Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN CHẤM


KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9

I/ HƯỚNG DẪN CHUNG


Phần I:
Câu 1 a,b: Kiểm tra năng lực ghi nhớ, đọc hiểu văn bản.
Câu 2 và Phần II: kiểm tra kĩ năng ứng xử trong xã hội, kiểm tra kiến thức văn học và kỹ năng
diễn đạt lập luận. Giám khảo cần chú ý:
+ Cần nắm nội dung bài làm của học sinh một cách tổng thể để đánh giá, tránh đếm ý cho
điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích những bài có ý riêng, sáng tạo.
+ Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho
đủ điểm.
+ Không cho điểm ở mức giỏi những bài làm chữ viết kém, trình bày cẩu thả, bôi bẩn nhiều
II/ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Đáp án Điểm/ghi
chú
Phần I Nêu tên tác phẩm, tác giả của phần trích 1,0
Câu 1a - Đoạn văn trích từ văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” 0,5đ

- Tác giả: Nguyễn Đình Thi 0,5đ


Câu 1b HS tìm và xác định các cụm từ thể hiện điều chúng ta có được từ văn học 1,0đ
nghệ thuật (qua đôi câu thơ của thi hào Nguyễn Du)
- “rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ 0,5đ
mãi”
- “cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh 0,5đ
ấy”
* Lưu ý:
1) Không trừ điểm nếu HS xác định
- “rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân…” hoặc “rung động
với cảnh thiên nhiên…”
- “cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ” hoặc “ cảm thấy
trong lòng ta có những sự sống”
2) Những học sinh chọn 2 cụm từ khác cùng mang nghĩa như 2 cụm chủ
vị đã có trong đoạn trích thì vẫn được 1 điểm (kể cả chọn trong 2 câu thơ
của Nguyễn Du có trong đoạn trích).
3) Nếu học sinh chọn cụm từ ngoài đoạn trích thì không chấm điểm.
Câu 2 Suy nghĩ của em về cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè. 3,0đ
a. Yêu cầu về kỹ năng
- Nắm phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích,chứng minh,
bình luận … )
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi
diễn đạt. Trình bày bài rõ ràng
b. Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận 0,25đ
- Cách ứng xử tốt đẹp là thái độ giao tiếp, cách đối đãi, đối xử ân cần, 0,5đ
quan tâm, yêu thương, trân trọng người khác
- Người ứng xử tốt đẹp với bạn bè là người biết trân trọng bạn, yêu
thương bạn, trong những va chạm thì luôn vị tha, nhân hậu, giúp bạn
nhận ra khuyết điểm và sửa chữa…
- - Vì sao học sinh phải có cách ứng xử tốt đẹp đối với bạn bè? 1,0đ
+ Bạn là đối tượng có cùng chung quan niệm, sở thích ...
+ Bạn bè là nguồn lực giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong khó khăn
+ Đó là cách thể hiện tình yêu thương nhau chân thành, quí trọng nhau
và coi trọng tình bạn...
- Biểu hiện lấy từ trong trường học, trên sách báo
(các lý lẽ trên cần có dẫn chứng)
* Lưu ý: Thí sinh có thể nêu các ý tương tự, thể hiện sự suy nghĩ đúng
đắn, phù hợp nhận thức, từ ngữ chọn lọc– biết đưa các dẫn chứng gần 0,5đ
gũi, xác đáng góp phần làm rõ vấn đề
- Bàn bạc, mở rộng: 0,25đ
+ Phê phán hiện tượng một số HS giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm,
bạo lực, gây chia rẽ bất hòa
- Liên hệ bản thân 0,5đ
Phần II Cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh 5,0đ
a. Yêu cầu về kỹ năng
- Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng
minh, bình luận …). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác nghị luận
về thơ (ở đây là cảm nhận về đoạn thơ), thật chú ý yêu cầu học sinh biết
phát hiện đúng, cảm nhận có chiều sâu các yếu tố ngôn ngữ thơ
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả. Trình bày bài rõ ràng
b. Yêu cầu kiến thức
- Giới thiệu tác phẩm 0,5đ
- Giới thiệu đoạn thơ 0,5đ
- Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự biến chuyển của thiên 1,0đ
nhiên lúc giao mùa: dòng chảy của sông, nhịp bay của cánh chim,
đám mây vắt nửa mình sang thu …
- Cảm nhận lắng sâu hơn về bước chuyển mùa rất nhẹ nhàng mà ngày 1,0đ
càng rõ rệt : nắng, mưa, sấm, hàng cây…
- Những suy ngẫm từ cảnh vật trời đất sang thu đến ý nghĩa ẩn dụ về 1,0đ
đời người
- Nét chính về giá trị nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ 0,5đ
- Liên hệ mở rộng 0,5đ

You might also like