Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH

TOÀN CẦU 2008


1. Nợ dưới chuẩn:
Nợ dưới chuẩn chính là các khoản cho vay đối với các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. họ thường là
những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có mỗi lịch sử thanh tóan
tín dụng không đổi. vì thế, nợ dưới chuẩn có mức dộ rủi ro tín dụng rât cao, nhưng lại có mức lãi suất rất
hấp dẫn. Đây còn là một giải pháp để cân đối về nguồn vốn tín dụng toàn cầu nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc cho vay nợ dưới chuẩn một cách thái quá trong một thời gian ngắn dẫn đến việc mất kiểm
soát chất lượng tín dụng.
Qua biểu đồ 2, ta thấy tỉ lệ phần trăm cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ năm 2006 là 23,5%, cao
nhất từ trước đến nay. Và hạ xuống còn 9,2% vào năm 2007 khi cơn khủng hoảng tín dụng tồi tệ nhất
nước Mỹ bắt đầu bùng nổ.

2. Chứng khoán hóa:


Nguyên tắc căn bản của chứng khoán hóa là biến các chứng từ tài sản thành các sản phẩm có thể
mang ra bán trên TTCK. Bất cứ chứng từ tài sản nào cũng có thể chuyển đổi được: chứng từ tín dụng
truyền thống, tín dụng bất động sản, tín dụng thương mại,… Nó đã trở thành một công cụ chuyển giao rủi
ro hiệu quả đẻ thực hiện cho vay nợ dưới chuẩn. chứng khoán hóa xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1970
và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001.
Khi nền kinh tế suy thoái, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay thì rủi ro tín dụng
được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng
hoảng càng tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng, làm giá bất động sản ngày càng giảm. Vì vậy, giá trị
tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục
như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh.
3. Các công ty định mức tín nhiệm:
Do sự ra đời của các công ty định mức tín nhiệm nên các giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) rất hấp
dẫn người mua, nó có mức độ rủi ro thấp nhất, được các tổ chức đánh giá tín nhiệm xếp hạng cao. Hàng
loạt những khoản vay được định giá AAA để thực hiện chứng khoán hóa là những khoản vay thứ cấp,
người đi vay không trả được nợ, dẫn đến hiệu ứng domino trong toàn hệ thống tài chính.
Như vậy, đúng như Alan Greenspan đã nhận xét: Chính quy trình chứng khoán hóa những khoản vay
mua nhà có chất lượng tín dụng thấp – chứ không phải bản thân các khoản vay – đã gây ra cuộc khủng
hoảng tín dụng toàn cầu.
4. Công cụ đầu tư kết cấu
Nhiều tổ chức tín dụng của Hoa kỳ đã lập ra các công ty con, gọi là các bộ phận mục đích đặc biệt
(SPV) để mua bán MBS ( chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp) và CDO. Điều này cho phép họ
đặt MBS và CDO ngoài bảng cân đối tài sản, và vì thế giảm nguy cơ bị các cơ quan giám sát tài chính
nhắc nhở.
Công cụ đầu tư kết cấu (SIV) hoạt động theo hình thức huy động vốn ngắn hạng bằng việc phát hành
thương phiếu với lãi suất thấp, đầu tư vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản với lãi suất
cao. Các công ty SIV đi vay bằng cách phát hành chứng khoán ngắn hạn lãi suất thấp ròi cho vay lại bằng
cách mua các chứng khoán dài hạn, nhất là mua MBS và CDO, qua đó hưởng phần chênh lệch. Tuy
nhiên, khi lãi suất của chứng khoán dài hạn lại thấp hơn lãi suất chứng khoán ngắn hạn thì các SIV này bị
lỗ. Theo Moody (2008), tại thời điểm tháng 7 năm 2008, giá trị tài sản các SIV ước lên đến 400 tỷ Dollar.
Khi khủng hoảng nợ dưới chuẩn xảy ra, rồi lan tới các CDOs, người đi vay không còn khả năng thanh
toán thì các SIV này phải lâm vào tình trạng nguy cấp, dẫn tới phá sản hàng loạt. Đến 2-10-2008, Sigma
Finance, SIV cuối cùng đã sụp đỗ.
5. Hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng
CDS là một thỏa thuận giữa hai bên, trong đó một bên trả phí dịch vụ định kỳ cho bên kia và được
cam kết nhận đủ số tiền cho vay tín dụng nếu bên thứ ba không trả được nợ. Khi các rủi ro tín dụng xuất
hiện ngày càng nhiều ở Mỹ, dịch vụ CDS trở nên phổ biến. Riêng năm 2007, thị trường giao dịch hoán
đổi tín dụng có tổng giá trị lên đến 62 ngàn tỉ Dollar.
CDS giống như một hợp đồng bảo hiểm, vì chúng có thể được các chủ nợ mua để đề phòng nguy cơ
bên vay không thanh toán được nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, okhoong có yêu cầu cầm cố bất cứ tái ản nào
nên CDS cũng có thể được sử dụng cho các mục đích đầu cơ. Do ngày càng có nhiều công ty của Mỹ
không thanh toán được số chứng khoán phát hành khi suy thoái kinh tế ngày một lún sâu sự đỏ vỡ của các
CDS là điều không thể tránh khỏi.
6. Mua bán khống
Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn có liên quan đến cho vay dưới chuẩn sẽ
sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp lực giảm giá rất lớn. Sau khi giá
giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền
chênh lệch họ sẽ hưởng trọn. Thậm chí, Họ còn áp dụng cách thức mua bán khống vô căn cứ ( Naked
Short Sale), tức là không vay chứng khoán nữa mà liên tục ra lệnh bán vì lợi dụng khe hở, mua bán ba
ngày sau mới giao cổ phiếu.
7. Khủng hoảng niềm tin
GS. Joseph Stiglitz đã giải thích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là từ sự sụp đỏ thảm khốc của
niềm tin. Các ngân hàng cạnh tranh về mức độ cho vay cũng như tài sản. Những giao dịch phức tạp được
tạo ra đẻ loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng. Cả thị trường xuống
dốc và tất cả mọi người đều bị thua lỗ. Thị trường tài chinh xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và độ
tin cậy đó đã bị xuống cấp. Sự sụp đổ của Lehman là biểu tượng đánh dấu mức độ tin cậy đã xuống một
mức thấp mới và dư âm của nó sẽ còn tiếp tục.

You might also like