N-N-T-2-Tuong-trinh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TƯỜNG TRÌNH TTHCCN

Ngày thực tập: 07/05/2016

Nhóm: 6B Lớp: 13HOH-TN

Họ và tên sinh viên - MSSV: Bùi Hoàng Thành Nhân 1314290

Tạ Ngọc Yến Nhi 1314304

Nguyễn Lê Phương Tâm 1314369

BÀI 2: CÔ LẬP CAFFEINE TỪ LÁ TRÀ


Phần 1: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

1.1. Cô lập caffeine

Khối lượng lá trà cân (g): 10.14

Loại dung môi dùng để tẩm trích: Nước Thể tích (mL): 250

Thời gian đun tẩm trích (phút): 20 phút (từ 08h15 đến 08h35)

Thể tích CHCl3 sử dụng để ly trích sản phẩm (mL): 45

Thể tích CHCl3 thu hồi sau khi chưng cất (mL): 13

Khối lượng sản phẩm caffeine thu được sau thăng hoa (g): 0.02

Nhiệt độ thăng hoa (oC): ____________________________________

Màu sắc tinh thể caffeine: Trắng. Hình dáng tinh thể: hình kim ngắn. Nhiệt độ nóng chảy (oC):_________

3.2
Kết quả SKBM: 01 vết. Giá trị Rf caffeine đo được: = 0.615. Hệ dung môi giải ly: Chloroform : Methanol
5.2
= 95 : 5

Hiệu suất cô lập caffeine (%): 3.9

Nhận xét kết quả cô lập và kinh nghiệm:


- Kinh nghiệm:
o Trong quá trình đun thì cứ để hệ đun mạnh, để nước nóng có thể hòa tan lượng
caffeine nhiều nhất.
o Trong quá trình lọc có sử dụng bột trợ lọc, phải rưới đều hỗn hợp phản ứng trên phễu
lọc để tránh sự sắp xếp không đều của bột trợ lọc, dẫn đến việc rách giấy lọc.
o Trong quá trình đun, chưng cất thu hồi chloroform, tránh cô quá cạn gây hao hụt sản
phẩm, đồng thời caffeine có thể khô cứng ngay trên thành bình, khó cọ rửa và làm
sạch.
o Khi thăng hoa, các lỗ của giấy lọc phải có kích thước to; chén thăng hoa nên có đường
kính miệng to phễu lọc để tránh sự thất thoát của sản phẩm.
- Từ kết quả SKBM có thể kết luận rằng sản phẩm không có lẫn tạp chất có khả năng bắt UV.

Hình 1. Kết quả kiểm tra Sắc ký bản mỏng của Caffein trong ethanol, hệ giải ly Chloroform : Methanol = 95 :
5

1.2.Biểu tính caffeine

Với thuốc thử Bouchardat (+/-): +. Hiện tượng: Có xuất hiện kết tủa màu nâu trong lòng dung dịch màu nâu
đỏ.

Với thuốc thử Hager (+/-): +. Hiện tượng: Có kết tủa vàng xuất hiện.

Với thuốc thử Bertran (+/-): +. Hiện tượng: Dung dịch trắng đục dần do sự xuất hiện của kết tủa.

Nhận xét kết quả biểu tính:


- Kết quả thực nghiệm đúng với dự đoán trong bài chuẩn bị.
- Hai thí nghiệm với thuốc thử Bouchardat và thuốc thử Hager cho kết quả nhanh và rõ ràng. Đối
với thuốc thử Bertan thì sự xuất hiện kết tủa xảy ra chậm hơn, phải đem đối chiếu với dung
dịch caffeine để thấy rõ được sự mờ đục này.
PHẦN 2. CÂU HỎI

1. Caffeine có thể được trích ra từ lá trà hoặc bột hạt caffeine bằng nước nóng? Có nên thay thế dung
môi nước bằng dung môi hữu cơ khác không?
- Caffein tan tốt trong nước nóng nên có thể được trích ra từ lá trà hoặc bột/hạt cà phê bằng
cách này.
- Không nên thay thế nước bằng dung môi hữu cơ vì:
o Dung môi hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp, nên việc đun sôi có thể gây ra nguy hiểm và thất
thoát caffeine.
o Dung môi hữu cơ đa phần là độc hại cho môi trường.
o Dung môi hữu cơ không hòa tách được các acid tantic.
2. Vai trò của CaCO3 trong quá trình cô lập caffeine? Có thể thay thế các chất khác được không? Kể
tên một số hợp chất có thể thay thế (nếu có).
- CaCO3 được dùng để biến đổi các acid tantic thành muối trầm hiện.
2 ArOH + 2 CaCO3  (ArO)2Ca + Ca(HCO3)2
- Có thể thay thế bằng các hợp chất khác, ví dụ như Na2CO3, K2CO3, BaCO3,…
3. Có thể thay thế CHCl3 bằng các dung môi khác trong quá trình trích caffeine được không?
- Có thể thay thế Chloroform bằng các dung môi khác trong quá trình trích caffeine nếu như
dung môi đó hòa tan tốt caffeine ở nhiệt độ thường và tách lớp rõ ràng với pha nước. Tuy
nhiên, trong các dung thông dụng thì chloroform có khả năng hòa tan caffeine tốt nhất ở nhiệt
độ thường.
4. Ngoài phương pháp thăng hoa, có thể tinh chế caffeine bằng phương pháp được không? Giải thích?
- Ngoài phương pháp thăng hoa, Caffeine có thể được tinh chế bằng các phương pháp khác, như
phương pháp kết tinh. Tuy nhiên trong bài thực tập này, phương pháp thăng hoa có lợi thế
hơn là thu được chất tinh khiết hơn và có thể dùng một lượng nhỏ chất (nhất là khi lượng sản
phẩm tối đa có thể thu được chỉ khoảng 0.5 g).
5. Vai trò của caffeine, lợi và hại đối với sức khỏe con người?
- Lợi: Tăng cường hưng phấn, kích thích vỏ não, tim, giúp giãn mạch máu, tăng cường hiệu quả
làm việc, tăng khả năng thụ cảm, khả năng học tập tạm thời và một số công dụng khác.
- Hại: Việc sử dụng caffeine ở liều lượng cao và lâu dài gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, điển
hình là chứng mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi,…

You might also like