Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ XUẤT DỰ ÁN

1. Trang Bìa
 Đề xuất dự án [Tên dự án]
 Tên nhóm
 Hình ảnh (logo nhóm, logo dự án, hình ảnh minh họa cho chủ đề dự án)
 Thời gian hoàn thành bản đề xuất
2. Thư ngỏ (Hướng dẫn: trang cuối cùng)
3. Mục lục
Danh sách bảng biểu (nếu có)
4. Tổng quan/Tóm tắt bản đề xuất: 1-2 đoạn văn giới thiệu mục đích và các nội
dung chính sẽ trình bày trong bản đề xuất – không phải tóm tắt dự án
5. Thực trạng vấn đề
 Đưa ra các số liệu, dẫn chứng để minh họa về thực trạng của vấn đề xã
hội mà dự án muốn hướng tới thay đổi
 Chứng minh nhu cầu cải thiện vấn đề này ở nhóm đối tượng hưởng lợi
chính của dự án – kết quả khảo sát do nhóm tự thực hiện hoặc các số liệu
nghiên cứu có sẵn (thời gian cần mang tính cập nhật nhất).
6. Nội dung đề xuất: trình bày ý tưởng dự án cụ thể
 What:
 vấn đề khó khăn mà dự án muốn góp phần cải thiện, thay đổi là gì?
 Mô tả dự án (VD: kịch bản phim, chương trình sự kiện,…)
 When:
 thời gian tiến hành dự án (Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian
bao lâu? -> ghi rõ ngày bắt đầu, ngày kết thúc dự án:
ngày…/tháng…/năm…)
 Where:
 địa bàn triển khai dự án (nêu địa điểm/các địa điểm để thực hiện các
hoạt động của dự án: VD quay phim, tổ chức sự kiện offline, nền tảng
đăng tải các sản phẩm truyền thông, …)
 Why:
 lý do lựa chọn ý tưởng dự án này
 How:
 cách thức/hình thức nhóm sẽ sử dụng để thực hiện dự án (bao gồm cả
cách thức tạo ra sản phẩm chính của dự án và cách thức để lan tỏa thông
điệp/truyền thông)
 Who:
 đối tượng hưởng lợi chính từ dự án – làm rõ độ tuổi và các đặc điểm
chính của nhóm đối tượng, phân biệt với các nhóm hưởng lợi gián tiếp
 Outcomes:
 đề ra các mục tiêu cụ thể mà dự án muốn tạo ra (những người tiếp
cận sẽ có thay đổi như thế nào về hành vi, thái độ, nhận thức…) – cần
đặt ra các mục tiêu có khả năng đánh giá, đo lường được.
7. Phân tích các giải pháp đã thực hiện
 Phân tích một số giải pháp đã được thực hiện để cải thiện vấn đề (VD:
các dự án đã có, các giải pháp về truyền thông…)
 Chỉ ra điểm mạnh và điểm hạn chế/thiếu sót của các giải pháp trên
8. Lợi ích của dự án
Chỉ ra các điểm mới trong giải pháp của dự án – có điều gì mới so với các
giải pháp đã phân tích ở trên, hoặc khắc phục được điểm hạn chế gì?
9. Đánh giá dự án
 Đánh giá tính khả thi của dự án:
Dựa vào tất cả những phân tích ở trên, nhóm dự án đưa ra con số đánh
giá cho: Khả năng dự án thực hiện được và được hoàn thành/khả năng
dự án được hoàn thành tốt/khả năng dự án hoàn thành ở mức độ xuất
sắc.
 Đánh giá tính rủi ro của dự án:

STT Rủi ro có thể gặp phải Mức độ ảnh hưởng Giải pháp ứng phó
đến chất lượng dự án với rủi ro

 Đánh giá chất lượng nguồn lực:


- Đánh giá chất lượng nhân lực: => xác định rõ vai trò của các
thành viên trong dự án của nhóm
- Đánh giá chất lượng vật lực: => các yếu tốt về trang thiết bị, dụng
cụ, đồ dùng hiện tại của nhóm có đáp ứng cho công việc?
- Đánh giá chất lượng nguồn thông tin: => chủ đề của dự án có phải
là chủ đề dễ tìm kiếm thông tin hay không? Các nguồn thông tin
nhóm dự định tìm hiểu có đặc điểm như thế nào, độ chính xác hay
độ tin cậy ra sao?
10.Tài chính
 Liệt kê toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện dự án – làm bảng kê rõ
từng mục tốn chi phí, dự trù chi phí là bao nhiêu?
 Đưa ra kế hoạch gây quỹ (hình thức gây quỹ, thời gian gây quỹ)
11. Kế hoạch hoạt động gây quỹ
 Gây quỹ từ kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
- Dự kiến kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì?
- Thời gian triển khai hoạt động gây quỹ
- Các công việc cần chuẩn bị
 Gây quỹ từ kêu gọi nhà tài trợ
- Nhà tài trợ hiện kim: -> ghi rõ các mức tài trợ và quyền lợi tương
ứng với các mức
- Nhà tài trợ hiện vật: -> ghi rõ những đồ dùng, dụng cụ, trang thiết
bị cần tài trợ là gì? Và quyền lợi tương ứng cho các nhà tài trợ
- Nhà tài trợ nhân lực: VD: diễn viên, cameraman, editor, … => ghi
rõ quyền lợi cho nhà tài trợ
- Nhà bảo trợ truyền thông: -> ghi cụ thể tài trợ truyền thông như
thế nào cho dự án của mình + quyền lợi nhà tài trợ được nhận là
gì?
- Nhà tài trợ chuyên gia: VD: cố vấn nội dung, diễn giả, tư vấn thiết
kế, tổ chức, … => ghi rõ quyền lợi cho nhà tài trợ
12.Timeline triển khai dự án
 Liệt kê toàn bộ các đầu mục công việc sẽ tiến hành từ đầu tới cuối dự án
 Ghi rõ deadline cụ thể (ngày, tháng) cho từng đầu mục công việc
 Tham khảo các mẫu timeline sẵn có để trình bày trực quan, dễ hiểu
13.Kế hoạch truyền thông
 Sản phẩm sẽ truyền thông bằng các hình thức/kênh truyền thông cụ thể
nào?
 Kế hoạch lập và duy trì trang fanpage dự án (ngày dự kiến lập fanpage,
tần suất đăng bài, tổng số bài đăng nội dung truyền thông)
 Làm rõ mục tiêu truyền thông (tổng số lượt tiếp cận, lượt xem, lượt
tương tác)
14. Kết luận
Nhấn mạnh lại những điểm chính nổi bật về dự án, đặc biệt là lợi ích của dự
án nhằm thuyết phục người nghe để đề xuất được phê duyệt
Tài liệu tham khảo (ghi rõ tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã sử dụng trong
bản đề xuất).
Hướng dẫn THƯ NGỎ:
Một bức thư ngỏ hoàn chỉnh được chia làm 6 đoạn chính:

 Lời chào
 Giới thiệu nhóm dự án (Thế mạnh của nhóm dự án)
 Mục đích của dự án
 Giới thiệu dự án (Điểm mạnh/nét nổi bật của dự án)
 Lời mời hợp tác và cảm ơn
 Thông tin liên hệ

Một số lưu ý khi viết thư ngỏ hợp tác:

 Nội dung ngắn gọn: Tối giản nội dung thật ngắn gọn, đừng viết lan man dài quá
khiến câu văn lủng củng khiến đối tác không muốn đọc. (Thư ngỏ nên gọn gàng
trong 1 trang A4)
 Trọng tâm: Trong mỗi bài văn đều phải có trọng tâm, trong thư ngỏ kêu gọi tài
trợ/hợp tác cũng vậy, chú trọng các nội dung quan trọng nhất.
 Giới thiệu dự án: Đây là nội dung chính của bức thư này, hãy mô tả lợi ích của
sản phẩm thật ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa trong 20–30 từ.
 Gửi tài liệu: Bức thư bạn không cần viết quá dài, vậy nên hãy đính kèm những
file quan trọng, chi tiết sản phẩm đi theo thư này. Bởi khi đối tác quan tâm họ sẽ
xem các đính kèm chi tiết này.

You might also like