XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG KIỂM TRA,

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH


1. Câu hỏi
“Câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một nhu cầu, một đòi hỏi hay một
mệnh lệnh cần được giải quyết” (Trần Bá Hoành1, 1997).
Câu hỏi là công cụ được dùng trong phương pháp hỏi - đáp, và kiểm tra viết (dạng
tự luận hoặc trắc nghiệm)… để tránh hiểu nhầm chỗ gạch bỏ cũng là phương pháp (mặc
dù đã có dấu “;” để phân định), nên viết lại chỗ gạch bỏ thành câu thứ hai như sau:
Ngoài ra, câu hỏi còn là thành phần của một số công cụ đánh giá theo những mục đích
riêng biệt, ví dụ: công cụ bảng hỏi ngắn gồm các câu hỏi để kiểm tra kiến thức nền;
công cụ thẻ kiểm tra gồm các câu hỏi để đánh giá kiến thức của HS trước, trong, sau
mỗi bài học/chủ đề; công cụ bảng KWL/KWLH gồm hệ thống câu hỏi để khởi động
hoặc định hướng hoạt động học cho một bài học/chủ đề (K: những gì các em đã biết?,
W: những gì các em muốn biết?, L: những gì các em đã học?, H: tiếp theo các em sẽ
làm như thế nào?).
Dưới đây sẽ trình bày hai loại câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan. Việc sử
dụng các câu hỏi này để đánh giá, đo lường các mức nhận thức sẽ cũng được đề cập.
1.1. Câu hỏi tự luận
Câu hỏi tự luận có ưu thế để đo lường, đánh giá khả năng nhận thức ở những mức
cao phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo. Bloom 1956 có “tổng hợp”, không có “sáng
tạo”; còn Bloom 2001 không có “tổng hợp”, có “sáng tạo”. Câu hỏi tự luận còn giúp
đánh giá về hoạt động ngôn ngữ (kĩ năng trình bày, cách diễn đạt) và các thao tác tư
duy bậc cao (so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, phê phán, ...).
Dưới đây là một số loại câu hỏi tự luận.
- Câu tự luận mở rộng: là loại câu hỏi có phạm vi trả lời rộng và khái quát. HS tự
do biểu đạt ý tưởng và kiến thức.
Ví dụ 1: Hãy trình bày quan điểm của em về việc xử phạt vi phạm giao thông khi
uống rượu bia.
Ví dụ 2: Có người nói công thức của tình bạn: “Một muỗng của sự chia sẻ, hai
muỗng của sự quan tâm, một muỗng cho sự tha thứ, trộn tất cả những thứ này lại với
nhau... sẽ tạo nên người bạn mãi mãi”. Hãy bình luận về câu nói này. Hãy đưa ra một
công thức của riêng mình và dùng kinh nghiệm, sự trải nghiệm của mình để thuyết phục
mọi người. Thời gian làm bài: 40 phút.

1
Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục.
Với câu tự luận ở Ví dụ 2, thí sinh hoàn toàn tự do trong việc thể hiện quan điểm,
tự do trong việc lựa chọn thông tin để đưa vào phần trả lời, tự do sắp xếp các ý, và tự
do lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt để trình bày câu trả lời. Loại câu hỏi tự luận mở rất
phù hợp để khuyến khích người học phát triển năng lực sáng tạo.
- Câu tự luận đóng (có giới hạn và cấu trúc): là câu hỏi có phạm vi trả lời hẹp và
cụ thể. Nói cách khác, kiến thức cần kiểm tra được giới hạn trong phạm vi hẹp, câu hỏi
có một đáp án duy nhất hoặc các đáp án cụ thể được xác định trước (đóng). Bài kiểm
tra với loại câu hỏi này thường có nhiều câu hỏi hơn bài tự luận mở. Nó đề cập tới
những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời, do đó,
việc chấm điểm dễ hơn và có độ tin cậy cao hơn.
Ví dụ 1: Hãy trình bày mối nguy hiểm và mức xử phạt đối với việc uống rượu bia
khi lái xe.
Ví dụ 3: Viết một bài luận ngắn khoảng 2 trang, so sánh hai khái niệm “vị tha” và
“ích kỷ”. Bài luận cần liên hệ với (a) một bối cảnh hoặc tình huống cụ thể mà một người
có tính “vị tha” hay “ích kỷ” gặp phải; và (b) những người mà họ gặp. Bài luận của em
sẽ được chấm điểm dựa trên mức độ rõ ràng của việc giải thích điểm giống và khác
nhau giữa hai khái niệm trên, và cách liên hệ với (a) bối cảnh, tình huống, và (b) những
người cụ thể. Thời gian làm bài: 40 phút.
Với câu tự luận ở Ví dụ 3, HS được yêu cầu viết bài luận có độ dài giới hạn 2 trang
và nội dung giới hạn ở việc so sánh. Các yêu cầu cụ thể hơn về nội dung cũng được đưa
ra, thể hiện của việc liên hệ với trải nghiệm thực tế của người học. Ngoài ra, đầu bài
cũng nêu những tiêu chí chấm điểm quan trọng: mức độ rõ ràng, giải thích điểm giống
và khác nhau, cách liên hệ…
- Một số lưu ý khi viết câu hỏi tự luận:
+ Câu hỏi tự luận dù ở dạng mở hay đóng đều phải thỏa mãn các tiêu chí đánh
giá theo mục tiêu dạy học. Nói cách khác, việc đặt câu hỏi tự luận phải đảm bảo yêu
cầu thí sinh thể hiện năng lực như mục tiêu dạy học đã đặt ra.
+ Nên lựa chọn câu hỏi tự luận để đánh giá theo những mục tiêu dạy học mà
nếu đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì sẽ có nhiều hạn chế, (ví dụ mục
tiêu là: đánh giá năng lực nhận thức bậc cao như phân tích, đánh giá, sáng tạo). Đặc
biệt, với câu tự luận mở, chỉ nên khai thác để đánh giá năng lực đánh giá, và sáng tạo.
Nếu viết câu hỏi tự luận đóng, cần sử dụng động từ phù hợp với động từ đã sử
dụng ở để mô tả mục tiêu dạy học.
+ Yêu cầu của câu hỏi cần được làm rõ tới người học thông qua văn phong rõ
ràng và ngắn gọn. Trong câu hỏi, cần sử dụng những động từ chỉ hành động cụ thể để
giúp HS hiểu mình sẽ phải làm gì khi đọc câu hỏi đó, ví dụ: hãy mô tả/giải thích/so
sánh, nêu ưu điểm và nhược điểm,… Tránh dùng những động từ mơ hồ, trừu tượng như
“vận dụng”, vì HS có thể không biết cần làm gì khi được yêu cầu “vận dụng”. Với một
số mục tiêu đánh giá kỳ vọng về số lượng lập luận hay vấn đề mà HS cần trình bày, câu
hỏi cũng cần nêu rõ số lượng này. Với câu hỏi tự luận đóng, GV nên cùng HS xây dựng
bài làm mẫu, hoặc các tiêu chí đánh giá để HS hiểu rõ câu hỏi hơn và việc chấm điểm
cũng sẽ khách quan hơn.
+ Với câu hỏi tự luận, nên cân nhắc việc cho phép HS lựa chọn câu hỏi giữa
các câu hỏi tương đương nhau. Câu hỏi tự luận vốn có hạn chế là không bao quát được
toàn bộ nội dung chương trình học., Do đó, việc cho phép HS lựa chọn câu hỏi càng
bộc lộ sự không bao quát này. Hơn nữa, mỗi thí sinh có thể có hứng thú với câu hỏi này
hơn là câu hỏi khác, việc cho thí sinh lựa chọn câu hỏi sẽ có thể làm cho việc đánh giá
trở nên thiếu công bằng.
+ Cân nhắc để giao đủ thời gian làm bài cho mỗi câu hỏi. Trên đề kiểm tra nên
ghi rõ khuyến nghị thời gian làm bài và độ dài phần trả lời câu hỏi (nếu có thể). Cần
tính toán để thí sinh có đủ thời gian đọc đề bài, suy nghĩ và viết câu trả lời. Không nên
có quá nhiều câu hỏi tự luận trong một đề kiểm tra.
+ Công việc chấm điểm bài tự luận có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố gây
thiên kiến như: chính tả, cách hành văn, chữ VIẾT, cách lấy ví dụ, hiểu biết của người
chấm điểm về thí sinh… Để giảm thiểu sự ảnh hưởng này, việc chấm điểm cần tập trung
vào mục tiêu dạy học mà chúng ta cần đánh giá, sử dụng các tiêu chí đánh giá đã thống
nhất từ trước. Với câu hỏi tự luận đóng, có thể xây dựng tiêu chí đánh giá và thang điểm
trên một bài trả lời mẫu. Đồng thời, nên dọc phách bài kiểm tra trước khi chấm điểm.
Tiến hành chấm điểm toàn bộ bài làm của một câu hỏi (ở tất cả các bài kiểm tra) trước
khi chuyển sang câu tiếp theo. Với những bài kiểm tra mang ý nghĩa quan trọng đối với
thí sinh, nên có 2-3 người chấm điểm cùng đánh giá một bài kiểm tra. (Thiên kiến là
thiên về một bên nào đó (nghĩa rộng), các trường hợp của nó có nghĩa hẹp hơn là: định
kiến (thiên về cảm xúc), khuôn mẫu (thiên về nhận thức), phân biệt đối xử (thiên về
hành vi). Có lẽ nên dùng từ “định kiến” cho dễ hiểu).
c) Các câu hỏi đánh giá các mức nhận thức
Như đã đề cập ở phần lưu ý về câu hỏi tự luận, khi viết câu hỏi, cần sử dụng những
động từ chỉ hành động cụ thể để HS hiểu mình phải làm gì khi đọc câu hỏi đó. Quan
trọng hơn, những động từ này (trong cả hai loại câu hỏi tự luận và trắc nghiệm) phải
giúp quan sát, đo lường, đánh giá được các mức nhận thức. Ví dụ: hãy nêu/trình bày/chỉ
ra (mức biết); hãy phân tích/giải thích/so sánh (mức hiểu), hãy thực hiện/thiết kế/tạo
lập (mức vận dụng). Lưu ý rằng cùng một động từ, tùy vào ngữ cảnh có thể được sử
dụng để đánh giá các mức nhận thức khác nhau. Ví dụ “Hãy trình bày các loại hình
đánh giá” (mức biết); “Hãy trình bày ý nghĩa của các loại hình đánh giá” (mức hiểu).
Trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, những động trên đây rất quan trọng.
“Phẩm chất” và “năng lực” vốn trừu tượng, không “nhìn thấy, sờ vào” được, cho nên
phải đánh giá thông qua các biểu hiện của chúng, tức là phải sử dụng các động từ có
thể quan sát, đo lường, đánh giá được để mô tả các biểu hiện này (và để so sánh với
yêu cầu cần đạt khi đánh giá).
Dưới đây sẽ trình bày tóm tắt các loại câu hỏi dùng để đánh giá các mức nhận thức
về các khía cạnh: mục tiêu, tác dụng và cách sử dụng.
- Câu hỏi "biết/ nhớ”
+ Mục tiêu: Câu hỏi "nhớ" nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số
liệu, tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm,…
+ Tác dụng đối với HS: Giúp HS ôn lại được những gì đã biết, đã trải qua.
+ Cách thức sử dụng: Khi đặt câu hỏi GV có thể sử dụng các từ, cụm từ sau
đây: Ai…? Cái gì…? Ở đâu…? Thế nào…? Khi nào…? Hãy định nghĩa…; Hãy mô
tả…; Hãy kể lại…
+ Ví dụ: Quá trình quang hợp xảy ra ở bào quan nào? Điều kiện xảy ra quá trình
quang hợp là gì?
Câu hỏi trên ẩn động từ có thể quan sát, đánh giá được ở mức biết, đó là:
“nêu/chỉ ra”: Hãy chỉ ra bào quan mà ở đó xảy quá trình quang hợp. Hãy nêu điều kiện
để xảy ra quá trình quang hợp.
- Câu hỏi "hiểu"
+ Mục tiêu: Câu hỏi "hiểu" nhằm kiểm tra HS cách liên hệ, kết nối các dữ kiện,
số liệu, các đặc điểm… khi tiếp nhận thông tin.
+ Tác dụng đối với HS: Giúp HS có khả năng phân tích được những yếu tố cơ
bản; so sánh được các yếu tố, các sự kiện… trong bài học.
+ Cách thức sử dụng: Khi đặt câu hỏi, GV có thể sử dụng các cụm từ sau đây:
Hãy so sánh…; Hãy liên hệ…; Vì sao…? Giải thích…?
+ Ví dụ: Hãy phân tích vai trò của quá trình quang hợp đối với thực vật và đối
với con người. Hãy so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân.
Trong câu hỏi, động từ ở mô tả biểu hiện ở mức hiểu là “phân tích”.
- Câu hỏi "vận dụng"
+ Mục tiêu: Câu hỏi "vận dụng" nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông
tin đã thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm…) vào tình huống mới.
+ Tác dụng đối với HS: Giúp HS vận dụng được các kiến thức, KN đã học.
+ Cách thức sử dụng: Khi dạy học, GV cần tạo ra các tình huống mới, các bài
tập, các vấn đề giúp HS vận dụng các kiến thức đã học. GV có thể đưa ra nhiều câu trả
lời khác để HS lựa chọn một câu trả lời đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau
là một quá trình tích cực.
+ Ví dụ: Hãy đề xuất cách trang điểm và chăm sóc da đúng cách. Hãy chỉ ra cơ
sở khoa học của câu “nhai kĩ no lâu”.
Trong câu hỏi, động từ ở mô tả biểu hiện ở mức vận dụng là “đề xuất”. Mặt
khác, động từ “chỉ ra” được sử dụng để yêu cầu HS giải quyết vấn đề trong một tình
huống thực tiễn. Vậy động từ “chỉ ra” với ngữ cảnh cụ thể này sử dụng được để đánh
giá mức vận dụng.
- Câu hỏi "phân tích"
+ Mục tiêu: Câu hỏi "phân tích" nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung
vấn đề, từ đó tìm ra mối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận.
+ Tác dụng đối với HS: Giúp HS suy nghĩ, có khả năng tìm ra được các mối
quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, do đó phát
triển được tư duy lôgic.
+ Cách thức sử dụng: Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi HS phải trả lời: Tại
sao? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể
luận cứ như thế nào? (khi chứng minh luận điểm). Câu hỏi phân tích thường có nhiều
lời giải.
+ Ví dụ: Hãy phân tích tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương em. Hoặc:
Hãy phân tích tiềm năng sử dụng năng lượng sạch ở địa phương em.
Trong câu hỏi, động từ ở mô tả biểu hiện ở mức phân tích cũng chính là “phân
tích”.
- Câu hỏi "đánh giá"
+ Mục tiêu: Câu hỏi "đánh giá" nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự
phán đoán của HS trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng…
dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
+ Tác dụng đối với HS: Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xác định giá trị của HS.
+ Cách thức sử dụng: Đưa ra các tình huống có vấn đề yêu cầu HS phải đưa ra
nhận xét, quan điểm, đánh giá cho các vấn đề đó.
+ Ví dụ 1: Theo em trong hai phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ và
bằng bình tràn thì phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn? (câu tự luận đóng)
+ Ví dụ 2: Theo em có nên phổ biến hoạt động nhân bản vô tính ở động vật?
(câu tự luận mở)
Trong cả hai câu hỏi, ẩn động từ “đánh giá” khi mô tả biểu hiện ở mức đánh
giá: Hãy đánh giá độ chính xác của hai phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ và
bằng bình tràn, từ đó cho biết phương pháp nào cho kết quả tin cậy hơn. Em sẽ đánh
giá về những khía cạnh nào đối với việc phổ biến hoạt động nhân bản vô tính ở động
vật? (Các khía cạnh em có thể đánh giá là: đạo đức, đạo đức sinh học, sức khỏe, tuổi
thọ, chi phí, ...)
- Câu hỏi "sáng tạo"
+ Mục tiêu: Câu hỏi "sáng tạo" nhằm kiểm tra khả năng của HS có thể đưa ra
dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
+ Tác dụng đối với HS: Kích thích sự sáng tạo của HS, hướng các em tìm ra
nhân tố mới, giải pháp mới…
+ Cách thức sử dụng: GV cần tạo ra những tình huống phức tạp, những câu hỏi
có vấn đề, khiến HS phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng
tạo riêng của mình.
+ Ví dụ 1: Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia
đình sống bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qua lại.
Ví dụ 2: Hãy tìm cách xác định thể tích của vật thấm nước (những viên phấn)
bằng bình chia độ.
Trong cả hai câu hỏi, các động từ “đề ra”, “tìm cách xác định” gắn với ngữ cảnh
cụ thể để mô tả các biểu hiện của mức sáng tạo.
* Yêu cầu xây dựng câu hỏi
– Câu hỏi cần chính xác, hình thức đơn giản, diễn đạt rõ ràng giúp người học đưa
ra được câu trả lời đúng. Nếu câu hỏi đa nghĩa, phức hợp, sai ngữ pháp thì sẽ gây khó
khăn không cần thiết cho HS.
– Hệ thống câu hỏi được thiết kế phù hợp với tiến trình bài dạy, khả năng nhận
thức của đa số HS và theo các mức độ từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát, từ nhận
biết đến sáng tạo.
– GV đưa câu hỏi một cách rõ ràng, hấp dẫn; dành đủ thời gian cho HS suy nghĩ,
chỉ định một HS trả lời, yêu cầu cả lớp lắng nghe và sau đó phân tích câu trả lời; GV
đưa ra câu trả lời.
- GV cần nhận xét bằng lời về câu trả lời của HS nhằm điều chỉnh nhận thức, hành
vi của các em. Nhận xét tích cực bằng lời của GV, của bạn cùng lớp có tác dụng nuôi
dưỡng những suy nghĩ tích cực, tạo sự tự tin ở HS, giúp HS tự “cài đặt” lại suy nghĩ,
niềm tin tích cực cho chính mình.
Ví dụ, nhận xét về khả năng hợp tác trong nhóm của một HS như sau: Em đã thực
hiện tốt phần việc của cá nhân. Em nên tham gia thêm những việc chung của nhóm như:
viết báo cáo kết quả, hoặc thay mặt nhóm trình bày kết quả.

b) Câu hỏi trắc nghiệm


Câu hỏi trắc nghiệm có ưu thế để đo lường, đánh giá kiến thức trong quá trình học
hay khi kết thúc một môn học theo các mức nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng,
vận dụng cao.
• Loại câu nhiều lựa chọn
Câu hỏi nhiều lựa chọn là loại câu trắc nghiệm khách quan thông dụng nhất, gồm
phần dẫn và phần lựa chọn/các phương án chọn. Phần dẫn có thể có nhiều hơn 1 câu.
- Phần dẫn có chức năng đặt câu hỏi, đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện, đặt ra tình
huống hay vấn đề cho HS giải quyết. Phần dẫn là một câu hỏi hay một mệnh đề chưa
hoàn chỉnh tạo cơ sở cho sự lựa chọn.
- Phần lựa chọn gồm 3 - 5 phương án trả lời. ; HS sẽ chọn một phương án trả lời
đúng, phù hợp nhất hoặc không có liên quan gì nhất trong số các phương án cho trước.
Lựa chọn này thể hiện năng lực nhận thức của HS. Những phương án còn lại là phương
án nhiễu, đó là những phương án có vẻ hợp lí đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra
trong phần dẫn nhưng không chính xác.
Ví dụ:
Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm nào sau đây?
A. Năm 1975
B. Năm 1979
C. Năm 1986
D. Năm 1995
Trong câu hỏi trên: Đáp án đúng là D. Các phương án còn lại là phương án nhiễu.
Phương án A: Năm thống nhất đất nước
Phương án B: Chiến tranh biên giới Việt – Trung.
Phương án C: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
Các kiểu câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Câu lựa chọn câu trả lời đúng: trong phần lựa chọn, chỉ có duy nhất một phương
án đúng.
- Câu lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất: trong phần lựa chọn, có thể có nhiều hơn
một phương án phù hợp, tuy nhiên sẽ có một phương án là đúng nhất.
- Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng: trong phần lựa chọn, có nhiều hơn
một phương án đúng, HS được yêu cầu tìm ra tất cả phương án đúng.
- Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu: phần dẫn đưa ra một câu không
hoàn chỉnh; phần khuyết có thể nằm trong hoặc nằm cuối của câu này. Câu hỏi của phần
dẫn yêu cầu HS lựa chọn một phương án phù hợp để hoàn thành câu.
- Câu theo cấu trúc phủ định: câu hỏi trong phần dẫn chứa một từ mang ý nghĩa
phủ định như KHÔNG, NGOẠI TRỪ…
- Câu kết hợp các phương án: vấn đề được nêu trong phần dẫn là một số mệnh đề
(nên là 3 – 6 mệnh đề). Các mệnh đề có thể là các bước thực hiện của một quy trình
hoặc có thể là các sự kiện/hiện tượng diễn ra theo một trình tự thời gian xác định. Câu
hỏi của phần dẫn đòi hỏi HS phải chỉ ra được trình tự đúng của các bước hay sự
kiện/hiện tượng đó. Do vậy, phần lựa chọn có mỗi phương án lựa chọn là một trật tự
sắp xếp các mệnh đề đã cho, tất nhiên chỉ có một phương án có trật tự sắp xếp đúng.

Một số nguyên tắc khi biên soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Phần dẫn cần bao gồm một câu hoặc một số câu truyền đạt một ý hoàn chỉnh, để
HS đọc hết phần dẫn đã có thể nắm được sơ bộ câu hỏi đang kiểm tra vấn đề gì; đồng
thời các phương án lựa chọn cần ngắn gọn. Nguyên tắc này cũng giúp chúng ta tiết kiệm
diện tích giấy để trình bày câu hỏi trên đề kiểm tra, đồng thời tiết kiệm thời gian đọc
câu hỏi của thí sinh.
- Mỗi câu hỏi nên thiết kế có 3 đến 5 phương án lựa chọn. Các câu hỏi trong cùng
một đề kiểm tra nên thống nhất về số lượng phương án lựa chọn để thuận tiện trong
chấm điểm. Trường hợp trong cùng một đề kiểm tra có nhiều câu trắc nghiệm nhiều lựa
chọn và số lượng các phương án không thống nhất thì cần sắp xếp thành các nhóm các
câu có cùng số lượng phương án.
- Câu hỏi cũng như các phương án lựa chọn cần tránh dấu hiệu kích thích HS
đoán mò đáp án. Ví dụ như sau:
* Phương án đúng được diễn đạt dài hơn những phương án còn lại.
* Phương án đúng được mô tả chi tiết và đầy đủ, khiến cho HS dễ dàng nhận ra
nhờ tính chính xác của phương án.
* Nếu một phương án lựa chọn chứa từ khóa được nhắc lại từ phần dẫn thì HS
đoán nhiều khả năng đó là phương án đúng.
* Phương án đúng có tính phổ biến, quen thuộc hơn những phương án còn lại.
* Người ta sẽ ít khi đặt phương án đầu tiên và phương án cuối cùng là đáp án; Nếu
các phương án được sắp xếp theo một trật tự logic (ví dụ: nếu là các con số thì sắp xếp
từ bé đến lớn), người ta sẽ có xu hướng sắp xếp đáp án là các phương án ở giữa.
* Nếu các phương án đều mang ý nghĩa cụ thể, chỉ có một phương án mang ý
nghĩa khái quát thì nhiều khả năng phương án khái quát nhất sẽ là đáp án;
* Nếu có hai phương án mang ý nghĩa tương tự nhau hoặc đối lập nhau thì một
trong hai phương án này sẽ là đáp án.
* Nếu câu hỏi có phương án cuối cùng kiểu “tất cả các phương án trên đều
đúng/sai” thì có thể đáp án sẽ rơi vào phương án này.
* Việc sử dụng ngôn từ ngây ngô, dễ dãi, không phù hợp văn cảnh có thể là dấu
hiệu của phương án nhiễu.
* Nếu chỉ có một phương án khi ghép với phần dẫn tạo nên một chỉnh thể ngữ
pháp thì đây chính là đáp án.
- Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu mà cần có sự liên hệ logic
nhất định tới chủ đề và được diễn đạt sao cho có vẻ đúng (có vẻ hợp lý). Lý tưởng nhất,
các phương án nhiễu nên được xây dựng dựa trên lỗi sai của HS, chẳng hạn các con số
biểu thị kết quả của những cách tư duy sai (không phải là những con số được lấy ngẫu
nhiên).
- Cần rất thận trọng khi sử dụng câu có phương án lựa chọn kiểu “tất cả các phương
án trên đều đúng/sai”. Trong câu trắc nghiệm lựa chọn phương án đúng nhất, việc sử
dụng lựa chọn “tất cả các phương án trên đều sai” cần tuyệt đối tránh. Trong một đề thi
cũng không nên xuất hiện quá nhiều câu hỏi có lựa chọn kiểu này.
- Hạn chế sử dụng câu phủ định, đặc biệt là câu có 2 lần phủ định. Việc sử dụng
câu dạng này chỉ là rối tư duy của thí sinh khi suy nghĩ tìm đáp án. Sử dụng câu dạng
này làm tăng độ khó câu hỏi, mà độ khó ấy lại không nằm ở tri thức/năng lực cần kiểm
tra mà nằm ở việc đọc hiểu câu hỏi của thí sinh. Nếu nhất thiết phải dùng câu dạng này
thì cần làm nổi bật từ phủ định (bằng cách IN HOA và/hoặc in đậm).
- Các phương án lựa chọn cần hoàn toàn độc lập với nhau, tránh trùng lặp một
phần hoặc hoàn toàn.
- Nếu có thể, hãy sắp xếp các phương án lựa chọn theo một trật tự logic nhất định.
Việc làm này sẽ giảm thiểu các dấu hiệu kích thích thí sinh đoán mò đáp án.
- Trong cùng một đề thi, số câu hỏi có vị trí đáp án là phương án thứ nhất, thứ hai,
thứ ba, … nên gần bằng nhau. Tránh một đề thi có quá nhiều câu hỏi có đáp án đều là
phương án thứ nhất hoặc thứ hai …
- Các phương án lựa chọn nên đồng nhất với nhau, có thể về ý nghĩa, âm thanh từ
vựng, độ dài, thứ nguyên, loại từ (danh từ, động từ, tính từ…)…
- Trong một số trường hợp cụ thể, cần chú ý tính thời sự hoặc thời điểm của dữ
liệu đưa ra trong câu hỏi, nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, và không gây tranh
cãi về đáp án.
- Phải rà soát thận trọng, đảm bảo chắc chắn có một phương án là đúng.
• Loại câu đúng – sai
Câu trắc nghiệm đúng - sai là loại câu có cấu tạo như sau:
- Phần câu dẫn là một mệnh đề, đoạn văn, hình ảnh,… mô tả một vấn đề, một câu
chuyện, một tình huống;
- Phần lựa chọn có 4 câu đúng - sai thành phần (còn gọi là ý hỏi, lệnh hỏi). Nội
dung các lệnh hỏi này được viết dưới dạng câu phát biểu, câu nhận định về nội dung
mà câu dẫn đề cập. Theo nội dung câu dẫn, các câu phát biểu, nhận định này có thể
đúng hoặc sai.
Yêu cầu của câu hỏi đúng - sai là HS sẽ phải xác định lệnh nào “Đúng”, lệnh nào
“Sai” và đánh dấu vào lệnh đó theo hướng dẫn của đề kiểm tra/đề thi (viết Đ, S; tích
vào ô Đ hoặc ô S;...).
Ví dụ. Cho đoạn thông tin sau:
“Hang Sơn Đoòng là một hang động tự nhiên tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình, Việt Nam. Hang Sơn Đoòng được coi là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới đã biết. Hang
này nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng.”
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hang_S%C6%A1n_%C4%90o%C3%B2ng)
a) Hang Sơn Đoòng là sản phẩm của quá trình ngoại lực.
b) Phong hóa vật lí là quá trình chủ đạo tạo ra hang động.
c) Hang động thường xuất hiện ở những nơi đá khó hòa tan.
d) Hang động là biểu hiện của địa hình nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùà.
• Loại câu điền vào chỗ trống
Loại câu này đòi hỏi trả lời bằng một hay một cụm từ cho một câu hỏi hay một
câu nhận định chưa đầy đủ.
Ví dụ: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn bản sau:
Giảm mức độ hoặc cường độ phát thải nhà kính là hoạt động (1)… .................. biến
đổi khí hậu. Con người cần phải giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào nhiên liệu
(2)… ............. và thể hiện một lối sống thân thiện với môi trường.
Việc điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người để giảm khả năng tổn thương
của biến đổi khí hậu và khai thác các cơ hội do nó mang lại là hoạt động (3)…………….
với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, nền kinh tế (4)……….. thấp, tăng trưởng (5)…………
trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
• Loại câu ghép đôi
Loại câu này thường bao gồm hai cột thông tin gọi là các câu dẫn và các câu
đáp. Hai cột thông tin này có số câu không bằng nhau, một cột gồm các định nghĩa, đặc
điểm..., một cột là danh mục các tên hay thuật ngữ. Nhiệm vụ của người làm bài là ghép
chúng lại một cách thích hợp. Ví dụ: Hãy ghép thông tin của cột A và B cho phù hợp
với các dạng đột biến.
Cột A Cột B
1. Các dạng đột biến gen A. Đột biến ở tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng
2. Các dạng đột biến số lượng B. Thay thế, thêm hoặc mất cặp nucleotit
NST C. Đột biến dị bội và đột biến đa bội
3. Các dạng đột biến cấu trúc D. Thay thế đoạn, thêm hoặc mất đoạn
NST E. Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn.
• Loại câu trả lời ngắn
Câu trắc nghiệm trả lời ngắn là một loại câu hỏi trong đó:
-Người trả lời cần cung cấp một câu trả lời ngắn gọn, thường chỉ trả lời bằng con
số hoặc trong vài từ hoặc một câu ngắn.
-Đây thường là dạng câu hỏi có một phạm vi hạn chế và yêu cầu người trả lời tập
trung vào điểm chính.
-Thường tập trung vào 01 chỉ báo/01 biểu hiện năng lực có thể đánh giá.
Ví dụ. Khi Hà Nội (múi giờ số 7) đang là lúc 7 giờ thì cùng lúc đó ở thành phố Mát-xcơ-va
(múi giờ số 3) là mấy giờ?
2. Bài tập
Bài tập là những tình huống nảy sinh trong học tập hoặc cuộc sống, trong đó
chứa đựng những vấn đề mà HS cần phải quan tâm tìm hiểu, giải quyết và có ý
nghĩa giáo dục. Bài tập gồm phần cho biết (tranh ảnh, đoạn thông tin, tình huống
thí nghiệm…) và phần nhiệm vụ cần thực hiện (câu hỏi, yêu cầu, tiêu chí cần
đạt…). Bài tập được sử dụng trong đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS
thông qua làm việc cá nhân, hoạt động nhóm hoặc thảo luận toàn lớp.

a) Các dạng bài tập2


− Bài tập khai thác kênh chữ: Yêu cầu HS đọc thông tin và tóm tắt, lập dàn
ý, vẽ sơ đồ, trả lời câu hỏi...
Ví dụ: Nấm da đầu là một loại bệnh ngoài da do chủng nấm Trichophyton
và Microsporum gây nên. Bệnh này hay xuất hiện ở trẻ em tuy nhiên rất nhiều
người lớn cũng mắc phải. Triệu chứng của bệnh nấm da đầu ban đầu thường là
xuất hiện gàu nhiều. Sau đó da đầu bị nổi sẩn hoặc mảng lớn ngoài rìa và bên
trong có vảy mỏng. Khi bệnh trở nặng, những mảng này dần trở nên dày hơn và
đỏ tía, điều này khiến tóc ngày càng giòn và dễ gãy rụng, gây ra hói. Nấm da đầu
gây ra cảm giác ngứa ngáy và đau đớn, bên cạnh đó còn gây mất thẩm mỹ khiến
mái tóc suy yếu. (Nguồn: http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-
nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-so-benh-ngoai-da-nguy-hiem-thuong-bi-xem-
nhe-872). Hãy đọc thông tin trên và trả lời câu hỏi:
2
Nguyễn Văn Cường, B. Meier (2015), Lý luận dạy học hiện đại, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội.
a) Nêu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nấm da đầu.
b) Trình bày những hậu quả do bệnh nấm da dầu gây ra.
− Bài tập khai thác kênh hình: Yêu cầu HS xem hình ảnh, video, sơ đồ, biểu
đồ để trả lời câu hỏi, viết tóm tắt, giải thích...
Ví dụ: Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như sau:

a) Xác định quãng đường vật đi từ C đến D?


b) Vật đi từ C đến D hết bao nhiêu thời gian?
c) Tốc độ của vật đi trên đoạn từ C đến D bằng bao nhiêu.
d) So sánh tốc độ của vật trên đoạn từ A đến B và từ C đến D. Chỉ nhìn
vào đồ thị quãng đường – thời gian (không cần tính toán), ta có thể so sánh được
tốc độ chuyển động trên AB và trên CD không?
- Bài tập tìm kiếm thông tin: Thông tin chưa được đưa ra đầy đủ, HS thu thập
thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra.
Ví dụ: Vẫn là bài tập về nấm da đầu ở trên. Bổ sung câu hỏi: Hãy tìm hiểu
và trình bày các biện pháp để bảo vệ và chăm sóc da đầu nhằm tránh các bệnh
ngoài da.
− Bài tập phát hiện vấn đề: Các vấn đề chưa được nêu rõ trong mô tả tình
huống và HS phải phát hiện vấn đề ẩn chứa trong tình huống.
Ví dụ: Xung quanh dòng điện có từ trường; dòng điện sinh ra từ trường. Vậy
từ trường có sinh ra dòng điện không? Nếu có thì khi nào?
− Bài tập tìm phương án giải quyết vấn đề: Trọng tâm là tìm phương án giải
quyết vấn đề có trong tình huống.
Ví dụ: Cho một khối gỗ và một tấm gỗ, một thước thẳng và một điện thoại
di động. Hãy thiết lập phương án thí nghiệm đo hệ số ma sát nghỉ cực đại và hệ
số ma sát trượt giữa khối gỗ và tấm gỗ.
− Bài tập phân tích và đánh giá: Trọng tâm là đánh giá các phương án giải
quyết đã cho.
Ví dụ: Giá trị nhiệt lượng toả ra khi đốt một số chất như sau:
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt
TT Chất
(kJ)
1 1kg than gỗ 1890
2 1kg khí gas 4870
1g khí
3 143
hydrogen
a) Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy cho biết khi đốt cháy cùng một lượng
nhiên liệu thì chất nào toả ra nhiệt lượng nhiều nhất?
b) Hãy tìm hiểu trong 3 chất trên, chất nào trong thực tế được sử dụng làm
nhiên liệu đốt cháy phổ biến nhất? Giải thích.
− Bài tập khảo sát, nghiên cứu: HS phải thu thập thông tin, nghiên cứu giải
quyết vấn đề có trong tình huống.
Ví dụ: Sấm và chớp trong tự nhiên xẩy ra đồng thời nhưng ta bao giờ cũng
nghe thấy tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chớp. Điều này là do âm thanh truyền
với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với tốc độ truyền của ánh sáng. Hai bạn An và
Bình cùng nhau làm thí nghiệm đo tốc độ âm thanh trong không khí nhau sau:
Hai bạn đúng cách nhau một khoảng cách 400m. Bạn An cầm hai thanh gỗ cứng,
và bạn Bình cầm đồng hồ bấm giây để đo thời gian. Bình đo được khoảng thời
gian từ lúc nhìn thấy An gõ hai khúc gỗ vào nhau cho đến khi nghe thấy âm là
1,2 giây. Bình và An đã đo được tốc độ truyền âm trong không khí là bao nhiêu?
Kết quả đo này có chính xác không?
− Bài tập ra quyết định: Yêu cầu HS đưa ra các quyết định và lập luận cho
các quyết định đó trên cơ sở các thông tin đã có.
Ví dụ: Nhà trường tổ chức cuộc thi chạy 100 m nhân ngày thể thao Việt Nam
27/3. Lớp em tổ chức thi nội bộ và bốn bạn An, Bình, Cường, Dũng về đích đầu
tiên, lần lượt đạt được các thành tích: 13.6 giây, 12.7 giây, 12 giây và 14.2 giây.
Nếu em được đề cử một bạn tham dự cuộc thi của trường thì em sẽ đề cử bạn
nào? Tại sao?
Ngoài ra, trong dạy học một số môn học (như Khoa học tự nhiên) còn có 2
loại bài tập đặc thù như sau:
- Bài tập thực tiễn:
Theo tác giả Lê Thanh Oai (2016)3, “Bài tập thực tiễn là dạng bài tập xuất
phát từ các tình huống thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những
điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao
kiến thức đã học, đồng thời phát triển năng lực người học”.
- Bài tập thực nghiệm:
Theo tác giả Trương Xuân Cảnh (2015), “Bài tập thực nghiệm là một dạng
nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ kiện và những yêu cầu đòi hỏi người
học phải thực hiện bằng hoạt động thực nghiệm, qua đó phát triển năng lực thực
nghiệm cho người học”.
Bài tập thực nghiệm được xây dựng trong nội dung chương trình từ các
bài thực hành, các thí nghiệm có sẵn hay tự thiết kế nhằm rèn luyện NL cho HS
hay đánh giá NL của HS.
Sự phân loại trên mang tính tương đối vì trong thực tiễn đánh giá năng lực
HS, các loại bài tập có sự tích hợp với nhau để tạo nên một nhiệm vụ học tập/đánh
giá mang tính phức hợp. Ví dụ: bài tập tìm phương án giải quyết vấn đề sẽ tích
hợp trong đó yêu cầu tìm kiếm thông tin, yêu cầu phát hiện vấn đề, yêu cầu ra
quyết định lựa chọn phương án giải quyết vấn đề.
b) Yêu cầu khi xây dựng bài tập
Khi xây dựng bài tập, GV phải tuân thủ một số yêu cầu sau4:
- Cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như cuộc sống, nghề nghiệp
trong tương lai của HS.
- Có thể diễn giải theo cách nhìn của HS và để mở nhiều hướng giải quyết.

3
Lê Thanh Oai (2016). Thiết kế bài tập thực tiễn trong dạy Học Sinh học 11 trung học phổ
thông. Tạp chí Giáo dục, số 396, tr 52-55.
4
Merry, Robert W (1954), Preparation to teach a case, In the Case Method at the Harvard Business
School. (ed.) McNair, M.P with A.C. Hersum. New York: McGraw-Hill.
- Chứa đựng mâu thuẫn và vấn đề có thể liên quan đến nhiều phương diện.
- Cần vừa sức và có thể giải quyết trong những điều kiện cụ thể.
- Có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Có tính giáo dục, có tính khái quát hóa, có tính thời sự
- Cần có những tình tiết, dữ liệu thực tế, bao hàm các trích dẫn.
c) Yêu cầu khi sử dụng bài tập
GV không chỉ quan tâm đến nội dung câu trả lời mà còn nên quan tâm đến
quá trình HS tìm kiếm, thu thập thông tin, dữ liệu; phân tích, phát hiện và giải
quyết vấn đề. GV có thể đánh giá kết quả làm bài tập của HS bằng cách cho điểm
hoặc nhận xét. Trong trường hợp nhận xét, GV cần lưu ý như sau:
- Đưa ra nhận xét cần mang tính xây dựng, chứa những cảm xúc tích cực,
niềm tin vào HS... Khi viết nhận xét, GV cần đề cập đến những ưu điểm trước,
những kỳ vọng, sau đó mới đề cập đến những điểm cần xem xét lại, những sai sót
cần điều chỉnh.
- Tránh những nhận xét chung chung như: “chưa đúng/sai/làm lại”, “chưa
đạt yêu cầu”, “lạc đề”, “cần cố gắng/có tiến bộ”.
- Trong các lỗi, cần tập trung vào các sai sót có tính hệ thống, điển hình cần
sớm khắc phục.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hãy phân tích điểm mạnh và điểm yếu của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi tự
luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học/giáo dục.
2. Lấy ví dụ về việc xây dựng câu hỏi tự luận theo các mức độ nhận thức (Biết,
hiểu, vận dụng).
3. Lấy ví dụ việc thiết kế đa dạng hóa các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan
trong dạy học.
4. Lý giải tại sao sử dụng bài tập là công cụ dạy học và đánh giá hữu hiệu trong dạy
học phát triển năng lực người học. Lấy ví dụ minh họa.

You might also like