Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Đề cương CNXHKH: (Thi tốt 10 điểm nhé mn ^^)

I. Trắc nghiệm (Của các lớp ngoại trừ EBBA 14.1)


*Chương 2:
Câu 1: Về mặt phương diện kinh tế xã hội, giai cấp công nhân là người lao động trực tiếp hoặc
gián tiếp sử dụng các công cụ sản xuất có tính chất hiện đại, công nghiệp và xã hội cao
Giải thích: Họ lao động với những phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại do những đặc
điểm sau: sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao và
tạo ra những tiền đề của cải vật chất cho xã hội mới
Câu 2: Mâu thuẫn giữa LLSX, xã hội hóa ngày càng rộng lớn với quan hệ sản xuất, tư bản CN
dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Giải thích:
Do giai cấp công nhân đối lập lợi ích hoàn toàn với giai cấp tư sản. Công nhân thì thuộc sản xuất
tập thể ngày ngày họ làm việc nhưng họ lại không được hưởng như mình làm thay vào đó các
nhà tư bản họ lại teo sở hữu hưởng thụ, hưởng thụ trên công sức của người khác ở đây chính là
công nhân do vậy là ngày càng có mâu thuẫn gay gắt giữa hai giai cấp.
Câu 3: Yêu cầu đặt ra đới với giai cấp công nhân trong bối cảnh hiện nay để thực hiện sứ mệnh
lịch sử của mình trên lực lượng kinh tế là gì?
→ Đẩy mạnh công nghiệp hóa với hiện đại hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa với phát triển kinh tế
tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Giải thích: Giai cấp công nhân có điều kiện khách quan thuận lợi để phát triển cả số lượng và
chất lượng, làm cho những phẩm chất của giai cấp công nhân hiện đại được hình thành và phát
triển đầy đủ trong môi trường xã hội hiện đại, với phương thức lao động công nghiệp hiện đại.
Đó còn là điều kiện để gccn vn khắc phục những nhược điểm, hạ chế do hoàn cảnh lịch sử và
nguồn gốc xã hội sinh ra
*Chương 3:
Câu 4: Đặc trưng của CNXH ở VN là gì?
Trả lời: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Giải thích:
Giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị xã hội tốt đẹp nhất, ước mơ ngàn đời
của loài người, cho nên cũng là mục tiêu phấn đấu của chủ nghĩa xã hội. Đây là đặc trưng có
tính bản chất của CNXH chi phối các đặc trưng khác, nó thể hiện sự khác nhau căn bản, sự tiến
bộ hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ xã hội trước đó.
Câu 5: Đặc trưng cơ bản của CNXH – Mục đích là gì?
Trả lời: Giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con
người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện
Giải thích; Đây là sự khác biệt về chất giữa hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa so với
các hình thái kinh tế - xã hội ra đời trước, thể hiện ở bản chất nhân văn, nhân đạo, vì sự nghiệp
giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Câu 6: Đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH trên lĩnh vực kinh tế là gì?
Trả lời: Kinh tế nhiều thành phần
Giải thích:
- Mỗi thành phần kinh tế là đại diện cho trình độ nhất định của LLSX và QHSX đang tồn tại
khách quan trong XHVN; giai đọa quá độ xét về mặt kinh tế là giai đoạn tồn tại cả những yếu tố
kinh tế, là tàn dư của XH cũ và những yếu tố kinh tế thuộc về XH mới.

Câu 7: CNXH khoa học lí thuyết trở thành hiện thực được đánh dấu = sự kiện nào?
Trả lời: Sự ra đời của nhà nước XHCH Xô Viết 1917
Giải thích: CN Mác – Lenin ra đời vào thế kỉ thứ XIX, đã trở thành hệ thống lí luận dẫn đường
của phong trào công nhân. Tuy nhiên đến đầu TK XX với sự thành công của CM tháng 10 Nga
năm 1917 thì lần đầu tiên trong lịch sử lý luận đó mới được thực hiện hóa và cụ thể hóa = việc
xây dựng CNXH ở liên xô. Trong đó dấu mốc là sự thành lập của chính quyền Xô Viết – nhà
nước công nông đầu tiên trên thế giới

*Chương 4:
Câu 1: Chế độ dân chủ nhân dân ở việt nam được xác lập vào năm nào?
Trả lời: Năm 1945
Giải thích: VÌ sau khi cách mạng tháng 8 thành công ngày 2/9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, từ đố chế độ dân chủ nhân dân được
xã lập ở Việt Nam

Câu 2: Bản chất của nhà nước XHCN ở VN là gì?


Trả lời: bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
Giải thích:
- Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân là vì nhà nước ta là thành quả của quá trình đấu
tranh dài trong lịch sử, thành của của cuộc cahcs mạng quần chúng nahan dân lao động do giai
cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sả Việt Nam lãnh đạo. Trong đó lợi
ích thống nhát với các giai tầng lao động khác và gccn là đại biểu cho ptsx hiện đại, gắn chặt với
lịch ích của nhân dân toàn thể và dân tộc

+ Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia
quản lí; nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để
nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

+ Trong tổ chức và thực hiện, nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt
đẹp của dân tộc, Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân
tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và thực hiện đại đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc,
đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

*Chương 6:
Câu 1: Đặc trưng của dân tộc tộc người
Trả lời: Các đặc trưng của dân tộc tộc người là:
- Cộng đồng về ngôn ngữ: Tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn đề
luôn được các dân tộc coi trọng giữ gìn
- Cộng động về văn hóa: Văn hóa phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, tôn giáo của tộc người đó
- Ý thức tự giác tộc người: Tiêu chí quan trọn nhất để phân định một tộc người và có vị trí quyết
định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người
→ ba tiêu chi này tạo nên sự ổn định trong mỗi tộc người trong quá trình phát triển

Câu 2: Đặc trưng của dân tộc quốc gia


Trả lời: Đặc trưng của dân tộc quốc gia là:
- Có chung một vùng lãnh thổ ổn định: Lãnh thổ là yếu tố thể hiện chủ quyền của một dân tộc
trong tương quan với các quốc gia – dân tộc khác
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế: Đây là đặc quyền quan trọng nhất của dân tốc, là
cơ sở để gắn kết các bộ phận, các thành viên trong dân tộc, tạo nên tính tống nhất, ổn định, bền
vững của dân tộc
- Có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp: Ngôn ngữ dân tộc là mộ tngoon ngữ đã phát
triển và sự thống nhât về ngôn ngữ là một trong những đặc trưng chủ yếu của dân tộc
- Có chung mọt nền văn hóa và tâm lý: Văn hóa là một yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết
cộng đồng
- Có chung một nhà nước: Nhà nước là đặc trưng cho thể chế chính trị của dân tộc, là đại diện
cho dân tộc trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới.

Câu 3: Các nguyên tắc giải quyết vấn đề dân tộc:


Trả lời:
- Bình đẳng - vai trò là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc khác
- Tự quyết
- Thế kỉ 20 liên hiệp công nhân các dân tộc (công nhân và giải phóng dân tộc) - vai trò liên kết
các nội dung khác thành một chỉnh thể
Giải thích:
- Bình đẳng: Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏm ở
trình độ phát triển cao hay thấp
- Tự quyết: Quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa
chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc
- Liên hiệp công nhân tất cả dân tộc: phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp; phản ánh sự gắn ó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa
quốc tế chân chính

Câu 4: Nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng CSVN:
Trả lời: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ cùng phát triển
Giải thích:
Các nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó bình đẳng kaf co sở để thực hiện
đoàn kết các dân tộc,; trân trọng giúp nhau cùng phát triển la biểu hiện rõ nét nhất của sự bình
đẳng và đoàn kết đó.

Câu 5: Bản chất của tôn giáo từ phương diện hình thái ý thức xã hội là gì?
Trả lời: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khahcsquan, trong đó
lực lượng trần thế trở thành siêu trần thế
Giải thích:

Câu 6: Các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo:


Trả lời:
- Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo song phải gắn liền với quá trình cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
- Phân biệt hai mặt chính trị và tưởng của tôn giáo trong quá trình giai quyết vấn đề tôn giáo.
Phân biệt tín ngưỡng tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo
- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
Giải thích:
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng cúng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa
- Chủ nghãi Mác-Leenin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi
bản thân tồn tại xã hội muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ
nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy
- Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình
quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo
- Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển nhất định. Ở
những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai tròm tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã
hội không gống nhau.

You might also like