Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Học viên: Nguyễn Thị Hương Quỳnh_29/09/1989

BỘ MÔN: LÍ LUẬN QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC CƠ SỞ GIÁO DỤC


ĐỀ BÀI
Hãy trình bày, phân tích những phẩm chất và kỹ năng cơ bản của người quản lý nói chung trong
bối cảnh hiện nay, có hiện hệ trong lĩnh vực giáo dục.

-------

BÀI LÀM
Người quản lý (hay chủ thể quản lý) là người có trách nhiệm thực thi các hoạt động quản lý
thông qua việc phân bổ nhân lực và các nguồn lực, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn
bộ tổ chức, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá nhằm hoạt động có hiệu quả và đạt được mục đích
đề ra.
Đối với người quản lý một tổ chức trong bối cảnh xã hội hiện nay nói riêng và người quản
lý trong ngành giáo dục nói riêng cần luôn học hỏi, rèn luyện và sở hữu ba nhóm kỹ năng (kĩ thuật,
nhận thức, con người) và bốn phẩm chất chủ đạo (1. ý chí hoàn thiện cá nhân, 2. yêu và đam mê
công việc, 3. tham vọng thăng tiến, 4. dám đối đầu, tư tin, có bản lĩnh) cụ thể như sau:
VỀ KĨ NĂNG

(1) Kĩ năng kĩ thuật là khả năng thực hiện các hoạt động chuyên môn được tiến hành bởi
tổ chức với mức độ thành thục nhất định:
• Muốn quản lý một tổ chức, nhà quản lý phải hiểu, thực hiện được, nhiều khi cần
thực hiện tốt các hoạt động do thuộc cấp tiến hành.
• Gắn liền với việc sử dụng các phương pháp, quy trình và công cụ cụ thể, để có kĩ
năng kĩ thuật, nhà quản lý phải được đào tạo và phải trải qua kinh nghiệm thực tế.

Page 1 of 7
Học viên: Nguyễn Thị Hương Quỳnh_29/09/1989

Trong lĩnh vực giáo dục, kĩ năng này có thể được nhìn thấy khá rõ nét ở vị trí tổ
trưởng chuyên môn hay cao hơn là hiệu phó phụ trách chuyên môn của nhà trường. Bản
than một hiệu phó chuyên môn hay một tổ trưởng chuyên môn đều đi lên từ một giáo
viên sau nhiều năm kinh qua các hoạt động chuyên môn của nhà trường, có nhiều kinh
nghiệm, được tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn chuyên sâu và hiểu rõ hoạt
động chuyên môn trong một nhà trường đòi hỏi những gì.
(2) Kĩ năng con người là khả năng của một người có thể làm việc trong mối quan hệ hợp
tác với những người khác, được thể hiện bằng những khả năng cụ thể sau:
• Nhà quản lý cần có kĩ năng làm việc với con người trong một tổ chức, tham gia tích
cực vào công việc của tập thể, tạo ra được một môi trường trong đó mọi người cảm
thấy an toàn, dễ dàng bộc lộ ý kiến và có thể phát huy triệt để tính sáng tạo.
• Nhà quản lý có ý thức cao về bản thân, có năng lực hiểu và quan tâm đến cảm xúc
của những người khác.
• Vai trò của trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence - EI), được cho là
“năng lực quản lý bản thân và các mối quan hệ một cách có hiệu lực” theo Daniel
Goleman, một học giả và nhà tư vấn người Mỹ đã chỉ ra.

Trong môi trường nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chính là người quản lí lớp học.
Một giáo viên chủ nhiệm giỏi, được yêu mến là giáo viên luôn là người đồng hành,
hướng dẫn để mỗi học sinh được đưa ra ý kiến của mình, được thỏa sức sáng tạo, được
tạo cơ hội khám phá thế mạnh của bản thân, từ đó hình thành, phát triển những nhân
cách tốt đẹp, giá trị riêng và trở thành những công dân thích ứng tốt với nhu cầu của xã
hội theo từng thời kì. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm giỏi cũng cần là một nhà tâm lý,
một nhà quản lý, kiểm soát cảm xúc tài ba, công tâm khi giải quyết các vấn đề của lớp
học cũng như là nơi tin cậy với mỗi học sinh, luôn lắng nghe và hiểu được học sinh cần
gì, là điểm tựa về tinh thần để học sinh cảm nhận được sự an toàn, yêu thương. Từ đó
đưa ra những lời khuyên hữu ích cho học sinh và cả cha mẹ học sinh.

(3) Kĩ năng nhận thức là khả năng đánh giá, phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn
đề phức tạp. Biểu hiện của nhà quản lý có kĩ năng nhận thức đó là:
• Khả năng bao quát toàn cảnh về thực trạng và xu thế biến động của tổ chức do mình
phụ trách và của môi trường;
• Khả năng nhận diện được những yếu tố chính trong mỗi hoàn cảnh;

Page 2 of 7
Học viên: Nguyễn Thị Hương Quỳnh_29/09/1989

• Nhận diện được các mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận trong tổ chức và mối
quan hệ của tổ chức với môi trường;
• Xác định, nhận diện, hiểu rõ và giải thích được dữ liệu và thông tin;
• Khả năng sử dụng thông tin để xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn
được những giải pháp tối ưu nhất.
Trong tất cả những kĩ năng nhận thức được cho là cần phải có đối với nhà quản lý,
kĩ năng được đánh giá cao và được nhấn mạnh nhất chính là khả năng (năng lực)
phân tích và giải quyết vấn đề.
Trong thực tế, có thể nói công tác tuyển sinh của môi trường tư thục là một minh
chứng rõ nét về kĩ năng nhận thức ở người làm quản lý giáo dục. Hàng năm, nhiều
trường tư thục cỡ vừa và nhỏ luôn phải chịu áp lực của việc tuyển sinh đủ chỉ tiêu để có
nguồn kinh phí cho sự phát triển của nhà trường, trả lương cho giáo viên, nhân viên
cũng như chi phí cho các hoạt động giáo dục, các hoạt động khác trong nhà trường
được đảm bảo.
Để thực hiện công tác tuyển sinh, Ban giám hiệu (các nhà quản lý) các nhà trường
trước hết cần có những nhận định chính xác về thực trạng của nhà trường (việc đáp ứng
về cơ sở vật chất, nhân sự, chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa thu hút học sinh,
khả năng phát triển, mở rộng của nhà trường ở các năm học kế tiếp…) và cũng cần có
sự đánh giá, tiên lượng về mức độ cạnh tranh của các trường tư trong khu vực lân cận,
cập nhật xu thế giáo dục mới tiềm năng… để đưa ra các phương án tuyển sinh phù hợp,
đáp ứng nhu cầu và thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh, học sinh.
Trong các phương án tuyển sinh đó, các nhà quản lý cũng cần đưa ra kế hoạch chi
tiết cùng các giải pháp đòn bẩy được thực hiện bởi từng bộ phận trong nhà trường. Khi
chiến dịch tuyển sinh tại mỗi trường tư thục diễn ra là lúc đòi hỏi sự đồng lòng, hợp lực
từ tất cả các bộ phận trong nhà trường. Một ngày “Open Day” diễn ra ở một ngôi
trường tư thục để cha mẹ học sinh và học sinh được trải nghiệm một ngày học thực tế ở
ngôi trường sẽ là sự phối hợp từ trên xuống dưới (chỉ đạo, triển khai kế hoạch từ ban
giám hiệu và thực thi của các bộ phận) trong chuyên môn (giáo viên các bộ môn), công
tác đón tiếp (lễ tân, hành chính văn phòng, cơ sở vật chất, y tế, bảo vệ…), công tác
chăm dưỡng (bán trú, bếp, y tế…)…

Page 3 of 7
Học viên: Nguyễn Thị Hương Quỳnh_29/09/1989

Tuy nhiên:
• Tầm quan trọng tương đối của các kĩ năng có thể thay đổi với các cấp khác nhau
trong tổ chức;

• Tuy nhiên đối với nhà quản lý phân cấp dù khác nhau nhưng khả năng thiết lập và
củng cố mối quan hệ với những người trong nhóm, trong tổ chức luôn giữ vai trò
quan trọng;
• Đối với nhà quản lý cấp cao, kĩ năng nhận thức, tư duy trìu tượng có tầm quan trọng
hơn các kĩ năng kĩ thuật tác nghiệp và ngược lại các nhà quản lý cơ sở rất cần phải
coi trọng kĩ năng kĩ thuật. (Ban giám hiệu cần có khả năng bao quát, hoạch định
chiến lược phát triển cho nhà trường, tập trung xử lý rủi ro lớn… và trao quyền, sự
tin tưởng về các nhà quản lý cấp cơ sở - một ví dụ ở đây là tổ trưởng các tổ chuyên
môn, tập trung vào việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường một cách
hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra đầu mỗi năm học. Lúc này, các quản lý cơ sở cần tập
trung cao vào kĩ năng kĩ thuật, hay hoạt động chuyên môn của tổ bộ môn mình.)

Ngoài những kĩ năng chung đòi hỏi người quản lý một tổ chức cần phải có, bản thân người
làm quản lý trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục Việt Nam cần có những kĩ năng cụ thể
như sau:

• Kỹ năng quản lý thời gian và tài nguyên: Trong một môi trường làm việc sôi động
như giáo dục, quản lý thời gian và tài nguyên là rất quan trọng. Người quản lý cần
phải có khả năng ưu tiên công việc, phân chia thời gian và sử dụng các tài nguyên
một cách hiệu quả (tư liệu dạy, học, công cụ hỗ trợ, nguồn tài liệu mở, sử dụng nhân
sự hợp lý…) để đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng hạn và đạt được mục
tiêu.

Page 4 of 7
Học viên: Nguyễn Thị Hương Quỳnh_29/09/1989

• Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp người
quản lý truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và tự tin, xây dựng mối quan hệ làm
việc tích cực với cộng đồng giáo viên, cha mẹ học sinh và cả học sinh.
• Kiến thức chuyên môn và hiểu biết về giáo dục: Để có thể đưa ra các quyết định
đúng đắn và hiệu quả, người quản lý giáo dục cần phải có kiến thức sâu rộng về các
vấn đề giáo dục, chính sách và pháp luật liên quan như Luật giáo dục 2019, các
thông tư 58, thông tư 26 về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và
học sinh trung học phổ thông…
• Kỹ năng quản lý tình huống: Trong một môi trường đa dạng và đầy thách thức như
giáo dục, việc đối mặt với các tình huống khẩn cấp và giải quyết xung đột là không
thể tránh khỏi. Người quản lý cần phải có khả năng đánh giá và giải quyết các vấn
đề một cách linh hoạt và hiệu quả. Kỹ năng giải quyết tình huống này được thể hiện
từ xử lý mâu thuẫn, tạo động lực, gắn kết trong tập thể… ở đơn vị từng lớp học (vai
trò quản lý của giáo viên chủ nhiệm) cho tới cấp độ trong nhà trường (giữa đồng
nghiệp trong cùng hoặc khác tổ chuyên môn, giữa các bộ phận trong nhà trường,
giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, khủng hoảng truyền thông…)
• Khả năng đề xuất và triển khai chiến lược: Người quản lý giáo dục cần phải có khả
năng phát triển và triển khai các chiến lược dài hạn để nâng cao chất lượng giáo
dục, cải thiện hiệu suất học tập và tạo ra một môi trường học tập an toàn, tích cực
như đưa ra các giải pháp, đề xuất cho việc giảng dạy môn trải nghiệm hướng
nghiệp, giáo dục địa phương tại trường phổ thông phù hợp với đặc thù của nhà
trường, đưa các chương trình quốc tế vào giảng dạy tại nhà trường như MOS,
STEAM, Be Warrior…
• Tính linh hoạt và thích ứng: Với sự biến động liên tục trong lĩnh vực giáo dục,
người quản lý cần phải có khả năng thích ứng nhanh chóng với các thay đổi và tình
huống mới, đồng thời giữ vững tính linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược và kế
hoạch. Tính linh hoạt và thích ứng của ngành giáo dục Việt Nam được thể hiện rất
rõ nét qua giai đoạn đất nước trải qua đại dịch Covid với khẩu hiệu “Ngừng tới
trường nhưng không ngừng học”. Sự chuyển biến nhanh chóng, kịp thời từ dạy học
trực tiếp sang dạy học online tuy vấp phải sự phản đối từ nhiều người trong những
ngày đầu, đặc biệt là cha mẹ học sinh khi lo ngại vấn đề sức khỏe cho con mình,
nhưng với sự kiên định, đồng lòng của những nhà quản lý (Nhà nước, Chính phủ,

Page 5 of 7
Học viên: Nguyễn Thị Hương Quỳnh_29/09/1989

Bộ giáo dục, các Sở ban ngành giáo dục…) đã khẳng định con đường đi đúng đắn
và khả năng thích ứng nhanh chóng trước thay đổi bất ngờ xảy ra.

VỀ PHẨM CHẤT
Để làm việc có kết quả, bên cạnh kỹ năng, nhà quản lý nói chung hay các nhà quản lý trong
lĩnh vực giáo dục nói riêng còn cần mang những đặc tính cá nhân nhất định:
(1) Có ý chí hoàn thiện bản thân: Một người có tố chất và ý chí hoàn thiện mình sẽ có
khả năng trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, tài ba, một nhà quản lý hiệu quả và được mọi
người mến mộ; là người lãnh đạo hay quản lý biết tôn trọng chính bản thân mình và tôn
trọng tổ chức.
(2) Chỉ có yêu và đam mê bạn mới có thể thích thú trong việc tìm tòi các kiến thức, tích
lũy kinh nghiệm và dành thời gian, công sức cho việc nghiên cứu các đề xuất, giải pháp
giúp cho công tác quản lý được được hoàn thiện.
(3) Tham vọng thăng tiến là một trong những tố chất cần có của một người làm quản lý
bởi có tham vọng về sự thành đat, vị trí, mức thu nhập cao mới thúc giục bạn cố gắng
và phấn đấu học tập, rèn luyện và tìm ra các giải pháp hiệu quả trong chính công việc
của mình, nghiêm túc theo đuổi công việc và hoàn thiện công việc thật tốt sớm đạt
được vị trí mà mình mong muốn!
(4) Đối với cơ chế thị trường hiên nay, một thị trường đầy những cạnh tranh, thách thức,
một người lãnh đạo hay một nhà quản lý cần phải có bản lĩnh và dám đương đầu với
với khó khăn, tự tin với chính mình để tìm ra các giải pháp trong mọi tình huống,
không lùi bước trước những khó khăn, thách thức, nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt
động của tổ chức, mục tiêu đã đề ra.
Trong ngành giáo dục, một nhà quản lý được kính trọng luôn được biết tới với phẩm
chất đam mê với nghề, tâm huyết, và bản lĩnh. Đó đồng thời sẽ luôn là người có những
hoạch định ưu tiên tới lợi ích của học sinh, tâm niệm tạo ra một môi trường giáo dục an
toàn, hạnh phúc, đáng tin cậy cho cha mẹ học sinh và học sinh lựa chọn bên cạnh những lợi
ích mà kinh tế mang lại.
PGS. Văn Như Cương có lẽ là một minh chứng của một nhà quản lý giáo dục sở hữu
những phẩm chất tốt đẹp đó. Được biết đến là người thành lập ngôi trường dân lập đầu tiên
tại Việt Nam, trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, với 25 năm giữ chức vụ Hiệu trưởng
nhà trường (từ năm 1989 đến 2014) và sau đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhà trường
PGS. Luôn được nhắc tới là một nhà giáo cả đời vì sự nghiệp giáo dục, được biết bao thế

Page 6 of 7
Học viên: Nguyễn Thị Hương Quỳnh_29/09/1989

hệ học sinh kính trọng, yêu mến và ngưỡng mộ. Thầy đã có nhiều ý kiến đóng góp cho giáo
dục nước nhà cũng như đưa ra nhiều quan điểm giáo dục với những phương pháp giảng
dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức.

Tóm lại, những phẩm chất và kỹ năng trên là những yếu tố quan trọng giúp người quản lý
trong lĩnh vực giáo dục tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự phát triển và
nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam.

Page 7 of 7

You might also like