Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ NỔI BẬT – TỪ KHÓA

BÀI 1. Sự hình thành trât tự thế mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
1. Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra trong bối cảnh: Chiến tranh TG thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc.
2. Các nước tham dự Hội nghị Ianta: Anh, Mĩ, Liên Xô.
3. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
- Thành lập tổ chức Liên Hiệp quốc.
- Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và Châu Á.
4. Hội nghị Ianta dẫn đến hệ quả: Một trật tự thế giới mới được hình thành gọi là trật tự hai cực Ianta.
5. Theo hội nghị Ianta: khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của phương Tây.
6. Theo Hội nghị Ianta: hai nước trung lập là Áo và Phần Lan.
7. Mục đích quan trọng nhất của Liên Hiệp Quốc: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
8. 5 nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc: ANH, PHÁP, MĨ, L.XÔ (Nga), Mĩ
9. Một trong những hoạt động của LHQ được Việt Nam áp dụng trong giải quyết tranh chấp Biển
đông: giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
BÀI 2: Liên Xô (1945 – 1991). Liên Bang Nga (1991 -2000)
1. Giai đoạn khôi phục kinh tế: 1945 – 1950
2. Giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất CNXH: 1950 đến nửa đầu những năm 70.
3. Liên Xô khôi phục kinh tế trong bối cảnh: chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh TG thứ hai.
4. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.
5. Năm 1957, phóng vệ tinh nhân tạo.
6. Năm 1961, phóng tàu vũ trụ mở đầu cho kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
7. Thành tựu kinh tế quan trọng nhất của Liên Xô: trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới
sau Mĩ.
8. Liên Xô đi đầu điện trong lĩnh vực công nghiệp và điện hạt nhân.
9. Hiến pháp Liên Bang Nga quy định thể chế Tổng thống Liên bang.
BÀI 3. Đông Bắc Á.
1. Thắng lợi của CM Trung Quốc đánh dấu CNXH nối liền từ Ấu sang Á.
2. Thắng lợi của CMTQ đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH, ảnh
hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
3. Những năm 80,90 của TK XX và đầu TK XXI, TQ là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao
nhất thế giới.
BÀI 4. ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
1. Những quốc gia giành độc lập sớn nhất ở ĐNÁ sau chiến tranh thế giới thứ hai: In-đô-nê-xia, Việt
Nam, Lào.
2. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN gồm: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Philiphin, Singapore, Malayxia.
3. Thời kì đầu sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN theo đuổi chiến lược kinh tế
hướng nội, tiến hành công nghiệp hóa thay thế cho nhập khẩu.
4. Từ những năm 60 -70, chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại: Công nghiệp hóa thay thế
cho xuất khẩu làm chủ đạo.
5. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh thế giới xuất hiện nhiều tổ chức liên kết khu vực.
6. Mục tiêu của ASEAN là hợp tác về kinh tế và Văn hóa.
7. ở giai đoạn đầu (1967 - 1975): ASEAN hoạt động lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.

1
8. Sự khởi sắc của ASEAN bắt đầu từ Hội nghị cấp cao ASEAN (2.2976) cho ra đời Hiệp ước
hợp tác, thân thiện (gọi là Hiệp Ước Bali) với 5 nguyên tắc.
9. Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ sau CTTG thứ hai dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc
Đại (Đảng của giai câp tư sản)
10. Năm 1947, Anh hứa trao trả quyền tự trị cho Ấn Độ theo “phương án Mao-bát-tơn”, chia đất
nước thành 2 quốc gia tự trị dựa trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ (Ấn Độ giáo); Pakixtan (Hồi giáo)
11. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Ấn Độ đạt được các thành tựu như: Tiến hành “
cách mạng xanh” trong nông nghiệp; Về đối ngoại: theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập
tích cực.
BÀI 5: Châu Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000)
1. Phong trào giành độc lập của Châu Phi phát triển mạnh, nổ ra sớm nhất ở khu vực Bắc Phi, cụ
thể là Ai Cập, Li-Bi
2. Năm 1960, gọi là năm châu Phi vì 17 nước Châu Phi giành được độc lập.
3. Sau khi giành độc lập, châu Phi phải đối mặt với chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai.
4. Tháng 11. 1993, bản Hiến pháp cộng hòa Nam Phi chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng
tộc Apacthai.
5. Phong trào đấu tranh giành độc lập cua châu Phi phát triển mạnh sau CTTG thứ hai được ví như là
“Lục địa mới trỗi dậy”.
6. Châu Phi: chống chế độ thực dân cũ.
7. Sau CTTG thứ hai, Mĩ Latinh chống chế độ độc tài thân Mĩ, tiêu biểu là cách mạng Cu Ba.
8. Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ, biến châu lục này thành “Lục địa bùng cháy”.
9. Mĩ Latinh: chống chế độ thực dân mới.
10.Nguyên nhân làm cho bản đồ chính trị thế giới có những biến đổi to lớn & sâu sắc:
BÀI 6: Nước Mĩ (1945 -2000)
1. Khoảng 20 năm sau CTTG thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính số một (duy
nhất) thế giới.
2. Mĩ nắm 3/4 trữ lượng vàng, 50% tàu bè đi lại trên mặt biển, ….
3. Từ năm 1973- 1991: Kinh tế của Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài năm
1982
4. Từ Năm 1991- 2000: trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng kinh tế vẫn đứng đầu thế giới.
5. Trong thời kì chiến tranh lạnh: Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
6. Sau chiến tranh lạnh ( 1991 -2000): Mĩ triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng”, sử dụng
khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
BÀI 7: Tây Âu (1945 -2000)
1. Từ năm 1945 - 1950: Các nước TA phục hồi kinh tế, dựa vào sự viện trợ của Mĩ nên đối ngoại
liên minh chặt chẽ với Mĩ.
2. Từ năm 1950 - 1973: Kinh tế phát triển nhanh, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính
của thế giới. Về đối ngoại, một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đa dạng hóa
và đa phương hóa hơn nữa chính sách đối ngoại.
3. Cộng đồng Châu Âu (EC) có nguồn gốc từ: “cộng đồng than thép châu Âu”; “cộng đồng năng
lượng nguyên tử châu Âu”; cộng đồng kinh tế châu Âu. Năm 1967, ba tổ chức trên sáp nhập thành
“cộng đồng Châu Âu”.
4. Năm 1993, Hiệp ước Maxtrich (Hà Lan) có hiêu lực EC đổi tên thành EU (Liên minh châu Âu).
5. Đồng tiền chung châu Âu : Ơrô (EURO)
2
6. Đến cuối thập kỉ 90, EU trở thành tổ chức liên kêt chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.
BÀI 8: Nhật Bản (1945 - 2000)
1. Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật: liên minh chặt chẽ với Mĩ
2. Từ 1960 đến 1973: gọi là giai đoạn phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật.
3. Nguyên nhân quan trọng, quyết định hàng đầu đến sự phát triển nền kinh tế Nhật: Con người là
vốn quý nhất (cần cù, sáng tạo, đặc biệt có tính kỷ luật cao).
4. Khoa học - kĩ thuật: Nhật tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh, sáng
chế khoa học. KH-CN chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
5. Từ 1973 -1991: sự phát triển kinh tế Nhật thường đan xen với các đợt suy thoái ngắn,
6. Từ nửa sau những năm 80, Nhật vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới.
7. Từ đầu thập kỉ 90, Kinh tế Nhật lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng vẫn là một trong ba trung tâm
kinh tế - tài chính lớn của TG
BÀI 9. Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh.
1. Sau CTTG thứ 2: Liên Xô và Mĩ từ đồng minh chống phát xít chuyển sang thế đối đầu và đi
đến tình trạng chiến tranh lạnh
2. Nguồn gốc của chiến tranh lạnh: do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai siêu cường Xô-
Mĩ.
3. Sự kiện được xem là khởi đầu chiến tranh lạnh: thông điệp của tổng thống Turman tại Quốc hội Mĩ
(1947)
4. Sự kiện đánh dấu xự xác lập cục diện hai cực, hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm: Sự ra đời của
NATO và VACSAVA.
5. Tâm điểm của chiến tranh lạnh ở Châu Âu là nước Đức.
6. Xu hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện từ đầu những năm 70 của TK XX.
7. 8.1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canada kí Định ước Henxiki tạo nên một cơ chế giải
quyết vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở khu vực này.
8. 12/1989, hai nhà lãnh đạo Mĩ và Liên Xô kí kết chấm dứt chiến tranh lạnh.
BÀI 10. Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa nửa sau TK XX
1. Nguồn gốc sâu xa của CM KH - KT: do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuát, nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
2. Đặc điểm lớn nhất của CM KH-KT: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
3. Mặt tích cực của CM KH- KT: Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống; thay
đổi cơ cấu về dân cư, nguồn nhân lực, giáo dục, dẫn đến việc hình thành thị trường theo xu thế toàn
cầu hóa.
4. Hạn chế: Ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh tật, vũ khí hủ diệt..
5. Một hệ quả quan trọng nhất của CM KH -KT: thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
6. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra vào đầu những năm 80 của TK XX
7. Biểu hiện
- sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
- sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
- sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành tập đòn lớn.
- sự ra đời của các tổ chức liên kết, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
8. Tiêu cực của toàn cầu hóa: làm trầm trọng thêm bất công xã hội; nguy cơ đánh mất bản sác dân
tộc, xâm phạm nền độc lập và chủ quyền quốc gia.
LỊCH SỬ VIỆT NAM
3
GIAI ĐOẠN 1919 - 1925
BÀI 12,13 Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 (Những năm 20 của TK XX)
 Đặc điểm phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 20 của TK XX: Xuất hiện hai
huynh hướng cứu nước: tư sản và vô sản.
 Khuynh hướng vô sản thắng thế bằng sự ra đời của ĐCS Việt Nam.
 Khuynh hướng dân chủ tư sản thất bại đánh dấu bằng sự thất bại của cuộc khởi nghĩa
Yên Bái (2.1930).
1. Mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp: bù đắp vào thiệt hại do CTTG lần
thứ nhất gây ra.
2. Đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai: đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô lớn vào các
ngành kinh tế.
3. Đầu tư nhiều nhất vào nông nghiệp chủ yếu là đồn điền cao su
4. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa về xã hội: xuất hiện những giai cấp mới như công nhân, tư
sản, tiểu tư sản
5. Hoạt động nổi bật của tư sản: “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”; thành lập tổ chức “Đảng
lập hiến” năm 1923.
6. Hoạt động của Tiểu tư sản: Đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và cuộc truy
điệu, để tang Phan Chu Trinh (1926)
7. Sự kiện đánh dấu bước tiến của giai cấp công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8.1925.
8. Giai cấp nông dân: chịu nhiều tầng áp bức bóc lột. Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng.
9. Tiểu tư sản: tầng lớp trí thức, nhạy bén với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu
tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
10. Giai cấp tư sản: ít về số lượng, thế lực kinh tế yếu, bị Pháp kìm hãm, phân hóa thành 2 bộ phận:
Tư sản mại bản (phản động), Tư sản dân tộc (yêu nước).
11. Giai cấp công nhân: không ngừng tăng về số lượng, chất lượng, chịu nhiều tầng áp bức bóc lột,
có quan hệ mật thiết với nông dân, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng
vươn lên thành động lực cách mạng.
12. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của TK XX, mâu thuẫn chủ yếu của
xã hội Việt Nam: Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
13. Sự kiện tìm thấy con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: đọc sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin (giữa 1920).
14. Công lao to lớn đàu tiên của NAQ: Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.
15. 12.1920, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ 3 và tham gia sáng lập ĐCS Pháp -> trở thành
người cộng sản đàu tiên của Việt Nam
16. NAQ bỏ phiếu gia nhập quốc tế 3: Vì đây là tổ chức duy nhất bên vực quyền lợi cho nhân dân
thuộc địa.
17. Năm 1921, NAQ cùng với một số nhà yêu nước An-giê-ri; Tuynidi; Ma-rốc lập ra “Hội liên hiệp
thuộc địa”; viết báo “ Người cùng khổ”, “báo nhân đạo”; “đời sông công nhân”, “bản án chế độ thực
dân Pháp.
18. 1923, sang LXô, dự Quốc tế nông dân
19. 1924, về Quảng Châu (TQ), trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách
mạng giải phóng dân tộc.

4
20. Ba tổ chức cách mạng ( tổ chức chính trị) ra đời từ 1925 – 1930 (hoặc 1919 – 1930): Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên; Tân Việt Cach mạng đảng và Việt Nam Quốc Dân Đảng.
21. Ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929: Đông Dương cộng sản Đảng (6); An Nam Cộng sản
Đảng (8); Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9) (ba tổ chức này cũng là tổ chức chính trị)
22. Hội VN CMTN do NAQ sáng lập (6.1925), hoạt động theo khuynh hướng vô sản, hoạt động nổi
bật là phong trào “vô sản hóa” năm 1928.
23. Cơ quan ngôn luận của Hội VNCMTN là báo Thanh niên
24. Các bài giảng của Hội VN CMTN được Nguyễn Ái Quốc tập hợp, xuất bản thành tác phẩm
“Đường Kách mệnh” vào năm 1927.
25. Báo Thanh niên và Đường Kách mệnh, trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán
bộ của Hội VN CMTN.
26. Vai trò của Hội VNCMTN: Chuẩn bị về mặt tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của ĐCS Việt
Nam.
27. Việt Nam Quốc dân đảng: Hoạt động theo huynh hướng dân chủ tư sản
28. Hoạt động:Hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ; còn ở Trung Kỳ và Nam Kỳ không đáng kể.
29. Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2.1930), cuộc khỏi nghĩa Yên
Bái thất bại đã đánh dấu sự chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản cũng như khẳng định khuynh
hướng CMDCTS không phù hợp với hòan cảnh lịch sử của Việt Nam.
30. Tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh: Độc lập, tự do
31. Nhiệm vụ chiến lược của cương lĩnh : tiến hành “ tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
32. Nhiệm vụ của cáh mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản cách mạng.
33. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước.
34. ĐCS VN ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của cách mạng Việt Nam vì chấm dứt sự
khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
BÀI 14. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931
1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào cách mạng 1930 – 1931: Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng.
2. Khẩu hiệu của phong trào cách mạng 1930 – 1931: “Đả đảo đế quốc”; “Đả đảo phong kến”;
“Thả tù chính trị”.
3. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931: sự thành lập các Xô viết Nghệ -Tĩnh
4. Chính sách chính trị của Xô viết: quần chúng tự do hội họp; thành lập các đội tự vệ và tòa án
nhân dân.
5. Chính sách kinh tế của Xô viết: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ các loại thuế; xóa
nợ cho dân nghèo.
6. Chính sách văn hóa – xã hội của Xô viết: mở lớp dạy chữ quốc ngữ; xóa bỏ các tệ nạn xã hội
như mê tín, cờ bạc, rượu chè….
7. Hội nghị BCH TƯ lâm thời ĐCS Đông Dương (10.1930): đổi tên ĐCS VN thành ĐCS ĐD,
thông qua luận cương chính trị do Trần Phú soạn
8. Phong trào cách mạng 1930 – 1931: lần đầu tiên khối liên minh công-nông được hình thành
9. Phong trào cách mạng 1930 – 1931: có ý nghĩa như cuộc tập dượt lần thứ nhất để chuẩn bị cho
cách mạng tháng 8.
BÀI 15. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
5
1.Hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939: đấu tranh chính trị; công khai, bí
mật; Hợp pháp và bất hợp pháp.
2. Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của phong trào dân chủ 1936 – 1939: đấu tranh chống chế độ
phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa
bình.
3. Nhiệm vụ chiến lược (lâu dài): chống đế quốc và chống phong kiến.
4. Phong trào dân chủ 1936 – 1939: có ý nghĩa như một cuộc tập dượt lần thứ hai để chuẩn bị cho
khởi nghĩa tháng Tám.
BÀI 16. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM
(1939 – 1945). NƯỚC VNDC CH RA ĐỜI.
1. Khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8.1945: còn gọi là cao trào kháng Nhật cứu
nước.
2. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945): Ban Thường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp” bắn
nhau và hành động của chúng ta”.
3. Thời cơ tốt nhất để chúng ta phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền: “ từ khi Nhật đầu
hàng Đồng minh (15/8) đến trước khi quân đồng minh kéo vào Việt Nam”.
4. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam)
được thành lập vào ngày 22/12/1944.
5. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta: Bắc Sơn- Võ Nhai.
6. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn thêm Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng vì nơi đây lực
lượng chính trị được tổ chức và phát triển.
7. Khu giải phóng Việt Bắc trong CMT8 gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh
Yên.
8. Khu giải phóng Việt Băc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh
thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
9. Thủ đô của khu giải phóng Việt Bắc là Tân Trào
10. 4 tỉnh giải phóng sớm nhất trong CMT8. 1945: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Hai địa phương giành chính quyền muộn nhất: Đồng Nai Thượng và Hà Tiên.
11. Đặc điểm của CMT8 năm 1945: Diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu, bằng
phương pháp vũ trang kết hợp với chính trị.
12. Trong CMT8: Lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ cho lực lượng chính trị.
Lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945)
13. Thắng lợi trong CMT8 mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự do; kỉ
nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
CÁC HỘI NGHỊ VÀ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC
1. Giai đoạn 1931 – 1935
- Hội nghị thành lập Đảng cộng sản: thông qua cương lĩnh chính trị (chính cương vắt tắt, sách lược
vắn tắt) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
- Hội Nghị BCH TW lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam : thông qua Luận cương chính trị do Trần
Phú Soạn thảo; Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Về công tác mặt trận: phong trào cách mạng (1930 – 1931) lần đầu tiên khối liên minh công –
nông ra đời.
2. Giai đoạn 1936 – 1939.
6
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương ĐCS Đông Dương (7.1936): chủ trương thành lập Mặt trận
thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương; tháng 3.1938 đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ
Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương).
3. Giai đoạn 1939 – 1945
- Hội nghị lần thứ 6 BCH TW ĐCS ĐD (11.1939): Đánh dấu bước chuyển hưởng quan trọng của
Đảng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân bước vào thời kì trực tiếp
vận động cứu nước. Chủ trương thành lập “Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông
Dương” (gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
- Hội nghị BCH TW Đảng Cộng Sản Đông Dương: có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh chủ
trương được đề ra tại hội nghị lần thứ 6 (11.1936) nhàm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng
là dân tộc được giải phóng. Ngày 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc thành lập “ Mặt trận Việt Nam
độc lập đồng minh” (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh), đây là mặt trận độc lập đầu tiên của VN.

You might also like