DAP AN NGU VAN 8

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN CHẤM


KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8

Phần I (5.0 điểm)

1) - HS chép đúng 4 câu thơ theo yêu cầu: (0,75đ)


+ Sai 2 lỗi chính tả: - 0,25đ
+ Sai hoặc thiếu 1 từ: - 0,25đ
+ Đảo trật tự giữa các câu: - 0,25đ
- Nêu đúng nội dung đoạn thơ: ( 0,25đ)
+ HS nêu ý không rõ ràng hoặc diễn đạt lan man: không cho điểm.
2) - Câu cảm thán trong đoạn thơ: “ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”: (0,5đ)
- Tác dụng: Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả về nỗi nhớ làng quê tha thiết.(0,5đ)
3) Yêu cầu: HS viết văn bản NLXH đúng chủ đề, có giới hạn số dòng theo đề bài yêu cầu, bố
cục ba phần hợp lý. (3.0 điểm)
Gợi ý :
+ Tình yêu quê hương là gì?
+ Tại sao phải yêu quê hương? (Là nơi ta được sinh ra, lớn lên; nơi mang đậm bản sắc
truyền thống dân tộc; nơi bồi đắp cho ta những giá trị tinh thần ...)
=> Dẫn chứng.
+ Phê phán những người không coi trọng quê hương, phản bội quê hương...
+ Tình yêu quê hương đồng nghĩa với tình yêu nước, tình yêu Tổ quốc.
Biểu điểm:
- Đáp ứng tốt các yêu cầu trên: (3,0đ)
- Hiểu vấn đề nhưng trình bày chưa đầy đủ ý, bài viết khá: 2,5đ -> 2,75đ
- Lập luận thiếu chặt chẽ, mạch lạc: - 0,25đ -> 0,5đ
- Lỗi diễn đạt: Sai chính tả, dùng từ không chọn lọc, câu sai ngữ pháp: - 0,25đ -> 0,5đ
- Viết quá ngắn hoặc quá dài: - 0,25đ
- Viết văn bản hoàn chỉnh nhưng không đúng chủ đề: - 2.0 đ
- Viết đúng chủ đề nhưng chưa hoàn chỉnh, dở dang tùy mức độ: - 0, 5đ -> 2,0đ
Phần II: (5.0 điểm)
*Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: Nghị luận có vận dụng yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả.
- Nội dung: Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nêu mối
quan hệ giữa “ học” và “hành”.
* Yêu cầu cụ thể:
1) Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề.
2) Thân bài:
a) Giải thích: Giải nghĩa từ “học”, “ hành”-> Ý nghĩa của vấn đề.
b) Nhận xét, đánh giá vấn đề:
- Tại sao “học” phải đi đôi với “hành”?
- “Học” mà không “hành” thì sẽ thế nào?
- “Hành” mà không “học” thì sẽ ra sao?
(HS cần bám sát văn bản “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử -> thực tế)
c) Tác dụng của vấn đề đối với bản thân:
- Chúng ta sẽ làm gì để thực hiện phương pháp học tập đúng đắn đó?
3) Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề.

BIỂU ĐIỂM CHẤM

- Điểm 5: Hiểu và đáp ứng tốt các yêu cầu của đề. Bố cục rõ ràng, cân đối. Lập luận chặt
chẽ. Luận cứ xác đáng và có sức thuyết phục, thể hiện nhận thức về vấn đề khá sâu sắc. Có
kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả một cách khéo léo. Lỗi diễn đạt không đáng kể. Bài
làm sạch, chữ viết đẹp.

- Điểm 3- 4: Hiểu và đáp ứng yêu cầu đề ở mức độ khá. Có vận dụng các yếu tố biểu cảm, tự
sự, miêu tả nhưng chưa tự nhiên, khéo léo. Bố cục rõ ràng. Mắc từ 2, 3 lỗi diễn đạt. Bài viết
khá sạch sẽ, chữ viết rõ nét.

- Điểm 1- 2: Bài làm sơ sài, văn lủng củng, lập luận lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt (2đ).
Chưa nắm phương pháp làm bài hoặc lạc đề hoặc viết một đoạn ngắn rồi bỏ (1đ).

- Điểm 0: Để giấy trắng.

You might also like