DAP AN NGU VAN 7

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN CHẤM


KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7

Phần I
Câu 1:
a) HS trả lời
- Đúng tên văn bản: “Sống chết mặc bay”: 0,5 điểm
- Đúng tên tác giả: Phạm Duy Tốn: 0,5 điểm

b) HS trả lời đủ ý
* Nội dung chính:
+ Lên án thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ và bọn quan lại. (0.25 điểm)
+ Bày tỏ niềm thương cảm người dân trước tình cảnh nguy cấp do vỡ đê. (0,25 điểm)
* Nghệ thuật chính:
+ Tương phản (0,25 điểm)
+ Tăng cấp (tăng tiến).(0,25 điểm)

Câu 2: HS viết được đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu (6-8 câu): 0.5đ
- Đúng đề tài: giới thiệu về một môn học mà em thích nhất: 1,0đ
- Có sử dụng đúng:
+ Câu đặc biêt: 0,25đ – có gạch dưới, xác định: 0,25đ
+ Câu có trạng ngữ chỉ thời gian: 0,25đ - có gạch dưới, xác đinh : 0,25đ
- Diễn đạt liên kết, mạch lạc: 0,5đ
- Thiếu 1 câu hoặc thừa 2 câu: - 0,25d
- Diễn đạt dài dòng, mắc lỗi chính tả, ngữ pháp: - 0,25->- 0,5đ

Phần II
+ YÊU CẦU CHUNG:
1. Kiểu văn bản: Văn lập luận giải thích
2. Nội dung: Về nội dung của câu tục ngữ và sự vận dụng vai trò của lời nói trong đời
sống hàng ngày.
+ YÊU CẦU CỤ THỂ:
I/. MỞ BÀI: Giới thiệu nội dung và trích dẫn câu tục ngữ
II/. THÂN BÀI:
1. Ý nghĩa của câu tục ngữ: nêu ra ý nghĩa của lời nói, của ý thức “lựa lời mà nói”
2. Tại sao cần phải “lựa lời mà nói”?
- Vì lời nói thể hiện tư cách, trình độ của bản thân; thể hiện sự tôn trọng người khác.
- Vì biết “lựa lời mà nói” sẽ tạo được ấn tượng tốt trong lòng người nghe, được mọi
người quí mến và sẵn lòng giúp đỡ, đáp ứng mọi nhu cầu chính đáng.
- Vì thể hiện cách ứng xử văn minh
3. Em vận dụng lời khuyên của câu tục ngữ như thế nào?
- Đối với người lớn: lời nói phải thể hiện sự lễ phép, thân thiện nhưng phải có thái độ
kính trọng, lịch sự.
- Đối với bạn bè đồng trang lứa: lời nói phải thể hiện sự hòa nhã, khiêm tốn
- Đối với mọi người: lời nói luôn nhẹ nhàng, từ tốn; biết dùng những từ “cảm ơn”,
“xin lỗi” trong những tình huống cần thiết; biết im lặng, lắng nghe người khác …
* Lưu ý: - HS có thể có cách lập luận riêng, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải xác đáng và có sức
thuyết phục - có thể dẫn thêm nhiều câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.
- Tôn trọng cách suy nghĩ độc lập sáng tạo, tự nhiên của HS. Tuy nhiên, cách suy nghĩ ấy
phải trong sáng, hợp lý, chứng tỏ cách hiểu và sự ứng dụng đúng ý nghĩa của câu tục ngữ
trên vào đời sống.
III/. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ – Liên hệ mở rộng.

BIỂU ĐIỂM
* Điểm 5:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn giải thích. Bố cục cân đối, rõ ràng, hợp lí.
HS thể hiện được kĩ năng dựng đoạn trong phần thân bài.
- Lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp thể hiện nhận thức khá sâu sắc về ý nghĩa câu tục
ngữ.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Chữ đẹp.
* Điểm 3-4:
- Nắm được thể loại. Bố cục rõ ràng
- Lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp. Trình tự triển khai ý hợp lý, biết tách đoạn.
Diễn đạt khá trôi chảy, rõ ràng. Nét chữ rõ, viết sạch .(4 đ).
- Lý lẽ có thể chưa đầy đủ, dẫn chứng còn hạn chế. Diễn đạt đôi chỗ chưa rõ ý.
Mắc từ 2 – 3 lỗi diễn đạt. Chữ rõ nét. (3 đ)
* Điểm 1 – 2:
- Chưa nắm vững thể loại.
Bài làm không rõ trình tự; ý nghèo nàn, diễn đạt vụng về. (2 đ)
- Lạc đề. (1 đ)
* Điểm 0:
Bỏ giấy trắng (0 đ).

You might also like