ÔN TẬP DÂN 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐỀ 1:

I. Lý thuyết
Câu 1: Phân tích và bình luận quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về quyền
riêng tư

BLDS năm 2015 quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
là một quy định cần thiết, quan trọng và là một điểm nhấn phản ánh quan điểm lập
pháp và trình độ lập pháp ở Việt Nam hiện nay. Nhân tố con người được bảo đảm
thực hiện có hiệu quả và thể hiện rõ nhất bản chất của nhà nước pháp quyền, nhà nước
của dân, do dân và vì dân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại
sự can thiệp và xâm phạm như vậy. Quyền con người được bảo đảm thực hiện đối với
mỗi cá nhân cư trú trong phạm vi lãnh thổ đất nước mình, mà còn được bảo vệ trong
trường hợp lưu trú tại một quốc gia khác.

Cá nhân là một thực thể của tự nhiên và là chủ thể của quan hệ xã hội. Cá nhân với tư
cách chủ thể độc lập trong quan hệ xã hội, quan hệ dân sự, kinh tế, lao động, thương
mại và các quan hệ khác trong phạm vi thời gian và không gian nhất định. Do vậy mỗi
cá nhân có đời sống riêng tư, nội hàm của đời sống riêng tư có bí mật cá nhân.

Về đời sống riêng tư của cá nhân: Là tập hợp các yếu tố tạo thành nét riêng đặc thù,
độc lập, không thể trộn lẫn và mang dấu ấn của riêng cá nhân, không thể trộn lẫn với
người khác. Đời sống riêng tư của cá nhân có đặc điểm riêng biệt của cá nhân trong
quá trình sống, thời gian sống, sự trải nghiệm trong các quan hệ xã hội mà hình thành
và mang dấu ấn riêng của cá nhân. Đời sống riêng tư là một quan hệ phản ánh đời
sống của một cá nhân có tính độc lập và với tư cách chủ thể trong các quan hệ xã hội
ổn định hoặc không ổn định trong không gian và thời gian xác định được.

Về bí mật cá nhân: Bí mật cá nhân là tổng thể các quan hệ quá khứ, các thông tin liên
quan đến cá nhân mang tính chất chi phối các quan hệ cụ thể của cá nhân mà bị bộc lộ
sẽ gây cho cá nhân những bất lợi hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm ở các chủ thể khác, mà
bản chất của yếu tố bí mật cá nhân không gây ra bất kỳ một thiệt hại nào cho chủ thể
khác.

Đời sống riêng tư và bí mật cá nhân là hai thành tố hợp thành bí mật đời tư của cá
nhân, là quyền nhân thân gắn với cá nhân được pháp luật bảo hộ.

Về bí mật gia đình: Là những thông tin về vụ việc, tài liệu liên quan đến các quan hệ
giữa các thành viên của gia đình với nhau có mối quan hệ hữu cơ đến truyền thống
nhiều đời hay một đời về huyết thống, về bệnh lý, về năng lực trí tuệ của các thành
viên có tính hệ thống, nếu bị bộc lộ sẽ gây ra sự bất lợi cho các thành viên gia đình
trong các quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật khác thuộc nhiều lĩnh vực. Bí mật gia
đình được giữ kín, nếu tất cả các thành viên trong gia đình có ý thức không muốn bộc
lộ, thì không chủ thể nào có quyền xâm phạm.

Khoản 1 Điều 38 BLDS năm 2015 là một phương tiện và là một căn cứ pháp lý trong
việc bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình bất khả xâm phạm.

Thực trạng trên mạng xã hội ở Việt Nam trong những năm trở lại đây đã tồn tại nhiều
thông tin làm lộ bí mật đời tư của một cá nhân, làm lộ bí mật của một gia đình…
ngoài ý chí của cá nhân và những gia đình bị làm lộ. Nhiều người đã không hiểu, hiểu
sai hoặc cố tình không hiểu quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện quan điểm cá nhân,
tự do báo chí… vì vậy đã vô tình hay hữu ý làm lộ quyền riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình của người khác, đã gây ra những phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.
Dư luận xã hội lan truyền nhanh chóng; gây nhiễu và lệch hướng cho một số bộ phận
người thiếu thận trọng hoặc không trải nghiệm cuộc sống và hạn chế về nhận thức đã
bị các luồng dư luận lôi kéo và nhấn chìm, mất phương hướng điều khiển hành vi
trong các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, để xác định được những cá nhân, tổ chức tung tin
thất thiệt trên mạng xã hội làm lộ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật
gia đình của người khác thật sự phức tạp, vì có những tên ảo, địa chỉ ảo. Việc xác định
chủ thể trên mạng xã hội đã có hành vi trái pháp luật là xâm phạm đến bí mật cá nhân,
bí mật gia đình của người khác thật sự khó khăn, do vậy, không có căn cứ pháp lý để
có thể quy trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân có hành vi trái pháp luật này.
Những câu hỏi được đặt ra là trong những trường hợp cụ thể, Nhà nước có quyền can
thiệp đến điện thoại, thư tín của cá nhân để nhằm chống khủng bố không? Về quyền
riêng tư là một khái niệm khó xác định.

Điều 38 BLDS năm 2015 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về quyền con
người gồm các quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là chuẩn
mực pháp lý, là căn cứ viện dẫn để giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến các
hành vi trái pháp luật, hành vi cố ý xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư của cá
nhân, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.

Câu 2: So sánh giao dịch dân sự vô hiệu một phần và giao dịch dân sự vô hiệu
toàn phần

Đặc điểm GDDS vô hiệu một phần GDDS vô hiệu toàn phần
(tương đối) (tuyệt đối)

Trình tự vô hiệu không mặc nhiên vô hiệu mà Mặc nhiên bị coi là vô hiệu
của giao dịch chỉ trở nên vô hiệu khi có đủ
những điều kiện nhất định
như:
- Khi có đơn yêu cầu
của người có quyền và
lợi ích liên quan
- Theo quyết định của
TA

Thời hạn yêu cầu Hai năm, kể từ ngày gdds Thời hạn ko bị hạn chế
tuyên bố giao được xác lập
dịch dân sự vô
hiệu

Quyết định của TA là cơ sở GDDS đó sẽ mặc nhiên ko có


Ý nghĩa quyết làm cho GD trở nên vô hiệu giá trị thi hành, vi giao dịch đó
định tuyên bố vi phạm pháp luật nghiêm
GDDS vô hiệu trọng. Do đó, quyết định tuyên
của TA bố giao dịch dân sự vô hiệu
của TA chỉ mang tính chất
thông báo, xác nhận về việc
giao dịch dân sự vô hiệu

Hiệu lực pháp lý Có hiệu lực ply cho đến khi Không có hiệu lực pl làm phát
của giao dịch nào bị tuyên bố vô hiệu sinh quyền và nghĩa vụ các
bên, thậm chí ngay cả trong
trường hợp khi các bên đã tiến
hành thực hiện các hành vi
theo nội dung cam kết

Mục đích xác Bảo vệ lợi ích cho chính các Bảo vệ các lợi ích công, lợi ích
định giao dịch chủ thể tham gia giao dịch của NN, xã hội nói chung
dân sự vô hiệu

II. Tình huống

Phân tích các vấn đề pháp lý là nêu ra cơ sở pháp lý (luật áp dụng), sự kiện pháp lý và
câu hỏi pháp lý
Tóm tắt tình huống
- 1/10/2020, Ông A thỏa thuận với ông B sẽ chuyển nhượng qsd đất X với giá 9
tỷ
- Lập thành 2 hợp đồng (đều được lập thành văn bản có chữ ký của 2 bên, nhưng
chưa được công chứng)
● HĐ 1: A cho B vay 3 tỷ
● HĐ 2: A chuyển qsd đất X cho B với giá 6 tỷ
- B thanh toán 6 tỷ vào 15/10/2020, 1/11/2020 và 18/11/2020
- Giá đất tăng, ông A từ chối chuyển qsd đất với lý do HĐ ko có hiệu lực do
chưa đáp ứng yêu cầu về hình thức theo luật định, yc hoàn trả cho B 6 tỷ kèm
lãi suất
- B phản đối và yc A thực hiện đúng HĐ

Các khía cạnh pháp lý

- Cơ sở pháp lý: Điều 129,463 BLDS 2015

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ
trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản
không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần
ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra
quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc
về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết
định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải
thực hiện việc công chứng, chứng thực.

- Sự kiện pháp lý:


- Câu hỏi pháp lý:
● Mảnh đất X có đầy đủ giấy chứng nhận không?
● Việc thanh toán 6 tỷ cho ông A có minh chứng chứng thực không?
● HĐ giữa A và B về chuyển nhượng qsdđ có được công chứng, chứng
thực không?
● HĐ giữa A và B về cho vay có được công chứng ko?
- Giải quyết tình huống

→ Hợp đồng chuyển nhượng qsd mảnh đất X giữa A và B là vô hiệu căn cứ theo Điều
129 BLDS 2015

→ HĐ cho vay vẫn có hiệu lực căn cứ theo Điều 463 BLDS 2015

→ A hoàn trả lại cho B số tiền là 6 tỷ đồng nhưng vẫn phải thực hiện đúng hợp đồng
cho vay 3 tỷ với B

1. Phân loại hợp đồng:

● Hai hợp đồng được lập ra giữa ông A và ông B có thể được phân loại như sau:
○ Hợp đồng vay: Hợp đồng thứ nhất ghi nhận việc ông A cho ông B vay
3 tỷ đồng.
○ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Hợp đồng thứ hai ghi
nhận việc ông A chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất X cho ông B
với giá 6 tỷ đồng.

2. Đánh giá tính hợp lệ của hợp đồng:

● Hợp đồng vay: (Điều 463)

○ Hợp đồng vay vốn có thể hợp lệ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
■ Đủ các yếu tố về hình thức: Hợp đồng được lập thành văn bản,
có chữ ký của hai bên.
■ Đủ các yếu tố về nội dung: Hợp đồng ghi rõ thông tin về các
bên tham gia, số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả nợ, hình thức
thanh toán, tài sản bảo đảm (nếu có).
○ Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hợp đồng vay vốn này có thể bị ảnh hưởng
bởi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (căn cứ ?)

● Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

○ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không hợp lệ vì không
đáp ứng yêu cầu về hình thức theo quy định của pháp luật:
■ Điều 135 Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có chữ ký của
các bên và được công chứng.
■ Do chưa được công chứng, hợp đồng này không có giá trị
pháp lý, không thể được sử dụng để chuyển giao quyền sử
dụng đất.

3. Hậu quả pháp lý:

● Hợp đồng vay vốn:


○ Do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không hợp lệ, hợp
đồng vay vốn giữa hai bên cũng có thể bị ảnh hưởng.
○ Lý do là vì mục đích của hợp đồng vay vốn là cho ông B vay tiền để
mua mảnh đất X. Tuy nhiên, vì mảnh đất X không được chuyển
nhượng, mục đích vay vốn không còn được thực hiện.
○ Do đó, ông B có thể yêu cầu ông A trả lại số tiền đã vay (3 tỷ đồng)
và có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
● Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

○ Vì hợp đồng không hợp lệ, ông A không có nghĩa vụ phải chuyển
giao quyền sử dụng đất cho ông B.
○ Ông A chỉ có nghĩa vụ trả lại số tiền 6 tỷ đồng cho ông B.
○ Tuy nhiên, ông A không có nghĩa vụ phải thanh toán lãi suất ngân
hàng cho khoản tiền đó vì việc ông B không thực hiện được nghĩa vụ
của mình (thanh toán đủ tiền và làm thủ tục công chứng) là nguyên
nhân dẫn đến việc hợp đồng không có hiệu lực.

4. Giải pháp:

● Hai bên nên thương lượng để tìm ra giải pháp


● Các giải pháp có thể bao gồm:
○ Ông A trả lại số tiền 6 tỷ đồng cho ông B và hai bên hủy bỏ cả hai
hợp đồng.
○ Ông A và ông B ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
mới theo đúng quy định của pháp luật.
● Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận, ông B có thể khởi kiện ông A để đòi
quyền lợi của mình.
ĐỀ 2:

I. Lý thuyết

Câu 1: Phân tích và bình luận quy định của pháp luật dân sự VN về quyền đối với
hình ảnh
Điều 32 BLDS 2015 quy định quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như
sau[1]:

1.Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao
cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2.Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của
người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: a) Hình ảnh được
sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Hình ảnh được sử dụng
từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể
thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3.Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh
có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi
thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp
luật”.

Như vậy, hiện nay chưa có một quy định nào đưa ra định nghĩa về khái niệm quyền
nhân thân đối với hình ảnh. Ngay cả trong Điều 32 BLDS 2015 nêu trên quy định về
quyền của cá nhân đối với hình ảnh cũng chỉ quy định chung chung “cá nhân có
quyền đối với hình ảnh của mình” mà không chỉ ra cụ thể quyền nhân thân đối với
hình ảnh là gì. Tuy nhiên, qua nội dung của Điều luật này và các Điều luật có liên
quan thì có thể hiểu quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân
gắn liền với cá nhân được pháp luật quy định và bảo vệ, liên quan đến việc sử dụng và
cho phép sử dụng hình ảnh của chính cá nhân đó.

Hình ảnh là sự phản ánh bên ngoài hình thể của con người, hình ảnh thu được nhờ khí
cụ quang học như máy ảnh và con người nhận biết được nó bằng thị giác. Quyền đối
với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân; cá nhân hoàn toàn được phép định đoạt
những gì mình muốn với hình ảnh của mình, không một ai được quyền ngăn cản hay
được phép xâm phạm. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý,
cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
Quyền này được Hiến định thể hiện thông qua các quyền được tôn trọng, quyền được
sử dụng, quyền được bảo vệ khi bị xâm phạm: “Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh
dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
được pháp luật bảo đảm an toàn[2]”.

Khi chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm trên mạng xã hội thì có quyền tự mình hoặc
được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm
phải chấm dứt hành vi xâm phạm[3]. Trong trường hợp người thực hiện hành vi xâm
phạm không có những biện pháp chấm dứt ngay hành vi của mình và ngăn ngừa hậu
quả xảy ra, chủ thể có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm được áp dụng các biện
pháp khác để bảo vệ quyền hình ảnh của mình.

Khi nghiên cứu quy định tại Điều 32 BLDS 2015 có thể thấy rằng khi sử dụng hình
ảnh của một ai đó, yêu cầu phải có được sự chấp thuận của người có hình ảnh được sử
dụng và phải trả thù lao nếu có phát sinh lợi nhuận. Việc sử dụng hình ảnh trong
trường hợp không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo
pháp luật của họ chỉ áp dụng với trường hợp vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng
đồng hoặc hoạt động công cộng khác… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Ngoài ra, luật cho phép người bị xâm phạm yêu
cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu
hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh và bồi thường thiệt hại, kể cả với trường
hợp sử dụng trái phép cho mục đích phi lợi nhuận. Đây là những quy định mới nổi bật
so với BLDS 2005, giúp cá nhân tăng tính bảo vệ quyền lợi đối với hình ảnh của
mình.

2.Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện

Theo quy định của BLDS 2015 thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người
đó đồng ý. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ là khi sử dụng hình ảnh của cá nhân
không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của
họ trong trường hợp hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ít công
cộng hoặc hoạt động công cộng khác. Qua nghiên cứu các quy định của BLDS hiện
hành chưa có quy định cụ thể nào khái niệm rõ thế nào là sử dụng vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, lợi ích công cộng hoặc hoạt động công cộng khác. Từ đó, khi xảy ra tranh
chấp thì rất khó để xác định có hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh
hay không?

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho
người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Luật chưa quy định rõ
hoặc hướng dẫn như thế nào là vì mục đích thương mại, căn cứ vào tiêu chí nào để xác
định những hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân vì mục đích thương mại. Nguyên
tắc xét xử nếu pháp luật không quy định thì ưu tiên áp dụng phong tục tập quán tại địa
phương, nếu không có phong tục tập quán thì áp dụng tương tự pháp luật sau đó mới
đến lẽ công bằng. Do đó, có thể thấy, xét xử những vấn đề chưa có quy định pháp luật
mang nặng tính chủ quan, đặc biệt là nhìn nhận vấn đề chủ quan của Thẩm phán xét
xử trực tiếp vụ việc.

Hiện nay, với thời đại công nghệ phát triển việc sử dụng hình ảnh của cá nhân với
nhiều hình thức đa dạng, chỉ bằng một vài thao tác đơn giản là có thể sử dụng hình
ảnh của người khác một cách dễ dàng, đặc biệt là trên môi trường mạng xã hội. Việc
sử dụng hình ảnh của người khác chủ yếu dưới hai dạng là nhằm mục đích thương mại
và phi thương mại. Hành vi sử dụng hình ảnh của người khác nhằm mục đích thương
mại gây ảnh hưởng đến quyền lợi về kinh tế của người bị xâm phạm, tuy nhiên, với
mục đích phi thương mại nhưng ảnh hướng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá
nhân cũng là vấn đề quan trọng và đang được quan tâm hiện nay.
Khi xảy ra sự việc xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân thì việc xác định
“trả thù lao cho người có hình ảnh” hiện nay chưa có một văn bản nào quy định cụ
thể, do đó, nếu có tranh chấp về mức thù lao mà các bên không thỏa thuận được cũng
là một khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết. Khi giải quyết
tranh chấp về vấn đề này, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào quy định chung về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết, theo quy định của BLDS 2015:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”[4]. Về
nguyên tắc, thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Tuy nhiên, việc xác định
thiệt hại trong trường hợp này rất khó khăn, đặc biệt là trên môi trường mạng xã hội,
vì nó là dịch vụ để kết nối nhiều người không phân biệt không gian, thời gian, như vậy
người này truyền cho người kia dễ dàng, làm hình ảnh bị lan truyền nhanh chóng.

Việc xử lý chủ thể đăng những hình ảnh trái phép hoặc những hình ảnh gây ảnh hưởng
đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì việc xác định họ không có lỗi hoặc lỗi vô ý để
giảm mức bồi thường là rất khó. Bên cạnh đó, có thể xảy ra tình huống người vi phạm
là người vi phạm thứ cấp, trực tiếp chia sẻ những hình ảnh đó, nghĩa là họ mặc dù
không biết hay không liên quan đến chủ thể có hình ảnh, nhưng họ lại là người gián
tiếp làm cho những thông tin đó được lan truyền rộng rãi, dẫn đến hậu quả nặng nề
hơn. Trong trường hợp này, chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm có thể khởi kiện những
người này liên đới chịu trách nhiệm không? Nếu có thì cơ chế thực hiện như thế nào
thì hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể.

Tất cả các quyền dân sự của cá nhân đều được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Khi hành vi xâm phạm xảy ra thì hai bên có thể tự thỏa thuận. Nguyên tắc hòa giải
luôn được pháp luật dân sự khuyến khích. Và chỉ khi hai bên không thống nhất ý chí
được với nhau thì tranh chấp mới xảy ra và phát sinh thủ tục tố tụng. Tòa án là cơ
quan xét xử các vụ việc này và Tòa án chỉ thực sự tiến hành xét xử khi có đơn yêu cầu
của đương sự. Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 BLDS 2015, việc sử dụng hình ảnh
mà vi phạm thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người
vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc
sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy
định của pháp luật.

Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận, nếu các bên
không thể thỏa thuận thì Tòa án sẽ xác định một mức hợp lý nhưng không vượt quá 10
lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định[5]. Tuy nhiên, việc vi phạm đến quyền về
hình ảnh của cá nhân gây ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân vô cùng lớn hoặc nguy hiểm hơn khi
hành vi sử dụng hình ảnh đó để uy hiếp tinh thần, cưỡng đoạt tài sản, truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy… Với quy định mức bồi thường không vượt quá 10 lần mức lương
cơ sở do Nhà nước quy định thì không phản ánh hết và bù đắp được những thiệt hại
mà chủ thể phải gánh chịu, vì người bị xâm phạm quyền về hình ảnh tổn thất rất lớn
về tinh thần. Do đó, mức bù đắp tổn thất tinh thần cần được xác định một cách độc lập
cho từng người, từng trường hợp cụ thể với những mức bồi thường cụ thể khác thay vì
phải giới hạn không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đối với các trường hợp đăng báo vi phạm quyền hình ảnh thì khi phát hiện hành vi vi
phạm thì số báo phát hành quá lớn, hay hình ảnh được làm ra thành rất nhiều bản phát
cho nhiều người hoặc được đăng công khai trên môi trường mạng và đã có rất nhiều
lượt xem, chia sẻ, việc thu hồi, tiêu hủy ở đây rất khó khi thực hiện. Tuy nhiên, đối
với những loại hình ảnh mang tính chất truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nếu có thu
hồi, tiêu hủy thì hình ảnh đã bị lộ, nhiều người đã xem, lưu vào đầu óc của họ, làm sao
tiêu hủy thu hồi trong đầu óc của mỗi con người. Các chủ thể có hình ảnh bị xâm
phạm thì có quyền tự mình hoặc được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, nhưng khi yêu
cầu họ không thực hiện hay các trường hợp yêu cầu bồi thường nhưng người vi phạm
không có tài sản để bồi thường, đây cũng là các vấn đề đặt ra hiện nay. Như vậy, luật
cần quy định rõ các biện pháp chế tài đối với các trường hợp cụ thể để đảm bảo thực
hiện có hiệu quả hơn các quyền của chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm, đồng thời răn
đe người vi phạm.

Bên cạnh đó, BLDS 2015 cần quy định rõ hơn về khái niệm mục đích thương mại và
phi thương mại, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng và hoạt động công cộng
khác. Với quy định trên sẽ giúp hạn chế thấp nhất những thiệt hại về quyền nhân thân
nói chung và quyền hình ảnh của cá nhân nói riêng.

Câu 2: Như câu 2 đề 1

II. Bài tập

Tóm tắt tình huống

- Đầu 2021 Ông A lập 2 stkiem vào chi nhánh X của ngân hàng Y: 1 quyền 5 tỷ
và 1 quyển 10 tỷ
- A tiến hành thủ tục cần thiết với B - nhân viên của chi nhánh X (người thường
xuyên giao dịch với A)
- 1/3/21, A đến trụ sở chi nhánh X và làm thủ tục gửi 5 tỷ cho B để lập stkiem
thứ nhất
- 1/4/21, A liên lạc qua điện thoại với B gửi nốt 10 tỷ vào stkiem thứ 2. B nói do
A là khách VIP nên được tiến hành thủ tục ngay tại nhà, ông vui vẻ đồng ý và
gặp B đưa số tiền 10 tỷ
- A phát hiện B đã bị sa thải từ 20/3/21 và đã bỏ trốn. A liên lạc với chi nhánh X
và phát hiện cả 2 stkiem đều là giả do bà B làm giả hồ sơ để chiếm đoạt 15 tỷ
đồng mà ko hề gửi vào ngân hàng
- A cho rằng ông ko có lỗi và buộc chi nhánh X phải chịu trách nhiệm

I. Các vấn đề cần phân tích:

1. Hợp đồng gửi tiền tiết kiệm:

● Hợp đồng giữa ông A và ngân hàng X không được lập ra:
○ Việc ông A giao tiền cho bà B không được thực hiện tại ngân hàng
mà tại nhà riêng của ông A.
○ Bà B không có thẩm quyền để lập sổ tiết kiệm cho ngân hàng.
○ Do đó, không có hợp đồng gửi tiền tiết kiệm nào được lập ra giữa ông
A và ngân hàng X.

2. Hành vi của bà B:
● Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
○ Bà B đã sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền 15 tỷ của
ông A.
○ Hành vi của bà B vi phạm Điều 170 Bộ luật Hình sự 2018.

3. Trách nhiệm của ngân hàng X:

● Thiếu sót trong quản lý nhân viên:


○ Để cho nhân viên đã bị sa thải tiếp tục giao dịch với khách hàng.
○ Không kiểm soát hoạt động của nhân viên.
● Thiếu sót trong quy trình nghiệp vụ:
○ Cho phép lập sổ tiết kiệm mà không có sự xác nhận của hai bên.
○ Không phát hiện ra sổ tiết kiệm giả mạo.

II. Đánh giá tính pháp lý:

● Hợp đồng giữa ông A và ngân hàng X là vô hiệu: Do không được lập ra theo
đúng quy định của pháp luật.
● Hành vi của bà B lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Bà B phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi của mình.
● Ngân hàng X có một phần trách nhiệm: Do sơ hở trong quản lý nhân viên và
quy trình nghiệp vụ.

III. Giải pháp:

● Ông A:
○ Báo cáo vụ việc đến cơ quan công an để điều tra, truy cứu trách nhiệm
hình sự của bà B.
○ Khởi kiện ngân hàng X để đòi bồi thường thiệt hại.
● Ngân hàng X:
○ Hỗ trợ ông A trong quá trình điều tra, truy tố bà B.
○ Bồi thường thiệt hại cho ông A theo đúng quy định của pháp luật
Việc trong thời gian phía khách hàng và ngân hàng đang thực hiện hợp đồng gửi giữ
tài sản, nhưng phía ngân hàng để mất tiền của khách hàng thì phía ngân hàng phải
chịu hoàn toàn trách nhiệm, phải bồi thường cho khách hàng một cách kịp thời tránh
ảnh hưởng tới uy tín. Còn việc nhân viên ngân hàng là người thực hiện hành vi
chiếm đoạt tiền gửi của khách thì ngân hàng phải là người trình báo công an vì
phía ngân hàng đang là bên quản lý tài sản, khi đó ngân hàng là bị hại trong vụ
án hình sự.

Trường hợp nếu ngân hàng thoái thác không nhận trách nhiệm, không bồi thường cho
khách hàng thì khách hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu ngân
hàng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho khách hàng

ĐỀ 3:

1. Lý thuyết

Câu 1: Phân tích các loại nguồn của PLDS và thứ tự ưu tiên áp dụng các loại nguồn đó
- Nguồn của LDS: là nơi mà các quy phạm pháp luật được tìm thấy.
Gồm có 2 loại nguồn:
● Nguồn sơ cấp (trực tiếp): Là nơi xuất xứ của quy phạm, nơi mà
các quy phạm pháp luật được tạo ra ở dạng sơ cấp.
❖ Hành vi pháp lý.
❖ Văn bản quy phạm pháp luật.
❖ Tập quán.
● Nguồn thứ cấp (diễn dịch và giải thích): là nơi mà các quy phạm
pháp luật được phát hiện từ các kết quả phân tích luật viết.
❖ Án lệ.
❖ Lẽ công bằng.
❖ Nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật.
- Thứ tự áp dụng:
● Thỏa thuận được áp dụng trước tiên, nếu các bên không có thỏa thuận
thì áp dụng các quy định của pháp luật. Pháp luật không có quy định thì
áp dụng tập quán. Các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy
định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp
luật điều chỉnh quan hệ dân sự (áp dụng tương tự pháp luật).
● Nếu không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng (khoản 2 Điều 6 BLDS
2015).

Câu 2:

Tiêu chí Đại diện theo pl (Điều 136,137 Đại diện theo ủy quyền (Điều 138
BLDS 2015) BLDS 2015

Khái niệm Đại diện theo pháp luật là đại diện do Đại diện theo ủy quyền là đại diện được
pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà thực hiện theo sự ủy quyền của người
nước có thẩm quyền quyết định bao được đại diện và người đại diện.
gồm: Đại diện theo pháp luật của cá
nhân và Đại diện theo pháp luật của
pháp nhân.

Căn cứ xác lập Theo quyết định của cơ quan nhà Quyền đại diện được xác lập theo ủy
quyền đại diện nước có thẩm quyền, theo điều lệ của quyền giữa người được đại diện và
pháp nhân hoặc theo quy định của người đại diện.
pháp luật.

Các trường hợp – Người đại diện theo pháp luật của – Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền
đại diện cá nhân bao gồm: cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập,
+ Cha, mẹ đối với con chưa thành thực hiện giao dịch dân sự.
niên; – Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp
tác, tổ chức khác không có tư cách
+ Người giám hộ đối với người được
pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá
giám hộ. Người giám hộ của người
nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân
hành vi là người đại diện theo pháp
sự liên quan đến tài sản chung của các
luật nếu được Tòa án chỉ định;
thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ
+ Người do Tòa án chỉ định trong chức khác không có tư cách pháp nhân.
trường hợp không xác định được
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa
người đại diện theo quy định nêu
đủ mười tám tuổi có thể là người đại
trên; diện theo ủy quyền, trừ trường hợp
pháp luật quy định giao dịch dân sự
+ Người do Tòa án chỉ định đối với
phải do người từ đủ mười tám tuổi trở
người bị hạn chế năng lực hành vi
lên xác lập, thực hiện.
dân sự.
– Người đại diện theo pháp luật của
pháp nhân bao gồm:
+ Người được pháp nhân chỉ định
theo điều lệ;
+ Người có thẩm quyền đại diện theo
quy định của pháp luật;
+ Người do Tòa án chỉ định trong
quá trình tố tụng tại Tòa án.

Năng lực hành Người đại diện phải có năng lực hành Người đại diện không nhất thiết phải có
vi dân sự của vi dân sự đầy đủ, phù hợp với giao năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Khoản
người đại diện dịch dân sự được xác lập, thực hiện. 3 Điều 138 BLDS 2015).

Phạm vi đại Phạm vi đại diện theo pháp luật rộng Người đại diện chỉ được xác lập các
diện hơn phạm vi đại diện theo ủy quyền. giao dịch trong phạm vi được uỷ quyền
Người đại diện theo pháp luật có (bao gồm nội dung giao dịch và thời
quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự hạn được ủy quyền).
vì lợi ích của người được đại diện
được pháp luật thừa nhận, không làm
ảnh hưởng tới lợi ích của người được
đại diện trừ trường hợp pháp luật
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có quy định khác.

Thời hạn đại Theo quyết định của cơ quan có thẩm Thời hạn đại diện được xác định theo
diện quyền, theo điều lệ của pháp nhân văn bản ủy quyền.
hoặc theo quy định của pháp luật.

Chấm dứt đại Đại diện theo pháp luật chấm dứt Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong
diện trong trường hợp sau đây: trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã
a) Theo thỏa thuận;
thành niên hoặc năng lực hành vi dân
sự đã được khôi phục; b) Thời hạn ủy quyền đã hết;

b) Người được đại diện là cá nhân c) Công việc được ủy quyền đã hoàn
chết; thành;
c) Người được đại diện là pháp nhân d) Người được đại diện hoặc người đại
chấm dứt tồn tại; diện đơn phương chấm dứt thực hiện
việc ủy quyền;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ
luật Dân sự hoặc luật khác có liên đ) Người được đại diện, người đại diện
quan. là cá nhân chết; người được đại diện,
người đại diện là pháp nhân chấm dứt
tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều
kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của
BLDS 2015;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện
không thể thực hiện được.

II. Tình huống

Sự kiện pháp lý

- A là sếp con trai B. Vì muốn có bức tranh quý của B nên nói bóng gió với con
trai B là muốn sở hữu nhưng bị B từ chối
- Nhân dịp sắp xếp lại nhân sự, A đe dọa B sẽ cho con trai ông đi biệt phái vùng
biên trong 3 năm nếu như ko bán bức tranh ấy cho A. B thương con nên buộc
bán tranh cho A với giá 150tr
- Sau đó A tặng bạn gái C bức tranh làm quà cầu hôn
- 2 năm sau, B biết A bị kỉ luật cách chức nên khởi kiện C đòi lại bức tranh

1. Câu hỏi pháp lý:

- Ông A có căn cứ chứng minh được bức tranh là của mình hay ko?
- Giữa A và B có giấy tờ mua bán bức tranh với giá 150tr không?
- Hành vi đe doạ của A có thật sự xảy ra không?
- Hợp đồng mua bán giữa A và B có sự ép buộc không?
2. Căn cứ pháp lý: Điều 132, Điều 131 “Hậu quả pháp lý của gdds vô hiệu”; Điều 133
“Bảo vệ người t3 ngay tình khi gdds vô hiệu”

Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các điều
125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm
lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

→ 2 năm sau, B khởi kiện đòi lại bức tranh → Vẫn đủ ddkien tuyên bố giao dịch giữa
A và B là vô hiệu

- C là bạn gái A
● Nếu biết bức tranh do A đe dọa mà có được thì C phải trả lại bức tranh
cho B (DD131)
● Nếu không biết nguồn gốc bức tranh từ đâu thì C là người t3 ngay tình
(Điều 133)

→ C được bảo vệ và không có nghĩa vụ phải trả lại bức tranh (nếu bức
tranh ko được đăng kí), người phải trả lại bức tranh là A

- A phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại cho B

—-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Lưu ý: Những tình huống ko có luật áp dụng cụ thể thì ta có thể áp dụng các nguyên
tắc:

● Bình đẳng
● tự do, tự nguyện;
● thiện chí, trung thực (xác lập, chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự): VD Ông A
thuê B về để trông coi mảnh đất trong lúc ông vắng mặt ở nhà 6 tháng, sau khi
hết thời hạn hợp đồng 6 tháng mà vẫn chưa thấy A về, B tiếp tục quản lý và
chăm sóc mảnh đất đó. Khi A trở về thì chỉ trả số tiền trong 6 tháng cho B với
lý do thỏa thuận ban đầu chỉ là 6 tháng. B ko đồng ý và muốn A trả số tiền
tương ứng với thời gian mà ông đã thực sự làm. → Ở đây áp dụng nguyên tắc
thiện chí khi B đã có thiện chí chăm sóc hộ A mảnh đất trong thời gian hết hợp
đồng 6 tháng thì A cx phải có thiện chí trả thêm số tiền ngoài thời hạn 6 tháng
cho B
● ko xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác: VD A bán tsan
cho B tuy nhiêm tsan đó lại ko phải của A mà là của C. A ko có quyền bán→ A
và B thỏa thuận giao dịch xâm phạm tới quyền của C → Trái với nguyên tắc cơ
bản → Có quyền đòi lại tsan
● tự chịu trách nhiệm khi có vi phạm: VD quy định về bồi thường, người đã
thành niên gây thiệt hại thì tự chịu trách nhiệm

You might also like