Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


—--------------------------------

MÔN HỌC: GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Mã học phần: ENG3087-05
Thành viên nhóm 5:

STT Họ và tên MSSV Khoa

1 Bùi Thị Hương Sen 21041420 NN&VH Đức

2 Tạ Thị Khánh Linh 21041365 NN&VH Đức

3 Nguyễn Khánh Chi 21041349 NN&VH Đức

4 Nguyễn Khánh Linh 21041364 NN&VH Đức

5 Vũ Thị Hà Giang 21041401 NN&VH Đức

6 Nguyễn Thị Huệ 21041356 NN&VH Đức

7 Nguyễn Ngọc Huyền 21041407 NN&VH Đức

Hà Nội, 2024
MỤC LỤC

I. Lời mở đầu...................................................................................................................... 3
1. Khóa học.....................................................................................................................3
2. Giảng viên.................................................................................................................. 3
3. Nhóm 5....................................................................................................................... 3
II. Chiêm nghiệm............................................................................................................... 6
1. Word Game.................................................................................................................6
2. Open House................................................................................................................ 7
3. Thuyết trình cuối kỳ................................................................................................... 8
4. Kỹ năng và kinh nghiệm đã đạt được qua các hoạt động trên lớp............................. 8
III. Đánh giá....................................................................................................................... 9
1. Khóa học.....................................................................................................................9
a. Điểm mạnh............................................................................................................ 9
b. Điểm hạn chế...................................................................................................... 10
c. Góp ý về môn học............................................................................................... 11
2. Phân chia công việc.................................................................................................. 12
3. Lời cảm ơn................................................................................................................14
IV. Lời kết......................................................................................................................... 15

2
I. Lời mở đầu

1. Khóa học

Giao tiếp liên văn hóa và giải quyết xung đột là một môn học nhằm nâng cao nhận
thức, kiến thức cũng như kỹ năng trong giao tiếp liên văn hóa. Với kiến thức được học
thông qua môn học này, sinh viên có thể trang bị cho mình một tư duy giao tiếp liên văn
hóa mở, giải quyết các xung đột văn hóa thường gặp trong cuộc sống trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay. Nội dung chính của toàn khóa học bao gồm: giao tiếp ngôn từ, phi ngôn
từ, cách chào hỏi xưng hô, các hành vi ngôn từ, quy tắc bàn ăn,...Chính vì vậy mà đây
chính là một trong những môn học vô cùng cần thiết, thú vị và bổ ích đối với sinh viên
ngành ngôn ngữ - những người đang tiếp cận trực với nhiều nền văn hóa.

2. Giảng viên

Trong học phần Giao tiếp liên văn hóa và giải quyết xung đột nay, chúng em cảm thấy
cực kỳ may mắn và hạnh phúc khi được đồng hành cùng cô Nguyễn Thị Thùy Linh. Cô
thực sự là một giảng viên có một năng lượng vô cùng tích cực, vui vẻ bởi mỗi khi cô đến
lớp đều mang đến một nụ cười trên môi. Bên cạnh đó, cô cũng là người hiểu rất rõ tâm lý
sinh viên, chính vì vậy mà không khí lớp học của cô luôn rất thoải mái, năng động. Điểm
chúng em thích nhất trong giờ học của cô là: không hề gây buồn ngủ. Cô đã lồng ghép
việc dạy kiến thức với việc chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong từng bài dạy, giúp chúng
em có một cái nhìn thực tế hơn về kiến thức được học. Hơn cả là một giảng viên, cô còn
là một người bạn của sinh viên, người luôn ân cần, thấu hiểu, cảm thông và giúp đỡ.

3. Nhóm 5

Nhóm chúng em được thành lập với bảy thành viên đều đến từ khoa Ngôn ngữ và Văn
hóa Đức bao gồm:

STT Họ và tên MSSV

3
1 Bùi Thị Hương Sen 21041420

2 Tạ Thị Khánh Linh 21041365

3 Nguyễn Khánh Chi 21041349

4
4 Nguyễn Khánh Linh 21041364

5 Vũ Thị Hà Giang 21041401

6 Nguyễn Thị Huệ 21041356

5
7 Nguyễn Ngọc Huyền 21041407

II. Chiêm nghiệm

1. Word Game

Hoạt động đầu tiên mà chúng em tham gia liên quan đến trò chơi về các từ vựng đã
được học ở các bài học của tuần trước nhằm mục đích củng cố các khái niệm được đề cập
ở phần trước bài học và nhấn mạnh vào các từ và cụm từ quan trọng.
Chúng em họp nhóm với nhau và cùng nhau lên ý tưởng cho trò chơi và chúng em đã
lên kế hoạch và bắt tay thực hiện trò chơi này trong vòng một tuần và mỗi thành viên
trong nhóm đều phát huy được điểm mạnh của mình. Để bắt đầu quá trình tạo nên sản
phẩm Word Game cuối cùng, nhóm cùng nhau xem lại bài học trước đó về “Giao tiếp
thông qua máy tính làm trung gian (Computer mediated communication - CMC)”, xác
định hình thức trò chơi phù hợp. Trong cuộc họp nhóm của chúng em, các thành viên đã
chia sẻ quan điểm của mình, cùng nhau suy nghĩ và cuối cùng đã chọn ra trò chơi “Ô số
may mắn”. Trò chơi bao gồm 2 phần: phần đầu tiên là phần Warm up với trò chơi đuổi
hình bắt chữ với nhiều hình ảnh sống động và từ ngữ thú vị, phần chính là phần Ô số may
mắn, với các ô số chứa từ vựng và câu hỏi liên quan tới bài học tuần trước đó. Trò chơi

6
đã được tổ chức thành công với sự tham gia và hỗ trợ tích cực của các bạn cùng lớp. Lời
đánh giá nhận xét từ cô cũng như các bạn trong lớp công cụ giúp chúng em hoàn thiện kỹ
năng thuyết trình cho các buổi thuyết trình tiếp theo. Ngoài mục đích ôn lại các bài học
trước đây, những trò chơi chữ này còn có ý nghĩa quan trọng đối với nhóm chúng em,
thúc đẩy kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình.
Qua hoạt động Word Game này không chỉ mang lại lợi ích cho nhóm của chúng em mà
còn truyền đạt những bài học quý giá cho toàn bộ lớp học cũng như giúp cả lớp ôn lại
kiến thức mà mình đã được học ở bài tuần trước.

2. Open House

Nhóm bảy người của chúng em đã cùng nhau trải qua một khoảng thời gian đầy ý
nghĩa trong khóa học này, đặc biệt để lại ấn tượng với nhóm em đó chính là buổi thuyết
trình Open House của các nhóm.
Nhóm chúng em lại tiếp tục tiến hành họp nhóm để cùng thảo luận và thay đổi rất
nhiều chủ đề khác nhau vì mỗi thành viên lại đóng góp một ý tưởng khác nhau nhưng sau
cùng chúng em đã tìm ra điểm chung giữa tất cả các ý tưởng khi đều so sánh nét khác
nhau trong văn hóa tại Đức và Việt Nam, sau cùng chúng em đã quyết định lựa chọn so
sánh “Văn hóa cuối tuần giữa nước Đức và Việt Nam”, đây là một chủ đề khá mới lạ và
có thể gây sốc văn hóa đối với những ai chưa từng nghe qua về văn hóa cuối tuần tại
Đức. Sau khi lựa chọn được đề tài Open House chúng em đã phân công công việc và
hoàn thành sản phẩm thuyết trình đúng thời hạn. Trong quá trình làm việc nhóm, mặc dù
có xảy ra bất đồng ý kiến nhưng các bạn trong nhóm đã họp bàn và cùng nhau đưa ra
hướng giải quyết tốt nhất và các thành viên không chỉ tập trung hoàn thiện phần nhiệm vụ
của mình mà còn giúp đỡ lẫn nhau rất nhiều. Các thành viên trong nhóm đều trở nên tự
giác hơn trong cách thực hiện công việc của mình, thoải mái hơn khi nói lên ý kiến ​của
mình, suy nghĩ và nhận thức được rằng việc hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn sẽ thúc
đẩy hiệu quả của sản phẩm nhóm.
Làm việc nhóm thông qua Open House mang lại cho chúng em rất nhiều bài học quý
giá, những trải nghiệm đáng nhớ, kỷ niệm khó quên.

7
3. Thuyết trình cuối kỳ

Để có thể hoàn thành môn học, nhóm 5 chúng em cũng như toàn thể lớp học đã tham
gia làm bài tập nhóm và thuyết trình. Bài thuyết trình cuối kỳ chính là cơ hội để chúng
em rèn luyện tính trách nhiệm, tăng khả năng tư duy phản biện và củng cố kỹ năng mềm
như thuyết trình trước đám đông hay tổng hợp kiến thức mà mình thu thập được.
Với tên học phần là “Giao tiếp liên văn hóa và giải quyết xung đột” và cùng đến từ
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức nên chúng em đã thống nhất chọn chủ đề “Văn hóa cuối
tuần giữa Đức và Việt Nam”.
Chúng em đã phân công công việc từ khi bắt đầu làm sản phẩm Open House và làm
việc một cách có kỷ luật, có chọn lọc. Bên cạnh đó, chúng em cũng lên kế hoạch cho việc
diễn tập thuyết trình thử để căn chỉnh thời gian cũng như để tự tin hơn khi đứng chia sẻ
trước lớp.
Phần trình bày cuối kỳ này không chỉ cho phép chúng em đi sâu vào tìm hiểu văn hóa
cuối tuần giữa hai quốc gia Đức, Việt Nam mà còn giúp chúng em tiếp xúc với những góc
nhìn văn hóa khác thông qua các bài thuyết trình của các nhóm khác, ví dụ như Hàn
Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,... Đây đều là các quốc gia quen thuộc đối với sinh viên
Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Am hiểu về văn hóa cũng chính là một phần trong việc học ngoại ngữ. Chính vì thế,
tham gia học tập và thuyết trình trước lớp học “Giao tiếp liên văn hóa và giải quyết xung
đột” đã cung cấp thêm cho chúng em nhiều kiến thức xung quanh và môn học cũng đã trở
thành nền tảng để chúng em phát triển bản thân, nâng cao trách nhiệm cá nhân, nâng cao
kỹ năng thuyết trình, hợp tác hiệu quả và khả năng giải quyết xung đột nhóm. Nhìn
chung, hoạt động này là một cơ hội học hỏi quý giá cho nhóm chúng em.

4. Kỹ năng và kinh nghiệm đã đạt được qua các hoạt động trên lớp

Sau khi học xong học phần Giao tiếp liên văn hóa và giải quyết xung đột, chúng em đã
được nâng cao sự hiểu biết về giao tiếp và giải quyết liên văn hóa của các quốc gia trên
thế giới, thúc đẩy hiệu quả làm việc nhóm và phát triển kỹ năng cá nhân.

8
- Nâng cao hiểu biết về giao tiếp và giải quyết xung đột liên văn hóa:
+ Môn học tạo cơ hội cho chúng em phát triển kỹ năng và sự nhạy bén trong
việc giải quyết các vấn đề phát sinh do sự khác biệt về văn hóa. Ngoài ra,
chúng em còn được cải thiện và phát triển thêm về khả năng truyền đạt
thông tin một cách rõ ràng, súc tích và phù hợp với ngữ cảnh văn hóa.
Nhóm đã học cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, tránh những từ ngữ xúc
phạm hoặc gây hiểu lầm, đồng thời chú ý đến các yếu tố phi ngôn ngữ như
ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt và giọng điệu.cũng như là kinh
nghiệm giải quyết vấn đề phát sinh do khác biệt văn hóa. Nhóm đã học
cách tiếp cận các vấn đề liên văn hóa một cách logic và hệ thống, sử dụng
các phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo và hợp tác với các thành viên
khác trong nhóm để tìm ra giải pháp tốt nhất.
- Thúc đẩy hiệu quả làm việc nhóm:
+ Từ những hoạt động được tổ chức trên lớp và bài tập nhóm mà giảng viên
đã giao, nhóm đã học cách tôn trọng sự khác biệt, chia sẻ ý tưởng, hỗ trợ
lẫn nhau và cùng nhau đạt được mục tiêu chung.
- Phát triển kỹ năng cá nhân:
+ Mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển khả năng thích ứng với những môi
trường mới và những tình huống mới. Bên cạnh đó còn tăng cường sự tự tin
và khả năng giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa. Và đó cũng là
cơ hội mở rộng cơ hội nghề nghiệp và học tập cho bản thân.

III. Đánh giá

1. Khóa học

a. Điểm mạnh

Học phần “Giao tiếp liên văn hóa và giải quyết xung đột” đã cung cấp cho chúng em
nhiều trải nghiệm phong phú cũng như mang lại nhiều sự hứng thú khi tham gia học tập.

9
Bằng cách tham gia sôi nổi vào các hoạt động trong lớp học, sinh viên sẽ phát triển và
hoàn thiện các kỹ năng như giao tiếp hiệu quả, tổng hợp thông tin và phân tích, tư duy
phản biện, giải quyết xung đột, năng lực đa văn hóa,... Những kỹ năng này được đánh giá
cao trong xã hội phát triển ngày nay và có thể đóng góp đáng kể vào sự phát triển cá nhân
và thành công nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Môn học này cũng tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội khám phá các nền văn hóa đa
dạng từ nhiều quốc gia khác nhau, góp phần mở rộng kiến thức và kỹ năng mềm. Ngoài
ra, giảng viên của chúng em, cô Linh Lấp Lánh, còn có trình độ chuyên môn rất ấn tượng
và kỹ năng làm chủ lớp học rất đáng nể. Phương pháp và nội dung giảng dạy của cô
không chỉ dễ hiểu mà còn thú vị, bổ sung thêm khía cạnh tích cực cho trải nghiệm học
tập.
Không chỉ vậy, cô Linh còn tổ chức nhiều hoạt động trong lớp, điển hình như Word
Game. Các nhóm đã tham gia và tạo ra nhiều trò chơi thú vị giúp chúng em ôn tập bài cũ
mà không bị áp lực hay nhàm chán.

b. Điểm hạn chế

Môn học có xu hướng thiên về lý thuyết và ứng dụng thực tế chưa được triển khai hiệu
quả. Điều này là do không phải tất cả học sinh trong lớp đều được tiếp xúc thực sự với
các nền văn hóa khác; thay vì,họ dựa vào thông tin có được thông qua mạng xã hội, tin
tức trực tuyến hoặc những thông tin thu thập qua những người quen, những người đã
được trải nghiệm những nền văn hóa ấy.
Thời lượng mỗi buổi học tương đối ngắn đối với kiến thức mà cô giáo cũng như các
nhóm muốn truyền tải chính vì thế dẫn đến khả năng tiếp thu kiến thức cơ bản bị hạn chế.
Hơn nữa, số lượng sinh viên tham gia học tập lớp học phần ENG3087_05 khá đông
nhưng lớp học có vẻ vẫn còn nhỏ so với lượng sinh viên. Việc này dẫn đến việc trình bày
nhóm cuối kỳ sẽ mất nhiều thời gian và các bạn ngồi phía cuối có thể gặp khó khăn trong
việc nhìn bài giảng hoặc nghe giảng viên trình bày.
Ngoài ra, việc sử dụng sách giáo khoa tiếng Anh đặt ra thách thức cho một số sinh
viên. Các bạn sinh viên đến từ các khoa khác nhau trong trường thế nên trình độ tiếng

10
Anh của cả lớp có thể không đồng đều, hơn nữa trong sách cũng đưa ra rất nhiều những
từ ngữ mang tính học thuật mà không phải sinh viên nào cũng biết.
Để nâng cao hiệu quả học tập, chúng em nghĩ rằng việc kết hợp cả tài liệu tiếng Việt
và tiếng Anh sẽ rất có lợi. Cách tiếp cận này sẽ cho phép sinh viên nghiên cứu sâu hơn về
chủ đề của từng bài học, hiểu rõ hơn về giao tiếp đa văn hóa và mở rộng khả năng tiếp
xúc với các nền văn hóa khác nhau.

c. Góp ý về môn học

Giao tiếp liên văn hóa và giải quyết xung đột là những kỹ năng quan trọng trong thế
giới ngày càng toàn cầu hóa của chúng ta. Hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và
cách giao tiếp hiệu quả với những người từ các nền tảng khác nhau có thể giúp chúng ta
xây dựng các mối quan hệ, giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu chung.
Tuy nhiên, để môn học đạt được hiệu quả tốt nhất, nhóm chúng em có một số đề xuất
cải thiện như sau:
Thứ nhất, đa dạng hóa các diễn giả khách mời từ nhiều nền tảng khác nhau để làm
phong phú thêm việc học bằng những câu chuyện và trải nghiệm cá nhân. Ví dụ như buổi
tọa đàm hôm nay mà chúng em được gặp gỡ cô Trần Ngân, một người có tri thức, kinh
nghiệm và trải nghiệm.
Thứ hai, tạo nhóm ngẫu nhiên trong lớp học để các bạn có cơ hội làm việc, trò chuyện
cùng với các sinh viên khác, không nhất thiết phải là sinh viên trong lớp hành chính của
mình, của khoa mình, hay là thành viên chung nhóm thảo luận cố định. Việc này sẽ tăng
khả năng giao tiếp cũng như mở rộng mối quan hệ của sinh viên.
Thứ ba, lồng ghép giữa việc chơi và học. Tất cả chúng ta đều có thể thấy được hiệu
quả mà Word Game mang lại, vậy nên chắc hẳn hình thức học tập này sẽ khiến cho sinh
viên thích thú. Vì lý do đó, nhóm có một đề xuất nhỏ giảng viên có thể lồng ghép thêm
nhiều hình ảnh, video trải nghiệm về các nền văn hóa để sinh viên có thể hiểu rõ hơn về
những gì mình sẽ được học.
Thứ tư, đưa các tình huống thực tế để sinh viên thực hành kỹ năng giải quyết xung đột
mà có thể gặp phải ở đời thực. Sinh viên có thể nhập vai vào các tình huống và biểu diễn

11
trước lớp. Điều này giúp sinh viên rèn được sự tự tin cũng như khả năng xử lý tình huống
của mình.
Chúng em hy vọng rằng những đề xuất dựa trên trải nghiệm cá nhân người học này có
thể phần nào giúp môn học trở nên hoàn thiện hơn nữa, từ đó gián tiếp nâng cao hiệu quả
học tập của sinh viên, đặc biệt trong việc tích lũy các kiến thức về giao tiếp và giải quyết
các xung đột liên văn hóa.

2. Phân chia công việc

STT Họ và tên MSSV Công việc Đánh giá Mức độ


hoàn thành

1 Nguyễn Khánh Chi 21041349 - Tham gia xây dựng - Hoàn thành tốt 100%
nội dung Word Game, nhiệm vụ được giao.
Open House và Báo - Chủ động tham gia
cáo cuối kỳ. vào hoạt động nhóm
- Tham gia Thuyết với thái độ tích cực
trình cuối khóa. và nhiệt tình.
- Tham gia thiết kế
slide Thuyết trình cuối
khóa.

2 Vũ Thị Hà Giang 21041401 - Tham gia xây dựng - Hoàn thành tốt 100%
nội dung Word Game, nhiệm vụ được giao.
Open House và Báo - Chủ động tham gia
cáo cuối kỳ. vào hoạt động nhóm
- Tham gia thiết kế với thái độ tích cực
slide Thuyết trình cuối và nhiệt tình.
khóa.
- Đảm nhận nhiệm vụ
trả lời câu hỏi trong
phần Q&A của Thuyết
trình cuối khóa.

12
3 Nguyễn Thị Huệ 21041356 - Tham gia xây dựng - Hoàn thành tốt 100%
nội dung Word Game, nhiệm vụ được giao.
Open House và Báo - Chủ động tham gia
cáo cuối kỳ. vào hoạt động nhóm
- Tham gia thiết kế với thái độ tích cực
slide Thuyết trình cuối và nhiệt tình.
khóa.
- Tham gia Thuyết
trình cuối khóa.

4 Nguyễn Ngọc Huyền 21041407 - Tham gia xây dựng - Hoàn thành tốt 100%
nội dung Word Game, nhiệm vụ được giao.
Open House và Báo - Chủ động tham gia
cáo cuối kỳ. vào hoạt động nhóm
- Tham gia Thuyết với thái độ tích cực
trình Word Game. và nhiệt tình.
- Đảm nhận nhiệm vụ
thiết kế slide cho Word
Game và Thuyết trình
cuối khóa.
- Đảm nhận nhiệm vụ
trả lời câu hỏi trong
phần Q&A của Thuyết
trình cuối khóa.

5 Nguyễn Khánh Linh 21041364 - Tham gia xây dựng - Hoàn thành tốt 100%
nội dung Word Game, nhiệm vụ được giao.
Open House và Báo - Chủ động tham gia
cáo cuối kỳ. vào hoạt động nhóm
- Tham gia thiết kế với thái độ tích cực
slide Thuyết trình cuối và nhiệt tình.
khóa.
- Đảm nhận nhiệm vụ
trả lời câu hỏi trong
phần Q&A của Thuyết
trình cuối khóa.

6 Tạ Thị Khánh Linh 21041365 - Tham gia xây dựng - Hoàn thành tốt 100%

13
nội dung Word Game, nhiệm vụ được giao.
Open House và Báo - Chủ động tham gia
cáo cuối kỳ. vào hoạt động nhóm
- Tham gia thiết kế với thái độ tích cực
slide Thuyết trình cuối và nhiệt tình.
khóa.
- Tham gia Thuyết
trình cuối khóa.

7 Bùi Thị Hương Sen 21041420 - Đóng góp vào việc - Có trách nhiệm 100%
(Nhóm trưởng) xây dựng nội dung của với vai trò nhóm
Open House, Word trưởng.
Game, Thuyết trình - Hoàn thành xuất
cuối khóa và Báo cáo sắc công việc được
cuối cùng. giao.
- Tham gia thiết kế - Chủ động tham gia
slide Thuyết trình cuối vào hoạt động nhóm
khóa. với thái độ tích cực
- Đóng vai trò MC dẫn và nhiệt tình.
Word Game và Thuyết
trình cuối khóa.
- Phân công công việc
cho các thành viên.

3. Lời cảm ơn

Gửi đến cô Linh Lấp Lánh của chúng em,


Mới ngày nào chúng em còn nô nức đăng ký môn thông qua sự giới thiệu của bạn
Phúc, vậy mà bây giờ đã kết thúc 15 tuần học mà chúng em được đồng hành cùng cô
Linh trong môn “Giao tiếp liên văn hóa và quản lý xung đột”. Với chúng em, những giây
phút được học tập cùng cô Linh là những phút giây vô cùng đáng trân trọng và ý nghĩa.
Những buổi học đó đã giúp cho chúng em có thêm nhiều kỹ năng và kiến thức khác nhau

14
về các nền văn hóa khác nhau, để từ đó chúng em có thể áp dụng chúng vào đời sống
hằng ngày khi tiếp xúc với người nước ngoài.
Đặc biệt, cô Linh đối với chúng em không chỉ là một cô giáo tràn đầy nhiệt huyết, mà
còn là một người bạn hài hước và thú vị. Khi nghe những câu chuyện mà cô gặp phải
trong cuộc sống, chúng em không chỉ có những phút giây thư giãn mà còn được biết thêm
nhiều khía cạnh mà ít ai nói cho chúng em biết về giao tiếp của con người trong thực tế.
Vậy nên, chúng em thật sự rất đánh giá cao môn học này và biết ơn vì sự nhiệt tình, năng
lượng tích cực của cô Linh vì nó khiến những buổi học không bị nhàm chán, mà ngược
lại còn rất thú vị.
Tất cả thành viên nhóm 5 xin cảm ơn cô Linh rất nhiều vì đã trở thành một người đồng
hành đáng tin cậy của chúng em trong thời gian vừa qua, đồng thời chúng em cũng chúc
cô luôn xinh đẹp, thành công trong công việc lẫn cuộc sống và luôn giữ được nụ cười trên
môi.

IV. Lời kết

Trong cuộc sống hội nhập quốc tế ngày nay, để trở thành một công dân toàn cầu,
chúng ta không chỉ cần giỏi ít nhất một ngoại ngữ mà còn phải am hiểu nhiều nền văn
hoá khác nhau. Điều đó sẽ mang đến cho chúng ta nhiều trải nghiệm sống, nhiều kiến
thức về các vùng văn hóa trên thế giới, mở ra chúng ta những chân trời mới và đồng thời
rèn luyện cho chúng ta những kỹ năng giao tiếp và ứng xử khi tiếp xúc với mọi người
xung quanh hoặc người nước ngoài. Nhưng hơn hết, việc am hiểu nhiều nền văn hoá giúp
chúng ta tránh những xung đột không đáng có hoặc có khả năng giải quyết chúng một
cách tốt nhất.
Vậy nên, nhóm 5 một lần nữa cảm ơn cô Linh vì đã mang đến cho chúng em một
môn học vô cùng bổ ích và tuyệt vời, nhờ đó hành trang bước vào đời của chúng em sẽ
càng trở nên vững chắc hơn.

15
16

You might also like