Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

Tiếp cận, đánh giá

trẻ bệnh nặng

PGS. TS. BS. Lê Minh Khôi


BM Hồi sức-Cấp cứu-Chống độc
Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu bài giảng

1. Trình bày được một cách ngắn gọn cơ chế


bệnh sinh ngừng tim ở trẻ em.

2. Hiểu cách tiếp cận và đánh giá trẻ bị bệnh


nặng.

3. Học cách đánh giá lâm sàng một cách có hệ


thống để nhận biết trẻ bị bệnh nặng.

4. Biết cách phân loại tình trạng trẻ bệnh nặng


theo nhóm bệnh và theo mức độ bệnh.
Cấu trúc bài giảng

➢ Tổng quan và cơ chế ngừng tim trẻ em.

➢ Cách tiếp cận có hệ thống.

➢ Đánh giá hô hấp.

➢ Đánh giá tuần hoàn.

➢ Đánh giá thần kinh.


Children are not just small
adults!
Có nhiều sự khác biệt:
 Giải phẫu

 Sinh lý

 Sinh lý bệnh

 Dược lý học

 Đáp ứng với điều trị


Nguyên nhân tử vong hay gặp
nhất ở trẻ em

Nguyên nhân 4–52 tuần 1–4 tuổi 5–14 tuổi

Chết đột ngột 164 0 0


Bệnh bẩm sinh 205 97 64
Nhiễm trùng 65 52 27
Chấn thương 53 90 197
Ung thư 15 89 218

(England and Wales) 2002


Bệnh sinh ngừng tim ở trẻ em

Tắc ức chế hô Mất dịch Rối loạn


nghẽn ĐT hấp phân bố

Dị vật, hen, Co giật, Nhiễm


ngộ độc, Mất máu, trùng máu
Croup
TALNS bỏng, nôn Phản vệ
Suy tim

Suy hô hấp Suy tuần hoàn

Ngừng tim
Tiếp cận hệ thống
Đánh giá lâm sàng Mô tả ngắn gọn

Tổng trạng (tam giác đánh Đánh giá nhanh trong vòng vài
giá nhi khoa) giây vẻ bề ngoài, hô hấp và tuần
hoàn

Đánh giá cấp I Đánh giá nhanh tuân theo trình


tự ABCDE nhắm vào hô hấp,
tuần hoàn, thần kinh, sinh hiệu
và bão hòa ôxy
Đánh giá cấp II Khai thác bệnh sử theo trình tự
SAMPLE và khám toàn thân

Đánh giá cấp III Các xét nghiệm cận lâm sàng và
các test chuyên biệt để xác định
chẩn đoán cuối cùng
Tiếp cận hệ thống

➢ A: Airway (Đường thở)

➢ B: Breathing (Thở)

➢ C: Circulation (Tuần hoàn)

➢ D: Disability (Thần kinh)

➢ E: Exposure (Bộc lộ cơ thể)


Nhận biết trẻ trong tình trạng
nặng

TKTW

Hô hấp Tuần hoàn


1. Nguy cơ suy hô hấp

1. Dấu hiệu gắng sức hô hấp

2. Hiệu quả của gắng sức hô hấp

3. Hậu quả của suy hô hấp


1.1. Dấu hiệu gắng sức hô hấp

➢ Tần số thở

➢ Sử dụng các cơ thở phụ

➢ Cánh mũi phập phồng

➢ Tư thế bệnh nhân


1.1. Dấu hiệu gắng sức hô hấp

Lứa tuổi Tần số thở (l/ph)

Nhũ nhi < 1 tuổi 30-60

Trẻ nhỏ (1-3 tuổi) 24-40

Tiền học đường (4-5 tuổi) 22-34

Tuổi học đường ((6-12 tuổi) 18-30

Thiếu niên (13-18 tuổi) 12-16

Một tần số thở trên 60 lần/phút ở bất kỳ lứa tuổi


nào cũng đều là dấu hiệu “báo động đỏ”
1.1. Dấu hiệu gắng sức hô hấp

Nhẹ Co kéo hõm ức Nặng


1.1. Dấu hiệu gắng sức hô hấp
1.1. Dấu hiệu gắng sức hô hấp

➢ Tiếng rít thì thở vào


Bệnh lý đường hô hấp trên

➢ Tiếng khò khè thì thở ra


Bệnh lý đường hô hấp dưới

➢ Tiếng thở rên


Bệnh lý đường thở
Cảnh giác

Không có dấu hiệu gắng


sức khi:
1. Kiệt sức

2. Trung tâm hô hấp bị


ức chế

3. Bệnh thần kinh cơ


1.2. Hiệu quả của gắng sức hô
hấp

➢ Giãn nở lồng ngực

➢ Khí vào phổi

➢ Đo bão hòa ôxy


qua da
1.2. Hiệu quả của gắng sức hô
hấp

Phổi câm

là dấu hiệu của

giai đoạn cuối


1.3. Hậu quả của suy hô hấp

➢ Tần số tim

➢ Màu sắc da

➢ Tình trạng tinh thần


1.3. Hậu quả của suy hô hấp

Tím tái là dấu hiệu của


giai đoạn cuối

Bão hòa ôxy <85% là dấu hiệu


của giai đoạn cuối
2. Nguy cơ suy tuần hoàn

1. Dấu hiệu tim mạch

2. Hậu quả của suy tuần hoàn


2.1. Dấu hiệu tim mạch

➢ Tần số tim

➢ Độ nảy của mạch

➢ Thời gian đầy mao mạch

➢ Huyết áp động mạch


2.1. Dấu hiệu tim mạch
Tuổi Thức Trung bình Ngủ

Sơ sinh đến 85-205 140 80-160


3 tháng

3 tháng đến 100-190 130 75-160


2 tuổi

2 tuổi-10 60-140 80 60-90


tuổi

> 10 tuổi 60-100 75 50-90

Bảng tần số tim bình thường ở trẻ em


2.1. Dấu hiệu tim mạch

Mạch trung tâm Mạch ngoại biên

➢ Mạch đùi ➢ Mạch cánh tay

➢ Mạch cảnh (trẻ lớn) ➢ Mạch quay

➢ Mạch nách ➢ Mạch mu chân

Mạch trung tâm yếu là dấu hiệu nguy hiểm cần


phải can thiệp ngay để ngừa ngừng tim.
2.1. Dấu hiệu tim mạch

•Ấn trong 5 giây


•Thả tay ra
•Da sẽ hồng lại<2s
nếu tưới máu tốt,
trẻ ấm
2.1. Dấu hiệu tim mạch

Nếu chậm hồng


lại >2s kèm
theo các dấu
hiệu sốc khác
khi trẻ ấm nói
lên tình trạng
Tưới máu kém
2.1. Dấu hiệu tim mạch

Tuổi HA tâm thu (mmHg)

Sơ sinh đủ tháng < 60

Nhũ nhi (1-12 tháng) <70

Trẻ 1 đến 10 tuổi <70 + (tuổi x 2)

Trẻ > 10 tuổi < 90

Hạ huyết áp là dấu hiệu của giai đoạn cuối!


2.2. Hậu quả của suy tuần hoàn

➢ Tần số thở

➢ Nhiệt độ/màu sắc da

➢ Tình trạng thần kinh


3. Thần kinh trung ương

1. Đánh giá tri giác

2. Quan sát tư thế bệnh nhân

3. Khám đồng tử
3.1. Đánh giá tri giác

A Alert: tỉnh táo

V Responds to Voice: đáp ứng với lời nói

P Responds to Pain: đáp ứng với đau

U Unresponsive: không đáp ứng


3.2. Đánh giá tư thế bệnh nhân

Bóc vỏ não Mất não


3.3. Khám đồng tử
Tiếp cận, đánh giá trẻ bệnh nặng

?
Câu hỏi
Tóm tắt 1

Hô hấp

Gắng sức hô hấp

Hiệu quả của gắng sức

Hậu quả của suy hô hấp


Tóm tắt 2

Tuần hoàn

Tần số tim

Độ nảy mạch

Thời gian đầy mao mạch

Huyết áp
Tóm tắt 3

Thần kinh

Tri giác

Tư thế bệnh nhân

Khám đồng tử

You might also like