Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CÂU HỎI MÔN ML 018

1. CNXH là gì? Trình bày nội dung tư tưởng XH Chủ nghĩa trước mác. Giá trị và hạn chế của TT.CNXH
trước mác?
2. CNXH KH là gì? Phân tích những điều kiện cho sự ra đời CNXH KH?
3. Trình bày vai trò của V.I lê nin trong vận dụng và phát triển CNXH KH?
4. Liên hệ trách nhiệm bản thân trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay?
5. CN XH là gì? Phân tích những đặc trưng của CNXH theo quan điểm của CN Mác lê Nin? Liên hệ Việt
Nam?
6. Thời kì quá độ lên CNXH là gì? Phân tích đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH theo quan của CN
mác lê nin? Liên hệ Việt Nam?
7. Khái niệm, đặc điểm và nội dung SMLS của GCCN theo quan điểm của CN mác lê nin?
8. SMLS của GCCN là gì? Phân tích những điều kiện qui định SMLS của GCCN
9. Khái niệm, đặc điểm và nội dung SMLS của GCCN Việt Nam?
10. Vì sao nói ĐCS là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện SMLS? Liên hệ Việt Nam
Bài làm
1.CNXH là gì? Trình bày nội dung tư tưởng XH Chủ nghĩa trước mác. Giá trị và hạn chế của
TT.CNXH trước mác?

* CNXHKH là những trào lưu tư tưởng, lý luận, học thuyết phản ánh:
- Những nhu cầu, nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp lao động bị áp bức.
- Con đường, cách thức và phương pháp đấu tranh nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội khỏi
tư hữu, áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội mới tiến bộ, công bằng, bình đẳng.

* Tư tưởng XHCN trước Mác trải qua 3 giai đoạn:
- Tư tưởng CNXH thời cổ đại:
+ Thể hiện bằng các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động đòi lại quyền dân chủ,
chống áp bức, bất công, chống giai cấp thống trị (Xpactaquyt, Cleomen…)
- Tư tưởng CNXH thời trung đại:
+ Thể hiện bằng các câu chuyện kể, truyền thuyết toon giáo không thành văn phản ánh ước mơ về quá
khứ, về “thời đại hoàng kim” của XH cộng sản nguyên thủy trước đó.
- Tư tưởng XHCN thời trung cận đại( đầu thế kỉ XVI – đầu tk XIX):
+ Thể hiện qua các câu chuyện kể, cacxs ánh văn chương viễn tưởng.
+ Tác phẩm tiêu biểu : “Utopia” (T.Morơ- Anh), “Thành phố mặt trời”
(T.campanenla – Ý)
+ Thế kỷ XVI: Tômat Morơ (1478 – 1535)
- Ngày làm việc 6h
- Không ai sống ở nông thôn
- Trẻ em đi học miễn phí
- Không có chiến tranh
- Hôn nhân một vợ, một chồng
- Xóa bỏ tư hữu, thiết lập SH chung
- Luận điểm:“Cừu ăn thịt người”
+ Thế kỷ XVII: Tômado Campanela (1568-1639)
Luận điểm: “XH là bệnh dịch nguy hiểm cần loại bỏ”
+ Thế kỷ XVIII: Tư tưởng XHCN thể hiện ở dạng lý luận
Các đại biểu: G. Mêliê , F. Môrenly ,G. Mabơly ,G. Babớp.
Gabrien. Mably (1709 – 1785)
- Thuyết “bình đẳng tự nhiên”
- Thuyết “đam mê”
- Xây dựng XH:
+ Dựa trên sở hữu “cộng đồng về ruộng đất và các tài sản khác”,
+ Làm theo khả năng, phân phối theo nhu cầu; (NN phân phối sao cho không còn giàu – nghèo…)
GRACHUS BABUF (1760-1797):
“Tuyên ngôn của người bình dân”
+ Thế kỷ XIX :Tư tưởng XHCN thể hiện dạng học thuyết phê phán
Có 3 đại diện tiêu biểu: H. Xanhximông (Pháp), S. Phuriê (Pháp), R. Ôoen (Anh). Cơlôđơ
Hăngri Đơ Xanh Ximông (1769-1825)
 Phê phán CMTS Pháp 1789 (nửa vời, chưa vì lợi ích của đa số…)
 Phê phán XH Pháp là “Xã hội lộn ngược”:
- Kẻ không có năng lực có quyền đi điều khiển những người có năng lực
- Kẻ không có đức hạnh có trách nhiệm đi dạy đức hạnh cho nhân dân
- Người nghèo phải rộng lượng với kẻ giàu (Không cần xóa tư hữu, chỉ cần xóa bỏ sự giàu – nghèo
tương đối) Sáclơ Phuriê (1772-1837)
 Phê phán văn minh tư bản (chưa đem lại sự giàu có cho toàn XH), văn minh tư bản sẽ được thay
thế bằng XH mới: “XH đảm bảo”, “XH hài hòa”.
 Phê phán XH Pháp “vô chính phủ của CN”:
- Nghèo đói sinh ra chính từ sự thừa thãi
- Văn minh sinh ra chính từ sự dã man
 Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ giải phóng XH Rôbớt Ôoen (1771-1858)
- Xây dựng mô hình thực nghiệm CSCN trên thực tế: công xưởng Nuilanac theo
tinh thần: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
- Xây dựng Luật lao động nhân đạo trong công xưởng
- Chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu
CNXH không tưởng trước Mác là một trong những tiền đề lý luận của CNXH khoa học sau này, bởi nó
có những giá trị chủ yếu:
+ Giá trị phê phán
+ Giá trị phác thảo mô hình xã hội mới có tính chất XHCN
+ Giá trị thức tỉnh quần chúng nhân dân đấu tranh chống áp bức bất công, xây
dựng XH mới tốt đẹp
- Nhưng nó có những hạn chế rất lớn:
+ Chưa phát hiện ra được quy luật vận động của xã hội loài người, nhất là của
CNTB;
+ Chưa phát hiện ra được lực lượng và biện pháp xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới;
+ Nó khó hoặc không áp dụng được vào thực tiễn, do vậy nó được gọi là CNXH
không tưởng
2.C NXH KH là gì? Phân tích những điều kiện cho sự ra đời CNXH KH?
2.C 
* CNXHKH là gì?
- Quan niệm CNXH theo nghĩa hẹp: Là một trong 3 bộ phận hợp thành của CN Mác – Lênin (Triết học,
KTCT,CNXHKH).
Là học thuyết nghiên cứu về những điều kiện, con đường giải phóng GCCN và NDLĐ, dưới sự lãnh
đạo của chính đảng macxit nhằm xóa bỏ chế độ AB, BL,BC, xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN.
- Quan niệm CNXHKH theo nghĩa rộng: Là những trào lưu tư tưởng, lý luận, học thuyết
Là một chế độ xã hội hiện thực, một mô hình, một kiểu tổ chức xã hội theo những nguyên tắc của
CNXH:
Về kinh tế: Có LLSX phát triển và QHSX tiến bộ
Về chính trị: NN dân chủ, pháp quyền.
Về VH-XH: Đề cao giá trị con người, thực hiện công bằng, bình đẳng.
Đó là các nhà nước XHCN Liên xô, Đông Âu, Việt Nam, Trung Quốc…

* Điều kiện cho sự ra đời CNXH KH?
2.C 
* Điều kiện khách quan và chủ quan
- Điều kiện khách quan
Điều kiện về kinh tế
+ Đầu thế kỷ XIX, CM công nghiệp đã hoàn thành ở Anh, chuyển sang Pháp, Đức và làm xuất hiện
một LLSX mới – nền đại công nghiệp
+ Đại công nghiệp đã làm thay đổi PTSX TBCN về quy mô SX, năng suất lao động, kinh nghiệm quản
lý, kinh tế thị trường.
Kết quả là:
- Tạo điều kiện vật chất kỹ thuật, kinh tế cho sự xuất hiện một XH mới cao hơn CNTB (CNXH)
- Mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX ngày càng sâu sắc đòi hỏi phải giải quyết bằng CMXH Điều kiện
về chính trị - xã hội
- CM công nghiệp làm xuất hiện một LLXH mới – Giai cấp công nhân (GCVS)
- GCVS bị bóc lột nặng nề, do vậy mâu thuẫn giữa GCCN với GCTS gay gắt trong CNTB
- Phong trào đấu tranh của GCCN chống GCTS ngày càng nhiều, nhưng đềucó kết cục thất bại
nặng nề.
- Nguyên nhân thất bại của phong trào công nhân theo Mác - Ăngghen làthiếu lý luận khoa
học, cách mạng.
- Hai ông đã xây dựng lý luận cho phong trào công nhân và gọi đó là lý luậnCNXH khoa học.
Tiền đề tư tưởng – văn hóa
- Khoa học tự nhiên :
+ Thuyết tế bào
+ Thuyết tiến hoá
+ Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
=> + Khẳng định tính đúng đắn của CNDVBC và CNDVLS
+ Làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho CNXHKH
- Khoa học xã hội :
+ Triết học cổ điển Đức
+ Kinh tế chính trị học cổ điển Anh
+ CNXH không tưởng - phê phán Pháp , Anh
=> + Cung cấp tiền đề lý luận và tư tưởng trực tiếp đưa đến sự ra đời của
CNXHKH
+ Là 3 nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
* Điều kiện chủ quan:
- Điều kiện chủ quan
Tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (tháng 2/1848) là Cương lĩnhchính trị đầu tiên của phong
trào công nhân và của các đảng Cộng sản, trong đó những nguyên lý của CNXHKH đã được trình bày:
+ Sự ra đời tất yếu của CNXH và sự tất yếu bị phủ định của CNTB
+ Sứ mệnh lịch sử của GCCN và vai trò của ĐCS trong cách mạng XHCN
+ V/đề chuyên chính vô sản, dân chủ vô sản trong CM XHCN
+ V/đề liên minh giai cấp (C - N) trong cách mạng XHCN
+ V/đ dân tộc, con người… trong cách mạng XHCN

*Ý nghĩa của việc nghiên cứu CNXHKH
*Về mặt lý luận:
- Trang bị nhận thức CT-XH và PPL khoa học về quá trình phát triển tất yếu dẫn đến sự hình thành phát
triển hình thái KT-XH CSCN,…
- Định hướng CT-XH cho hoạt động thực tiễn của ĐCS, nhà nước XHCN,…
- Có căn cứ khoa học để chống lại những nhận thức sai lệch.
* Về mặt thực tiễn:
- Có ý nghĩa chính trị cấp bách.
- Giáo dục niềm tin khoa học cho nhân dân vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa
và con đường đi lên CNXH.

3.Trình bày vai trò của V.I lê nin trong vận dụng và phát triển CNXH KH?
*Vai trò của V.I.Lê Nin
Công lao lớn nhất của Lênin: Làm cho lý luận CNXHKH trở thành hiện thực
-Thời kỳ trước CM tháng Mười Nga: Tư tưởng, lý luận cách mạng và vai trò của Lênin đối với phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế là vô cùng to lớn. Chính từ nguồn cổ vũ lớn lao của Cách mạng
Tháng Mười, từ tính ưu việt của chế độ XHCN của Nhà nước Liên Xô, với sức mạnh về kinh tế và
quốc phòng, đã trở thành nhân tố quan trọng gìn giữ hòa bình thế giới và cứu nhân loại khỏi thảm họa
phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy Nhà nước Liên Xô luôn ở trong vòng kiềm tỏa toàn diện
của chủ nghĩa đế quốc nhưng trong nhiều thập kỷ của thế kỷ 20, Liên Xô vẫn là trụ cột của hệ thống
XHCN, là điểm tựa cho phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động bị áp bức trên toàn thế giới
Đấu tranh chống lại các trào lưu phi mác – xít
Lý luận về CM dân chủ tư sản kiểu mới
Về Đảng kiểu mới của GCCN
Diễn biến của CMXHCN
-Thời kỳ sau CM tháng Mười Nga:
+ Về chính trị: vấn đề dân chủ và chuyên chính vô sản
+ Về kinh tế: Thành phần KT…
+Về văn hóa, giáo dục…
+ Biện pháp xây dựng CNXH
4. Liên hệ trách nhiệm bản thân trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay?
-Một là, nhận thức đúng đắn về công cuộc xây dựng CNXH ở việt nam hiện nay.
+Xã hội XHCN là một xã hội dân chủ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp
công nhân vừa mang tính nhân dân rộng rãi. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ dân chủ, quyền lực
cao nhất thuộc về nhân dân.
+Mục tiêu xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay: Theo Hồ Chí Minh văn hóa là mục tiêu cơ
bản Của XHCN, văn hóa được thể hiện trong mọi sinh hoạt, tinh thần của xã hội.
-Hai là, tuyên truyền những nhận thức đúng đắn về CNXH:
+ Đối tượng tuyên truyền:
+Phương thức tuyên truyền:
+ chống lại những luận điệu xuyên tạc...
- Ba là, Kế hoạch hành động của bản thân...?
5. CN XH là gì? Phân tích những đặc trưng của CNXH theo quan điểm của CN Mác lê Nin?
Liên hệ Việt Nam?
Quan niệm CNXH theo nghĩa hẹp: Là một trong 3 bộ phận hợp thành của CN Mác – Lênin (Triết học,
KTCT,CNXHKH).
Là học thuyết nghiên cứu về những điều kiện, con đường giải phóng GCCN và NDLĐ, dưới sự lãnh
đạo của chính đảng macxit nhằm xóa bỏ chế độ AB, BL,BC, xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN.
Những đặc trưng cơ bản của CNXHKH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
Một là,CSVC của CNXH phải được tạo ra bởi một nền sản xuất tiên tiến, hiện đại
- Là đặc trưng cơ bản nhất trong số các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
- Tạo ra một lực lượng sản xuất có trình độ cao hơn hẳn lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa => chỉ khi
chủ nghĩa xã hội tạo ra được một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, với năng suất lao động ngày càng
tăng, số lượng của cải vật chất tạo ra ngày càng nhiều thì mới có khả năng đảm bảo đápứng những nhu
cầu vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân
-Các đảng cộng sản và công nhân tại các quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội phải biết cách sử dụng “các
bước đi quá độ” thích hợp, sử dụng và tiếp tục duy trì các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa ngay trong
lòng chế độ xã hội chủ nghĩa trong một giai đoạn nhất định để tạo ra bước đột phá cho việc tạo ra một
lực lượng sản xuất tiến tiếnở các giai đoạn tiếp theo
Hai là,CNXH từng bước xóa bỏ chế độ sở hữu TBCN đồng thời tiến hành thiết lập chế độ công hữu về
các TLSX
- Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng người lao động ra khỏi các quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa,
đồng thời cũng là tiền đề quan trọng để thực hiện tổ chức quản lý sản xuất và thực hiện phân phối công
bằng trong chế độ mới => việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tiến tới thiết lập chế độ công hữu về các
tư liệu sản xuất là đặc điểm nổi bật của chế độ xã hội chủ nghĩa về kinh tế
-C.Mác và Ph.Ăngghen cũng lưuý chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân nhưng quyền sở hữu
cá nhân vẫn được tôn trọng
-C.Mác và Ph.Ăngghen cũng cho rằng: do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa từ lâu vốn là một
trong những động lực quan trọng cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nên việc xóa bỏ nó ngay lập tức là
không thể mà phải “kinh qua một quá trình rất khó khăn và lâu dài trong hiện thực”
-Đối với các quốc gia trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm của nền kinh tế cònở
trình độ thấp thì việc thực hiện chế độ kinh tế đa sở hữu chỉ là bước phát triển tạm thời để tiến tới chế
độ công hữu dưới chủ nghĩa xã hội khi đủ điều kiện chín muồi
Ba là,CNXH tạo ra cách thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao
- Chủ nghĩa xã hội cần phải tạo ra một cách thức tổ chức lao động và kỷ luật mới cho người lao động
với năng suất cao
- Quan niệm về kỷ luật lao động mới không đồng nghĩa với với việc tăng cường khả năng, kiểm tra,
kiểm soát đối với người lao động. Trái lại, cách thức lao động mới của người lao động dưới chủ nghĩa
xã hội dựa trên tinh thần hăng say, tự giác và sáng tạo
- Lao động của họ giờ đây không còn là sự cưỡng bức hay lao động “tự tha hóa” mà hoạt động lao động
trong xã hội mới đối với mỗi người giờ đây thực sự là lao động “vì mình”, lao động “cho mình”, lao
động là vinh quang
-Để có được cách tổ chức lao động mới vớiý nghĩa lao động tự giác sáng tạo đối với bản thân mỗi
người lao động thì cần phải thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm soát toàn dân. Hình thức tổ chức lao động
và kỷ luật lao động đó được vận dụng hết sức linh hoạt dựa trên nguyên tắc tự giác, tự nguyện song có
sự kiểm kê, kiểm soát toàn dân đối với việc sản xuất và phân phối sản phẩm đảm bảo lợiích của đa số
người lao động
Bốn là,Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động
-Nguyên tắc phân phối của cải trong xã hội chủ yếu dựa vào lao động với khẩu hiệu: "làm theo năng
lực, hưởng theo lao động” => dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mà chế độ người
bóc lột người bị xoá bỏ. Người lao động làm chủ những tư liệu sản xuất nên tất yếu cũng làm chủ phân
phối theo thu nhập. Lao động đang trở thành cơ sở quyết định địa vị và phúc lợi vật chất của mỗi người.
-Theo V.I.Lênin, phân phối theo lao động là cách thức phân phối trong giai đoạn thấp của xã hội cộng
sản chủ nghĩa. Cách thức phân phối theo lao động là thích hợp nhất với chủ nghĩa xã hội, bởi vì nó
được dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
Năm là,Nhà nước dưới chủ nghĩa xã hội là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, nhưng cũng
đồng thời mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
- Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân: nhằm thực hiện các chức năng thống trị chính trị của
giai cấp công nhân, là một tổ chức thông qua đó đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo
của mình đối với toàn xã hội => nhà nước xã hội chủ nghĩa là một nhà nước kiểu mới thay thế nhà
nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính của giai cấp
vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
-Nhà nước mang tính nhân dân rộng rãi:
+ Là tổ chức thể hiệný chí và quyền lực của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, là công cụ quản lý
do chính đảng của giai cấp cộng nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra nhằm thực hiện quyền lực và lợiích
của nhân dân
+vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa xã hội
của nhân dân
+không chỉ là nơi “tập hợp được quần chúng công nông và lôi cuốn họ tham gia sinh hoạt chính trị”,
mà còn là nơi để quần chúng nhân dân tham gia quản lý đất nước, quản lý xã hội
- Nhà nước mang tính dân tộc sâu sắc: không chỉ bảo vệ lợiích giai cấp mà còn phải biết bảo vệ lợiích
dân tộc, biết giải quyết các vấn đề giai cấp từ các vấn đề dân tộc. Đặc biệt, trong thế giới đa cực phức
tạp như hiện nay, các mối quan hệ giai cấp, dân tộc và quốc tế đan xen phức tạp đòi hỏi nhà nước xã
hội chủ nghĩa phải xem xét một cách biện chứng linh hoạt
Sáu là, Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội giải phóng và phát triển con người toàn diện
- Giải phóng con người khỏi sựáp bức về chính trị, về kinh tế và đời sống văn hóa. Chỉ khi được giải
phóng hoàn toàn trên các phương diện đó, con người mới thực sự hoàn toàn có được cuộc sống tự do
- Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, chủ nghĩa xã hội chính là đích đến của những con người tự do.
Dưới chủ nghĩa xã hội, các quan hệáp bức, bóc lột và bất công hoàn toàn được xóa bỏ, nhân dân lao
động thực sự được giải phóng và tham gia làm chủ trong các quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa
-Ph.Ăngghen cho rằng, mục đích cao cả của chủ nghĩa xã hội sự phát triển xã hội là phát triển con
người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con người, giải phóng con người, loại trừ ra khỏi cuộc
sống con người mọi thứ “tha hóa” giải phóng con người về mặt xã hội
=> chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới làm cho “Sự phát triển tự do của mỗi người là
điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”
Liên hệ Việt Nam: Đặc trưng cơ bản của CNXH ở việt nam có 8 đặc trưng: ghi chú: Trong cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH ở việt nam bổ sung và phát triển ở việt nam 2021
thì đảng ta đã đề ra 8 đặc trưng cơ bản CNXH ở việt nam
Một là, Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, do nhân dân làm chủ
Ba là, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ, phù hợp
Bốn là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Năm là, con người có cuộc sống ấm no,tự do, hạnh phúc, có điều kiện PT toàn diện
Sáu là, Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết,tôn trọng giúp nhau cùng phát triển
Bảy là. Có NNPQ XHCN của ND, do dân, vì dân, do đảng cộng sản lãnh đạo
Tám là, có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới

6.Thời kì quá độ lên CNXH là gì? Phân tích đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH theo quan
của CN mác lê nin? Liên hệ Việt Nam?
Thời kì quá độ là thời kì chuyển tiếp từ HT KT-XH này sang HT KT-XH khác với nhiệm vụ chủ yếu là
cải tạo những yếu tố của xh cũ, đồng thời xây dụng csvc- Kt cho XH mới.
Thời kỳ quá độ lên CNXH: là thời kỳ lịch sử đặc biệt của công cuộc cải tạo cuả XH cũ thành XHCN,
bắt đầu khi giai cấp công nhân giành đc chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của
CNXH
Đặc điểm nổi bật: Những nhân tố của XH mới và những tàn tích của XH cũ đan xen lẫn nhau, đấu tranh
với nhau trên tất cả các lĩnh vực cuả đời sống xh
-C.mác: Thực chất của thời kì quá độ: quá độ CT
- Lê nin: làm rõ hơn trong quá độ trong kinh tế
Liên hệ việt nam:
7. Khái niệm, đặc điểm và nội dung SMLS của GCCN theo quan điểm của
C N mác lê nin
*Khái Niệm
Sứ mệnh lịch sử (SMLS) của giai cấp công nhân (GCCN) là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa xã
hội khoa học(CNXHKH). Việc phát hiện ra SMLS của GCCN là một cống hiến vĩ đại của C.Mác và
Ph.Ăngghen. Đó là phát hiện ra sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, biến các lý thuyết cách mạng –
khoa học thành hành động.
Trong quá trình nghiên cứu về GCCN C.Mác đã khẳng định: GCCN là giai cấp duy nhất có khả năng
lãnh đạo, đoàn kết, tổ chức, tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động đấu tranh chống chủ nghĩa
tư bản (CNTB), xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là tác động của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 (cách mạng 4.0) với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến vào trong quá trình sản xuất tác động không nhỏ tới GCCN. Vậy, vị trí, vai trò, SMLS của
GCCN trong CNTB hiện đại có còn nguyên giá trị? Đây là một vấn đề đang được các nhà nghiên cứu
quan tâm. Trong khuôn khổ buổi tọa đàm của Câu lạc bộ giảng viên trẻ Trường chính trị tỉnh Yên Bái
đã tham gia trao đổi, thảo luận một khía cạnh của vấn đề này với chủ đề: “Giai cấp công nhân và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản hiện đại”
Để hiểu rõ SMLS của GCCN, trước hết cần làm rõ khái niệm GCCN là gì?
Trong những nghiên cứu của C.Mác và Ph.Ăngghen, GCCN được phản ánh từ nhiều góc độ và nhiều
thuật ngữ để chỉ giai cấp này, như: giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp,
giai cấp công nhân thành thị, giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp làm thuê hiện
đại,... Các khái niệm này phản ánh địa vị, đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội của GCCN.
Dù khái niệm GCCN có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C.Mác và Ph.Ăngghen vẫn
chỉ mang hai thuộc tính cơ bản:
- Về phương thức lao động, phương thức sản xuất: GCCN là những người lao động trực tiếp hay gián
tiếp vận hành công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và tính xã hội hóa cao. Là
lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại, lao động của họ quyết định tồn tại của xã hội hiện đại và là
nguồn gốc của sự giàu có của giai cấp tư sản.
- Về vị trí của GCCN trong quan hệ sản xuất TBCN: Họ là những người lao động không có tư liệu
sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
*Đặc điểm:
a. Sứ mệnh lịch sử của GCCN xuất phát từ những tiền đề kinh tế-xã hội của sản xuất mang tính xã hội
hóa với hai biểu hiện nổi bật là:
Thứ nhất: xã hội hóa sản xuất làm xuất hiện những tiền đề vật chất, thúc đẩy sự phát triển của xã hội,
thúc đẩy sự vận động của mâu thuẫn cơ bản trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự xung
đột giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất là nội dung kinh tế- vật chất của mâu thuẫn cơ bản
đó trong CN tư bản.
Thứ hai: quá trình sản xuất mang tính xã hội hóa đã sinh sản ra giai cấp công dân và rèn luyện nó thành
chủ thể thực hiện sứ mệnh lịch sử. Do mâu thuẫn về lợi ích cơ bản không thể điều hòa giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản nên mâu thuẫn này trở thành động lực chính cho cuộc đấu tranh giai cấp trong xã
hội hiện đại.
Giải quyết mâu thuẫn cơ bản về kinh tế và chính trị trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
chính là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đó là tính qui định khách quan, yêu cầu khách quan
của sự vận động, phát triển của lịch sử từ CN tư bản lên CN xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Có sự thống nhất, tác động biện chứng giữa tính qui định khách quan về sứ mệnh lịch sử với nổ lực chủ
quan của chủ thể thực hiện sứ mệnh lịch sử đó. Giai cấp công nhân ở trình độ trưởng thành trong cộng
đấu tranh giai cấp chống chủ nghĩa tư bản, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh lí luận tiến đến trình độ
cao nhất là đấu tranh chính trị, có độ tiên phong lãnh đạo của đảng cộng sản... thì với tư cách chủ thể nó
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình một cách tự giác, có tổ chức, có sự liên kết với quần chúng lao
động trong dân tộc và quốc tế với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công dân( chủ nghĩa quốc
tế cộng sản)
b. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự nghiệp cách mạng của bản thân giai cấp công
nhân cùng với đông đảo quần chúng và mang lại lợi ích cho đa số. Đây là một cuộc cách mạng của đại
đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số, nhờ việc hướng tới xây dựng một xã hội mới dựa trên chế độ
công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Sự thống nhất cơ bản về lợi ích của giai cấp công
nhân với lợi ích của công nhân lao động tạo ra điều kiện để đặc điểm quan trọng này về sứ mệnh lịch sử
giai cấp công nhân được thực hiện
* Nội Dung: Về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN
Nội dung SMLS của GCCN là tổ chức lãnh đạo xã hội thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản để
đấu tranh giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội khỏi mọi ách áp bức, bất công, xóa bỏ CNTB, xây
dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Xét theo lĩnh vực thể hiện, sứ mệnh này cơ ba nội dung cơ bản:
- Nội dung kinh tế: GCCN dù ở chế độ chính trị nào cũng là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất
bằng phương thức sản xuất công nghiệp mang tính chất xã hội hóa cao, sản xuất ngày càng nhiều của
cải, đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của con người. Qua đó, họ tạo ra tiền đề vật chất - kỹ thuật
cho sự ra đời của xã hội mới.
- Nội dung chính trị - xã hội: GCCN cùng với nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản tiến hành cách mạng chính trị lật đổ chế độ TBCN với tư cách là một chế độ chính trị còn áp bức,
bất công, để xác lập, bảo vệ và phát triển chế độ dân chủ XHCN với mục tiêu tối thượng là giải phóng
con người khỏi mọi áp bức, bóc lột và được tạo mọi điều kiện phát triển toàn diện.
- Nội dung văn hóa – tư tưởng: Dưới sự lãnh đạo của ĐCS, tiến hành cuộc cách mạng văn hóa để xác
lập hệ giá trị, tư tưởng của GCCN thay thế cho hệ giá trị, tư tưởng tư sản và “những hệ tư tưởng cổ
truyền” lạc hậu khác. Thực chất đó là cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng bao gồm cải tạo cái cũ, xây
dựng cái mới trong sự kế thừa những tinh hoa của thời đại và giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc.
à Như vậy, con đường để GCCN thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình đó chính là phải tiến hành cuộc
cách mạng không ngừng và triệt để qua hai giai đoạn:
Một là, lật đổ giai cấp tư sản giành lấy chính quyền, thiết lập nền chuyên chính cách mạng của giai cấp
công nhân.
Hai là, sử dụng chính quyền mới làm công cụ cải tạo xã hội cũ, tập hợp quần chúng nhân dân lao động
xây dựng thành công xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Liên hệ với GCCN tỉnh Yên Bái
GCCN Yên Bái ra đời cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cụ thể là từ khi thực
dân Pháp khởi công xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
Tính đến 30/12/2014, Yên Bái có 1.068 doanh nghiệp với 29.927 lao động, trong đó: 25 doanh nghiệp
nhà nước với 3.462 lao động (11,6%), 471 Công ty TNHH với 10.911 lao động (36,5%), 197 Công ty
Cổ phần với 9.989 lao động (33,3%), 230 doanh nghiệp tư nhân với 2.630 lao động (8,7%), 11 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 1.078 lao động (3,6%) và 134 hợp tác xã với 1.884 lao động
(6,3%).
Ở Yên Bái GCCN làm việc phần lớn ở trong các nhà máy, xí nghiệp như: nhà máy xi măng, nhà máy
chè, công ty sứ, khu công nghiệp Âu Lâu, Minh Quân... Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh,
Công đoàn Yên Bái đã bám sát với nhiệm vụ kinh tế chính trị của địa phương, sát cánh với đội ngũ
công nhân, người lao động trong tỉnh tham gia sản xuất, thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương không
ngừng phát triển, có đóng góp quan trọng trong công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Để xây dựng GCCN tỉnh Yên Bái đáp ứng với nhiệm vụ yêu cầu của quá trình đổi mới xây dựng đất
nước, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung:
Một là: Giáo dục, đào tạo công nhân, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lập trường giai cấp,
phát huy nguồn lực con người.
Hai là: Về tạo việc làm cho công nhân lao động, có chính sách thu hút nhân tài để nâng cao chất lượng
đội ngũ công nhân lao động, nhất là đối với các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Ba là: Về thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân
viên chức lao động của tổ chức công đoàn.
Bốn là: Về tổ chức các phong trào thi đua, cần chú ý nội dung thi đua phải cụ thể, tránh hình thức, phát
động nhiều mà không có sơ kết, tổng kết, qua phong trào mà không tìm được nhân tố điển hình, không
có sáng kiến cải tiến làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công việc được giao, không có sức lan
tỏa trong cộng đồng.
Năm là: Xây dựng GCCN gắn liền với xây dựng tổ chức công đoàn và xây dựng Đảng, góp phần để
GCCN phát huy vai trò của mình.
9. Khái niệm, đặc điểm và nội dung SMLS của GCCN Việt Nam?
* Giai cấp công nhân là một tập đoàn XH, hình thành và phát triển của nền công nghệ hiện đại; họ lao
động bằng phương thức CN ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là
đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa cao. Họ là người làm thuê do không có TLSX,
buộc phải bán SLĐ để sống và bị GCTS bốc lột giá trị thạng dư; vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập
với lợi ích cơ bản của GCTS. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ TBCN, xây dựng thành công
CNXH và CNCS trên toàn thế giới.
* Sứ mệnh lịch sử (SMLS) của giai cấp công nhân (GCCN) là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa xã
hội khoa học(CNXHKH). Việc phát hiện ra SMLS của GCCN là một cống hiến vĩ đại của C.Mác và
Ph. Ăngghen. Đó là phát hiện ra sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, biến các lý thuyết cách mạng –
khoa học thành hành động.
* Đặc điểm của GCCN( có 03 đặc điểm)
+ Lao động bằng phương thức công nghiệp mang tính chất xã hội cao;
+ Là sản phẩm của nền đại công nghiệp và là chủ thể của quá trình sx vật chất hiện đại ;
+ Có những phẩm chất đặc biệt: tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lý lao động
công nghiệp, có tinh thần cách mạng triệt để.
* Đặc điểm của SMLS là: SMLS của GCCN xuất phát từ tiền đề kinh tế XH của SX mang tính xh
hoá với hai đặc điểm biểu hiện nổi bật:
+Thứ nhất: XH hoá làm xuất hiện những tiền đề vật chất, thúc đẩy sự pt XH, thúc đẩy sự vận động
của mâu thuẫn cơ bản trong lòng PTSX TBCN. Sự xung đột giữa tính chất xh hoá của LLSX với tính
chất chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX là nội dung kinh tế- vật chất củ mâu thuẫn cơ bản đó trong
CNTB.
+Thứ hai: quá trình sản xuất mang tính xh hoá đã sản sinh ra GCCN và rèn luyện nó thành chủ thể
thực hiện SMLS. Do mâu thuân vêc lợi ích cơ bản không thể điều hoà.
*Nội dung của SMLS: thông qua chính đảng tiền phong, GCCN tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh
giải phóng mình và giải phóng toàn xh khỏi mọi áp bức, bất công, xóa bỏ các chế độ A,B,BL,BC, xóa
bỏ CNTB để xây dựng CNXH và CNCS trên phạm vi toàn thế giới.
*Nội dung sư mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
+ Nội dung kinh tế:
- Theo quan niệm của Mác, sở dĩ GCCN có sứ mệnh lịch sử vì họ là giai cấp đại diện cho xu thế xã hội
hóa của lực lượng sản xuất hiện đại. GCCN là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, tiên tiến nhất dựa trên
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
- GCCN là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với nghĩa là tư hữu mà phấn đấu chung cho lợi ích
toàn xã hội, đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế.
+- Nội dung chính trị:
- GCCN cùng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tiến hành cách mạng chính trị để
lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước mới, thực hiện quyền dân chủ, sử dụng nhà
nước như một công cụ cải tạo xã hội cũ, xây dựng và phát triển văn hóa - kinh tế.
+ Nội dung văn hóa tư tưởng:
- GCCN tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do. Cuộc cách
mạng về văn hóa tư tưởng bao gồm cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới, cái tiến bộ trong tư tưởng, lối sống
tinh thần theo chủ nghĩa Mác – Lênin
8. SMLS của GCCN là gì? Phân tích những điều kiện qui định SMLS của GCCN
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì giai cấp công nhân được xem là giai cấp tiên tiến, cách mạng nhất. Đây
còn là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, đồng thời xóa bỏ chế độ
người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng nhân loại thoát
khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; đi lên xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa.
Phân tích những điều kiện qui định SMLS của GCCN: có 2 điều kiện
Điều kiện khách quan:
Do địa vị kinh tế của GCCN quy định, bởi GCCN sinh ra từ nền đại công nghiệp TBCN, mâu thuẫn
trực tiếp với giai cấp tư sản, do vậy đâu là lực lượng cách mạng quan trọng nhất - nhân tố kinh tế quyết
định đến khả năng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Điều kiện chủ quan:
Sự phát triển của bản thân GCCN về cả chất và lượng đã đảm bảo trình độ trưởng thành về ý thức tự
giác nhận thức về vai trò của mình đối với sứ mệnh lịch sử.
Ngoài ra, Đảng Cộng sản cũng là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện thắng lợi sứ
mệnh lịch sử của mình.
Vì không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân buộc bán sức lao động cho nhà tư bản để sống. Do
đó, họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư họ tạo ra trong thời gian lao động. Chính vì địa vị kinh
tế xã hội của mình đã giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch
sử, chính là khả năng đoàn kết toàn bộ giai cấp công nhân, các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế
chống chủ nghĩa đế quốc.
10.Vì sao nói ĐCS là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện SMLS? Liên hệ Việt
Nam
Đề bài: Tại sao nói Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp CNthực hiện SMLS?
ĐCS là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình?
Liên hệ với thực tiễn của
Việt Nam.
Bài làm
Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiệnthắng lợi sứ mệnh
lịch sử của mình:
Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị, là hình thức tổ chức cao nhất, bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp
công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhânvà nhân dân lao động, lấy Chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung-dân chủ làm
nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học (chủ nghĩa Mác - Lênin nói
chung) với phong trào công nhân. Sự ra đời của Đảng Cộng sản là một tất yếu lịch sử của phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân.
Khi lý luận khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác thâm nhập vào thực tiễn phong trào công nhân
thì đã được một bộ phận công nhân tiên tiến tiếp thu. Từ đó bộ phận này đã thành lập ra Đảng Cộng
sản. Ta cũng có thể nói rằng, Đảng Cộng sản là một bộ phận của giai cấp công nhân. Và điều này đã trở
thành quy luật chung cho sự ra đời của các Đảng cộng sản ở nhiều nước trên thế giới.
Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của đảng cộng sản, là nguồn bổ sung lực lượng phong phú cho đảng
cộng sản. Những đảng viên của đảng là những người công nhân giác ngộ lý tưởng cách mạng, được
trang bị lý luận cách mạng, tự giác gia nhập đảng và được các tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp
công nhân giới thiệu cho đảng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cũng chính là sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân. Giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua Đảng Cộng sản.
Đảng Cộng sản đóng một vai trò quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh
lịch sử của chính mình vì:
Thứ nhất: Nhờ có Đảng Cộng sản mà bản chất mục đích của phong trào công nhân được thay đổi phù
hợp hơn.
Trên thực tế, phong trào công nhân đã nhiều lần nổ ra khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển.
Ban đầu công nhân đứng lên đấu tranh chỉ vì mục đích kinh tế như: tăng lương, giảm giờ làm, nâng cao
điều kiện lao động,... Mặc dù phong trào công nhân có thể phát triển về số lượng, quy mô đấu tranh có
thể được mở rộng nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu một lý luận khoa học và cách mạng soi
đường. Khi nào giai cấp công nhân tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng thì lúc đó phong trào đấu
tranh của giai cấp này mới trở thành phong trào mang tính chất chính trị với mục đích là giành lại độc
lập chính quyền.
Thư hai: Đảng Cộng sản làm thay đổi hình thức đấu tranh của phong trào công nhân từ đấu tranh tự
phát thành tự giác. Những cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân nổ ra dưới nhiều hình thức
khác nhau như: đình công, biểu tình, đập phá máy móc,... Các phong trào này diễn ra với quy mô nhỏ,
không có tổ chức và đường lối chiến lược rõ ràng.
Nhưng từ khi phong trào công nhân được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được Đảng vạch ra đường lối,
đề ra cương lĩnh đấu tranh cách mạng thì hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân có sự thay đổi lớn.
Họ biết kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phong trào diễn ra với quy mô lớn hơn, công
nhân biết hoạt động một cách có tổ chức và đoàn kết chặt chẽ với nhau
Đảng đóng vai trò là lãnh tụ chính trị.
⇒Đảng cộng sản là tập hợp đội ngũ những người ưu tú nhất trong giai cấp công nhân và các quần
chúng lao động khác. Đó là tập hợp đội ngũ những người có trình độ nhận thức chính trị, học vấn,
chuyên môn cao; lập trường giai cấp vững vàng; những người tiên tiến trong giai cấp công nhân, được
trang bị lý luận khoa học, cách mạng và là những người được tôi luyện từ trong thực tiễn
phong trào cách mạng. Đảng cộng sản trở thành bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân
⇒Đảng cộng sản là đại biểu trung thành cho quyền lợi, ý chí, nguyện vọng của
không chỉ giai cấp công nhân mà còn cho đại đa số quần chúng lao động khác (bao gồm cả giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động khác), nhờ đó, Đảng có thể tập hợp, giác ngộ, huy động được quần
chúng tham gia các phong trào cách mạng.
Đảng cộng sản là hạt nhân quy tụ lực lượng cách mạng, xây dựng khối liên ⇒minh giữa các lực lượng
cách mạng
Đảng trở thành đội tiên phong chiến đấu, lãnh tụ chính trị và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công
nhân.
* Liên hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam
Thứ nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng
sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, lấy sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm mục đích tối cao của mình.
Thứ hai: Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là sự kết
hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Điểm khác là trong
quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có thêm yếu tố là phong trào yêu nước.
Thứ ba: Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân Việt Nam:
Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo, tinh thần phụ trách
trước giai cấp và dân tộc trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng và lãnh đạo nhân
dân Việt Nam hoàn thành từng mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân trong cả nước và đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước nhằm tạo ra
bước ngoặt lịch sử, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng 3 khủng hoảng kinh tế - xã hội, xây dựng nước ta
theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đảng Cộng sản Việt Nam
coi việc tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo là yêu cầu quan trọng hàng đầu,
đảm bảo cho Đảng luôn luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh. Trong Cách mạng
Tháng Tám, cũng như trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản luôn là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng.
Tóm lại, Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện
thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Việc thành lập Đảng Cộng sản với lý luận tiên phong, trung thành
với sự nghiệp, lợi ích giai cấp là nhân tố quyết định đảm bảo cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử xóa bỏ
chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

You might also like