Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH

MÔN HỌC LUẬT LAO ĐỘNG


CHƯƠNG: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Giảng viên: Nguyễn Thị Bích

DANH SÁCH NHÓM LỚP CLCQTKD47


STT HỌ TÊN MSSV
1 Nguyễn Ngọc Bảo Bình 2253401010011
2 Trần Nguyễn An Bình 2253401010013
3 Võ Ngọc Kiều Diễm 2253401010020
4 Trần Gia Lynh 2253401010063
5 Trần Nguyễn Khánh Vy 2253401010168
6 Trần Phan Thanh Hằng 2153401010034

THÁNG 4/2024
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
BLLĐ Bộ luật Lao động
NLĐ Người lao động
HĐLĐ Hợp đồng lao động

2
MỤC LỤC
Chương 4: Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi...................................................4
Tình huống 1:..............................................................................................................4
Chương 5: Tiền lương..................................................................................................9
Tình huống 1:..............................................................................................................9

3
Chương 4: TGLV & TGNN
Tình huống 1:
Anh chị hãy nhận xét, tư vấn xây dựng phần TGLV-TGNN được quy định trong NQLĐ của
một công ty như sau:
Điều x. Thời gian làm việc
1. Thời giờ làm việc hàng ngày:
 Đối với khối Văn phòng:
+ Từ 08 giờ 00 đến 17 giờ 00
+ Ngày làm việc hàng tuần: từ thứ Hai đến thứ Bảy (44 giờ/tuần). Riêng thứ Bảy làm việc
buổi sáng. Nếu nhu cầu công việc cần huy động người lao động làm việc buổi chiều ngày
thứ Bảy, thì trong trường hợp này được xác định là thời giờ làm việc bình thường.
 Đối với đơn vị sản xuất:
Căn cứ điều kiện khí hậu vùng miền, thủ trưởng đơn vị sản xuất có thể xây dựng thời giờ
làm việc hàng ngày và hàng tuần cho phù hợp. Trước khi áp dụng phải được sự chấp thuận
của Giám đốc.
Điều (x+1). Nghỉ trong giờ làm việc
Trong thời gian làm việc bình thường, người lao động được nghỉ 30 phút để đi vệ sinh, ăn
uống và nghỉ ngơi theo nhu cầu.
Điều y. Làm thêm giờ
Làm thêm giờ được hiểu là thời giờ làm việc của người lao động vượt quá 48 giờ/tuần và chỉ
áp dụng đối với người lao động làm việc theo ca.
1. Phụ trách các phòng, ban, đơn vị sản xuất, người lao động chủ động tổ chức làm thêm
giờ trong các trường hợp cần thiết, sau khi cấp quản lý yêu cầu/phê duyệt.
2. Tổng số giờ làm thêm không quá 04 giờ/ngày; 300 giờ/năm;
Điều z. Nghỉ hàng năm
1. Thời gian áp dụng:
a. Tính theo năm dương lịch (từ 01/01 đến hết 31/12 dương lịch)
b. Chỉ áp dụng nghỉ phép năm đối với người lao động có hợp đồng lao động từ 12
tháng trở lên.
4
c. Người lao động làm việc đủ sau 12 tháng thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên
lương cơ bản: 14 ngày. Cứ mỗi 05 năm làm việc liên tục tại công ty, người lao động được
cộng thêm 02 ngày nghỉ phép.
2. Tổ chức nghỉ phép:
a. Số ngày nghỉ phép năm của người lao động được chia đều giữa các tháng trong
năm, mỗi tháng người lao động nghỉ 01 ngày. Những ngày chưa nghỉ hết sẽ được dồn và
nghỉ một lần vào tháng 12 dương lịch.
b. Không cho chuyển ngày nghỉ hàng năm từ năm này sang năm khác. Trường hợp
người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm sẽ bị mất và không được trả lương, trừ
trường hợp người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm do thôi việc hoặc chấm dứt
quan hệ lao động dưới mọi hình thức.

BÀI LÀM
Điều x. Thời gian làm việc (Diễm)
 Quy định tại điều X thời gian làm việc thì thời gian làm việc của công ty là thời gian
làm việc theo tuần. Thời gian làm ca ngày từ 8h00 đến 17h00, tức là thời gian làm
việc cả ngày là 9 tiếng một ngày đáp ứng đúng yêu cầu không quá 10h trong một
ngày Theo khoản 1 điều 109 BLLĐ 2019 Nghỉ trong giờ làm việc: “ Người lao động
làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở
lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm
thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
 Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian
nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.”

Điều (x+1). Nghỉ trong giờ làm việc (Diễm)


 Tại điều x+1 trong thời gian làm việc bình thường người lao động được nghỉ 30 phút
để nghỉ ngơi đúng thời giờ nghỉ ngơi ít nhất 30 phút liên tục đối với người lao động
làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày -
 Ngoài ra tại khoản 2 điều 109 BLLĐ 2019 còn quy định: “Ngoài thời gian nghỉ quy
định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt
5
nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.”Công ty mới chỉ quy định thời gian nghỉ
trong giờ làm việc không đề cập đến thời gian nghỉ giải lao. Do đó công ty cần bổ
sung thêm thời gian nghỉ giải lao để phù hợp với quy định tại điều này.

Điều y: Làm thêm giờ (Diễm)


Căn cứ vào khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019 :
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình
thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu sau đây:
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình
thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần
thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
không quá 40 giờ trong 01 tháng.”
Tại điều y của nội quy lao động thì làm thêm giờ được hiểu là thời giờ làm việc của người
lao động vượt quá 48 giờ/tuần và chỉ áp dụng đối với người làm việc theo ca là không hợp
lý. Vì làm thêm giờ thì chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc theo ca là không hợp lý
và thời gian làm thêm là thời giờ làm việc của người lao động không vượt quá 48 giờ/tuần là
chưa hợp lý công ty cần thêm vào không quá 9h/ một ngày.
Tổng số giờ làm thêm không quá 30 phút/ngày và theo điểm c khoản 2 Điều 107 BLLĐ
2019 thì tổng số h làm thêm không quá 200 giờ/năm.

Điều z. Nghỉ hàng năm


1. Thời gian áp dụng:
a. Tính theo năm dương lịch (từ 01/01 đến hết 31/12 dương lịch)
b. Chỉ áp dụng nghỉ phép năm đối với người lao động có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở
lên.
c. Người lao động làm việc đủ sau 12 tháng thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương cơ
bản: 14 ngày. Cứ mỗi 05 năm làm việc liên tục tại công ty, người lao động được cộng thêm
02 ngày nghỉ phép.
6
Bài làm
a, b. Căn cứ Điều 113 bộ Luật Lao động 2019
-Việc nghỉ hằng năm tính theo lịch dương và chỉ áp dụng nghỉ phép năm đối với người lao
động có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên là hoàn toàn hợp lý.
Trong NQLĐ của công ty: "Người lao động làm việc đủ sau 12 tháng thì được nghỉ hàng
năm hưởng nguyên lương cơ bản: 14 ngày." Tuy nhiên điều này có thể điều chỉnh, theo
khoản 1 Điều 113 bộ Luật Lao động 2019 thì 14 ngày là đối với người lao động chưa
thành niên, khuyết tật, người làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Đối với trường
hợp trong điều kiện bình thường chỉ được hưởng lương cơ bản với 12 ngày. Ngoài ra còn có
quy định lương cơ bản với 16 ngày tại điểm c khoản 1 Điều 113 bộ Luật Lao động 2019.

c. Công ty đưa ra cho phép người lao động làm việc đủ sau 12 tháng được nghỉ hàng năm
hưởng nguyên lương cơ bản là 14 ngày; mỗi 05 năm làm việc liên tục tại công ty thì người
lao động được cộng thêm 02 ngày nghỉ phép. So với điểm a khoản 1 Điều 113 BLLĐ 2019
quy định về ngày nghỉ hàng năm cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là
12 ngày thì quy định của công ty tăng thêm 02 ngày cho người lao động. Đồng thời, công ty
cũng tăng thêm 01 ngày nghỉ phép cho người lao động có 05 năm làm việc liên tục tại công
ty so với Điều 114 BLLĐ 2019 là "tăng thêm tương ứng 01 ngày". Theo quy định của pháp
luật, lịch nghỉ hàng năm sẽ do người sử dụng lao động ban hành sau khi tham khảo ý kiến
người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Do đó, tuy nội quy mà
công ty đưa ra không giống với quy định của pháp luật đã nêu trên nhưng nó lại có lợi cho
người lao động.

2. Tổ chức nghỉ phép :


a. Theo điểm a khoản 1 Điều 113 BLLĐ 2019:
“Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng
năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: 12 ngày làm việc đối với người
làm công việc trong điều kiện bình thường”

7
- Theo điểm c khoản 1 Điều z NQLĐ của công ty, người lao động làm việc đủ sau 12
tháng được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương cơ bản được nghỉ 14 ngày là chưa
hợp lý.
- Theo Điều 114 BLLĐ 2019: “Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao
động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều
113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”
- Theo điểm c khoản 1 Điều z NQLĐ của công ty, cứ mỗi 05 năm làm việc liên tục tại
công ty, người lao động được cộng thêm 02 ngày nghỉ phép là chưa hợp lí.
- Điểm b khoản 1 Điều z NQLĐ của công ty cũng chưa hợp lí ở chỗ chỉ áp dụng nghỉ
phép năm đối với người lao động từ 12 tháng trở lên. Vì khoản 2 Điều 113 BLLĐ
2019 quy định: “Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng
lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.”
Công ty nên bổ sung thêm điều khoản này.
- Theo khoản 4 Điều 113 BLLĐ 2019:
“Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành
nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.”

b. Theo điểm b khoản 2 Điều z NQLĐ của công ty, không cho chuyển ngày nghỉ từ
năm này sang năm khác là chưa hợp lí vì người lao động có thể thỏa thuận với người
sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một
lần.

8
CHƯƠNG 5: TIỀN LƯƠNG
Tình huống 1:
Tranh chấp giữa nguyên đơn: Bà B.MARAIS, sinh năm 1995; Quốc tịch: Nam Phi. Hộ chiếu
số: A046*****. Địa chỉ: Tòa X* Vinhomes NC đường N, phường T, thành phố Hà Tĩnh.
Và bị đơn: Công ty cổ phần Anh ngữ A; Địa chỉ: Số *** Trung X, phường Y, quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội.
Ngày 10/8/2019, Công ty cổ phần Anh ngữ A và bà B.MARAIS đã ký hợp đồng lao động số
G1****/LTD/2019, nội dung thỏa thuận bà B.MARAIS được làm giáo viên tiếng Anh thuộc
Trung tâm quản lý và đào tạo giáo viên nước ngoài của Công ty cổ phần anh ngữ A; thời hạn
xác định từ ngày 10.8.2019 đến 11.7.2021; thời gian làm việc 104 giờ/tháng; mức lương cơ
bản đóng bảo hiểm xã hội là 4.500.000 đồng/tháng.

Cùng ngày, hai bên đã ký Phụ lục hợp đồng số 01 để bổ sung quyền lợi của người lao động
theo điều 3.2 của Hợp đồng lao động, gồm: Thu nhập khác là 32.900.000 đồng và phụ cấp
tiền nhà là 3.000.000 đồng. Thu nhập này đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân và được chi trả
dựa trên ngày công làm việc thực tế trong tháng, kết quả công việc đã thực hiện trong tháng
và việc tuân thủ các quy định của Công ty.
Quá trình thực hiện Hợp đồng lao động, ban đầu Công ty cổ phần Anh ngữ A đã thực hiện
đúng việc trả lương theo quy định của điều 3.2 Hợp đồng lao động và điều 1 Phụ lục hợp
đồng lao động cho bà B.MARAIS là: 40.400.000 đồng/tháng. Từ tháng 6/2021 trở đi, mặc
dù người lao động vẫn làm việc đầy đủ đúng nghĩa vụ và có chấm công, nhưng Công ty Cổ
phần Anh ngữ A đã nợ lương của bà B.MARAIS, cụ thể như sau:
- Tháng 6/2021: 10.241.200 đồng
- Tháng 7/2021: 41.603.500 đồng
- Tháng 8/2021: 39.184.750 đồng
- Tháng 11/2021: 35.881.469 đồng
- Tháng 12/2021: 2.971.127 đồng
- Tháng 02/2022: 26.902.400 đồng

9
- Tháng 03/2022: 29.728.000 đồng
- Tháng 04/2022: 2.30.450 đồng
- Tháng 06/2022: 57.568.133 đồng
- Tháng 07/2022: 5.996.000 đồng
Tổng cộng là: 279.386.029 đồng

Ngày 15/11/2022, bà B.MARAIS đã nộp Đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty
Cổ phần Anh ngữ A phải trả tổng số lượng còn thiếu là 279.386.029 đồng và lãi suất
theo thông báo của Công ty đối với việc chậm trả lương.

Bài làm
1. Anh/chị hãy xác định tiền lương hàng tháng của bà B.MARAIS?
Theo điều 3.2 của Hợp đồng lao động và Phụ lục hợp đồng lao động ghi rõ:

o Mức lương cơ bản đóng bảo hiểm xã hội: 4.500.000 đồng/tháng.


o Thu nhập khác: 32.900.000 đồng.
o Phụ cấp tiền nhà: 3.000.000 đồng.

Tuy nhiên, cần có thêm các thông tin này để có thể xác định tiền lương nhưng đề không
cung cấp như:

 Số ngày công làm việc thực tế của bà B.MARAIS trong mỗi tháng.
 Kết quả công việc của bà B.MARAIS trong mỗi tháng.
 Mức độ tuân thủ các quy định của Công ty của bà B.MARAIS.

Vì vậy, tiền lương hàng tháng của bà B.MARAIS sẽ được chia thành 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Bà B.MARAIS làm việc đầy đủ ngày công và hoàn thành tốt công việc,
tuân thủ các quy định của Công ty
Tiền lương hàng tháng của bà B.MARAIS:

= Mức lương cơ bản + Thu nhập khác + Phụ cấp tiền nhà = 4.500.000 + 32.900.000 +
3.000.000 = 40.400.000 đồng/ tháng

10
Trường hợp 2: Bà B.MARAIS không làm việc đầy đủ ngày công hoặc không hoàn thành
tốt công việc, hoặc vi phạm quy định của Công ty
Tiền lương hàng tháng của bà B.MARAIS sẽ bị giảm bớt so với 40.400.000 đồng.
Mức giảm sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm, số ngày công thiếu, và kết quả công việc.

2. Anh/chị hãy xác định tiền lương dùng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho bà B.MARAIS?
*Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT của người lao động, bao gồm:
- Mức lương ghi trong HĐLĐ.
- Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu
hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong
HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 01/01/2018.
Căn cứ pháp lý:

 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13.


 Nghị định số 146/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội.
 Thông tư số 32/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về mức đóng, thời hạn đóng, phương
thức đóng và quản lý thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Dựa vào hợp đồng lao động số G1****/LTD/2019 mà bà B.MARAIS đã ký với Công ty cổ
phần Anh ngữ A:

 Mức lương cơ bản đóng bảo hiểm xã hội là 4.500.000 đồng/tháng.


 Thu nhập khác là 32.900.000 đồng và phụ cấp tiền nhà là 3.000.000 đồng.

Vì vậy, theo quy định của pháp luật, tiền lương dùng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho bà B.MARAIS là 4.500.000 đồng/tháng.
Lý do:

 Mức lương cơ bản đóng bảo hiểm xã hội được ghi rõ trong Hợp đồng lao động.

11
 Thu nhập khác và phụ cấp tiền nhà không được tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã
hội vì:
o Thu nhập khác đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân.
o Phụ cấp tiền nhà là khoản chi trả để hỗ trợ người lao động chi trả cho việc thuê
nhà ở.

3. Việc trả lương của công ty có đúng quy định của pháp luật lao động hiện hành
không?
 Hợp đồng lao động số G1****/LTD/2019 và phụ lục hợp đồng số 01 để bổ sung
quyền lợi của người lao động theo điều 3.2 của Hợp đồng lao động được ký kết trên
cơ sở tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, yêu cầu hai bên tuân
thủ các điều khoản trong hợp đồng trong đó có điều khoản về Mức lương theo công
việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác theo mục đ, khoản 1, điều 21 Luật lao động 2019
 Công ty Cổ phần Anh ngữ A đã vi phạm nguyên tắc trả lương tại khoản 1 điều 94
Luật lao động 2019
“ 1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người
lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử
dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”

 Công ty đã vi phạm kỳ hạn trả lương theo khoản 2 điều 97 Luật lao động 2019
“ 2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa
tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào
một thời điểm có tính chu kỳ.”
 Công ty có hành vi nợ lương của bà B.MARAIS từ tháng 6/2021 đến tháng 7/2022,
mặc dù bà B.MARAIS vẫn làm việc đầy đủ đúng nghĩa vụ và có chấm công
⇒ Việc trả lương của công ty trái quy định của pháp luật lao động hiện hành

4. Anh/chị hãy giải quyết tranh chấp trên?


 Căn cứ vào khoản 1 điều 94 BLLĐ, Công ty đã vi phạm nguyên tắc trả lương
12
“ 1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người
lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử
dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”
 Căn cứ vào khoản 2 điều 97 BLLĐ, Công ty đã vi phạm về kỳ hạn trả lương cho bà
B.MARAIS
“ 2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa
tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào
một thời điểm có tính chu kỳ.”
Việc nợ lương của bà Marais bởi công ty là trái pháp luật, yêu cầu công ty phải hoàn trả số
tiền tổng cộng là 279.386.029 đồng.

13

You might also like