Hosting gồm những loại nào

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Hosting gồm những loại nào?

Có nhiều loại Hosting với đa dạng tính năng khác nhau trên thị
trường. Dedicated Web Hosting và Cloud Hosting là hai loại
mô hình hosting được lựa chọn sử dụng nhiều nhất.

+ Dedicated Web Hosting là hình thức lưu trữ web phổ biến
nhất. Với chi phí bỏ ra hợp lý bạn đã có dịch vụ đáp ứng hầu hết
các nhu cầu lưu trữ website của mình. Dịch vụ Web Hosting
cung cấp dùng trên phần cứng thật giúp tối ưu và đạt tốc độ cao
nhất thay vì dùng ảo hóa.

+ Cloud Hosting là loại hosting chạy trên nền tảng ảo hóa, bạn
có máy chủ chuyên dụng nhưng máy chủ là máy ảo chứ không
phải là máy vật lý. Điều này mang đến lợi ích cho người quản lý
khi tiết kiệm chi phí quản lý,bảo trì, nâng cấp phần cứng nhưng
lại giảm một phần tốc độ xử lý so với dùng trực tiếp phần cứng
thật.

Các yếu tố đánh giá một Hosting?

Một Hosting tốt được đánh giá dựa trên các yếu tố như
+ Tốc độ: Là khoảng thời gian tính từ khi người dùng internet
bắt đầu truy cập vào trang web đến khi nội dung trên web được
tải về hoàn toàn. Lý tưởng từ 3 đến 5 giây.
+ Dung lượng: Là dung lượng lưu trữ (Disk space) – khoảng
không gian trong ổ cứng máy chủ bạn được sử dụng để lưu trữ
dữ liệu.
+ Băng thông: Là lượng dữ liệu trao đổi giữa trang web với
người dùng internet trong một tháng.
+ Khả năng chịu tải: Là khả năng chấp nhận số người online
trong cùng một thời điểm.
+ Dịch vụ hỗ trợ của đơn vị cung cấp Hosting.
+ Cấu hình máy chủ lưu trữ Hosting của đơn vị cung cấp
(thường nhạy cảm với 1 số đơn vị cung cấp do cấu hình thấp sẽ
không đưa ra cho khách hàng)
+ Nơi đặt máy chủ:

9 THÔNG SỐ CẦN LƯU Ý KHI THUÊ HOSTING


LƯU TRỮ WEB

1. Dung lượng lưu trữ:


Đa số các hosting hiện nay đều dùng công nghệ SSD để
lưu trữ, cho tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với HDD trước
kia. Dung lượng lưu trữ cũng có rất nhiều mức, bạn nên
chọn mức dung lượng phù hợp. Thông thường dung lượng
1GB là đủ cho website doanh nghiệp cơ bản. Tuỳ theo nhu
cầu của website mà chọn mức dung lượng cao hơn. Đa số
hosting đều cho bạn mua thêm dung lượng khi có nhu cầu,
nên ban đầu cứ mua đủ xài để tiết kiệm.
2. Băng thông:
Là lưu lượng dữ liệu cụ thể là nội dung trang web tải từ
hosting đến trình duyệt tính theo tháng. Nếu website bạn
có lượng truy cập lớn, nên chọn gói hosting có băng thông
không giới hạn.
3. Database:
Số lượng database được cấp. Thông thường 1 website chỉ
cần dùng 1 database. Tuy nhiên, khi bạn cần tạo website
con thì sẽ cần thêm database.
4. Addon Domain:
Addon Domain là một domain mới sẽ nằm chung
với domain chính nhưng có thư mục lưu trữ khác
với domain chính. Nghĩa là hosting cho phép chúng ta tạo
nhiều website với tên miền khác nhau. Tất cả các website
sẽ được lưu trữ trên cùng 1 hosting nhưng có thư mục và
database khác nhau. Số lượng website còn phụ thuộc vào
số lượng database được cấp.
5. Sub Domain
Sub Domain là tên miền phụ được tạo ra dựa trên tên miền
chính. Chẳng hạn như tạo một trang blog riêng cho web
halink.vn thì tạo tên miền phụ là blog.halink.vn. Nó được
dùng khi bạn muốn tạo một website mới, chạy tên miền
riêng biệt nhưng không cần phải mua tên miền khác. Số
lượng Sub Domain hosting cấp cho phép bạn tạo được bao
nhiêu website khác cùng chạy trên hosting đó.
6. Park Domain
Cho phép bao nhiêu domain trỏ về website trên hosting đó.
Ví dụ bạn mua được 2 domain phù hợp, và thay vì làm 2
trang web khác nhau, bạn muốn cả 2 đều trỏ về chung 1
website. Số lượng Addon Domain cho phép bao nhiêu tên
miền được trỏ về website trên hosting đó.
7. Email:
Số lượng email được tạo trên hosting này. Thường email sẽ
có đuôi là tên miền của bạn. Tuy nhiên, đa số các email sử
dụng trên hosting sẽ thường bị đánh dấu là spam, vì nó
miễn phí nên thiếu các công cụ bảo mật, chống spam. Bạn
nên dùng dịch vụ email theo tên miền riêng chứ không nên
dùng email theo hosting.
8. FTP Account:
Đây là tài khoản quản lý hosting của bạn. Nó cũng không
quá quan trọng trong việc lựa chọn gói hosting. Nếu nhu
cầu cao, bạn sẽ chọn gói hosting cao và số lượng FTP
Account cũng tăng. Còn nếu nhu cầu thấp thì bạn cũng
không cần nhiều tài khoản này làm gì.
9. Cài đặt và support:
Cài đặt thì hầu như mọi dịch vụ hosting đều miễn phí cả.
Tuy nhiền, về mặt support thì bạn phải cân nhắc. Bạn cần
lựa chọn đơn vị hỗ trợ support miễn phí tất cả sự cố, và hỗ
trợ nhanh chóng 24/7. Chẳng hạn như website bị tấn công
lúc khuya, bên dịch vụ cũng sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết
ngay lập tức.

SO SÁNH MAIL DOANH NGHIỆP VS EMAIL CÁ NHÂN

1./ Tệp đính kèm ( gmail max 25MB )

2./Quảng cáo và spam

3./Cộng tác nhóm

Đây là tính năng mà email miễn phí không thể nào có được.
Đây là tính năng mà nhà cung cấp thiết kế dành riêng cho doanh
nghiệp, giúp các bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Khi bạn muốn gởi một bức thư đến cho một nhóm/phòng ban
như marketing bạn phải nhớ tất cả các email các thành viên
trong nhóm rồi đôi khi còn bị sót hoặc nhớ sai email.
Việc làm được lặp đi lặp lại rất tốn thời gian.
Với tính năng cộng tác nhóm các bạn chỉ cần tạo một email là
marketing@matma.com.vn và bạn có thể gán tất cả email của
các thành viên thuộc nhóm này vào.
Từ đây, bạn sẽ có được các chức năng:
o Toàn bộ thành viên trong nhóm đều nhận được email từ bất kỳ
ai gửi đến
o Toàn bộ thành viên trong nhóm có thể trả lời email dưới quyền
email chung hoặc email cá nhân
o Các thành viên có thể theo dõi tiến độ công việc, quá trình xử lý
công việc chỉ từ email này
o Quản trị viên có thể gắn quyền trả lời/gửi email cho bất kỳ thành
viên nào bằng email của quản trị viên

4./Xét duyệt email đến và đi

Với Mail miễn phí khi bạn bấm gởi là gởi, vô tình bạn phát hiện
gởi nhầm địa chỉ email hoặc nội dung. Và thế là email đến và
không thu hồi lại được.
Doanh nghiệp trao đổi trực tiếp với khách hàng. Mọi thôn tin
đều phải chính xác tuyệt đối, chuyên nghiệp. Sai một nội dung
sẽ để lại hậu quả khôn lường.
Với email doanh nghiệp quản trị viên có thể dừng email gửi đi
lại một chặng, xem xét hoặc chỉnh sửa trước khi gửi đi. Bước
này cũng nhằm hạn chế rò rỉ thông tin ra bên ngoài nếu công ty
đang nghi ngờ cá nhân nào đó đang có hành vi không đúng.

5./Bản sao email và bằng chứng pháp lý

Với email miễn phí một email đã xóa là mất hẳn không còn cách
nào khôi phục lại được. Với email doanh nghiệp quản trị viên có
thể cài đặt các bản sao lưu cho cả những email bị xóa hoặc
người dùng bị xóa để làm bằng chứng pháp lý khi cần thiết.

6./Lịch sử gửi/nhận email

Quá trình gửi/nhận email bất kỳ được ghi lại rất rõ ràng: từ ngày
giờ gửi/nhận, người gửi/nhận, ở đâu, trên thiết bị nào… đều thể
hiện rõ trong lịch sử email.
Đây cũng là tính năng cần thiết cho các doanh nghiệp lớn, cần
kiểm soát dữ liệu hay trích xuất các bằng chứng cần thiết cho
nhiều trường hợp xảy đến (như hết hạn hợp đồng, người chỉnh
sửa email cuối cùng….)

7./Email tên miền doanh nghiệp- chuyên nghiệp


Với email doanh nghiệp, tạo email gắn với tên miền doanh
nghiệp (ví dụ linhnguyen@matma.com.vn) nhìn vào email thể
hiện sự chuyên nghiệp của các bạn.

8./Khả năng bảo mật

Gmail cung cấp cho người dùng tính năng xác thực 2 yếu tố.
Tuy nhiên dữ liệu rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp đặc
biệt ở Việt Nam thường có rất nhiều vụ mất dữ liệu quan.

9./Chi phí sử dụng

Email miễn phí chắc chắn là chi phí 0đ rồi.


Với các tính năng mà email doanh nghiệp mang lại thì 6$/ tháng
/ user liệu có quá đắt.

You might also like