Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

1 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

MỤC LỤC
A Cở sở lý thuyết 2

B Sử dụng đơn ánh 8

C Sử dụng toàn ánh và song ánh 11

D Bài tập 17

MỤC LỤC
2 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

SỬ DỤNG TÍNH ĐƠN ÁNH, TOÀN ÁNH, SONG ÁNH GIẢI PHƯƠNG
TRÌNH HÀM
A. CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Định nghĩa 1. Ánh xạ f : A → B được gọi là đơn ánh nếu với mọi a1 , a2 ∈ A sao cho a1 6= a2
ta có f ( a1 ) 6= f ( a2 ).
Chú ý 1. Ánh xạ f : A → B là đơn ánh nếu f ( a1 ) = f ( a2 ) kéo theo a1 = a2 .
Định nghĩa 2. Ánh xạ f : A → B được gọi là toàn ánh nếu với mọi b ∈ B luôn tồn tại a ∈ A
sao cho f ( a) = b.
Chú ý 2. Ánh xạ f : A → B là toàn ánh khi và chỉ khi f ( A) = B.
Định nghĩa 3. Ánh xạ f : A → B gọi là song ánh nếu f vừa là đơn ánh, vừa là toàn ánh.
Chú ý 3. Ánh xạ f : A → B là song ánh khi và chỉ khi với mọi b ∈ B luôn tồn duy nhất a ∈ A
sao cho f ( a) = b.
VÍ DỤ 1. Lập tất cả các ánh xạ có thể có từ tập hợp A = { a; b} đến tập hợp B = {m; n}. Những
ánh xạ nào là đơn ánh, toàn ánh, song ánh?
Lời giải.
Ta thiết lập các ánh xạ f 1 , f 2 , f 3 , f 4 như sau:

f1 : A → B f2 : A → B
a 7→ m a 7→ n
b 7→ n b 7→ m
f3 : A → B f4 : A → B
a 7→ m a 7→ n
b 7→ m b 7→ n.

Dễ thấy rằng f 1 và f 2 là những đơn ánh đồng thời là những toàn ánh, chúng đều là song ánh.
VÍ DỤ 2. Cho hàm số f như sau:

f :R → R
x 2
7→ x + 5

a) Hãy tính giá trị của hàm số tại 2 và tại − 5.

b) Hãy chỉ ra tập xác định và tìm tập giá trị của hàm số đã cho.

c) Hàm số f có phải là đơn ánh không? có phải là toàn ánh không? có phải là song ánh không?
vì sao?

d) Tìm f −1 (8).

Lời giải.
Ta có f ( x ) = x2 + 5, ∀ x ∈ R.
√ √
a) f (2) = 22 + 5 = 9, f (− 5) = (− 5)2 + 5 = 10.

b) Tập xác định: R. Tập giá trị [5; +∞).

MỤC LỤC
3 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

c) Hàm số f không phải là đơn ánh vì 1 6= −1 nhưng f (1) = f (−1) = 6. Hàm số f không
phải là toàn ánh vì không tồn tại x để cho x2 + 5 = −2. Hàm số f không phải là song ánh
(do f không phải là đơn ánh).
¶ √ √ ©
d) f −1 (8) = { x ∈ R| f ( x ) = 8} = x ∈ R| x2 + 5 = 8 = − 3, 3 .


Định nghĩa 4. Giả sử f : A → B là một song ánh. Khi đó ánh xạ cho tương ứng mỗi phần tử
y ∈ B với tạo ảnh x = f −1 (y) của nó được gọi là ánh xạ ngược của f và kí hiệu là f −1 .
VÍ DỤ 3. Cho các hàm số f , g, h như sau:

f :R → R g : R → [−3; +∞) h : [2; +∞) → [−3; +∞)


2 ; ;
x 7→ x − 4x + 1 x 7→ x2 − 4x + 1 x 7→ x2 − 4x + 1

a) Hàm số f có phải là toàn ánh hay không? vì sao?

b) Hàm số g có phải là toàn ánh hay không? vì sao?

c) Chứng minh rằng hàm số h là song ánh và tìm ánh xạ ngược h−1 của ánh xạ h.

Lời giải.
Các hàm số f , g, h được cho bởi cùng
một công thức nhưng khác tập xác
định; tập xác định của hàm số f , g,
h lần lượt là R, R, [2; +∞). Ta có

f ( x ) = x2 − 4x + 1, ∀ x ∈ R;
g( x ) = x2 − 4x + 1, ∀ x ∈ R;
h( x ) = x2 − 4x + 1, ∀ x ≥ 2.

Xét phương trình ẩn x (y là tham số)

y = x2 − 4x + 1
⇔ x2 − 4x + 1 − y = 0. (1)

Ta có ∆0 = 4 − (1 − y) = y + 3.
Phương trình (1) có nghiệm khi và
chỉ khi y + 3 ≥ 0 ⇔ y ≥ −3. (2)

a) Do (2) nên tập giá trị của hàm số f là T = [−3; +∞) hay

{ f ( x )| x ∈ R} = [−3; +∞) .

Do đó, với y < −3 thì không tồn tại x ∈ R sao cho f ( x ) = y, cho nên f không phải là toàn
ánh.

MỤC LỤC
4 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

b) Với y ≥ −3 thì phương trình (1) có nghiệm


p p
x1 = 2 − y + 3, x2 = 2 + y + 3;
p
tức là tồn tại x (chẳng hạn x = 2 − y + 3) sao cho g( x ) = y, cho nên g là toàn ánh.

c) Với y ≥ −3 thì phương trình (1) có duy nhất nghiệm x thuộc nửa khoảng [2; +∞)

x = 2 + y + 3 ∈ [2; +∞)
p

sao cho h( x ) = y, cho nên h là song ánh. Hàm ngược của hàm số

h : [2; +∞) → [−3; +∞)


x 7→ x2 − 4x + 1

là hàm số
h−1 : [−3; +∞) → [2; +∞
√)
x 7→ 2 + x + 3
Như vậy hàm ngược của hàm số h là hàm số

h−1 ( x ) = 2 + x + 3, ∀ x ∈ [−3; +∞) .

Định lí 1. Cho tập hợp A có n phần tử và tập B có m phần tử (với n và m là những số nguyên dương).
Khi đó có mn ánh xạ từ tập hợp A đến tập hợp B.
Chứng minh. Giả sử A = { a1 , a2 , . . . , an } , B = {b1 , b2 , . . . , bm }. Việc xây dựng một ánh xạ

f : { a1 , a2 , . . . , an } → {b1 , b2 , . . . , bm }

là một công việc gồm n công đoạn.

 Công đoạn 1 (bước 1): Chọn một phần tử b j1 của tập B = {b1 , b2 , . . . , bm } để gán cho
f ( a1 ), do b j1 có thể là một trong m phần tử b1 , b2 , . . ., bm nên có m cách thực hiện.

 Công đoạn 2 (bước 2): Chọn một phần tử b j2 của tập B = {b1 , b2 , . . . , bm } để gán cho
f ( a2 ), do b j2 có thể là một trong m phần tử b1 , b2 , . . ., bm nên có m cách thực hiện.

 ··· ···

 Công đoạn n (bước cuối cùng): Chọn một phần tử b jn của tập B = {b1 , b2 , . . . , bm } để gán
cho f ( an ), do b jn có thể là một trong m phần tử b1 , b2 , . . ., bm nên có m cách thực hiện.

Theo quy tắc nhân, tất cả có mn cách xây dựng một ánh xạ

f : { a1 , a2 , . . . , an } → {b1 , b2 , . . . , bm } .

Do đó, số ánh xạ từ từ một tập hợp A có n phần tử tới một tập B có m phần tử là mn .
Hệ quả 1. Có bao nhiêu cách phân phối n đồ vật vào m ngăn kéo?
Chứng minh. Mỗi cách phân phối n đồ vật vào m ngăn kéo là một ánh xạ từ tập hợp n đồ vật
vào tập hợp m ngăn kéo, vì vậy có mn cách phân phối n đồ vật vào m ngăn kéo.

MỤC LỤC
5 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Định lí 2. Cho tập hợp A = { a1 , a2 , . . . , an } có n (với n ∈ Z, n ≥ 1) phần tử. Khi đó có n! song


ánh từ A đến A.
Chứng minh. Việc xây dựng một song ánh f : { a1 , a2 , . . . , an } → { a1 , a2 , . . . , an } là một công
việc gồm n công đoạn.
 Công đoạn 1 (bước 1): Chọn một phần tử a j1 của tập A = { a1 , a2 , . . . , an } để gán cho
f ( a1 ), do a j1 có thể là một trong n phần tử a1 , a2 , . . ., an nên có n cách thực hiện.

 Công đoạn 2 (bước 2): Chọn một phần tử của a j2 của tập { a1 , a2 , . . . , an } \ a j1 để gán

cho f ( a2 ), do a j2 có thể là một trong n − 1 phần tử của tập { a1 , a2 , . . . , an } \ a j1 , nên có
n − 1 cách thực hiện.

 Công đoạn 3 (bước 3): Chọn một phần tử của a j3 của tập { a1 , a2 , . . . , an } \ a j1 , a j2 để

gán cho f ( a3 ), do a j3 có thể là một trong n − 2 phần tử của tập { a1 , a2 , . . . , an } \ a j1 , a j2 ,
nên có n − 2 cách thực hiện.

 ··· ···

 Công đoạn n (bước cuối cùng): Chọn một phần tử của a jn của tập

{ a1 , a2 , . . . , an } \ a j1 , a j2 , . . . , a jn−1

để gán cho f ( an ), có 1 cách thực hiện.


Theo quy tắc nhân, tất cả có n(n − 1)(n − 2) . . . 1 = n! cách xây dựng một song ánh

f : { a1 , a2 , . . . , a n } → { a1 , a2 , . . . , a n }

như sau
f ( a1 ) = a j1 , f ( a2 ) = a j2 , . . . , f ( an ) = a jn .
Do đó, số song ánh từ một tập hợp có n phần tử đến chính nó là Pn = n!.
Chú ý 4. Nếu f : { a1 , a2 , . . . , an } → { a1 , a2 , . . . , an } là song ánh thì

( f ( a1 ), f ( a2 ), . . . , f ( an ))

là một hoán vị của


( a1 , a2 , . . . , a n ) .
Như vậy, nếu tập A có n phần tử thì số hoán vị của tập A là Pn = n!.
Định lí 3. Cho tập hợp A có k phần tử và tập B có n phần tử (với n và k là những số nguyên dương,
k ≤ n). Khi đó có
n!
Akn = n(n − 1)(n − 2) . . . (n − k + 1) =
(n − k)!
đơn ánh từ tập hợp A đến tập hợp B.
Chứng minh. Giả sử A = { a1 , a2 , . . . , ak } , B = {b1 , b2 , . . . , bn }. Việc xây dựng một đơn ánh

f : { a1 , a2 , . . . , ak } → {b1 , b2 , . . . , bn }

là một công việc gồm k công đoạn.


 Công đoạn 1 (bước 1): Chọn một phần tử b j1 của tập B = {b1 , b2 , . . . , bn } để gán cho
f ( a1 ), do b j1 có thể là một trong n phần tử b1 , b2 , . . ., bn nên có n cách thực hiện.

MỤC LỤC
6 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679


 Công đoạn 2 (bước 2): Chọn một phần tử b j2 của tập {b1 , b2 , . . . , bn } \ b j1 để gán cho

f ( a2 ), do b j2 có thể là một trong n − 1 phần tử của tập {b1 , b2 , . . . , bn } \ b j1 nên có n − 1
cách thực hiện.

 Công đoạn 3 (bước 3): Chọn một phần tử b j3 của tập {b1 , b2 , . . . , bn } \ b j1 , b j2 để gán

cho f ( a3 ), do b j3 có thể là một trong n − 2 phần tử của tập {b1 , b2 , . . . , bn } \ b j1 , b j2 nên
có n − 2 cách thực hiện.

 ··· ···

 Công đoạn k (bước cuối cùng): Chọn một phần tử của b jk của tập
¶ ©
{b1 , b2 , . . . , bn } \ b j1 , b j2 , . . . , b jk−1

để gán cho f ( ak ), có n − (k − 1) = n − k + 1 cách thực hiện.

n!
Theo quy tắc nhân, tất cả có n(n − 1)(n − 2) . . . (n − k + 1) = = Akn cách xây dựng
(n − k)!
một đơn ánh
f : { a1 , a2 , . . . , ak } → {b1 , b2 , . . . , bn }
như sau
f ( a1 ) = b j1 , f ( a2 ) = b j2 , . . . , f ( ak ) = b jk .

Do đó, số đơn ánh từ một tập hợp A có k phần tử đến tập hợp B có n (k ≤ n) phần tử là Akn .

Chú ý 5. Cho X = { a1 , a2 , . . . , an } là một tập hợp có n phần tử, Y = a j1 , a j2 , . . . , a jk là một
tập con có k phần tử của X và

f : a j1 , a j2 , . . . , a jk → { a1 , a2 , . . . , an }

là một đơn ánh. Khi đó f ( a j1 ), f ( a j2 ), . . . , f ( a jk ) gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử
của X. Theo định lý 3 (ở trang 5) thì số chỉnh hợp chập k của n phần tử của X là Akn .
Chú ý 6.

1) Nếu phương trình hàm mà một vế có chứa f ( x ) và vế còn lại có chứa biến x bên ngoài thì
thông thường f là đơn ánh.

2) Nếu trong phương trình hàm có chứa


   
f f ( x ) + ϕ( x, y) hoặc f f (y) + ϕ( x, y) ,

trong đó ϕ( x, y) là một biểu thức đối xứng của x và y thì ta thường chứng minh được f là
đơn ánh.

3) Nếu f : R → R là đơn ánh thì từ f ( x ) = f (y) suy ra x = y.

4) Nếu f : R → R là toàn ánh thì với mọi y ∈ R, luôn tồn tại x ∈ R để cho f ( x ) = y, tức là
phương trình (ẩn x) y = f ( x ) luôn có nghiệm.

MỤC LỤC
7 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

5) Nếu f là một hàm số mà đơn ánh thì ta rất hay dùng thủ thuật tác động f vào hai vế, hoặc
tạo ra
f ( ϕ( x )) = f (φ( x )) ⇒ ϕ( x ) = φ( x ).
Nếu f là toàn ánh thì ta hay dùng: Tồn tại một số b sao cho f (b) = 0 (hay f (b) = 0...), sau
đó tìm b. Nếu quan hệ hàm là hàm bậc nhất của biến ở vế phải thì có thể nghĩ đến tính đơn
ánh, toàn ánh.

6) Nếu f : R → R là toàn ánh và f ( x ) = ψ( x ), ∀ x ∈ T, ở đây T là tập giá trị của hàm f thì

f ( x ) = ψ( x ), ∀ x ∈ R.

Nhận xét 1. Nếu hàm số f : R → R thỏa mãn f ( f ( x )) = ax + b, ∀ x ∈ R ( a 6= 0) thì f là song


ánh.
Chứng minh. Giả sử f ( x1 ) = f ( x2 ). Khi đó

ax1 + b = f ( f ( x1 )) = f ( f ( x2 )) = ax2 + b ⇒ x1 = x2 .

y−b
 
Vậy f là đơn ánh. Với mọi y ∈ R, luôn tồn tại x = f ∈ R sao cho
a

y−b y−b
  
f (x) = f f = a. + b = y.
a a

Vậy f là toàn ánh. Do f là toàn ánh và là đơn ánh nên f là song ánh.
VÍ DỤ 4. Cho các số thực a, b, c, d sao cho ad − bc 6= 0 và c 6= 0. Xét hàm số:

−d nao
ß ™
f : R\ → R\
c c
ax + b
x 7→
cx + d
a) Chứng minh f là song ánh.

b) Tìm hàm ngược của hàm số f .

Lời giải.
−d −d
   
a) Theo giả thiết f ( x ) là hàm số xác định trên −∞; ∪ ; +∞ và
c c

ax + b −d
f (x) = , ∀ x 6= .
cx + d c
−d
ß ™
Trước hết chứng minh f là đơn ánh: Giả sử x1 , x2 ∈ R\ và x1 6= x2 ta cần chứng
c
minh f ( x1 ) 6= f ( x2 ). Ta giả sử phản chứng rằng f ( x1 ) = f ( x2 ). Khi đó:

ax1 + b ax + b
= 2
cx1 + d cx2 + d
⇔ acx1 x2 + adx1 + bcx2 + bd = acx1 x2 + adx2 + bcx1 + bd
⇔( ad − bc) x1 = ( ad − bc) x2 .

MỤC LỤC
8 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Mà ad − bc 6= 0 nên suy ra x1 = x2 . Đến đây ta gặp mâu thuẫn. Vậy f ( x1n) khác f ( x2 ). Do
ao
đó f là đơn ánh. Tiếp theo ta chứng minh f là toàn ánh. Với mọi y ∈ R\ , xét phương
c
ax + b
trình y = . Ta có
cx + d
ax + b b − dy
y= ⇔ cyx + dy = ax + b ⇔ x = .
cx + d cy − a
b − dy −d b − dy −d
Dễ thấy x = 6= vì nếu = thì
cy − a c cy − a c
cb − cdy = −cdy + ad ⇒ ad = bc.
b − dy −d
Đến đây ta gặp mâu thuẫn. Vậy: x = 6= .
cy − a c
nao b − dy −d
ß ™
Tóm lại với mọi y ∈ R\ tồn tại x = ∈ R\ sao cho f ( x ) = y. Hay là f là
c cy − a a
toàn ánh. Vì f là đơn ánh và f là toàn ánh nên f là song ánh.

b) Theo câu a), do f là song ánh nên có hàm ngược là:


nao −d
ß ™
f −1 : R\ → R\
c c
b − dx
x 7→
cx − a

B. SỬ DỤNG ĐƠN ÁNH


VÍ DỤ 5. Tìm các hàm số f : (0; +∞) → (0; +∞) thỏa mãn:
y
f ( x + f (y)) = , ∀ x, y ∈ (0; +∞). (1)
xy + 1

Lời giải.
Từ giả thiết suy ra f ( x ) > 0, ∀ x > 0. Ta sẽ chứng minh f là đơn ánh, tức là chứng minh
f ( x ) = f (y) ⇔ x = y. Giả sử f ( x ) = f (y). Khi đó
y x
= f ( x + f (y)) = f ( x + f ( x )) = 2
xy + 1 x +1
y x
⇒ = 2 ⇒ x2 y + y = x2 y + x ⇒ x = y.
xy + 1 x +1
y y−a
Với a > 0, xét = a ⇔ y = axy + a ⇔ x = . Do đó từ (1) suy ra
xy + 1 ay
y−a x−a
   
f + f (y) = a = f + f ( x ) , ∀ x > 2a, y > 2a. (2)
ay ax

Mà f là đơn ánh nên từ (2) dẫn đến


y−a x−a
+ f (y) = + f ( x ), ∀ x, y ∈ (2a; +∞)
ay ax

MỤC LỤC
9 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

1 1
⇔ f (x) − = f (y) − , ∀ x, y ∈ (2a; +∞)
x y
1
⇒ f ( x ) − = C, ∀ x ∈ (2a; +∞) (C là hằng số).
x
1
Do đó: f ( x ) = + C, ∀ x ∈ (2a; +∞). (3)
x
1
Với mỗi x > 0, luôn tồn tại số a > 0 sao cho x > 2a, do đó theo (3) ta được f ( x ) = + C. Vậy
x
1
f ( x ) = + C, ∀ x ∈ (0; +∞). Thay vào (1) ta được
x
1 y
+C = , ∀ x, y ∈ (0; +∞)
x + f (y) xy + 1
1 y
⇒ +C = , ∀ x, y ∈ (0; +∞). (4)
1 xy + 1
x+ +C
y

Từ (4) cho x = y = 1 ta được

C=0
"
1 1 C2 + 2C + 1 1
+C = ⇔ = ⇔ 2C2 + 3C = 0 ⇔ 3
2+C 2 2+C 2 C=− .
2
1 3
Do f ( x ) > 0, ∀ x > 0 nên ta loại hàm f ( x ) = − , ∀ x > 0. Vậy có duy nhất một hàm số
x 2
1
thỏa mãn các yêu cầu đề bài là f ( x ) = , ∀ x ∈ (0; +∞).
x
Lưu ý. Sẽ là sai lầm nếu ta "lập luận ngắn gọn" như sau: Xét
y y−1
= 1 ⇔ y = xy + 1 ⇔ x = .
xy + 1 y

Do đó từ (1) suy ra

y−1 x−1
   
f + f (y) = 1 = f + f ( x ) , ∀ x > 0, y > 0. (2)
y x

Mà f là đơn ánh nên từ (2) dẫn đến


y−1 x−1
+ f (y) = + f ( x ), ∀ x, y ∈ (0; +∞)
y x
1 1
⇔ f ( x ) − = f (y) − , ∀ x, y ∈ (0; +∞)
x y
1
⇒ f ( x ) − = C, ∀ x ∈ (0; +∞) (C là hằng số).
x

VÍ DỤ 6. Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f ( x + y + f (y)) = f ( f ( x )) + 2y, ∀ x, y ∈ R. (1)

Lời giải.

MỤC LỤC
10 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Kí hiệu P(u, v) chỉ việc thay x bởi u, thay y bởi v vào (1). Giả sử f ( a) = f (b) = c. Khi đó

P( a, b) ⇒ f ( a + b + c) = f (c) + 2b ; P(b, a) ⇒ f ( a + b + c) = f (c) + 2a.

Vậy a = b, suy ra f là đơn ánh.

P( x, 0) ⇒ f ( x + f (0)) = f ( f ( x )), ∀ x ∈ R
⇒ x + f (0) = f ( x ), ∀ x ∈ R
⇒ f ( x ) = x + a, ∀ x ∈ R a = f (0) là hằng số .


Thay vào (1) thấy thỏa mãn. Vậy hàm số cần tìm là

f ( x ) = x + a, ∀ x ∈ R

a là hằng số tùy ý .

VÍ DỤ 7 (Morocco National Olympiad 2011, day 3 ; Spain Mathematical Olympiad 2012).


Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

( x − 2) f (y) + f (y + 2 f ( x )) = f ( x + y f ( x )), ∀ x, y ∈ R. (1)

Lời giải.
• Trường hợp : f (0) = 0. Từ (1) cho x = 0, ta được f (y) = 0, ∀y ∈ R.
• Trường hợp : f (0) 6= 0. Đặt f (0) = c 6= 0. Từ (1) cho y = 0, ta được

( x − 2)c + f (2 f ( x )) = f ( x ), ∀ x ∈ R. (2)

Giả sử f ( x1 ) = f ( x2 ), từ (2) suy ra

( x1 − 2) c = ( x2 − 2) c ⇒ x1 = x2 .

Vậy f là đơn ánh. Từ (2), cho x = 2 ta được

f (2 f (2)) = f (2) ⇒ 2 f (2) = 2 ⇒ f (2) = 1.

Vì hàm số f ( x ) = 1, ∀ x ∈ R, không thỏa (1) nên giả sử tồn tại x0 6= 2 sao cho f ( x0 ) 6= 1.
2 f ( x0 ) − x0
Trong (1), cho y = , ta được
f ( x0 ) − 1

2 f ( x0 ) − x0 2 f ( x0 ) − x0
   
( x0 − 2) f =0⇒ f = 0. (3)
f ( x0 ) − 1 f ( x0 ) − 1

2 f ( x0 ) − x0
Trong (1), cho x = và sử dụng (3), ta được
f ( x0 ) − 1

2 f ( x0 ) − x0
 
− 2 f (y) + f (y) = 0, ∀y ∈ R
f ( x0 ) − 1
f ( x0 ) − x0 + 1
⇔ f (y) · = 0, ∀y ∈ R. (4)
f ( x0 ) − 1

− Nếu f ( x0 ) − x0 + 1 6= 0 thì từ (4) suy ra f (y) = 0, ∀y ∈ R; mâu thuẫn với f (0) 6= 0.

MỤC LỤC
11 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

2 f ( x0 ) − x0
− Nếu f ( x0 ) = x0 − 1 thì = 1, kết hợp với (3) suy ra f (1) = 0. Từ (1), cho
f ( x0 ) − 1
y = 1, ta được

f (1 + 2 f ( x )) = f ( x + f ( x )), ∀ x ∈ R
⇒1 + 2 f ( x ) = x + f ( x ), ∀ x ∈ R (do f là đơn ánh)
⇒ f ( x ) = x − 1, ∀ x ∈ R.

Thử lại, ta được các hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài là

f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R ; f ( x ) = x − 1, ∀ x ∈ R.

Lưu ý. Ta cho
2 f (x) − x
y + 2 f (x) = x + y f (x) ⇒ y = ;
f (x) − 1
2 f ( x0 ) − x0
do đó ta sẽ thực hiện phép thế y = .
f ( x0 ) − 1
Cách khác (tiếp nối từ f (2) = 1). Với mọi x 6= 2 ta có f ( x ) 6= 1 (vì f là đơn ánh và f (2) = 1).

2 f (x) − x 2 f (x) − x
   
P x, ⇒ ( x − 2) f = 0, ∀ x 6= 2
f (x) − 1 f (x) − 1
2 f (x) − x
 
⇒ f = 0, ∀ x 6= 2
f (x) − 1
2 f (x) − x 2 f (x) − x 2 f (x) − x
   
P ,2 ⇒ −2 +1 = 0 ⇒ =1
f (x) − 1 f (x) − 1 f (x) − 1
⇒ 2 f ( x ) − x = f ( x ) − 1 ⇒ f ( x ) = x − 1, ∀ x 6= 2.

Như vậy f ( x ) = x − 1, ∀ x ∈ R. Thử lại thấy thỏa mãn.


Kết luận : các hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài là

f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R ; f ( x ) = x − 1, ∀ x ∈ R.

Chú ý 7. Bạn đọc hãy liên hệ bài toán ?? ở trang ?? và bài toán 7 ở trang 10.

C. SỬ DỤNG TOÀN ÁNH VÀ SONG ÁNH


VÍ DỤ 8. Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f ( x + y2 + z) = f ( f ( x )) + y f ( x ) + f (z), ∀ x, y, z ∈ R. (1)

Lời giải.
Dễ thấy f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R thỏa mãn (1). Tiếp theo giả sử f ( x ) 6≡ 0, tức là tồn tại u ∈ R sao
cho f (u) 6= 0. Ta có (1) tương đương:

f (α + y2 + z) = f ( f (α)) + y f (α) + f (z), ∀α, y, z ∈ R. (2)

MỤC LỤC
12 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Kí hiệu P(m, n, p) chỉ phép thay α bởi m và y bởi n, thay z bởi p vào (2). Với mọi x ∈ R thì:
 !
x − f ( f (u)) − f (0) x − f ( f (u)) − f (0) 2
  
P u, ,0 ⇒ f u + = x.
f (u) f (u)

Suy ra f là toàn ánh.

P( x, 0, 0) ⇒ f ( x ) = f ( f ( x )) + f (0), ∀ x ∈ R
⇒ f ( x ) = x − f (0), ∀ x ∈ f (R)
⇒ f ( x ) = x − f (0), ∀ x ∈ R (do f là toàn ánh nên f (R) = R).

Từ đây cho x = 0 ta được f (0) = 0. Vậy f ( x ) = x, ∀ x ∈ R. Thử lại thấy hàm số này không
thỏa (1). Do đó có duy nhất một hàm số thỏa mãn các yêu cầu đề bài là f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R.
Lưu ý. P(u, y, 0) ⇒ f (u + y2 ) = f ( f (u)) + y f (u) + f (0), ∀y ∈ R. Với mọi x ∈ R, xét:

x − f ( f (u)) − f (0)
x = f ( f (u)) + y f (u) + f (0) ⇒ y = .
f (u)

x − f ( f (u)) − f (0)
 
Vì vậy ta thực hiện P u, ,0 để suy ra f là toàn ánh.
f (u)
VÍ DỤ 9 (TST Hải Phòng ngày 1 năm học 2019-2020).
Tìm tất cả các hàm số f : R → R sao cho

f ( f ( x ) − ( x − y) f (y)) = 4x − 2( x − y) f (y), ∀ x, y ∈ R.

Lời giải.
Giả sử tồn tại hàm số f : R → R thỏa mãn

f ( f ( x ) − ( x − y) f (y)) = 4x − 2( x − y) f (y), ∀ x, y ∈ R. (*)

Từ (∗) cho y = x ta có f ( f ( x )) = 4x, ∀ x ∈ R. Suy ra f là song ánh.


Cách 1. Ta có
f (0) = f (4.0) = f ( f ( f (0))) = 4 f (0) ⇒ f (0) = 0.
Từ (∗) cho x = 0, y = 1 ta có f ( f (1)) = 2 f (1), kết hợp f ( f (1)) = 4 suy ra f (1) = 2. Do đó

f (2) = f ( f (1)) = 4.

Từ (∗) cho y = 1 ta có

f ( f ( x ) − 2( x − 1)) = 4x − 4( x − 1) = 4 = f (2), ∀ x ∈ R.

Mà f là song ánh nên suy ra

f ( x ) − 2( x − 1) = 2 ⇒ f ( x ) = 2x, ∀ x ∈ R.

Thử lại thấy hàm số f ( x ) = 2x, ∀ x ∈ R thỏa mãn.


Cách 2. Do f là toàn ánh nên tồn tại m ∈ R để f (m) = 2. Từ (∗) cho y = m ta được

f ( f ( x ) − 2( x − m)) = 4m, ∀ x ∈ R.

MỤC LỤC
13 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Do f là toàn ánh nên tồn tại n ∈ R để f (n) = 4m. Khi đó

f ( f ( x ) − 2( x − m)) = f (n), ∀ x ∈ R.

Mà f đơn ánh nên f ( x ) − 2( x − m) = n, ∀ x ∈ R. Như vậy

f ( x ) = 2x + d, ∀ x ∈ R.

Thay vào (1) ta được d = 0. Vậy f ( x ) = 2x, ∀ x ∈ R.


Cách 3. Do f là toàn ánh nên tồn tại m ∈ R để f (m) = 2. Từ (∗) cho y = m ta được

f ( f ( x ) − 2( x − m)) = 4m = f ( f (m)) , ∀ x ∈ R
⇒ f ( x ) − 2( x − m ) = f ( m ), ∀ x ∈ R
⇒ f ( x ) = 2x + d, ∀ x ∈ R.

Thay vào (1) ta được d = 0. Vậy f ( x ) = 2x, ∀ x ∈ R.


VÍ DỤ 10 (Indonesia TST 2010). Xác định tất cả các số thực sao cho có một hàm số thỏa mãn:

x + f (y) = a f (y + f ( x )), ∀ x, y ∈ R.

Lời giải.
Giả sử tồn tại hàm số f : R → R thỏa mãn

x + f (y) = a f (y + f ( x )), ∀ x, y ∈ R. (1)

Dễ thấy a = 0 thì (1) trở thành

f (y) = − x, ∀ x, y ∈ R
⇒ f (0) = − x, ∀ x ∈ R;

vô lý; do đó a 6= 0. Thay y = 0 vào (1) ta được:

x + f (0)
f ( f ( x )) = , ∀ x ∈ R. (2)
a
Từ (2) suy ra f là một toàn ánh nên tồn tại α ∈ R sao cho f (α) = 0.
Khi đó từ (1) lấy x = α ta được α + f (y) = a f (y), ∀y ∈ R, hay

α = ( a − 1) f (y), ∀y ∈ R. (3)
α
1) Nếu a 6= 1 thì (3) ⇒ f (y) = , ∀y ∈ R; do đó f là hàm hằng, mâu thuẫn với f toàn
a−1
ánh.

2) Nếu a = 1 thì hàm số f ( x ) = x, ∀ x ∈ R thỏa mãn (1).

Vậy a = 1.
VÍ DỤ 11 (Kyrgyzstan National Olympiad 2012).
Tìm tất cả các hàm số: f : R → R thỏa mãn:
 
f f ( x )2 + f (y) = x f ( x ) + y, ∀ x, y ∈ R. (1)

MỤC LỤC
14 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Lời giải.
Kí hiệu P(u, v) chỉ việc thay x bởi u và thay y bởi v vào (1).
 
P(0, y) ⇒ f f (0)2 + f (y) = y, ∀y ∈ R. (2)

Từ (2) suy ra f là toàn ánh, do đó có c ∈ R sao cho f (c) = 0.

P(c, y) ⇒ f ( f (y)) = y, ∀y ∈ R. (3)

Từ (3) suy ra f là đơn ánh, như vậy f là song ánh. Sử dụng (3) và thực hiện P( f ( x ), y), ta được
  do (1)  
f x2 + f (y) = x f ( x ) + y = f f ( x )2 + f (y) , ∀ x, y ∈ R. (4)

Do f là song ánh nên từ (4) suy ra

x2 + f (y) = f ( x )2 + f (y) ⇒ [ f ( x )]2 = x2 , ∀ x ∈ R. (5)

Dễ thấy hàm số f ( x ) = x, ∀ x ∈ R, f ( x ) = − x, ∀ x ∈ R thỏa mãn (1). Ta sẽ chứng minh ngoài


hai hàm này ra không còn hàm số nào khác thỏa mãn yêu cầu đề bài. Giả sử tồn tại hàm số
f : R → R thỏa mãn (1) và f ( x ) 6≡ x, f ( x ) 6≡ − x. Khi đó tồn tại a ∈ R∗ sao cho f ( a) 6= a và
tồn tại b ∈ R∗ sao cho f (b) 6= −b . Do (5) nên f ( a) = − a và f (b) = b.
  do (5)
P(b, a) ⇒ f b2 − a = b2 + a = ±(b2 − a) = b2 + a
 2
b − a = b2 + a

a = 0 (mâu thuẫn)
⇒ 2 2 ⇒
a−b = b +a b = 0 (mâu thuẫn).

Vậy các hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài là

f ( x ) = x, ∀ x ∈ R, f ( x ) = − x, ∀ x ∈ R.

VÍ DỤ 12. Giả sử f : X → Y và g : Y → X là hai ánh xạ và h = g f là ánh xạ tích của chúng.


Chứng minh:

a) Nếu h là đơn ánh thì f là đơn ánh, nếu thêm f là toàn ánh thì g là đơn ánh.

b) Nếu h là toàn ánh thì g là toàn ánh, nếu thêm g là đơn ánh thì f là toàn ánh.

Lời giải.

a) Giả sử h = g f là một đơn ánh, và giả sử x1 , x2 ∈ X sao cho f ( x1 ) = f ( x2 ), khi đó ta có


g ( f ( x1 )) = g ( f ( x2 )) hay f g ( x1 ) = g f ( x2 ). Suy ra x1 = x2 , vậy f là một đơn ánh. Nếu f
là một toàn ánh và giả sử y1 và y2 thuộc Y sao cho g (y1 ) = g (y2 ) ∈ X. Vì f là toàn ánh nên
tồn tại x1 và x2 thuộc X sao cho f ( x1 ) = y1 và f ( x2 ) = y2 . Từ đó suy ra

h ( x1 ) = g f ( x1 ) = g ( f ( x1 )) = g (y1 ) = g (y2 ) = g ( f ( x2 )) = g f ( x2 ) = h ( x2 ) .

Vì h là đơn ánh nên x1 = x2 . Vậy y1 = f ( x1 ) = f ( x2 ) = y2 . Ta có g là đơn ánh.

MỤC LỤC
15 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

b) Giả sử h = g f là một toàn ánh. Giả sử z ∈ X là một phần tử bất kì. Vì h là toàn ánh nên tồn
tại x ∈ X sao cho h( x ) = z. Khi đó ta có y = f ( x ) ∈ Y thoả mãn

g(y) = g( f ( x )) = g f ( x ) = h( x ) = z.

Vậy g là một toàn ánh. Nếu giả thiết thêm g là một đơn ánh thì f cũng là một toàn ánh.
Thật vậy, giả sử y ∈ Y là một phần tử tuỳ ý, qua ánh xạ g ta có g(y) = z ∈ X, vì h là toàn
ánh nên tồn tại x ∈ X sao cho h( x ) = z. Từ đó suy ra g(y) = g( f ( x )). Vì g là đơn ánh nên
y = f ( x ). Vậy f là một toàn ánh.

VÍ DỤ 13 (Chọn đội tuyển thành phố Hồ Chí Minh 2022-2023).


Xét hàm số f : R → R thỏa mãn

f (y f ( x + y) + x ) = f (y)2 + f (( x − 1) f (y)), ∀ x, y ∈ R. (*)

a) Tìm tất cả hàm số f ( x ) là đơn ánh và thỏa mãn (∗).

b) Tìm tất cả hàm số f ( x ) là toàn ánh và thỏa mãn (∗).


Lời giải.
Xét hàm số f : R → R thỏa mãn

f (y f ( x + y) + x ) = f (y)2 + f (( x − 1) f (y)), ∀ x, y ∈ R. (*)

a) Trong (∗), thay y bởi 0, ta được

f ( x ) = f (0)2 + f (( x − 1) f (0)), ∀ x ∈ R. (1)

f (0)
 Nếu f (0) 6= 1 thì thay x bởi trong (1), ta được f (0) = 0.
f (0) − 1
Khi đó, f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R (loại do f đơn ánh).
 Nếu f (0) = 1 thì f ( x ) = f ( x − 1) + 1 hay f ( x + 1) = f ( x ) + 1, ∀ x ∈ R. Khi đó, ta có
f (−1) = 0. Trong (∗), thay y bởi −1, ta được

f (− f ( x − 1) + x ) = f (0), ∀ x ∈ R.

Do f đơn ánh nên f ( x − 1) = x. Vậy f ( x ) = x + 1, ∀ x ∈ R. Thử lại thấy thỏa mãn.

Vậy f ( x ) = x + 1 với mọi số thực x.

b) Trong (∗), thay y bởi 0, ta được đẳng thức (1) tương tự trên. Nếu f (0) 6= 1 thì thay x bởi
f (0)
trong (1), ta được f (0) = 0; do đó f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R (loại do f toàn ánh). Như
f (0) − 1
vậy f (0) = 1. Vì thế nên f ( x ) = f ( x − 1) + 1 hay

f ( x + 1) = f ( x ) + 1, ∀ x ∈ R. (2)

Khi đó, ta tính được f (−1) = 0, f (−2) = −1. Trong (∗), thay y bởi −1, ta được

f (− f ( x − 1) + x ) = f (0) = 1, ∀ x ∈ R. (3)

Trong (3), thay x bởi x + 1 và dùng (2), ta được

f (− f ( x ) + x + 1) = 1, ∀ x ∈ R

MỤC LỤC
16 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

⇔ f (− f ( x ) + x ) = 0, ∀ x ∈ R. (4)

Trong (∗), thay x bởi − f (y) và sử dụng (4), ta được

f (− f (y)) = f (y)2 + f ((− f (y) − 1) f (y)), ∀y ∈ R. (5)

Do f toàn ánh nên  


f (−y) = y2 + f −y − y2 , ∀y ∈ R. (6)
Trong (6), thay y bởi −y, ta được
 
2 2
f (y) = y + f y − y , ∀y ∈ R. (7)

Trong (7), thay y bởi y + 1 và sử dụng (2), (6), ta được


 
f ( y + 1) = ( y + 1)2 + f y + 1 − ( y + 1)2
 
⇒ f (y) + 1 = y2 + 2y + 1 + f −y − y2 = 2y + 1 + f (−y), ∀y ∈ R

Suy ra
f (y) = 2y + f (−y), ∀y ∈ R. (8)
Thay x bởi −1 và y bởi y + 1 vào (∗), ta có

f ((y + 1) f (y) − 1) = f (y + 1)2 + f (−2 f (y + 1))


⇔ f ((y + 1) f (y)) − 1 = f (y)2 + 2 f (y) + 1 + f (−2 f (y)) − 2
⇔ f ((y + 1) f (y)) = f (y)2 + 2 f (y) + f (−2 f (y)). (9)

Trong (∗), thay x bởi −y và sử dụng (2), (8), (9), ta được

1 = f (y)2 + f (−(y + 1) f (y))


= f (y)2 + f ((y + 1) f (y)) − 2(y + 1) f (y)
= f (y)2 + f (y)2 + 2 f (y) + f (−2 f (y)) − 2(y + 1) f (y)
= 2 f (y)2 + 2 f (y) + f (−2 f (y)) − 2(y + 1) f (y)
= 2 f (y)2 + f (−2 f (y)) − 2y f (y).

Như vậy,
1 = 2 f (y)2 + f (−2 f (y)) − 2y f (y), ∀y ∈ R. (10)
Xét số thực a sao cho f ( a) = 1. Trong (10), thay y bởi a, ta được

1 = 2 − 2a + f (−2) = 2 − 2a − 1 ⇒ a = 0.

Do đó f ( x ) = 1 ⇔ x = 0. Từ (3), ta có ngay − f ( x − 1) + x = 0. Do đó f ( x ) = x + 1 với


mọi x ∈ R. Thử lại thấy thỏa mãn. Vậy f ( x ) = x + 1 với mọi số thực x.
f (0)
Lưu ý. Phép thay x bởi được tìm ra bằng cách cho
f (0) − 1

f (0)
x = ( x − 1) f (0) ⇔ x ( f (0) − 1) = f (0) ⇔ x = .
f (0) − 1

MỤC LỤC
17 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

D. BÀI TẬP
1. Đề bài
Bài 1. Cho tập hợp E = {1; 2; 3; 4} và xét hai song ánh f và g từ E đến E được cho nhờ bảng
sau:
E 1 2 3 4 E 1 2 3 4
f : g:
E 2 1 4 3 E 3 1 2 4
Hãy xác định các ánh xạ f g, g f , f −1 , g−1 , g−1 f −1 .
Bài 2. Cho hàm số ϕ : [0; 1] → [ a; b] như sau:

ϕ(t) = (1 − t) a + tb, ∀t ∈ [0; 1].

a) Chứng minh rằng ϕ : [0; 1] → [ a; b] là song ánh.

b) Tìm hàm ngược ϕ−1 của ϕ.


Bài 3. Tìm tất cả giá trị thực của a để tồn tại hàm số f xác định trên R và thỏa mãn điều kiện

f (3x + f (y)) = 2x + a f ( x + y), ∀ x, y ∈ R.

Bài 4 (Austrian MO 2024, Preliminary Round P1).


Cho α và β là những số thực, β 6= 0. Tìm tất cả các hàm số f : R → R sao cho

f (α f ( x ) + f (y)) = βx + f (y), ∀ x, y ∈ R.

Bài 5 (Thailand MO 2024 Day 1 P3). Tìm tất cả các hàm số f : R+ → R+ , sao cho

x2 f ( x f (y)) f ( x ) f (y) = c, ∀ x, y > 0

(với c là số thực dương cho trước).


Bài 6 (India EGMO TST 2023). Cho các hàm số f : R → R, g : R → R thỏa mãn

f ( g( x ) + y) = g( x + y), ∀ x, y ∈ R.

Chứng minh rằng hoặc f là hàm số đồng nhất ( f ( x ) = x, ∀ x ∈ R) hoặc g là hàm số tuần
hoàn.
Bài 7 (Canada Repêchage 2024/1 CMOQR).
Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f ( x + f ( xy)) = f ( x )(1 + y), ∀ x, y ∈ R.

Bài 8 (IISc Pravega, Enumeration 2023-24 Finals P1).


Tìm tất cả các hàm số f : R+ → R+ ; sao cho với mọi số thực dương x, y; ta có
 
1
x f (1 + x f (y)) = f f ( x ) + .
y

Bài 9 (Nordic 2024). Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f ( f ( x ) f (y) + y) = f ( x )y + f (y − x + 1), ∀ x, y ∈ R.

MỤC LỤC
18 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Bài 10 (Iran MO Third Round 2022). Tìm tất cả các hàm số f : R+ → R+ thỏa mãn

f ( x + f (y) + f ( f (z))) = z + f (y + f ( x ))

với mọi số thực dương x, y, z.


Bài 11. Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f ( x + y f ( x )) + f (y − f ( x )) = 2x f (y), ∀ x, y ∈ R.
Bài 12 (Romanian National Olympiad 2024 - Grade 9 - Problem 3).
Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn
 
( f ( x ) − y) f ( x + f (y)) = f x2 − y f (y), ∀ x, y ∈ R.

Bài 13. Tìm tất cả các toàn ánh f : R+ → R+ thỏa mãn

f ( x + f ( x ) + 2 f (y)) = f (2x ) + f (2y), ∀ x, y ∈ R+ .

Bài 14 (Iran Team Selection Test 2011).


Hãy tìm tất cả các toàn ánh f : R → R thỏa mãn:

f ( x + f ( x ) + 2 f (y)) = f (2x ) + f (2y), ∀ x, y ∈ R.

Bài 15. Tìm tất cả các hàm số f : (0; +∞) → (0; +∞) thỏa mãn

f ( x + f ( x ) + y) = f (2x ) + f (y), ∀ x, y > 0.

Bài 16. Tìm tất cả các hàm số f : (0 : +∞) → (0; +∞) thỏa mãn:

f ( x + f ( x + y)) = f (2x ) + y, ∀ x, y ∈ (0; +∞).

Bài 17. Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn:

f ( x f (y)) + f (y f ( x )) = 2xy, ∀ x, y ∈ R.

Bài 18. Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f ( x f ( x ) + y) = f (y) + x2 , ∀ x, y ∈ R.

Bài 19 (PErA 2024/5). Tìm tất cả các hàm số f : R+ → R+ thỏa mãn


 
f x f ( x ) + y2 = x 2 + y f ( y )

với mọi số thực dương x, y.


Bài 20 (Chọn đội tuyển Đức thi toán quốc tế-2003; dự tuyển IMO-2002).
Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f ( f ( x ) + y) = 2x + f ( f (y) − x ), ∀ x, y ∈ R.

Bài 21 (T11/476-Toán học & Tuổi trẻ, tháng 2 năm 2017).


Cho số thực a khác 0, khác −1. Tìm tất cả các hàm số f : R → R thoả mãn điều kiện

f ( f ( x ) + ay) = ( a2 + a) x + f ( f (y) − x ), ∀ x, y ∈ R.

MỤC LỤC
19 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Bài 22 (Romanian District Olympiad 2023).


Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn
  
f ( x f ( x ) + f (y)) = f f x2 + y.

với mọi số thực x, y.


Bài 23. Tìm tất cả các song ánh f : [0, +∞) → [0, +∞) sao cho

f ( x + y) = f ( x ) + f (y) + 2 f −1 ( f ( x ) · f (y)) , ∀ x, y ≥ 0.

Bài 24 (Iran TST 2024 P4). Tìm tất cả các hàm số f : R → R, sao cho

f (y f ( x ) + f ( x ) f (y)) = x f (y) + f ( xy)

với mọi số thực x, y.


Bài 25 (IMO 2017-Problem 2). Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn điều kiện:

f ( f ( x ) f (y)) + f ( x + y) = f ( xy), ∀ x, y ∈ R.

Bài 26 (Olympic 30/04/2016). Cho hàm số f : Z → Z thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

a) f ( f (n)) = n, ∀n ∈ Z.

b) f ( f (n + 2) + 2) = n, ∀n ∈ Z.

c) f (0) = 1.

Tính giá trị của f (−2015), f (2016).


Bài 27. Tìm tất cả các song ánh f , g, h : N∗ → N∗ thỏa mãn

f 3 (n) + g3 (n) + h3 (n) = 3ng(n)h(n), ∀n ∈ N∗ .

Bài 28 (Romania National Olympiad 2013).


Tìm các đơn ánh f : Z → Z thỏa mãn:

| f ( x ) − f (y)| ≤ | x − y| , ∀ x, y ∈ Z.

2. Lời giải

MỤC LỤC

You might also like