triệt để.
▪ Nước Anh chưa bao giờ trải qua 1 cuộc pháp điển nào toàn diện.
- Coi trọng thủ tục tố tụng:
▪ Sự tồn tại của Writ trước cải cách tòa án 1873-1875.
▪ Để được thừa nhận là án lệ, bản án chứa đựng án lệ phải thỏa mãn rất
nhiều điều kiện khác nhau, trong đó có một số điều kiện về mặt thủ tục.
- Không có sự phân chia thành lĩnh vực luật công & lĩnh vực luật tư.
- Chủ yếu sử dụng chế tài phạt tiền; Đây chính là 1 trong những lý do đẩy thông
luật Anh đến khủng hoảng kinh tế từ thể kỷ XV (vấn đề uy tín).
- Nguyên tắc “Stare Decisis” – nguyên tắc nền tảng của thông luật.

2. Luật công bằng (Equity law)

2.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Luật công bằng

1) Nêu nguyên nhân và mục đích ra đời của Luật công bằng
2) Nêu cách thức mà LuậT La Mã ảnh hưởng đến bộ phận luật công bằng
3) Nêu mối tương quan giữa bộ phận thông luật và Luật công bằng trước và sau cải
cách tòa án 1873-1875
4) So sánh thủ tục tố tụng của Tòa tố tụng và Tòa công bằng

a) Nguyên nhân, mục đích ra đời Luật Công bằng

Cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 16 điều kiện kinh tế - chính trị của nước Anh thay đổi hết
sức nhanh chóng, đòi hỏi thông Luật anh phải thay đổi theo để bắt kịp sự thay đổi của
điều kiện Kinh tế - chính trị. Nhưng thông Luật anh không những không thay đổi mà
53

còn càng ngày càng trở nên cứng nhắc hơn. Điều này đặt thông Luật Anh vào một cuộc
khủng hoảng trầm trọng được thể hiện trong các khía cạnh cơ bản sau:

- Khủng hoảng về luật nội dung:

o Trong lĩnh vực luật dân sự - thương mại:


• Rất nhiều điều kiện, hoàn cảnh mới đặt ra với xã hội nước Anh đòi hỏi Tòa án
của nước Anh phải đưa ra những nguyên tắc giải quyết mới cho những vụ việc
đã tồn tại trước đây thay vì sử dụng các nguyên tắc được hình thành trong án lệ
trước đó. Tuy nhiên, thẩm phán Anh vẫn áp dụng những nguyên tắc thông luật
đã tồn tại trước đó để giải quyết các vụ việc này trong điều kiện hoàn cảnh mới.
• Cuối thế kỷ 13 giới lãnh chúa phong kiến là đấu tranh với Hoàng gia Anh và nhà
vua để dẫn đến thỏa hiệp là cấm văn phòng tòa án Hoàng Gia phát hành thêm
Trát mới. Do đó cuối thế kỷ thứ 13 sự mở rộng của thông luật đã bị chững lại. Vì
vậy rất nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh và tranh chấp theo đó nảy sinh nhưng
không thể được đưa ra tòa thông luật do không có Trát.
• Trong các lĩnh vực liên quan đến dân sự thương mại các thẩm phán chủ yếu sử
dụng chế tài phạt tiền nên dẫn đến hệ quả là không có khả năng ngăn ngừa một
cách hiệu quả việc bên vi phạm hoặc phá bỏ giao kết hợp đồng thương mại điều
này đặt nước anh trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
o Trong lĩnh vực hình sự:
• Sự mâu thuẫn giữa Hoàng gia Anh và các tầng lớp chính trị, dân chúng tiến bộ
trong xã hội ngày càng lên cao Hoàng gia Anh đã sử dụng thông luật như một
công cụ để trấn áp các tầng lớp trong đối trong xã hội hệ quả là chế tài trong lĩnh
vực hình sự vô cùng hà khắc, số lượng nhà tù được mở rộng hơn bất kỳ thời kỳ
nào trong lịch sử nhưng vẫn không đủ để kết án. Nên đầu thế kỷ thứ 17 Hoàng
gia Anh đưa một loạt tù nhân sang Châu Mỹ vừa giảm được áp lực về kinh tế do
phải nuôi tù nhân này vừa đem họ sang Châu Mỹ để khai thác tài nguyên châu
báu đồng thời đẩy mối nguy hiểm ra khỏi lãnh thổ nước Anh
• Lưu ý: Luật công bằng không được phép đưa ra các nguyên tắc lẽ phải, lẽ công
bằng trong lĩnh vực luật hình sự vì luật Hình sự bảo vệ lợi ích của nhà vua nên
nhà vua không đồng ý xem xét các vụ việc hình sự.
- Khủng hoảng Ttrong lĩnh vực tố tụng:
o Nhiều tranh chấp mới phát sinh nhưng không thể đưa ra tòa thông luật vì không
có Trát.
o Nhiều tranh chấp ngay cả khi được đưa ra tòa thông luật có Trát nhưng giải quyết
pháp lý do tòa không được đưa ra nhiều trường hợp không làm cho bên tranh
chấp thỏa mãn do trong lĩnh vực dân sự - thương mại chủ yếu sử dụng chế độ
phạt tiền.
o Đứng trước những hạn chế này thay vì sửa đổi hoặc Bãi bỏ Thông luật thì người
anh lại tạo ra một bộ phận pháp luật mới đứng bên cạnh bổ sung lắp chỗ trống
54

cho thông luật chứ Không nhằm mục đích sửa đổi hay thay thế trong đợt đó chính
là bộ phận luật công bằng.

b. Sự ra đời của Luật công bằng

Cuối thế kỷ XV: Tòa của thông luật & Tòa công bằng đều là Tòa án của nhà vua (Tòa
Hoàng gia)

Nhà vua cuối thế kỷ XV lập Tòa công bằng, Thẩm phán ban đầu được bổ nhiệm từ các
linh mục. Phán quyết ban đầu của các Thẩm phán Tòa công bằng hết sức linh hoạt, mềm
dẻo (quan điểm cá nhân của Thẩm phán là lẽ phải, lẽ công bằng), miễn sao không trùng
với thông luật.

Các phán quyết của Tòa công bằng lựa chọn & công bố → Hệ quả thành án lệ Tòa công
bằng sẽ được áp dụng cho các trường hợp sau (bản án có trước áp dụng cho bản án sau)
→ Các nguyên tắc trở nên cứng nhắc

Cuối Thế kỷ XVII:

Trước thế kỷ XVII, Viện nguyên lão chỉ xem xét các phán quyết của Tòa thông luật, vì
quan điểm của Thẩm phán & các luật gia lúc đó là chỉ nhìn nhận thông luật là luật, còn
lẽ phải, lẽ công bằng là nguồn bổ sung cho thông luật, chứ không phải là luật.

Từ thế kỷ XVII, các thẩm phán & các luật gia mới nhìn nhận lẽ phải, lẽ công bằng là
nguồn của luật → Tính pháp lý của Tòa công bằng & luật công bằng được tăng cường.

Mối quan hệ giữa Lẽ công bằng & thông luật trước Cải cách Tòa án 1873-1875:
Luật công bằng đi sau thông luật: chỉ được coi là lẽ phải, lẽ công bằng bổ sung cho luật
(common law).

- Nguyên tắc: Luật công bằng đi sau thông luật (Equity follows common law) là
do chính các thẩm phán của Tòa công bằng đưa ra, nhằm tránh sự đối đầu trực
diện với thẩm phán Tòa thông luật
- Tại Tòa công bằng:
o Các trường hợp được thụ lý:
▪ Khi người dân không đưa được vụ việc ra Tòa thông luật vì không
có Writ. [Tuy nhiên, Tòa công bằng không được xem xét việc hình
sự]
▪ Vụ việc có Writ của Tòa thông luật, nhưng phán quyết của Tòa
thông luật không làm thỏa mãn bên nào đó trong tranh chấp. Trong
mọi trường hợp, Tòa công bằng không được xem xét các khía cạnh
của thông luật & những vấn đề đã được giải quyết bởi thông luật.
55

o Điều kiện thụ lý:


▪ “Người gõ cửa Tòa công bằng phải có bàn tay sạch”.
o Các biện pháp khắc phục công bằng, công lý của Tòa công bằng không
được trùng với biện pháp của Tòa thông luật
▪ Tuyên bố quyền của bên nguyên
▪ Buộc bên bị thực hiện một hành vi nào đó
▪ Buộc bên bị chấm dứt một hành vi nào đó.

→ Tác động tích cực đến sự phát triển của chế định ủy thác (Ủy thác là việc 1 cá nhân
hay tổ chức trao tài sản của mình cho một tổ chức, cá nhân khác sử dụng, quản lý. Khi
người ủy thác yêu cầu, thì người nhận ủy thác phải trả lại cho bên ủy thác. Thời bấy giờ,
nhiều công dân Anh đã để lại nhà cửa, tài sản ở quê hương để đi chiến đấu, nên quan hệ
ủy thác rất phát triển ở Anh. Theo quy định của thông luật, thì bên ủy thác phải chuyển
quyền sở hữu cho người nhận ủy thác. Trên thực tế, rất nhiều người nhận ủy thác không
giao lại tài sản cho con của người ủy thác khi mà người ủy thác mất, mất tích, hoặc
không trả lại tài sản cho người ủy thác khi người ủy thác trở về → Nếu kiện ra Tòa thông
luật, thì Tòa thông luật chỉ có biện pháp duy nhất là tuyên phạt đối với người nhận ủy
thác. Cách xử lý này làm cho nhiều người bất mãn. Còn vụ việc liên quan đến ủy thác
mang ra Tòa công bằng, thì trước hết Thẩm phán của Tòa công bằng tuyên bố quyền sở
hữu đối với tài sản ủy thác vẫn thuộc về người ủy thác/ con của người ủy thác; tuyên
bên nhậm ủy thác chấm dứt hành vi sở hữu đối với tài sản ủy thác & trả lại tài sản ủy
thác cho người ủy thác/ con của người ủy thác.

Thẩm phán Tòa thông luật vẫn áp dụng luật công bằng, nhưng chỉ tham khảo với tư cách
lẽ phải, lẽ công bằng, chứ không phải với tư cách là luật.

Nhận định: Trước cải cách Tòa án 1873-1875, luật công bằng chỉ được áp dụng ở
Tòa công bằng

 Sai
 Vẫn được áp dụng bởi Tòa Thông luật, nhưng với tư cách là lẽ phải, lẽ công bằng.

Cải cách Tòa án 1873-1875

- Nguyên nhân của cải cách: Cuối thế kỷ XIX, nước Anh có sự tồn tại song song 2 loại
tòa án: Tòa thông luật & Tòa công bằng: trình tự thủ tụng tố tụng <> nhau & nguồn luật
sử dụng <> nhau. Điều này khiến cho trình tự thủ tụng tố tụng ở tòa án Anh phức tạp &
tốn kém & nhiều trường hợp tạo ra tính 2 mặt của thủ tục tố tụng: trong cùng 1 vụ việc
tranh chấp, để đạt được các mục đích khác nhau, lại kiện ra 2 Tòa khác nhau: Ví dụ kiện
ra Tòa thông luật để y/c phạt do chậm giao hàng, đồng thời phải kiện ra Tòa công bằng
để y/c bên bị đơn tiếp tục nghĩa vụ giao hàng.
56

- Mục đích: Mục đích của cải cách: Đơn giản hóa thủ tục tố tụng & chấm dứt tính 2 mặt
của thủ tục tố tụng.

- Kết quả:

+ Giúp đơn giản hóa được thủ tục tố tụng bằng việc sáp nhập Tòa công bằng & Tòa
thông luật vào chung trong một tòa (Tòa công lý cấp cao). Bãi bỏ hầu hết hệ
thống Writ (ban hành Writ chung là Writ hầu tòa, …) → chưa thực sự đơn giản
hóa được thủ tục tố tụng nhưng giảm bớt được chi phí tốn kém cho người dân.
+ Hình thành Tòa án tối cao của nước Anh và xứ Wales:
• Tòa phúc thẩm, Tòa công lý cấp cao, Tòa hình sự trung ương là 03 tòa
trực thuộc Tòa án tối cao Anh.
• Tòa tối cao chỉ là tên gọi trên danh nghĩa, thể hiện qua 02 khía cạnh: Nó
không phải là cấp xét xử cuối cùng đối với các vụ việc ở nước Anh và xứ
Wales, cấp xét xử cuối cùng thuộc về Viện nguyên lão; Đây thật sự không
phải là Tòa án tối cao mà chỉ là vỏ bọc ngoài của 3 Tòa án: Tòa phúc thẩm,
Tòa công lý cấp cao, Tòa hình sự trung ương.
+ Tuy nhiên cải cách Tòa án ở nước Anh chưa triệt để: nếu vụ việc đưa ra Tòa
chung, thì sẽ được xem xét, nếu vụ việc có khía cạnh liên quan đến thông luật,
thì sẽ áp dụng thủ tục tố tụng & luật của thông luật để áp dụng, & nếu vụ việc có
khía cạnh liên quan đến lẽ phải, lẽ công bằng, thì sẽ áp dụng thủ tục tố tụng &
luật của luật công bằng → chưa triệt để.

*Lưu ý:

+ Tại thời điểm cải cách Tòa án 1873 – 1875, Tòa án tối cao của nước Anh chỉ bao
gồm Tòa công lý cấp cao và Tòa phúc thẩm. Đến 1877, Tòa hình sự trung ương
mới được thành lập và trở thành bộ phận của Tòa án tối cao ở nước Anh.
+ Tòa công lý cấp cao và Tòa phúc thẩm được thành lập dựa trên việc sáp nhập các
Tòa án có khả năng tạo ra án lệ lúc bấy giờ ở nước Anh.
+ Tòa hình sự trung ương không có khả năng tạo ra án lệ dù cùng cấp với 2 Tòa án
trên vì lý do nó được hình thành dựa trên việc sáp nhập các Tòa hình sự lưu động
ở nước Anh. (Các tòa hình sự lưu động không có khả năng tạo ra án lệ → tòa
hình sự trung ương không có khả năng tạo ra án lệ).
+ Khi có sự mẫu thuẫn giữa thông luật và luật công bằng thì luật công bằng chiếm
ưu thế, nhưng đó chỉ là về mặt pháp lý. Còn trên thực tế thẩm phán Anh vẫn coi
trọng thông luật hơn Luật công bằng.

- Mối quan hệ giữa Luật công bằng với thông luật sau cải cách tòa án

+ Luật công bằng trở thành bộ phận pháp luật độc lập, ngang bằng với thông luật.
+ Khi có sự mâu thuẫn giữa thông luật & Luật công bằng thì Luật công bằng chiếm
ưu thế: nguyên tắc này được hình thành từ đầu thế kỷ XVII (thiết lập bởi án lệ
57

Earl of Oxford’s case (1615) 21ER 485, nhưng trước đó không được tuân thủ,
cho đến sau cải cách tòa án này thì nguyên tắc này mới được ghi nhận. Tuy nhiên,
trên thực tiễn áp dụng, Thẩm phán nước Anh vẫn ưu tiên thông luật hơn so với
luật công bằng, lí do: Vì sau cải cách tòa án này, tất cả các thẩm phán của nước
Anh đều được bổ nhiệm từ các luật sư từ các đào tạo bài bản trong thông luật,
nên họ sẽ luôn luôn coi trọng thông luật hơn, mà không còn được bổ nhiệm từ
các linh mục nữa.

3. Luật thành văn

a. Sự hình thành của bộ phận luật thành văn trong HTPL Anh

Nhận định: Luật thành văn chỉ tồn tại trong HTPL Anh từ cuối thế kỷ XIX trở đi?

 Sai. Trước thế kỉ XIX, luật thành văn đã tồn tại trong HTPL Anh song nó không
có gì so với sự tồn tại của hàng triệu án lệ vao gồm cả án lệ của thông luật và án
lệ của luật công bằng. Mặc dù vai trò của luật thành văn chưa thật sự được coi
trọng trong giới luật gia nhưng cuối thế kỳ XIX đến nay, luật thành văn đã chính
thức được thừa nhận, trở thành 1 bộ phận pháp luật mà có thể cạnh tranh với án
lệ.

Tại sao từ cuối thế kỷ 19, luật thành văn trở nên quan trọng?

+ Sau cách mạng tư sản, Nghị viện Anh trở thành cơ quan quyền lực tối cao của
nước Anh. Thông qua Luật Thành văn, Nghị viên có thể bác bỏ được án lệ nếu
nó trái với Luật Thành viên.
+ Cuối thế kỷ 19, nước Anh có xu hướng toàn cầu hóa nên kinh tế nên đã tham gia
ký kết nhiều điều ước quốc tế và lúc này chỉ có Luật thành văn mới nội lực hóa
được Luật quốc tế vào HTPL Anh.

So sánh mối tương quan giữa án lệ với Luật thành văn?

+ Vai trò: Trong cấu trúc nguồn luật án lệ chiếm ưu thế hơn.

+ Giá trị pháp lý: Luật thành văn do nghị viên trực tiếp ban hành nên có giá trị pháp lý
cao hơn; Đối với LTV do nghị viện ủy quyền ban hành có giá trị thấp hơn án lệ.

*) Phân loại

+ Luật thành văn do Nghị viện trực tiếp ban hành: giá trị pháp lý cao hơn án lệ
+ Luật thành văn do Nghị viện ủy quyền cho các cơ quan khác ban hành: giá trị
pháp lý thấp hơn án lệ.

Án lệ vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong HTPL Anh.
58

*) Cách thức giải thích, ban hành

Sau khi cơ quan Nghị viện của nước Anh trở thành cơ quan quyền lực tối cao của nước
Anh. Mặc dù về nguyên tắc, luật thành văn do Nghị viện trực tiếp ban hành có giá trị
pháp lý cao hơn án lệ (trước khi Thẩm phán giải quyết vụ việc, Thẩm phán phải tìm xem
có quy định luật thành văn nào của Nghị viện ban hành điều chỉnh vấn đề đó không),
nhưng trên thực tế, Thẩm phán không thực hiện điều này. Thẩm phán anh xem nhẹ Luật
thành văn. Họ xem luật thành văn là 1 thứ tồn tại bên ngoài pháp luật và ảnh hưởng xấu
đến sự tồn tại của pháp luật (do những điều mà LTV quy định chưa được kiểm chứng
trên thực tiễn, không đi lên từ thực tiễn nên độ tin cậy cao) nên các luật gia vẫn coi trọng
án lệ hơn luật thành văn.

Trong trường hợp án lệ bị thay đổi hiệu lực bơi quy định luật thành văn (hết hiệu lực
hoặc bị bãi bỏ bỏi luật thành văn) thì thẩm phán có 2 cách giải quyết:

+ Từ chối áp dụng với lý do luật quy định chưa rõ ràng.

+ Áp dụng nhưng giải thích theo câu chữ chứ không giải thích theo ý chí của Nghị viện.

Họ thường giải thích theo hướng né tránh áp dụng luật thành văn bằng 2 cách:

(1) cho rằng luật thành văn không rõ ràng hoặc

(2) giải thích luật thành văn theo câu chữ, theo quan điểm cá nhân của mình

→ Dẫn đến nhiều quy phạm luật thành văn không được áp dụng đúng theo ý chí của nhà
lập pháp. Thông thường, các Thẩm phán của Anh ít áp dụng những đạo luật chưa từng
được áp dụng, chưa từng được giải thích trong các bản án trước đó, vì họ cho rằng, luật
thành văn đó có độ tin cậy không cao, vì chưa được kiểm chứng. Hoặc các Thẩm phán
khi áp dụng luật thành văn vào bản án của mình, lại không trích dẫn điều luật đó, mà lại
trích dẫn án lệ đã giải thích điều luật đó → Thẩm phán nước Anh xem nhẹ luật thành
văn.

Cho nên, Luật thành văn của nước Anh được ban hành rất chi tiết [Điều này là khác với
luật thành văn của châu Âu lục địa. Châu Âu lục địa ban hành luật thành văn theo hướng
khái quát hóa, sau đó sẽ hướng dẫn cụ thể. Đối với châu Âu lục địa, nếu quy định của
Luật ko rõ ràng thì phải tuân thủ mục đích của nhà lập pháp, các Thẩm phán không được
áp dụng ý chí của mình khi giải thích luật].

[Tuy nhiên, sau này, sự giải thích luật thành văn của Thẩm phán Anh ngày càng thay
đổi theo hướng tích cực, do tác động của Anh gia nhập liên minh Châu Âu].

Tại sao thẩm phán thẩm phán Anh gặp rất nhiều chỉ trích vì khi giải thích án lệ và Luật
thành văn của Liên minh châu EU đòi hỏi thẩm phán Anh không thể nào giải thích khác
59

so với các thẩm phán của quốc gia khác thuộc Liên minh châu âu. Chính vì thế buộc các
thẩm phán của nước Anh phải tuân theo một cách thức giải thích chung trong giải thích
và áp dụng pháp luật của liên minh châu Âu. Đây là một trong các tác động làm thẩm
phán Anh ngày nay đã có nhiều thay đổi nhất định trong việc giải thích và áp dụng pháp
luật của mình.

*Lưu ý các cách hiểu khác nhau đối với thuật ngữ thông luật:

• Luật các là Luật chung dùng để phân biệt với luật và tập quán của các địa phương
(pháp luật Anglo saxon) → không ảnh hưởng của luật La Mã.
• Được hiểu là luật để phân biệt với luật công bình → không chịu ảnh hưởng của
luật La Mã.
• Được hiểu là án lệ dùng để phân biệt với luật thành văn → có chịu sự ảnh hưởng
của luật La Mã.
• Được hiểu là toàn bộ HTPL nước Anh bao gồm cả án lệ, luật Công Bình, luật
Thành Văn → có chịu sự ảnh hưởng của luật La Mã.
• Được hiểu là truyền thống pháp luật bao gồm các HTPL chịu sự ảnh hưởng của
luật anh cổ → chịu ảnh hưởng của luật La Mã

II. HỆ THỐNG TÒA ÁN ANH

1) Nêu nguyên tắc phân chia hệ thống tòa án Anh thành các tòa cấp thấp & cấp cao
2) Nêu đặc trưng của các tòa án cấp thấp & các tòa án cấp cao
3) Chứng minh rằng, hệ thống tòa án Anh không có sự phân chia rõ ràng về thẩm
quyền xét xử?
4) Chứng minh rằng, mặc dù không có thẩm quyền tạo ra án lệ, nhưng các Tòa án
cấp thấp vẫn có thể tác động đến hoạt động tạo lập chính sách của nước Anh.

Lưu ý:

- Hệ thống tòa án Anh có thể chia thành:

• Các tòa án có thẩm quyền chung


• Các tòa án đặc biệt

- Các Tòa án óc thẩm quyền chung chia thành:

• Tòa án cấp thấp: Tòa địa hạt, Tòa pháp quan, Tòa gia đình.
• Tòa án cấp cao: Tòa phúc thẩm, Tòa công lý cấp cao, Tòa hình sự trung ương
(không bao gòm tòa án tối cao).

1. Nguyên tắc phân chia hệ thống tòa án Anh


60

Chú ý: Tòa tối cao là tòa chung của toàn vương quốc Anh, nên không nằm trong Hệ
thống Tòa án Anh.

Nguyên tắc phân chia: dựa trên khả năng tạo ra án lệ. Tòa cấp thấp không có khả năng
tạo ra án lệ. Tòa cấp cao có khả năng tạo ra án lệ [Tuy nhiên, chú ý là Tòa hình sự trung
ương không có khả năng tạo ra án lệ, còn Tòa công lý cấp cao & Tòa phúc thẩm có khả
năng tạo ra án lệ].

1.1. Các Tòa cấp thấp

- Tòa án cấp thấp gồm 3 tòa.

- Các Tòa này được thành lập ở mỗi khu nhất định. Tuy nhiên, người dân có thể lựa
chọn bất kỳ tòa án nào trong khoảng 400 tòa án địa phương phụ trách việc xét xử sơ
thẩm

- Các Tòa án cơ sở có thẩm quyền đối với những vụ án dân sự đơn giản đặc biệt là
có liên quan đến hôn nhân, gia định và các tội HS ít nghiêm trọng.

- Thủ tục xét xử ở tòa nyaf thường đơn giản, do một thẩm phán tiền hành và không
có bồi thẩm đoàn.

Tòa địa hạt Tòa gia đình Tòa pháp quan

(Country Court) (Family Court) (Magistrates’ Court)

Chủ yếu xét xử các Chuyên xét xử các vụ Chuyên xét xử các vụ
tranh chấp dân sự việc về gia đình như việc hình sử (95% vụ
có giá trị từ 50000 ly hôn, cấp dưỡng, các việc hình sự xét xử bởi
bảng Anh trở tội phạm liên quan Tòa này) nhưng kèm
xuống trừ những vụ đến trẻ vị thành niên. với điều kiện thường
việc thuộc thẩm hình phạt tù của các tội
Thẩm
quyền của Tòa cấp cáo buộc sẽ không quá
quyền xét
cao 6 tháng.
xử
Tuy nhiên, Tòa án này
vẫn xem xét một số ít
vụ việc DS (ví dụ như
các vụ việc liên quan
đến vi cảnh, liên quán
đến thuế
61

Sử dụng
bồi thẩm
đoàn Không sử dụng Không sử dụng Không sử dụng

Cấp xét xử Chỉ đảm nhiệm cấp Chỉ đảm nhiệm cấp sơ Chỉ đảm nhiệm cấp sơ
mà Tòa sơ thẩm thẩm thẩm
đảm
nhiệm

Khả năng
mà bản án
của Tòa có
thể trở
thành án Không có khả năng Không có khả năng Không có khả năng
lệ

Phán Phán quyết của Tòa Phán quyết sẽ được Chuyển lên hai Tòa:
quyết của địa hạt thường chuyển lên phân tòa
Tòa án sẽ được chuyển cho gia đình trong Tòa - Tòa hình sự trung
bị phúc phân Tòa nữ hoàng công lý cấp cao. ương
thẩm bới trong Tòa công lý
Tòa án cấp cao Hoặc chuyển lên Tòa - Hoặc Tòa nữ hoàng
nào phúc thẩm. thuộc Tòa công lý cấp
Hoặc chuyển thẳng cao.
lên phân Tòa dân → Tùy vụ việc mà
sự ở Tòa phúc thẩm chuyển lên đâu.
trong một số trường
hợp.

- Lưu ý: trong luật tố tụng của Anh không có một quy định nào gọi tên các các Tòa
án này là tòa án cấp thấp. Cách phân loại này dựa vào khả năng tạo ra án lệ, chính các
nhà nghiên cứu dựa vào khả năng này để phân chia.

1.2. Tòa cấp cao

→ do các học giả phân chia hệ thống Tòa án nước Anh làm 2 cấp tòa một cấp tòa
cấp thấp và một cấp tòa cấp cao cho nên để tránh nhầm lẫn thì High Court với các tòa
cấp cao → có thể dịch là Tòa công lý cấp cao

- Tòa cấp cao → dựa trên nguyên tắc khả năng tạo ra AL của các Tòa án nhưng trừ
Tòa HSTW thì các tòa cấp cao còn lại có khả năng tạo ra AL.
62

+ Tòa công lý cấp cao gồm TCB (Chancery Division); Tòa gia đình (Family
Division); Tòa nữ hoàng (Queen’s Bench Divisiom)

+ Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) gồm Dân sự (Civil Division) và Hình sự
(Criminal Division)

+ Tòa hình sự trung ương (Crown Court)

Tòa công lý cấp cao Tòa hình sự trung Tòa phúc thẩm
(High Court) ương (Crown Court) (Court of Appeal)

Thẩm Xét xử cả các vụ việc DS Xét xử chủ yếu các vụ


quyền xét và HS. Tuy nhiên, chủ việc hình sự và một số
xử yếu vẫn là các vụ việc ít vụ việc DS (ví dụ
DS liên quan đến thuế, vi
cảnh thì ở nước Anh
vẫn xem là DS)

Sử dụng Có sử dụng trong Tòa Chỉ sử dụng trong vụ Không sử dụng bồi
bồi thẩm thông luật (trừ TCB án xét xử đối với tội thẩm đoàn
đoàn không sử dụng) đặc biệt nghiêm trọng

Cấp xét Xét xử sơ thẩm và phúc Xét xử sơ thẩm và Chỉ thực hiện xét
xử mà thẩm đối với vụ việc DS. phúc thẩm xử phúc thẩm các
Tòa đảm vụ việc chuyển lên
nhiệm Đối với các vụ việc HS của các Tòa công
xét xử phúc thẩm (xét xử lý cấp cao, Tòa
các kháng cáo chuyển HSTW hoặc
lên từ Tòa HS trung chuyển trực tiếp từ
ương và Tòa pháp quan) Tòa địa hạt, Tòa
gia đình.

Khả 10% các phán quyết của Không có khả năng 25% phán quyết
năng mà Tòa này sẽ trở thành AL tạo ra án lệ vì của Tòa này sẽ trở
bản án → mặc dù chỉ 10% thôi thành AL
của Tòa nhưng đây là Tòa án tạo
có thể trở ra nhiều AL vì đã số vụ
thành án việc dừng lại ở Tòa này
lệ
63

Phán Phán quyết của Tòa này Phán quyết của Tòa Có thể kháng cáo
quyết của có thể được kháng cao HSTW sẽ chuyển sang phán quyết của
Tòa án sẽ lên tòa phúc thẩm; Tòa nữ hoàng; Tòa này lên Tòa án
bị phúc tối cao của Vương
thẩm bới Hoặc chuyển thẳng lên Hoặc lên phân tòa quốc Anh.
Tòa án Tòa án tối cao vì có hình sự của Tòa phúc
nào những vụ việc đã được thẩm.
xét xử sơ thẩm ở Tòa cấp
thấp, bây giờ được xét xử
ở Tòa công lý cấp cao →
không thể phúc thẩm một
lần nữa → chuyển lên
Tòa án Tối cao của
Vương quốc Anh

→ Tòa công lý và Tòa phúc thẩm là 2 tòa án tạo thành Tòa án tối cao ở nước Anh
và xứ Wales → kết quả của sự hình thành 2 tòa này là sự sáp nhập các tòa án có khả
năng tạo ra AL lúc bấy giờ → kế thừa khả năng tạo ra AL của các tòa mà Tòa công lý
và Tòa phúc thẩm thay thế.

Tuy nhiên, Tòa HS trung ương đến 1971 thì mới được hình thành, sự ra đời này dựa
trên việc xóa bỏ các Tòa án HS địa phương (thực hiện xét xử các vụ việc được đảm trách
với tòa địa phương) → xét về bản chất dù nằm cùng cấp với Tòa công lý, Tòa phúc thẩm
nhưng Tòa HSTW thì vẫn là tòa đảm nhiệm chức năng xét xử của các Tòa cấp thấp →
lý do không tạo ra AL (các tòa án mà Tòa HSTW thay thế không tạo AL nên theo đó
Tòa HSTW cũng không tạo ra AL)

→ xét về mặt tổ chức Tòa phúc thẩm ngang bằng với Tòa công lý cấp cao và Tòa
HSTW nhưng xét về cấp xét xử thì đứng trên 02 tòa còn lại. → tạo ra phương thức vận
hành đặc biệt AL của nước Anh so với AL của nước Mỹ.

1.3. Tòa án tối cao của Vương quốc Anh

❖ Sự ra đời:

- Trước 10/2009 thì Tòa án tối cao chính là viện nguyên lão (ủy ban phúc thẩm của
thượng nghị viện Vương quốc Anh - House of lord → không phải là một Tòa án nhưng
là cấp xét xử cao nhất của Vương quốc Anh).

- Năm 2005, nước Anh có luật cải tổ liên quan đến Hiến pháp, Hiến pháp của nước
Anh là bất thành văn không có đạo luật độc lập mà chỉ là quy định về cơ cấu tổ chức
64

của Nghị viện, cơ quan tư pháp → trước đạo luật cải tổ Hiến pháp có hiệu lực thì nghị
viện Vương quốc Anh đồng thời vừa có chức năng lập pháp vừa có chức năng tư pháp.

→ năm 2009 khi đạo luật cải tổ Hiến pháp có hiệu lực → khi này xóa bỏ viện nguyên
lão (xóa bỏ ủy ban phúc thẩm thương nghị viện Vương quốc Anh) → tức là xóa bỏ hoàn
toàn chức năng xét xử của nghị viện vương quốc Anh → Hình thành nên Tòa án tối
cao của Vương quốc Anh.

❖ Thẩm quyền

- Tòa án này là cấp phúc thẩm cuối cùng đối với:

+ Tất cả các vụ việc DS từ ba HTPL Anh, Scotland, Bắc Ireland;

+ Các vụ việc HS thì không có thẩm quyền đối với các vụ việc HS của Tòa án
Scotland vì trong 4 bộ phận cấu thành Vương quốc Anh thì Scotland có tính độc lập khá
là cao, xu hướng ly khai cao → chính quyền Scotland trước đây đã đấu tranh không cho
phép chuyển các vụ việc HS của họ lên cho ủy ban phúc thẩm của thương nghị viện
Vương quốc Anh do các vụ việc HS liên quan chủ quyền của nhà nước Scotland → xu
hướng ly khai khá mạnh → viện nguyên lão trước đây không thể can thiệp được vào các
vụ việc HS của Scotland nên bây giờ Tòa án tối cao của Vương quốc Anh cũng kế thừa
toàn bộ chức năng và thẩm quyền của Viện nguyên lão, vì vậy Tòa tối cao cũng không
thể xem xét các vụ việc HS của Scotland.

❖ Khả năng tạo ra án lệ: Có 3/4 phán quyết của Tòa án trở thành AL

❖ Giá trị của AL do Tòa án tối cao → cấp xét xử cuối cùng đối với các vụ việc
chuyển lên từ 3 bộ phận Tòa là Anh, Scotland, Bắc Ireland → về nguyên tắc khi Tòa tối
cao xét xử các vụ việc chuyển lên từ hệ thống tòa án nào thì sẽ phải áp dụng PHÁP
LUẬT của bộ phận đó. → Phán quyết của Tòa tối cao là kết quả của việc áp dụng PHÁP
LUẬT của các bộ phận khác nhau của Vương quốc Anh, giá trị áp dụng như sau:

→ về nguyên tắc thì Tòa án tối cao xét xử vụ việc nào chuyển lên từ bộ phận nào
của Vương quốc Anh thì phải áp dụng PHÁP LUẬT của bộ phận đó. Vì vậy, AL sẽ bắt
buộc đối với bộ phận có vụ án được xem xét.

→ AL là kết quả của việc áp dụng PHÁP LUẬT của bắc Ireland và Scotland chỉ trở
thành AL của nước Anh nếu thỏa mãn cả hai điều kiện sau: (1) PHÁP LUẬT bắc Ireland,
Scotland có nội dung điều chỉnh tương tự với PHÁP LUẬT của Anh; (2) có cách thức
giải thích tương tự nhau, các thẩm phán hiểu, diễn giải theo một cách. → lúc này mới
bắt buộc đối với các Tòa án Anh.

→ AL ở trong Vương quốc Anh, nước Anh sẽ vận hành theo chiều dọc → có nghĩa
AL của Tòa án tối cao mang tính bắt buộc đối với các Tòa án của nước Anh.
65

Nhận định mọi AL của Tòa án tối cao vương quốc Anh đều có giá trị bắt buộc đối
với các tòa án của nước Anh → Sai.

AL của Tòa tối cao của vương quốc Anh có giá trị bắt buộc đối với tòa án cấp dưới
→ hệ thống Tòa án Anh bao gồm Tòa án cấp cao, Tòa án cấp thấp thì không phải là tòa
án cấp dưới của Tòa án tối cao Vương quốc Anh, Tòa án tối cao là của cả vương quốc
Anh không phải chỉ là tòa án của bộ phận nước Anh và xứ Wales → không thể nói các
tòa án ở nước Anh là tòa án cấp dưới của tòa án tối cao Vương quốc Anh.

Chứng minh hệ thống Tòa án Anh không có sự phân định rõ ràng về cấp xét xử và
thẩm quyền xét xử?

Ví dụ: Các tòa cấp thấp:

- Tòa địa hạt – tòa án dân sự địa phương: bên cạnh xét xử một vụ việc về dân sự, TĐH
vẫn xem xét một số vụ việc hình sự.

- Tòa pháp quan – tòa án hình sự địa phương: bên cạnh ét xử một số việc về hình sự,
TPQ vẫn xem xét một số vụ việc về dân sự.

Ví dụ: Các tòa cấp cao:

- Tòa án hình sự TW: bên cạnh xét xử sở thẩm các vụ việc hình sự nghiêm trọng thì
THSTW còn xét xử phúc thẩm một số vụ việc lên từ Tòa hình sự địa phương.

- Tòa án công lý cấp cao: vừa xét xử dân sự, vừa xét xử hình sự. Ben cạnh xét xử sơ
thẩm các vụ việc dân sự phức tạp thì TCLCC xòn xét xử phúc thẩm một số vụ việc
chuyển từ TPQ, TGĐ hay TĐH.

? Mọi tòa án cấp cao đều có thẩm quyền tạo ra án lệ → Sai. Tòa án hình sự TW không
có thẩm quyền tạo ra án lệ.

? Tại sao tòa hình sự trung ương không có thẩm quyền tạo ra án lệ? Do nó được hình
thành dựa trên việc sáp nhập các Tòa hình sự lưu động nước Anh. (Các Tòa án hình sự
ưu động không có khả năng tạo ra án lệ → Tòa hình sự trung ương không có tạo ra án
lệ).

? Tại sao Tòa hình sự trung ương không có thẩm quyền tạo ra án lệ mà lại được xếp vào
hệ thống tòa án cấp cao? → vì về mặt tổ chức, THSTWW nang cấp với tòa TCLCC và
TPT và trực thuộc Tòa án Nhân dân tối cao trước đây.

3. Án lệ trong HTPL Anh

Hiện nay, án lệ có nhiều cách hiểu, trong đó có 2 cách hiểu phổ biến hơn cả:
66

+ Cách hiểu thứ nhất: Án lệ là một phương thức làm luật của thẩm phán. Sau khi
xem xét, lập luận, Thẩm phán đưa ra phán quyết về vụ việc:
(1) Lý do đưa ra phán quyết (dùng tập quán nào & giải thích nó như thế nào)
(2) Bình luận: quan điểm cá nhân của Thẩm phán → Không mang tính bắt
buộc cho các Thẩm phán khác áp dụng về sau, do là quan điểm cá nhân
→ Nếu Thẩm phán là người có uy tín → Sẽ có ảnh hưởng đến các thẩm
phán xét xử về sau

Cách phân biệt (1) & (2) rất khó, phụ thuộc vào kỹ năng của Thẩm phán.

+ Cách hiểu thứ hai: Án lệ bao gồm các quy tắc đã được lập ra trong một bản án
ban hành trước đó và có giá trị ràng buộc đối với các thẩm phán khi xét xử các
vụ việc khi có các tình tiết tương tự. Nguyên tắc “stare decisis”: nguyên tắc tiền
lệ phải được tuân thủ. Hệ thống tòa án nước Anh vận hành theo chiều dọc + chiều
ngang.
(1) Chiều dọc: phán quyết của Tòa án cấp trên có giá trị bắt buộc Tòa án cấp
dưới → Phán quyết của Tòa án tối cao có giá trị cao nhất
(2) Chiều ngang: 2 kiểu
▪ Ngang 1: Tòa án phải có trách nhiệm tuân thủ án lệ do chính nó tạo
ra trong quá khứ
▪ Ngang 2: Tòa án phải áp dụng án lệ do các Tòa án cùng cấp tạo ra.

Các điều kiện áp dụng án lệ:

+ Điều kiện 1: Bản án phải có hiệu lực pháp luật


+ Điều kiện 2: Bản án phải được tuyên bởi Tòa án có thẩm quyền tạo ra án lệ
+ Điều kiện 3: Phải đảm bảo được về mặt hình thức: tên của các bên của vụ án, cấu
trúc rõ ràng. Ví dụ: Nếu trình độ viết án của thẩm phán không cao, thì Thẩm phán
của các vụ việc về sau có quyền từ chối áp dụng, vì có thể không tìm ra lí do
chính yếu để đưa ra phán quyết.
+ Điều kiện 4: Nội dung của bản án phải có tính mới về mặt tình tiết. Về nguyên
tắc vụ việc không có tình tiết mới, thì phải tìm vụ việc có tình tiết tương tự để áp
dụng.
+ Điều kiện 5: Giải pháp pháp lý đưa ra trong bản án phải có tính mới, hiệu quả
+ Điều kiện 6: Được công bố trong các tuyển tập án lệ chính thức (cực kỳ quan
trọng)

Cấu trúc án lệ

- Bản án thường có ba bộ phận cơ bản:

+ Tóm tắt nội dung vụ việc;


67

+ Lập luận của Thẩm phán;

+ Phán quyết

- AL nằm trong phần lập luận của Thẩm phán → Thẩm phán dựa trên việc nhận định
tình huống, đưa ra quy định PHÁP LUẬT được áp dụng, giải thích luật áp dụng → tạo
cơ sở đưa ra phán quyết. Bộ phận lập luận này có 2 bộ phận gồm:

+ Ratio decidendi (lý do để ra phán quyết) → mang tính chất bắt buộc đối với
Thẩm phán về sau vì phần này dựa trên cơ sở pháp lý rồi giải thích các quy định pháp
luật.

→ Về nguyên tắc, quy tắc pháp lý có trong AL mang tính bắt buộc đối với các Thẩm
phán về sau nếu có sự tương tự về tình tiết.

Tuy nhiên, thẩm phán Anh vẫn có thể từ chối áp dụng bộ phận Ratio Decidendi
dựa trên 3 căn cứ như sau:

(i) Thẩm phán không đồng ý với phán quyết; → tìm CSPHÁP LUẬT khác để
đưa phán quyết khác do điều kiện thay đổi phán quyết đó không còn hợp lý hoặc
phán quyết quá nặng, quá nhẹ.

(ii) Không tìm thấy nguyên tắc pháp lý → Thẩm phán không phân biệt được bộ
phận Ratio decidendi và Obiter Dictum vì đối với AL mà Thẩm phán viết AL có
trình độ viết án không cao nên tạo ra một bản án dài lê thê, không rõ ràng giữa hai
bộ phận (thông thường khi thẩm phán viết án thì không chỉ ra đây là Ratio decidendi
hay Obiter Dictum) → việc nhận diện thì do Thẩm phán về sau tự đọc, tự xác định.

(iii) Thẩm phán đưa ra quá nhiều lý lẽ khác nhau để dẫn tới phán quyết cho nên
Thẩm phán về sau không biết được rằng đâu là lý lẽ mấu chốt dẫn tới phán quyết
mà thẩm phán về sau muốn áp dụng.

+ Obiter Dictum (phần bình luận của Thẩm phán) → không mang tính bắt buộc
đối với các thẩm phán về sau vì quan điểm, bình luận cá nhân Thẩm phán chưa được
kiểm chứng. Tuy nhiên, nếu AL được tạo ra bởi Thẩm phán uy tín, có danh tiếng thì
phần bình luận cá nhân của thấm phán đó vẫn có tính bắt buộc nhất định đối với các
thẩm phán về sau.

→ Xu hưỡng chung của các Thẩm phán trong HTPL thông luật là tuân thủ AL không
phải là từ chối áp dụng AL.

Nguyên tắc – Stare Decisis:


68

Nội dung: các thẩm phán khi xét xử phải áp dụng nguyên tắc pháp lý được tạo ra trong
bản án có trước nếu có sự tương tự về mặt tình tiết.

Cách thức áp dụng - phương thức vận hành của án lệ ở nước Anh án lệ được vận hành
theo cả chiều dọc và chiều ngang.

• Chiều dọc: án lệ của tòa án cấp trên có giá trị ràng buộc với tòa án cấp dưới
• Chiều ngang: có hai kiểu
▪ Tòa án có thẩm quyền tạo ra án lệ phải chịu sự ràng buộc của chính án lệ
do mình tạo ra trong quá khứ.
▪ Ngoại lệ Tòa án Tối cao không chịu sự ràng buộc của chính án lệ cho nó
tạo ra trong quá khứ ngoại lệ này đã được tạo ra từnăm 1966 viện Nguyên Lão
tuyên bố tự cởi trói khỏi nguyên tắc này, theo đó viện nguyên lão có thẩm quyền
không áp dụng nguyên tắc pháp lý do nó đặt ra trong án lệ khi đang xét xử đối
với vụ việc có sự tương tự về mặt tình tiết. Điều này có nghĩa là đối với một vụ
việc hiện tại có sự tương tự và tình tiết viện nguyên lão có thể đưa ra nguyên tắc
xét xử mới để giải quyết dù trước đó đã có án lệ cho vụ việc này rồi.

? Vì sao lại có ngoại lệ này: Đây là một lối thoát của tòa án trong việc cạnh tranh với
Nghị viện - cạnh tranh án lệ với luật thành văn, vì trong điều kiện hoàn cảnh mới khi áp
dụng nguyên tắc trên một cách triệt để thì thông luật sẽ bị trói buộc và bất lợi trong việc
cạnh tranh với luật Thành Văn.

Lưu ý: chỉ Viện nguyên lão bây giờ là tòa án tối cao sao mới được phép cởi trói nguyên
tắc này còn tất cả các tòa án cấp dưới thì không → Đây là tính bảo thủ của người Anh

• Án lệ của tòa án cấp cùng cấp thì có giá trị ràng buộc lẫn nhau. Ở nước Anh chỉ
duy nhất án lệ của tòa phúc thẩm mới có giá trị ràng buộc với tòa cùng cấp với
nó.

Vì sao? Về mặt tổ chức tòa phúc thẩm nganh với Tòa công lý cấp cao và tòa hình sự
Trung ương vì cùng trực thuộc vào những tối cao nhưng về cấp xét xử và thì tòa phúc
thẩm xếp trên tòa công lý cấp cao và tòa hình sự Trung ương.

Điều kiện:

Có tính mới về mặt tình tiết hết do ngoại lệ tạo ra từ năm 1966 theo đó đối với vụ việc
có sự tương đồng về mặt tình tiết thì viện nguyên lão bây giờ là Tòa án Tối cao không
phải tuân thủ theo án lệ cho nó tạo ra trong quá khứ mà có quyền đặt ra nguyên tắc pháp
lý để giải quyết của việc này.

Các trường hợp thẩm phán Anh có thể từ chối áp dụng án lệ


69

• Các thẩm phán không đồng ý với Phán Quyết


• Thẩm phán không tìm thấy quy tắc pháp lý do cấu trúc của bản án không rõ ràng
nhập nhằng giữa hai phần lý do đề ra trong phần phán quyết và bình luận
• Đưa ra quá nhiều lý lẽ hay cơ sở khác nhau trong phần lý do để ra phán quyết
dẫn đến không xác định được đâu là lý do cơ bản nhất để áp dụng trong trường
hợp của việc

Lưu ý

• Trong tất cả các trường hợp thẩm phán Anh từ chối áp dụng án lệ thì thẩm phán
phải rất tự tin rằng tòa án cấp trên sẽ bị thuyết phục.
• Xu hướng từ chối án lệ không phải là xu hướng của các thẩm phán thông luật mà
xu hướng của họ là xu hướng áp dụng án lệ
70

HTPL MỸ

I. ĐẶC TRƯNG CỦA THÔNG LUẬT MỸ SÓ VỚI THÔNG LUẬT ANH

1. Lịch sử hình thành nước Mỹ

Đọc trong giáo trình và lưu ý vấn đề sau:

Nhà nước LBM ra đời từ Đại hội châu lục lần thứ 2 được tổ chức năm 1775.

Mọi vấn đề của nước Mỹ xoay quanh Hiến pháp liên bang.

Nước Mỹ có 2 yếu tố tạo ra tính đơn nhất cho pháp luật nước mỹ: đó là yếu tố thông
luật & yếu tố liên bang.

- Yếu tố thông luật: Giúp phân biệt hệ thông pháp luật Mỹ với tất cả HTPL của các
quốc gia khác nằm trong dòng họ/truyền thông pháp luật khác (CALĐ, XHCN
hay hồi giáo).
- Yếu tố liên bang của NN Mỹ: giúp phân biệt thông luật Mỹ với thông luật của
các quốc gia khác cùng trong truyền thống thông luật.
➔ Là một trong những nguyên nhan chủ đạo tạo ra đặc trưng của thông luật Mỹ so
với thông luật Anh và thông luật của các nước còn lại.

2. Lịch sử hình thành thông luật của nước Mỹ:

Trải qua hai giai đoạn trước 1776 và từ 1776 đến này

1) Nêu nguyên nhân dẫn đến HTPL Mỹ có nguồn gốc từ thông luật Anh
2) Tại sao trong suốt thế kỷ XVII, thông luật ANh không có ảnh hưởng nhiều lên
các thuộc địa của mình ở châu Mỹ.
3) Tại sao từ thế kỷ thứ XVIII đến trước cuộc cách mạng giành độc lập của người
Mỹ, thông luật ANh ngày càng ảnh hưởng sâu sắc hơn đối với các thuộc địa này
ở châu Mỹ.
4) Tại sao pháp luật Mỹ chỉ có thể là sự tiếp thu có chọn lọc đối với thông luật của
Anh.
5) Tại sao sau khi giành được độc lập, pháp luật Mỹ vẫn “ở lại” trong hệ thống thông
luật.

*Nguyên nhân dẫn đến hệ thông pháp luật Mỹ có nguồn gốc từ thông luật Anh

+ Các khu dân cư đầu tiên ở Mỹ là thuộc sự cai quản của Anh. Hoàng gia Anh
tuyên bố thông luật Anh phải được áp dụng ở tất cả các thuộc địa Anh.
71

+ Đa số những người dân đầu tiên của các khu dân cư đầu tiên ở Mỹ chính là người
dân Anh di cư sang. Họ đã quen với thông luật. Mặc dù họ rất bất mãn hoàng gia
Anh và thông luật Anh nhưng thứ pháp luật NN duy nhất mà họ biết, bên cạnh
pháp luật tự nhiên. Cho nên khi điều chỉnh quan hệ giữa các nhóm dân cư người
Anh với nhau ở thời kỳ này thì họ lựa chọn những quy phạm của thông luật mà
họ cho là phù hợp để áp dụng.

*Tại sao trong suốt thế kỷ XVII, thông luật Anh không có ảnh hưởng nhiều lên các
thuộc địa của mình ở châu Mỹ.

- Do sự sao nhãng của hoàng gia anh trong việc cai trị 13 khu dân cư này:

+ Thời đầu thế kỷ XVII, sự cai trị của Hoàng gia Anh đối với các thuộc địa của
mình ở châu Mỹ là yếu. Trước thế kỷ XVII, nước Anh phải lo với các cuộc nổi
dậy trong nước & ở các thuộc địa ở châu Phi & châu Á. Cho nên, Hoàng gia Anh
thời gian đầu sao nhãng trong việc kiểm soát các khu dân cư ở châu Mỹ.
+ Ngoài ra do khoảng cách địa lý, từ nước Anh để sang được nước Mỹ phải vượt
qua Đại Tây Dương bằng con đường duy nhất là đường hàng hải, dẫn đến khó
khăn trong quá trình đi lại vào thời kỳ đầu.
+ Thời kỳ đầu, sự chán ghét của người Mỹ có nguồn gốc Anh đối với hoàng gia
Anh và thông luật Anh là rất cao. Bởi họ là nạn nhân của Hoàng gia Anh và thông
luật Anh. Do đó, khi bị áp đặt toàn bộ thông luật Anh, họ có sự chống đôi với nội
dung mà họ cho là không phù hợp.

- Do sự tích cực của cơ quan quản lý dân cư: Cơ quan quản lý dân cư của các khu dân
cư do người dân bầu ra. Trong cuộc canh tranh quyền lực với thống sứ của hoàng gia
Anh tại thời điểm đó, họ luôn cố gắng thể hiện vai trò quản lý của mình đối với cư dân
địa phương và chống lại sự ảnh hưởng của hoàng gia Anh thông qua vị quan thống sứ.

- Quan trọng nhất là thời kỳ đầu hâù hết các khu dân cư không đảm bảo đầy đủ
các điều kiện để vận hành thông luật Anh gồm:

• Có hệ thống tòa án tập trung: Thời kỳ đầu, các khu dân cư tập hợp những người
di cư nên tổ chức nhà nước ở các khu dân cư này chưa chặt ché.
• Có đội ngũ thẩm phán và luật sư giàu kinh nghiệm: Thời kỳ đầu, chây Mỹ vẫn là
vùng đất hoang sơ ên không thu hút được những thẩm phán luật sư giàu kinh
nghiệm sang di cư sinh sống.
• Có tuyển tập án lệ: Thông luật Anh thời kỳ đầu rất khó tiếp cận và xa lạ đối với
những người áp dụng pháp luật ở các thuộc địa do họ không có kinh nghiệm xét
xử.
72

*Tại sao từ thế kỷ thứ XVIII đến trước cuộc cách mạng giành độc lập của người
Mỹ, thông luật Anh ngày càng ảnh hưởng sâu sắc hơn đối với các thuộc địa này ở
châu Mỹ.

- Khu dân cư bắt đầu bảo đảm các điểu kiện để có thể vận hành được thông luật:
Càng về sau điều kiện cơ bản để áp dụng thông luật ngày càng được hoàn thiện:
hệ thống tòa án kiện toàn, đội ngũ thẩm phán, luật sư ngày càng nhiều, tập bản
án nước Anh đưa sang nhiều hơn.
- Tác phẩm “Bình luận pháp luật Anh” của Thẩm phán William Blackstone giúp
cho thông luật Anh dễ hiểu hơn. Giới luật gia của Mỹ đánh giá cực kì cao. Chính
tác phẩm này giúp các luật gia thông luật ở các thuộc địa tiếp cận thông luật theo
hướng hiện đại và dễ hiểu hơn. Nhờ đó, sự tiếp thu thông luật An trở nên dễ dang.
- Về sau Hoàng gia Anh đưa ra hoạt động phúc thẩm tư pháp đối với pháp luật
được ban hành bởi các quốc gia thuộc địa, trong đó có Mỹ. Pháp luật này bao
gồm luật thành văn + án lệ. Bắt đầu từ thế kỷ 18 thì càng ngày Anh càng chú ý
đến Châu Mỹ nhiều hơn, các khu dân cư ngày càng lớn mạnh và đối đầu hơn. →
tăng cường bằng Hội đồng cơ mật → Những bản án được xét xử bởi tòa cao nhất
của thuộc địa rồi, vẫn có thể được xem xét bởi Hội đồng cơ mật của Anh. Hội
đồng cơ mật có thể hủy được các phán quyết mà họ thấy là trái với quyền lợi của
Hoàng gia Anh → các nước thuộc địa ban hành phán quyết cẩn trọng hơn. Phán
quyết của Hội đồng cơ mật trở thành án lệ của các nước thuộc địa.
- Các khu dân cư ở Mỹ tồn tại độc lập với nhau, hoạt động chủ yếu là giao thương
với thương nhân chính quốc, mà ít giao lưu buôn bán với nhau. Trong mối quan
hệ này, thương nhân chính quốc (Anh), chiếm ưu thế, nên yêu cầu áp dụng pháp
luật Anh → Đặc biệt trong lĩnh vực luật tư, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại
hàng hải, chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh rất nhiều.

* Tại sao pháp luật Mỹ chỉ có thể là sự tiếp thu có chọn lọc đối với thông luật của
Anh.

- Đến từ sự cho phép của Hoàng gia Anh (năm 1608, hoàng gia Anh tuyên bố thông luật
được áp dụng trên tất cả các thuộc địa Anh. Tuy nhiên, Hoàng gia Anh nhấn mạnh rằng
chỉ áp dụng những quy phạm của thông luật Anh khi nó phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh thuộc địa). Vì Hoàng gia Anh hiểu rằng không thể áp dụng toàn bộ pháp luật Anh
ở thuộc địa, vì nhiều điều kiện khác nhau. Mặc khác, nước Anh có nhiều thiết chế dân
chủ cho người dân của mình, nên nước Anh cũng không muốn cho áp dụng trọn vẹn
pháp luật Anh ở thuộc địa, để tránh người dân thuộc địa cũng có được quyền như người
dân Anh.

- Thông luật Anh ra đời trong xã hội phong kiến. Trong khi ngay từ thời kì đầu, các khu
dân cư ở Mỹ đã đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa + cộng hòa → Đa số các quy định của
thông luật Anh trong lĩnh vực luật công là không phù hợp.
73

- Do sự bất mãn của những người dân có nguồn gốc Anh với Hoàng gia Anh → họ có
xu hướng từ chối những quy định không phù hợp với họ.

* Pháp luật Mỹ tiếp thu những vấn đề nào?

Thông luật Mỹ tiếp thu thông luật Anh ở những nội dung cơ bản sau: Xét trên 2 lĩnh
vực:

- Lĩnh vực luật công: Thông luật Mỹ hầu như không ảnh hưởng nhiều từ từ Anh. (Do
bản chất của 2 NN này là khác nhau. Trong khi nước Anh vẫn là PK, sau này là Quân
chủ lập hiến, thì nước Mỹ ngay từ đầu đã là chính thể Liên bang Cộng hòa. Cho nên, ở
lĩnh vực luật công, thông luật Mỹ không tiếp thu nhiều từ Anh).

- Lĩnh vực luật tư: Trong lý luật tư, đặc biệt là trong lĩnh vực luật thương mại hàng hải,
từ Mỹ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thông luật Anh. (Thời kì bấy giờ, khi nước Mỹ ra
đời, thì nước Anh là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cho nên lĩnh vực
luật tư của nước Anh đi trước rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Do đó, trong lĩnh vực
luật tư, về mặt nội dung, thông luật Mỹ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thông luật Anh, đặc
biệt là trong lĩnh luật thương mại Hàng hải),

*Một số dẫn chứng cho thấy xu hướng ly khai của pháp luật Mỹ khỏi thông luật
Anh (sự độc lập của pháp luật Mỹ so với thông luật Anh)

- Từ 1776, các TA của nước Mỹ bị cấm viện dẫn các án lệ của nước Anh được tạo ra từ
1776 trở đi.

- Sau khi NNLB Mỹ giành độc lập 1783, cả LB và các bang đều có Hiến pháp riêng cho
mình. Bên cạnh đó, khi trào lưu ban hành các bộ luật được khởi xướng ở Pháp thì nước
Mỹ đã rất tích cực cho ra đời các bộ luật và đạo luật ở cả cấp đội LB và bang.

*Tại sao sau khi giành được độc lập, pháp luật Mỹ vẫn “ở lại” trong hệ thống thông
luật.
Đã có nhiều chuyên gia dự đoán rằng pháp luật Mỹ sẽ đi theo chiều hướng của pháp luật
Châu Âu lục địa nhưng cuối cùng Mỹ vẫn chọn ở lại trên hệ thống thông luật vì 2 lý di
cơ bản sau:

- Toàn bộ đội ngũ thẩm phán và luật sư Mỹ đều được đào tạo hành nghề trong truyền
thống thông luật nên việc chuyển sang truyền thống Châu Âu lục địa gần như bất khả
thi.

- Việc giữ lại thông luật trong nước Mỹ thể hiện sự thắng thế của cộng đồng người Mỹ
có nguồn gốc Anh và sự thắng thế của tiếng Anh trong lòng nước Mỹ.
74

Năm 1776: nước Mỹ cho ra đời bản tuyên ngôn độc lập → tuyên bố ly khai hoàn toàn
khỏi Anh, trong đó ly khai khỏi pháp luật: Tất cả các bang đều cấm tòa án ở Mỹ áp dụng,
viện dẫn các án lệ của Anh được tuyên sau năm 1776.

2. Đặc trưng của HTPL Mỹ so với thông luật Anh

a. Đặc trưng về cấu trúc HTPL

Đặc trưng lớn nhất khi đề cập đến HTPL Mỹ: Nói đến HTPL Mỹ là nói đến 51 HTPL
khác nhau. Bao gồm pháp luật của LB và pháp luật của 50 bang.

Trong khi HTPL Anh là HTPL đơn nhất được áp dụng chung cho bị nước Anh và xứ
Wales.

Nguyên nhân dẫn đến đặc trưng này của HTPL Mỹ: Được quy định tại tu chính án thứ
10 của Hiến pháp LB. Theo đó, NNLB chỉ có thẩm quyền trong những quyền được
HPHÁP LUẬTB quy định, các quyền còn lại thuộc về các bang và nhân dân. Do đó, các
bang được toàn quyền ban hành pháp luật trong những lĩnh vực HP không trao cho LB.
Tuy nhiên, 51 HTPL của nước Mỹ vẫn có tính hài hòa hóa rất cao vì những nguyên nhân
sau:

- Do nguồn gốc pháp luật: Hầu như toàn bộ 51 HTPL của nước Mỹ đều có nguồn gốc
Luật Anh cổ (đều nằm trong truyền thống thông luật).

- Do tính định khung của HP và pháp luật LB: Mặc dù các bang được toàn quyền ban
hành ph trong những lĩnh vực mà HP ko trao cho LB nhưng HP và pháp luật của các
bang không được trái với HP và pháp luật của LB.

- Do sự tích cực của NNLB trong việc tác động đến HP và pháp luật của các bang đối
với những vấn đề mà NNLB không có thẩm quyền:

• Đối với những vấn đề mà NNLB không có thẩm quyền: NNLB vẫn hết sức tích
cực để làm cho HP và pháp luật của các bang theo chiều hướng và ý muốn của mình.
Một trong các cách thức mả NNLB sử dụng đó là dành cho các bang các lợi ích nhất
định để định hướng các bang ban hành HP và pháp luật theo ý muốn của NNLB.

• Đối với NN các bang: NNLB ủng hộ ngân sách cho các tổ chức nghiên cứu so
sánh pháp luật để hình thành ra các bộ pháp điển nhằm hài hòa hóa pháp luật các bang.
trong đó quan trọng nhất là Bộ luật thương mại mẫu và Bộ luật hình sự mẫu

- Do tác động của NN các bang


75

• Nghị viên của bang: Khi ban hành pháp luật thường cố gắng làm cho pháp luật
của bang của mình không quá khác biệt so với pháp luật của 49 bang còn lại. Thẩm phán
của các bang: Thẩm phán của bang này không có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của thẩm
phán TA bang khác. Tuy nhiên, hiện nay, ở nhiều bang vẫn duy trì chế độ bầu cử thẩm
phán. Do đó, để có thể trúng cử, thẩm phán thường có xu hướng học hỏi các phán quyết
của TA bang khác nếu luật thành văn và án lệ của bang mình chưa điều chỉnh hoặc án
lệ của bang khác đưa ra cách giải quyết gây được sự ủng hộ lớn của công chúng.

. Do nước Mỹ tồn tại 51 htpl khác nhau nên xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật tro nội
tại htpl Mỹ (2)

Đối với vấn đề xác định luật áp dụng và TA xét xử do pl của bang điều chỉnh, Đối với
vấn đề công nhân và cho thi hành bản án, quyết định của TẢ bao hành tạ bang khác: do
plLB quy định.

b. Đặc trưng về cấu trúc nguồn luật

Về cơ bản, cấu trúc nguồn luật của nước Mỹ tương tự cấu trúc nguồn luật của nước Anh
(vì đều nằm trong truyền thống pháp luật thông luật).

Tuy nhiên có một số khác biệt nhất định sau đây:

- Án lệ :
• Nói đến án lệ của nước Mỹ là nói đến án lệ ở cả cấp độ LB và tiểu bang: nước
Mỹ có thể vừa được tạo ra bởi TALB và TA tiểu bang.
• Tỷ trọng án lệ so với LTV của nước Mỹ thấp hơn của nước Anh.
• Nguyên tắc Stare decisis được người Mỹ áp dụng áp dụng mang tính mềm dẻo
và linh hoạt hơn so với người Anh ở chỗ:
▪ Ở Anh nguyên tắc này được người Anh áp dụng một cách cứng nhắc và
bảo thủ: Chỉ duy nhất TATC của nước Anh (trước đây là VNL) mới được
phép cởi trói khỏi nguyên tắc này (không bị ràng buộc bởi những án lệ
của mình tạo ra trong quá khứ), còn tất cả các TA cấp dưới thì không.
▪ Ở Mỹ: người Mỹ áp dụng nguyên tắc này mềm dẻo và linh hoạt hơn: Phán
quyết của thẩm phán nước Mỹ, đặc biệt là thẩm phán tại TPT và TATC
phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của họ tại thời điểm xét xử và phụ thuộc
vào chính sách chung của NN.
76

• Án lệ trong TALB chỉ vận hình theo chiều dọc. Trong khi ở nước Anh, án leek
được vận hành theo cả chiều dọc và chiều ngang.
• Án lệ của nước Mỹ mang tính mềm dẻo và linh hoạt hơn so với án lệ của Anh và
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải thích hiến hiến pháp liên bang.
- Luật thành văn:
• Khi đề cập đến LTV ở nước Mỹ là đề cập đến LTV ở cả cấp độ LB và tiểu bang.
• Số lượng các đạo luật TV ở nước Mỹ đồ sộ hơn ở nước Anh. Phạm vi pháp điển
hỏa của nước Mỹ rộng hơn của nước Anh.
• HP của nước Anh là HP bất thành văn, trong khi cả NNLB và các bang của Mỹ
đều có HP thành văn.
• Về hiệu lực, HPLB Mỹ là đạo luật tối cao của nước Mỹ, cao hơn cả điều ước
quốc tế, còn ở nước Anh: Khi có sự mâu thuẫn giữa quy phạm của đạo luật của
HP và quy phạm cần đạo luật khác, thì quy phạm nào ra đời sau sẽ thẳng thể

3. Hiến pháp Liên bang Mỹ

1) Nêu nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc soạn thảo Hiến pháp liên bang
1787
2) Nêu mục đích của việc soạn thảo Hiến pháp liên bang 1787
3) Nêu đặc trưng về mặt nội dung của bản Hiến pháp 1787 so với hầu hết các bản
Hiến pháp khác trên thế giới.
4) Nêu nguyên tắc trong việc tổ chức bộ máy nhà nước liên bang theo Hiến pháp
1787
5) Tại 7 điều khoản đầu tiên, bản Hiến pháp đã tạo ra được thế cân bằng & đối trọng
giữa các nhánh quyền lực hay chưa? Tại sao?
6) Hãy nêu nguyên tắc phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang và nhà nước
các bang theo quy định tại Hiến pháp.

* Trong các nguyên nhân dẫn đến việc soạn thảo Hiến pháp liên bang Mỹ 1787,
nguyên nhân nào mang tính chính yếu nhất.

- Đại hội châu lục lần thứ nhất tiến hành vào năm 1774, tại đại hội đó, mục đích là để
cầu hòa với Hoàng gia Anh. Nhà nước liên bang chưa ra đời vào năm 1774, mà đến Đại
hội châu lục lần thứ hai, các đại biểu đại diện cho 13 khu dân cư quyết định tham chiến
với Hoàng gia Anh, thành lập liên minh để tham chiến với Hoàng gia Anh, thì đấy là
thời điểm Nhà nước liên bang Mỹ được thành lập. Nhưng tại thời điểm đó, chưa có bất
cứ một cơ sở pháp lý, văn kiện pháp lý nào tạo cơ sở tồn tại cho chính quyền liên bang
đó.

- Bản Điều lệ liên bang được soạn thảo năm 1777, được các bang thông qua năm 1779,
và có hiệu lực năm 1781. Đây chính là cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự tồn tại của chính
phủ liên bang, nhưng bản điều lệ liên bang này chưa đượng quá nhiều hạn chế và yếu
77

kém, nên đã tạo ra một nhà nước liên bang “què quặt” (như chính ý kiến của nhà sáng
lập, cha đẻ của nước Mỹ): chỉ có quy định về chế định Quốc hội liên bang, không có
quy định về chế định Tòa án liên bang, Quân đội liên bang, Chính phủ liên bang. Nhà
nước liên bang này không được quyền thu thuế, không được quyền thành lập quân đội.
→ Nhà nước liên bang này không đủ thực quyền → Nhà nước liên bang đứng trước
nguy cơ tan rã + các khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội + sự khủng hoảng lòng tin
của nhân dân vào Chính phủ liên bang → Nhà nước liên bang đứng trước nguy cơ tan
rã vì cơ sở pháp lý cho nó chứa đựng quá nhiều yếu kém, đây chính là nguyên nhân của
mọi nguyên nhân.

* Soạn thảo Hiến pháp liên bang Mỹ

→Thôi thúc các đại biểu đến từ các bang đưa ra sáng kiến cần phải tổ chức hội
nghị để sửa đổi Bản điều lệ liên bang. Lần triệu tập thứ nhất thất bại. Sau đó những
người theo chủ nghĩa liên bang (những nhà tư sản công nghiệp, những người làm trong
lĩnh vực ngân hàng….) nhờ đến uy tín của Washington. Washington đồng ý chủ trì hội
nghị này. Với uy tín của Washington, đã khiến cho các bang cử đại biểu của mình tham
dự hội nghị. Mục tiêu ban đầu là xây dựng một chính quyền liên bang có thực quyền,
nhưng quyền lực chủ yếu vẫn thuộc về các bang [Vì mỗi bang hiện là một nhà nước độc
lập, không đời nào các bang chịu trao quyền lực của mình cho một nhà nước khác].

Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, các đại biểu nhận thấy rằng, để tạo ra một
chính quyền liên bang có đủ thực quyền, mà dựa trên việc chắp vá những điều khoản
của Bản Điều lệ liên bang là bất khả thi. Nên họ đã quyết định soạn thảo bản Hiến pháp
mới để thay thế cho Bản Điều lệ liên bang. Mục đích của bản Hiến pháp là nhằm tạo ra
được một Chính phủ liên bang có thực quyền, có thể điều tiết được mối quan hệ giữa
các bang và đại diện được cho các bang trong mối quan hệ quốc tế → Quyết định nội
dung của Bản Hiến pháp liên bang phải khác với các bản Hiến pháp khác trên thế
giới.[Các bản Hiến pháp khác trên thế giới là Khế ước giữa Nhà nước với nhân dân,
trong đó quy định tổ chức bộ máy nhà nước, quyền của công dân, giới hạn quyền của
Nhà nước].

Bản Hiến pháp liên bang Mỹ không phải ra đời với mục đích như mục đích của
các bản Hiến pháp khác trên thế giới. Mà mục đích của Bản Hiến pháp liên bang Mỹ là:
để thiết lập thực quyền cho Chính phủ Liên bang, cân bằng quyền lực của Chính phủ
Liên bang với Chính phủ các bang → Người ta gọi Hiến pháp Liên bang Mỹ là khế ước
chính trị giữa Nhà nước liên bang với các bang & giữa các nhánh quyền lực của nhà
nước liên bang với nhau, chứ không phải là khế ước giữa Nhà nước với nhân dân.

Điều khoản đầu tiên của Hiến pháp Liên bang Mỹ chủ yếu tập trung vào phân
chia quyền lực giữa các nhánh quyền lực của Liên bang và phân chia ranh giới quyền
lực giữa các bang với liên bang, giữa các bang với nhau.
78

Quá trình soạn thảo Hiến pháp Mỹ diễn ra vô cùng cam go, nhiều lúc đặt Hội
nghị lập hiến trước nguy cơ thất bại. Bởi vì lợi ích của các bang quá trái ngược nhau.
Các bang miền Bắc (các bang công nghiệp) muốn tạo ra một nhà nước liên bang thật
mạnh, để có thể khiến cho thương mại liên bang Mỹ được hợp nhất trên toàn bộ lãnh
thổ liên bang, thì mới tạo ra nhiều lợi ích cho các nhà tư sản công nghiệp, tư sản ngân
hàng. Nhưng các bang miền Nam, kinh tế chủ yếu dựa vào việc bóc lột sức lao động nô
lệ trong ngành nông nghiệp, những bang này rất sợ chính quyền liên bang mạnh, vì nếu
chính quyền liên bang mạnh thì chính quyền liên bang có thể sẽ theo xu hướng trên thế
giới là bãi bõ chế độ chiếm hữu nô lệ, mà nếu chế độ chiếm hữu nô lệ bị bãi bỏ thì kinh
tế của các bang miền Nam sụp đổ. Bên cạnh đó, những người dân nghèo thấy rằng nếu
như giao cho nhà nước quá nhiều quyền lực, thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền tự do của
dân chúng.

➔ Hiến pháp Mỹ 1787 thể hiện sự thỏa hiệp giữa lợi ích của các bang, giữa các
nhánh quyền lực của nhà nước liên bang với nhau…
Ví dụ:
+ Như nếu quy định về số lượng Hạ nghị sĩ ở Hạ viện đại diện cho các bang phụ
thuộc vào dân số của các bang → gây bất lợi cho các bang ít dân. Tuy nhiên số
lượng Thượng nghị sĩ ở Thượng viện đại diện cho các bang lại không phụ thuộc
vào dân số của các bang → cân bằng lại. )
+ Các bang miền nam nhượng bộ cho các bang miền bắc thể hiện ở chỗ: đồng ý
cho Chính phủ liên bang điều tiết thương mại liên bang, nhưng ngược lại các
bang miền bắc nhượng bộ cho các bang miền nam thể hiện ở chỗ: nhà nước liên
bang đồng ý duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ thêm 100 năm nữa.

* Tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước liên bang

Nguyên tắc tam quyền phân lập: nhà nước liên bang được tổ chức thành 3 nhánh,
mỗi nhánh độc lập, toàn quyền thực thi quyền lực mà Hiến pháp trao cho. Người Mỹ
đưa thêm nguyên tắc kiềm chế đối trọng.

Ví dụ: Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền gì, công cụ gì để Quốc hội toàn quyền,
độc lập thực thi quyền của Hiến pháp trao cho. Ngược lại, Hiến pháp cũng trao cho Tổng
thống & Tòa án tối cao công cụ để có thể kiểm soát và cân bằng được với Quốc hội.

Ví dụ cụ thể: Hiến pháp trao cho Quốc hội toàn quyền ban hành những đạo luật
cần thiết để thực thi các quyền lực: quyền thu thuế, quyền điều tiết thương mại liên bang,
quyền in tiền…. Bên cạnh đó Hiến pháp trao cho Quốc hội những công cụ để Quốc hội
thực hiện quyền lập pháp của mình (Nghị sĩ chỉ có thể bị bãi nhiệm bởi chính viện của
mình mà không bị cách chức bởi Tổng thống, hoặc bị xét xử bởi Tòa án liên quan đến
hoạt động của mình, trừ các tội phản quốc… → để cho Nghị sĩ Mỹ toàn quyền trình &
thông qua dự án luật. Tên của đạo luật Mỹ được lấy theo tên của nghị sĩ đã trình dự án
79

luật. …). Ngược lại, Hiến pháp trao cho Tổng thống, Tòa án tối cao Mỹ quyền, công cụ
để kiểm soát, cân bằng với Quốc hội.

Chú ý: kiểm soát & cân bằng, chứ không phải là làm thay. Ví dụ: Quốc hội cho
Tổng thống quyền phủ quyết các đạo luật được thông qua bởi Thượng viện & Hạ viện.
Tuy nhiên, quyền phủ quyết này không phải là tuyệt đối [vì nếu tuyệt đối, tức là Tổng
thống đã can dự vào quyền lập pháp của Quốc hội]. Đạo luật bị phủ quyết sẽ trả lại cho
các viện, nếu các viện vẫn bảo lưu quan điểm của mình cho việc thông qua các dự án
luật thì các viện sẽ tổ chức thông qua lại, nếu ở lần thông qua lại này, tỉ lệ đồng ý là từ
¾ trở lên thì phủ quyết của Tổng thống là vô giá trị. Như vậy quyền phủ quyết của Tổng
thống thể hiện ở chỗ Quốc hội nên cân nhắc, xem xét quan điểm của Tổng thống, nhưng
Quốc hội có quyền chấp nhận hoặc phủ nhận quan điểm của Tổng thống. → Tác động
qua lại giữa các bên chỉ dừng ở mức kiểm soát, chứ không ở mức làm thay.

Mặc dù nguyên tắc chung là Tam quyền phân lập + kiểm soát, cân bằng, nhưng
trong Hiến pháp Mỹ 1787, quyền lực của nhánh tư pháp là rất yếu, không thể cân bằng
được với hai nhánh còn lại. Vai trò của Tòa án Tối cao là vô cùng mờ nhạt, đây chính
là chủ ý của những người tạo ra bản Hiến pháp này. Trong quá trình dự thảo bản Hiến
pháp này, đã từng có đại biểu đề xuất trao cho Tòa án tối cao quyền phúc thẩm tư pháp,
nghĩa là quyền xem xét các đạo luật Quốc hội có vi phạm Hiến pháp hay không, nhưng
quan điểm này đã bị bác bỏ, vì sợ rằng: nếu trao quyền này cho Tòa án, thì các bang lo
sợ rằng Tòa án tối cao có thể phủ quyết đạo luật của Nhà nước liên bang và cả đạo luật
của các bang, khi đó quyền của Nhà nước Liên bang quá lớn. Do vậy, để đảm bảo Hiến
pháp được thông qua tại các bang, thì phải bác bỏ quan điểm ấy.

Đến năm 1873, chính Tòa án Tối cao của nước Mỹ đã dám tạo ra quyền phúc
thẩm tư pháp. Tòa án có quyền tuyên bố đạo luật của Quốc hội hay hành vi của Tổng
thống là vi hiến

Chú ý: chỉ dừng lại ở quyền tuyên bố thôi, chứ không được tuyên hủy. Chính
điều này đã tạo ra thế cân bằng giữa 3 nhánh này. Thông qua quyền phúc thẩm tư pháp,
nhánh Tòa án không chỉ là cơ quan xét xử, áp dụng pháp luật nữa, mà còn là cơ quan
tác động đến cả chính sách, làm luật nữa. → Trong tất cả các tòa án theo Hệ thống thông
luật, thì Tòa án Tối cao của nước Mỹ là tòa án có khả năng tác động đến chính sách, làm
luật lớn nhất.

*Phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với nhà nước các bang

Cơ sở pháp lý: Tu chính án số 10 quy định Nhà nước liên bang chỉ có thẩm quyền trong
những quyền hạn mà Hiến pháp trao cho Liên bang, những quyền còn lại thuộc về các
bang và nhân dân. → nguyên tắc thẩm quyền của NNLB là hạn chế.
80

Tuy nhiên, trên thực tế, cả liên bang và bang đều xâm lấn vào thẩm quyền của nhau, bắt
nguồn từ việc xâm lấn thẩm quyền lập pháp.

Thẩm quyền lập phán

Nguyên tắc: Quyền lập pháp của liên bang là hạn chế, chủ yếu là thuộc về các bang.

Tuy nhiên, trên thực tế cả nhà nước liên bang và các bang đều xâm lấn vào thẩm quyền
lập pháp của nhau.

➢ Nhà nước liên bang lập pháp trong những vấn đề mà Hiến pháp không trao cho
liên bang bằng các cách thức sau:
▪ Cách 1: tạo ra án lệ liên bang khi xét xử những vụ việc được điều chỉnh bởi
pháp luật của bang.
Hệ thống tòa án của liên bang và hệ thống tòa án của bang là 02 hệ thống tòa
án độc lập với nhau. Về nguyên tắc, Hệ thống tòa án liên bang được thiết lập
để xét xử những vụ việc được điều chỉnh bởi Hiến pháp và pháp luật của liên
bang. Còn tòa án bang được thiết lập để xét xử những vụ việc được quy định
bởi Hiến pháp và pháp luật của bang.
Nhưng trên thực tế, Tòa án liên bang vẫn xét xử những vụ việc đáng lẽ thuộc
thẩm quyền của hệ thống tòa án bang. [Ngược lại, tòa án bang cũng xét xử
những vụ việc đáng lẽ thuộc thẩm quyền của hệ thống tòa án liên bang]. Tòa
án liên bang xét xử những vụ việc sau đáng lẽ thuộc thẩm quyền của hệ thống
tòa án bang như những vụ việc có yếu tố đa chủng: ít nhất một trong các bên
tham gia là người nước ngoài hoặc là các bên tham gia đến từ 02 bang khác
nhau trở lên. Về nguyên tắc những vụ việc như vậy là thuộc thẩm quyền xét
xử của hệ thống tòa án bang, nhưng pháp luật Mỹ cho phép các bên mang vụ
việc lên hệ thống tòa án liên bang để xét xử nếu các bên sợ sự không công
bằng khi xét xử ở hệ thống tòa án bang. Về nguyên tắc, khi xét xử những vụ
việc này, tòa án liên bang phải áp dụng luật của bang [bao gồm luật thành văn
và án lệ, trong đó án lệ chiếm đa số]. Trước đây, thẩm phán liên bang không
chấp nhận án lệ của bang, vì cho rằng mình là thẩm phán tòa án liên bang, tại
sao lại bị ràng buộc bởi án lệ của bang. → Thẩm phán liên bang đã tuyên bố
rằng luật của bang im lặng, khi không tìm thấy luật thành văn do nghị viện
ban hành. → Thẩm phán liên bang tự đưa ra phán quyết đối với vụ việc dựa
trên quan điểm cá nhân của mình. Đầu thế kỷ XX, việc Thẩm phán liên bang
tạo ra án lệ khi xét xử những vụ việc được điều chỉnh bởi pháp luật của bang
đã bị cấm.
▪ Cách 2: dựa vào việc giải thích Hiến pháp, nhất là điều khoản thương mại
liên bang và dựa vào hoạt động bảo hiến của hệ thống tòa án, đặc biệt là Tòa
án tối cao, thì nhà nước liên bang hầu như đã can thiệp vào hầu hết các vấn
đề của bang, dù vấn đề trên không được Hiến pháp liên bang ghi nhận. Đây
81

là con đường chủ yếu và quan trọng nhất mà ngày nay nhà nước liên bang mở
rộng thẩm quyền mà không ai có thể ngờ tới được.
• Thông qua điều khoản thương mại liên bang: Tại thời điểm Hiến pháp
được thông qua, ở khoản 8 Điều 1 Hiến pháp quy định, điều tiết
thương mại giữa các bang, điều tiết thương mại với người da đỏ, điều
tiết thương mại với nước ngoài. Điều khoản này được đặt tên là Điều
khoản thương mại liên bang. Tại thời điểm thông qua Hiến pháp,
người ta hiểu rằng, thương mại liên bang, có nghĩa là việc đưa hàng
hóa từ bang này sang bang khác. Có nghĩa là nhà nước liên bang chỉ
được ban hành luật để điều tiết lưu thông hàng hóa giữa các bang.
Nhưng sau đó, Tòa án tối cao liên bang giải thích, Thương mại liên
bang ở đây là bất cứ hoạt động gì, kể cả là quy chế, chính sách gì đó
làm ảnh hưởng đến thương mại liên bang,
Ví dụ: trước đó người ta hiểu rằng, việc chính quyền bang quy định
về việc lưu thông tàu thuyền trên sông của bang đó, về nguyên tắc là
thuộc độc quyền của bang quy định, nhưng sau đó Tòa án tối cao giải
thích rằng, việc mỗi bang đưa ra chính sách lưu thông, đánh thuế đối
với tàu thuyền lưu thông trên sông của bang, là làm ảnh hưởng đến
thương mại liên bang, nên nhà nước liên bang có quyền can thiệp,
tuyên bố, giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường không,
vô tuyến truyền thông… là thuộc nhà nước liên bang. Thậm chí giờ
giấc làm việc của công nhân, về nguyên tắc không thuộc thẩm quyền
quy định của liên bang theo Hiến pháp, nhưng nhà nước liên bang
vẫn can thiệp.

Ví dụ, việc công nhân lò giết mổ ở New York kiện lò giết mổ này ở
tòa án liên bang, về vấn đề thời giờ làm việc không phù hợp. Lò giết
mổ này cho rằng, vấn đề này không thuộc thẩm quyền của nhà nước
liên bang, nên tòa án liên bang không được can thiệp. Tuy nhiên, tòa
án liên bang cho rằng, sản phẩm của lò giết mổ New York không chỉ
được tiêu thụ trong bang New York, mà còn được tiêu thụ ở các bang
khác của nước Mỹ, nên vấn đề này ảnh hưởng đến thương mại liên
bang → nhà nước liên bang vẫn can thiệp.

• Thông qua hoạt động bảo hiến:


Ví dụ: vấn đề phá thai. Trước năm 1960, có nhiều bang cấm không
cho phụ nữ phá thai, nếu phụ nữ phá thai, thì quy vào tội giết người.
Sau đó Tòa án liên bang đưa ra phán quyết rằng quyền giữ cái thai lại
hay không, là quyền cá nhân được quy định trong Tu chính án của
Hiến pháp Mỹ. Do đó, nếu như chính quyền bang đưa ra quy định
cấm phụ nữ phá thai là vi phạm quyền này. Sau đó các bang không
được phép cấm phá thai.
82

Ví dụ: vấn đề hôn nhân đồng giới. Trước phán quyết của Tòa án năm
2015, nhiều bang ở Mỹ không chấp nhận hôn nhân đồng giới. Khi các
bên đưa vấn đề lên Tòa án tối cao, theo lập luận của Tòa án tối cao,
việc cấm hôn nhân đồng giới vi phạm Tu chính án về quyền bình đẳng
của mọi công dân Mỹ trước pháp luật. Cho nên Tòa án tối cao ra phán
quyết cho rằng việc các bang cấm đối với việc hôn nhân đồng giới là
vi phạm Tu chính án về quyền bình đẳng của mọi công dân Mỹ trước
pháp luật. Tòa án tối cao tuyên bố hành vi của chính quyền bang khi
cấm những người đồng giới kết hôn với nhau là vi phạm Hiến pháp
Mỹ. → Hiện tại tất cả chính quyền các bang phải chấp nhận cho đăng
ký kết hôn đồng giới. Hiện tại, trong chính sách của các bang ở Mỹ
cho phép kết hôn đồng giới.
▪ Cách 3: Sự tích cực của nhà nước liên bang Mỹ trong vấn đề hài hòa hóa lợi
ích của các bang.
Về nguyên tắc, các bang được toàn quyền ban hành pháp luật đối với những
vấn đề mà Hiến pháp không trao cho liên bang. Cho nên pháp luật các bang
cực kì khác nhau về cùng một vấn đề. Điều này làm cản trở sự phát triển của
nhà nước liên bang Mỹ. Trước khi nhà nước liên bang Mỹ ra đời, các bang
tồn tại và phát triển giống như các quốc gia độc lập, phát triển chủ yếu dựa
vào giao thương với Hoàng gia Anh. Sau khi nước Mỹ hình thành chế độ liên
bang, một trong những con đường phát triển của các bang của Mỹ chính là
tăng cường giao thương mua bán giữa các bang với nhau trong nội bộ nhà
nước liên bang Mỹ. Do đó, nhà nước liên bang Mỹ chỉ có thể phát triển được
nếu pháp luật của các bang hài hòa với nhau.
• Chính quyền liên bang cũng như chính quyền các tiểu bang rất tích
cực trong vấn đề làm hài hòa hóa pháp luật của liên bang Mỹ. Hầu
hết các trường đại học ở Mỹ đều có trung tâm luật so sánh, để nghiên
cứu, so sánh pháp luật của các bang của nước Mỹ với nhau, đưa ra đề
xuất.
Ví dụ: trong lĩnh vực luật thương mại, ra đời các bộ luật mẫu. Bộ luật
mẫu không có giá trị như đạo luật thông thường, mà chỉ là mẫu,
khuyến khích các bang khi ban hành pháp luật về vấn đề đó thì nên
theo bộ luật mẫu để đảm bảo tính hài hòa của pháp luật.
Ví dụ hiện nay tất cả các bang ở Mỹ đều đã thông qua Bộ luật thương
mại mẫu; còn đối với Bộ luật hình sự mẫu, thì mới chỉ có một nửa số
bang chấp nhận thông qua
• Nhà nước liên bang có thể tác động đến việc ban hành pháp luật của
các bang, thông qua việc đưa ra các lợi ích để đàm phán với các bang
ban hành pháp luật theo ý muốn chủ quan của liên bang:
Ví dụ: giả sử đối với độ tuổi uống đồ uống có cồn, là thẩm quyền quy
định của pháp luật bang. Nhà nước liên bang muốn nhà nước các bang
nâng độ tuổi tối thiểu để được sử dụng các đồ uống có cồn này lên
83

càng cao càng tốt, để giảm tình trạng phạm tội trong thanh thiếu niên
Mỹ. Tuy nhiên, có bang lại khuyến khích công ty sản xuất bia rượu,
vì các công sản xuất bia rượu đóng thuế rất lớn. Nên ở các bang này,
quy định về độ tuổi tối thiểu sử dụng đồ uống có cồn là thấp (15,16
tuổi), trong khi nhà nước liên bang muốn tối thiểu là 18 tuổi. Nhà
nước liên bang sẽ đàm phán với các bang này, nếu như các bang đồng
ý nâng độ tuổi tối thiểu lên, thì nhà nước liên bang sẽ tài trợ số tiền
để xây dựng cơ sở giáo dục hoặc phát triển đường xá… cho các bang
này. Chính quyền bang sẽ cân nhắc lợi ích, để xem có nâng độ tuổi
tối thiểu sử dụng đồ uống có cồn lên theo ý kiến của nhà nước liên
bang hay không.

➢ Nhà nước các bang xâm lấn vào thẩm quyền lập pháp của nhà nước liên bang
bằng các cách thức sau
▪ Cách 1: pháp luật của bang đưa ra những quy định nhằm cụ thể hóa pháp
luật của liên bang. Nước Mỹ là liên bang của 50 nhà nước, nên các đạo luật
của Quốc hội Mỹ ban hành gần như là Điều ước quốc tế. Điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội của các bang là khác nhau, nên pháp luật của liên bang đưa
ra thường chỉ đưa ra khung quy định hết sức chung chung để trên cơ sở đó,
các bang tuỳ vào điều kiện cụ thể của mình, đưa ra quy định cho phù hợp với
bang mình, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ mà liên bang cho phép.
▪ Cách 2: tận dụng thẩm quyền còn lại mà nhà nước liên bang không sử dụng
hết: có những vấn đề, quan hệ xảy ra ở bang. Vấn đề đó đáng lẽ thuộc thẩm
quyền lập pháp của liên bang quy định trong Hiến pháp, nhưng nhà nước liên
bang thấy rằng vấn đề này chỉ là vấn đề phát sinh cá biệt ở một bang nào đó,
không có khả năng lan rộng sang các bang khác, cho nên, nhà nước liên bang
thấy rằng nếu như nhà nước liên bang phải đưa ra một quy chế, đạo luật để
quy định vấn đề, quan hệ đó, thì sẽ phí phạm nhân lực, tài chính cho liên bang,
thì khi đó nhà nước liên bang để cho tự bang đó giải quyết. Tuy nhiên, trong
mọi trường hợp, Hiến pháp pháp luật của bang không được trái với Hiến pháp
và pháp luật của liên bang.

Thẩm quyền tư pháp


Hệ thống tòa án liên bang được thiết lập để giải quyết những vụ việc được quy
định thuộc thẩm quyền theo Hiến pháp và pháp luật liên bang. Ngược lại, Hệ
thống tòa án bang được thiết lập để giải quyết những vụ việc được quy định thuộc
thẩm quyền theo Hiến pháp và pháp luật bang. Nhưng trên thực tế, 02 hệ thống
tòa án này có sự chồng lấn thẩm quyền lên nhau
➢ Những vụ việc thuộc thẩm quyền của hai hệ thống tòa án:
▪ Dân sự:
• Những vụ việc liên quan đến Hiến pháp & pháp luật liên bang trừ một
số vụ việc liên quan đến phá sản, sở hữu công nghiệp, tranh chấp hàng
84

hải, tranh chấp giữa các bang hoặc các vụ kiện mà chính quyền liên
bang là một bên.
Ví dụ: nhà nước nước ngoài kiện nhà nước liên bang. Về nguyên tắc,
những vụ việc này thuộc thẩm quyền xét xử của hệ thống tòa án liên
bang. Tuy nhiên, để giảm tải áp lực cho hệ thống tòa án liên bang &
để giảm tải chi phí tố tụng cho các bên, nên hệ thống tòa án liên bang
đã chia sẻ thẩm quyền này cho hệ thống tòa án bang.
Việc chia sẻ thẩm quyền này kéo theo nguy cơ là Tòa án của các bang
khác nhau có thể giải thích khác nhau đối với một điều khoản của
pháp luật hay hiến pháp liên bang, làm cho Hiến pháp pháp luật của
liên bang không được giải thích và áp dụng thống nhất ở nước Mỹ.
Biện pháp khắc phục: Tòa án tối cao liên bang Mỹ sẽ là cơ quan có
tiếng nói cuối cùng đối với việc giải thích và áp dụng Hiến pháp và
pháp luật liên bang. Quốc hội Mỹ trao cho Tòa án tối cao 2 quyền:
(1) quyền đưa ra phán quyết chấp nhận hay từ chối phúc thẩm đối với
bản án nào đó chuyển lên từ tòa án cấp dưới mà không cần đưa ra lí
do. (2) quyền phát ra Writ yêu cầu bất kỳ Tòa án nào của nước Mỹ
chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc lên cho Tòa án tối cao xem xét. Khi Tòa
án tối cao nhận thấy rằng có vấn đề gì đó cực kì quan trọng đối với
nước Mỹ, nhưng hiện nay đang được thụ lý bởi tòa án bang hoặc tòa
án liên bang nào đó, hoặc đồng thời gửi đến nhiều bang khác nhau.
Ví dụ: vụ kiện liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cư đối với người Hồi
giáo của Tổng thống Trump, lúc này Tòa án tối cao của liên bang Mỹ
thấy rằng đây là vấn đề cực kì quan trọng đối với nước Mỹ, tòa án tối
cao sẽ phát lệnh y/c tòa án đang thụ lý chuyển toàn bộ hồ sơ lên Tòa
án tối cao giải quyết. → Làm cho hoạt động của Tòa án tối cao cực
kì hiệu quả, đảm bảo được tính tối cao và thống nhất của Hiến pháp
& pháp luật liên bang.
• Các vụ việc dân sự có yếu tố đa chủng: thỏa mãn 3 điều kiện (1) thuộc
thẩm quyền điều chỉnh của pháp luật bang; (2) có yếu tố đa chủng
(yếu tố đa chủng đã giải thích ở trên); (3) giá trị tranh chấp > 75,000
USD, trừ các vụ việc liên quan đến quyền bầu cử, nhập quốc tịch,
quyền công dân… thì không bị giới hạn bởi giá trị tranh chấp. Lí do:
để đảm bảo tính công bằng & khách quan.
▪ Hình sự: Là những vụ việc hình sự thuộc thẩm quyền công tố của cả liên
bang & bang.
➢ Những vụ việc thuộc độc quyền xét xử của 1 hệ thống tòa án
▪ Dân sự:
• Vụ việc thuộc độc quyền xét xử của Tòa án liên bang: vụ việc liên
quan đến phá sản, sở hữu công nghiệp, tranh chấp hàng hải, tranh
chấp giữa các bang hoặc các vụ kiện mà chính quyền liên bang là một
bên.
85

• Vụ việc thuộc độc quyền xét xử của bang: vụ việc không có yếu tố đa
chủng hoặc vụ việc có yếu tố đa chủng nhưng giá trị tranh chấp dưới
75,000 USD, trừ các vụ việc liên quan đến quyền bầu cử, nhập quốc
tịch, quyền công dân…
▪ Hình sự:
• Vụ việc hình sự thuộc độc quyền công tố của liên bang: Ví dụ: khủng
bố, phân biệt chủng tộc.
• Vụ việc hình sự thuộc độc quyền công tố của bang.
➔ Lưu ý:
- Vấn đề tu chính án sửa đổi hiến pháp liên bang
• Bên cạnh 07 điều khoản ban đầu, Hiến pháp liên bang đã bổ sung thêm 27
tu chính án.
• Quy trình tu chính rất khó. Vì Hiến pháp là cơ sở tồn tại cho NNLB Mỹ,
tạo nên sự ổn định của Hiến pháp sẽ dẫn đến sự ổn định củ NNLB. Do đó,
NNLB Mỹ không thể để cho Hiến pháp Mỹ dễ dàng thay đổi được.
- Hiệu lực của của Hiến pháp và pháp luật liên bang: Trong mọi trường hợp
hiến pháp và pháp luật bang không được trái với hiến pháp và pháp luật liên bang.

*Nguyên nhân dẫn đến tinh trường tồn (tính vĩnh hằng) của HPLB Mỹ: Vì HPLB
Mỹ là một bản HP “mở”: Ngay cả trong nội dung HP cũng có những quy định về cơ
chế tu chính HP, cho phép sửa đổi và bổ sung hiến pháp.

?Nội dung của HPLB Mỹ được quy định trong 7 điều và 27 tu chính án.?

Sai. Còn nằm trong các án lệ về giải thích và thực hiện HP.

II. HỆ THỐNG TÒA ÁN MỸ

Mỗi bang có ít nhất một tòa sơ thẩm liên bang đặt tại mỗi bang, sau đó tùy thuộc
vào diện tích, dân số, số lượng tranh chấp, thì sẽ có bang có đến 4 tòa sơ thẩm liên bang.
Tòa sơ thẩm liên bang xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của
hệ thống tòa án liên bang.

Ví dụ: Tranh chấp do đại sứ nước ngoài khởi kiện thì không xử ở Tòa sơ thẩm
mà do chính Tòa án tối cao xem xét.

Tòa phúc thẩm liên bang phụ trách các kháng cáo chuyển lên từ tòa sơ thẩm đóng
ở khu vực các bang mà tòa này phụ trách. Một tòa phúc thẩm sẽ phụ trách từ 2 cho đến
4 bang, tùy khu vực. Hiện tại Mỹ có 13 tòa phúc thẩm. Nhiệm vụ: giảm tải áp lực cho
Tòa án tối cao của bang. Tòa phúc thẩm thường được xét xử bởi Hội đồng 3 thẩm
phán.

Tòa án tối cao liên bang có thẩm quyền:


86

(1) xét xử sơ thẩm đối với tranh chấp do đại sứ nước ngoài khởi kiện chính quyền
liên bang & chính quyền 1 bang;

(2) là cấp xét xử cuối cùng đối với các vụ việc chuyển lên từ Tòa phúc thẩm liên
bang & từ Tòa án tối cao của bang, nhưng phải liên quan đến Hiến pháp & pháp luật
của liên bang. Nếu phán quyết của Tòa án tối cao của bang chỉ liên quan đến Hiến pháp
& pháp luật của bang, thì Tòa án tối cao liên bang không được quyền xem xét;

(3) thẩm quyền giải thích Hiến pháp liên bang. Chính nhờ thẩm quyền này đã
góp phần mở rộng thẩm quyền của nhà nước liên bang;

(4) Thẩm quyền bảo hiến.

Chú ý: Hầu như bất cứ một Tòa án nào của Mỹ dù là Tòa án bang hay Tòa án
liên bang đều có thẩm quyền giải thích & áp dụng Hiến pháp & pháp luật liên bang,
cũng như có thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp liên bang. Nhưng Tối cao pháp viện sẽ là
cơ quan cuối cùng & cao nhất về vấn đề này.

Đặc trưng của HTPL Mỹ so với HTPL Anh.


- Cấu trúc HTPL: Khi nói đến HTPL Mỹ là nói đến 51 hệ thông pháp luật khác
nhau [Nguyên nhân là do Hiến pháp Mỹ].
Trong khi HTPL Anh là HTPL đơn nhất. Trong HTPL Mỹ tồn tại xung đột pháp
luật trong nội tại HTPL Mỹ. Vấn đề công nhận & cho thi hành bản án của bang
này trên bang khác là do Liên bang quy định.
- Cấu trúc nguồn luật: nguyên tắc Stare decisis áp dụng ở Mỹ mềm dẻo hơn ở Anh.
Thẩm phán tòa án Mỹ không quá bị ràng buộc bởi nguyên tắc Stare decisis vì họ
quan điểm rằng phán quyết của Tòa án sẽ phụ thuộc vào quan điểm của cá nhân
Thẩm phán tại thời điểm xét xử và chính sách chung của Nhà nước. Ví dụ: Thời
kì đầu khi giải thích HIến pháp, các Tòa án ở Mỹ vẫn bảo vệ cho sự phân biệt
chủng tộc giữa da đen và da trắng. Cho đến cuối thế kỷ XX, chính Tòa án tối cao
Mỹ ra phán quyết trong việc giáo dục: việc chia hệ thống giáo dục thành cho
người da đen và da trắng là công bằng. Nhưng sau đó không lâu, chính Tòa án
tối cao Mỹ ra phán quyết cho rằng việc chia hệ thống giao dục cho người da đen
và da trắng là vi phạm Tu chính án về quyền bình đẳng của công dân trước pháp
luật → xóa bỏ luôn án lệ trước đó → vận dụng linh hoạt. Pháp luật liên bang Mỹ
điều chỉnh vấn đề liên quan đến 51 quốc gia khác nhau, và nền kinh tế Mỹ là nền
kinh tế lớn và năng động nhất thế giới, quan hệ xã hội, vấn đề mới phát sinh ở
Mỹ nhanh hơn các quốc gia khác, và Mỹ là quốc gia đa sắc tộc…→ đòi hỏi sự
vận dụng linh hoạt luật thành văn và án lệ nói chung.

1. Một số vấn đề liên quan đến HTTALB:


87

- Tòa sơ thẩm LB được tổ chức theo nguyên tắc lãnh thổ, trong đó đảm bảo rằng tối
thiểu: mỗi bang phải đặt 1 Tòa sơ thẩm LB. Tùy vào dân số, diện tích, cũng như số
lượng và việc, bang có thể đặt nhiều hơn 1 Tòa sơ thẩm LB tại bang mình.

- 1 Tòa phúc thẩm LB sẽ phụ trách một số Tòa sơ thẩm LB tại số bang nhất định số
Toàn nước Mỹ chỉ có 13 Tòa phúc thẩm LB.

- Chỉ có duy nhất 1 TATCLB.

2. Tòa sơ thẩm LB:

Có thẩm quyền xét xử đối với hầu hết các vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của HT
TALB (trừ các vụ việc do NN nước ngoài khởi kiện chính quyền bang hoặc chính
quyền liên bang).

3. Tòa phúc thẩm LB

- Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ việc chuyển lên từ Tòa sơ thẩm LB và các
tòa án đặc biệt nhằm đảm bảo tính thống nhất đối với việc giải thích HP và pháp luật
LB của cả Tòa sơ thẩm và các cơ quan hành chính LB.

- Mặc dù không phải là cấp phúc thẩm cuối cùng trong HT tư pháp LB nhưng đây là
TA quan trọng nhất của LB đối với hoạt động tạo lập chính sách của HT tư pháp LB.
(Tuy TATC LB mới là cấp phúc thẩm cuối cùng trong việc giải thích và áp dụng HP
và pháp luật LB nhưng số lượng vụ việc TATC LB có thể chấp nhận xem xét là cực
kì ít. Cho nên, đa số các vụ việc liên quan giải thích và áp dụng HP và pháp luật LB
nằm lại ở TA phúc thẩm LB. Chính vì thế, mặc dù ko phải là cấp phúc thẩm cuối
cùng trong HT từ pháp LB nhưng đây là TA quan trọng nhất của LB đối với hoạt
động tạo lập chính sách của HT tư pháp LB).

4. Tòa án tối cao Liên bang (Tối cao Pháp viện Mỹ)

- Đây là TA duy nhất của nước Mỹ được thành lập bởi HP LB 1787 (Quốc hội LB
thành lập nên các tòa án cấp dưới của TATC LB (Tòa sơ thẩm LB, Tòa phúc thẩm
LB).

TATC LB có 4 thẩm quyền cơ bản sau:

• Thẩm quyền xét xử sơ thẩm: mang tính chung thẩm. Đó là những vụ tranh
chấp do NN nước ngoài kiện chính quyền bang hoặc LB.
• Thẩm quyền xét xử phúc thẩm: là cấp xét xử cuối cùng đối với các vụ việc
chuyển lên từ Tòa phúc thẩm LB và TATC của bang (chỉ những vụ việc
liên quan đến HP và pháp luật LB). TATC LB được Quốc hội cho phép:
88

✓ Có quyền từ chối các kháng cáo, kháng nghị được đưa lên mà
không cần đưa ra lý do.
✓ Phát đặt lệnh yêu cầu bất cứ TA nào của nước Mỹ chuyển vụ việc
liên quan đến HP và pháp LB lên cho mình xét xử.
• Thẩm quyền giải thích HP LB: Mặc dù bất kì TA nào của nước Mỹ cũng
có thêm quyền giải thích HP nhưng TATC là cơ quan có tiếng nói cuối
cùng và cao nhất.
• Thầm quyền bảo hiến: do TATC LB sáng tạo vào năm 1803. Thầm quyền
này bao gồm việc tuyên bố một đạo luật hoặc hành vi của Tổng thống và
nội các hay bất kì hành vi của bất kì cá nhân hay tổ chức nào của nước Mỹ
là vi hiến.

Lưu ý. Chỉ dừng lại ở việc tuyên bố là vi hiến, không được phép tuyên bố hủy bỏ đạo
luật hay buộc hay tổ chức thực hiện hành vi phải dừng hành vi đó. Tuy nhiên, trên thực
tế, không 1 tổ chức hay cá nhân nào dám tiếp tục hành vi mà TA đã tuyên là vi hiến. →
Thẩm quyền này tạo ra danh tiếng và quyền lực cho Tối cao Pháp viện và nhờ nó mà
nhánh tư pháp mới cân bằng và đối trọng được với Tổng thống và Quốc hội.
89

SO SÁNH NGHỀ LUẬT VÀ ĐÀO TẠO LUẬT:

Có 2 yếu tố để so sánh:

- Cấu trúc nghề luật đa dạng hay kém đa dạng?


- Đào tạo luật

1. Cấu trúc nghề luật đa dạng hay kém đa dạng.

Lưu ý: Các nước theo truyền thống thông luật hay án lệ thì thường cấu trúc nghề luật
kém đa dạng hơn các nước trong HTPL thành văn.

- Anh, Mỹ: ít đa dạng.

Nghề luật thường chỉ gói gọn trong hai nghề luật sư và thẩm phán. Tuy nhiên, cấu trúc
nghề luật của Mỹ da đạng hơn Anh khi Mỹ còn coi trọng còn coi trọng thêm nghề giáo
sư ngành luật.

- Pháp: cực kì đa dạng. Từ luật sư, thẩm phán đến thủa phát lại, công chứng viên...

2. Đào tạo luật

Lưu ý: Hầu hết các ước đều chia đào tạo luật thành 2 cấp độ: đào tạo cử nhân và đào tạo
nghề và khi để được vào trường đào tạo nghề đòi hỏi phải có bằng cử nhân luật

a. Anh, Mỹ:

Giống:

• Nguồn chủ yếu và nguồn quan trọng nhất khi đào tạo luật ở Anh, Mỹ là án lệ
• Đều rất chú trọng đào tạo kĩ năng hành nghề khi đào tạo luật.

Khác:

Mỹ: Không phân chia cấp độ đào tạo thành đào tạo cử nhân và nghề, mà chỉ có 1 chương
trình đào tạo duy nhất kéo dài 3 năm.

Anh: Chia đào tạo luật thành 2 cấp độ: đào tạo cử nhân và đào tạo nghề. Ở chương trình
cử nhân: chủ yếu hướng dẫn về nội dung, kiến thức cần có của những ngành luật cơ bản;
còn ở khi đào tạo nghề: chú trọng kĩ năng cần thiết cho từng nghề luật trong đó có nghề
luật sư, thẩm phán.

b. Anh, Pháp:

- Giống: Chia đảo tạo luật thành 2 cấp độ: đào tạo cử nhân và đào tạo nghề.
90

- Khác:

• Anh: Ko đòi hỏi khi vào trường đào tạo nghề luật phải nhất thiết có bằng cử nhân
luật, nhưng phải có các bằng đại, cao đẳng khảo.
• Pháp: Đòi hỏi khi vào trường đào tạo nghề luật phải nhất thiết có bằng cử nhân
luật

Lưu ý: Ở nước Anh

Về mặt pháp lý, có sự phân chia luật sư thành luật sư tư vấn và luật sư bảo chữa. Tuy
nhiên, sự phân chia về mặt pháp lý này chỉ tồn tại trc 1992 (từ 1992 đến nay, việc phân
chia này về mặt pháp lya ko còn tồn tại nữa). Nhưng trên thực tiễn, nước Anh vẫn giữ
sự phân chia này: thẩm phân nước Anh ngày nay, đặc biệt ở các tòa án cấp cao vẫn chủ
yếu được bổ nhiệm từ luật sư bào chữa.
91

SO SÁNH HOẠT ĐỘNG BẢO HIẾN CỦA PHÁP VÀ MỸ

Tiêu chí Mỹ Pháp

Chủ thể tiến Bất kỳ tòa án nào của liên ban hoặc Được thực hiện bởi một cơ
hành bang đều có thẩm quyền này, nhưng quan tài phán đặc biệt được
đóng vai trò quan trọng nhất vẫn là tối gọi là hội đồng bảo hiến
cao pháp viện.

Phạm vi thẩm Rộng hơn: Hẹp hơn


quyền
Không chỉ dừng lại việc tuyên bố một Chỉ dừng lại ở việc tuyên
đạo luật hoặc một hành vi của Tổng bố một đạo luật nào đó của
thống và nội các là vi hiến, mà còn có nước Pháp là vi hiến và
quyền tuyên bố bất kỳ hành vi của cá tuyên bố hủy.
nhân hay tổ chức nào của nước Mỹ là
vi hiến

Phương thức Giám sát sau Trước cải cách 2010 là


bảo hiến giám sát trước

Sau cải cách là giám sát


sau.

Tính giám sát Giám sát cụ thể Giám sát trừu tượng

Chủ thể có Bất kỳ cơ quan tổ chức nào


quyền yêu cầu

Hậu quả Chỉ dừng lại ở việc tuyên bố hành vi Đối với các dự luật chưa
hay đạo luật. Không tuyên hủy hoặc phát sinh hiệu lực không
cấm thực hiện. được công bố.

Đối với đạo luật đã có hiệu


lực → tuyên hủy

Chứng minh rằng tòa án tối cao liên bang là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất
trong hoạt động bảo hiến.
92

- Tất cả vụ việc liên quan đến hiến pháp và pháp luật liên bang thì TCPV là cơ
quan có tiếng nói cuối cùng.
- TCPV có quyền:
- Từ chối kháng cáo, kháng nghị được đưa lên mà không cần đưa ra lý do.
- Phát đặt lệnh yêu càu bất cứ tòa án nào của nước Mỹ chuyển vụ việc liên quan
đến hiến pháp và pháp luật liên bang lên cho mình xét xử.

Thẩm quyền của hội đồng hiến pháp

- Thẩm quyền bảo hiểm: chỉ dừng lại ở việc tuyên bố một đạo luật nào đó của
nước pháp là vi phạm hiến pháp và tuyên bố hủy.
- Giám sát các hoạt động của tổng thống.
- Xét xử các vụ việc liên quan đến nhân quyền.

Hiệu lực của hiến pháp

- Hiến pháp Mỹ là đạo luật tối cao của nước Mỹ, cao hơn cả điều ước quốc tế.
- Về nguyên tắc, hiệu lực của Hiến pháp thấp hơn điều ước quốc tế.

You might also like