Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KHOA CN SINH HÓA - THỰC PHẨM

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-ĐHKTCN ngày … tháng … năm ……
của Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ)

1. Thông tin chung về học phần


Tên học phần bằng tiếng Việt: Thực tập chuyên ngành KTHH
Tên học phần bằng tiếng Anh: Enterprise Practical
Mã học phần: KH034
Loại học phần: Chuyên ngành
Số tín chỉ: 02 tín chỉ (120 tiết thực hành)
Số tiết học: 120 tiết
Yêu cầu của học phần: Bắt buộc
Học phần học trước: Không
Thời gian học: Học kỳ phụ, năm thứ 3
Các yêu cầu khác đối với học phần: Không
Đơn vị phụ trách: Khoa Công nghệ Sinh Hóa - Thực phẩm
Người phụ trách: Giảng viên Công nghệ Sinh Hóa - Thực phẩm
Chức danh/Học hàm/Học vị:
Địa chỉ liên hệ: Khoa Công nghệ Sinh Hóa - Thực phẩm, 256 Nguyễn Văn Cừ,
Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
Điện thoại: Email:
Các giảng viên tham gia giảng dạy cùng:
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Mục tiêu chung
Học phần tạo điều kiện cho sinh viên trực tiếp đến các nhà máy-cơ sở sản xuất,
các trung tâm nghiên cứu và phân tích để tìm hiểu về cơ sở, về quy trình sản xuất hóa
chất, các phương pháp thiết kế dây chuyền và một số vấn đề có liên quan để sinh viên
có thể liên hệ kiến thức đã học với thực tế, tạo nền tảng cho việc áp dụng vào công
việc.

1
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức
+ Hiểu, phân biệt các quá trình sản xuất vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ, vật liệu
năng lượng. Biết các quá trình công nghệ hóa học trong các nhà máy sản xuất, hiểu
tầm quan trọng về các quy trình sản xuất hóa chất và môi trường. Hiểu vai trò, tầm
quan trọng và các phương pháp thiết kế dây chuyền và các yêu cầu về an toàn lao động
trong nhà máy sản xuất.
- Kỹ năng
+ Phân tích, đánh giá được ưu nhược điểm của từng loại dây chuyền sản xuất, kỹ
năng vận hành và các tác động đến môi trường.
+ Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin; giải quyết tình huống,
làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình.
- Mức tự chủ và trách nhiệm
+ Có ý thức tự học, tự nghiên cứu giải quyết vấn đề; tác phong công nghiệp, tính
cẩn thận và có kế hoạch; có tinh thần kỷ luật và hợp tác, tuân thủ quy định của cơ sở.
3. Chuẩn đầu ra của học phần
3.1 Kiến thức
CLO1. Áp dụng được kiến thức cơ sở và chuyên ngành vào công việc trong lĩnh
vực công nghệ kỹ thuật hóa học.
CLO2. Phân tích được những tác động của những giải pháp kỹ thuật đối với sự
phát triển của công nghệ kỹ thuật hóa học và sự phát triển của kinh tế xã hội.
CLO3. Tổ chức quản lý, điều hành được dây chuyền sản xuất.
3.2 Kỹ năng
CLO4. Nhận diện và đề ra được biện pháp giải quyết các vấn đề kỹ thuật và các
vấn đề xã hội ở cơ sở.
CLO5. Tham gia làm việc nhóm một cách tích cực và hiệu quả.
CLO6. Thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả tại cơ sở.
3.3 Mức tự chủ và trách nhiệm
CLO7. Thể hiện tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp, làm việc có kế
hoạch và khoa học.
CLO8. Thể hiện tinh thần hợp tác cao trong công việc, trách nhiệm và đạo đức
nghề nghiệp.
CLO9. Thể hiện tính tuân thủ quy định của cơ sở thực tập.

2
CLO10. Thể hiện tinh thần không ngừng học hỏi.
4. Ma trận liên kết giữa nội dung CĐR học phần với CĐR CTĐT
PLOs
CLOs
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)(11)(12)(13)(14)(15)(16)(17)(18)(19)
CLO1 X X X
CLO2 X X
CLO3 X
CLO4 X
CLO5 X
CLO6 X
CLO7 X
CLO8 X X
CLO9 X
CLO10 X
Tổng
hợp học X X X X X X X X X X X X
phần
5. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại các nhà máy sản xuất quy mô
công nghiệp trong các lĩnh vực: sản xuất phân bón – hóa chất, công nghệ vật liệu, công
nghệ hữu cơ, năng lượng… Qua đó giúp sinh viên kiểm tra và cũng cố những kiến
thức lý thuyết đã học. Đồng thời thông qua học phần, sinh viên sẽ nhận thức đầy đủ và
sâu sắc về ngành nghề, xác định được lĩnh vực yêu thích và tạo nền tảng cho việc áp
dụng vào công việc.
6. Nội dung chi tiết học phần
Số tiết
Nội dung
Lý thuyết Thực hành
Phần 1 Tìm hiểu về cơ sở
- Tổng quan về cơ sở
30
- Tình hình sản xuất kinh doanh
- Nguyên vật liệu
Phần 2 Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất
- Quy trình công nghệ 60
- Máy móc và thiết bị
Phần 3 Một số vấn đề khác
- Các hệ thống quản lý chất lượng
30
- Vấn đề vệ sinh, an toàn lao động
- Điều hành sản xuất

3
7. Phương pháp dạy
- Thuyết trình và diễn trình làm mẫu.
Ma trận giữa phương pháp dạy với CĐR:
CLOs
Phương pháp dạy
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
Thuyết trình và diễn trình
X X X X X X X X X X
làm mẫu
8. Phương pháp học
- Quan sát, thảo luận
- Học nhóm
- Tự học
Ma trận giữa phương pháp học với CĐR:
CLOs
Phương pháp học
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
Quan sát, thảo luận X X X X X X X X X X
Học nhóm X X X X X X X X X X
Tự học X X X X X X X X X X

9. Phương pháp kiểm tra, đánh giá


9.1 Các quy định về kiểm tra, đánh giá: thực hiện theo quyết định số 22/QĐ-
ĐHKTCN ngày 20 tháng 01 năm 2020.
9.2 Quy định về hình thức thi, kiểm tra đánh giá và trọng số điểm
Thành phần đánh giá Hình thức đánh giá Trọng số
Đánh giá giữa kỳ Đánh giá bởi cơ sở thực tập 30%
Đánh giá cuối kỳ Viết báo cáo và trình bày báo cáo 70%
10. Lịch trình giảng dạy
Số tiết
Tuần lễ Tóm tắt nội dung giảng dạy
Lý thuyết Thực hành
1 Phần 1 Tìm hiểu về cơ sở 30
- Tổng quan về cơ sở
- Tình hình sản xuất kinh doanh
- Nguyên vật liệu
Sinh viên viết báo cáo
2 Phần 2 Tìm hiểu quy trình công nghệ sản 60
xuất
- Quy trình công nghệ
- Máy móc và thiết bị
Sinh viên viết báo cáo
3 Phần 3 Một số vấn đề khác 30

4
Số tiết
Tuần lễ Tóm tắt nội dung giảng dạy
Lý thuyết Thực hành
- Các hệ thống quản lý chất lượng
- Vấn đề vệ sinh, an toàn lao động
- Điều hành sản xuất
Sinh viên viết báo cáo
11. Nhiệm vụ của sinh viên
Tìm hiểu tại cơ sở thực tập kết hợp với nghiên cứu tài liệu theo hướng dẫn, ghi
nhận quá trình thực tập, viết báo cáo và trình bày báo cáo trước hội đồng.
12. Học liệu tham khảo
12.1 Học liệu bắt buộc
1. Nguyễn Bin, 2004. Các quá trình, thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm,
Tập 1 - Các quá trình thủy lực, bơm quạt, máy nén. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà
Nội.
12.2 Học liệu tham khảo
1. Nguyễn Bin, 2004. Các quá trình, thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm,
Tập 2 - Phân riêng hệ không đồng nhất, khuấy, trộn, đập, nghiền, sàng. NXB Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội.
2. Nguyễn Bin, 2004. Các quá trình, thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm,
Tập 3 - Các quá trình và thiết bị truyền nhiệt. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
3. Nguyễn Bin, 2004. Các quá trình, thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm,
Tập 4 - Phân riêng dưới tác dụng của nhiệt. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
4. Nguyễn Bin, 2004. Các quá trình, thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm,
Tập 5 - Các quá trình hóa học. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
5. Vũ Bá Minh, 2013. Quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa học và thực
phẩm, Tập 4 - Kỹ thuật phản ứng. NXB Đại học Quốc gia TPHCM.

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm ………


HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN NGƯỜI BIÊN SOẠN

You might also like