Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

THÔNG TIN DỰ THI

CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC HUYỆN THANH TRÌ - NĂM 2024
Chủ đề:“Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ
đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại ”
1.Thông tin của thí sinh dự thi

Họ và tên: Hoàng Ngọc Bảo Châm

Ngày sinh: 06/05/2011

Số điện thoại cá nhân (nếu có): 0823762161

Email (nếu có): chamtracy2k11@gmail.com

2. Thông tin trường

Lớp:7A4

Trường: THCS Vĩnh Quỳnh

Quận/huyện: Thanh Trì

Tỉnh/Thành phố: Hà Nội

Thầy/Cô phụ trách cuộc thi:………………………………………………………….

Số điện thoại:……………………………….. Email:………………………………..

3. Thông tin gia đình (bố hoặc mẹ)

Họ và tên bố/mẹ: Nguyễn Thị Hoài Thu

Nghề nghiệp: Giáo viên

Số điện thoại: 0945284560

Email: Hoaithu181990@gmail.com

Địa chỉ: ngõ Đồng Sành, xóm 4, thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội
Câu 1:
Hưởng ứng cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 nhằm tôn vinh giá trị,
vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, hôm nay, em trân
trọng giới thiệu tới quý vị đại biểu, thầy cô và các bạn một tập bút kí mà em rất
thích. Đó là cuốn sách “Hà Nội 36 phố phường” của tác giả Thạch Lam . Cuốn
sách được xếp trong nhóm Việt Nam danh tác, do nhà xuất bản Văn học ấn hành
tháng 4 năm 2017, kích thước 13 x 18 cm, với 172 trang. Trang bìa được trang
trí với tông chủ đạo màu vàng nâu, nổi bật trên đó là những ngôi nhà xưa cũ của
Hà Nội cùng những hoạt động thường ngày của con người nơi đây.

Như chúng ta đã biết Thạch Lam là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực
văn đoàn. Ông đã thổi một làn gió mới vào nền văn học Việt Nam với một
phong cách sáng tác đầy đặc biệt. Những tác phẩm của ông không hấp dẫn bạn
đọc bằng những chi tiết xung đột, gay cấn mà gây xúc động trong lòng độc giả
bởi những trang văn thủ thỉ, tâm tình. Đó là những cảnh đời, những con người
và cảnh vật giản dị, gần gũi với cuộc sống. Đọc văn của Thạch Lam, chúng ta
còn có thể thấy cả chính mình trong đó, thấy được cảm xúc, suy nghĩ của mình
được ông khắc họa lại bằng từng nét chữ trong trang sách.

Cuốn sách “Hà Nội 36 phố phường” là tập bút kí nổi tiếng của nhà văn
Thạch Lam. Tập bút kí “Hà Nội 36 phố phường” được tập hợp lại từ những bài
viết in trên báo sau khi ông qua đời, như để nói hộ cho mọi trái tim tin yêu luôn
hướng về Thủ đô, rằng “Hãy yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội”. Hà
Nội 36 phố phường là tập sách chủ yếu viết về những món ăn và sự gắn bó giữa
ẩm thực với đời sống văn hoá xã hội của người Hà Nội. Đây cũng là tập tuỳ bút
đầu tiên viết về Hà Nội với chủ đề ẩm thực. Mặc dù về sau các tác phẩm viết về
đề tài này rất phong phú và đầy đủ hơn nhưng cuốn sách của Thạch Lam vẫn có
chỗ đứng riêng trong lòng nhiều thế hệ độc giả.

Không chỉ xoay quanh chủ đề ẩm thực, phố phường, trong “Hà Nội 36
phố phường”, Thạch Lam còn thể hiện tình yêu Hà Nội qua nỗi trăn trở về sự
đổi thay của vùng đất này. Dường như nó đang mất dần đi những giá trị xưa cũ.
Cuốn “Hà Nội 36 Phố Phường” sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về mảnh đất kinh kì
thông qua những nét đẹp của thủ đô ngàn năm yêu dấu. Sách viết về những
chuyện nhỏ và gần gũi trong đời sống dân sinh, thấp thoáng trong đó vẫn là
những số phận éo le hay tình yêu trong sáng của con người – một nét đặc trưng
trong những sáng tác của nhà văn trẻ.

Trong cuốn sách “Hà Nội 36 phố phường” này có 3 phần chính, trong đó
lại có những câu chuyện nhỏ được tác giả gửi gắm đến đọc giả :

Phần 1 : Đôi nét tiểu sử


Phần 2 : Hà Nội 36 phố phường

Gồm:

1. Những biển hàng

2. Người ta viết chữ Tây

3. Quà Hà Nội

Phần 3: Một số bút ký và phóng sự khác

Gồm:

1. Trẻ con lấy vợ

2. Trước Tết, Tết và sau Tết

3. Hà Nội ban đêm

4. Nghe hát Quan họ một đêm ở Lũng Giang

Các bạn biết không, cuốn sách ấy tuy nhỏ bé nhưng mang lại rất nhiều
những giá trị cho cuộc sống, đặc biệt là cho những con người yêu thích sách như
bản thân em.Qua một tập tùy bút nhỏ, độc giả đã có thể thấy tâm hồn của Thạch
Lam như đồng điệu với Thăng Long cổ kính, ngàn năm văn hiến, tinh tế và
thanh lịch đến nhã nhặn, thanh tao.“Hà Nội 36 phố phường” đã thể hiện tấm
lòng trân trọng của Thạch Lam đối với văn hoá và quá khứ của Hà Nội. Trong
tiến trình phát triển không ngừng của văn hoá và lịch sử, Hà Nội cũng đã tiến
đến rất nhiều những đổi thay, cho dù ở bất kỳ khía cạnh nào thì qua cuốn sách
này, tác giả cũng đều gửi tặng độc giả những bài học với giá trị giáo dục sâu
sắc.

Đọc những trang sách của Thạch Lam, ta có thể nói, ông đã khẳng định
ẩm thực của Hà Nội là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam ta. Những câu
văn nhẹ nhàng, dung dị giúp ta mở ra cả một trời thương nhớ vùng đất thủ đô
với biết bao thức quà trân quý. Những món ngon giản dị mà thanh cao khiến
ai đi xa cũng phải nhớ về. Những thức ấy không chỉ là món ăn thông thường
mà còn được nhà văn đưa lên một tầm nghệ thuật. . Ẩm thực mỗi miền chính
là cái minh họa xác đáng nhất cho phong cách sống và thưởng thức cuộc sống
của con người nơi ấy. Đọc những lời văn của Thạch Lam mà người ta không
khỏi mơ về một buổi sáng mát lành được thưởng thức bát phở gầu giòn với
nước dùng trong và ngọt. Phở làm Hà Nội thêm đẹp, và vì ở Hà Nội nên phở
mới thật đặc sắc.
Hay nhắc đến Hà Nội, người ta sẽ nhớ ngay đến cốm làng Vòng xanh
ngon và thoang thoảng trong miệng mùi thơm ngọt ngào của lúa non mới
gặt.Tâm hồn ta như hiện diện trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa
non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ
lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã dành những trang sách để thẳng thắn mà
bày tỏ cái tâm mình trước những thay đổi của thành phố nghìn năm tuổi. Với
một người hoài cổ ưa trông về những thứ cũ, hẳn là khó chấp nhận khi nhìn
Hà Nội đổi thay. Tác giả nhớ về con ngõ hẹp với những ngọn cỏ trên mảnh
tường rêu phong. Hà Nội thay đổi đã nhiều, và chính sự thay đổi bề ngoài ấy
đã đem đến cho phố xá Hà Nội một vẻ mới riêng, dù hơi đột ngột và lạ lùng.
Những hồi kí trong cuốn sách như những bức họa đầy hoài niệm, dựng
nên hình bóng Hà Nội xưa. Ta sẽ bắt gặp nhiều cảnh đời qua những mẩu
chuyện ngắn hết sức xúc động. Họ là những người phụ nữ tần tảo, sống một
cuộc đời lầm lũi, vất vả với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Bên cạnh đó, thấp
thoáng giữa các số phận éo le, ẩn hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và thuần
khiết. Tất cả đều là những câu chuyện về những con người Hà Nội, nép mình
dưới những khu phố khác nhau, với những mảnh ghép cuộc đời khác nhau,
hiện lên đơn sơ bằng ngòi bút chân thực của tác giả.
Hà Nội 36 Phố Phường đã thể hiện những đặc trưng tiêu biểu của nhà
văn Thạch Lam. Những truyện ngắn của ông đều hướng tới vẻ đẹp bình dị,
gần gũi nhưng không kém phần thanh cao của thủ đô Hà Nội. Những trang
văn của ông tránh xa sự chau chuốt và bác học của ngôn ngữ văn chương
trung đại, tuy chân thực nhưng vẫn đầy chất thơ.Thạch Lam đã đưa ngôn ngữ
của thơ vào văn xuôi để tạo nên những áng văn gợi hình và gợi cảm xúc.
Những con chữ của ông đã thể hiện một tâm hồn từng trải nhưng cũng rất ý vị
và vô cùng nên thơ.
Ai trong chúng ta cũng nên có trong tay cuốn sách này - tập bút ký nổi
tiếng chỉ dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội, để tự mình hít hà đầy lồng ngực
hương thơm một góc nhỏ xưa cũ, thả hồn vào dòng lịch sử mênh mang của
thủ đô Hà Nội yêu dấu và cảm nhận thực sự những nét đẹp đó trong mỗi trái
tim. Xin giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách này tại thư viện trường THCS Vĩnh
Quỳnh nhé! Hẹn gặp lại bạn đọc một ngày gần nhất tại thư viện trường THCS
Vĩnh Quỳnh.

Câu 2:

Kế hoạch của em là yêu cầu xây dựng, phát triển phong trào văn hóa đọc
sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, Kế hoạch cũng yêu cầu xây dựng,
phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét
đẹp trong đời sống xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý
nghĩa to lớn, tầm quan trọng của đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và
hình thành nhân cách con người; bám sát mục tiêu và các nhiệm vụ.
Mục đích của em khi xây dựng "Tủ sách lớp học" là để mọi người, học
sinh hiểu được tầm quan trọng của sách trong giáo dục. Trong khi đó, "Tủ sách
lớp học" hoạt động với mong muốn cho mọi người đọc và tạo ra kiến thức trong
môi trường lớp học. Đặc biệt, em sẽ tập trung chia sẻ sách đến những gia đình
có con trong độ tuổi đi học để có thể rèn luyện văn hóa đọc sách.
Bên cạnh đó, em có một số hành động cụ thể như:

 Tích cực tham gia các hoạt động ngày hội sách báo mà nhà trường hoặc địa
phương tổ chức như: ngày hội đọc sách, các cuộc thi kể chuyện theo sách….
 Lên kế hoạch đến thư viện hoặc nhà sách để tìm đọc những cuốn sách bổ ích
phù hợp với lứa tuổi sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.
 Hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày
 Đặt mục tiêu mỗi ngày phải đọc bào nhiêu trang sách (50 trang sách)
 Vận động người trong địa phương đọc sách trong thời gian nhàn rỗi.
 Tuyên truyền với mọi người lợi ích của sách.
 Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.
 Trong mỗi giờ ra chơi cùng bạn bè tìm đọc những cuốn sách tại “Tủ sách lớp
học”
 Tặng cho thư viện và “Tủ sách lớp học” những cuốn sách hay và bổ ích.

You might also like